Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đề thi môn y học cổ truyền dành cho y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133 KB, 19 trang )

ĐỀ THI MÔN: Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Mục đích của việc bào chế đông dược là để: Chọn câu sai
a. Làm cho vị thuốc dễ bảo quản hơn
b. Làm ổn định tính năng các vị thuốc
c. Làm giảm bớt độc tính dược liệu
d. Làm cho vị thuốc tinh khiết hơn
2. Các dược liệu dùng điều trị các chứng chảy máu (ho ra máu, rong kinh, băng
huyết,…) khi chế biến thường phải dùng phương pháp:
a. Sao vàng hạ thổ
b. Sao đen hoặc sao tồn tính
c. Sao tẩm với mật ong
d. Dùng tươi hoặc không chế biến gì cả
3. Vị thuốc nào không là thuốc tân ôn giải biểu:
a. Quế chi
b. Nhục quê
c. Kinh giới
d. Sinh khương
4. Dương thắng là khi dương tà xâm nhập và do đặc tính dương là nhiệt (nóng) nên
có câu:
a. Dương thắng tắt nhiệt
b. Âm dương bình hành
c. Âm thắng tắt hàn
d. Âm dương hỗ căn, hỗ dụng
5. Khi sao dược liệu có chứa tinh dầu để tránh tinh dầu bay hơi mất người ta sử
dụng phụ loại phụ liệu truyền nhiệt trung gian là:


a. Cam thảo, đậu đen
b. Hoạt thạch, văn cáp
c. Cám gạo
d. Đồng tiện


6. Để tăng tính giáng hỏa và tính dẫn thuốc vào máu của dược liệu, người ta dùng
phương pháp tẩm sao dược liệu với:
a. Hoàng thổ
b. Giấm
c.Nước gạo
d. Đồng tiện
7. Vị thuốc nào có tác dụng phá huyết:
a. Đan sâm, ngưu tất
b. Đào nhân, Tô mộc
c. Khương hoàng, Tô mộc
d. Xuyên khung, khương khoàng
8. Để giảm độc tính, giảm tính kích thích dược liệu, người ta dùng phương pháp
tẩm sao dược liệu với;
a. Đồng tiện
b. Nước cam thảo
c. Mật ong
d. Nước gừng
9. Các loại khoáng vật như mẫu lệ, Thạch quyết minh, Thạch cao sẽ được nung
theo kiểu:
a. Nung kín
b. Nưng hở
c. Nung gián tiếp


d. Nung trực tiếp
10. Một loại thuốc khí không rõ rệt các tính hàn nhiệt ôn lương nhưng hòa hoãn,
gọi là tính bình thường có tác dụng:
a. Trừ hàn, lợi tiểu, bổ tỳ vị
b. Lợi tiểu, trừ thấp
c. Thanh nhiệt, trừ hàn

d. Lợi thấp, lợi tiểu, bổ tỳ vị
11. Nếu thủy quá mạnh thì sẽ khắc hỏa mạnh hơn (thừa) và chống lại (vũ) hành
nào sau đây đã khắc mình:
a. Thổ
b. Thủy
c. Hỏa
d. Mộc
12. Thuốc hành khi có tác dụng: chọn câu sai
a. Làm cho khí huyết lưu thông chậm lại
b. Khoan khoái lồng ngực
c. Giải uất, giảm đau
d. Kích thích tiêu hóa
13. Dùng nước ấm chế vào dược liệu, khuấy đều, mục đích làm giảm tính mạnh
của thuốc, dễ bào, dễ bóc vỏ, phương pháp này gọi là:
a. Hỏa phi
b. Thủy phi
c. Thủy bào
d. Ủ
14. Nhược điểm của thuốc thang, chọn câu sai:
a. Khó uống do mùi vị


b. Mất nhiều thời gian để sắc thuốc
c. Chuyên chở cồng kềnh
d. Ít người biết đến dạng thuốc này
15. Nếu thang thuốc là thuốc bổ, khi sắc ta nên:
a. Đổ nhiều nước, dùng lửa to, sắc nhanh
b. Đổ ít nước, dùng lửa nhỏ, sắc chậm
c. Đổ nhiều nước, dùng lửa nhỏ, sắc chậm
d. Đổ ít nước, dùng lửa to, sắc nhanh

