Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ các phương tiện vận chuyển hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.92 KB, 67 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
1
TNHH

Ý nghĩa

2

GTVT

Trách nhiệm hữu hạn
Giao thông vận tải

3
4
5

CN1
CN2
CSNN1

Chất lượng xe
Hệ thống thông tin liên lạc
Chính sách quản lý giá xăng dầu

6
7
8


9
10
11
12

CSNN2
CSNN3
SXĐV1
SXĐV2
SVXĐ3
SXĐV4
KV1

Chính sách quản lý phí giao thông đường bộ
Chính sách thuế nhập khẩu xe
Giá mua phương tiện
Giá xăng dầu
Giá thuê nhân công
Giá thuê bến, bãi đỗ xe
Kỳ vọng về giá dịch vụ vận chuyển xe taxi và

13
14
15

KV2
KV3
QL

16


NCKH

xe khách
Kỳ vọng về giá xăng dầu
Kỳ vọng về cơ sở hạ tầng

Quốc lộ
Nghiên cứu khoa học


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Đặt vấn đề
Mỗi một không gian địa lý, lịch sử và văn hóa đều có những đặc trưng riêng
hình thành trên cơ sở của hàng loạt các nhân tố. Hà Nội có những đặc trưng về địa lý,
lịch sử và văn hóa có tính chất riêng biệt. Trong số đó, đặc trưng nhất, có ý nghĩa bao
trùm của Hà Nội là vai trò trung tâm chính trị, hành chính quốc gia .Hiện nay thủ đô
Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa xã hội và khoa học kĩ thuật, đồng
thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế quốc tế và của cả nước. . Vị trí của Hà Nội
rất thuận lợi do ở giữa đồng bằng đông dân, trù phú có các đầu mối giao thông trọng
yếu, là nơi quy tụ và toả rộng của các mạng lưới giao thông, là vị trí chính giữa Bắc Nam - Đông - Tây, chỗ hội tụ của bốn phương Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt
Nam về diện tích với 3328,9 km2, cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với
7.200.000 người (2014). Mật độ và dân số tại Hà Nội đã tạo nên tầm quan trọng của

giao thông Hà Nội trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách, hàng
hóa ngày một tăng.
Để đáp ứng được như cầu gia tăng mạnh mẽ đó mà nhóm ngành vận chuyển
hành khách đường bộ tại thành phố Hà Nội phát triển theo không ngừng. Trong đó
bao gồm xe khách, xe taxi, xe bus, xe ôm,…. Tất cả góp phần giải quyết và phục vụ
nhu cầu đi lại của hành khách trong thành phố Hà Nội và các tuyến liên tỉnh. Trong
đó, vận chuyển đường bộ bằng taxi và xe khách chiếm tỷ trọng lớn, lên tới 70% đáp
ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của con người. Bên cạnh đó, cạnh tranh là một tất
yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát
triển thì vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không ngừng nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp vận chuyển nói chung
và doanh nghiệp taxi, xe khách nói riêng.
Việc vận chuyển của xe taxi và xe khách không những đáp ứng nhu cầu đi lại
ngày càng cao của con người mà còn đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu, máy
móc, thiết bị sản xuất, tiêu dùng, hàng hóa... Góp phần quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Vận chuyển xe taxi và xe khách là cầu nối
không thể thiếu giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa thành thị với nông thôn, giữa miền
xuôi với miền ngược, giữa các quốc gia với nhau.

4


Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển thì ngành dịch vụ đường bộ như taxi và
xe khách càng được đòi hỏi chất lượng, giá thành tốt để đáp ứng sự hài lòng của
khách hàng, điều này cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế
cũng cho thấy đối tượng sử dụng các dịch vụ này có không ít là học sinh, sinh viên
với nhu cầu đi lại giữa các điểm trong thành phố Hà Nội cũng như từ Hà Nội đến các
tỉnh. Nếu không có sự bình ổn giá xăng dầu và các yếu tô khác thì việc tăng giảm giá
dịch vụ vận chuyển không kịp thời gây tổn thất cho doanh nghiệp hoặc gây các hiệu

ứng tiêu cực cho nền kinh tế.
Chính vì vậy đã có một số đề tài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề này như:
“Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải taxi hành khách Mai Linh Thủ Đô”Phạm Thúy Vân (04/2010). Nguồn đại học Giao thông vận tải.
Đề tài dựa vào cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách từ
đó phân tích đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ vận tải taxi hành khách tại
công ty,trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải taxi tại
công ty cổ phần Mai Linh Thủ Đô nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
‘Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ vận chuyển hành
khách tuyến Sài Gòn - Đà Lạt của công ty TNHH Thành Bưởi”- Quan Vĩnh
Hải(04/2013). Nguồn trường đại học Cần Thơ.
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích khảo sát đánh giá của khách hàng
về chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty TNHH THành Bưởi và tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của khách hàng. Các phương pháp sử
dụng đó là phương pháp điều tra, thống kê, phương pháp thu thập và tổng hợp dữ
liệu, so sánh..
“Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Nam”Phạm Việt Cảm (2013). Nguồn đại học Đà Nẵng.
Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ vận tải hành khách của tỉnh Quảng Nam
và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Phương pháp tác giả sử dụng ở đây
là phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp chuẩn tắc, phân tích điều tra,
khảo sát, phương pháp tổng hợp, so sánh và khái quát hóa…
“Đồ án Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô Hà Nội” - Nguyễn
Văn Hiệp. Nguồn Đại học GTVT Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu về các phương tiện vận tải hành khách công cộng và nêu ra
các chính sách quản lý của nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách đường bộ.

