Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Khảo sát nhóm truyện kể về sự tích các loài cây trong đời sống văn hóa người dân nam bộ theo phương pháp nghiên cứu liên ngành (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 15 trang )

TÓM TẮT
Văn học dân gian là vườn hoa nghệ thuật. Ở đó, mỗi tác phẩm là một đúc kết
về một bài học có tính giáo dục quý giá cho cuộc sống. Từ thực tế giảng dạy, bản
thân nhận thấy rằng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn nữa các tác phẩm về văn
học dân gian. Với đề tài khảo sát “Khảo sát nhóm truyện kể về sự tích các loài cây
trong đời sống văn hóa người dân Nam Bộ theo phương pháp nghiên cứu liên ngành”
chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu phân tích các nhóm truyện kể dân gian có những sự
tích về loài cây gắn với đời sống sinh hoạt và trong lễ hội văn hóa ở Nam Bộ. Trong
phần đầu luận văn, tác giả đã giới thiệu một cách tổng quát về những vấn đề, những
khái niệm có liên quan đến đề tài. Giới thiệu một cách khái quát về vị trí địa lý vùng
đất Nam bộ mà cụ thể hơn là Tây Nam bộ. Song song đó, luận văn cũng đã đề cập
đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã đi sâu phân tích một số truyện kể về sự tích các loài cây ở
nhóm: gắn với tín ngưỡng lễ hội: sự tích cây lúa và sự tích cây mai. Ở hai sự tích này,
người viết đã gới thiệu nguồn góc ra đời và những lễ hội, tục thờ cây gắn với sự tích.
Đối với nhóm: gắn với đời sống sinh hoạt. Có khá nhiều sự tích vê nhóm này nhưng
người viết chỉ đi sâu tìm hiểu một số sự tích: cây Bần, cây Mắm, sự tích trầu cau, sự
tích hoa thiên lý, sự tích rau răm, sự tích cây vú sữa, sự tích cây dừa, sự tích cây khoai
lang, sự tích hoa vạn thọ, sự tích hoa sen,….Cũng như ở nhóm trên, tác giả đã giới
thiệu nguồn góc ra đời của các loài cây và ý nghĩa giáo dục của từng sự tích. Từ đó
đưa ra sơ đồ kết cấu chung và phân tích yếu tố nghệ thuật của hai nhóm truyện. Đồng
thời, đề tài cũng so sánh một số điểm với văn học Đông Nam Á để thấy được những
nét tương đồng và những nét khác biệt.
Từ những vấn đề nghiên cứu, người viết đã thực nghiệm ứng dụng vào giờ
Văn học địa phương và tổ chức buổi Hoạt động ngoại khóa ở khối 10 trường THPT
Dương Háo Học. Qua các buổi thực nghiệm đã đem lại kết quả rất khả quan về số
lượng học sinh biết thêm về về sự tích các loài cây gắn với đời sống văn hóa hóa ở
Nam Bộ, đặc biệt qua đây đã hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng trong học tập.

-iii-



ABSTRACT
Folk literature is a garden of art. There, every piece of work is a summarisation
of a valuable life lesson. From teaching experience, I realise that discovering and
researching works of literature is very necessary. With topic “Studying folktales
about the origins of trees and plants in the cutural life of people in Southern Vietnam”,
we want to conduct an in-depth analysis of folktales about the origins of trees and
plants concerning the everyday life of people and cutural festival in Southern
Vietnam. In the beginning of the thesis, the author has provided a general introduction
of subjects and definitions concerning the topic, as well as the geographical position
of Southern Vietnam, particularly in Southwest Vietnam. In conjunction with that,
the author also suggested modern teaching methods.
The thesis has analysed folktales of various types. First of all is the type
concerning belief and festival: the legend of apricot blossom and the legend of rice. The
author has introduced the origins, festivals and acts of worship regarding the two plants.
Next is folktales concerning everyday life. Among the many works in this group, the
author chose to analyse the legend about the origins of following: the mangrove apple,
the grey mangrove, the betel and areca, the marigold, the Chinese violet, the flagrant
knotwed, the star apple, the coconut tree, the Sweet potato, the lotus flower, ... Similar
to the previous group, the author has introduced the content of folktales and their
educational values. The author then presents an mutual outline of the folktales in the two
groups and analysed their artistic elements, as weel as compares them to South Eath Asia
literature works to identify the similarities and differences.
From the subjects studied, the author has experimented in Regional Literature
period and organise an outdoor activity session at grade 10 of Duong Hao Hoc
highschool. Through the experiments, there has been some positive results about the
number of students acquiring the knowledge of folktales about the origins of trees
and plants concerning the everyday life of people and cutural festival in Southern
Vietnam, and especially in their studying skills.


