Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tập truyện ngắn hà nội trong mắt tôi của nguyễn khải dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.49 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
LỜI CẢM ƠN

MAI DUY KHÁNH

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài khóa luận tốt nghiệp
mang tên “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc
nhìn văn hóa” đã hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời
cảm ơn tới Tiến sĩ La Nguyệt Anh, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong

TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI

suốt thời gian thực hiện đề tài . Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy,
cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có những góp ý

TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI

quý báu cho đề tài khóa luận . Và để hoàn thành đề tài khóa luận này tôi xin

DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

được nói lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên động
viên và giành mọi sự giúp đỡ tốt nhất cho tôi.
Đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

góc nhìn văn hóa” vẫn còn có những thiếu sót nhất định, hi vọng các thầy cô


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

trong Hội đồng bảo vệ khóa luận và các bạn cho ý kiến đóng góp để tôi có thể
tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới.
Trân trọng!

Người hướng dẫn khoa học

Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

TS. LA NGUYỆT ANH

Mai Duy Khánh
HÀ NỘI - 2017

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tập truyện ngắn Hà
Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS La Nguyệt
Anh. Đề tài khóa luận không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào. Tôi xin cam
đoan các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực. Các
thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Người cam đoan


Mai Duy Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 10
1.1. Khái niệm văn hóa, văn học ..................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................ 10
1.1.2. Khái niệm văn học ................................................................................ 12
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .................................................. 13
1.2. Tác giả Nguyễn Khải ............................................................................... 18
1.2.1. Tiểu sử ................................................................................................... 18
1.2.2. Giá trị văn hóa, văn học từ những sáng tác của Nguyễn Khải ............. 22
1.2.3. Vị trí của tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi trong hành trình sáng
tạo văn học, văn hóa của Nguyễn Khải ........................................................... 28
CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP
TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI ............................................. 30
2.1. Thăng Long ngàn năm tuổi ...................................................................... 31


2.2. Thăng Long - Hà Nội - Những giá trị văn hóaError!


Bookmark

not

defined.
2.3. Nếp sống của người Hà Nội ................................................................... 34
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA
TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI.43
3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật......................................................... 43
3.1.1. Thời gian nghệ thuật ............................................................................ 43
3.1.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 46
3.2 Ngôn ngữ người kể chuyện và giọng điệu trần thuật ................................ 50
3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ................................................................... 50
3.2.2. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc lựa chọn đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi dưới góc
nhìn văn hóa” xuất phát từ hai lý do chính.
Thứ nhất, từ lý do khoa học. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
hóa và văn học trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ
tương hỗ. Quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc
thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu
văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học
thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy,
văn hóa và văn học hoàn toàn có thể bổ trợ cho nhau trong việc cung cấp tài

liệu nghiên cứu cũng như bổ sung nhiều góc nhìn mới lạ.
Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là
một bộ phận của văn hoá. Đây là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm
có tính quy luật của quan hệ riêng chung mang tầm triết học như Lenin đã
nói trong Bút ký triết học, Nxb. Sự thật, 1963: “… cái riêng chỉ tồn tại trong
mức độ nó liên hệ với cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông
qua cái riêng…” [7, 384]. Nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học
khỏi những mối liên hệ của nó với các bộ phận (cái riêng) khác, và nhất là
không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hoá (cái chung) với tư
cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại, như M. Bakhtin
xác định trong Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb. Khoa học xã hội,
1990: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể
hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại
trong đó nó tồn tại” [9,362]. Mối quan hệ giữa văn học và văn hoá còn là mối
quan hệ đa chiều kích và có tính nguyên tắc.
Đối với việc tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Khải dưới góc nhìn
văn hóa hiện nay còn chưa được chú ý nhiều, với tập truyện ngắn Hà Nội
1


trong mắt tôi điều đó cũng xảy ra tương tự. Bởi vậy tôi chọn đề tài “Tập
truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải” dưới góc nhìn văn hóa
để làm sáng tỏ hơn các nội dung của tác phẩm.
Thứ hai xuất phát từ thực tiễn, Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn
hóa, xã hội của đất nước, vệc nghiên cứu văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn
hiến luôn là việc làm có ý nghĩa lớn và thông qua đó chúng ta có thể hiểu
thêm và yêu thêm mảnh đất, con người nơi đây. Cùng với đó là niềm yêu mến
đặc biệt với Thủ đô nói chung và với nét văn hóa của Hà Nội nói riêng của cá
nhân, với Đất và Người Tràng An đã thôi thúc tôi chọn đề tài này.
Ngoài ra cũng không thể không bày tỏ sự ngưỡng vọng và kính mến

