Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến nông sản thủy sản tại kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG VĂN CUỘI

“PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP
DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN - THỦY SẢN TẠI
KIÊN GIANG”

LUẬN VĂN THẠT SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG VĂN CUỘI

“PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP
DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN - THỦY SẢN TẠI
KIÊN GIANG”

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 6034010

LUẬN VĂN THẠT SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KHÁNH NAM

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Trương Văn Cuội, là sinh viên lớp Cao học kinh tế, mở tại tỉnh Kiên
Giang. Niên khóa năm học 2015-2017, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tôi xin cam
đoan đề tài luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ khoa
học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến nông sản thủy sản tại Kiên Giang.” là kết quả của Tôi nghiên cứu thực tế trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang vào năm 7/2016 – 5/2017.
Các số liệu liên quan được phân tích trong luận văn do chính tác giả điều tra sơ cấp
và cập nhật số liệu thứ cấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được xử lý một cách trung
thực. Kết quả nghiên cứu này được trình bày trong luận văn là thành quả của quá
trình nghiên cứu của bản thân Tôi, dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn là thầy
TS. Phạm Khánh Nam và các doanh nghiệp tỉnh KG. Những kết luận khoa học
trong luận văn này sẽ được trình bày bảo vệ trước hội đồng thi của trường ĐHKT
TP. Hồ Chí Minh và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn đề tài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến
nông sản - thủy sản tại Kiên Giang.”
Kết quả đề tài cho thấy có từ 6 biến (CT; TD_GCP; TD_NCCL; CS_DMCN;
CS_DTAO; CS_TT) có ý nghĩa tác động đến việc áp dụng KHCN của các doanh

nghiệp được nghiên cứu. Sự phù hợp của mô hình rất cao trên 91%.
Hệ số R2 (Pseudo) = 0,6071 có ý nghĩa là các biến được đưa vào mô hình này có
thể giải thích được 60,7% mức độ quyết định đầu tư áp dụng khoa học công nghệ
của DN, còn 39,3% do các yếu tố tác động khác không được nghiên cứu trong mô
hình này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn này, tìm ra các yếu tố có tác động ảnh hưởng lớn
đến việc áp dụng KHCN của các doanh nghiệp. Từ đó góp phần hàm ý chính sách
đạt mục tiêu cải tiến, đổi mới công nghệ, thiết bị… cũng như áp dụng KHCN cho
các doanh nghiệp, góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong ngành công nghiệp
của tỉnh trong thời gian tới.
Từ khóa: Áp dụng khoa học công nghệ; đổi mới công nghệ; Kiên Giang; nâng cao
trình độ; sản xuất công nghiệp.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: .................................................................... 5
1.2.1 Mục tiêu: .................................................................................................. 5
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................. 5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 6
1.4. Cấu trúc luận văn nghiên cứu......................................................................... 6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................ 8

2.1. Lược khảo lý thuyết. ................................................................................ 8
2.1.1. Lý luận về khoa học................................................................................. 8
2.1.2. Lý luận về công nghệ............................................................................... 8
2.1.3. Công nghệ và áp dụng đổi mới công nghệ ............................................. 9
2.1.4. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ .............................................. 9
2.1.5. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp .................................................... 10
2.1.6. Vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển công nghiệp .......... 10
2.1.7. Tầm quan trọng của áp dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp
công nghiệp ..................................................................................................... 11
2.1.8. Khái niệm đầu tư ................................................................................... 12
2.2. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan. ....................................... 13


2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng khoa học công nghệ
của doanh nghiệp chế biến nông sản - thủy sản ............................................. 16
2.3.1. Yếu tố con người ................................................................................... 16
2.3.2. Giáo dục và đào tạo .............................................................................. 17
2.3.3. Đội ngũ khoa học và nguồn lao động có tay nghề cao ......................... 18
2.3.4. Nguồn vốn cho sự phát triển khoa học và công nghệ ........................... 18
2.3.5. Cạnh tranh ............................................................................................ 19
2.3.6. Chuyển giao công nghệ ......................................................................... 19
2.3.7. Thể chế về chính sách. .......................................................................... 21
2.3.8. Thông tin. .............................................................................................. 21
2.3.9. Tín dụng. ............................................................................................... 21
2.3.10. Quy mô doanh nghiệp. ........................................................................ 22
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............... 23
3.1 Khung phân tích. ........................................................................................... 23
3.2. Phương pháp và mô hình phân tích.............................................................. 24
3.2.1. Cách tiếp cận......................................................................................... 24
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 24

