Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân Hemophilia pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.23 KB, 3 trang )

Một số biện pháp phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân
Hemophilia
Chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần ở bệnh nhân Hemophilia có thể gây ra nhiều rắc rối
cho cơ, khớp, dây chằng và gân. Những rắc rối này bao gồm đau, tụ máu, biến dạng khớp,
yếu cơ, dính khớp. Những tổn thương này cần đựợc kiểm soát khác nhau trong những hoàn
cảnh khác nhau.

Giai đoạn cấp tính:
Đây là giai đoạn đầu tiên (kéo dài khoảng 48 đến 72 giờ) sau khi bị chấn thương hoặc chảy
máu với biểu hiện sưng đau.
• Ngay lập tức chườm lạnh tại vị trí tổn thương bằng túi nước đá, băng ép vết thương
bằng băng chun, nâng cao vị trí tổn thương.
• Đối với những bệnh nhân được điều trị tại nhà cần truyền yếu tố đông máu ngay lập
tức sau chấn thương. Những bệnh nhân khác cần được đưa đến trung tâm
Hemophilia hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được truyền yếu tố đông máu.
Bổ sung sớm yếu tố đông máu không những giúp cầm máu mà còn làm giảm sưng
và đau ở nơi tổn thương.
• Không nên chườm nóng, mát – xa hoặc uống thuốc đông y vì vừa không có hiệu
quả cầm máu lại có thể gây ra các phản ứng không có lợi.
Giai đoạn bán cấp:
Giai đoạn này bắt đầu từ khi máu ngừng chảy với biểu hiện giảm sưng nề, kéo dài từ 3 đến
7 ngày sau chảy máu. Điều quan trọng là làm giảm sưng bằng thuỷ trị liệu (cả bằng nước
nóng và nước lạnh). Nên tiến hành 2 lần/ ngày, 30 phút/lần
• Đầu tiên ngâm vị trí tổn thương vào nước lạnh (10 – 150C) hoặc chườm túi đá trong
1 - 2 phút sau đó ngâm vào nước ấm (38 – 420C) trong 4 – 5 phút, luân phiên nhau.
• Trong thời gian ngâm, mát - xa nhẹ nhàng tổn thương từ ngoài vào trong trong 5
phút.
• Tiếp tục băng ép và nâng cao tổn thương sau khi ngừng thuỷ trị liệu.
Giai đoạn hồi phục:
Giai đoạn này bắt đầu khi hết sưng và cần tập phục hồi chức năng.
• Điều quan trọng nhất để phục hồi chức năng là ngâm tổn thương vào nước ấm (38 –


1
420C) hoặc túi chườm ấm 30 phút trước khi tập cử động khớp, cơ và gân. Bệnh
nhân nên tiếp tục mỗi bài tập 20 - 30 giây và nên nghỉ ngắn giữa 20 lần tập.
• Bước tiếp theo là tập khoẻ cơ. Cả tập tĩnh và động đều có hiệu quả như nhau. Bệnh
nhân nên tập co cơ 5 – 6 giây giữa mỗi bài tập giãn cơ tĩnh. Đối với bài tập giãn cơ
tĩnh, 10 – 20 lần tập là đủ.
• Chườm lạnh 5 – 10 phút sau khi kết thúc bài tập giúp cho việc dự phòng chảy máu
lại và làm giảm viêm hoặc mỏi cơ.
BÀI TẬP CHO KHỚP GỐI
Mục đích: Kiểm soát tốt cơ tứ đầu đùi (đây là cơ có tác dụng giữ khớp gối và giúp gối gập
được khi đi và chạy), gập và duỗi hết cỡ khớp gối.
Nhóm cơ được tập: cơ tứ đầu đùi, gân gối.
Nếu bạn đã đỡ đau nhưng gối vẫn còn yếu thì bạn có thể bảo vệ khớp gối bằng cách tập đi
với sự trợ giúp của dải băng quanh khớp đến khi cơ khoẻ như bình thường.
• Động tác 1: Ngồi hoặc nằm ngửa trên sàn nhà, để gối thẳng, căng cơ tứ đầu đùi đến
khi nâng được chỏm khớp gối lên – Nghỉ - sau đó nhắc lại 10 – 15 lần.
• Động tác 2: Đặt gối lên trên một vật hình trụ (ví dụ một cái chai bọc khăn), để gối
thẳng, nâng chân lên cao. Hạ thấp từ từ – Nghỉ – sau đó nhắc lại 10 – 15 lần.
• Động tác 3: Nằm trên giường hoặc sàn nhà, để gối thẳng rồi nâng chân hướng về
phía đầu. Hạ thấp từ từ – Nghỉ - sau đó nhắc lại 10 lần. Đổi chân.
• Động tác 4: Nằm sấp, gấp rồi duỗi gối - Nghỉ – nhắc lại 15 – 20 lần.
• Động tác 5: Ngồi trên mép giường hoặc bàn, gấp và duỗi gối. Nghỉ – sau đó nhắc lại
10 – 15 lần.
• Động tác 2 đến 5 có thể tăng cường bằng cách buộc một vật có trọng lượng nhỏ vào
cổ chân (ví dụ túi gạo hoặc túi cát)
• Động tác 6: Đạp xe đạp
BÀI TẬP CHO KHỚP CỔ CHÂN
Mục đích: Khớp cổ chân vững sẽ giúp bạn không bị trượt hoặc đau khi đi lại. Nếu để bắp
chân căng hết cỡ sẽ hạn chế cử động của khớp cổ chân làm cho bàn chân không thể chạm
xuống nền do đó ảnh hưởng đến việc đi lại và giữ thăng bằng.