của tôi đối với cá nhân nhà văn Nguyễn Khải, với cuộc đời và sự nghiệp mà
ông đã để lại cho chúng ta ngày hôm nay, trong đó có những đóng góp về văn
hóa nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng mà ông đã xây dựng qua những
trang viết của mình.
Hơn nữa vấn đề tôi lựa chọn để nghiên cứu cho tới thời điểm hiện tại,
chưa có công trình nào thực sự đề cập tới một cách hệ thống. Vì những lý do
trên tác giả khóa luận đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tập truyện ngắn Hà Nội
trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa”.
2. Lịch sử vấn đề
Do đây là một tập truyện ngắn được tập hợp bởi 10 truyện ngắn khác
nhau, sáng tác vào các khoảng thời gian khác nhau, đã từng được in riêng rẽ
nên việc đánh giá, phê bình và nghiên cứu cũng chưa thực sự được sắp xếp
thành hệ thống đầy đủ và chi tiết, bởi vậy lịch sử của vấn đề là những trang
viết rời rạc, được các nhà văn, nhà phê bình, báo chí đề cập tới qua từng góc
độ, từng bình diện khác nhau giữa các truyện ngắn. Theo đó thì mức độ quan
tâm, sự chuyên sâu trong nghiên cứu không nhiều. Cũng một phần nguyên
nhân do Nguyễn Khải có những sáng tác có phần “trội” hơn, nên vấn đề được

2


đặt ra trong khóa luận còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có thể lược
qua một số bài viết về vấn đề này.
Tác giả Trần Thanh Phương trên Phụ san Văn nghệ quân đội (1998) với
bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi đã nhận xét: “Hà Nội trong
mắt tôi không tuân theo những khuôn mẫu thông thường của truyện ngắn
truyền thống đòi hỏi phải có cốt truyện và những pha hấp dẫn li kì của sự thắt
nút, cởi nút…ở đây vai trò hư cấu dường như bị tước bỏ: toàn truyện người
thực, việc thực” hoặc “Sự kết hợp nhiều thể loại vào trongt một thể loại đã
làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải giống như một bức tranh giàu màu sắc với

nhiều mảng sáng tối xen kẽ, tạo ra một thế giới đa dạng phong phú. Đó là đặc
điểm tạo nên truyện ngắn Nguyễn Khải” hay “Tác giả thường xuyên sử dụng
thủ pháp tự giễu mình, giễu cái nghề của mình, giễu cả bạn bè đồng nghiệp.
Nhiều khi ông mượn lời nhân vật tự giễu rồi lại tự xác nhận. Cách giễu cợt ấy
có tác dụng xoá nhoà khoảng cách nhà văn với các nhân vật, kéo độc giả lại
gần với mình, tạo ra sự bình đẳng thân mật, thậm chí có thể vỗ vai cợt nhả
nữa" [11].
Đinh Quang Tốn trong Nguyễn Khải tác gia tác phẩm (2004) có bài
viết Nguyễn Khải với Hà Nội đã có những nhận xét tốt đẹp về tập truyện ngắn
Hà Nội trong mắt tôi: “Hà Nội trong mắt tôi là một tập truyện ngắn hay. Mỗi
truyện một vấn đề, mỗi người một nhân cách. Cả tập truyện là tập hợp những
nhân cách Hà Nội. Mỗi người một vẻ nhưng không có ai hèn. Có lẽ không pải
ngẫu nhiên mà giữa những biến động lớn của cuộc sống, con người bị khủng
hoảng nhân cách trầm trọng….” [12, 377]
Năm 2000, Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nguyễn Khải tác gia tác
phẩm cũng có những nhận xét khái quát về Nguyễn Khải và các sáng tác của
ông: “Té ra Nguyễn Khải không chỉ là nhà văn của những nông dân lao động
trên nông trường Điện Biên ngày nào, của những giáo dân và cha cố xứ đạo
Bùi Chu, Phát Diệm, của những người lính ở Cồn Cỏ, Trường Sơn thời chống
3


Mỹ… Ông còn là nhà văn của những con người thuộc một thế giới khác hẳn –
thế giới của thượng lưu, đài các của Hà Nội “Vang bóng một thời”…Một Hà
Nội đủ khôn ngoan và nhẫn nhục để thích ứng với thời thế, nhưng vẫn quý
trọng một cách đầy kiêu hãnh cái nếp sống, cái sở thích riêng mà mình cho là
đẹp, là sang. Một Hà Nôi phong lưu, thanh lịch, không chỉ thể hiện ở cung
cách sinh hoạt bề ngoài mà ở trong tâm tư sâu kín, mà nếu không phải là
người đã từng sống với nó đã mang dòng máu của nó, thì không thể hiểu
được, không thể đồng cảm được, không thể có thái độ trân trọng thật sự để có