-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................2
2.1. Nhóm thứ nhất ...............................................................................................2
2.2. Nhóm thứ hai .................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................8
1.1. Giới thuyết khái niệm .......................................................................................8
1.1.1. Truyện kể dân gian .....................................................................................8
1.1.1.1. Thần thoại ............................................................................................8
1.1.1.2. Truyền thuyết .....................................................................................12
1.1.1.3. Cổ tích ................................................................................................14
1.1.2. Khái niệm sự tích .....................................................................................18

1.1.3. Khái niệm về phương pháp nghiên cứu liên ngành ..................................19

-v-


1.2. Vấn đề đổi mới dạy - học theo hướng phát huy năng lực học sinh ................19
1.2.1. Quan điểm đổi mới ...................................................................................19
1.2.2. Dạy - học văn học địa phương và hoạt động ngoại khóa .........................22
1.2.2.1. Dạy và học Văn học địa phương ........................................................22
1.2.2.2. Hoạt động ngoại khóa ........................................................................22
1.3. Đời sống của người dân Nam Bộ từ góc nhìn địa – văn hóa ..........................23
1.3.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................23
1.3.2. Đời sống người dân Nam bộ gắn với môi trường tự nhiên ......................25
1.3.2.1. Một số đặc diểm về kinh tế ................................................................25
1.3.2.2 Một số đặc điểm về Xã hội .................................................................26
1.4. Tín ngưỡng – lễ hội.........................................................................................29
1.4.1. Tín ngưỡng ...............................................................................................29
1.4.2. Lễ Hội .......................................................................................................29
1.4.3. Diễn xướng dân gian ................................................................................31
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT NHÓM TRUYỆN KỂ VỀ SỰ
TÍCH CÁC LOÀI CÂY TỪ GÓC NHÌN ĐỊA - VĂN HÓA VÙNG NAM BỘ .34
2.1. Nội dung nhóm truyện kể về sự tích các loài cây gắn với đời sống văn hóa
người dân Nam Bộ .................................................................................................34
2.1.1. Nhóm truyện kể về sự tích các loài cây phản ánh phong tục tập quán, tín
ngưỡng của người dân Nam bộ ..........................................................................34
2.1.2 Nhóm truyện kể về sự tích các loài cây gắn với nội dung phản ánh vấn đề
đạo đức xã hội ....................................................................................................44
2.2. Nghệ thuật của nhóm truyện kể sự tích các loài cây ......................................56
2.2.1. Nhân vật, kết cấu cốt truyện, thời gian –không gian. ...............................56
2.2.1.1. Nhân vật .............................................................................................56

2.2.1.2. Kết cấu cốt truyện: mô hình hóa một số truyện tiêu biểu để rút ra công
thức chung .......................................................................................................57
2.2.1.3. Thời gian- không gian ........................................................................61
2.2.2. Trí tưởng tượng dân gian trong liên tưởng nghệ thuật .............................62

-vi-


CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................64
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................64
3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................65
3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ................................................................65
3.4. Hình thức thực nghiệm ...................................................................................65
3.5. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC

-vii-


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
VHDG:

Văn học dân gian

DGK:

Đình Gia Khánh


GS:

Giáo sư

NXB:

Nhà xuất bản

PGS.TS:

Phó giáo sư, Tiến sĩ

THPT:

Trung học phổ thông

QH:

Quốc hội

SGK:

Sách giáo khoa

VN:

Việt Nam

NXB ĐH:


Nhà xuất bản Đại học

THCS:

Trung học cơ sở

HS:

Học sinh

TT:

Tổ trưởng

GV:

Giáo viên

BGK:

