Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tinh dầuViệt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.52 KB, 177 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1:.......................................................................................................................................6
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TINH
DẦU VIỆT NAM..................................................................................................................................6
1. 1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam.................................7
1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam.7
1.2.1 Chức năng........................................................................................................................7
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty..............................................................................8
1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của Công ty.......................................................................................8
1.3 Quy trình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh Dầu Việt Nam...........................................9
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam.......................................10
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tinh Dầu Việt Nam.........................12
1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.......................................................................................12
1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.....................................................................13
1.6 Tình hình tổ chức kinh doanh và lao động của Công ty Cổ phần Tinh Dầu Việt Nam........15
1.6.1 Tình hình tổ chức kinh doanh.......................................................................................15
1.6.2 Tình hình tổ chức lao động...........................................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................................................................................................19
CHƯƠNG 2:.....................................................................................................................................20
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU
VIỆT NAM NĂM 2016.....................................................................................................................20
2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh Dầu Việt Nam năm 2016
.....................................................................................................................................................21
2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam năm 2016.............26
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán...............................26


2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh............29

SV: Lương Thị Thắm

1

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.2.3 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng Cân đối
kế toán....................................................................................................................................34
2.2.4 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh............................................................................................................41
2.2.5 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty............................................43
2.2.6Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn.......................................52
2.3.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm.........................................................................60
2.3.2 Phân tích kết quả tiêu thụ.............................................................................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................................................70
CHƯƠNG 3......................................................................................................................................72
KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU VIỆT
NAM................................................................................................................................................72
3.1. Tính cấp thiết lựa chọn chuyên đề tài công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh..........................................................................................................................................73
3.2. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu chuyên đề.............................73
3.2.1.Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................73
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................73

3.2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................74
3.2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................74
3.3. Cơ sở lý luận về công tác hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp....................................................................................................................74
3.3.1. Khái niệm, phân loại, ý nghĩa và đặc điểm của các đối tượng hạch toán kế toán.....74
3.3.2. Các chuẩn mực kế toán và chế độ chính sách về công tác hạch toán kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh..............................................................................................83
3.3.3.Yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh..............................................................................................................................83
3.3.4. Phương pháp hạch toán...............................................................................................85
3.3.5.Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán.........................................................................96

SV: Lương Thị Thắm

2

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

3.4 Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần
Tinh Dầu Việt Nam......................................................................................................................98
3.4.1 Tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Tinh dầu Việt Nam.............................98
3.4.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công
ty cổ phần Tinh Dầu Việt Nam.............................................................................................105
3.4.3 Tình hình công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ
phần Tinh Dầu VIệt Nam......................................................................................................109

3.4.4. Đánh giá khái quát thực trạng hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh hàng hóa tại công ty CP Tinh Dầu Việt Nam.............................................................168
3.5. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán kinh doanh tại công ty Cổ Phần Tinh
Dầu Việt Nam............................................................................................................................170
3.5.1. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
tại công ty CP Tinh Dầu Việt Nam........................................................................................171
3.5.2 Các giải pháp hoàn thiện.............................................................................................172
3.5.2.1 Giải pháp về kế toán quản trị...................................................................................172
3.5.2.2 Giải pháp về marketing............................................................................................172
3.5.2.3 Giải pháp áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán và các ưu đãi......................173
3.5.2.4 Giải pháp về việc phát triển sản phẩm....................................................................173
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................................174
KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................................................................175
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................176

SV: Lương Thị Thắm

3

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

MỞ ĐẦU
Hòa với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới và khu vực, diện
mạo nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhà
nước ta không ngừng đưa ra các chính sách mới tạo ra điều kiện thuận lợi cho

quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển của
nền kinh tế cùng với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng không ngừng tăng lên đã
tạo cho các doanh nghiệp có một môi trường tự do để phát triển, tìm kiếm lợi
nhuận. Nhưng nếu các doanh nghiệp không tìm được riêng cho mình một
phương châm kinh doanh hiệu quả để có vị thế vững chắc thì sẽ không tránh
được bị loại bỏ dù đó là trên sân nhà. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp luôn
đặc biệt quan tâm tới việc đưa ra chính sách quản lý hiệu quả cho bộ máy tổ chức
cùng với việc đảm bảo hoạch định chính xác các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong chu trình kinh doanh nhưng lại là khâu
quan trọng nhất để kết thúc chu trình này có lãi hay bị lỗ. Bởi trong khâu này,
vốn sẽ được chuyển hóa hình thái từ vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn
tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán, hoàn thành một vòng quay của vốn, đồng thời
chuẩn bị cho một vòng quay mới. Do tầm quan trọng đặc biệt của khâu tiêu thụ
nên tất cả các doanh nghiệp đều cố gắng đưa ra các biện pháp hỗ trợ tổ chức tiêu
thụ hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp
nào cũng có thể sử dụng bộ máy kế toán một cách hiệu quả nhất.
Từ vai trò quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần tinh dầu Việt
Nam nói riêng, cùng với kiến thức được trang bị tại trường, sự hướng dẫn của cô
, cô Nguyễn Thị Huyền Trang và các nhân viên trong phòng kế toán Cổ phần tinh
dầu Việt Nam, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán tiêu
thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tinh dầuViệt Nam ”
Nội dung của đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận chung, thực tế và
những đánh giá, kiến nghị về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh của Công ty, nội dung được trình bày cụ thể như sau:

