TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
ĐINH THỊ ÁNH
RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 3
QUA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN THEO
QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. ĐỖ HUY QUANG
HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại
song nhờ sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp tôi đã
hoàn thành đúng tiến độ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - PGS.TS Đỗ Huy Quang
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
Tiếng Việt, Ban chủ nhiệm khoa giáo dục Tiểu học, Ban giám hiệu trường đại
học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu cũng như hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Đinh Thị Ánh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, căn cứ, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực.
Đề tài chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Đinh Thị Ánh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
Thứ tự
Kí hiệu viết tắt
Diễn giải
1
GV
Giáo viên
2
HS
Học sinh
3
GK
Giám khảo
4
SL
Số lượng
5
ĐC
Đối chứng
6
TN
Thực nghiệm
7
SGK
Sách giáo khoa
8
SGV
Sách giáo viên
9
BT
Bài tập
10
VD
Ví dụ
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
Phần 2: NỘI DUNG ........................................................................................ 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 6
1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm kĩ năng nói .............................................................................. 6
1.1.2 Khái niệm kể chuyện................................................................................ 8
1.2 Quan điểm giao tiếp .................................................................................... 9
1.2.1 Khái niệm giao tiếp .................................................................................. 9
1.2.2 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp ...................................................... 11
1.2.3 Bản chất của quan điểm giao tiếp .......................................................... 14
1.2.4 Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ....................................... 15
1.3 Rèn kĩ năng nói qua phân môn kể chuyện theo quan điểm giao tiếp ....... 15
1.3.1 Rèn kỹ năng nói chuẩn mực (phát âm), nói mạch lạc, nói nghệ thuật cho
học sinh lớp 3 .................................................................................................. 15
1.3.2 Rèn kỹ năng nói độc thoại, nói đối thoại (mô phỏng giọng nói), nói có
người nghe trực tiếp cho học sinh lớp 3.......................................................... 17
1.3.3 Vận dụng quan điểm giao tiếp để rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 ... 19
1.3.4 Vận dụng quan điểm giao tiếp để rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua
phân môn kể chuyện........................................................................................ 20
1.4 Học sinh Tiểu học, chủ thể hoạt động kể chuyện ..................................... 22
1.1.4.1 Tư duy của học sinh Tiểu học ............................................................. 22
1.1.4.2 Tưởng tượng của học sinh Tiểu học ................................................... 23
1.1.4.3 Chú ý của học sinh Tiểu học ............................................................... 23
1.1.4.4 Trí nhớ của học sinh Tiểu học............................................................. 24
1.1.4.5 Tình cảm của học sinh Tiểu học ......................................................... 25
1.1.4.6 Ngôn ngữ của học sinh Tiểu học ........................................................ 25
2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 26
2.1 Khảo sát chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3........................... 26
2.1.1 Nhiệm vụ của phân môn kể chuyện ở lớp 3........................................... 26
2.1.2 Nội dung của phân môn kể chuyện ở lớp 3 ........................................... 26
2.1.3 Các dạng bài tập kể chuyện ở lớp 3 ....................................................... 27
2.2. Khảo sát kĩ năng nói ở học sinh lớp 3 ...................................................... 29
2.3 Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn kể
chuyện theo quan điểm giao tiếp..................................................................... 33
2.3.1 Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng nói qua phân môn kể chuyện cho học
sinh lớp 3 ......................................................................................................... 33
2.3.2 Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn kể
chuyện theo quan điểm giao tiếp..................................................................... 35
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 37
Chƣơng 2: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 3
QUA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP .... 38
2.1 Vận dụng phương pháp đóng vai để rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3
qua phân môn kể chuuyện theo quan điểm giao tiếp. ..................................... 38
2.1.1 Khái niệm ............................................................................................... 38
2.1.2 Các bước thực hiện................................................................................. 40
2.1.3 Những lưu ý khi vận dụng phương pháp ............................................... 41
2.2 Vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp để rèn kĩ năng nói cho học
sinh lớp 3 qua phân môn kể chuyện theo quan điểm giao tiếp ....................... 42
2.2.1 Khái niệm ............................................................................................... 42
2.2.2 Các bước thực hiện................................................................................. 43
2.2.3 Những lưu ý khi vận dụng phương pháp .............................................. 45
2.3 Vận dụng phương pháp dạy học thông qua trò chơi để rèn kĩ năng nói cho