Ban giám khảo

-viii-


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1

Bản đồ vùng Tây Nam Bộ

24

Hình 2.1

Cây lúa

37

Hình 2.2

Cúng trăng

37

-ix-


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
Nam bộ là vùng đồng bằng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đồng lúa thẳng
cánh cò bay với những vườn cây trái trù phú. Từ bao đời nay những hình ảnh: con
đò, bến nước, dòng sông, chiếc xuồng ba lá, đặc biệt các loài cây trái đặc trưng của
vùng sông nước đã gắn bó với người dân nơi đây như một phần không thể thiếu trong
cuộc sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Vì thế, trong đời sống hằng ngày cũng như

trong những câu truyện cổ tích ở Nam bộ thì những hình ảnh này, nhất là các hình
tượng về các loài cây thường xuyên xuất hiện.
Có thể nói, thế giới của Văn học dân gian là một thế giới muôn màu muôn vẻ,
là thế giới của sự tưởng tượng và những ước mơ dù đó là những mơ ước đôi khi không
bao giờ có thật. Riêng ở truyện kể dân gian vùng Nam bộ cũng đã góp phần làm nên
những màu sắc rực rỡ trong vườn hoa Văn học dân gian ấy. Trong kho tàng truyện
kể dân gian, nhóm truyện kể về sự tích, nguồn gốc các loài hoa, các loài động
vật,…đặc biệt là các loài cây trong thế giới tự nhiên là nhóm truyện khá độc đáo.
Những hình ảnh về các loài cây xuất hiện trong các câu truyện kể dân gian không chỉ
đơn thuần như tên gọi của chúng mà ẩn chứa đằng sau những hình ảnh đó là những
bài học giáo dục nhận thức, đạo lý sâu sắc, mang đậm nét văn hóa đặc thù của vùng
đồng bằng sông nước Nam bộ. Với đề tài “Khảo sát nhóm truyện kể về sự tích các
loài cây trong đời sống văn hóa người dân Nam bộ theo phương pháp nghiên cứu liên
ngành” người viết muốn đi sâu khảo sát, tuyển chọn, nghiên cứu các tác phẩm dân
gian chủ yếu là truyện kể ở khu vực Nam bộ gắn với hình tượng sự tích loài cây để
từ đó tìm hiểu giá trị nhận thức, thẩm mĩ của hình tượng trong mối liên hệ với môi
trường tự nhiên,văn hóa ở nơi đây. Đồng thời trong một chừng mực nhất định, luận
văn cũng sẽ phân tích, so sánh nhóm truyện này với nhóm truyện về hình tượng cây
trong văn học ở một số nước Đông Nam Á để tìm hiểu nét tương đồng và dị biệt trong
truyện kể dân gian khu vực.

-1-


Là một giáo viên làm công tác giảng dạy ở vùng văn hóa Nam bộ, từ kết quả
nghiên cứu này, người viết có thêm nhiều tư liệu phong phú để truyền thụ tri thức, tình
yêu thiên nhiên, giá trị đạo đức, sự cảm thụ nghệ thuật cho học sinh trong quá trình giảng
dạy, đặc biệt phần Văn học địa phương. Đó cũng là lý do người viết chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về văn hóa, về vị trí địa lý, kinh tế xã hội,… của

vùng đồng bằng Nam bộ thì khá nhiều, tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu về nhóm
truyện sự tích các loài cây trong Văn học dân gian Nam bộ thì khá ít. Chúng tôi tạm
khái quát các công trình nghiên cứu làm 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất: các công
trình nghiên cứu về vị trí địa lý, văn hóa, đời sống kinh tế - xã hội của vùng đất Nam
bộ. Nhóm thứ hai: các công trình nghiên cứu về Văn học dân gian nói chung và văn
học dân gian Nam bộ nói riêng, trong đó chủ yếu là thần thoại, truyền thuyết, truyện
cổ tích và những công trình nghiên cứu về hình tượng về cây (những hình tượng liên
quan đến miền sông nước) nói riêng.
2.1. Nhóm thứ nhất
Tư liệu “Cảm nhận bản sắc Nam Bộ” (2006) tác giả Huỳnh Công Tín đã cho
người đọc thấy được những ấn tượng “sông nước, ruộng vườn” qua cách diễn đạt của
người dân vùng đồng bằng Nam Bộ, giới thiệu về Ca dao dân ca của tỉnh An Giang,
bên cạnh đó tác giả còn giới thiệu 2 tác giả: Sơn Nam và nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc
Tư, ngoài ra tác giả còn đi sâu tìm hiểu những vấn đề khác của Nam Bộ.
Tài liệu “Nam Bộ xưa và nay” (2007) do Trần Văn Giàu và nhóm tác giả thực
hiện, trong tài liệu này các tác giả đã giới thiệu một cách rất cụ thể về các tư liệu, các
nhân vật và văn hóa xưa – nay của vùng đất Nam Bộ.
Công trình “Văn hóa người Việt vùng tây Nam Bộ” (2013) do tác giả Trần Ngọc
Thêm chủ biên đã đem lại rất nhiều kiến thức về vùng đất Tây Nam Bộ ở các khía cạnh
như: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của người Việt vùng
Tây Nam Bộ, các đặc trưng tính cách văn hóa của người Việt vùng Tây Nam Bộ,…
Tài liệu “Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương ngữ” (2013) của Huỳnh
Công Tín đã cho thấy những điểm khác nhau rất cơ bản giữa phương ngữ Nam Bộ và