5


Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp khảo sát và điều tra,

phương pháp tổng hợp.
Các đề tài trên chưa đi sâu và phân tích về sự ảnh hưởng của các yếu tố tới
cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ và địa bàn nghiên cứu còn chưa cụ
thể. Do vậy, nhóm thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ các
phương tiện vận chuyển hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội”
nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách
đường bộ, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung dịch
vụ vận chuyển hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến cung
dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ;
- Thực trạng cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ trên địa bàn thành
phố Hà Nội;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cung dịch vụ vận chuyển hành khách
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cung dịch vụ vận chuyển hành
khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.3 Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận theo hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ
vận chuyển hành khách đường bộ. Phân tích được mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố
đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ tại thành phố Hà Nội.
Đề tài kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
cung dịch vụ trước đây trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó, phân tích thực tế ảnh
hưởng của các yếu tố đó đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ tại địa
bàn thành phố Hà Nội.


6


7


CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng cung dịch vụ vận chuyển hành
khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được tiến hành nghiên cứu trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: 2013 - 2015
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến cung
dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ:
+ Lý luận về dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ;
+ Lý luận về cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ;
+ Lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách
đường bộ;
- Thực trạng cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài tiến hành nghiên cứu dịch
vụ vận chuyển hành khách đường bộ bằng taxi và xe khách.
+ Thực trạng số lượng, chất lượng của các hãng taxi và xe khách trên địa bàn
thành phố Hà Nội;

+ Thực trạng cơ sở hạ tầng của dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ bằng
taxi và xe khách trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cung dịch vụ vận chuyển hành khách
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội;
+ Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như: công nghệ,
chính sách của Nhà nước, giá các tố sản xuất đầu vào, số lượng người sử dụng và các
kì vọng đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe taxi, xe khách.

8


- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cung dịch vụ vận chuyển hành
khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, có thể là
người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng... Nó còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưa
được xử lý. Vì vậy, các dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối tượng
nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách hàng, phát hiện các quan hệ trong đối tượng
nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo
tính cập nhật nhưng lại mất thời gian và tốn kém chi phí để thu thập. Dữ liệu sơ cấp
có thể thu thập từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều
tra; cũng có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp.
Các yếu tố như công nghệ, chính sách nhà nước, sản xuất đầu vào, số lượng
người sử dụng và kỳ vọng của chủ doanh nghiệp có những sự thay đổi liên tục theo
thời gian và thay đổi theo các mức độ khác nhau. Để đạt được mục tiêu đề ra thì cần
các số liệu liên quan trực tiếp tới cung dịch vụ, cụ thể là các hãng taxi và xe khách.
Vậy nên phải nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu sơ bộ: nhằm xác định các yếu tố chính tác động đến cung dịch vụ

cũng như phát hiện thêm những thành phần của nghiên cứu mà mô hình đưa ra ban
đầu không có. Đây là bước quan trọng để điều chỉnh thang đo cung dịch vụ của các
hãng taxi và xe khách cho phù hợp.
Nghiên cứu chính thức: áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo
lường sự ảnh hưởng của các yếu tố và cung dịch vụ vận chuyển. Nghiên cứu được
thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi đối với ban quản lý của các
doanh nghiệp taxi, xe khách ở Hà Nội. Số lượng mẫu quan sát là n = 100 doanh
nghiệp (50 doanh nghiệp taxi và 50 doanh nghiệp xe khách) được phân bổ cụ thể như
trong bảng sau:

9


Bảng 2.1: Kết quả phân bổ phiếu điều tra thực tế
Quận

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu về

Tỷ lệ

Giáp Bát

20

20

100%


Nước Ngầm

20

18

90%

Long Biên

Gia Lâm

20

19

95%

Hà Đông

Hà Đông

20

20

100%

Từ Liêm


Mỹ Đình

20

18

90%

Hoàng Mai

Bến Xe

Các thang đo sau khi đã được điều chỉnh và bổ sung thông qua phương pháp
định tính sẽ được tiếp tục đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng với bảng câu hỏi
được điều tra. Nhóm tác giả dùng thang đo 5 bậc để đo lường mức ảnh hưởng của các
yếu tố đối với cung dịch vụ vận tải hành khách đường bộ, cụ thể là:
1 = ảnh hưởng rất ít
2 = ảnh hưởng ít
3 = ảnh hưởng bình thường
4 = ảnh hưởng nhiều
5 = ảnh hưởng rất nhiều
Nhóm tác giả sử dụng 5 thang đo ứng với 5 yếu tố đã đề ra bên trên bao gồm
yếu tố công nghệ, yếu tố chính sách Nhà nước, yếu tố giá các yếu tố sản xuất đầu
vào, yếu tố số lượng người sản xuất và yếu tố kỳ vọng. Trong mỗi yếu tố, nhóm tác
giả lựa chọn các tiêu chí nhỏ hơn để phân tích. Cụ thể:
- Yếu tố công nghệ: là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ. Bao gồm 2 tiêu chí
+ Chất lượng xe (CN1)
+ Hệ thống thông tin liên lạc (CN2)
- Yếu tố chính sách nhà nước: là yếu tố cân bằng và trợ giúp từ nhà nước dành

cho doanh nghiệp. Bao gồm 3 tiêu chí:
+ Chính sách quản lý giá xăng dầu (CSNN1)
+ Chính sách quản lý phí giao thông đường bộ (CSNN2)
+ Chính sách thuế nhập khẩu xe (CSNN3)