học sinh lớp 3 qua phân môn kể chuyện theo quan điểm giao tiếp. ............... 45
2.3.1 Khái niệm ............................................................................................... 45
2.3.2 Các bước cần thực hiện khi vận dụng phương pháp .............................. 47
2.3.3 Những lưu ý khi vận dụng phương pháp ............................................... 48
2.3.4 Giới thiệu một số trò chơi học tập để rèn kĩ năng nói cho học sinh ...... 49
2.3.4.1 Trò chơi “Sắp xếp ý theo trình tự câu chuyện kể” .............................. 49
2.3.4.2 Trò chơi: Thi đặt tên cho đoạn ............................................................ 51
2.3.4.3 Trò chơi: Thi kể chuyện liên hoàn ...................................................... 52
2.3.4.4 Trò chơi: Nhìn tranh kể chuyện .......................................................... 53
2.4 Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để rèn kĩ năng nói cho học
sinh lớp 3 qua phân môn kể chuyện theo quan điểm giao tiếp. ...................... 54
2.4.1 Khái niệm ............................................................................................... 54
2.4.2 Các bước thực hiện................................................................................. 56
2.4.3 Những lưu ý khi vận dụng phương pháp ............................................... 58
2.5 Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để rèn kĩ
năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn kể chuyện theo quan điểm giao
tiếp. .................................................................................................................. 62
2.5.1 Khái niệm ............................................................................................... 62
2.5.2 Các bước thực hiện................................................................................. 63
2.5.3. Những lưu ý khi vận dụng phương pháp .............................................. 65
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 67
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 68
3.1 Mục đích, nguyên tắc thực hiện ................................................................ 68
3.2 Đối tượng, nội dung và phương pháp thực nghiệm .................................. 68
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm .......................................................................... 68
3.2.2 Nội dung thực nghiệm............................................................................ 69
3.2.3 Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 75
3.3 Tổ chức thực nghiệm................................................................................. 75
3.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm ............................................................................ 75
3.3.2 Tiến hành thực nghiệm........................................................................... 76
3.4 Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 76
3.4.1 Các bình diện được đánh giá .................................................................. 76
3.4.2 Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm ............................................. 78
Tiểu kết chương 3............................................................................................. 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay nền giáo dục nước ta đòi
hỏi phải đào tạo ra những người lao động không chỉ có phẩm chất mà còn
phải năng động, sáng tạo, có kĩ năng tốt để giải quyết các vấn đề đặt ra trong
thực tế cuộc sống. Một trong những kĩ năng không thể thiếu đối với mỗi
người đó chính là kĩ năng nói. Vậy làm thế nào để rèn kĩ năng nói cho học
sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học.
1.2 Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí vô cùng quan trọng. Dạy
học Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh
Tiểu học các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Đồng thời môn Tiếng Việt còn
góp phần bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương, đất nước, con
người và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong môn Tiếng Việt, phân môn kể chuyện có một vị trí quan trọng.
Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống, vốn văn
học, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Đặc biệt phân môn này còn
rèn cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc rất hiệu quả. Trong đó nghe và nói
là hai kĩ năng quan trọng giúp học sinh tạo lập ngôn bản và giao tiếp trong
cuộc sống hàng ngày. Ở bất kì phân môn nào của Tiếng Việt cũng đều rèn cho
học sinh kĩ năng nói, trong đó ở phân môn kể chuyện, học sinh được trực tiếp
tham gia vào hoạt động giao tiếp nhiều hơn. Qua mỗi tiết học, học sinh được
tiếp xúc với một văn bản kể chuyện khá lý thú, từ đó các em cảm nhận được
nội dung và có được những bài học bổ ích,… nhưng điều quan trọng hơn là
các em còn học được cách dùng từ, đặt câu để diễn đạt suy nghĩ và bộc lộ tâm
tư, tình cảm. Vì vậy mà việc rèn kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn kể
chuyện là điều rất đáng quan tâm hiện nay.
1
1.3 Như chúng ta đã biết ở lớp 1, 2 yêu cầu về kĩ năng kể chuyện chỉ ở
mức độ là sau khi nghe thầy cô kể 2, 3 lần một câu chuyện đơn giản phù hợp
với trình độ và đặc điểm lứa tuổi, các em phải nắm được nội dung chính của
câu chuyện và dựa vào trí nhớ, tranh minh họa trong sách giáo khoa, và câu
hỏi dưới tranh kể lại từng đoạn câu chuyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo
lời của mình, kể thêm một hai chi tiết sáng tạo, hoặc dựng lại câu chuyện đã
học theo vai, bước đầu có sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp. Tuy
nhiên đến lớp 3 yêu cầu về kĩ năng kể chuyện mới được nâng lên một mức
cao hơn hẳn, đó là kể lại chuyện theo lời một nhân vật. Hơn nữa, từ 10 tuổi
trở đi, bộ phận phát thanh của học sinh tiểu học đã bắt phát triển mạnh, dó đó
đây là thời điểm quan trọng để giáo viên rèn kĩ năng nói cho học sinh, đặc
biệt là qua phân môn kể chuyện.