3.2.3. Chọn mẫu: ............................................................................................. 24
3.3. Mô hình phân tích bằng phương pháp định lượng. ...................................... 25
3.3.1. Phương pháp định lượng hồi quy đa biến ............................................ 26
3.3.2. Chọn và diễn giải các biến độc lập. ...................................................... 28
3.4. Mô tả dữ Liệu: .............................................................................................. 30
3.4.1. Dữ liệu sơ cấp: ...................................................................................... 30
3.4.2. Sử dụng dữ liệu thứ cấp: ....................................................................... 30
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 31
4.1. Thực trạng ................................................................................................ 31
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................... 31


4.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Kiên Giang ............................................... 31
4.1.1.2. Kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang .................................................... 32
4.1.2. Tổng quan hiện trạng phát triển công nghiệp kiên giang .................. 36
4.1.2.1. Cơ sở sản xuất công nghiệp ........................................................... 37
4.1.2.2. Quy mô cơ sở sản xuất công nghiệp .............................................. 38
4.1.3. Lực lượng lao động công nghiệp ........................................................ 41
4.1.4. Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp ..................................... 42
4.1.5. Vốn đầu tư và giá trị tài sản cố định của ngành công nghiệp ......... 43
4.1.6. Tổng quan về thực trạng khoa học công nghệ ngành công nghiệp
tỉnh Kiên Giang ............................................................................................. 45
4.1.7. Trình độ công nghệ, nhân lực, ngành chế biến nông sản, thủy sản
tại Kiên Giang. ............................................................................................... 47
4.1.7.1. Về máy móc thiết bị ........................................................................ 47
4.1.7.2. Về nguồn nhân lực ......................................................................... 53
4.1.7.3. Về thông tin .................................................................................... 56
4.1.7.4. Về quản lý ....................................................................................... 58
4.2. Thống kê mô tả theo số liệu điều tra của đề tài. .......................................... 60
4.2.1. Thực trạng các doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ qua

số liệu điều tra của đề tài. ............................................................................. 60
4.2.2. Nguồn lực của các doanh nghiệp. ...................................................... 62
4.2.2.1. Nguồn nhân lực. ............................................................................. 62
4.2.2.2. Nguồn tài chính. ............................................................................. 62
4.2.3. Tác động của chính sách của địa phương. ........................................ 63
4.2.4. Hoạt động nghiên cứu ......................................................................... 64
4.2.5. Kết quả trước và sau ứng dụng khoa học công nghệ. ..................... 65
4.2.5.1. Giảm chi phí sản xuất. ................................................................... 65


4.2.5.2. Ảnh hưởng tín dụng. ....................................................................... 66
4.2.5.4. Ảnh hưởng ô nhiểm môi trường. .................................................... 66
4.2.5.5. Hổ trợ của chính quyền địa phương. ............................................. 67
4.2.6. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp. .................................................. 68
4.27. Nhu cầu đổi mới, áp dụng KHCN của các doanh nghiệp. ............... 68
4.3. Kết quả phân tích (Chạy mô hình Probit) .................................................... 69
4.3.1. Nhóm theo thuộc tính của doanh nghiệp (Y1). ..................................... 69
4.3.2. Nhóm nhận định của doanh nghiệp (Y2). ............................................. 70
4.4. Thảo luận kết quả. ........................................................................................ 71
4.4.1. Kết quả thảo luận ở nhóm 1 (thuộc tính của doanh nghiệp). ......... 71
4.4.2. Kết quả thảo luận ở nhóm 2 (nhận định của doanh nghiệp). ......... 71
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................. 74
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 74
5.2. Kiến nghị. ..................................................................................................... 75
5.2.2. Đưa ra định hướng hàm ý chính sách ................................................... 76
5.2.2.1. Đổi mới, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao trong công
nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và sản xuất các sản phẩm hàng hóa
xuất khẩu ..................................................................................................... 76
5.2.2.2.Ứng dụng các mô hình quản lý sản xuất tiết kiệm năng lượng, hạ
giá thành, thân thiện với môi trường .......................................................... 76