SV: Lương Thị Thắm

4


Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện kinh doanh chủ yếu của
Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam.
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
tinh dầu Việt Nam.
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như chưa có điều kiện tiếp xúc
với thực tế nên mặc dù rất cố gắng nhưng bản luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý của các thầy cô để đề
tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5năm2017
Tác giả

Lương Thị Thắm

SV: Lương Thị Thắm

5

Lớp: Kế toán G– K58



Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 1:
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TINH
DẦU VIỆT NAM

SV: Lương Thị Thắm

6

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

1. 1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam
 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tinh dầu
Việt Nam
Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam tinh dầu Việt Nam tự hào là đơn vị
tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất tinh dầu.
Được thành lập từ năm 2011 với khởi đầu là một xưởng chiết xuất tinh dầu thực
nghiệm, đến nay Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam đã xây dựng và phát triển
thành một chuỗi các xưởng chiết xuất tinh dầu quy mô tại những vùng nguyên
liệu trọng điểm của Việt Nam như Quế - Yên Bái, Hồi - Lạnh Sơn, Dừa - Bến
Tre, Tràm - Huế, Tây Ninh, Sả - Tuyên Quang, Thông - Nghệ An, Gừng - Bắc

Ninh,BắcGiang,MàngTang-YênBái\...
Các sản phẩm tinh dầu của công ty chúng tôi luôn được khách hàng ưa chuộng
và đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ân Độ, Châu
Âu,HoaKỳ,NhậtBản…
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu tinh dầu,
Chúng tôi tự hào đã và đang là đối tác hàng đầu cung cấp nguyên liệu tinh dầu
thiên nhiên cho các công ty dược phẩm, các công ty sản xuất mỹ phẩm, thực
phẩm, các spa, beauty salon, hotel & resort \...tại Việt Nam.

Tên doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: VIET NAM ESENTIAL OIL JOINT STOCK
COMPANY

Địa chỉ trụ sở : Phòng 1002, tòa nhà Viglacera, Số 1, Đại lộ Thăng
Long ,Phường Mễ Trì ,Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội , Việt Nam .
Điện thoại: 04.62948948
Mã số thuế: 0105213319
Fax: website : tinhdauvietnam.vn
Email :

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0105213319 – cấp ngày:
24/3/2011
1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần
tinh dầu Việt Nam
1.2.1 Chức năng
Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam là một đơn vị kinh doanh độc lập, có
đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại Ngân hàng và được sử dụng con
dấu riêng.


SV: Lương Thị Thắm

7

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam được thành lập để huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh nhằm mục tiêu thụ
lợi nhuận tối đa hợp pháp; tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động tăng
cổ tức cho các cổ đông đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty
ngày càng lớn mạnh.
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Được thành lập từ năm 2011 với khởi đầu là một xưởng chiết xuất tinh
dầu thực nghiệm, đến nay công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam đã xây dựng và
phát triển thành một chuỗi các xưởng chiết xuất tinh dầu quy mô tại những vùng
nguyên liệu trọng điểm của Việt Nam và thành công với mô hình kết hợp cùng bà
con nông dân xây dựng các vùng nguyên liệu chiết xuất tinh dầu phục vụ xuất
khẩu như tinh dầu Quế - Yên Bái, tinh dầu Hồi - Lạnh Sơn, tinh dầu Sả Java Tuyên Quang, tinh dầu Tràm Gió - Huế, dầu Dừa - Bến Tre, tinh dầu Thông Nghệ An, dầu Trẩu - Thanh Hóa, Nhựa Cánh Kiến - Lào Cai, tinh dầu Gừng, Bạc
Hà - Bắc Ninh, dầu Gấc - Hải Hương, Thái Bình....
Đến với Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam khách hàng có thể được
cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau. Mỗi dịch vụ lại có quy trình khác nhau
nhưng dịch vụ chính và cũng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty là dịch vụ
chăm sóc sắc đẹp .
1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của Công ty
a. Quyền của Công ty

- Tự chủ trong kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình
thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh tùy theo hoạt động kinh doanh của
Công ty phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; được khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của Công ty để kinh doanh;
thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tải sản của Công ty.
- Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài
nguyên theo quy định về đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty.
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng
với các khách hàng trong và ngoài nước.
- Chủ động đổi mới công nghệ, trang thiết bị và áp dụng khoa học công nghệ
hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty.

SV: Lương Thị Thắm

8

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Phát hành, chuyển nhượng, mua lại hoặc bán các cổ phiếu, trái phiếu theo
quy định của pháp luật.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của nhà nước.