Trên diễn đàn giáo dục Tiểu học, nhiều tiếng nói đã khẳng định, rèn kĩ
năng nói cho học sinh Tiểu học qua phân môn kể chuyện là ưu thế, có tính
thực tiễn cao trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Để bổ sung thêm những đề
xuất này, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh
lớp 3 qua phân môn kể chuyện theo quan điểm giao tiếp” để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến thời điểm hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về việc dạy học kể
chuyện trong trường Tiểu học như cuốn: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2”
của hai tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí, xuất bản năm 1998. Trong
cuốn này, hai tác giả đã nêu rất rõ nội dung chương trình, yêu cầu kĩ năng kể
chuyện của từng lớp cũng như quy trình, phương pháp dạy học kể chuyện.
Đồng thời hai tác giả cũng đánh giá cao ý nghĩa, mục đích của kể chuyện và
quan niệm kể chuyện là một kĩ năng, một hoạt động sáng tạo, một hoạt động
lời nói.
Tuyển tập cuốn: “Hỏi đáp về dạy học Tiếng VIệt” của nhiều tác giả, do
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) đã đề cập rất chi tiết, rõ ràng về nhiệm vụ,
2
phương pháp dạy học, quy trình dạy học và các dạng bài tập kể chuyện của
từng lớp.
Cùng với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa cấp Tiểu học, việc
đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung dạy học đã đề ra là
một trong những vấn đề cấp thiết đang được mọi người quan tâm. Trong tạp
chí ngôn ngữ số 4/2001, Nguyễn Minh Thuyết đã đưa ra: Mấy quan điểm cơ
bản trong việc biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt (thử nghiệm) bậc Tiểu
học và bậc Trung học cơ sở. Bài viết giới thiệu một số quan điểm cơ bản
trong việc biên soạn hai bộ sách trên gồm: Quan điểm giao tiếp, quan điểm
tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đây có thể
là định hướng tốt cho việc biên soạn sách giáo khoa và giảng dạy Tiếng Việt
trong tương lai cho phù hợp với mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Như
vậy có thể thấy việc dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những vấn
đề đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm.
Cuốn: “Một số vấn đề về dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
ởTiểu học” xuất bản năm 2009 của tác giả Nguyễn Trí đã chú ý đến các vấn
đề như: Quan điểm giao tiếp quy định nội dung, phương pháp dạy học, hình
thức dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học và đặc biệt là quan điểm giao tiếp thể
hiện ở từng phân môn Tiếng Việt.
Ngoài ra còn khá nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập một cách
trực tiếp hay gián tiếp về vấn đề này như tạp chí Dạy và học ngày nay số
4/2007 với bài: “Dạy kĩ năng nói Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học” của Phó
Giáo Sư - Tiến Sĩ Nguyễn Trí; bài: “Giúp học sinh Tiểu học phát triển ngôn
ngữ nói thông qua hình thức kể chuyện theo vai” trong tạp chí giáo dục số
197 (kì I - 9/2008) của tác giả Mai Xuân Đỉnh,…
Như vậy có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề dạy học kể chuyện và
rèn kĩ năng nói cho học sinh trong phân môn kể chuyện, tuy nhiên chưa có
3
những nghiên cứu đi sâu vào vấn đề rèn kĩ năng nói theo quan điểm giao tiếp ở
một khối lớp cụ thể. Vì vậy, chúng tôi quyết định triển khai đề tài: “Rèn kĩ
năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn kể chuyện theo quan điểm giao
tiếp”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân
môn kể chuyện theo quan điểm giao tiếp để góp phần nâng cao chất lượng giờ
kể chuyện và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp của học sinh
Tiểu học.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình dạy học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 3 theo chương
trình hiện hành.
5. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện điều tra, khảo sát và tiến hành thực nghiệm ở khối học sinh
lớp 3 trường Tiểu học Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng nói cho
học sinh lớp 3 theo quan điểm giao tiếp.
Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân
môn kể chuyện theo quan điểm giao tiếp, từ đó rèn và phát triển khả năng
giao tiếp cho học sinh.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát
4
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
8. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được triển khai làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn
kể chuyện theo quan điểm giao tiếp
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
5
Phần 2: NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm kĩ năng nói
Theo từ điển Tiếng Việt kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức
thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Theo Nguyễn Quốc Vỹ “Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện
có hiệu quả một công việc để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa
chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh và phương tiện nhất định.
Theo từ điển Tâm lí học của tác giả A.V.Petrovxki “Kĩ năng là giai
đoạn nắm vững cách hành động dựa trên quy tắc nào đó và hành động phù
hợp với quy tắc ấy trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đã xác định”.
