Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thằng cười của victor hugo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.19 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

LÊ THỊ LAN PHƯƠNG

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TRONG THẰNG CƯỜI
CỦA VICTOR HUGO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên nghành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo –
Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài, các
thầy cô giảng dạy tại khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc tới quý thầy, cô trong khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 luôn luôn mạnh khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý.
Là sinh viên lần đầu làm nghiên cứu khoa học, dù đã cố gắng rất nhiều
để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất nhưng vì kiến thức bản thân còn


hạn chế, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Lan Phương


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn: Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch,
cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tôi đã đọc nhiều tài liệu tham
khảo liên quan đến những vấn đề trong bài nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi xin cam
đoan: khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tác phẩm Thằng Cười của Victor Hugo” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai. Nếu sai, tôi xin chịu mọi trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Lan Phương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................5

4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6
7. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................6
NỘI DUNG .......................................................................................................7
CHƯƠNG 1
NGHỆ THUẬT KỂ VÀ TẢ TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT...................7
1.1. Nghệ thuật kể ...........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm kể.........................................................................................8
1.1.2. Cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ, tạo sự việc mang tính
“bước ngoặt” ...................................................................................................10
1.1.3. Cách kể theo hướng “treo” cốt truyện ................................................15
1.2. Nghệ thuật tả ..........................................................................................18
1.2.1. Khái niệm tả........................................................................................18
1.2.2. Sự đặc tả về ngoại hình nhân vật ........................................................19
1.2.3. Tả hành động nhân vật........................................................................23
1.2.4. Tả tâm lý nhân vật ..............................................................................26
Tiểu kết chương 1............................................................................................31
CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT ..............32
2.1. Khái niệm nghịch dị...............................................................................32


2.2. Các hình tượng nghịch dị.......................................................................34
2.2.1. Guynplên: Dị dạng và hoàn hảo .........................................................34
2.2.2. Đêa: Thánh thiện và đầy ải .................................................................41
2.3. Các cặp nhân vật nghịch dị ....................................................................46
2.3.1. Guynplên - Đêa: Nghịch dị về hình thức............................................46
2.3.2. Guynplên - Giôzian: Nghịch dị về tính cách ......................................49
2.4. Các cảnh huống nghịch dị......................................................................53

2.4.1. Đêm bão tuyết: Cái chết và sự sống ...................................................53
2.4.2. Cuộc họp: Nghiêm trang và cười cợt..................................................55
Tiểu kết chương 2............................................................................................58
KẾT LUẬN .....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn đàn thế giới đã vinh danh biết bao các tác gia nổi tiếng với những
đóng góp vô cùng to lớn trong quá trình sáng tác của họ. Nói đến chủ nghĩa
lãng mạn, ta không thể không nhắc đến “đứa con thiên tài của thời đại” Victor
Hugo, một trong những cây bút xuất sắc nhất ở nước Pháp thế kỷ XIX. Victor
Hugo là niềm tự hào của nhân dân Pháp và của toàn thế giới.
Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông bao trùm thế kỷ XIX ở Pháp.
Ông ra đời khi thế kỷ đó mới chớm nở được già một năm trên đống gạch vụn
hoang tàn của chế độ phong kiến vừa sụp đổ chưa được bao lâu, ông đã sống
và gắn mình với cả một thế kỷ đầy biến cố lịch sử làm rung chuyển cả nước
Pháp lúc bấy giờ. Ông đã chứng kiến cơn bão táp của lịch sử và nó được phản
ánh trong các tác phẩm của ông. Có thể nói Victor Hugo và thời đại có mối
liên hệ chặt chẽ. Nếu như “Leptonxtoi được coi là tấm gương phản chiếu cách
mạng Nga” (V.I.Lênin) thì Victor Hugo cũng được coi là tấm gương phản
chiếu của cách mạng Pháp. Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ lớn của nước
Pháp. Trong những tác phẩm của ông luôn thể hiện lòng khát khao tự do, bình
đẳng bác ái, đề cập sâu sắc đến tư tưởng tình cảm, nỗi đau khổ của con người.
Ông đã bày tỏ một niềm cảm thông vô bờ, một lòng nhân ái bao la đối với
quần chúng nhân dân đặc biệt là tầng lớp những con người khốn khổ. Khi
được hỏi ai là nhà văn lớn nhất của nước Pháp, văn hào André Gide đã trả lời:
"Vẫn là Victor Hugo". Bởi vậy, ông được nhân dân Pháp coi là biểu tượng

của tự do và nhân đạo.
“Đứa con thiên tài của thời đại” đã để lại cho lịch sử văn học Pháp và thế
giới một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 20 vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn, 15 tập thơ
và hàng trăm bài chính luận và lý luận văn chương... Ở thể loại nào Victor

1


Hugo cũng gặt hái được những thành công nhất định. Nhưng thể loại đã đưa
ông lên đỉnh cao của vinh quang chính là tiểu thuyết.
V.Hugo là đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa lãng mạn ở Pháp và là một
đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu thế kỷ XIX. Ông được coi là nhà
văn có nhiều sáng tạo độc đáo đặc biệt ở lĩnh vực tiểu thuyết. Ở lĩnh vực này
sáng tạo của ông chính là việc khắc họa hình tượng nhân vật theo hướng xây
dựng cái phi thường. Vì vậy việc tìm hiểu “Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong Thằng Cười của Victor Hugo” sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu
nghệ thuật sáng tác của nhà văn.
Mặc dù kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhưng với niềm yêu
thích văn chương, cùng sự yêu mến con người Victor Hugo và lòng ngưỡng
mộ tài năng của ông, tôi đã lựa chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu thấu
đáo cặn kẽ hơn về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nói chung
và trong tác phẩm Thằng Cười nói riêng. Tiểu thuyết Thằng Cười tuy không
được giảng dạy trong chương trình phổ thông nhưng việc tìm hiểu tác phẩm
này sẽ giúp tôi mở rộng kiến thức về tác giả Victor Hugo và nghệ thuật viết
văn của ông, tạo cơ sở giúp cho việc giảng dạy văn học nước ngoài ở THPT
của tôi sau này được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Phương tây vào thế kỷ XIX Pháp được coi là “cường quốc” số một
trên thế giới về tiểu thuyết; Trong đó Victor Hugo là một trong những cây bút
xuất sắc ở lĩnh vực này. Ông luôn thử sức tìm hiểu mọi khía cạnh, lý giải mọi

vấn đề, nghiên cứu và quan tâm đến mọi phương diện nghệ thuật, ông xứng
đáng với cách gọi: "Huygô đại dương, Huygô khổng lồ, Huygô ánh sáng...
Huygô trái núi, Huygô núi lửa đang hoạt động, Huygô cây sồi, Huygô chim
đại bàng, Huygô kỵ sĩ của hòa bình, sứ giả của nền cộng hòa... Còn bao
nhiêu hình dung từ, bao nhiêu ẩn dụ bao nhiêu truyền kỳ xung quanh cuộc đời