10


- Yếu tố giá sản xuất đầu vào: là yếu tố thể hiện chi phí doanh nghiệp bỏ ra để
chi cho các yếu tố đầu vào, nhằm phục vụ quá trình sản xuất, cung dịch vụ của mình.
Bao gồm 4 tiêu chí:
+ Giá mua phương tiện (SXĐV1)
+ Giá xăng dầu (SXĐV2)
+ Giá thuê nhân công (SXĐV3)
+ Giá thuê bến, bãi đỗ xe (SXĐV4)
- Yếu tố số lượng người sản xuất: là số lượng nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển
hành khách đường bộ.
- Yếu tố kì vọng: là yếu tố thể hiện sự mong muốn của chủ doanh nghiệp các
hãng taxi và xe khách. Bao gồm 3 tiêu chí:
+ Kỳ vọng về giá dịch vụ vận chuyển xe taxi và xe khách (KV1)
+ Kỳ vọng về giá xăng dầu (KV2)
+ Kỳ vọng về cơ sở hạ tầng (KV3)
2.3.1.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít
tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.Thu thập tài liệu, số liệu qua các báo
cáo, thông tin từ mạng internet và các đề tài nghiên cứu có liên quan…
Dữ liệu thu thập từ các cuộc thử nghiệm: Để thu thập dữ liệu, đặc biệt trong
những trường hợp cần kiểm chứng các quan hệ nhân quả, hoặc cân nhắc giữa các
phương án để ra quyết định, người nghiên cứu có thể dùng phương pháp thử nghiệm
để thu thập dữ liệu. Thử nghiệm có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm (ví dụ,

thử nghiệm các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm...) hoặc thử nghiệm trên hiện trường
(thử nghiệm việc bán vé xe bằng nhiều mức giá khác nhau, thử nghiệm một chương
trình quảng cáo hay khuyến mãi...). Người nghiên cứu có thể phân tích, đánh giá để
lựa chọn trong số các mô hình thử nghiệm đó một mô hình thu thập dữ liệu thích hợp.
Trong một số trường hợp, việc thử nghiệm được xem là cần thiết trước khi quyết
định, chẳng hạn, thử nghiệm một loại dược phẩm mới; thử nghiệm một sản phẩm mới
trước khi thương mại hóa... Chi phí để thử nghiệm thường khá lớn, nhưng dữ liệu thu
thập được đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao.

11


2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh và tổng hợp: So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một
thao tác nghiên cứu được dung rất nhiều. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác
nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, và do
đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy.
Phương pháp so sánh cho phép tìm ra sự chênh lệch các số liệu giữa các
khoảng thời gian, thời điểm khác nhau, từ đó đưa ra các kết luận, suy đoán. Đề tài sử
dụng phương pháp này nhằm so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố với nhau và
ảnh hưởng tới cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ.
- Phương pháp xử lí số liệu:
Sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát.
Sử dụng hàm Mean và Mode để biết được giá trị trung bình của các tiêu chí và
mức đánh giá có tần suất xuất hiện lớn nhất từ đó đưa ra kết luận về mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố tới cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ trên các
thang đo theo từng tiêu thức phân tổ so sánh cụ thể.
2.3.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn
Điều tra phỏng vấn là phương pháp đặc biệt thích hợp khi người nghiên cứu
không có cơ sở lý thuyết, lý luận hay suy nghĩ xác thực về vấn đề, trái lại mong muốn

để học và biết về quan điểm mới mà không nhìn thấy trước được. Nếu chọn phương
pháp này, người trả lời phỏng vấn thường sẽ đưa ra nhiều quan điểm mới hơn. Có thể
phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn nhóm trung tâm.
Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên
cứu để gửi cho người trả lời phỏng vấn trả lời và gửi lại bằng trả lời câu hỏi qua thư
bưu điện cho người nghiên cứu.
Sử dụng bảng câu hỏi là phương pháp phổ tiêu chí để thu thập các thông tin từ
người trả lời các câu hỏi đơn giản. Các thông tin trả lời được gửi bằng thư từ giữa
người phỏng vấn ở xa với người nghiên cứu. Để thu thập các thông tin chính xác qua
phương pháp này, cần nêu ra các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốn
nghiên cứu trước khi hoàn thành thiết kế bảng câu hỏi. Thương thì người nghiên cứu
có các giả thuyết định lương với các tiêu chí số.
Bảng câu hỏi là phương pháp thu thập thông tin được sử dụng tốt nếu:
+ Vấn đề được xác định rõ (giả thuyết tốt) và không thay đổi trong suốt quá
trình nghiên cứu;

12


+ Tất cả các câu hỏi có câu trả lời được đoán biết trước;
+ Một loạt các câu trả lời có thể được biết trước;
+ Các câu hỏi có liên quan hầu hết tới các sự kiện, số lượng hoặc đồ vật;
+ Có nhiều câu hỏi mà một số người trả lời phỏng vấn thích để trả lời một cách
ẩn danh hơn;
+ Người nghiên cứu thích phân tích các con số.
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn nhằm điều tra số liệu từ các
doanh nghiệp xe taxi, xe khách về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cung dịch
vụ vận chuyển của doanh nghiệp mình.