5.2.2.3. Rà soát, đề xuất bổ sung một số chính sách khoa học, công nghệ
ngành công nghiệp chế biến........................................................................ 77
5.3. Hạn chế của nghiên cứu. .............................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BRC British Retail Consortium (Tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh)
Computer Aided Manufacturing (Sản xuất thông qua sự trợ giúp của máy
CAM
tính)
CN Công nghiệp
CN-XD (khu vực kinh tế) công nghiệp-xây dựng
CNC Computer Numerical Control (Điều khiển bằng máy tính)
EU European Union (Liên hiệp Châu Âu)
GMP Good Manufacturing Pratice (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt)
Hazard Analysis and Critical Control Point (Hệ thống phân tích mối nguy
HACCP
và kiểm soát tới hạn)
HALAL Tiêu chuẩn xuất khẩu vào các nước hồi giáo
IFS International Food Standard (Hệ thống các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế)
IQF Individual Quick Frozen (Cấp đông nhanh từng cá thể)
ISO International Standards Organization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá)
KHCN Khoa học và công nghệ
Modified Atmosphere Packaging (Bảo quản bằng bao gói khí quyển biến
MAP
đổi )
NLTS (khu vực kinh tế nông nghiệp) nông lâm thủy hải sản
R&D Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)

Sanitation Standard Operating Procedure (Quy trình làm vệ sinh và thủ
SSOP
tục kiểm soát vệ sinh)
SXKD Sản xuất kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Stt

Tên bảng

1

Bảng 4.1

2

Bảng 4.2

3

Bảng 4.3

4

Bảng 4.4

5


Bảng 4.5

6

Bảng 4.6

7

Bảng 4.7

8

Bảng 4.8

9

Bảng 4.9

10

Bảng 4.10

11

Bảng 4.11

12

Bảng 4.12


13

Bảng 4.13

14

Bảng 4.14

45

Bảng 4.15

46

Bảng 4.16

17

Bảng 4.17

18

Bảng 4.18

19
20
21

Bảng 4.19

Bảng 4.20
Bảng 4.21

NỘI DUNG
Diễn biến tăng trưởng kinh tế Kiên Giang giai đoạn 20012015
Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kiên Giang giai đoạn
2001-2015
Diễn biến số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn
2006-2014
Số doanh nghiệp công nghiệp phân theo quy mô lao động
tại 31/12/2014
Số doanh nghiệp công nghiệp phân theo quy mô vốn tại
31/12/2014
Bảng 4.6. Diễn biến giá trị TSCĐ trên đầu người của các
doanh nghiệp
Diễn biến lao động công nghiệp Kiên Giang trong giai
đoạn 2005-2014
Diễn biến vốn đầu tư của ngành công nghiệp giai đoạn
2006-2015
Diễn biến giá trị TSCĐ của ngành công nghiệp giai đoạn
2007-2014
Nguồn gốc công nghệ sử dụng trong ngành chế biến nông
sản, thủy sản
Lao động và năng suất lao động ngành chế biến nông, thủy
sản
Phương thức đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến
nông sản, thủy sản
Những vấn đề trở ngại trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
khoa học và công nghệ
Chia theo loại hình và quy mô doanh nghiệp.

Áp dụng thiết bị máy móc tiên tiến, ISO và các tiêu chuẩn
khác vào sản xuất.
Nguồn nhân lực lao động.
Doanh thu và lợi nhuận trước và sau áp dụng khoa học
công nghệ.
Tác động chính sách của địa phương về đổi mới công nghệ,
đào tạo, thị trường.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Tác dụng của chính sách đến việc giảm chi phí sản xuất
Tác dụng của chính sách ảnh hưởng đến tín dụng

Trang
34
35
37
39
39
41
42
44
45
49
55
57
58
61
61
62
63
63

64
65
66


22
23
24
25
26
27
28
29

Bảng 4.22
Bảng 4.23
Bảng 4.24
Bảng 4.25
Bảng 4.26
Bảng 4.27
Bảng 4.28
Bảng 4.29

Tác dụng của chính sách đến nâng cao chất lượng
Tác dụng của chính sách ảnh hưởng đến môi trường
Tác dụng của chính sách ảnh hưởng đến môi trường
Tác dụng việc hổ trợ của chính quyền địa phương
Tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhu cầu đổi mới, áp dụng KHCN của các doanh nghiệp
Kết quả tác động biên của mô hình Y1

Kết quả tác động biên của mô hình Y2

66
67
67
67
68
68
70
70

DANH MỤC HÌNH
Stt

Tên bảng

1

Hình 4.1

2
3

Hình 4.2
Hình 4.3

4

Hình 4.4


5

Hình 4.5

NỘI DUNG
Công nghệ sử dụng tại các doanh nghiệp chế biến nông
sản, thủy sản
Sử dụng công nghệ phân theo lĩnh vực chế biến
Đánh giá mức độ sử dụng công nghệ
Đánh giá khả năng tiếp cận kiến thức công nghệ của các
doanh nghiệp
Nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chế
biến nông sản, thủy sản