2


của Huygô và sự nghiệp văn chương của ông" [8,tr146]. Điều đó chứng tỏ
V.Hugo là một con người tài năng. Bước vào văn đàn từ khi còn trẻ với cuộc
đời kéo dài hơn 80 năm 1802 – 1885, V.Hugo đã chứng kiến và trải qua mọi
sự kiện chính trị văn hóa của thế kỷ XIX ở Pháp. Chính vì vậy trong cái thế
kỷ đầy biến động ấy, ông vừa là hiện thân của thời đại, vừa là phản ánh lại
thời đại.
Trước khi đưa ra những ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tác phẩm Thằng Cười của V.Hugo, ta hãy xem những ý kiến đánh giá
về tiểu thuyết của V.Hugo và tác phẩm Thằng Cười của V.Hugo.
Những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết V.Hugo và Thằng Cười
Chúng ta biết rằng, thơ là sự nghiệp suốt đời của V.Hugo và ông được
đánh giá là một nhà thơ lớn, nhưng cái để lại tiếng tăm hơn cả là những bộ
tiểu thuyết ông viết vào những năm cuối đời. Có thể nói rằng ông thử bút ở
lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó xuất hiện kiệt tác.
Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học Phương Tây đã đánh giá rất
cao vai trò của V.Hugo, coi ông là: “Nhà văn đã kết hợp được qua một sự
nghiệp đồ sộ bao gồm thơ và văn xuôi những tình cảm phổ biến nhất, những
khát vọng bình dị và sâu sắc nhất của con người”. Cũng trong cuốn sách trên
có nói tiểu thuyết là nơi mà ông có thể thể hiện được tối đa “Những điều
không thể có”. Vì vậy hệ thống tiểu thuyết của ông được đông đảo bạn đọc
yêu thích.

V.Hugo thường sử dụng phương pháp sáng tác lãng mạn để dựng các cốt
truyện ly kỳ, ông hay miêu tả cái cao cả cạnh cái tầm thường, nên ông đã sử
dụng thành công bút pháp nghệ thuật nghịch dị khi miêu tả các nhân vật của
mình.
Còn tác giả Nguyễn Ngọc Thi trong Chân dung các nhà văn thế giới thì
có nhận xét về nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết của ông là việc “lựa chọn

3


sự kết hợp giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch. Nhân vật của V.Hugo có cái phi
thường, cái quá kích cỡ”. Những hình dung từ trong nghệ thuật miêu tả của
ông như ẩn dụ, ngoa dụ, tương phản tạo nên bức chân dung nhân vật rất đa
dạng và phong phú.
Đó là một số nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật trong tiểu
thuyết nói chung của V.Hugo. Tuy nhiên từ trước đến nay, việc tìm hiểu đi
sâu vào nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Thằng Cười thì hầu
như chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể, chuyên biệt mà chỉ có một số
đánh giá nhận xét về tiểu thuyết.
Thằng Cười ra đời năm 1869 nhất thời và sau khi xuất bản tác phẩm một
thời gian dài vẫn được coi là một thất bại của V.Hugo. Sang thế kỷ XX sự
nhìn nhận đó đã thay đổi. Năm 1985, sau 100 năm ngày mất của V.Hugo
trong mười tám cuộc hội thảo “Năm Hugo” ở Pháp thì có một cuộc hội thảo
dành riêng cho Thằng Cười. Điều đó nói lên tầm quan trọng của tác phẩm
trong sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo.
Về mặt nghệ thuật, Phùng Văn Tửu trong cuốn Victor Hugo ở Việt Nam
coi Thằng Cười là bộ tiểu thuyết thể hiện “cái phi thường cái tương phản cao
độ hơn cả”. [17,tr270]
Hay tác giả Đặng Thị Hạnh trong cuốn Tiểu thuyết Victor Hugo (chuyên
luận) với bài “Các tiểu thuyết về cô đơn” có nhận xét Thằng Cười là tác

phẩm Victor Hugo mà ông có “sử dụng nhiều bút pháp đa dạng” khi xây
dựng nhân vật. [5,tr114]
Nguyễn Ngọc Thi trong cuốn Tác giả - tác phẩm văn học ngước ngoài
trong nhà trường có giới thiệu về V.Hugo, điểm qua tên tác phẩm Thằng
Cười nhưng không đi sâu nghiên cứu.
Như vậy các bài nghiên cứu, đánh giá về V.Hugo cùng sự nghiệp văn
chương của ông có rất nhiều nhưng ít bài nghiên cứu phê bình về tiểu thuyết

4


Thằng Cười và nghệ thuật xây dựng các nhân vật trong tác phẩm này. Nếu
có, chỉ dừng lại ở mức khái quát, sơ lược. Mặc dù trong tất cả các bài nghiên
cứu nhân vật Guynplên đều được chú ý đặc biệt và sâu sắc nhưng cũng chưa
quan tâm nghiên cứu từng chi tiết của việc thể hiện nhân vật. Việc nghiên cứu
về nghệ thuật xây nhân vật trong tiểu thuyết Thằng Cười là một đề tài khá lý
thú, mới mẻ và cũng không đơn giản. Do vậy với vốn kiến thức ít ỏi của một
sinh viên năm tư chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong qua trình thực hiện.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã tham khảo các công trình của một số tác
giả được liệt kê phần tài liệu tham khảo.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Victor Hugo đã để lại cho văn đàn thế giới một khối lượng tác phẩm đồ
sộ với nhiều thể loại khác nhau, ở thể loại nào ông cũng gặt hái được không ít
thành công và có những đóng góp vô cùng to lớn. Đặc biệt ở thể loại tiểu
thuyết ông cũng đạt được tới độ mẫu mực ở nhiều khía cạnh: Cách tổ chức
kết cấu, ngôn ngữ... Song ở đây, do giới hạn là một khóa luận tốt nghiệp,
nên đối tượng nghiên cứu chính là “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
Thằng Cười”
Do điều kiện hạn chế cho nên tôi chỉ khảo sát trong phạm vi tiểu thuyết
Thằng Cười của V.Hugo căn cứ vào bản dịch của Hoàng Lâm và Lệ Chi,

Phùng Văn Tửu giới thiệu – NXB Văn Học.
4. Mục đích nghiên cứu
 Góp phần nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Thằng Cười.
 Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác
phẩm, tác giả V.Hugo trong nhà trường.
 Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học.