13



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ vận
chuyển hành khách đường bộ
3.1.1 Lý luận về dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ
- Khái niệm dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ vận chuyển là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con
người và vật phẩm trong không gian. Theo nghĩa rộng dịch vụ vận chuyển là một quy
trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian.
Theo nghĩa hẹp (dưới góc độ kinh tế), dịch vụ vận chuyển là sự di chuyển vị trí của
hành khách và hàng hoá trong không gian khi thoả mãn đồng thời 2 tính chất: là một
hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập.
+ Phân loại:
Hệ thống vận chuyển bao gồm các hình thức vận chuyển: Vận chuyển đường
không, vận chuyển đường thủy, vận chuyển đường sắt, vận chuyển đường bộ và vận
chuyển đường ống.

• Vận chuyển đường không.
Vận chuyển đường không có ưu điểm là tốc độ cao, có đường nối các điểm đi,
đến ngắn nhất mà các phương tiện vận chuyển khác không thực hiện được. Do tốc độ
kỹ thuật cao nên vận chuyển đường không tiết kiệm được thời gian. Khi vận chuyển
càng xa thì ưu điểm này càng lớn. Ngược lại, với khoảng cách vận chuyển ngắn và
sân bay ở xa các điểm hàng thì ưu điểm này không lớn.
Nhược điểm cơ bản của vận chuyển đường không là giá thành vận chuyển cao
vì trọng lượng phương tiện và nhiên liệu vật liệu tính cho 01 tấn hàng vận chuyển
lớn, công suất của động cơ tính cho một đơn vị trọng tải lớn. Hiện nay, trên thế giới
ngành vận chuyển đường không đang phát triển mạnh trong phạm vi mỗi quốc gia
cũng như trong phạm vi quốc tế.


• Vận chuyển đường thủy .
Nước ta ở vùng nhiệt đới, sông ngòi nhiều, bờ biển dài lại ở vị trí quan trọng
của đường giao thông hàng hải quốc tế. Một số luồng chính cũng như các cảng sông,
biển, tàu bè có thể hoạt động quanh năm.

14


Vận chuyển đường thủy có ưu điểm: Vốn đầu tư xây dựng tuyến đường ít hơn
vận chuyển đường sắt và vận chuyển đường bộ. Mức chi phí nhiên liệu cho một đơn
vị sản phẩm thấp hơn so với vận chuyển đường sắt và vận chuyển đường bộ. Vận
chuyển đường thủy có nhược điểm: vận chuyển đường sông còn phụ thuộc theo mùa,
tốc độ kỹ thuật vận chuyển đường thủy thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lớn.

• Vận chuyển đường sắt .
Vận chuyển đường sắt là một trong những hình thức vận chuyển rất phổ biến.
Khả năng thông qua và khả năng vận chuyển lớn là ưu điểm chính của vận chuyển
đường sắt. Đường sắt có thể hoạt động được liên tục quanh năm, không phụ thuộc
vào thời tiết, ngày đêm. Vận chuyển đường sắt có nhược điểm là cần nhiều vốn trong
xây dựng.

• Vận chuyển ô tô.
Vận chuyển ô tô là hình thức vận chuyển phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi
trong nền kinh tế quốc dân ở tất cả các quốc gia. Vận chuyển ô tô có một số ưu điểm
cơ bản là tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá thành vận chuyển trên
khoảng cách ngắn hạ hơn so với vận chuyển đường sắt và vận tải đường thủy.
Nhờ tính cơ động cao nên ô tô vận chuyển trực tiếp từ kho người gửi đến kho
người nhận, không phải qua các hình thức vận chuyển khác. Ô tô có thể hoạt động bất
kì lúc nào trên các loại đường, thậm chí ở cả những nơi chưa có đường sá.

Tốc độ vận chuyển hàng của ô tô nhanh hơn đường sắt cả về khoảng cách ngắn
và khoảng cách dài. Vì vậy, việc vận chuyển hàng giữa các thành phố bằng ô tô đang
phát triển mạnh. Việc sử dụng rộng rãi các đoàn xe đầu kéo có trọng tải lớn, cải thiện
đường sá và cải tiến tổ chức quản lý có tác dụng thúc đẩy vận tải ô tô giữa các thành
phố phát triển nhanh.
Do có những ưu điểm nên ngành vận chuyển hành khách bằng ô tô cũng phát
triển nhanh cả về vận chuyển nội tỉnh cũng như vận chuyển liên tỉnh.
Nhờ tính cơ động và khả năng vận chuyển hàng xây dựng trực tiếp đến các
điểm thi công, vận chuyển ô tô được coi là hình thức vận chuyển giữ vai trò chủ đạo
trong xây dựng cơ bản.
Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, vận chuyển ô tô còn hỗ trợ đắc lực cho
vận chuyển đường sắt và đường thủy, đường không trong việc tiếp chuyển hàng hóa
và hành khách.