Trang
47
48
49
57
58


1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN - THỦY SẢN TẠI KIÊN GIANG.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Đặt vấn đề
Khoa học công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt cơ hội phát
triển và rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh
tế khu vực và kinh tế thế giới, làm biến đổi các nền sản xuất. Điều này tạo nên sự
thay đổi lớn trong kinh doanh cũng như trong quản lý của mỗi doanh nghiệp. Sự
phát triển của khoa học công nghệ cũng làm cho quá trình cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp và quốc gia trở nên khốc liệt.
Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản
xuất, chính vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết
sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất ngành công
nghiệp muốn tồn tại và phát triển được, cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch
đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ. Đổi mới công nghệ sẽ nâng cao chất lượng
sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản
lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu … Nhờ
vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kiên Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là
tiềm năng về khoáng sản, nguồn nguyên liệu và lao động. Sản lượng lúa của tỉnh
hằng năm đạt trên 4,6 triệu tấn; sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đạt
khoảng 677.000 tấn; trữ lượng các loại khoáng sản khá lớn, chất lượng tốt gồm: đá
vôi xi măng khoảng 533 triệu tấn, đất sét gạch ngói khoảng 120 triệu tấn, đá xây


2

dựng và ốp lát khoảng 1.214 triệu tấn... đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngành
công nghiệp.
Trong thời gian qua, công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành
công nghiệp và trở thành ngành kinh tế chủ chốt, tạo động lực thúc đẩy các ngành
kinh tế khác phát triển. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo đạt 33.265 tỷ đồng (giá so sánh 2010), chiếm tỷ trọng 95,12% trong giá trị sản
xuất toàn ngành. Chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và chế biến
vật liệu xây dựng với các sản phẩm công nghiệp chủ lực như: xi măng, gạo, thủy
sản đông lạnh, nước mắm... có giá trị kinh tế cao, uy tín trên thị trường trong nước
và xuất khẩu. Góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh từ 465 triệu USD năm
2010 tăng lên 608 triệu USD vào năm 2013 và ước đạt 400,81 USD vào 2015, duy
trì tăng trưởng phát triển ngành công nghiệp ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới
khủng hoảng trong những năm gần đây, bình quân trên 10%/năm.
Ngành công nghiệp của tỉnh đạt được những bước phát triển khá trong những năm
qua một phần là do tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên, nguồn nguyên
liệu so với các tỉnh khác trong khu vực. Mặt khác là do trình độ, kinh nghiệm quản
lý công nghiệp của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Các tiến bộ khoa
học công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều trong các khâu chế biến và bảo quản
đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng cơ bản nhu cầu của
thị trường trong nước và xuất khẩu.
Toàn tỉnh có khoảng 11.686 cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động. Thời gian
qua, các doanh nghiệp đã có những bước phát triển trong việc nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng
và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, một số cơ sở có quy mô sản xuất
lớn đã tập trung đầu tư hệ thống dây chuyền, máy móc, thiết bị và quy trình sản xuất
đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó: (Nguồn từ Sở Công Thương Kiên
Giang).


3

Lĩnh vực sản xuất xi măng: các doanh nghiệp áp dụng sản xuất xi măng, linker theo
công nghệ lò quay sử dụng phương pháp kỹ thuật khô và áp dụng quản lý chất
lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Lĩnh vực chế biến thủy sản, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công

nghệ, lắp đặt máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại như công nghệ cấp đông nhanh
IQF, máy phân cỡ tôm, tủ đông tiếp xúc, kho trữ đông đạt yêu cầu về vệ sinh an
toàn thực phẩm (ATTP), đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), HACCP và đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu thủy sản vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga...
Lĩnh vực chế biến khô: đã tăng cường đổi mới phương pháp sản xuất, từ phơi sấy
dưới ánh nắng mặt trời nay đã chuyển sang phương pháp sấy khô bằng lò ga, sấy
điện nhằm nâng cao chất lượng khô các loại và tiêu thụ được thị trường trong và
ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu.
Lĩnh vực sản xuất nước mắm: đã đầu tư trang bị thêm hệ thống xử lý và lọc nước
mắm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, hệ thống chiết chai chân không và xử lý
nhiệt khép kín.
Lĩnh vực chế biến gạo: đã đầu tư các dây chuyền xay xát và lau bóng gạo của các
thương hiệu nổi tiếng hiện nay của Việt Nam, như: SinCo - Bùi Văn Ngọ, Lamico,
Mai Xuân,..., với công nghệ tiên tiến hiện đại so với khu vực, nâng cao chất lượng
hàng hoá, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp, đã trang bị thêm
máy tách màu, kho chứa, băng tải, vít tải lúa gạo từ ghe lên nhà máy và ngược
lại,...từ đó, đã góp phần nâng cao năng suất sản xuất và giảm chi phí đầu vào.
Lĩnh vực cơ khí: Các doanh nghiệp cơ khí hiện nay cũng đã đầu thêm hệ thống máy
CNC, hệ thống đúc chân vịt bằng điện, điện tử đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng
sản phẩm cho các phương tiện đánh bắt trong và ngoài tỉnh; ngành nghề truyền
thống đã đầu tư thêm các máy móc thay cho hoạt động thủ công như: máy vót nan;
máy dệt chiếu, máy gia công gỗ theo lập trình..., góp phần nâng cao thu nhập cho
người lao động.


