Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Bài giảng Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối BS. Cầm Bá Thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.95 MB, 58 trang )

BS. CẦM BÁ THỨC


NỘI DUNG
 Sơ lược giải phẫu khớp gối (articulatio genus)

 Nguyên nhân tổn thương khớp gối
 Triệu chứng học thoái hóa khớp gối
 Thăm khám khớp gối
 Vật lý trị liệu phục hồi chức năng (PHCN) thoái

hóa khớp gối.
 Tiêm khớp gối.


GIẢI PHẪU
 Là khớp phức hợp gồm ba khớp

 Khớp xương đùi và xương chày là hai khớp lồi cầu
 Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè là một

khớp ròng rọc.
 Hoạt động như một khớp bản lề (ginglymus)


GIẢI PHẪU
 Diện khớp xương đùi (Facies articulation):
- Lồi cầu (condylus) đầu dưới xương đùi: gồm hai lồi cầu

trong (medialis) và ngoài (lateralis) để khớp với hai diện
khớp đầu trên xương chầy.


- Phía trước hai lồi cầu dính liền nhau để tạo thành má của

ròng rọc hướng ra trước gọi là diện bánh chè (facies
patellaris).
- Phía sau hai lồi cầu tách xa nhau bởi hố gian lồi cầu (fossa

intercondylaris).


GIẢI PHẪU
Diện khớp đầu trên xương chày
(facies articularis superior)
 Đầu trên xương chày cũng loe rộng thành hai lồi cầu để đỡ

lấy xương đùi bằng diện lõm ở hai mặt khớp trên của nó,

diện ngoài rộng và nông hơn diện trong.
 Giữa hai diện khớp có lồi gian lồi cầu (emimentia

intercondylaris), chia khoảng giữa hai diện khớp thành
diện gian lồi cầu trước và diện gian lồi cầu sau.


GIẢI PHẪU
 Sụn chêm (maniscus): có hai sụn chêm nằm ở phần chu vi

của hai diện khớp của hai lồi cầu xương chầy, sụn chêm

ngoài hình chữ O sụn chêm trong hình chữ C, hai sụn chêm
dính vào lồi cầu xương chày bởi các đầu tận trước và sau

của chúng: các sừng trước dính vào diện gian lồi cầu sa.

Hai bờ trước và sau của sụn chêm được dính với nhau bởi
dây chằng ngang gối (Ligamentum transversum genus)
 Sụn chêm ngoài dính lỏng lẻo nên trượt nhẹ khi vận động,

sụn chêm trong dích chắn nên có thể bị bong khi vận động
mạnh và đột ngột.


GIẢI PHẪU
 Xương bánh chè (Patellaris)
- Hình bánh chè
- Mặt sau tiếp giáp với diện bánh chè của đầu dưới xương

đùi.


GIẢI PHẪU
Phương tiện nối khớp:
 Bao khớp (Capsular): là màng xơ, bao quanh khớp, không thể

tách rời các dây chằng xung quanh.
+ Phía xương đùi: bám vào đường viền uốn lượn trên diện ròng
rọc, trên hai lồi cầu và hố gian lồi cầu.

+ Phía xương chày: bám vào xung quanh hai lồi cầu xương chày
ở phía dưới hai diện khớp;
+ Phía trước: bám vào các bờ của xương bánh chè;


+ Ở giữa: dính vào sụn chêm nên chia làm hai tầng. Tầng trên
sụn chêm rộng và tầng dưới sụn chêm hẹp.


GIẢI PHẪU
 Bao hoạt dịch (synovia): Phủ mặt trong bao xơ, rất phức tạp:

+ Ở trên bám vào xung quanh diện khớp xương đùi, ở dưới bám

vào diện khớp xương chày, ở giữa bám vào sụn chêm, chia
khớp thành hai tầng;
+ Ở sau phủ trước dây chằng bắt chéo, tuy lách ở giữa nhưng dây
chằng bắt chéo nằm trong bao khớp nhưng lại nằm ngoài bao
hoạt dịch.
+ Ở trước: Bao hoạt dịch nhô lên cao tạo thành túi cùng hoạt dịch
trên xương bánh chè, giữa gân cơ tứ đầu đùi và xương đùi.