Tác giả A.V.Pe-trôv-xki cho rằng: “Kĩ năng là cách thức hành động
dựa trên cơ sở tổ hợp những kiến thức và kĩ xảo. Kĩ năng được hình thành
bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động
không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi”.
Ngoài ra, kĩ năng còn được hiểu là năng lực hay khả năng của chủ thể
thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết nhằm
tạo ra kết quả mong đợi.
Dựa trên các quan điểm trên, chúng tôi đưa ra khái niệm sau: “Kĩ năng
là hệ thống các thao tác, những cách thức hành động phù hợp để thực hiện có
kết quả một hoạt động dựa trên những kiến thức nhất định”.
Kĩ năng nói là một trong những kĩ năng quan trọng mà mỗi người cần
trang bị và rèn luyện.
6
Kĩ năng nói được hiểu là khả năng, trình độ biểu đạt ngôn ngữ âm
thanh. Theo đó kĩ năng nói không đơn thuần chỉ là nói mà còn phải có tri thức
về nói và phải thể hiện trong giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, nét mặt,… để
diễn đạt được chính xác nội dung, thể hiện đúng đắn, đầy đủ ý định, bộc lộ
được những tình cảm tinh tế nhất. Vì vậy, có thể khẳng định được rằng việc
rèn luyện kĩ năng nói là một hoạt động cần thiết trong nhà trường.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, kĩ năng nói thực chất là sự phối hợp phức
tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội của cá nhân với sự vận động của cơ
mắt, ánh mắt, nụ cười (vận động môi miệng), tư thế đầu, cổ, vai,tay, chân
đồng thời với ngôn ngữ nói của chủ thể giao tiếp. Sự phối hợp hài hoà, hợp lý
giữa các vận động mang một nội dung tâm lý nhất định, phù hợp với mục
đích, ngôn ngữvà nhiệm vụ giao tiếp cần đạt được của chủ thể giao tiếp.
Theo chúng tôi: “Kĩ năng nói là khả năng, trình độ biểu đạt ngôn ngữ,
là cách thức thực hiện hài hoà có kết quả việc sử dụng ngôn ngữ kết hợp với
các hành vi cử chỉ, điệu bộ của chủ thể trong hoạt động giao tiếp với những
hoàn cảnh, tình huống thực tế khác nhau”.
Để có kĩ năng nói tốt chúng ta cần chú ý đến các yêu cầu sau:
- Nói chính âm: phát âm đúng các từ, các âm
- Nói gẫy gọn: tức là nói rõ câu, rõ các vế của câu
- Nói mạch lạc: tức là thể hiện rõ nội dung định nói, nói liền mạch,
không ậm ừ.
- Nói biểu cảm: nghĩa là khi nói người nói cần thể hiện thái độ, tình
cảm.
- Nói là giao tiếp trực tiếp, có người nghe nên người nói phải biết
hướng đến người nghe, giao lưu với người nghe, làm chủ ngữ điệu khi nói,
giọng nói không đều đều, phải biết nhấn giọng tức là biết khi nào cần nói to,
khi nào cần nói nhỏ, khi nào cao giọng, khi nào thấp giọng.
7
- Nói cần đến nghệ thuật giao tiếp, nói bằng cả ngôn ngữ hình thể như
ánh mắt, vẻ mặt, nụ cười, động tác tay chân,…
Tất cả các yêu cầu trên đều nhằm hỗ trợ cho lời nói đạt hiệu quả cao
nhất. Vì vậy khi nói, người nói cần chú ý các yêu cần trên để hình thành kĩ
năng nói cho mình.
1.1.2 Khái niệm kể chuyện
Kể là một động từ biểu thị hành động nói. Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân
chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi
ở vị trí một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
a. Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình
kịch) - còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết.
b. Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
c. Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.
d. Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học.
Ở phạm trù ngữ nghĩa a) văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc văn
trong tiểu thuyết. Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của
truyện. Đặc trưng cơ bản của chuyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra,
đang diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng.
Ở phạm trù ngữ nghĩa b ) kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh
động bằng lời nói. Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú
ý của người nghe, người ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện. Với các môn
khoa học tự nhiên, kể chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác
giả, miêu tả quá trình phát minh, sáng chế, quá trình phản ứng hoá học…
Ở phạm trù ngữ nghĩa c ) Văn kể chuyện là một loại văn mà HS phải
được luyện tập diễn đạt bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy
tắc nhất định. Vì tính chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên
nó trở thành loại hình cần được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn
miêu tả, văn nghị luận.