15


Ngành vận chuyển ô tô có nhược điểm là các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thấp hơn
so với vận chuyển đường sắt và vận chuyển đường thủy, chi phí nhiên liệu cho một
đơn vị sản phẩm cao nên giá thành vận chuyển ô tô cao hơn vận chuyển đường thủy
và đường sắt.

• Vận chuyển đường ống.
Vận chuyển đường ống là hình thức vận chuyển đặc biệt để vận chuyển dầu
mỏ, hơi đốt và nước sạch. Trong những năm gần đây ngành vận chuyển này phát
triển rất nhanh.
Ưu điểm của vận chuyển đường ống là nguồn vốn đầu tư không nhiều, vốn đầu
tư xây dựng 1km đường ống so với đường sắt (nếu không tính phương tiện vận
chuyển) thì nhỏ hơn 2 lần, nếu tính cả phương tiện vận chuyển thì nhỏ hơn 3 lần.
Đồng thời vốn đầu tư này có thể bù đắp lại trong vòng từ 1-3 năm do tiết kiệm chi phí

quản lý hơn so với các loại vận chuyển khác. Tiêu hao năng lượng ít so với tất cả các
hình thức vận chuyển khác.
Độ kín của đường ống tốt, do đó sản phẩm chở đi ít bị mất mát. Vận chuyển
đường ống lại có thể tự động hóa toàn bộ quá trình vận chuyển ở mức độ cao nên
năng suất lao động không hình thức vận chuyển nào sánh kịp.
Nhược điểm của vận chuyển đường ống là tốc độ vận chuyển dầu mỏ và sản
phẩm dầu mỏ thấp khoảng 3-6 km/h. Việc xây dựng đường ống sẽ kém hiệu quả nếu
không có khối lượng vận chuyển lớn, thời gian khai thác không lâu dài và không
đảm bảo sự hoạt động liên tục của đường ống.
- Khái niệm dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ
Vận chuyển hành khách là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hành khách
trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người.
Dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ là một ngành dịch vụ cung cấp
những phương tiện vận chuyển đáp ứng nhu cầu di chuyển của một số lượng hành
khách nhất định trên đường bộ.

16


3.1.2 Lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách
đường bộ
3.1.2.1 Khái niệm cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ
a. Khái niệm cung
Cung là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người sản xuất (với tư cách là người
bán) có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau (mức giá có thể chấp nhận
được) trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không
thay đổi.
Qua khái niệm này, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: điều kiện hình thành cung, tức là điều kiện để diễn ra hành vi bán

hàng trên thị trường. Muốn hành vi này diễn ra trên thị trường cần phải có đủ hai điều
kiện xảy ra cùng một lúc, đó là:
Người sản xuất có hàng hóa (điều kiện cần): Có nghĩa là nhà sản xuất có đủ
hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu thị trường.
Họ sẵn sàng bán (điều kiện đủ): Có nghĩa là người bán sẵn sàng cung cấp
lượng hàng hóa đó nếu có đủ người mua chúng.
Thứ hai: Cung thị trường được tập hợp từ cung của các nhà sản xuất có tham
gia thị trường.
Như vậy, quy mô cung thị trường một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc vào cung
của các cá nhân sản xuất loại hàng hóa này.
Cung cá nhân: Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà 1 cá nhân có khả năng và
sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất định, với các yếu tố
khác không đổi.
Cung thị trường: là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi người có khả
năng và sẵn sàng bán với các mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất định với các
yếu tố khác không đổi.
Cung thị trường = Tổng cung cá nhân theo chiều ngang.

Trong đó:

: Lượng cung của thị trường tại mỗi mức giá

17


: Lượng cung của một cá nhân tại mỗi mức giá.

Thứ ba: Cung thị trường phải được xác định trong phạm vi không gian và thời
gian nhất định. Điều đó có nghĩa là, khi nghiên cứu thị trường ta phải cố định yếu tố
không gian (xảy ra ở đâu?) và cố định yếu tố thời gian (xảy ra vào lúc nào?).