GIẢI PHẪU
Các dây chằng: khớp gối có 5 hệ thống dây chằng:
 Dây chằng bên:

+ Dây chằng bên chày (ligamentum collateral tibia): đi từ củ
trên lồi cầu trong xuống dưới ra trước bám vào mặt trong

đầu trên xương chầy.
+ Dây chằng bên mác (ligamentum collateral fibular): đi từ
cổ trên lồi cầu ngoài xương đùi chếch xuống dưới và ra
sau để bám vào chỏm xương mác.



GIẢI PHẪU
 Các dây chằng trước:

- Dây chằng bánh chè (ligamentum patellae)
- Mạc hãm bánh chè trong (retinaculum patellae mediale)
- Mạc hãm bánh chè ngoài (retinaculum patellae laterale)
- Ngoài ra còn có gân cơ tứ đầu đùi, cơ may, cơ căng mạc
đùi tăng cường.


GIẢI PHẪU
 Các dây chằng sau:
- Dây

chằng

khoeo

chéo

(ligamentum

popliteum

obliquum): là một chẽ quặt ngược của gân cơ bán mạc, đi
từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên rồi bám vào lồi cầu
ngoài xương đùi.
- Dây chằng khoeo cung (ligamentum popliteum arcuatum)


đi từ chỏm xương mác tỏa thành hai bó bám vào xương

chày và xương đùi tạo thành một vành cung có cơ khoeo
chui qua.


GIẢI PHẪU
 Các dây chằng bắt chéo trong hố gian lồi cầu (xương đùi):
- Dây chằng chéo trước (ligamentum cruciatum anterius) đi từ

mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi tới diện gian lồi cầu trước
xương chày (hãm xương chầy không trượt ra trước)
- Dây chằng chéo sau (ligamentum cruciatum posterius): đi từ

mặt ngoài lồi cầu trong xương đùi tới diện gian lồi cầu sau
xương chày (hãm xương chầy không trượt ra sau).
- Hai dây chằng bắt chéo nhau hình chữ X, dây chằng trước ở

phía ngoài, dây chằng sau ở phía trong.


GIẢI PHẪU
 Các dây chăng sụn chêm:
- Dây chằng ngang gối (ligamentum transversum genus) nối nối

hai bờ trước của hai sụn chêm với nhau;
- Dây chằng chêm đùi trước (ligamentum meniscofemorale

anterius) là một sợi của dây chằng bắt chéo trước, đi từ lồi cầu


ngoài của xương đùi đến bám vào sừng trước của sụn chêm
trong;
- Dây chằng chêm đùi sau (ligamentum meniscofemorale

posterius) là một sợi của dây chằng bắt chéo trước, đi từ lồi cầu
ngoài xương đùi đến bám vào sừng trước của sụn chêm trong.


Nguyên nhân tổn thương khớp gối
 Chấn thương: lao động, giao thông, sinh hoạt, thể thao, thiên tai,

chiến tranh, hành hung, tự tử……;
 Viêm nhiễm: viêm do nhiễm khuẩn, viêm lao;
 Do thấp: thấp khớp cấp (thấp tim)/ acute , viêm khớp dạng thấp

(rheumatoid), viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis).
 Do bệnh chuyển hóa: gout
 Thoái hóa khớp (degeneration): ở người cao tuổi, nữ > nam

 Viêm xương khớp (osteoarthritis), loãng xương (bone loss)


Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối
 Đến nay còn nhiều tranh cãi, có hai lý thuyết chính:
 Thuyết cơ học: dưới ảnh hưởng của cơ học, vi tổn thương xương

do suy yếu collagen dẫn đến việc hư hỏng các proteoglycan
 Thuyết tế bào: tế bào bị cứng lại do tăng áp lực, giải phóng các

enzym tiêu protein, ezym này hủy hoại dần các chất căn bản.