16. Đối với loại mật có độ dính lớn, người ta dùng loại mật nào để làm tể:
a. Mật nguyên chất
b. Mật non
c. Mật già
d. Mật luyện
17. Nguyên nhân gây chứng can phong, chọn câu sai
a. Nhiệt cực sinh phong
b. Âm hư động phong
c. Dương hư động phong
d. Huyết hư sinh phong
18. Cao đặc là loại cao có tỉ lệ nước trong thành phần là:
a. <5%
b. 10-15%
c. 20-25%
d. gần 100%
19. Vị thuốc nào thuộc nhóm thanh nhiệt giải thử:
a. Huyền sâm


b. Mẫu đơn bì
c. Tây qua y
d. Hoàng bá
20. Khi cô cao thuốc phải tuân theo nguyên tắc sau:
a. Thời gian cô càng ngắn càng tốt
b. Lượng dịch chiết càng nhiều càng tốt
c. Nhiệt độ cô càng cao càng tốt
d. Nồng độ dược liệu khi cô càng thấp càng tốt
21. Với mục đích làm tăng tác dụng tiêu thực hay cầm máu của vị thuốc người ta
thường dùng phương pháp:
a. Vi sao

b. Hoàng sao
c. Hắc sao
d. Hán sao
22. Vị thuốc nào có tác dụng cầm máu:
a. Xuyên khung, Hồng hoa
b. Tam thất, Khương hoàng
c. Đan sâm, Hòe hoa
d. Tam thất, Hòe hoa
23. Khi điều chế siro đường theo phương pháp điều chế nguội, tỉ trọng siro cần đạt
được là:
a. 1.2
b. 1.26
c. 1.3
d. 1.32
24. Thuốc chữa ho chủ yếu theo điều trị tạng:


a. Tâm
b. Can
c. Phế
d. Thận
25. Thuốc thuộc nhóm bổ âm:
a. Ba kích, cẩu tích
b. Tang ký sinh, ké đầu ngựa
c. Kim ngân hoa, bồ công anh
d. Kỷ tử, sa sâm
26. Nhiệt độ tốt nhất để giữ cho dược liệu và thuốc phiến ít bị hư hỏng là:
a. 15-20%
b. 20-25%
c. 25-30%

d. 30-37%
27. Yếu tố không phải điều kiện để nấm mốc phát triển là:
a. Gió
b. Ẩm
c. Nhiệt
d. Thức ăn
28. Vận dụng mối quan hệ đối lập chế ước của âm dương mà áp dụng trong trị
pháp để đạt được mục đích là:
a. Lấy động chế động, lấy âm chế âm
b. Lấy động chế tịnh, lấy dương chế âm
c. Lấy tịnh chế động, lấy âm chế dương
d. Lấy tịnh chế động, lấy dương chế âm


29. Phát sốt, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, cứng gáy, chân tay nhức mỏi, nghẹt mũi, ho
hen, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù là:
a. Biểu chứng
b. Lý chứng
c. Hàn chứng
d. Nhiệt chứng
30. Phép ôn dùng cho trường hợp bệnh thuộc:
a. Biểu
b. Lý
c.Hàn
d. Nhiệt
31. Hai mặt đối lập âm dương trong một thể thống nhất không phải là quan hệ độc
lập với nhau, không quan hệ tương quan mà lúc nào chúng cũng:
a. Tương hỗ
b. Đối lập
c. Tương hỗ ức chế lẫn nhau

d. Ức chế lẫn nhau
32. Y học cổ truyền gọi quan hệ tương hỗ của âm dương hỗ căn hỗ dụng là:
a. Dương hư sinh ngoại hàn
b. Cô âm bất sinh, Độc dương bất trưởng
c. Trong âm có dương, trong dương có âm
d. Âm hư sinh nội nhiệt
33. Bệnh tăng huyết áp với chứng chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, hay cáu gắt, lưỡi
đỏ khô, mạch huyền tế sác đó là do:
a. Can dương suy dẫn đến dương kháng
b. Can âm hư nội nhiệt