5


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đi vào tìm hiểu, làm rõ về nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng
như những nét độc đáo của nghệ thuật này trong tiểu thuyết Thằng Cười ở
các phương diện như: nghệ thuật kể, nghệ thuật tả, nghệ thuật nghịch dị….
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
chính sau:
Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh đối chiếu
Để khóa luận đạt kết quả cao nhất, chúng tôi chủ trương sử dụng kết hợp
linh hoạt các phương pháp nói trên.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khóa luận được triển khai theo 2
chương như sau:
Chương 1: Nghệ thuật kể và tả trong xây dựng nhân vật
Chương 2: Nghệ thuật nghịch dị trong xây dựng nhân vật


6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NGHỆ THUẬT KỂ VÀ TẢ TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT
Nhà văn hào Đức W.Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối
với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người”. “Con người
là nội dung quan trọng nhất trong văn học” [15,tr73]. Trong một tác phẩm
văn học nhân vật là một thành phần không thể thiếu, nó là một mắt xích quan
trọng gắn kết mọi biến cố, sự kiện… Qua nhân vật người đọc có thể thấy
được thời đại lịch sử, xã hội lúc bấy giờ, các quan niệm sống các triết lý nhân
sinh. Hơn thế nữa, nhân vật là nơi mà tác giả thường gửi gắm những tư tưởng
của mình, từ đó giúp người đọc có thể định hướng tác phẩm một cách đúng
đắn. Chính vì thế việc xây dựng nhân vật đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn từ nhà
văn. Trong tiểu thuyết Thằng Cười, V.Hugo đã sử dụng các biện pháp nghệ
thuật như kể, tả, nghệ thuật nghịch dị… để xây dựng thành công các nhân vật
ấn tượng đặc sắc và đáng nhớ trong lòng bạn đọc.
1.1. Nghệ thuật kể
Các tác phẩm văn học có sử dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật, nó
là cách thức vận dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật, thể hiện
quan niệm đời sống. Nếu hội họa có cách sử dụng đường nét, màu sắc, độ
sáng tối, đậm nhạt, mờ nhòe…; âm nhạc có các biện pháp âm điệu, âm sắc,
tiết tấu, hòa thanh, giai điệu, phức điệu...; điện ảnh có các biện pháp cận cảnh,
mờ chồng, lắp ghép, tiếng nói ngoại hình…thì văn học cũng có những biện
pháp đặc trưng riêng của nó. Các biện pháp này rất đa dạng, phong phú như:
các biện pháp tu từ (hoán dụ, ẩn dụ…) các biện pháp tạo hình (nghệ thuật kể,
nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật nghịch dị…)

7



1.1.1. Khái niệm kể
Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) thì “Kể là nói có đầu có
đuôi cho người khác biết” [13,tr467]
Thực chất có thể hiểu, kể là hoạt động sáng tạo của nhà văn, là việc giới
thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự
vật theo cái nhìn của nhà văn. Qua nghệ thuật kể, các sự kiện, biến cố diễn ra
trong quá trình phát triển của đối tượng trở thành một dòng chảy, quan hệ
giữa các nhân vật được xâu chuỗi, kết nối một cách lôgic với nhau.
Vậy nghệ thuật kể chuyện là gì?
Theo cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể thì nghệ thuật kể
chuyện được hiểu là sự biết chọn lọc và sắp xếp. Người biết kể chuyện khéo
thì biết dừng lại ở chỗ nào, biết cái gì là chính, cái gì là phụ, biết cái gì nói
trước, cái gì nói sau, sao cho câu chuyện có đầu có cuối, lôi kéo được sự chú
ý của người nghe và làm nổi rõ được ý nghĩa của sự việc.
Như vậy, nghệ thuật kể chuyện chính là cách thức mà người kể đã lựa
chọn, sắp xếp và diễn tả bằng cả tài năng của mình từ đó tạo ra sự hấp dẫn kỳ
diệu và thu hút người khác vào câu chuyện mình kể, cũng như ý nghĩa hàm ẩn
mà mình muốn diễn đạt và bộc lộ. Người kể chuyện phải vận dụng linh hoạt
các biện pháp trần thuật như: kể xuôi (kể theo trình tự và lôgic của sự kiện),
kể ngược (kể ngược lại với trình tự kể xuôi, kể từ kết quả, hậu quả, lần ngược
trở lại đi tìm nguyên nhân) hoặc kể chêm (kể xen, là quá tình kể chuyện dừng
lại nửa chừng để kể chêm vào một chuyện khác có tác dụng bổ sung thông
tin), điều đó chứng tỏ rằng, để có thể kể được một câu chuyện hấp dẫn, thu
hút người khác đọc là cả một nghệ thuật.
Tóm tắt tiểu thuyết.
Thằng Cười gồm 101 chương, không kể hai chương mở đầu, tiểu thuyết
đưa chúng ta đến với nước Anh dưới các triều đại của dòng họ Xtiua. Victor