Nhóm cơ tập: Cơ bắp chân và cơ cẳng chân
Xoay trong và xoay ngoài
• Động tác 1: Ngồi lên bàn hoặc ghế, xoay mũi bàn chân lên trên rồi xuống dưới.
• Động tác 2: Ngồi trên sàn nhà, thẳng chân, xoay cổ chân và ngón chân theo chiều
kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
• Động tác 3: Quay gót úp 2 lòng bàn chân vào nhau, sau đó xoay ra.
2
• Động tác 4: Động tác 1 và 3 có thể tăng cường bằng cách sử dụng vật cản như săm
xe đạp, dây chun. Móc dây chun vào chân bàn hoặc chân giường sau đó móc vào
chân bạn ở phía dưới, kéo căng ra.
• Động tác 5: Đi bằng gót chân và đi bằng ngón chân.
• Động tác 6: Đạp xe đạp.
• Động tác 7: Giữ thăng bằng trên một chân (ví dụ đá một quả bóng)
• Động tác 8: Lắc lư trên tấm ván
Ghi chú: Nếu cơ bắp chân bị căng cứng, bạn hãy cố gắng căng cơ bằng cách : Đứng cách
tường khoảng 30 – 45 cm, giữ bàn và gót chân trên mặt sàn, nghiêng háng và người về
phía trước, căng cơ bắp chân. Giữ trong 2 - 3 phút.
BÀI TẬP CHO KHỚP KHUỶU
Mục đích: Cử động tối đa khớp khuỷu và tăng sức mạnh của cơ quanh khớp khuỷu, cánh
tay, cẳng tay.
Nhóm cơ tập: cơ nhị đầu, cơ tam đầu, cơ quay sấp, cơ quay ngửa.
Sau khi chảy máu trong khớp, khả năng duỗi thẳng của vai thường bị ảnh hưởng, đồng thời
với giảm khả năng xoay của cánh tay cũng như nâng lên của bàn tay (ngửa/sấp). Để hỗ trợ
duỗi thẳng trở lại khớp khuỷu, bạn nên chuẩn bị một số thanh nẹp.
• Động tác 1: Cúi người và duỗi thẳng khớp khuỷu.
• Động tác 2: Cúi người, xoay cánh tay sao cho 2 lòng bàn tay hướng vào nhau và
hướng xuống.
• Động tác 3:
• Cúi người, giữ cho lưng thẳng, dang cánh tay ngang vai, bàn tay úp vào ngực.
• Thẳng cánh tay mà không cử động vai, sau đó đưa tay úp vào ngực.

• Động tác 4: Sử dụng lực nhỏ, dây chun hoặc lò xo, tập như hình vẽ
• Động tác 5: Tập tay với bóng tennis.

Viện Huyết học - Truyền máu TW
Khoa Hemophilia
HỘI RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU DI TRUYỀN VIỆT NAM
14 Trần Thái Tông kéo dài, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04-85873913: Email:
3

×