4

Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn đa số các cơ sở công nghiệp - TTCN nhất là
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể chưa quan tâm nhiều
đến vấn đề cải tiến, nâng cấp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Các cơ

sở này thường có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ công nghệ lạc hậu, chấp
vá. Việc sử dụng thủ công, bán thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn trong quy trình sản
xuất nên điều kiện sản xuất không đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, chưa tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao cũng như đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì mặt bằng trình độ công nghệ của
tỉnh vẫn còn thấp, việc ứng dụng các công nghệ mới trong ngành công nghiệp cũng
như đổi mới thiết bị, công nghệ tại các doanh nghiệp trong tỉnh chưa nhiều. Nguyên
nhân là do khó khăn về nguồn vốn nên doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư; tỉnh
hiện chưa có cơ chế hỗ trợ và chương trình cụ thể về ứng khoa học, công nghệ trong
ngành công nghiệp, các chính sách hỗ trợ của Trung ương về khoa học - công nghệ
còn khó tiếp cận nên chưa thu hút được các doanh nghiệp nhiệt tình tham gia ứng
dụng, đổi mới công nghệ sản xuất.
Từ những kết quả đã đạt được cho thấy, ngành công nghiệp chế biến là một trong
những ngành mũi nhọn và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình phát triển của ngành còn nhiều hạn chế nhất là
hạn chế về ứng dụng khoa học - công nghệ. Do đó, mục tiêu trước mắt cũng như về
lâu dài là cần phải tập trung đẩy mạnh phát triển và nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho lĩnh vực này.
Trong thời gian tới tỉnh Kiên Giang tiếp tục đổi mới công nghệ, ứng dụng công
nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp. Trong
đó, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo sản phẩm mới, vật liệu mới
thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao; đồng thời nâng cao năng lực cạnh
tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ để nâng
cao mặt bằng công nghệ trong tỉnh.


5

Từ thực tế nêu trên đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp chế biến nông sản - thủy sản tại Kiên Giang. Trên

cơ sở đó đề xuất các giải pháp, biện pháp, kế hoạch cụ thể để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao
trình độ công nghệ cho các ngành công nghiệp chế biến, làm tăng khả năng cạnh
tranh trong nước và khu vực.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu:
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến nông sản - thủy sản tại
Kiên Giang. Trong đó:
-(1)Phân tích thực trạng kinh doanh và áp dụng khoa học công nghệ trong các doanh
nghiệp chế biến nông sản - thủy trên địa bàn tỉnh.
-

(2)

Phân tích tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng khoa học công

nghệ của các doanh nghiệp chế biến nông sản - thủy sản.
-(3)Đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng và hiệu quả áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng khoa học công nghệ
trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến nông sản - thủy sản?
- Cần có chính sách hỗ trợ nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến nông sản
- thủy sản phát triển?


6

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng là những công ty, doanh nghiệp chế biến nông sản – thủy sản; các ban
ngành; huyện; thị xã; TP thuộc tỉnh trên phạm vi địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thời gian
nghiên cứu được tính từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017

1.4. Cấu trúc luận văn nghiên cứu.
Cấu trúc luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu. Giới thiệu chung về vấn đề cần
nghiên cứu có liên quan, nêu sự cần thiết phải nghiên cứu; đưa ra được mục tiêu,
đối tượng cần nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết. Tổng hợp lý thuyết về áp dụng khoa học
công nghệ của các doanh nghiệp như: Các khái niệm; đặc điểm của việc áp dụng
khoa học công nghệ; Vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển công
nghiệp; Tầm quan trọng của áp dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp công
nghiệp; Khái niệm đầu tư; Đặc trưng của sản xuất công nghiệp . . .
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng khoa học công nghệ của doanh
nghiệp chế biến nông sản - thủy sản, đồng thời lược khảo các nghiên cứu thực
nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Thông qua các
nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài và thực trạng của địa phương, bằng
các phương pháp đã học, tác giả sử dụng mô hình Probit để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chế biến nông sản - thủy sản tại Kiên Giang.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Qua thực trạng tại địa phương và kết quả phân
tích bằng phương pháp thống kê mô tả các dữ liệu thu thập được bằng phần mềm
Stata và Excle. Sau cùng là chạy kết quả mô hình Probit, kết quả nghiên cứu chỉ ra
các yếu tố: Tuổi doanh nghiệp; Nguồn vốn của doanh nghiệp; Giảm chi phí sản