-2-


Bắc Bộ, bên cạnh đó có những vấn đề như: Thói quen nói lái của người Việt phương
Nam; vay mượn trong giao tiếp Nam Bộ; một số địa danh,…
Quyển “Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn”

của tác giả Sơn Nam (2014) đã giới thiệu khá rõ những nét văn hóa miệt vườn và sự
phát triển của Nam bộ qua từng thời kì. Trong đó, đáng chú ý là bài viết về “Những
khu vực địa lý của miệt vườn” đã giúp người viết có điều kiện hiểu thêm về môi
trường địa lý nơi đây.
Tài liệu “Nam Bộ vài nét lịch sử - văn hóa” (2014) của Trần Thuận đã giới
thiệu khá cơ bản về đặc điểm - kinh tế xã hội của vùng đất Nam bộ và quá trình hình
thành vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long và một số vấn đề khác.
2.2. Nhóm thứ hai
Tài liệu “Văn học Đông Nam Á” (1998) của tác giả Lưu Đức Trung đã giới
thiệu khá cơ bản về lịch sử và sự phát triển từ văn học truyền thống đến văn học thành
văn của các nước: Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma,…
Bài viết “Ca dao Nam Bộ-Ca dao của vùng đất mới” của tác giả Trần Văn Nam
được in trong Tạp san khoa học xã hội số 05 năm 1998. Nội dung bài viết là sự giới thiệu
về nét hoang vu khắc nghiệt của thiên nhiên Nam Bộ trong những thời kì đầu của buổi
khai hoang mở đất nhưng cũng đầy hứa hẹn cho vùng đất phù sa màu mở này.
Công trình “Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long” được công bố năm
1997 do Khoa Ngữ Văn trường Đại học Cần Thơ công bố, công trình đã giới thiệu
các tác phẩm Văn học dân gian của dân tộc Kinh và một số tác phẩm dân gian của
dân tộc Khơ-me.
Công trình “Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu”(2000) của
nhóm tác giả Bùi Mạnh Nhị chủ biên cùng với Hồ Quốc Hùng và Nguyễn Thị Ngọc
Điệp.Trong đó có bài nghiên cứu của tác giả: Chu Xuân Diên về “Truyện cổ tích”;
“Nhân vật lý tưởng và cốt truyện của truyện cổ tích thần kỳ” của tác giả Nguyễn Tấn
Phát và Bùi Mạnh Nhị; bài nghiên cứu gợi ý phân tích truyện Cây khế (Việt).
Tài liệu “Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motip” (2001) của tác giả
Nguyễn Tấn Đắc đã phân định rất rõ về mối quan hệ giữa Type và Mô-tip trong khi
tìm hiểu truyện cổ tích.