c. Can huyết hư gây các chứng trên
d. Can âm suy dẫn đến dương kháng
34. Dương thắng tắt nhiệt là:
a. Khi dương tà xâm nhập vào cơ thể và do đặc tính âm là hàn
b. Khi âm tà xâm nhập vào cơ thể và do đặc tính dương là nhiệt
c. Khi dương tà xâm nhập vào cơ thể và do đặc tính dương là nhiệt
d. Khi âm tà xâm nhập vào cơ thể và do đặc tính âm là nhiệt
35. Loại thuốc khí không rõ rệt các tính hàn, nhiệt, ôn, lương nhưng hòa hoãn gọi
là tính bình thường có tác dụng:
a. Lợi tiểu, bổ tỳ
b. Lợi thấp, lợi tiểu, bổ tỳ vị
c. Bổ tỳ vị, lợi tiểu, nhuận trường
d. Bổ tỳ vị
36. Phàm sự vật có tác dụng hoặc tính chất tư nhuận, hạ hành, hàn lương, bế tàng
đều qui thuộc:
a. Thủy
b. Hỏa
c. Thổ

d. Kim
37. Phép hỏa dùng cho trường hợp bệnh:
a. Bán biểu bán lý
b. Biểu
c. Lý
d. Hàn
38. Chính trị là chữa ngược các hiện tượng bệnh còn gọi là:
a. Tàng trị


b. Nghịch trị
c. Bổ
d. Tả
39. Thăng, giáng, phù, trầm là nói về ý nào sau đây khi vào cơ thể:
a. 4 tác dụng của thuốc
b. 4 khuynh hướng của thuốc
c. 4 hiệu quả của thuốc
d. 4 phản ứng của thuốc
40. Nồng độ rượu thành phẩm sau khi pha vào khoảng:
a. 10-15%
b. 15-20%
c. 20-30%
d. 30-40%
41. Liên quan với hành Hỏa gồm tạng tâm, mạch, mừng và chọn câu sai:
a. Phủ tiểu trường
b. Lưỡi
c. Da
d. Cười
42. Liên quan với hành thủy gồm phương Bắc, hàn, và chọn câu sai:
a. Đen

b. Mặn
c. Phương tây
d. Phương đông
43. Cho ta thấy mối liên hệ giữa cơ thể con người và hoàn cảnh bên ngoài là:
a. Thuyết âm dương


b. Thuyết tạng tượng
c. Thuyết kinh lạc
d. Thuyết ngũ hành
44. Tác dụng hành khí phát tán là thuốc có vị:
a. Ngọt
b. Mặn
c. Đắng
d. Cay
45. Tán hoặc nghiền dược liệu trong trường nước để lấy bột thật mịn hoặc không
làm hao hụt dược chất phương pháp đó gọi là:
a. Tẩm sao
b. Thăng hoa
c. Thủy bào
d. Thủy phi
46. Theo học thuyết ngũ hành, màu đen liên quan đến hành:
a. Mộc
b. Thủy
c. Thổ
d. Kim
47. Vị thuốc nào là thuốc hoạt huyết:
a. Thục địa
b. Hoa hòe
c. Hà thủ ô

d. Ngưu tất
48. Trị bệnh cầu bản là:
a. Chữa bệnh phải tìm gốc bệnh


b. Phản trị
c. Biểu lý đồng trị
d. Khí huyết đồng trị
49. Tuệ tĩnh là danh y của VN sống vào thế kỉ:
a. 18
b.16
c. 15
d. 14
50. Thuốc có tác dụng thu liễm, cố sáp, chỉ tả, sát khuẩn, chống thối có vị:
a. Cay
b. Chua
c. Đắng
d. Ngọt
51. Vị thuốc khi uống có thể vào cả 1 đường kinh nên được chỉ định rộng rãi là:
a. Ý dĩ
b. Hoài sơn
c. Thục địa
d. Cam thảo
52. Muốn thuốc tăng tác dụng vào kinh thận thì trích thuốc đó với muối ăn hoặc
a. Sao đen
b. Sao vàng hạ thổ
c. Sao vàng xém cạnh
d. Sao vàng
53. Các thuốc tân ôn giả biểu được dùng để trị:
a. Cảm mạo phong nhiệt