7


xuất; Quy mô doanh nghiệp; Chính sách đổi mới công nghệ; Chính sách đào tạo;
Chính sách thị trường; Nâng cao chất lượng; Cạnh tranh; Trình độ lao động; Tác
dụng của tín dụng; Tác dụng giảm ô nhiễm môi trường; Khoản cách có ảnh hưởng
như thế nào đến việc áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Từ thực tế và kết quả nêu trên tác giả

đưa ra yêu cầu cấp thiết cần xây dựng một chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm của tỉnh để rà soát, đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học
công nghệ trong một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp, biện pháp, kế hoạch cụ thể để có chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp trong đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao
trình độ công nghệ cho các ngành công nghiệp, làm tăng khả năng cạnh tranh
của sản phẩm so với các sản phẩm trong nước và khu vực.


8

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lược khảo lý thuyết.
2.1.1. Lý luận về khoa học
Theo Luật khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2013: Khoa học là hệ thống tri
thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và
triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học
và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa
học và công nghệ.
Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa
học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người
và xã hội.

Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn
thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.
2.1.2. Lý luận về công nghệ
Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, công nghệ là
kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông
tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc
tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
Theo luật Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2013, Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Như vậy công nghệ có thể hiểu là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ
thuật được áp dụng vào sản xuất và đời sống. Ngày nay công nghệ thường được coi
là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần cứng đó là trang thiết bị. Phần


9

mềm bao gồm (thành phần con người thành phần thông tin, thành phần tổ chức) bất
kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo bốn thành phần trên mỗi thành phần
đảm nhiệm những chức năng nhất định.
2.1.3. Công nghệ và áp dụng đổi mới công nghệ
Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá người ta quan tâm đến công nghệ
là các phương pháp giải pháp kỹ thuật trong các dây truyền sản xuất. Từ khi xuất
hiện các quan hệ thương mại thì công nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Có thể
hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng
để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó. Công nghệ gồm 4
thành phần cơ bản.
- Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó gọi là phẩn cứng của công nghệ.
- Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết.

- Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý.
- Con người.
Quan điểm chung của công nghệ là các phương pháp khoa học và các vật liệu được
sử dụng để đạt được mục tiêu thương mại hoặc công nghiệp. Do đó, công nghệ
thông thường kết hợp các kết quả khoa học với các kỹ thuật để làm cho khoa học
thực hành. Tuy nhiên, công nghệ có thể được hiểu là bao gồm bí quyết và thực tiễn
kinh doanh độc đáo. Quy trình đặc trưng cho thương mại hóa công nghệ thường
được tranh cãi để nắm bắt các hành động và các thành phần như thu thập ý tưởng,
tăng thêm kiến thức bổ sung và chuyển đổi chúng thành lợi ích kinh tế.
2.1.4. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học, công nghệ là sản phẩm của tư duy và của lao động được định hướng bởi
tư duy đó. Ngày nay khi nói đến công nghệ người ta hiểu ngay trong nó có khoa
học. Trong công nghệ trí tuệ, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Ngược lại, những tri thức khoa học hiện đại không thể có được nếu thiếu sự trợ
giúp của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong thời kỳ đại công nghiệp


10

lần thứ tư của thế giới.
Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công nghệ
mới vào sản xuất, đời sống. Nếu khoa học cơ bản vạch ra những nội dung chủ yếu
của công nghệ, thì khoa học ứng dụng có vai trò cụ thể hoá lý luận của khoa học cơ
bản vào phát triển công nghệ, đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp. Ngược lại,
công nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những nguyên lý khoa học. Công nghệ
còn tạo ra phương tiện làm cho khoa học có bước tiến dài. Khoa học càng gần với
hoạt động sản xuất và đời sống thì ứng dụng, triển khai công nghệ càng mang tính
trực tiếp nhiều hơn. Những thành tựu của khoa học công nghệ trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống chứ
không riêng gì trong sản xuất. Vai trò quan trọng của khoa học công nghệ ngày

càng được khẳng định.
2.1.5. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp
Đặc trưng về công nghệ sản xuất, trong công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động
trực tiếp bằng phương pháp cơ lý hoá của con người, làm thay đổi các đối tượng lao
động thành những sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con người. Trong công
nghiệp hiện nay, phương pháp sinh học cũng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là
công nghiệp thực phẩm.
Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kì sản xuất
được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm
có công dụng cụ thể hoàn toàn khác, nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công
nghiệp có ý nghĩa thực tiễn rất thiết thực trong việc khai thác và sử dụng nguyên
liệu.
Vậy sản xuất công nghiệp là hoạt động sản xuất duy nhất tạo ra những sản phẩm
thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong các ngành kinh tế.
2.1.6. Vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển công nghiệp
Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển công nghiệp, tiến bộ KHCN, đổi mới