-3-



Năm 2002 “Văn học dân gian Sóc Trăng” do Chu Xuân Diên chủ biên ,công
trình đã tập hợp khá nhiều tác phẩm về các thể loại của Văn học dân gian như: Thần
thoại, truyền thuyết, Cổ tích, Ca dao ,....của các dân tộc : Kinh, Khơ-me, Hoa trên địa
bàn Sóc trăng.
Công trình “Đinh Gia Khánh tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”
(2003) ở công trình này tác giả đã đề cập đến vấn đề khu biệt giữa truyện Cổ tích với
Thần thoại và truyện Ngụ ngôn.Bên cạnh đó tác giả còn đề cập đến quá trình lưu
truyền của truyện cổ tích và khẳng định đây là tấm gương phản chiếu một cách rất
phong phú về đời sống của dân tộc.Từ những chi tiết trên, tài liệu đã giúp ích rất
nhiều trong quá trình viết luận văn.
Công trình “Nghiên cứu Văn học Đông Nam Á” (2004) của tác giả Đức Ninh
đã nghiên cứu rất sâu về tình hình văn học của các nước cụ thể trong khu vực. Qua
công trình này, tác giả còn cho người đọc thấy được mối quan hệ trong văn học với
văn hóa Đông Nam Á
Giáo trình “ Văn học dân gian Việt Nam” (Tái bản 2004) do tác giả Lê Chí Quế
chủ biên cùng các tác giả Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ cũng đã nêu rõ bản chất
thể loại và tình hình sưu tập nghiên cứu truyện Cổ tích, phân loại truyện rất rõ ràng.
Công trình “Diện mạo Văn học dân gian Nam Bộ” của tác giả Nguyễn Văn
Hầu đã khái quát một cách khá cụ thể về Văn học dân gian Nam Bộ từ các thể loại
đến những ghi nhận từ lịch sử, nhân vật, địa danh, hôn nhân,..…với những thông tin
mà công trình đem lại những kiến thức rất cần thiết cho đề tài này.
Luận án “Khảo sát truyện kể dân gian Khơ me Nam Bộ (Qua Thần thoại,
Truyền thuyết, truyện Cổ tích)” của tác giả Phạm Tiết Khánh (2007). Phần nội dung
chương IV tác giả đã đi sâu giới thiệu về truyện Cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích
Khơ me Nam bộ.
Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Yến về “Phân tích tác phẩm Văn
học dân gian theo đặc trưng thể loại” (2014) đã giới thiệu rất khái quát về những đặc
trưng cơ bản của Văn học dân gian nói chung và đi sâu phân tích từng thể loại ở một
số tác phẩm tiêu biểu.


-4-


Tác giả Trần Minh Thương – Hội văn nghệ dân gianViệt Nam có bài viết về
“Cây dừa- dưới góc nhìn văn hóa dân gian” trên trang Phongdiep.net. Đã cho người
đọc thấy được các tác dụng của cây Dừa đối với đời sống vật và đời sống tinh thần
của người dân Nam Bộ.
Tác giả Hà Huy Khôi cũng đã có bài viết “Hình ảnh cây Bần trong ca dao Nam
Bộ” được đăng trên báo Cần Thơ.Bài viết đã sưu tầm nhiều câu ca dao mượn hình
ảnh cây Bần để nói lên tâm sự hay ngụ ý để tỏ tình của tác giả dân gian.
Qua một số công trình nghiên cứu đã nêu ở trên, có thể thấy rằng Văn học dân
gian nói chung và Văn học dân gian ở vùng Nam Bộ nói riêng đã và đang được quan
tâm nghiên cứu rất nhiều.Tuy nhiên, nhìn chung việc khảo sát nhóm truyện giải thích
nguồn gốc các loài cây bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành thì chưa được nghiên
cứu một cách hệ thống, đặc biệt đặt nhóm truyện trong đặc trưng văn hóa của vùng Đồng
bằng Nam Bộ. Vì thế, với đề tài này, người viết sẽ hệ thống về tư liệu và khảo sát nội
dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các truyện trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ nhận thức, tâm tư, tình cảm của người dân Nam Bộ trong việc
phản ánh hiện thực và sáng tạo nghệ thuật bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài“Khảo sát nhóm truyện kể về sự tích các loài cây trong đời sống văn
hóa người dân Nam Bộ theo phương pháp nghiên cứu liên ngành” người viết muốn
thực hiện những vấn đề sau:
- Tuyển chọn, hệ thống các truyện kể về sự tích loài cây gắn với vùng văn hóa
Nam Bộ
- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật, làm rõ chức năng nhận thức, giáo dục,
thẩm mĩ, giải trí của nhóm truyện.