8
Ở phạm trù ngữ nghĩa d ) Kể chuyện là một môn học của các lớp Tiểu
học trường Phổ thông. Có người hiểu đơn giản kể chuyện chỉ là kể chuyện dân
gian, kể chuyện cổ tích. Thực ra không hẳn như vậy, kể chuyện ở đây bao gồm
việc kể nhiều loại truyện khác nhau, kể cả truyện cổ và truyện hiện đại, nhằm
mục đích giáo dục, giáo dưỡng, rèn kĩ năng nhiều mặt của một con người.
Trong thực tế nhiều người không phân biệt được khi nào dùng
“chuyện”, khi nào dùng “truyện”. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta có thể
phân biệt ngắn gọn như sau: “chuyện” là những sự việc diễn ra trong đời sống
như chuyện trong nhà, chuyện ngoài đường, chuyện ở trường,... Những
“chuyện” đó được kể lại bằng lời nói miệng thì gọi là “kể chuyện”, “chuyện”
đó được kể trong văn bản viết thì văn bản đó thuộc thể loại “truyện”.
“Truyện” gắn liền với văn bản nên phải đọc, còn “chuyện” gắn với lời nói
miệng nên phải nghe. Ở Tiểu học có “truyện đọc” là những câu chuyện tiêu
biểu xếp theo chủ điểm để học sinh đọc, nhằm giúp học sinh có nội dung cho
giờ “kể chuyện được đọc, được nghe ở ngoài lớp”. “Kể chuyện” là kể bằng
lời nói miệng.
1.2 Quan điểm giao tiếp
1.2.1 Khái niệm giao tiếp
Theo cách hiểu đời thường, giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa 2 bên
(người - người, người - vật, người - máy) với mục đích nhất định ít nhất là
của một bên thông qua những phương tiện nào đó như ngôn ngữ, cử chỉ, hành
động, thái độ.
Từ góc độ xã hội và giáo dục, giao tiếp là quá trình và kết quả tương
tác giữa các bên tham gia thông qua những hành vi tiếp xúc, phát hiện thông
điệp, tiếp nhận, xử lý, chọn lọc và đánh giá thông tin từ bên kia, trao đổi, chia
sẻ, ứng xử và gây ảnh hưởng lẫn nhau dựa vào các phương tiện mà các bên
cùng hiểu và chấp nhận để đạt mục đích của mỗi bên. Thiếu những điều kiện
9
cùng hiểu và chấp nhận phương tiện giao tiếp thì giữa các bên không có giao
tiếp, mà chỉ là gặp gỡ. Thiếu điều kiện ảnh hưởng lẫn nhau thì cuộc tiếp xúc
đó cũng không phải giao tiếp mà là tác động một chiều. Nói tóm lại giao tiếp
là tương tác dựa vào thông tin và thông tin ở đây là có ý đồ, tự giác và có
nghĩa đã định, thông qua các phương tiện khác nhau (ngôn ngữ, cử chỉ, thái
độ, công cụ, đồ vật,…) mà hai bên cùng chấp nhận, đều hiểu và có thể chia sẻ.
Phương tiện giao tiếp rất đa dạng, từ ngôn ngữ tự nhiên (lời nói, chữ
viết), ngôn ngữ kí hiệu, ngôn ngữ cơ thể cho đến những công cụ phi ngôn ngữ
như thái độ, hành vi, dụng cụ kĩ thuật và bất cứ đồ vật nào miễn là có chức
năng phát ra thông điệp như: tranh, ảnh, máy phát thanh, cái roi, quả đấm, hòn
gạch, thức ăn, viên thuốc,…
Có bốn kiểu giao tiếp cơ bản:
- Giao tiếp tay đôi
- Giao tiếp kiểu vòng tròn
- Giao tiếp kiểu tia (hình sao)
- Giao tiếp kiểu mạng nhện
Trong đó giao tiếp tay đôi có hai bên tham gia chưa kể số người cụ thể
là giao tiếp phổ biến hơn ba kiểu giao tiếp còn lại có nhiều bên tham gia.
Trong giáo dục, khái niệm giao tiếp cần được hiểu theo nghĩa tương tác
dựa vào thông tin và quá trình truyền thông, tức là các bên phải có ảnh hưởng
lẫn nhau chứ không một chiều. [4.tr45]
Theo từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học “Giao tiếp là sự thông báo hay
truyền đạt thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó”. Theo đó, có thể hiểu giao
tiếp là hoạt động giữa hai người hay hơn hai người nhằm bày tỏ với nhau một
thông tin trí tuệ hoặc cảm xúc, một ý muốn hành động hay một nhận xét về sự
vật hiện tượng nào đó.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Giao tiếp là một hoạt động xảy ra khi có
một chủ thể phát tin, sử dụng một tín hiệu để truyền đến cho chủ thể nhận tin
10
nội dung nào đó. Giao tiếp là hoạt động có đích. Nội dung được truyền đạt
nhằm cung cấp những thông tin (hiểu biết) cho người nghe hoặc bày tỏ thái
độ, tình cảm của người nói cho người nghe chia sẻ hoặc tạo lập, duy trì quan
hệ giữa người nói và người nghe. Giao tiếp còn là hoạt động qua lại, người
nói người nghe liên tục đổi vai cho nhau trong cuộc giao tiếp bằng lời, mặt
đối mặt”.