11

công nghệ là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành. Thúc đẩy sự
hình thành và phát triển các ngành mới, cơ cấu ngành sẽ đa dạng và phong phú,
phức tạp hơn; các ngành có hàm lượng KHCN cao sẽ phát triển nhanh hơn so với
các ngành truyền thống hao tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng...
Đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao
động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu... Nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh,
mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh nhờ vào lợi thế chi phí, khác biệt hóa sản phẩm và quản lý tốt đầu vào, đầu
ra.

Giải quyết được các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống và làm
việc, giảm lao động nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng
cao tỷ trọng lao động chất xám, lao động có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao
động giản đơn.
Tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành,
làm tăng tỷ trọng của chúng trong cơ cấu công nghiệp, mà còn tạo ra những nhu cầu
mới.
2.1.7. Tầm quan trọng của áp dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp công
nghiệp
Doanh nghiệp công nghiệp tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị
máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành phẩm mà khoa học công
nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị và trang bị lại các máy móc, trang
thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến. Vì vậy ứng dụng khoa học công nghệ
phù hợp có thể giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố
đầu vào, hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, có khả
năng tạo ra các sản phẩm khác biệt hóa cho doanh nghệp... Từ đó doanh nghiệp đạt
được lợi thế giá và sản phẩm, đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Khoa học công
nghệ là một yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


12

2.1.8. Khái niệm đầu tư
Theo cách hiểu thông thường trong kinh tế học, đầu tư được định nghĩa như là việc
sử dụng, theo bất cứ cách nào, các nguồn lực với mục đích làm tăng sản lượng hay
thu nhập trong tương lai. Từ điển Phân tích Kinh tế của Bernard Guerrien (2007
[2002]: 47) định nghĩa khái niệm đầu tư như sau: “Tác vụ - của một doanh nghiệp
hay một nước - nhằm gia tăng quỹ tư liệu sản xuất (máy móc, trang thiết bị các loại,
hạ tầng cơ sở, sản phẩm các loại, kể cả việc thu thập kiến thức và đào tạo con
người), để sản xuất trong tương lai.”

Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với đầu tư của các doanh nghiệp. Nếu không có đủ
vốn thì các doanh nghiệp sẽ phải bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, kể cả các cơ hội có khả
năng sinh lợi cao. Chính vì vậy, đầu tư của các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào vốn
tự có (hay lợi nhuận tích lũy). Doanh nghiệp nào càng chịu ảnh hưởng của sự hạn
chế tín dụng thì sẽ càng bị phụ thuộc vào vốn tự có.
Khi thị trường tín dụng không hoàn hảo, các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc sử
dụng nguồn vốn nào để đầu tư. Lý thuyết thứ tự ưu tiên giải thích rằng các doanh
nghiệp sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên đối với các loại nguồn vốn đầu tư. Lý thuyết này
cho rằng các doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn tự có để đầu tư vì nguồn vốn này ít tốn
kém hơn so với các nguồn vốn vay từ bên ngoài.
2.1.9. Ứng dụng công nghệ.
Ứng dụng công nghệ (technology adoption) là một khái niệm đã được Roger (1962)
định nghĩa “Quá trình ứng dụng công nghệ là quá trình ý thức của một cá nhân trải
qua từ lần đầu tiên nghe nói về đổi mới công nghệ đến việc chấp nhận sau cùng”
(Roger, 1962, trích bởi Feder et al., 1985).
Các yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ: Yếu tô kinh tế: các đổi mới thường
xuất hiện để phản ứng lại với tính khan hiếm kinh tế hoặc các cơ hội kinh tế. Ví dụ,
thiếu lao động sẽ dẫn đến các công nghệ tiết kiệm lao động. Các quy định nghiêm
ngặt về bảo vệ môi trường dẫn đến các công nghệ thân thiện với môi trường.