thể xem nó như “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội,
hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một
người Hà Nội) [13, 420].
Năm 2012 PGS.TS Đoàn Trọng Huy trong bài viết Nhớ về Hà Nội –
Cốt cách tài năng của Nguyễn Khải trên Văn nghệ quân đội đã dành những
lời trân trọng cho nhà văn và tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt đánh giá
Nguyễn Khải là một trong những gương mặt đóng góp vào các sáng tác có giá
trị về Hà Nội cùng với các bậc đàn anh có tên tuổi. Tác giả nhận xét: "Tính
theo một cách sắp xếp thì đủ một bộ “ngũ tử” người Thủ đô viết về Hà Nội:
Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân và Nguyễn Khải,
mỗi người một vẻ đặc sắc riêng. Ông viết về Hà Nội với những con người
mang cốt cách tinh hoa của Hà Nội văn hiến – Hà Nội có truyền thống văn
hóa lâu đời và tốt đẹp" [2].
Năm 2015, Chu Thị Hảo trên Văn nghệ đất Tổ cũng có những nhận
định về tập truyện ngắn này: " …Nguyễn Khải muốn dành tập Hà Nội trong
mắt tôi trong đó có truyện ngắn Một người Hà Nội để trình bày những kiến
giải của nhà văn về đất kinh kỳ. Đến với trang văn của Nguyễn Khải ta bắt
gặp chiều sâu văn hóa của mảnh đất này. Tiết mưa xuân lây rây lả lướt là vẻ
đẹp văn hóa của đất kinh kỳ. Đặc biệt hình ảnh cây si bên đền Ngọc Sơn - một
cây si cổ thụ gợi cho người đọc vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội. Đáng chú ý nhà
4


văn miêu tả cây si ấy bị bão quật đổ bật rễ được cần cẩu kéo lên sau một
tháng lại trổ lá non. Đây là cây si của Hà Nội là biểu tượng cho vẻ đẹp của Hà
Nội “Hà Nội thời nào cũng đẹp, mỗi thời có một vẻ đẹp riêng của nó”. Hình
ảnh cây si giàu sức sống mang ý nghĩa tượng trưng cho thiên nhiên của đất
kinh kỳ - vẻ đẹp văn hóa của đất kinh kỳ" [1].
Trên đây là các công trình nghiên cứu, bài báo, bài phê bình văn học có
đề cập tới tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi hoặc các truyện ngắn riêng lẻ

trong tập truyện này ở các mức độ quan tâm khác nhau. Các ý kiến đề cập tới
tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải đều chỉ ra những nét
đặc sắc của tác phẩm, đến những yếu tố văn hóa mà tập truyện ngắn đề cập
tới, tuy nhiên văn chương là thế giới muôn màu nên việc khám phá vẻ đẹp của
văn chương là không có điểm dừng, mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến
một số yếu tố văn hóa trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi nhưng vấn
đề mà khóa luận này hướng đến thì chưa có một công trình nào thực sự đi sâu
vào và có hệ thống. Trên tinh thần tiếp thu những ý kiến, kinh nghiệm của
người đi trước và phát huy những thành tựu đó, tôi triển khai nghiên cứu vấn
đề : “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn
văn hóa”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận này nhằm tìm ra các nét văn hóa
được truyền tải thông qua các nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ
thuật trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi. Khóa luận cũng tập trung
vào việc nghiên cứu các nét văn hóa của Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong
các trang viết của nhà văn Nguyễn Khải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là là tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của
nhà văn Nguyễn Khải. Trong đó bao gồm 10 truyện được tập hợp thành cuốn
5


Hà Nội trong mắt tôi. Và ở đây tôi xem các truyện ngắn này là một chỉnh thể
xuyên suốt xâu chuỗi với nhau trong tư duy văn hóa của Nguyễn Khải
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính ở đây là yếu tố văn hóa được thể hiện
trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải.
Trong khóa luận này cũng đề cập tới các yếu tố ngôn ngữ của nhà văn,

các yếu tố không gian thời gian nghệ thuật thể hiện cảm thức văn hóa của nhà
văn.
4.3. Phạm vi tư liệu
Phạm vi tư liệu của khóa luận là tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi
của nhà văn Nguyễn Khải gồm 10 truyện ngắn. Và ở đây, tôi xem các truyện
ngắn này là một chỉnh thể xuyên suốt, xâu chuỗi với nhau trong tư duy văn
hóa của Nguyễn Khải.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sáng tác của Nguyễn Khải trải dài trên nhiều thập kỷ, với số lượng đồ
sộ có cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Với giới hạn của đề tài, trong một tập
truyện ngắn, yếu tố văn hóa gần như xuyên suốt các tác phẩm, ở từng phương
diện và khía cạnh vì vậy tôi sử dụng hệ thống các phương pháp :
+ Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
+ Phương pháp so sánh là rất cần thiết vì có so sánh mới làm rõ được
đối tượng nghiên cứu đó là đi vào so sánh ngang giữa các tác phẩm để làm rõ
các yếu tố văn hóa thể hiện trong từng tác phẩm với nhau .
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Các phương pháp nói trên đều nhằm mục đích nghiên cứu, khai thác
một cách hiệu quả nhất cho khóa luận.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận được triển khai thành ba chương:
6


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA
TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA
TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN

KHẢI
KẾT LUẬN

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm văn hóa, văn học
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Đến nay có không ít những định nghĩa về văn hóa. Theo đó các định
nghĩa này có những điểm khác nhau, bởi mỗi học giả lại đứng trên một quan
điểm, cứ liệu, mục đích riêng để nghiên cứu. Trong giới hạn của đề tài này, tất
nhiên không thể đưa ra hết các định nghĩa về văn hóa mà chỉ có thể lược ra
một vài định nghĩa cơ bản có sức thuyết phục cũng như phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của khóa luận.
Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng xét chung , khái
niệm văn hoá có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa
rộng.
Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa
của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng,
văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp,
văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ
những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam
Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong
từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…
Có thể hiểu một cách đơn giản, văn hoá thường được xem là bao gồm
tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Trong tập Nhật Ký trong tù, Hồ Chí
Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa

học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt

8


cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [3].
Theo Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
thì văn hóa là: “văn trong nghĩa văn minh, hóa trong nghĩa giáo hóa, nền giáo
hóa theo mỗi văn minh của thời đại, điều hiểu biết kiến thức…” [16, 860].
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và
phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính
văn hóa lại tham gia vào việc tái tạo con người, và duy trì sự bền vững và trật
tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá
trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động
và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con
người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời
sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần
mà do con người tạo ra.
1.1.2. Khái niệm văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “văn học là sản phẩm lịch sử, văn học
tự nó cũng là một quá trình. Văn học cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời
sống thực tại, chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác như chính
trị, đạo đức, triết học, tôn giáo, khoa học…Những ảnh hưởng cụ thể sẽ quy
định bộ mặt văn học của mỗi thời.” [17, 401].
Về văn học khó có thể đưa ra một định nghĩa có tính chặt chẽ, mặc dù
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những cố gắng khác nhau nhằm
đưa ra một khái niệm mang chính xác văn học. Có thể định nghĩa nó như tác

phẩm viết mang tính "tưởng tượng" hiểu theo nghĩa hư cấu - tác phẩm viết
"không chân thật" hiểu theo nghĩa đen của cụm từ này. Nhưng ngay cả sự
phản ánh ngắn gọn nhất về những gì người ta thường đưa vào dưới tiêu đề
văn học lại cho thấy định nghĩa này sẽ không đứng vững nổi. Bởi nếu văn học
là loại tác phẩm viết có tính "tưởng tượng" và "sáng tạo" thì chẳng hoá ra lịch
9


sử, triết học và khoa học tự nhiên là những thể loại không có tính tưởng tượng
và sáng tạo? Tuy nhiên cũng có thể xem văn học là một loại hình sáng tác, tái
hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo
của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được
biểu hiện qua ngôn ngữ.
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức,
phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu
văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì
văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để
có được những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể
nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và
sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con
đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có
thể nói văn học là văn hoá được thể hiện bằng ngôn từ nghệ thuật. Văn học
biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác
phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện
của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục
ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi…), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền
thống trong truyện ngắn và tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật
pha trà, thư pháp…). Tác phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch
sâu xa của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch lịch sử trong kịch Vũ Như

Tô của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách người nông dân được đào luyện qua
những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên
chợ Giát của Nguyễn Minh Châu...
Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ
bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động
tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là
10


một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm,
cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất
định.
Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ
đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng
tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá
trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận
lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt
kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một
xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.
Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu
văn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực
tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu
văn hoá. Chẳng hạn, thông qua nội dung tái hiện của văn xuôi Việt Nam đầu
thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập của văn hoá
Tây Âu trong xã hội thời kỳ này, cũng như khoảng cách văn hoá của người thị
dân so với người sĩ phu bị buộc chặt vào những tín điều Nho giáo, một bên,
và với người nông dân bị giới hạn trong văn hoá nông thôn ở làng xã, một bên
khác.
Tuy nhiên, cách nghiên cứu có phần “thực dụng” này cũng có nguy cơ
làm cho nghiên cứu văn hoá nuốt chửng nghiên cứu văn học và thủ tiêu chính

đối tượng toàn vẹn của văn học.
Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược
lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc
thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong
của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ,
họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định
những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và khai phóng. Dù là phản ứng trước
11


những làn sóng văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hoá, giới trí
thức sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là những người tiên phong mở ra hướng
nhìn về vận hội mới của văn hoá dân tộc.
Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên
việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có
triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học,
thi pháp học…, cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải
trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên
trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử,
phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những
phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý
giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của
văn học.
Cách tiếp cận văn hoá học như vậy thực chất là đặt văn học trong không
gian văn hoá với những đặc trưng của nó đã thâm nhập một cách tinh vi vào
thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Sự thẩm thấu này truyền đi cả theo
hai chiều lịch đại và đồng đại. Một mặt, những giá trị từ nguồn văn hoá
truyền thống rì rầm chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình
tượng và ngôn từ của tác phẩm mà đôi khi chủ thể sáng tạo không ý thức một
cách tự giác. Mặt khác, những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương

thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức, đòi hỏi nhà văn phải trả lời, trực
tiếp hay gián tiếp, bằng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Đối
với những tài năng bậc thầy, cả hai chiều thẩm thấu ấy hoà trộn một cách
nhuần nhuyễn đến mức khó mà tách bạch rõ ràng.
Văn hoá không bao giờ là một hiện tượng thuần nhất. Sự đan xen văn hoá
có khi dẫn đến sự pha tạp, trộn lẫn, nhưng cũng có thể dẫn đến sự kết tinh,
chưng cất nên những giá trị mới. Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao
cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tòi cho sự chuẩn bị
12


chuyển tiếp thời đại. Còn về mặt không gian, khi một địa bàn trở thành ngã ba
đường của sự giao lưu văn hoá, thì văn học có thể là nơi hoà giải của những
xung đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói cho sự chung sống giữa các nhóm
người.
Ở xa, văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian
văn hoá rộng: văn hoá phương Đông, văn hoá dân tộc. Ở gần, văn học thừa
hưởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hoá hẹp: văn hoá tộc
người, văn hoá vùng. Những vùng văn hoá giao nhau sẽ tạo ra những nét
chung trong văn học của từng vùng, đồng thời nó vẫn giữ lại những nét riêng
làm căn cước giúp ta nhận diện bộ mặt của từng vùng văn hoá, từ đó phân biệt
“lãnh thổ” trên bản đồ văn học.
Trong một bối cảnh văn hoá như vậy, chúng ta sẽ thấy sự nối tiếp và gần
gũi giữa Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Phi Vân ở nửa cuối thế kỷ XX với Hồ
Biểu Chánh, Nguyễn Bửu Mộc, Nguyễn Chánh Sắt… ở nửa đầu thế kỷ đó. Và
mặc dù không thiếu những nét chung với những nhà văn cùng cộng đồng vận
mệnh trong thế kỷ đầy biến động này, ngay trong đề tài về cuộc sống ở nông
thôn, sáng tác của họ cũng có một khoảng cách nhất định với sáng tác của Võ
Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến… ở miền Trung và Trần Tiêu, Bùi Hiển,
Nguyễn Đình Lạp, Mạnh Phú Tư… ở miền Bắc.

Nằm trong cấu trúc văn hoá, đạo đức là những quy luật tinh thần hướng
con người vươn đến điều Thiện, bao gồm những nguyên tắc ứng xử, những
chuẩn mực và quy phạm trong đời sống xã hội. Nói đến quan hệ giữa văn học
và đạo đức chính là nói đến quan hệ giữa cái đẹp và cái Thiện. Mỹ học truyền
thống phương Đông cũng như phương Tây luôn nhấn mạnh sự thống nhất của
hai phạm trù này và khẳng định văn học góp phần củng cố bầu không khí đạo
đức của xã hội, trong đó tình người, lương tâm, bổn phận, sự trung thực, lòng
nhân ái, lẽ công bằng… được đề cao. Ngược lại, khi xã hội vững chãi về

13


phong hoá, đạo đức, thì văn học sẽ tiếp nhận nguồn động lực để nói lên sự
thật về cuộc đời và về lòng người.
Văn học gắn liền với ý thức đạo đức đó là tiếng nói của bổn phận và
lương tâm ngay cả khi không có áp lực của xã hội và dư luận. Văn học khơi
dậy sự ăn năn, cắn rứt của lương tâm con người về những tội lỗi mà có thể
không một toà án nào xử phạt được. Đó là sự sám hối, xưng tội của con người
với chính bản thân mình: con người tự kết án, tự biện hộ, tự phán quyết và tự
hoà giải với lương tâm mình. Có thể nói, ở nơi mà luật pháp, dư luận xã hội
không can thiệp được, thì văn học có khả năng khơi dậy và tỉnh thức lương tri
của con người.
Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, không có một nền giáo dục chân
chính nào xem nhẹ văn học. Văn học giữ một vị trí then chốt trong hệ thống
các môn khoa học nhân văn ở nhà trường tiểu học, trung học và đại học. Trên
những chặng đường đời người ta có thể quên đi những định lý toán học, định
luật vật lý hay công thức hoá học; nhưng người ta sẽ nhớ mãi những bài văn
hay được học từ thời thơ ấu.
Cùng chia sẻ những giá trị đạo đức chung, nhưng mỗi dân tộc, mỗi tộc
người, thậm chí mỗi vùng đất có thể có những phong tục, tập quán riêng. Tôn

trọng bản sắc văn hoá cũng là tôn trọng những phong tục, tập quán đó và
không lấy phong tục nơi này làm chuẩn mực đánh giá phong tục nơi khác.
Ở Việt Nam đã hình thành cả một dòng văn xuôi phong tục với những tác
gia am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn: Ngô Tất Tố với Việc làng và Lều
chõng, Trần Tiêu với Con trâu và Chồng con, Mạnh Phú Tư với Làm
lẽ và Sống nhờ, Bùi Hiển với Nằm vạ, Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô… Tất
nhiên, tác phẩm có sức ám ảnh là nhờ trên cái nền của sự miêu tả phong tục
đó, nhà văn tái hiện những tình huống bi kịch của kiếp người. Viết về phong
tục, các nhà văn không chỉ làm công việc miêu tả đơn thuần, mà còn bày tỏ