Thứ tư: Khi nghiên cứu quan hệ giữa giá cả và cung thị trường hàng hóa, người
ta thường giả định các yếu tố khác không thay đổi.
Cung thị trường là một bức ảnh chụp nhanh của thị trường tại một thời điểm
nhất định vì trong khoảng thời gian rất ngắn đó, các yếu tố ảnh hưởng đến cung chưa
kịp thay đổi để có thể phá vỡ mối quan hệ giữa giá và lượng cung. Do đó, khi phân
tích khái niệm cung, chúng ta cũng phải có giả thuyết là các yếu tố khác không đổi.
Bởi vì, ngoài giá cả hàng hóa đang xét, cung còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa. Chỉ cần một trong các yếu tố ảnh hưởng đến cung thay đổi sẽ làm mối quan
hệ ban đầu giữa giá và lượng, tức là với các mức giá đó sẽ có những lượng cung mới
tương ứng với nó và cung mới sẽ được hình thành.
Ý nghĩa: Xác định lượng hàng hóa dịch vụ bán trên thị trường ứng với mỗi
mức giá cho phù hợp với cầu trên thị trường.
 Một số thuật ngữ có liên quan đến cung
Ngoài những khái niệm trên, khi nghiên cứu cung chúng ta cần phải quan tâm
tới một số thuật ngữ sau:
 Lượng cung
Lượng cung là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và
sẵn sàng bán ở mỗi mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không đổi).
Như vậy, lượng cung chỉ ra rằng: Tại một mức giá nào đó thì những người sản
xuất bán ra thị trường một lượng hàng hóa là bao nhiêu?
Phân biệt cung và lượng cung:
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ bán trên thị trường ứng với mỗi mức
giá khác nhau khi các yếu tố khác không đổi.
Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người sản xuất có khả
năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không đổi). Lượng
cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
 Đường cung

18



- Đặc trưng của đường cung: Đường cung phổ tiêu chí của thị trường hàng hóa
dịch vụ thường có 2 đặc trưng cơ bản: đường cong dốc lên về phía phải.
Đường cung thị trường là đường cong bởi vì nó được tập hợp từ đường cung cá
nhân các nhà sản xuất có tham gia thị trường. Ở cùng một mức giá, các nhà sản xuất
có điều kiện khác nhau sẽ bán ra một lượng không giống nhau. Vì vậy, nếu cộng theo
chiều ngang đường cung của các cá nhân theo từng mức giá ta có đường cung thị
trường hàng hóa đó và đó là một đường cong.
Đường cung thường dốc lên phía phải cho biết: Khi giá cả tăng lên nhà sản
xuất sẽ bán ra một lượng nhiều hơn trước. Nếu chi phí sản xuất ra một đơn vị hàng
hóa không đổi, khi giá cả của háng hóa tăng lên đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận
cho các nhà sản xuất. Chính điều này tạo ra động lực cho các nhà sản xuất mở rộng
quy mô, làm tăng lượng cung trên thị trường.
P
P3
P2

P1

Đồ thị 3.1: Đường cung thị trường hàng hóa dịch vụ
Khi giá cả tăng sẽ lôi kéo thêm một số nhà sản xuất tham gia vào thị trường và
làm cho lượng cung tăng lên.
- Các đường cung đặc biệt: Ngoài đường cung phổ tiêu chí nghiên cứu, chúng
ta còn gặp một số trường hợp ngoại lệ của đường cung (đường cung đặc biệt).
Trường hợp 1 (hình 3.2a): đường cung tuyến tính dốc lên trên thể hiện mối
quan hệ tuyến tính giữa giá cả P và lượng cung QS tức là: Khi P tăng hoặc giảm một
hoặc giảm một lượng ∆P thì lượng cung cũng tăng hoặc giảm một lượng ∆Q

19



Đồ thị 3.2: Các đường cung đặc biệt: tuyến tính, dốc xuống dưới, nằm ngang,
thẳng đứng
Trường hợp 2 (hình 3.2b): Đường cung dốc xuống dưới về phía phải.
Khi giá giảm thì lượng cung QS sẽ tăng và ngược lại.
Trường hợp 3 (hình 3.2c): Đường cung nằm ngang so với lượng cung.
Tại mức giá thịnh hành P1 của thị trường, nhà sản xuất sẽ bán ra bất cứ khối
lượng nào.
Trường hợp 4 (hình 3.2d): Đường cung thẳng đứng.
Đường cung thẳng đứng cho biết dù giá cả tăng hay giảm không làm lượng
cung thay đổi. Đây là hình ảnh đường cung đất đai trong dài hạn. Đất đai là sản phẩm
do thiên nhiên ban tặng cho loài người và chỉ ban tặng một lần duy nhất. Cho nên về
lâu dài tổng diện tích đất đai là cố định. Do đó sự thay đổi giá thuê đất sẽ không ảnh
hưởng gì đến lượng cung đất đai.

• Luật cung
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giá và lượng cung với điều kiện các yếu tố
khác không đổi. Các nhà kinh tế đã đưa ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng
cung. Mối quan hệ này ñược phát biểu thành quy luật như sau:
“Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung trong khoảng thời gian đã cho
tăng lên khi giá cả hàng hóa tăng và ngược lại, với điều kiện các yếu tố khác không
đổi”.

20


• Hàm cung và các yếu tố ảnh hưởng
- Cung hàng hóa trên thị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố. Do vậy, để biểu
hiện mối quan hệ giữa cung hàng hóa và các yếu tố xác định nó người ta thường sử
dụng một hàm số gọi là hàm số của cung hay còn gọi là hàm cung.