13

Yếu tố giá cả: sự thay đổi giá tương đối giữa các nguồn lực cũng dẫn đến đổi mới
công nghệ. Khi lao động khan hiếm và đắt đỏ, các công nghệ cơ giới hóa xuất hiện,
đồng thời với giá đất tương đối rẻ để có thể tích tụ đất và hình thành nền nông ghiệp
cơ khí hóa.
Tính thay thế hoặc bổ sung của công nghệ: khi cơ giới hóa xuất hiện, cần có loại
cây trồng phù hợp với việc canh tác bằng máy. Muốn giảm lao động làm cỏ bằng
cách sử dụng thuốc trừ cỏ, phải có giống cây không mẫn cảm với thuốc diệt cỏ.

Cuộc cách mạng xanh là sự phối hợp giữa công nghệ di truyền giống, công nghệ cơ
giới, công nghệ hóa học và công nghệ tưới.
Điều kiện khí hậu và thời tiết địa phương: các tiến bộ khoa học nông nghiệp phải
thích ứng cho cây trồng, vật nuôi theo các điều kiện sinh thái cụ thể. Đổi mới công
nghệ gắn với giá cả, chi phí và công nghệ nhưng cũng phải gắn với các chủ thể
(entities) sử dụng công nghệ. Kinh doanh nông sản cũng thúc đẩy đổi mới công
nghệ.
Tài trợ cho hoạt động R&D cũng thúc đẩy đổi mới. Các quỹ đầu tư mạo hiểm, thị
trường chứng khoán, thị trường thế chấp tài sản, tín dụng từ người mua, v.v, cũng
góp phần làm thay đổi công nghệ. Chính sách khoa học công nghệ của Nhà nước
thông qua thành lập và tài trợ cho hoạt động R&D của hệ thống đại học và viện
nghiên cứu cũng thúc đẩy đổi mới công nghệ.
Hành vi ra quyết định của nông dân về chấp nhận và sử dụng công nghệ Just, Feder
và Zilberman (2000) tổng kết các lý thuyết về hành vi ra quyết định chấp nhận và sử
dụng công nghệ của nông dân, và cho rằng quyết định của một nông dân được rút ra
từ giả định cho rằng nông dân đó muốn tối đa hoá tính hữu dụng kỳ vọng (hoặc lợi
nhuận kỳ vọng) tuỳ thuộc vào sự sẵn có của đất đai, tín dụng và các ràng buộc khác.
2.2. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan.
Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt
Khải (2008) cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp (DN) phụ thuộc vào vốn tự có.
Vốn tự có thường được tích lũy từ lợi nhuận của những năm trước. Lợi nhuận của


14

DN càng lớn sẽ tạo điều kiện cho DN tích lũy vốn để đầu tư. Do bị giới hạn về vốn
tự có, đầu tư của các DNNQD lại phụ thuộc vào số tiền vay được từ các ngân hàng
thương mại. Bên cạnh đó, đầu tư của các DNNQD cũng phụ thuộc vào tăng trưởng
của doanh thu trong quá khứ. Tăng trưởng của doanh thu của DN lại phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như năng lực nội tại cũng như môi trường kinh doanh. Quy mô của DN

cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN. Các DN có quy mô lớn hơn lại
có tốc độ đầu tư mở rộng quy mô chậm hơn. Ngoài ra, khả năng mở rộng mặt bằng
lại có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đầu tư. Những DN có khả năng mở rộng mặt
bằng cao lại đầu tư ít hơn những DN khác do họ có kiếm được lợi nhuận từ việc đầu
cơ đất đai nên không cần đầu tư mở rộng quy mô.
Quan Minh Nhựt (2010) xác định các nhân tố liên quan đến nguồn gốc của hiệu quả
sản xuất đồng thời ước lượng mức độ ảnh hưởng của nó đến các bộ phận cấu thành
hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất. Với dữ liệu thu thập được từ các
doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong năm
2007, hàm Tobit được sử dụng để ước lượng mức độ ảnh hưởng. Kết quả phân tích
cho thấy rằng các doanh nghiệp chế biến thủy sản bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ tuổi
của lãnh đạo danh nghiệp, khả năng tiếp cận tín dụng, trình độ văn hóa, loại hình
doanh nghiệp và tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp.
Quan Minh Nhựt (2014) phân tích thực trạng đầu tư sử dụng máy móc thiết bị, hiệu
quả sử dụng máy móc và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ vào sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo
sát cho thấy tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị trong tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá thấp (dưới 12%). Ngoài ra, nhìn chung các doanh
nghiệp sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư không mấy hiệu quả thể hiện qua hiệu
suất sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp qua các năm. Liên quan đến
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 3 yếu tố có ý


×