14


một thái độ trước những phong tục tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp
với thời đại mới vì ngăn trở con người đi tìm tự do và hạnh phúc.
Tóm lại, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác
nhau của văn hoá. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hoá,
tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là một người thụ
hưởng văn hoá. Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn
hoá, văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hoá. Chính sách đối với văn học là
một phần của chính sách văn hoá mà tiêu điểm là con người với những nhu
cầu tinh thần ngày càng phát triển, và nói theo Jacques Rigaud, nó hướng đến
việc tìm kiếm “một ngôn ngữ chung giữ cho chúng ta không quay trở lại thời
kỳ man rợ”
1.2. Tác giả Nguyễn Khải
1.2.1. Tiểu sử
Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm
1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều
nơi. Khi Nguyễn Khải đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám.
Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị

xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ
những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần
II năm 1962).
Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ
Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại
Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại
biểu Quốc hội khóa VII. Ông mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành phố Hồ
Chí Minh do bệnh tim.
Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn
trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến
15


tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống
tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp
của đời sống.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá
riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo,
sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội
Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được
phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.
Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khải có thể kể đến như: Mùa xuân ở
Chương Mỹ (1954), Người con gái quang vinh (1956), Xung đột (truyện,
1959), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa,
1963), Người trở về (tập truyện vừa, 1964), Họ sống và chiến đấu (ký sự,
1966), Hoà Vang (bút ký, 1967), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970), Ra
đảo (1970), Chủ tịch huyện (truyện, 1972), Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973),
Tháng ba Tây nguyên (ký, 1976), Cách mạng (kịch, 1978), Gặp gỡ cuối năm
(tiểu thuyết, 1982), Thời gian của người (1985), Điều tra về một cái chết (tiểu

thuyết, 1986), Vòng sống đến vô cùng (truyện, 1987), Một cõi nhân gian bé tí
(tiểu thuyết, 1989), Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990), Sư già chùa
Thắm, và Ông đại tá về hưu (tập truyện vừa, 1993,) Một thời gió bụi (truyện
ngắn, 1993), Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1995), Chút phấn của đời
(truyện ngắn và kịch, 1999), Chuyện nghề (1999), Nắng chiều (tập truyện
ngắn, 2001), Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002), Mẹ và các
con (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002), Sống ở đời (tập truyện, 2003), Ký sự &
Kịch (2003), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2003), Nghề văn cũng lắm công
phu (truyện - tạp văn, 2003), Vòng tròn trống rỗng (kịch, 2003), Một chặng
đường (tiểu thuyết, 2005, Đi tìm cái tôi đã mất (tùy bút, 2006)…
Có thể thấy Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu
lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp
16


thuyết phục theo cách riêng của mình. Cho nên trong các tác phẩm của nhà
văn, thông qua sự kiện xã hội, chính trị có tính thời sự nóng hổi, bao giờ cũng
nổi lên những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học và đạo đức nhân sinh…".
1.2.2 Giá trị văn hóa, văn học từ những sáng tác của Nguyễn Khải
Hơn nửa thế kỷ lao động không ngưng nghỉ, thành công ở hầu khắp các
thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, kịch... Mỗi tác phẩm của Nguyễn
Khải ra đời, dù ở vào thời điểm nào, đều gây được sự chú ý của độc giả, của
giới nghiên cứu phê bình và các đồng nghiệp. Các tác phẩm của ông không
chỉ đánh dấu bước đi của đời sống hiện thực mà còn của cả những tìm tòi trăn
trở của nhà văn trên con đường sáng tạo. Qua các tác phẩm tiêu biểu: Xung
đột, Mùa lạc, Tầm nhìn xa (thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
những năm hoà bình mới lập lại); Họ sống và chiến đấu, Chiến sỹ, Tháng ba
ở Tây Nguyên, Cha và con và... (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước);
Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của Người, Vòng sóng đến vô cùng,
Ðiều tra về một cái chết (thời kỳ thống nhất đất nước); Nắng chiều, Một

người Hà Nội, Chúng tôi và bọn hắn, Lạc thời, Đời khổ, Anh hùng bĩ vận
(thời kỳ đổi mới),… Nguyễn Khải đã phản ánh sinh động hiện thực cách
mạng cũng như đời sống tinh thần của con người thời đại.
Vì lý tưởng của cách mạng, vì một cái đẹp chân chính, tích cực, ở bất
cứ một giai đoạn sáng tác nào Nguyễn Khải cũng cố gắng xông vào những
lĩnh vực phức tạp của đời sống, dùng ngòi bút của mình phản ánh những vấn
đề nóng bỏng, sâu sắc của xã hội; những biểu hiện thầm kín, tinh vi trong
nhận thức, tư tưởng con người thời đại và trở thành một trong những ngòi bút
giàu tính chiến đấu của nền văn học.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã làm thay đổi cuộc đời ông.
Trong tiểu thuyết Thượng đế thì cười, ông viết “Không có cách mạng thì đến
làm người tầm thường cũng khó, nói gì làm một nhà văn”. Cho nên, khi tiếp
xúc với những cái mới mẻ của cách mạng, con người trẻ tuổi đó đã tự nguyện
17