Kết luận: “Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm
xúc,… nhằm thiết lập quan hệ sự hiểu biết, cộng tác,… giữa các thành viên
trong xã hội,… Hoạt động giao tiếp gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin),
ký mã (phát thông tin). Trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực
hiện bằng hai hình thức: khẩu ngữ (nghe, nói), bút ngữ (đọc, viết)”.
Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức, bằng
những phương tiện khác nhau như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, cử chỉ,…
Nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản, phổ biến và quan trọng nhất
trong xã hội loài người.
1.2.2 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp được hình thành bởi những nhân tố sau:
- Nhân vật giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện và cách thức giao tiếp
Các nhân tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau cùng hướng tới mục
đích giao tiếp.
a. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao
tiếp.Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm vai trò
người phát (nói/ viết) hoặc người nhận (nghe/ đọc).
11
Giữa các nhân vật giao tiếp có thể có quan hệ cùng vai (như quan hệ
bạn học, đồng nghiệp với nhau,…) hoặc quan hệ khác vai (quan hệ cha mẹ
với con, thầy cô giáo và học sinh,…). Muốn cuộc giao tiếp đạt kết quả như
mong muốn, người phát cần xác định đúng quan hệ vai giữa mình với người
nhận để lựa chọn hình thức giao tiếp thích hợp.
Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về lứa tuổi, về nghề nghiệp, về
giới tính và trình độ hiểu biết, về vốn sống, về địa vị xã hội,… đều luôn ảnh
hưởng và để lại dấu ấn trong hoạt động giao tiếp. Nhân tố nhân vật giao tiếp
trả lời cho các câu hỏi: ai nói (ai viết)?, nói với ai (viết cho ai)?
b. Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh diễn ra cuộc giao tiếp. Hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như những hoạt động khác của con người luôn
diễn ra trong những hoàn cảnh nhất định. Xét ở phạm vi hẹp thì là hoàn cảnh
giao tiếp gồm không gian, thời gian, địa điểm, hình thức giao tiếp,… tồn tại
trong quá trình giao tiếp. Xét ở phạm vi rộng thì hoàn cảnh giao tiếp còn gồm
hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội,… của dân tộc, xã hội. Các nhân tố
trong hoàn cảnh giao tiếp luôn chi phối các phương tiện của hoạt động giao
tiếp: từ việc lựa chọn nội dung đến cách thức thể hiện và cả nghi thức trong
giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp trả lời cho câu hỏi: nói (viết) trong hoàn cảnh
nào? Tình huống nào? Khi nào? Ở đâu?
c. Nội dung giao tiếp
Đây là hiện thực được nói tới trong văn bản. Nó bao gồm những sự
kiện, hiện tượng, sự vật trong thực tế khách quan và cả những tình cảm tâm
trạng của con người. Hiện thực được nói tới tạo thành đề tài và nội dung của
hoạt động giao tiếp.
Nội dung giao tiếp ảnh hưởng đến hình thức và đặc điểm của hoạt động
giao tiếp của ngôn ngữ. Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: nói (viết) về cái gì /
về vấn đề gì?
12
d. Mục đích giao tiếp
Hoạt động giao tiếp luôn nhằm mục đích nào đó. Giao tiếp có thể nhằm
nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm mục đích làm quen, bày tỏ sự vui
mừng, thông báo cho người nghe một tư tưởng hay một yêu cầu đòi hỏi người
nghe phải thực hiện,… Trong cuộc giao tiếp có nhiều mục đích thì có mục
đích chính và mục đích phụ. Khi đạt được mục đích đã đặt ra thì hoạt động
giao tiếp cũng đạt được hiệu quả. Mục đích của giao tiếp nhằm tác động đến
các nhân vật tham gia giao tiếp ở 3 phương diện: tác động về nhận thức
(thuyết phục), tác động về tình cảm (truyền cảm), tác động về hành động.