- Thực hiện khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ của Công ty
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng
nhận đăng
- ký kinh doanh; chịu trách nhiệm trước các cổ đông và kết quả kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm vật chất hữu hạn đối với khách hàng trong phạm vi vốn
điều lệ của Công ty.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính
xác và đùng thời hạn theo quy định của pháp luật của kế toán – thống kê.
- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về chất lượng
sản phẩm, dịch vụ do Công ty thực hiện.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.3 Quy trình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh Dầu Việt Nam
Quy trình kinh doanh dịch vụ sản xuất tinh dầu
- Mua nguyên liệu trong nước từ những người nông dân theo hợp đồng giá
cả đã ký .
- Nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài theo hợp đồng đã ký: Công ty tìm
nguồn nguyên liệu từ các đối tác nước ngoài, sau khi đã thỏa thuận về chất
lượng, giá cả, quy trình vận chuyển thì hai bên cùng kí kết hợp đồng. Công ty
dựa vào thị trường tiêu thụ hiện tại trong nước cũng như khách hàng tiềm năng
để đưa ra số lượng nguyên liệu cần nhập. Làm các thủ tục hải quan và các thủ tục
khác: Công ty làm các thủ tục hải quan và những thủ tục khác liên quan để đưa
nguyên liệu về nước.
- Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa theo hợp đồng đã ký: sau khi nhận hàng, dựa
vào hợp đồng đã ký kết, Công ty kiểm tra số lượng, chất lượng…..hàng hóa nhập về.
- Vận chuyển hàng khóa đến kho, bãi: Công ty thuê phương tiện vận tải đến

cảng để vận chuyển hàng hóa về kho bãi
- Hàng hóa sau khi được đưa về kho phân loại, đóng gói, kiểm tra và tiêu
thụ ra thị trường

SV: Lương Thị Thắm

9

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Nhập khẩu

Mua nguyên liệu trong nước

Thủ tục hải quan và thủ
tục khác

Nhận hàng và kiểm tra

Pha chế và tiêu

Phân loại ,kiểm tra ,đóng gói
và tiêu thụ

Hình 1.1 Chu trình kinh doanh

1.4

sở vậtlưu
chất kỹ thuật của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam
Vận
chuyển
Phân
Tổng
giá
trị
tài
sản
cố
định
của
Công
ty
Cổ
phần
tinh
dầu
Việt
Nam
tính đến
kho, lưu bãi
loại,đón
0h ngày 31/12/2016 chi tiết như sau:
g gói ,
Bảng 1.1 Bảng kê TSCĐ theo nhóm của Công ty Cổ phần tinh dầu
Việt

kiểm
tra Nam
vàĐVT:
tiêu đồng
thụ

STT

Tên tài sản
Tài sản cố định hữu

I
1
2
3
II

hình
Phương tiện vận tải
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Tài sản cố định vô hình

Nguyên giá

Số hao mòn
lũy kế

Giá trị còn lại


1.596.039.712

106.164.971

1.489.874.741

138.503.205
392.158.296
1.065.378.211
149.487.349

2.593.592
64.375.920
39.195.459
90.472.395

135.909.613
327.782.376
1.026.182.752
59.014.954

Tài sản của Công ty chia thành: tài sản vô hình và tài sản hữu hình.
Tài sản hữu hình: Là tài sản chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công
ty. Ngoài các loại máy móc dùng trong văn phòng, do Công ty hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh nên tài sản hữu hình chủ yếu là các loại máy móc để đóng
gói . Chính vì vậy mà máy móc thiết bị chiếm chủ yếu trong tổng tài sản cố định
hữu hình cả về nguyên giá lẫn hao mòn lũy kế.
Tài sản cố định vô hình: So với tài sản cố định hữu hình thì tài sản cố định
vô hình chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản của Công ty. Tài sản cố
định vô hình ở đây là quyền độc quyền, nhãn hiệu thương mại….


SV: Lương Thị Thắm

10

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ chăm sócsức khỏe- sắc đẹp
hàng đầu trong cả nước, Công ty đang tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị để
đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
Bảng 1.2
BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ
STT

Tên máy móc và phương tiện

Đơn vị

Số lượng

I

Văn phòng Công ty

1


Máy tính

Bộ

28

2

Máy photo

Chiếc

3

3

Máy in

Chiếc

5

4

Máy scan

Chiếc

5


II

Tại Nơi Sản Xuất

1

Máy dập date

Cái

2

2

Máy vặn nút

Cái

2

3

Máy rót tinh dầu

Cái

2

4


Máy đóng gói bao bì P110TVDSY

Cái

2

5

Máy sản xuất bao bì

Cái

2

SV: Lương Thị Thắm

11

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tinh Dầu Việt Nam
1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam tổ chức bộ máy quản lý như
sau

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban Giám đốc

Phòng
Kinh doanh

Showroom
Vũng Tàu

Phòng kế toán tài
Vụ

PhòngPhòng
kiểm kế
trahoạch
xuấtnhập
chất lượng khẩu

Showroom

Showroom

Hình 1.2 Sơ đồ Hà
tổ chức
Nội bộ máy quản lý của Tp.HCM

Công ty Cổ phần Tinh
Dầu Việt Nam

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam . Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm
vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và quyết định tổ
chức lại, giả thể Công ty và quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ
Công ty.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất
của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm có
một Chủ tịch Hội đồng quản trị và 03 thành viên với nhiệm kỳ là năm năm.
Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn

SV: Lương Thị Thắm

12

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít
nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhanh
danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của

Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản
lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật,
Điều lệ Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt
Nam bao gồm ba thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của ban
kiểm soát là năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số
nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập Báo cáo tài chính
nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc
lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Ban giám đốc: Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 người: 01
giám đốc và 02 phó giám đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các bấn đề liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Giám
đốc giúp việc Giám đốc trong lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công
việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Luật pháp và Điều lệ Công ty.
1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Phòng kinh doanh
Đàm phán ký kết thực hiện các hợp đồng mua – bán sản phẩm, tìm kiếm
khách hàng xâm nhập thị trường trong nước. Giới thiệu sản phẩm mới của Công
ty trong thời gian tới.
- Chức năng của phòng kinh doanh:
+ Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện
+ Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân
phối.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ
nhất cho khách hàng.
- Nhiệm vụ
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ, lập kế hoạch phân giao,
điều phối và bổ sung nhiệm vụ cho Công ty.

SV: Lương Thị Thắm

13

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Xây dựng các bản giao khoán đối với các Chi nhánh.
 Phòng kế toán tài vụ
Tổ chức quản lý về mặt giá trị của toàn bộ tài sản, theo dõi phản ánh một số
nghiệp vụ kinh tế phát sinh về vật tư, tiền vốn của Công ty, lập kế hoạch thu chi
ngân quỹ tài chính và lập báo cáo tài chính theo quy định, đồng thời phải thường
xuyên liên hệ với ngân hàng. Thanh toán lương cho cán bộ nhân viên.
Nhiệm vụ, chức năng của phòng tài vụ:
- Nhiệm vụ:
+ Thu thập, phán ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được
cấp, được hình thành từ các nguồn khác và tình hình sử dụng các khoản kinh phí,
các khoản thu tại đơn vị.
+ Lập dự toán, nguồn tài trợ, nguồn khác trong phạm vi được cấp thẩm
quyền giao hàng năm. Thực hiện đối chiếu, kiểm tra tình hình thực hiện dự toán

thu, chi; tình hình chấp hành các định mức, tiêu chuẩn thu chi, tình hình quản lý
và sử dụng các loại tài sản, vật tư của đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ của
Công ty và quy định hiện hành của pháp luật.
+ Tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu
trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.
+ Phổ biến và hướng dẫn các đơn vị trong Công ty và cán bộ, viên chức
thực hiện đúng các quy định về tài chính, kế toán.
+ Lập và đề xuất phân bổ dự toán chi tiết cho hoạt động của các đơn vị trình
Ban giám đốc phê duyệt.
+ Tổng hợp, phân tích số liệu tài chính, kế toán và đề xuất các giải pháp
thực hiện cho ban giám đốc trong công việc điều hành, chỉ đạo, quản lý, sử dụng
các nguồn kinh phí đúng nội dung, tiến độ, quy định.
+ Thực hiện quản lý về mặt giá trị các tài sản của Công ty.
+ thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
- Chức năng
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về lập kế hoạch, quản lý, phân phối,
giám sát sử dụng tài chính, nguyên liệu, thanh quyết toán theo đúng chế độ và
quy định về quản lý tài chính của Nhà nước; đồng thời giúp Ban giám đốc thực
hiện chức năng quản lý công tác tài chính của Công ty.
Phòng kiểm tra chất lượng
- Nhiệm vụ
+ Kiểm tra và chịu trách nhiệm về các loại tinh dầu hương liệu,hóa chất
nhập vào và xuất ra ở công ty.

SV: Lương Thị Thắm

14

Lớp: Kế toán G– K58



Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Kiểm tra và cấp chứng chỉ chất lượng các loại tinh dầu hương liệu cho
các đơn vị kinh doanh khác khi có yêu cầu.
 Phòng kế hoạch xuất – nhập khẩu
Nhân viên quản lý nhập khẩu
- Nhiệm vụ
+ Lập và triển khai các kế hoạch xuất - nhập khẩu hàng nhằm đáp ứng yêu
cầu của thị trường.
+ Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng đúng thời hạn yêu
cầu.
+ Lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của luật hải quan.
+ Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và
nâng cao chất lượng công việc của bộ phận.
1.6 Tình hình tổ chức kinh doanh và lao động của Công ty Cổ phần Tinh
Dầu Việt Nam
1.6.1 Tình hình tổ chức kinh doanh
Hiện nay công ty đang cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn
rộng lớn
Công ty đang đầu tư mở rộng mạng lưới Chi nhánh đại diện rộng khắp cả
nước để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Đối với mỗi Chi nhánh Công ty đã thực hiện giao vốn, thị trường, giúp đỡ
nghiệp vụ chuyên môn từ khâu đầu đến khâu cuối, tự chịu trách nhiệm trước
Công ty về hiệu quả sản xuất kinh doanh và được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi
trong phạm vi hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình.
Dịch vụ kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu. Công ty cần phải duy
trì được những hợp đồng lớn, củng cố uy tín, tìm kiếm các hợp đồng khác ở các

thị trường khác.
1.6.2 Tình hình tổ chức lao động
Trong năm 2016 Công ty đang dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tính đến ngày
31/12/2016 tổng số cán bộ công nhân viên là 84 người. Trong đó:
- Lao động chính thức: 21 người
- Lao động thuê ngoài: 30 người