8


Hugo tạo ra trước mắt chúng ta khi là bãi biển Porlan hoang vắng vào một
đêm đông giá lạnh, khi là vùng ngoại Ô Luân Đôn ngựa xe, hàng quán dập
dìu, có lúc tác giả đưa ta vào chốn cung điện nguy nga, nơi có nữ hoàng Ann,
nữ công tước Giôzian – em của nữ hoàng, có hội đồng nguyên lão, có tên
Backinphêđrô quỷ quái; lúc khác tác giả lại đưa ta đến với gánh hát rong của
"triết gia" Uyêcxuyt có con sói Ômô, cô gái mù Đêa và "Thằng Cười"
Guynplên.
Guynplên tên thật là Fecmên vốn là con của huân tước Linơx Clăngsacli
– một người có tư tưởng cộng hòa, căm ghét nền quân chủ nên đã cam chịu
kiếp sống lưu đày bên Thụy Sĩ. Vua Giăc II với âm mưu làm cho dòng họ
Clăngsacli phải tuyệt diệt, đã sai tay chân bắt đứa con trai của huân tước khi
mới hai tuổi và bí mật đem bán cho bọn buôn người Comprasicôx. Chúng
dùng phẫu thuật đặc biệt làm thay hình đổi dạng bộ mặt của em, khiến cho bộ
mặt trở thành xấu xí lúc nào trông cũng như đang nhăn nhở cười, ngay cả
những lúc muốn khóc.
Sau khi triều vua Giăc II bị lật đổ, có lệnh truy nã và nghiêm trị bọn
Comprasicôx. Vào một đêm giông bão năm 1690, chúng liền tìm đường vượt
biển chạy trốn, bỏ lại Guynplên trơ trọi trên bờ, lúc đó mới mười tuổi. Chú bé
lang thang suốt đêm, gặp bao cảnh hãi hùng, lại nhặt được một em bé gái sắp
bị chết vùi trong tuyết, trên bộ ngực gầy của người mẹ đã lạnh cứng.
Guynplên cởi áo của mình ra ủ cho em rồi bế em đi mãi trước sự ghẻ
lạnh của mọi nhà, cuối cùng may mắn gặp chiếc “lều di động” của Uyêcxuyt,
được ông cưu mang rồi tổ chức thành gánh hát rong.
Mười lăm, mười sáu năm sau, trong triều đình xảy ra nhiều chuyện và có
những âm mưu đen tối: Nữ hoàng Ann chẳng ưa gì Giôzian – cô em vừa trẻ
vừa đẹp hơn mình lại được thừa hưởng bao nhiêu tài sản của huân tước
Clăngsacli. Backinphêđrô lại tìm ra tung tích của Guynplên. Thế là nữ hoàng


9


quyết định phục hồi tước vị cho Guynplên và buộc cô em xinh đẹp phải lấy
người đàn ông xấu xí ấy làm chồng. Guynplên bị cảnh sát đến bắt, đưa vào
triều, còn gánh hát của Uyêcxuyt bị trục xuất khỏi nước Anh. Guynplên ra
khỏi triều đình nhưng buồn bã, chán chường, định tự tử vì người yêu của anh
là Đêa và bố nuôi là Uyêcxuyt không còn đấy nữa. May con sói Ômô tìm
được anh, dẫn anh xuống chiếc tàu kịp lúc tàu vừa rời bến. Quá xúc động
trước sự xuất hiện bất ngờ của Guynplên, Đêa chết trong vòng tay anh; còn
Guynplên cũng nhảy xuống sông chết theo, để lại ông già Uyêcxuyt và con
sói Ômô đau khổ.
1.1.2. Cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ, tạo sự việc mang tính
“bước ngoặt”
Tình huống truyện là “mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân
vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật
bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu
sắc tư tưởng của tác phẩm” [1,tr155]. Đặt nhân vật vào các tình huống truyện
bất ngờ, qua đó V.Hugo để cho nhân vật có thể thể hiện và khẳng định được
tính cách của mình, góp phần thể hiện sâu sắc, tư tưởng của tác phẩm.
Trong Thằng Cười, V.Hugo luôn tạo ra những tình huống đột biến, hết
sức bất ngờ, chỉ trong giây phút hoặc một tích tắc đã đẩy nhân vật từ thái cực
này sang thái cực khác, làm đảo lộn cả cuộc sống và số phận của nhân vật.
Khiến người đọc chuyển hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Từ đó, câu chuyện
trở nên lôi cuốn, thu hút người đọc hơn.
Tình huống thứ nhất: Uyêcxuyt nhìn thấy chiếc quan tài đi ra từ chỗ
Guynplên bị bắt vào và nghĩ Guynplên đã chết. “Vụ bắt bớ thầm lặng” – là
một màn kịch. Sau khi chạy theo và trông thấy Guynplên mất hút dưới cánh
cửa nhà ngục Xaothuak. Trong khi để đầu óc ông ấy suy nghĩ về những bất

công trong xã hội thì V.Hugo lại sử dụng hàng loạt những động từ để khắc

10


họa sự sợ hãi tột cùng của Uyêcxuyt trước thế lực quan trên. Người run lên
bần bật từ đầu đến chân, ông đứng nhớn nhác trong cái xó...; và đỉnh cao của
niềm đau khổ, chua chát, ông nguyền rủa hai con người ông yêu nhất trên đời
bằng những lời tệ hại nhất: “Một thằng xấu xí kinh khủng, một con chột cả
hai mắt...”[10,tr166]. Hai sinh mạng ấy ra đi. Đêa không có mắt, Guynplên
không có mặt. Chỉ đến lúc nghĩ rằng Guynplên đã chết rồi (căn cứ trên việc
trông thấy chiếc quan tài từ ngục ra) thì nỗi đau của Uyêcxuyt mới bộc lộ thực
sự “Họ giết nó rồi! Guynplên ơi! Con ơi! Con trai của bố ơi! Rồi ông khóc
nức nở” [10,tr193].
Sau khi bán hết cơ nghiệp và bị đuổi ra khỏi nước Anh, còn lại một mình
với Đêa đang mê sảng trên tàu Vograd đang nhổ neo, Uyêcxuyt chỉ còn là
một con người tội nghiệp đáng thương. Trong lòng ông vẫn còn tia hi vọng về
sự sống của Guynplên. Nhưng khi Backinphêđrô nói Guynplên chết rồi, ông
cảm thấy lạnh cả người như có con rắn bò trên lưng. Như vậy, hi vọng cuối cùng
trong ông đã bị dập tắt, tia hi vọng ánh sáng le lói cuối cùng đang tan biến.
V.Hugo đã tạo một tình huống bất ngờ khi để Uyêcxuyt nhìn thấy chiếc
quan tài đi ra từ nơi Guynplên bị bắt, rồi bị tên Backinphêđrô “dội gáo nước
lạnh” vào tia hi vọng cuối cùng. Từ đó, Uyêcxuyt tin rằng Guynplên đã chết,
khiến câu chuyện đi theo một hướng nghĩ mới. Và cũng vì tin Guynplên
không còn nữa, Uyêcxuyt đã quyết định cùng Đêa cùng con sói Ômô rời khỏi
Luân Đôn theo lời đề nghị của viên pháp quan định túc số.
Tình huống thứ hai: Sự biến đổi số phận nhân vật Guynplên từ một tên
hề, tên múa rối thành một huân tước, một nguyên lão nghị viện Anh được mọi
người trọng vọng. Số phận Guynplên được khắc họa bằng sự chuyển hóa liên
tục tử – sinh, sinh – tử, cũng như bằng sự chuyển đổi từ xuống thành lên, lên