Dạng tổng quát:
Hàm cung thị trường có dạng tổng quát:
QS (x,t) = f(PX; Pi; T; G; N; E...)
Trong đó: QS (x,t) là cung hàng hóa X xác định trong khoảng thời gian t (t là
thời gian nghiên cứu cung: ngày, tháng, quý, năm cụ thể) đóng vai trò là hàm cung.
PX : giá cả hàng hóa đang xét
Pi: Giá cả các yếu tố đầu vào.
T: Công nghệ sản xuất.
G: Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
N: Số lượng người sản xuất.
E: Kỳ vọng người sản xuất.
- Cung hàng hóa X cùng một lúc phụ thuộc vào sự thay đổi tất cả các yếu tố
trên nhưng để đơn giản trong nghiên cứu người ta thường dựa vào 2 giả định sau đây:
Thứ nhất: để nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến cung hàng hóa, người
ta thường giả sử các yếu tố khác không đổi.
Thứ hai: Hàm cung có dạng tuyến tính, tức là quan hệ giữa từng yếu tố với
cung là quan hệ tuyến tính. Chẳng hạn hàm cung phụ thuộc vào giá hàng hóa có
dạng:
QS =

P+

Trong đó:
QS là lượng cung hàng hóa X với vai trò hàm số.
PX là giá hàng hóa X với vai trò là biến số.
Tham số

thể hiện quan hệ tuyến tính giữa PX và QS (Khi PX tăng hoặc giảm

1 đơn vị thì QS tăng hoặc giảm tương ứng

(

> 0).

S
21

đơn vị). Vì vậy,

luôn có trị số dương


Q1Q2 Q3
Tham số
(ngoài PX).

là một hằng số cho biết ảnh hưởng không đổi của các yếu tố khác

Giá cả hàng hóa đang xét (PX)
Nếu các yếu tố khác không đổi, giá cả của hàng hóa hoặc dịch có quan hệ tỷ lệ
thuận với lượng cung. Giống như sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến lượng cầu, khi
giá cả của hàng hóa thay đổi làm di chuyển đường cung.
Giá cả các yếu tố đầu vào (Pi)
Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các nhà sản xuất phải mua hoặc thuê
các yếu tố đầu vào (thuê địa điểm kinh doanh, mua nguyên nhiên vậy liệu, thuê lao
động...). Do đó, giá cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tác động rất lớn tới
quyết định cung của doanh nghiệp.
Nếu các yếu tố khác không đổi, giá của các yếu tố đầu vào giảm dẫn tới chi phí
sản xuất giảm tạo cơ hội cho người sản xuất kiếm được lợi nhuận cao hơn. Khi đó các
nhà sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và bán nhiều hàng hóa hơn làm

cho cung thị trường tăng lên, và ngược lại.
Khi giá cả các yếu tố đầu vào thay đổi làm dịch chuyển đường cung. Nếu Pi
tăng lên dẫn đến lượng cung giảm làm cho đường cung dịch chuyển về phía trái hoặc
ngược lại.
Trình độ công nghệ sản xuất (T)
Công nghệ thể hiện phương pháp phối hợp đầu vào để tạo ra sản phẩm. Nó là
yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nếu
công nghệ chi phí thấp, chất lượng cao. Nhờ chi phí thấp, chất lượng cao. Nhờ đó làm
tăng cung hàng trên thị trường và ngược lại.
b. Khái niệm cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ
Dịch vụ là hoạt động có ích của con người tại ra những sản phẩm dịch vụ,
không tồn tại dưới hình thái sản phẩm, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu
nhằm thỏa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh các nhu cầu sản xuất và đời
sống xã hội của con người.
Cuộc sống không thể thiếu đi lại, đi lại để tới nơi làm việc, tới trường…phát
sinh nhu cầu đi lại sẽ phát sinh nguồn cung đáp ứng nhu cầu đó. Như vậy, dịch vụ
vận chuyển hành khách đường bộ mang bản chất giống một loại hàng hóa. Dịch vụ
vận chuyển hàng khách đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông
đường bộ để vận chuyển hành khách trên đường bộ.

22


Cung dịch vụ vận chuyển hàng khách đường bộ là số lượng dịch vụ vận chuyển
hành khách đường bộ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở mức giá
khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi.
Tương tự như vậy, lượng cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ là số
lượng dịch vụ mà các hãng muốn bán tại một mức giá đã cho với các yếu tố khác
không đổi.
3.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ

a. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung bao gồm:
- Trình độ công nghệ được sử dụng
Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng
hơn. Nhà sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượng nhiều
hơn trước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi
mức giá. Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải. Sự dịch chuyển của đường
cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng cung cao hơn so với
ban đầu. Mỗi một sự cải tiến công nghệ mở rộng khả năng cung ứng của các nhà sản
xuất. Công nghệ càng tiến bộ giúp các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào ít hơn
nhưng lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
- Giá cả của các yếu tố đầu vào
Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên thị
trường các yếu tố sản xuất như lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v. Giá cả của các
yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá cả của các yếu
tố đầu vào giảm xuống (ví dụ như tiền lương công nhân, giá nguyên liệu,… trở nên rẻ
hơn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất nhiều sản phẩm tại mỗi mức giá
nhất định. Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Giá cả các yếu tố đầu vào
cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém
hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ giảm sản
lượng.
- Kỳ vọng
Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giá
trong tương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa. Thông thường, các nhà
sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm
xuống và ngược lại sẽ cung ít đi nếu giá tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi. Khi