 Những thay đổi của sụn khớp và phần xương dưới sụn trong

thoái hóa khớp: sụn khớp chính là phần chính bị tổn thương. Khi
bị thoái hóa sụn sẽ chuyển sang mầu vàng nhạt, mất tính đàn

hồi, mỏng, khô và nứt nẻ, mất dần sụn làm trơ xương dưới sụn,
phần rìa xương và sụn có xương tân tạo (gai xương).


Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối
 Cơ chế của quá trình viêm trong thoái hóa khớp: song song với

thoái hóa là hiện tượng viêm diễn biến thành từng đợt, biểu hiện

đau và giảm chức năng vận động, tăng số lượng tế bào trong dịch
khớp kèm theo viêm màng hoạt dịch kín đáo về tổ chức học.
Nguyên nhân có thể do phản ứng của màng hoạt dịch với các sản

phẩm thoái hóa sụn, các mảnh sụn hoặc xương bị bong ra
 Cơ chế đau trong thoái hóa khớp gối: đau là triệu chứng buộc

bệnh nhân đến viện, do trong sụn không có thần kinh do đó đau

có thể do cơ chế như sau:
+ Viêm màng hoạt dịch phản ứng


Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối
+ Xương dưới sụn tổn thương rạn nứt nhỏ gây kích thích tạo cảm
giác đau;


+ Gai xương tại các vị trí tỳ đè gây kéo căng đầu mút thần kinh ở
màng xương;
+ Dây chằng bị co kéo do trục khớp bị tổn thương, mất ổn định và

bản thân tình trạng lão hóa của dây chằng gây dãn giây chằng, đó
là nguyên nhân mất ổn định trục khớp, dẫn đến tình trạng thoái
hóa khớp trầm trọng hơn.
+ Viêm bao khớp, bao khớp bị căng phồng do phù nề quanh khớp;
+ Các cơ bị co kéo, nguyên nhân tương tự tổn thương của dây chằng.


Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng:
 Đau tại khớp, đau âm ỉ, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi,

đau từng đợt và có thể tạm hết sau đó tái phát nhiều lần;
 Dấu hiệu phá rỉ khớp: là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài

chừng 15-30p, cứng khớp khi nghỉ ngơi và phải vận động một
lúc mới trở lại bình thường.
 Tiếng động tại khớp xuất hiện khi vận động, có tiếng lục cục

đôi khi có thể nghe được.
 Hạn chế vận động khớp


Triệu chứng thực thể (khám khớp gối)
 Nhìn: sưng, đỏ, teo cơ quanh khớp
 Sờ: nóng hay không

 Vận động khớp tìm tiếng kêu
 Đo tầm vận động: đo tầm vận động chủ động và thụ động theo

phương pháp zero; chu vi bắp cơ trên và dưới khớp.
 Dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè (patella floating)
 Dấu hiệu ngăn kéo (drawer sign)
 Dấu hiệu lachman, McMurray test, Pivot shift test.
 Dấu hiệu lỏng lẻo khớp / rung lắc (impingement).
 Hạt Herberden ở đầu xa ngón tay.


Hạt Herberden


Hạt Herberden


Dấu hiệu rút ngăn kéo, có giá trị

chẩn đoán đứt dây chằng chéo
(Ant/Post Cruciate Ligament)


Dấu hiệu rút ngăn kéo có giá trị chẩn
đoán đứt dây chằng chéo (Ant/Post
Cruciate Ligament)


Dấu hiệu Lachman có giá trị chẩn
đoán đứt dây chằng chéo trước

(Anterior Cruciate Ligament)


×