b. Cảm mạo phong hàn
c. Chứng khí hư
d. Chứng huyết hư
54. Vị thuốc nào là thuốc tân lương giải biểu:
a. Tía tô
b. Bạch chỉ
c. Quế chi
d. Bạc hà
55. Sốt thuộc dương, thân mình lạnh thuộc âm, miệng khô mà khát thuộc dương,
miệng nhuận không khát thuộc âm, phiền động bất an thuộc dương, nằm yên co
quắt thuộc âm là:
a. Phân biệt thuộc tính hàn nhiệt của triệu chứng
b. Phân biệt thuộc tính âm dương của triệu chứng
c. Phân biệt thuộc tính biểu lý của triệu chứng
d. Âm dương thiên thắng hoặc thiên suy
56. Vị thuốc nào không thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc:
a. Liên kiều
b. Kim ngân hoa
c. Ngư tinh thảo
d. Hoàng liên
57. Vị thuốc nào thuộc nhóm thanh nhiệt tả hỏa:
a. Liên kiều
b. Thạch cao
c. Hoàng liên
d. Hoàng cầm


58. Để làm chín đều các vị thuốc khô cứng bề mặtl òi lõm (ví dụ: xuyên sơn giáp,

mã tiền tử, ...) người ta áp dụng phương pháp sao gián tiếp với truyền nhiệt trung
gian là
a. Cát
b. Cám
c. Hoạt thạch
d. Văn cáp
59. Vị nào sau đây thuộc nhóm thanh nhiệt lương huyết
a. Bạch thược
b. Xích thược
c. Ích mẫu
d. Xuyên khung
60. Các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tay chân lạnh, hay gặp liệt dương, tiêu chảy,
tiểu tiện đi nhiều:
a. Thận dương hư
b. Thận âm hư
c. Thận âm dương lưỡng hư
d. Tỳ thận dương hư
61. Vị thuốc nào thuộc nhóm hồi dương cứu nghịch:
a. Phụ tử chế
b. Thảo quả
c. Can khương
d. Quế chi
62. Nhóm thuốc chữa ho thuộc chứng nhiệt:
a. Thanh phế chỉ khái
b. Ôn khế chỉ khái


c. Ôn hóa hàn đàm
d. Thanh hóa nhiệt đàm
63. Vị thuốc nào là thuốc chữ ho:

a. Hạnh nhân
b. Phòng phong
c. Quế chi
d. Tang thầm
64. Vị thuốc nào thuộc nhóm ôn hóa hàn đờm:
a. Hạnh nhân
b. Bán hạ
c. Bối mẫu
d. Trúc lịch
65. Liều dùng của cà đội dược:
a. 2-3g/lần
b. 0,2g/lần
c. 0,6g/lần
d. 10-15g/lần
66. Để hạn chế sự hư hỏng của dược liệu và thuốc phiến khi lưu kho quá lâu, người
ta thường chủ động để thời gian lưu kho không quá:
a. 1 tháng
b. 3 tháng
c. 6 tháng
d. 9 tháng
67. Tang bạch bì, tiền hồ được xếp vào nhóm sau:
a. Thanh phế chỉ khái
b. Ôn khế chỉ khái


c. Ôn hóa hàn đàm
d. Thanh hóa nhiệt đàm
68. Vị thuốc nào không thuộc nhóm thuốc bình can tức phong:
a. Thiên ma
b. Câu đằng

c. Toàn yết
d. Long cốt
69. Thuốc dưỡng tâm an thần không có đặc điểm:
a. Thường là các loại thảo dược
b. Thường là các loại khoáng vật có tỉ trọng nặng
c. Có tác dụng gây ngủ
d. Mang lại giấc ngủ một cách sinh lý hơn
70. Âm thiên hư thường biểu hiện hư nhiệt chứng nên điều trị phải dùng phương
pháp tư âm để:
a. Bổ âm
b. Bổ âm và bổ huyết
c. Ức chế âm hư
d. Ức chế dương hư
71. Thuốc có vị nhạt còn gọi là:
a. Đạm
b. Toan
c. Cam
d. Hàm
72. Vị thuốc nào là thuốc trọng trấn an thần:
a. Toan táo nhân
b. Viễn chí


c. Chu sa
d. Vông nem
73. Thuốc trừ phong thấp là có đặc điểm:
a. Chữa các bệnh như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
b. Tác dụng tăng lên khi kết hợp với thuốc: giảm cảm, hoạt huyết, ion niệu
c. Khi chữa các bệnh lâu ngày thường dùng dưới dạng ngâm rượu
d. Tất cả đều đúng