Bảng 1.3 Tình hình sử dụng lao động

SV: Lương Thị Thắm

15

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

STT
I
1
2
II
1
2
III
1


Phân loại lao động
Theo sản xuất
Trực tiếp
Gián tiếp
Theo giới tình
Nam
Nữ
Theo trình độ văn hóa
Trên đại học

ĐVT

2
3
IV
1
2
3

Đại học
Cao đẳng
Theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi
Từ 30 đến 45
Trên 45 tuổi
Tổng cộng

Số lượng

Tỷ trọng


Người
Người

30
21

58
42

Người
Người

21
30

41,18
58,82

Người

11

21,56

Người
Người

34
8


66,66
11,78

Người
Người
Người
Người

22
16
13
51

43,14
31,37
25,49
100

Theo sản xuất: Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy lao động của Công ty chủ
yếu là lao động trực tiếp với 30 người, chiếm 58% tổng số lao động của Công ty.
Những lao động này là những lao động thuê ngoài mà Công ty thuê để phục vụ
cho quá trình tiêu thụ tại các showroom. 21 nhân viên còn lại là nhân viên tại các
phòng ban, chiếm 42% tổng số lao động của Công ty
Để đảm bảo cho số lượng lao động , đứng giới thiệu ,tư vấn cho khách
hàng , đứng tại máy thanh toán, tại 3 showroom của Công ty thì số lượng 30
người là không nhiều, đảm bảo đủ lượng nhân viên phục vụ các nhu cầu của
khách hàng.
Theo giới tính: Lao động của Công ty chủ yếu là nữ với số lượng là
30 người, chiếm 58,82% tổng số lao động của Công ty. Số lao động nam là 21

người, chiếm 41,18%.
Số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam chủ yếu do số lao động trực
tiếp. Tại các showroom, Công ty chủ yếu thuê nhân viên nữ để ,giới thiệu, tư vấn
, cho khách hàng. Lao động nam được tuyển chọn ít hơn do công việc cũng
không mấy nặng nhọc, khó khăn mà chủ yếu là cần sự nhanh nhẹn, khéo léo.

SV: Lương Thị Thắm

16

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Theo trình độ văn hóa: Chủ yếu lao động của Công ty đều ở trình
độ đại học với 34 người, chiếm 66,66%. Trình độ cao đẳng chỉ có 8 người, chiếm
11,58%.
Lao động theo trình độ này chủ yếu cũng là do số lượng lao động thuê
ngoài của Công ty. Đối tượng lao động thuê ngoài mà Công ty hướng đến là
những sinh viên đại học năng động, nhiệt tình và tươi trẻ. Lao động này dồi dào,
dễ thích ứng với những cái mới mẻ và chi phí thuê không cao.
Theo độ tuổi: Chính vì đội ngũ lao động chủ yếu là sinh viên đại
học nên số lao động ở độ tuổi dưới 30 tuổi là 22 người, chiếm 43,14% tổng số
lao động của Công ty. Ở độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi là 16 người chiếm 31,37%. Độ
tuổi trên 45 tuổi chỉ có 13 người và chiếm 25,49%.
Lao động của Công ty chủ yếu là lao động trẻ, số lao động từ 30 tuổi trở
lên chỉ chiếm một lượng nhỏ.

Thu nhập của người lao động bình quân năm 2016 đạt 4.058.230
đồng/người/tháng. So với mặt bằng chung thì đây là mức thu nhập khá, giúp
người lao động đảm bảo được cuộc sống ổn định.
Lao động gián tiếp làm tại các phòng ban của Công ty: Công ty tổ
chức làm việc theo quy định của Nhà nước 8h/ngày, 5 ngày/tuần, nghỉ trưa 1h.
Khi có yêu cầu nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty phải
đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước và đãi ngộ
thỏa đáng cho người lao động.
o
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc khang trang,
thoải mái. Đối với lao động trực tiếp Công ty trang bị trang phục
phù hợp.
Mỗi năm Công ty tổ chức đi tham quan du lịch 2 lần tạo điều kiện cho
nhân viên nghỉ ngơi, khuyến khích lao động làm việc tốt.
o
Chế độ bảo hiểm:
+ Bảo hiểm xã hội – Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm thất nghiệp
+ Bảo hiểm sức khỏe (đối với cấp quản lý)
o
Chế độ phúc lợi khác:
+ Ngoài các chế độ theo quy định của Pháp luật, Công ty còn có các chế
độ phúc lợi sau:
Chính sách phúc lợi: ốm đau, thai sản, cưới hỏi, tang chế cụ thể từng
trường hợp
Được khám sức khoẻ định kỳ 02 lần/ năm, khám sức khoẻ phát hiện sớm
bệnh nghề nghiệp