đứng trong đội ngũ với tất cả tấm lòng nhiệt thành, sôi nổi đóng góp sức mình
cho cuộc kháng chiến. Khi đến với nghề văn, Nguyễn Khải là nhà văn sớm có
ý thức dùng văn học để phục vụ sự nghiệp cách mạng, để góp phần làm cho
cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Năm 1957,
sau một số sáng tác đầu tay ít nhiều gây được ấn tượng như: Ra ngoài (1951),
Xây dựng (1951), Nằm vạ (1956), Nguyễn Khải cho ra đời tác phẩm Xung
đột, thể hiện sự quan tâm của nhà văn đến một vấn đề nóng bỏng của đời sống
- vấn đề của cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt đang diễn ra ở nông thôn ngay
trong điều kiện hoà bình, vấn đề mâu thuẫn giữa đức tin tôn giáo và niềm tin
mới ở lý tưởng cách mạng trong lòng người có đạo. Tác phẩm ra đời là một
sự kiện đáng chú ý, được dư luận sôi nổi đón nhận và bước đầu khẳng định tài
năng của tác giả văn xuôi Nguyễn Khải. Vũ Tú Nam nhận xét: “Xung đột là
một tác phẩm có nhiều sáng tạo và tác giả thật sự có phong thái của một
người viết tiểu thuyết. Với những trang viết còn nóng hổi hơi thở của cuộc

sống bộn bề và sôi động; với những nhận xét sắc sảo, tinh tế, Xung đột đã
đem đến cho nền văn học cách mạng nước ta một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ,
độc đáo về nông thôn, một “phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo”. Ngay
nay đọc lại Xung đột, chúng ta vẫn thấy đó là một đỉnh cao trong sáng tác của
Nguyễn Khải.
Năm 1960, trong phong trào xây dựng quê hương mới và hàn gắn vết
thương chiến tranh, Nguyễn Khải có mặt ở nông trường Điện Biên, một nơi
tiêu biểu thuộc miền rừng núi Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Và chính ở nơi
trước đây từng là bãi chiến trường đẫm máu, ngòi bút nhạy cảm với cái mới
của nhà văn đã viết những tác phẩm: Mùa lạc, Đứa con nuôi, Chuyện người
tổ trưởng máy kéo, Hãy đi xa hơn nữa, … Đó là những trang viết xúc động,
sôi nổi mà ấm áp về một cuộc sống mới đang được dựng xây, về tình yêu và
sự đổi thay của số phận con người, về những quan hệ đạo đức mới xã hội chủ
nghĩa đầy tình thương và trách nhiệm giữa con người với con người.
18


Những trang viết về Điện Biên có thể nói là những trang viết đầy cảm
hứng về cuộc sống lao động, chan chứa tình người thể hiện chủ nghĩa nhân
đạo sâu sắc và phẩm chất lãng mạn của cây bút Nguyễn Khải. Ông đã “đến
với nhân vật bằng tình cảm yêu thương và thái độ trân trọng”, vừa ca ngợi con
người nhưng cũng lại khám phá cái thế giới tinh thần vốn đa dạng và phức tạp
để cải hóa con người. Những trang viết về lao động đầy cảm hứng trong sáng
tác của Nguyễn Khải giai đoạn này đã để lại hình ảnh đẹp đẽ của những con
người đang hăng say lao động cùng những nét đẹp diệu kỳ của cuộc sống
mới. Đó là điều mà văn học trước Cách mạng không thể có.
Khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Nguyễn Khải đã có mặt
ở những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu. Đến với các chiến sĩ ở đảo Cồn
Cỏ - vị trí đầu sóng ngọn gió canh giữ biển trời của Tổ quốc, Nguyễn Khải
cho ra đời thiên ký sự Họ sống và chiến đấu, một trong những cuốn sách tràn

đầy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta. Đến với những chiến sĩ
công binh đang trấn giữ một địa điểm cực kỳ ác liệt ở Trường Sơn, ông viết
Đường trong mây; vào đất lửa Vĩnh Linh, đến với những con người xông pha
vượt mọi nguy hiểm để đưa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ, viết Ra đảo; đi chiến dịch
đường Chín - Nam Lào, viết Chiến sĩ; tham gia chiến dịch giải phóng miền
Nam, viết Tháng Ba ở Tây Nguyên.
Trong cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta, ngòi bút Nguyễn Khải
hào hứng viết về những con người anh hùng không tiếc sức mình cho cuộc
kháng chiến của dân tộc. Và ở đây, ông đặc biệt đi sâu vào vẻ đẹp tâm hồn
của người chiến sĩ. Đó là những người lính trẻ, những Thái Văn A, Đinh
Kinh, bác sĩ Lê, … Những con người với tất cả tâm hồn trong sáng, hồn
nhiên, vô tư, thanh thản. “Nó là đôi cánh của cuộc sống, có nó cái sự nghiệp
nặng nề mà chúng ta đang gánh vác sẽ nhẹ nhõm hơn, nên thơ hơn và vui vẻ
hơn rất nhiều” (Họ sống và chiến đấu).