Nhân tố mục đích giao tiếp trả lời cho câu hỏi: nói (viết) để làm gì?
e. Phương tiện và cách thức giao tiếp
Phương tiện giao tiếp được sử dụng là ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn
ngữ. Tuỳ từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của con người, nhân vật giao
tiếp cần lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ thích hợp. Hơn nữa, hoạt động giao
tiếp còn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau: nói miệng hay dùng
văn bản viết, trong văn bản viết thì dùng dạng văn xuôi hay văn vần, trình bày
trực tiếp nội dung cần giao tiếp hay trình bày gián tiếp thông qua hình ảnh, so
sánh, ví von,… Không có ngôn ngữ thì không có lời nói, cuộc giao tiếp chỉ thực
hiện tốt khi tất cả các nhân vật giao tiếp sử dụng chung một thứ tiếng.
Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào sự thông hiểu ngôn ngữ và năng lực
sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp. Nói cách khác người phát và
người nhận phải có một trình độ nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Người phát phải có khả năng dùng từ đặt câu, phát âm hoặc viết chuẩn xác để
tạo nên văn bản truyền tải nội dung thông tin đến người nhận. Người nhận
phải có năng lực ngôn ngữ tương ứng để hiểu những nội dung thông tin được
truyền tải trong văn bản.
Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: nói (viết) như thế nào?
13
Kết luận: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của nhiều nhân
tố tham gia vào quá trình giao tiếp. Chúng tác động đến sự hình thành và lĩnh
hội ngôn bản, đồng thời để lại dấu ấn trong ngôn bản. Nhân vật tham gia vào
giao tiếp cần ý thức rõ điều này để sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp
một cách có hiệu quả và đạt được mục đích.
1.2.3 Bản chất của quan điểm giao tiếp
Quan điểm giao tiếp trong viêc dạy học ngôn ngữ xuất phát từ đặc trưng
cơ bản nhất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Trong hoạt động giao
tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự
giao tiếp. Dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp chính là dạy về một
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Quan điểm giao tiếp được
thể hiện trên cả hai phương diện nội dung dạy học và phương pháp dạy học.
- Về nội dung, quan điểm giao tiếp chi phối quá trình biên soạn nội
dung chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt. Thông qua các phân môn,
sách giáo khoa tạo ra các môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở
rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những kiến thức nền tảng và phát triển
các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
- Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được dạy thông qua hệ
thống bài tập thực hành, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên
đồng thời cá thể hoá hoạt động học tập tới từng học sinh.
Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì
mục đích giao tiếp, dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp.
Khi dạy theo quan điểm giao tiếp, giáo viên phải dạy cho học sinh được
học, được tập giao tiếp ở trong từng bài học ở lớp để rồi biết cách giao tiếp
trong thực tế cuộc sống hằng ngày.
Quan điểm giao tiếp quán triệt tư tưởng, giao tiếp vừa là điểm xuất phát
lại vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp
và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức Tiếng Việt.
14
1.2.4 Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp giúp HS phát triển được các
kĩ năng kĩ xảo giao tiếp. Vì thế phải cung cấp cho học sinh các kiến thức về
ngôn ngữ, kiến thức lý thuyết Tiếng Việt. Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất và lời nói là bản thân của sự giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp bao gồm sự phát triển lời
nói cho từng cá nhân. Muốn đạt được điều đó, trong hoạt động dạy học phải
có nội dung giao tiếp, bên cạnh nội dung giao tiếp cần có môi trường giao
tiếp, phương tiện ngôn ngữ và các thao tác ngôn ngữ. Môi trường giao tiếp,
nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp là những yếu tố cần tạo ra khi dạy
học tiếng việt theo quan điểm giao tiếp.
Tóm lại, dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là phải tạo điều
kiện cho học sinh được giao tiếp, tham gia vào các cuộc giao tiếp, được thể
hiện khả năng giao tiếp của mình với người khác. Dạy học Tiếng Việt theo
quan điểm giao tiếp giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp trong
cuộc sống cộng đồng và giúp các em nắm vững kiến thức Tiếng Việt và biến
những kiến thức đó thành của bản thân.
1.3 Rèn kĩ năng nói qua phân môn kể chuyện theo quan điểm giao tiếp
1.3.1 Rèn kỹ năng nói chuẩn mực (phát âm), nói mạch lạc, nói nghệ thuật
cho học sinh lớp 3
Ở lớp 3 giáo viên có thể rèn cho HS kỹ năng nói chuẩn mực, nói mạch
lạc, nói nghệ thuật bằng cách đưa ra các bài tập. Các loại bài luyện kĩ năng
nói cho học sinh lớp 3:
a) Loại bài luyện tập phát âm theo chuẩn
Hiện nay loại bài tập này ít được sử dụng
Cách tiến hành: Giáo viên chọn các âm thanh, vần địa phương thường
phát âm sai chuẩn, xây dựng nên các câu hoặc đoạn yêu cầu HS nói đi nói lại
15
nhiều lần các câu và đoạn đó. Điều quan trọng là có người nói đúng mẫu
chuẩn.