thành xuống. Khi Guynplên đang bị hỏi cung ở trong hầm tối, cùng tên
Acquanon (thành viên bọn Comprasicôx) thân phận của Guynplên đã được

11


làm rõ. Tên Backinphêđrô xuất hiện và nói: “Vâng! Tôi đến thức tỉnh ngài
dậy. Từ hai mươi lăm năm nay, ngài vẫn ngủ. Ngài vẫn sống trong một giấc
mộng và bây giờ phải xua tan nó đi. Ngài tưởng ngài là Guynplên, nhưng
ngài chính là Clăngsacli. Ngài tưởng ngài thuộc tầng lớp dân thường, nhưng
ngài thuộc tầng lớp lãnh chúa. Ngài tưởng ngài đứng ở hàng cuối cùng,
nhưng ngài đứng ở hàng thứ nhất. Ngài tưởng ngài là một tên múa rối, nhưng
ngài là nguyên lão nghị viện. Ngài tưởng ngài nghèo khổ, nhưng ngài rất
giàu sang phú quý. Ngài tưởng ngài nhỏ mọn, nhưng ngài hết sức vĩ đại. Xin
ngài hãy tỉnh dậy, bẩm ngài huân tước của tôi!” [10,tr130]. Trước sự thay
hình đổi dạng (từ thân phận kẻ bị bắt bỗng trở thành người được trọng vọng)
giáng xuống đầu Guynplên như sét đánh, khiến anh choáng váng ngất lịm đi.
Tất cả các biến đổi đó đột ngột đến mức cả cuộc đời của Guynplên diễn ra
như một giấc mộng, trong đó cái mộng và cái thực luôn chuyển hóa lẫn nhau,
khiến đến cả nhân vật cũng ngập ngừng do dự, không biết mình đang ở mộng
hay ở ngoài cuộc đời thật. Khi Guynplên tỉnh dậy, thấy mình trong lâu đài,
cung điện nguy nga, đang hoang mang bối rối không biết mình ở đâu thì có
người thưa bẩm: “Bẩm huân tước, ngài đang ở trong tư dinh của ngài”
[10,tr147]. Guynplên bị quăng xuống chỗ tột cùng của sự kinh ngạc. Anh
không tin vào những việc đang diễn ra trước mặt mình. Guynplên tự sờ nắn
mình. Trong giây phút ngạc nhiên, người ta cố nhìn để tin chắc rằng mọi vật
đang có thật, rồi người ta tự nắn mình để tin chắc rằng bản thân mình tồn tại.
Đúng như người ta đã nói với Guynplên, nhưng bản thân Guynplên đã khác
rồi. “Anh không còn chiếc áo len thủy thủ và cái lá sen bằng da nữa. Anh
đang mặc một chiếc gilê bằng dạ ngân tuyến, và một tấm áo xa - tanh thêu sờ

vào cũng biết, Anh cảm thấy trong túi ghilê có một túi tiền to đầy. Một cái
quần nhung rộng phủ ngoài chiếc quần hề chật, bó sát người, chân anh dận
giầy cao gót đỏ” [10,tr149]. Người ta đã thay đổi quần áo cho anh và đã

12


chuyến anh đến đây. Một cung điện, lâu đài, tư dinh quyền thế, giàu sang, mọi
hạnh phúc của con người bát ngát xung quanh anh, một trần gian sáng chói
mà anh trở thành trung tâm, ảo ảnh và mông lung quá. Bởi trong số phận, khi
bắt đầu gặp một chuyện bất ngờ, thì người ta luôn chuẩn bị đến những cảnh
dồn dập liên tiếp. Cánh cửa ngạc nhiên ấy một khi đã mở ra thì những điều
bất ngờ ùa vào ngay. Bức tường của bạn bị chọc thủng thì những sự kiện ồ ạt
tuôn qua, những điều phi thường không bao giờ đến một lần. Sau bức thư tình
của người nữ công tước, đến việc phát hiện ra hầm ngầm Xaothuak, rồi liền
lúc đó khi Guynplên bước xuống cửa hang rùng rợn của nhà ngục Xaothuak
thì cũng là lúc anh tỉnh và bước lên một số phận cao sang. Ngược lại, đúng
lúc đứng trên diễn đàn viện nguyên lão, khi cảm thấy mình đang ở trên đỉnh
các tâm hồn, thì chỉ giây lát sau đó đã cảm thấy con đường đi lên đang sụt lở
dưới chân. Đó không chỉ là tâm trạng mà là tai họa thực sự do việc nó muốn
vươn lên tầng cao của xã hội. Nó bỏ mồi để bắt bóng, buông cái thật để chụp
cái giả, bỏ Đêa để bắt Giôzian, bỏ tình yêu để bắt cái kiêu ngạo, bỏ tự do để
bắt cái quyền lực, bỏ lao động tự hào và nghèo khổ để bắt cái giàu sang đầy
trách nhiệm đen tối, bỏ bóng tối của chúa để bắt cảnh lửa rực đầy ma quỷ, bỏ
thiên đường để lấy Thần Sơn. “Nó đã cắn vào quả vàng. Nó khạc ra tro
than.”[10,tr345]. Cái giá phải trả cho bước đi lên đó, không những chỉ là thất
bại, phá sản, xa ngã và đổ nát cho chính bản thân nó, cho ước vọng của riêng
nó, mà còn là sự ra đi thảm họa của gánh hát, phá tan nát gia đình Hộp Xanh,
nơi chứa đựng hạnh phúc của nó.
Quả đúng số phận Guynplên là sự chuyển hóa liên tục tử – sinh, sinh –

tử, cũng chuyển đảo từ xuống thành lên, lên thành xuống. Vừa được trả lại
thân phận của mình thì cũng là lúc anh bị những con người trong xã hội ấy
đạp đổ, quay lưng lại với anh. Từ tên hát rong biến thành huân tước
Clăngsacli – một nguyên lão nghị viên Anh rồi lại trở về thân phận “Thằng