SV: Lương Thị Thắm

17


Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Hỗ trợ giảm giá cho nhân viên khi mua các sản phẩm của Công ty
+ Các chương trình chăm lo cho con CB-NV (trao học bổng cho học sinh
nghèo hiếu học, chăm lo cho con nữ nhân viên, khen thưởng con nhân viên có
thành tích học tập tốt…)
Lao động trực tiếp làm tại các chi nhánh: Công ty tổ chức làm việc
theo quy định của Nhà nước 7 ngày/tuần, ngày 1 ca. Thời gian của các ca cụ thể:
+ Ca sáng: từ 7h đến 14h
+ Ca chiều: từ 14h đến 22h
Mỗi nhân viên được phân công làm 1 ca trong 1 ngày. Nhân viên ca chiều
có thời gian làm việc nhiều hơn ca sáng 1h nên sẽ được hưởng những đãi ngộ của
Công ty như: tiền lương làm 1h đó sẽ nhân hệ số 1,2. Nhân viên của các
showroom chủ yếu chỉ làm trong thời gian ngắn, những nhân viên làm lâu dài sẽ
được tăng lương như theo hợp đồng đã ký kết trước đó.
Công ty thường xuyên quan tâm, tặng quà bằng vật chất và tinh thần cho
nhân viên và thân nhân của nhân viên vào những ngày kỷ niệm trong năm như:
ngày Quốc tế phụ nữ, ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày Tết Trung thu,…)
 Chế độ chung cho nhân viên Công ty:
+ Bên cạnh chính sách tiền lương và phụ cấp, Công ty còn áp dụng chính sách
thưởng nhằm động viên, khuyến khích nhân viên nỗ lực cống hiến và phấn đấu
hết mình trên mọi vị trí công tác. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích suất sắc
sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời theo những quy định thống
nhất, công bằng và công khai, kết hợp khen thưởng tinh thần và khen thưởng vật

chất (Tiền mặt, tham quan du lịch ....).
+ Chế độ thưởng đột xuất cho tập thể và cá nhân có thành tích suất sắc
(Được nêu gương tốt, các sáng kiến).
+ Chế độ thưởng cho các hoạt động thi đua theo chủ đề do công ty phát động.
+ Thưởng trong các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm của đất nước.

SV: Lương Thị Thắm

18

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thành lập từ năm 2011 Công ty Cổ phần Tinh Dầu Việt Nam đã đứng vững
trong nền kinh tế thị trường, góp phần vào việc phát triển kinh tế, tạo công ăn
việc làm cho người lao động. Để đạt được những thành tích như vậy, Công ty đã
có những điều kiện thuận lợi như sau:
- Đội ngũ lao động trẻ, nhiệt huyết trong công việc, tiếp thu nhanh, nhạy
bén với thị trường.
- Áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến trong quá trình kinh doanh,
giúp thực hiện công tác kinh doanh nhanh chóng, gọn nhẹ.
- Mở rộng thêm các chi nhánh tạo thuận lợi cho việc kinh doanh, mở rộng
thị trường.
- Là một trong những Công ty đi đầu trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
sắc đẹp, mang tính chất độc quyền nên không có nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Miền Bắc có mùa đông nên việc tiêu thụ sản phẩm dầu xông, đốt sẽ nhiều hơn.
Để tận dụng được những thuận lợi trên đòi hỏi bản thân Công ty phải năng
động, nhạy bén, tự điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu ngày càng khắt khe
của thị trường trong nước.
Bên cạnh những thuận lợi Công ty cũng gặp phải một số khó khăn như sau:
- Đội ngũ nhân viên gián tiếp chưa có nhiều kinh nghiệm, cần trau dồi thêm
nhiều kiến thức thực tiễn cũng như chuyên môn.
- Việt Nam chủ yếu có thời tiết nắng nóng khiến cho việc bảo quản tinh dầu
bị ảnh hưởng ,làm cho chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng theo.
- Cũng chính vì là công ty tiên phong trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe-sắc
đẹp nên lượng khách hàng vẫn còn hạn chế, chưa biết đến mặt hàng cũng như
dịch vụ của công ty.
- Công tác marketing của Công ty chưa được tốt, cần phải có các giải pháp
để khách hàng biết đến chất lượng sản phẩm của Công ty nhiều hơn.
Hiện nay Công ty đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân
khách quan: chưa gây dựng được lòng tin tuyệt đối của khách hàng; lượng khách
biết đến và tin tưởng chất lượng sản phẩm vẫn còn hạn chế; thời tiết cũng ảnh
hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như bảo quản nguyên liệu của Công
ty.Nguyên nhân chủ quan: Công ty mới thành lập với một ngành nghề kinh doanh
mới nên đội ngũ nhân viên văn phòng còn bỡ ngỡ chưa có nhiều kinh nghiệm
nên Công ty cần có chính sách, chiến lược phù hợp để giúp Công ty có chỗ đứng
trên thị trường.