Ví dụ: Để chữa cách phát âm sai l/n GV cho HS tập nói câu: “Cái lọ lục
bình nó lăn lông lốc”, “Con lươn lượn trong lọ”,…
b) Loại bài tập tình huống (chơi đóng vai, đóng kịch,…) để luyện tập các
nghi thức lời nói và phát triển ngôn ngữ nói.
Ở loại bài tập này, HS từng nhóm chơi đóng vai (ông già, người bán
hàng, cháu nhỏ,…) để luyện tập các nghi thức lời nói (chào hỏi khi gặp mặt,
chia tay; nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu đề nghị,…). Hoạt động này là
một cách luyện tập phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa chơi vừa học, vừa
phát triển ngôn ngữ nói vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự.
Ngoài ra, GV có thể đưa ra cho HS các bài tập tình huống. HS sẽ trình
bày cách ứng xử bằng ngôn ngữ hoặc hành động.
Hai loại bài tập trên hầu như chưa được ứng dụng nhiều ở trường Tiểu
học của nước ta. Với loại bài tập này, hình thức tổ chức lớp học sẽ thay đổi,
không có tính chất “cổ điển”.
c) Loại bài ngâm thơ, thuộc lòng
Đối với các bài cần ghi nhớ GV cần chú ý: yêu cầu học sinh không
những đọc thuộc bài thơ, bài văn mà còn có ngữ điệu, giọng đọc, cách ngắt
nghỉ phù hợp với các thể thơ, với nội dung bài thơ, câu thơ để tạo sự diễn
cảm. GV cần khuyến khích HS tập ngâm thơ (qua các buổi sinh hoạt câu lạc
bộ,…) coi đây là hoạt động chính thức của phân môn Tiếng Việt. Có như vậy
mới phát triển được kĩ năng nói cho học sinh.
d) Loại bài tập luyện cách nói dựa theo câu hỏi định hƣớng hoặc trả lời
câu hỏi.
Hiện nay ở lớp 3 các tiết tập làm văn nói có yêu cầu kể lại nội dung bài
tập đọc, nội dung của tranh vẽ,… theo các câu hỏi gợi ý. Còn việc trả lời các
16
câu hỏi thì được thực hiện ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, nhiều GV chỉ chú
ý đến cách nói để uốn nắn khi sai sót.GV cần hướng dẫn để HS biết cách nói
mạch lạc, hấp dẫn khi trả lời câu hỏi của bất cứ môn học nào.
e)Loại bài tập rèn cách nói theo dàn bài
Hình thức này được tập luyện trong các tiết tập làm văn nói. Các biện
pháp khắc phục nhược điểm của các tiết tập làm văn nói: để bài tập làm văn
nói phải tạo ra tình huống giao tiếp, tạo nhu cầu và hứng thú nói năng cho HS
khi bước vào tiết học, hướng dẫn học sinh sử dụng các yếu tố phụ trợ (điệu
bộ, nét mặt, cử chỉ,…) khi nói, tổ chức lớp học theo hình thức phù hợp với
giờ tập làm văn nói.
g) Loại bài tập rèn kĩ năng hội thoại (tham dự các cuộc họp, các cuộc
giao tiếp chính thức và không chính thức, trò chuyện với nhau,…)
Loại bài tập này hầu như chưa có ở trường Tiểu học của chúng ta.
Nhưng trong thực tế, HS hăng hái tham gia các cuộc hội thoại , tranh luận,…
ngoài nhà trường.
Cách tiến hành: Lựa chọn đề tài có thể gây tranh cãi, xây dựng thành
tình huống giao tiếp để kích thích hứng thú tham gia của mọi học sinh. Sắp xếp
lại cách ngồi trong lớp: chia thành từng tổ nhóm và ngồi quay quần với nhau để
thảo luận. Có thể tổ chức thi giữa các tổ, mỗi tổ cử 1 người trình bày ý kiến của
tổ sau khi thảo luận xem tổ nào có lí lẽ đúng nhất và có cách nói hấp dẫn hơn.
1.3.2 Rèn kỹ năng nói độc thoại, nói đối thoại (mô phỏng giọng nói), nói
có ngƣời nghe trực tiếp cho học sinh lớp 3
a) Đối thoại
Người đối thoại là người tham gia vào quá trình xây dựng nội dung
và diễn biến cuộc hội thoại. Họ luôn luôn có sự đổi vai từ nói sang nghe hoặc
ngược lại. Đối thoại đòi hỏi sự thích ứng nhau khi đổi vai để có thể nhập ngay
vào nội dung cuộc đối thoại.
17