13


Cười” như xưa. Đây là một trong những tình huống kép tạo bước ngoặt lớn
trong cuộc đời nhân vật cũng đã tạo ra sự bất ngờ lớn dành cho bạn đọc.
Tình huống thứ ba: Việc con sói Ômô xuất hiện trước khi Guynplên định
tự tử. Guynplên khi được chứng minh thân phận huân tước của mình nhưng
dường như đẳng cấp của anh đã “hắt hủi” anh trước khi anh được “thừa
nhận”. Anh đã từ bỏ cái xã hội, đẳng cấp quý tộc ấy, Guynplên đã trở lại với
chính con người trước. Anh trở về tìm lại Hộp Xanh, nơi có người bố đáng
kính – Uyêcxuy, người anh yêu thương – Đêa.
Tìm trở về với cánh đồng Tarinzeau, nhưng chỉ còn thấy nó hoang tàn và
đổ nát. “Hệt như thần chết đã đi qua đây. Tổ kiến đã bị nghiền nát... Cánh
đồng Tarinzen còn hơn cả vắng vẻ, nó tiêu điều, và trong tất cả các xó xỉnh
đều cảm thấy có móng vuốt dữ tợn cào vào. Cứ như thể người ta đã lộn trái
cái túi của cái bãi chợ phiên khốn khổ này và vét sạch.”[10,tr331]. Cuối
cùng, Guynplên cũng hiểu ra rằng người ta đã cắt đứt hết mọi con đường dẫn
nó trở về chốn cũ.
Sau khi sạo sục, tìm kiếm khắp nơi, Guynplên rời khỏi bãi và đi vào
những con phố ngoằn ngoèo của đoạn cuối bãi. Cuối con đường dẫn đến một
hàng lan can của Epfrôcxtôn. Lan can này rào chắn một đoạn phố rất ngắn và
rất hẹp của bờ sông. Guynplên dừng lại trước lan can, tỳ khuỷu tay ôm lấy
đầu, anh nhìn dòng nước và bắt đầu suy nghĩ miên man, anh suy nghĩ lại tất
cả mọi việc đã diễn ra.
Anh thấy mình như một tay cờ bạc đã lần lượt đánh hết chủ bài. Nó đã bị

lôi cuốn vào cái sòng bài tai hại. Nó đã đem Đêa ra đặt để mong ăn Giôzian,
nó đã được một con quái vật. Nó đã đem Uyêcxuyt ra đặt để mong lấy một
gia đình, nó đã nhận được sỉ nhục. Nó đem cái sân khấu hát rong ra đặt để lấy
một cái ghế huân tước, trước nó vẫn được hoan hô, bây giờ nó đã nhận được
chửi rủa. Lá bài cuối cùng khi nó trở về thì lại vừa bị rơi xuống tấm thảm

14


xanh tiền định của bãi chợ vắng lặng. Giờ đây không có Đêa, không có
Uyêcxuyt, không có Ômô, không còn Hộp Xanh nữa, anh sẽ sống ra sao
đây. Thiếu Đêa và những người thân yêu, đối với Guynplên là thiếu tất cả,
vậy là hết.
Anh bắt đầu cởi bỏ chiếu áo ngoài, rồi đến áo ghi – lê, cầm cây bút viết
mấy dòng với những câu tuyệt mệnh cuối cùng: “Tôi ra đi. Mong rằng Đêvit,
anh tôi, sẽ thay thế tôi và được hạnh phúc” [10,tr350] và ký: FECMÊN
CLĂNGSACLI, nguyên lão nghị viện Anh quốc. Anh để chiếc mũ lên trên
áo. Rồi đầu anh cứ như sà vào trong cái bóng tối dài mênh mông của dòng
sông. Guynplên muốn tìm về thế giới có những người thân yêu của mình. Anh
muốn để cho mình trôi theo dòng sông.
Chợt bất giác Guynplên cảm thấy một cái lưỡi liếm vào tay, anh rùng
mình ngoảnh lại, thật hạnh phúc bao nhiêu Ômô đứng sau anh. Nhìn thấy
Ômô, mắt long lanh nhìn mình, Guynplên đứng lặng hồi lâu, anh như “chết
đuối vớ được cọc”, khi anh tuyệt vọng, không lối thoát thì Ômô xuất hiện như
một vị cứu tinh và đưa anh trở về với hạnh phúc gia đình của mình.
Như vậy, qua tiểu thuyết “Thằng Cười” chúng ta có thể thấy cách xây
dựng tình huống truyện bất ngờ, tạo sự việc mang tính “bước ngoặt” cũng là
một trong những nguyên nhân tạo sự hấp dẫn của câu chuyện, nó nằm trong ý
đồ của nhà văn tạo nên sự bất ngờ thú vị. Làm được như vậy là cả một nghệ
thuật và chỉ có V.Hugo với tài năng của mình nới có thể tạo ra những sự kiện

mang tính “bước ngoặt” cho nhân vật như vậy.
1.1.3. Cách kể theo hướng “treo” cốt truyện
Thủ pháp “treo” cốt truyện tức là khi chuyện đang ở hồi gay cấn thì dừng
lại chuyển sang chương sau, nhưng khi sang chương sau tác giả lại không mở
nút ngay mà lại nói đến một chuyện khác. Chính điều này tác động đến tính tò
mò hiếu kì của độc giả, tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.