23



giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp có lẽ sẽ dự trữ lại hàng hóa và trì hoãn
việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai khi giá tăng.
- Chính sách thuế và các quy định của chính phủ
Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung
của các nhà sản xuất. Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó, các
doanh nghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành này
sẽ trở nên kém hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một số doanh
nghiệp có thể rời khỏi ngành.
Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác của chính phủ cũng có ảnh hưởng
lớn đến cung. Ví dụ, chính sách chống ô nhiễm để bảo vệ môi trường sẽ làm giá tăng
chi phí của một số ngành công nghiệp như sản xuất xe gắn máy, xe ô tô… và làm
giảm lợi nhuận của các ngành này. Những chính sách như vậy có thể làm giảm sản
lượng của ngành sản xuất xe gắn máy, xe ô tô... Ngược lại, chính sách hỗ trợ ngành
mía đường trong thời gian qua ở nước ta, chẳng hạn, đã làm tăng cung của ngành này.
- Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác
Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên
như đất, nước, thời tiết, khí hậu... Sự thay đổi của các điều kiện này có thể tác động
đến lượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường. Ví dụ, điều kiện tự
nhiên có thể là một yếu tố kìm hãm hay thúc đẩy việc sản xuất của các doanh nghiệp
kinh doanh nông nghiệp. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật
nuôi. Đó là những cơ thể sống nên rất dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Các
nghiên cứu về sản xuất lúa của nông dân nước ta cho thấy năng suất lúa đạt được một
phần do điều kiện tự nhiên quyết định. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra năng
suất cao và ngược lại sẽ làm giảm năng suất. Một nền sản xuất nông nghiệp càng lạc
hậu thì càng dễ bị tự nhiên chi phối và ngược lại.
Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung sẽ làm dịch chuyển đường
cung. Người bán sẽ thay đổi lượng cung ở mỗi mức giá khi các yếu tố này thay đổi.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ, cụ
thể dịch vụ xe taxi và xe khách bao gồm:

- Yếu tố công nghệ: là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung dịch vụ vận chuyển hành
khách.

24


Trong phạm vi đề tài, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu 2 chỉ tiêu trong yếu tố
công nghệ như sau:
Chất lượng xe (CN1): Chất lượng xe bao gồm mức độ hiện đại của công nghệ
xe, mức độ an toàn của xe; mức độ cung cấp dịch vụ đi kèm thuận tiện như đệm ghế,
rèm, đèn chiếu sáng, điều hòa, wifi... Chất lượng xe ảnh hưởng trực tiếp đến quyết
định cung dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ của doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin liên lạc (CN2) đây là các phương tiện hỗ trợ mà doanh
nghiệp cung ứng để khách hàng có thể liên hệ sử dụng được dịch vụ, cũng là cách
thức khách hàng phản ánh ý kiến của họ tới doang nghiệp: gọi điện thoại đặt xe,
website quảng cáo…. Hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ và rộng khắp, hành khách
biết tới doanh nghiệp nhiều hơn, doanh nghiệp có nhiều thông tin để đổi mới tăng khả
năng chăm sóc hành khách hơn, góp phần tăng cung dịch vụ vận chuyển hành khách
đường bộ.
- Yếu tố chính sách Nhà nước (3 tiêu chí): là yếu tố cân bằng và trợ giúp từ nhà
nước dành cho doanh nghiệp. Nhà nước vừa tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ các
doanh nghiệp kinh doanh, vừa tạo ra khuôn khổ để các doanh nghiệp thực hiện kinh
doanh một cách công bằng, góp phần cân bằng thị trường.
Có nhiều chính sách của Nhà nước tác động đến cung dịch vụ vận chuyển hành
khách, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả tiến hành nghiên
cứu 3 nhóm chính sách sau:
Chính sách quản lý xăng dầu (CSNN1): Xăng dầu là nguyên liệu sử dụng
không thể thiếu cho động cơ xe hoạt động. Chính sách quản lý xăng dầu là một trong
những chính sách quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển

hành khách. Ví dụ, khi Nhà nước tăng thuế nhập khẩu xăng dầu dẫn đến tăng chi phí
đầu vào của doanh nghiệp, giảm lợi nhuận kinh doanh.. nếu doanh nghiệp không cân
bằng giá dịch vụ có thể dẫn tới lợi nhuận âm và dẫn tới phá sản.
Chính sách quản lý phí giao thông đường bộ (CSNN2): Vốn xây dựng các công
trình công cộng như cầu vượt, cầu, hầm…cần thu hồi cùng chi phí bảo dưỡng các
công trình công cộng này được thu thông qua phí giao thông đường bộ của các
phương tiện lưu thông. Xe taxi, xe khách.. cũng không ngoại lệ, việc lưu thông, sử
dụng các công trình công cộng của Nhà nước nộp phí hàng năm cũng là 1 chi phí
đáng kể để đưa ra quyết định cung dịch vụ của doanh nghiệp.
Chính sách nhập khẩu xe (CSNN3): Nhà nước thường xuyên có sự thay đổi
trong chính sách nhập khẩu xe để kiểm soát hoạt động nhập khẩu xe của nước ta. Ưu

25


×