74. Các vị thuốc trừ phong thâp gồm: chọn câu sai
a. Độc hoạt
b. Tang ký sinh
c. Thiên niên kiện
d. Tang diệp
75. Các vị thuốc thẩm thấp lợi niệu gồm: chọn câu sai
a. Sa nhân
b. Phục linh
c. Trạch tả
d. Kim tiền thảo
76. Các vị thuốc sơn tra mạch nha có tác dụng:
a. Giúp tiêu hóa
b. Cầm mồ hôi
c. Nhuận trường
d. Lợi tiểu
77. Vị thuốc nào không phải là thuốc hành khí:
a. Hương phụ
b. Hương nhu tía


c. Trần bì
d. Mộc hương
78. Thuốc phá khí giáng nghịch có đặc điểm:
a. Chữa khí trệ nặng, khí huyết lưu thông khó
b. Chữa các triệu chứng suyễn, nôn mửa, nấc cục, trướng hơi
c. Gồm các vị: chỉ xác, thanh bì, trầm hương
d. Tất cả đều đúng
79. Vị thuốc nào không phải là thuốc bổ khí:
a. Nhân sâm
b. Hoàng kỳ

c. Đỗ trọng
d. Đảng sâm
80. Phương pháp thủy phi dùng để điều chế các loại dược liệu nào sau đây:
a. Chu sa, thần sa
b. Thạch cao, mẫu lệ
c. Phèn chua, đá kẽm
d. Long não, băng phiến
81. Vị thuốc nào không thuộc nhóm ôn trung kiện tỳ:
a. Can khương
b. Sinh khương
c. Thảo quả
d. Đại hồi
82. Vị thuốc nào có tác dụng bổ huyết:
a. Đỗ trọng
b. Xuyên khung


c. Câu kỷ tử
d. Đương quy
83. Vị thuốc nào không là thuốc bổ âm:
a. Thiên môn
b. Đảng sâm
c. Kỷ tử
d. Sa sâm
84. Thuốc thuộc nhóm bổ dương:
a. Ba kích, cẩu tích
b. Tang ký sinh, ké đầu ngựa
c. Kim ngân hoa, bồ công anh
d. Thục địa, đương quy
85. Vị thuốc nào có tác dụng công hạ:

a. Trần bì, hương phụ
b. Đào nhân, Hồng hoa
c. Mè đen, mật ong
d. Đại hoàng, lô hội
86. Loại dược liệu được điều chế bằng phương pháp sao cách hoạt thạch, văn cáp:
a. Đương quy
b. Bạch truật
c. Xuyên sơn giáp
d. Bán hạ
87. Thuốc cố sáp dùng để điều trị các chứng:
a. Ra mồi hôi
b. Di tinh, hoạt tinh


c. Tiêu chảy không cầm
d. Tất cả các chứng trên
88. Âm thắng tắt hàn do:
a. Mô tả tính chất của tạng phủ
b. Hàn tà trực tiếp trúng thái âm kinh
c. Tạo nên tính độc lập của tạng phủ
d. Thể hiện trong âm có dương và ngược lại
89. Bài thuốc tứ quân gồm các vị thuốc:
a. Nhân sâm, xuyên khung, bạch truật, cam thảo
b. Nhân sâm, đương quy, xuyên khung, thục địa
c. Nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo
d. Nhân sâm, bạch linh, bạch thược, cam thảo
90. Bài thuốc bổ huyết:
a. Tứ quân tử thang
b. Tứ vật thang
c. Lục vị

d. Thận khí hoàng



×