15


Có thể nói, thủ pháp “treo” cốt truyện là một trong những thủ pháp
thường thấy trong các truyện chương hồi. Phải là người khéo léo, điêu luyện
lắm mới có thể sử dụng được thành công thủ pháp này. Người vận dụng thành
công thủ pháp này một cách thành thạo, điêu luyện của văn học Đông - Tây
có lẽ chỉ có V.Hugo – đứa con thiên tài của thời đại. Ông đã vận dụng nó một
cách tài tình trong tiểu thuyết Thằng Cười. Victor Hugo đã xây dựng nên một
câu chuyện về số phận và tình yêu của nhân vật chính Guynplên. Câu chuyện
không được nhà văn kể theo trật tự thời gian quen thuộc mà nó được xây
dựng bởi sự kết hợp đan xem giữa quá khứ với hiện tại, hiện tại với tương lai.
Mở đầu câu chuyện nhà văn đã để ông già Uyêcxuyt và chú sói Ômô
xuất hiện ở những trang truyện đầu tiên, họ sống trong ngôi lều lưu động, họ
đã ở và cùng nhau đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm sống. Sau đó tác giả
lại đưa chúng ta đến với con thuyền của một số người đang chạy trốn, họ là
những kẻ đào tẩu, bỏ lại chú bé mười một tuổi trên đất liền. Chú bé đó phải
một mình chịu cảnh bóng đêm đen tối, hoang vu của đêm bão tuyết. Còn bọn
người chạy trốn kia, phải chịu sự trừng phạt bị nhấn chìm trong bão táp của
biển. Chú bé trên con đường tìm sự sống đã mang một nguồn sống mới cho
một em bé gái đang nằm trên người mẹ đã chết vì tuyết lạnh và đói. Hai linh
hồn nhỏ bé nương tựa vào nhau mà sống, chúng vượt qua những con đường
gian khổ để tìm đến nơi có người ở, chúng mong nơi đây sẽ có người mở lòng

yêu thương mà giúp đỡ chúng. Nhưng loài người cũng thật ích kỷ và xấu xa,
họ không hề quan tâm đến hai đứa nhỏ tội nghiệp đáng thương. Chúng lại ra
đi để tìm kiếm đến một trái tim nhân từ. Và may mắn thay khi chúng đến với
ngôi lều nhỏ của Uyêcxuyt. Ở đây chúng được ông dang tay cứu giúp, được
cho ăn uống, sưởi ấm, nghỉ ngơi. Hai đứa trẻ đó là “Thằng cười” Guynplên và
cô bé mù Đêa. Đến đây V.Hugo không nói tiếp về cuộc sống của hai đứa bé
trong gia đình của Uyêcxuyt mà dừng lại bằng một câu bỏ ngỏ khi nói về đôi

16


mắt của Đêa “Uyêcxuyt nói – ra nó mù” [9,tr216] nhà văn đã chuyển sang
phần sau của câu chuyện. Tưởng rằng sang phần sau, tác giả sẽ tiếp tục nói về
Đêa và Guynplên nhưng khi sang phần 2 của tác phẩm, ở chương Quá khứ
luôn có mặt, con người phản ánh con người [9,tr218] nhà văn lại quay về quá
khứ kể về huân tước Linơx Clăngsacli – cha của Guynplên . Ông là một trong
số những nguyên lão Anh quốc đã chấp thuận nền dân chủ, căm ghét nền
quân chủ nên đã bị bắt chịu kiếp sống lưu đày bên Thụy Sĩ. Cũng trong
chương này nhà văn đã để người đọc biết đến huân tước Đêvit Điry – Moa
(anh trai cùng cha khác mẹ của Guynplên), nữ công tước Giôzian (sau là vị
hôn thê được đính ước với Guynplên) và tên Backinphêđrô đầy nham hiểm và
độc ác.
Hay ở ngay trong vụ bắt Guynplên vào nhà ngục Xaothuak nhà văn để
cho các sự việc ngắt quãng, thủ pháp treo cốt truyện được phát huy một cách
tối đa nhất. Diễn biến câu chuyện của tên tù nhân khi nhận tội đã phẫu thuật
“đặc biệt” cho Guynplên không được nhà văn kể lại liền mạch mà đan xen
vào đó các chương nói đến tâm trạng lo lắng của Uyêcxuyt khi đứng ngoài
nhà ngục Xaothuak, lúc lại là kể về những việc làm của Uyêcxuyt khi trở lại
quán trọ. Cứ như vậy, lát cắt của các sự kiện cứ đan xem, lồng ghép với nhau,
tuy không liền mạch nhưng tạo được sự tư duy lôgic cũng như kích thích của

độc giả, tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện.
Khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn, điều đáng ghi nhận là
V.Hugo đã không quá lệ thuộc vào trục chính của cốt truyện mà ông đã khéo léo
xen kẽ, đan cài, lồng các cốt truyện với nhau, hoặc sắp xếp với những chương
ngoại đề. Điều này được cụ thể hóa qua bảng thống kê. (Bảng 1 – phụ lục)
Dựa vào bảng thống kê ta thấy các chương ngoại đề xuất hiện đan xen
với các chương của cốt truyện chính. Mật độ xuất hiện các chương có khi là
ba chương, có lúc là năm chương, nhiều nhất là 12 chương, điều này phụ

17


thuộc vào nhịp điệu và việc sắp xếp sự kiện của tác giả. Các chương ngoại đề
có thể nói về kiến trúc, luật pháp, hội hè, lịch sử xã hội,… hoặc có khi lại là
những suy tư chồng chất về con người của tác giả trước sự thay đổi của mọi
vật do tác động của thời gian, thêm vào đó là những lời bình, nhận xét lời
đánh giá của tác giả về sự kiện hoặc đối tượng miêu tả, vừa tăng tính hiện
thực cho câu chuyện, vừa thể hiện thái độ bảo vệ di sản văn hóa, tôn trọng
lịch sử, khẳng định ánh sáng văn minh và lòng nhân đạo của tác giả.
Như vậy, thủ pháp “treo” cốt truyện đã tạo ra độ hấp dẫn cho tác phẩm,
gợi lên tính hiếu kì, tò mò, háo hức cho người đọc. Nhờ vậy mà ta có thể hiểu
thêm về nhân vật, nhận xét nhân vật trong tác phẩm theo nhiều hướng khác,
nhận thấy được sự đa tài của tác giả. Bên cạnh đó hiểu thêm về nước Pháp ở
nhiều phương diện (xã hội, văn hóa, kinh tế, lịch sự biến cố…) nơi thiên tài vĩ
đại đã sinh ra và lớn lên.
1.2. Nghệ thuật tả
1.2.1. Khái niệm tả
Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), “Tả diễn đạt bằng ngôn
ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét” [13,tr850]
Tả là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng đối với các thể