SV: Lương Thị Thắm

19

Lớp: Kế toán G– K58



Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU VIỆT
NAM NĂM 2016

SV: Lương Thị Thắm

20

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh Dầu
Việt Nam năm 2016
- Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt
động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và
quy luật kinh tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
- Phân tích hoạt động kinh doanh ngoài mục đích là giúp cho các doanh
nghiệp đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh trong hiện tại, chỉ ra ưu
nhược điểm và định hướng ra đường lối phát triển nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế
cao, phân tích hoạt động kinh doanh còn nằm trong mối quan hệ với các nội dung
khác của công tác quản lý cụ thể:

• Công tác kế hoạch hóa: phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để điều
chỉnh phương án kinh doanh, là cơ sở cho việc đánh giá tổng kết việc thực hiện
kế hoạch.
• Công tác hạch toán kinh tế: Phân tích hoạt động kinh doanh giúp đánh giá
một cách đúng đắn hiệu quả của hoạt động kinh doanh từ đó chỉ ra những tiềm
năng có thể tận dụng để nâng cao hiệu quả.
Trong điều kiện cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp
kinh doanh phải có lãi. Để đạt được điều đó doanh nghiệp phải xác định được
phương hướng và mục đích đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về
các nguồn lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải nắm được các nhân tố ảnh
hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh.
Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh doanh, nên có thể nói phân tích
hoạt động kinh doanh là không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Sau gần 5 năm thành lập, Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ. Trong năm
2016 Công ty đã mở rộng quy mô, thị trường trên hầu hết các chỉ tiêu quan trọng
của Công ty năm 2016 đêu đạt và vượt so với năm 2015. Bảng 2.1 tập hợp số liệu
đại diện nhất về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh Dầu Việt Nam
thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2016, qua đó có thể rút ra những kết
luận tổng quát, có căn cứ khoa học về tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty trong năm vừa qua.

SV: Lương Thị Thắm

21

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty Cổ phần Tinh Dầu
Bảng 2.1. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KĨ THUẬT CHỦ YẾU NĂM 2016 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU VIỆT NAM
So sánh TH 2016 với
Năm 2016
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 2015

Năm 2015
KH

TH

KH 2016
Tương
đối
(%)

Tuyệt đối (±)

Tuyệt đối (±)

Tương đối
(%)


1

Tổng doanh thu

Đồng

3.012.298.044

3.355.141.028

3.574.259.094

561.961.050

18,66

219.118.066 6,53

a

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ

Đồng

3.011.494.776

3.354.373.659


3.573.832.612

562.347.836

18,67

219.458.953 6,54

b

Doanh thu hoạt động
tài chính

Đồng

803.268

924.385

426.482

-376.786

-0.01

c

Thu nhập khác

Đồng


-

-

-

-

-

2

Giá vốn hàng bán

Đồng

2.271.585.728

2.412.158.004

2.532.487.805

260.902.077

11,49

120.329.801 4,99

3


Tổng số lao động

Người

46

48

51

5

10,87

3 6,25

4

Tổng quỹ lương

Đồng

177.905.000

188.251.536

206.969.730

29.064.730


16,33

18.718.194 9,94

5

Tiền lương bq

4.058.230

190.7
30

4,93

136.323 3,48

6

Năng suất lao động
bq

Đ/Ng/Năm

70.083.51
1

4.598.771


51,49

184.740 0,26

7

Lợi nhuận trước thuế

Đồng

-170.089.593

473.236.941

6,98

Đ/Ng/Tháng

3.867.50
0
65.484.740

3.921.907
69.898.771

-643.326.534

SV: Lương Thị Thắm

-422.141.289


22

Lớp: Kế toán G– K58

-497.903 -0,01
-

252.051.696 65,36


Luận văn tốt nghiệp

8

Nộp NSNN

9

Lợi nhuận sau thuế

Đồng
Đồng

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.060.399
-643.326.534

3.236.789

1.127.711.934

SV: Lương Thị Thắm

23

5.352.676

3.292.277

159,78

-170.089.593

473.236.941

73,56

Lớp: Kế toán G– K58

2.115.887 65,36
115,08
1.297.801.527


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Trong năm 2016 có nhiều cơ hội mở ra cho Công ty, khách hàng đã biết

đến Công ty và sản phẩm của Công ty nhiều hơn. Công ty đã có những kế hoạch
phát triển phù hợp làm cho tổng doanh thu của năm 2016, tăng 561.961.050
đồng, tương ứng tăng 18,66% so với năm 2015. Trong năm qua Công ty đã dần
tiến sâu vào thị trường Việt Nam hơn bằng cách mở thêm chi nhánh ở thành phố
Vũng Tàu . Điều này cũng làm cho doanh thu của Công ty tăng lên. Bằng cách
xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình
thực tế của doanh nghiệp như: đẩy mạnh nghiên cứu thị trường tìm hiểu nhu cầu
của khách hàng, xây dựng và triển khai các kế hoạch marketing…..cho phép
doanh nghiệp định hình được hướng đi, giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa
các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Điều này đã làm tăng hiệu quả hoạt kinh
doanh của Công ty góp phần làm tăng doanh thu.
- Giá vốn hàng bán tăng 260.902.077 đồng, tương ứng tăng 11,49% so với
năm 2015. Việc gia tăng doanh thu biểu hiện ở số lượng hàng hóa sản phẩm được
tiêu thụ trên thị trường trong nước. Việc này dẫn đến giá vốn hàng bán tăng theo
do phải mua và nhập khẩu nguyên liệu, ngoài ra giá vốn hàng bán tăng cũng do
sự gia tăng trong hoạt động sản xuất kéo theo sự gia tăng trong chi phí nhân
công, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong
hoạt động tiêu thụ.
Bảng 2.2 Bảng cơ cấu tỷ trọng theo tổng doanh thu
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2016