19


Mặt khác, chính từ hoàn cảnh cuộc sống chiến đấu gian khổ, ngòi bút
Nguyễn Khải lại sắc sảo đi vào phân tích mọi vấn đề và lý giải sức mạnh của
con người trong chiến đấu. Với Chiến sĩ, ông phát hiện những nét tưởng như
đơn giản mà ẩn chứa cả sức mạnh của con người - “Tình cảm con người ta
ghê gớm thật, nó nghiêng về phía nào, toàn bộ sức mạnh trút về phía ấy” (lời
Thịnh trong Chiến sĩ).
Bằng những tác phẩm viết về cuộc chiến tranh cách mạng, Nguyễn
Khải đã thể hiện một cách đặc sắc hiện thực sôi động của cuộc sống chiến đấu
của quân dân ta. Cái hiện thực theo ông “tự nó đã là một thiên anh hùng ca
cảm động nhất, giàu màu sắc lãng mạn nhất. Và chính cái chất lãng mạn ấy là
khía cạnh tích cực của bản thân hiện thực, là đôi cánh hiện thực”. Đời văn ông
gắn liền với những yêu cầu lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xã

hội chủ nghĩa. Ông luôn khao khát có mặt trong cuộc sống, tranh biện với
người đương thời, đưa ra những vấn đề thiết cốt và đóng góp cho những quá
trình đấu tranh xã hội.
Từ sau chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất,
Nguyễn Khải đến với một hiện thực hoàn toàn mới mẻ - hiện thực cuộc sống
ở miền Nam sau giải phóng. Đối với các tầng lớp nhân dân và các giai cấp ở
miền Nam, đây sẽ là một cuộc thay đổi lớn trong suy nghĩ và tình cảm của
mỗi người. Đặc biệt đối với những người từng gắn bó sâu sắc với chế độ cũ
tất sẽ không tránh khỏi một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt và quyết liệt.
Trước hiện thực đa dạng và phức tạp đó, nhà văn của chúng ta vốn đã trải qua
những năm tháng xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc,
qua cuộc kháng chiến cứu nước gian khổ, giờ đây lại phát hiện thêm một khía
cạnh mới của hiện thực: thắng lợi của cuộc cách mạng trong nhận thức của
những con người vốn gắn bó sâu sắc với chế độ Sài Gòn cũ; ý nghĩa thâm
trầm của nó. Các tác phẩm Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của
người, … đã ra đời trong khung cảnh đó.
20


Thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới từ năm 1986, đặc biệt là sự xuất
hiện của nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều sự thay đổi về các quan hệ xã
hội và ngay cả trong quan niệm về cuộc sống của con người, Nguyễn Khải có
dịp đến với nhiều miền đất lạ, trở lại những nơi ông đã từng qua, đã lấy tài
liệu để viết suốt một thời tuổi trẻ. Thời thế đem đến cho ông những cách nhìn
mới, khác lạ, như là sự tự phát hiện lại mình - “vẫn đất nước mình mà thêm
một bước đi là một bước lạ. Vẫn là con người Việt Nam mình mà gặp thêm
một người lại tưởng như buộc mình phải hiểu lại chút ít về con người”. Chính
trong bối cảnh đó, ông viết về những con người mà lẽ sống duy nhất là suốt
đời đóng góp cho cách mạng, cho đất nước, dù trên đường đời gặp nhiều gian
nan và có cả những trắc trở lẽ ra không đáng có.

Nguyễn Khải còn có những sáng tác về Hà Nội, nơi ông sinh ra và
mang bao kỷ niệm thời tuổi trẻ. Đó là những trang viết ấm áp đầy thương
cảm. Ông viết về người cô họ, cô Hiền, một người bình thường như bao người
bình thường khác nhưng trong suy nghĩ và tình cảm của bà lại ẩn giấu nhiều
giá trị nhân văn làm nên một phong thái Hà Nội. Đó là nếp ứng xử hợp tình
hợp lý trong gia đình và ngoài xã hội, sang trọng, bản lĩnh, tự tin. Có được cái
nhìn về “một hạt bụi vàng” như thế của Hà Nội thực không dễ dàng. Và ao
ước “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó, ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn
gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà
Nội).
Nhân vật trong những sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Khải thường là
những con người bình thường, những người trong gia đình, bè bạn, đồng
nghiệp. Một bà cô suốt đời chăm lo gìn giữ gia phong của một dòng họ (Nếp
nhà). Cô em họ biết tính toán hợp thời nhưng bao giờ cũng trọng cái danh hơn
cả (Tiền). Bà cụ bình thường mà cách ứng xử lại danh giá (Người của ngày
xưa). Một nhà văn, một người vợ biết sống cho phải trước những biến thiên
của cuộc đời…
21


×