loại văn học. Đó là cách tái hiện con người, sự vật, sự kiện, đồ vật…một cách
cụ thể cảm tính, tác động trực tiếp đến trí tưởng tượng của bạn đọc, khiến bạn
đọc có thể hình dung về đối tượng một cách đầy đủ.
Tả cũng như kể, là một hoạt động sáng tạo của nhà văn đòi hỏi phải có
sự kết hợp khéo léo các danh từ, động từ, tính từ, các kiểu câu sao cho hình
ảnh cuối cùng của đối tượng hiện lên trước hình dung của người đọc bằng
càng nhiều giác quan càng tốt. Ngoài việc giúp người đọc có thể hình dung
được bề ngoài nhân vật, nghệ thuật tả còn hé mở cả những điều thầm kín sâu
xa, cái bản chất bên trong của nhân vật. Nghệ thuật tả là một trong những

18


nhân tố phản ánh phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong tác phẩm
Thằng Cười, nhà văn đã chọn lọc khắc họa những yếu tố chi tiết đặc sắc làm
nổi bật lên ngoại hình, hành động, diễn biến tâm lý của nhân vật.
1.2.2. Sự đặc tả về ngoại hình nhân vật
Ngoại hình được hiểu là diện mạo, bề ngoài của nhân vật. Khi xây dựng
nhân vật hầu hết các nhà văn đều cho nhân vật của mình một diện mạo, một
ngoại hình để góp phần thể hiện tính cách. Ngoại hình có thể giúp cho người
đọc hiểu được phần nào tính cách của nhân vật nhưng đó là yếu tố quan trọng,
không thể thiếu để bước đầu nắm bắt được nhân vật. Đó là một thủ pháp nghệ
thuật không thể thiếu trong nghệ thuật nói chung và trong tiểu thuyết nói
riêng. Trong tiểu thuyết, nhân vật vừa được nhà văn miêu tả chân dung, ngoại
hình, vừa được khắc họa chiều sâu tâm lý. Tuy nhiên mỗi nhà văn có một
cách thể hiện mang dấu ấn cá nhân của mình.
Đối với nhà văn V.Hugo, những nhân vật của ông hấp dẫn người đọc
không chỉ ở cuộc sống, tính cách mà còn ở chính những nét dị hình dị dạng
hoặc những nét hoàn hảo trên thân hình của họ. Chính vì vậy, khi viết Thằng
Cười, V.Hugo đã dùng biện pháp tả như một phương thức để khắc họa chân

dung cũng như cuộc đời, số phận của nhân vật.
Sinh ra khi mới được hai tuổi bị bán cho bọn buôn người, bị trở thành
một đứa trẻ lang thang, nếu chỉ dừng lại như vậy thì có lẽ Guynplên cũng chỉ
là một trong số vô vàn những đứa trẻ cô đơn và bất hạnh khác. Thế nhưng
không! Đau khổ thay cho đứa trẻ sau khi bị bắt cóc trao đổi lại trở thành “sản
phẩm mới, đặc biệt” của một phương pháp phẫu thuật hiện đại. Chính phương
pháp phẫu thuật này mang đến cho Guynplên một khuôn mặt khác lạ đến mức
người ta coi anh như một sinh vật dị kỳ.
V.Hugo đã thành công khi đặc tả ngoại hình xấu xí đến khiếp sợ của
Guynplên. “Một cái mỗm rộng hoặc đến mang tai, hai tai cụp xuống tận mặt,

19


một cái mũi dị hình để lúc la lúc lắc, đôi nhãn mục của kẻ làm trò khỉ và một
bộ mặt hễ trông thấy là không ai nhịn được cười… Hai con mắt giống như hệt
hai cửa trổ sang hàng xóm, mồm là một chỗ đứt đoạn, một cục u ngắn, tẹt, với
hai lỗ thủng làm mũi, mặt là một cái gì bèn bẹt…” [9,tr322]
Qua cách miêu tả ta thấy Guynplên có khuôn mặt “xấu kinh dị” vượt xa
những kiểu làm trò cố tình khác trong ngày hội hóa trang. Phải chăng, thiên
nhiên đã rất hoang phí khi mang đến “ân huệ” quá lớn này cho Guynplên?
Thiên nhiên đã ban tặng cho Guynplên quá nhiều chăng? Nhưng có đúng là
thiên nhiên không? Không! Chính do con người! con người đã tiếp tay cho
thiên nhiên.
Nếu như Cadimôđô trong Nhà thờ Đức bà Pari mang cái xấu do tạo hóa,
do cha sinh mẹ đẻ là vậy thì Guynplên lại bị do người ta cố tình làm ra thế,
biến đổi thành một thứ đùa vui như vậy. Sự độc ác của lòng dạ con người và
kỹ thuật giải phẫu đó đã làm thay đổi hoàn toàn số phận và cuộc đời của
Guynplên.
Anh mãi mãi phải mang trên mặt cái cười “bẩm sinh” như thế. Có điều,

cười với anh ở đây không phải là sự hoan hỉ, hạnh phúc trong lòng. Mặt anh
cười nhưng tư tưởng anh không cười. Ngay cả Uyêcxuyt lúc đầu cũng nghĩ
anh cười, khi cặp mắt ông vừa ngẩng lên thì gặp ngay bộ mặt Guynplên, ông
đột ngột hỏi: “Sao mày lại cười”. Lúc Guynplên nói là cậu không cười,
Uyêcxuyt mới rợn cả người, bủn rủn từ đầu đến chân, khi quan sát thật chăm
chú, ngắm nghía bộ mặt cậu một lần nữa rồi quát: “Đừng có cười nữa!”. Có
lẽ, giờ đây Uyêcxuyt mới nhìn thấy thật rõ khuôn mặt của Guynplên, bởi ban
đêm trong lều tối, ánh sáng không đủ để nhìn thấy khuôn mặt nó. Ban ngày
ông mới thấy được khuôn mặt “lạ” ấy, và ông cũng phần nào biết về những kẻ
đã làm nên sự đau khổ vào cuộc đời của Guynplên.

20


×