1


Tổng doanh thu

%

100

100

2

Giá vốn hàng bán

%

75,41

70,85

Ta có thể thấy rằng giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng khá ổn định và
trên 70% so với tổng doanh thu. Năm 2016 tỷ trọng này giảm xuống so với năm
2015 điều này thể hiện hiệu quả quản lý tốt trong nỗ lực giảm chi phí của Công
ty.
Trong những năm tới công ty cần quản lý chặt chẽ hơn về nguyên liệu bằng
cách lắp đặt thêm hệ thống camera giá sát, xử lý những nhân viên trộm nguyên
liệu hoặc không tiết kiệm nguyên liệu. Bên cạnh đó, Công ty cũng phát động
phong trào tiết kiệm nguồn năng lượng tại văn phòng: “Tắt khi không sử dụng”.
- Trong năm 2016 Công ty đã đầu tư mở rộng thêm chi nhánh, xâm nhập
sâu hơn vào thị trường trong nước tại các thành phố lớn như Vũng Tàu. Việc tìm


SV: Lương Thị Thắm

24

Lớp: Kế toán G– K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

địa điểm và mở 2 chi nhánh ở Vũng Tàu đã làm cho tổng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp tăng 429.910.407 đồng, tương ứng tăng 3,53% so với năm 2014.
- Tổng số công nhân viên của Công ty năm 2016 là 51 người. Trong năm
2016 số công nhân viên tăng lên 5 người nhưng chỉ tăng với lao động thuê ngoài.
21 nhân viên này là số lao động thuê ngoài được Công ty thuê cho 2 chi nhánh ở
Hải Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh cũng như phục vụ khách hàng.
- Tổng quỹ lương năm 2016 là 331.800.000 đồng , tăng 107.065.644 đồng,
tương ứng với tăng 47,64% so với năm 2015. Tổng số nhân viên tăng đồng nghĩa
với tổng quỹ lương cũng tăng theo. Ngoài ra, nguyên nhân tổng quỹ lương tăng
là do Công ty tăng quỹ tiền thưởng, quỹ trợ cấp cho nhân viên nhằm khuyến
khích, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Điều này làm cho đời sống của
lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhờ vậy mà tiền lương bình
quân 1 người/tháng tăng từ 3.867.500lên 4.058.230 tăng 4,93% so với năm 2015.
- Như ta thấy Công ty trong năm 2016 và 2015 kinh doanh đều không đem
lại lợi nhuận hay nói cách khác là thua lỗ. Nhưng năm 2016 số lỗ đã giảm đi
473.236.941 đồng, tương ứng giảm 73,56% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ
Công ty đã kiểm soát tốt hơn quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Việc xâm
nhập sâu vào thị trường, mở rộng thêm Chi nhánh đã có những dấu hiện tích cực.
Nguyên nhân chính của việc kinh doanh lỗ kéo dài này là do ngành nghề kinh

doanh còn mới mẻ với thị trường trong nước vì vậy mà thị trường của Công ty
cũng bị hạn hẹp.
Muốn thu hút được khách hàng thì Công ty cần đầu tư thêm về mảng
marketing, giá hàng hóa cũng phải được điều chỉnh ít nhiều cho phù hợp với thời
cuộc. Đây cũng là một bài toán khiến các nhà lãnh đạo của Công ty đang phải
đau đầu để làm sao đạt được mức lợi nhuận tối đa có thể.
- Các khoản phải nộp NSNN năm 2016 của Công ty là 5.352.676 đồng,
tăng 3.292.277 đồng tương ứng tăng 159,79% so với năm 2015.
Như vậy, qua bảng số liệu phân tích các chỉ tiêu chủ yếu cho thấy tình hình
hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tinh dầu Việt Nam năm 2016 tương
đối ổn định, quy mô kinh doanh đã mở rộng, các chỉ tiêu cơ bản đều vượt mức kế
hoạch đề ra. Bên cạnh đó, do phải chịu áp lực từ những bất ổn kinh tế thị trường
thế giới cộng với sự non trẻ của Công ty đã tác động không nhỏ đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhưng Công ty vẫn đạt được những thành quả
đáng khích lệ, tuy vẫn làm ăn chưa có lãi nhưng lượng tiền thua lỗ đã giảm khá
nhiều so với năm 2015.

SV: Lương Thị Thắm

25

Lớp: Kế toán G– K58


×