- Đặt nhóm truyện trong mối quan hệ với đời sống văn hóa tinh thần của người
dân Nam Bộ.
- Đưa nhóm truyện vào thực hành giảng dạy cho học sinh trong chương trình
ngoại khóa và dạy văn học địa phương, cho học sinh tăng thêm tình yêu với vốn
truyện kể của dân tộc, yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

-5-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đình Chú (2000), Văn học 10, tập 1, Phần Văn học Việt Nam, NXB
Giáo dục.
[2]. Ngô Văn Doanh (2014), Truyện cổ Đông Nam Á, NXB Văn Hóa – Thông tin.
[3]. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[4]. Trần Văn Giàu (2007), Nam Bộ xưa và nay, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
[5]. Lê Bá Hán (2004), Từ điể thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục.
[6]. Nguyễn Văn Hầu, Diện mạo Văn học dân gian Nam Bộ, NXB Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
[7]. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong
trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[8]. Đinh Gia Khánh (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[9]. Vũ Ngọc Khánh (1999), Tiếp cận kho tàng Folklore Việt Nam, NXB Văn hóa
dân tộc.
[10]. Phạm Tiết Khánh (2007), Khảo sát truyện kể dân gian Khơ me Nam Bộ (Qua Thần
thoại, Truyền thuyết, truyện Cổ tích), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
[11]. Nguyễn Xuân Kính (2012), Một nhận thức về Văn học dân gian Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12]. Nguyễn Xuân Lạc (2006), Hỏi đáp về văn học 10, NXB Trẻ.

[13]. Phan Trọng Luận (2004), Phương pháp dạy học Văn tập 1, NXB Đại học Sư phạm.
[14]. Phan Trọng Luận (2006), Ngữ văn 10, tập 1.
[15]. Phương Lựu (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.
[16]. Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hóa – văn học bằng ngôn ngữ học, NXB
Thanh Niên.
[17]. Bùi Văn Nguyên (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, phần Văn học dân
gian, tập 1, NXB Giáo dục .

-83-


[18]. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa,
Hà Nội.
[19]. Bùi Mạnh Nhị (2000), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, NXB
Giáo dục.
[20]. Bùi Văn Nguyên (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, phần Văn học dân
gian, tập 1, NXB Giáo dục .
[21]. Đức Ninh (2000), Văn học khu vực Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[22]. Đức Ninh (2014), Nghiên cứu văn học Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
[23]. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp Văn học dân gian, NXB Giáo dục
[24]. Triệu Văn Phấn ( 2012), Ngữ văn địa phương Trà Vinh, NXB Giáo dục Việt Nam.
[25]. Lê Chí Quế (2004), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[26]. Nguyễn Sương (2012), Chuyện làng cổ, tập 2, NXB Đại học Cần Thơ.
[27]. Lê Bá Thảo (2009), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
[28]. Võ Văn Thành (2013), Văn hóa Nam bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, NXB Trẻ.
[29]. Võ Văn Thắng (2014), Ngôn ngữ miền sông nước, NXB Chính trị Quốc gia.
[30]. Trần Ngọc Thêm (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
[31]. Ngô Đức Thịnh (2005), Folklore một số thuật ngữ đương đại, NXB Khoa học
xã hội.

[32]. Trần Thuận (2014), Nam Bộ vài nét Lịch sử -văn hóa, NXB Văn hóa- Văn nghệ.
[33]. Huỳnh Công Tín (2012), Văn chương miền sông nước Nam Bộ, NXB Chính trị
Quốc gia.
[34]. Huỳnh Ngọc Trảng (1992), Nghìn năm bia miệng, tập 1, NXB Thành phố HCM.
[35]. Đỗ Bình Trị (2006), Truyện cổ tích thần kì Việt đọc theo hình thái học của
truyện cổ tích của V. Ja. Propp, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
[36]. Lưu Đức Trung (1998), Văn học Đông Nam Á, NXB Giáo dục.
[37]. Vũ Anh Tuấn (2012), Giáo trình văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam.
[38]. Nguyễn Văn Tùng (2012), Tác phẩm văn học trong nhà trường, tập 3, NXB
Giáo dục Việt Nam.

-84-


[39]. Đoàn Thị Thu Vân (2006), Tư liệu Ngữ văn, phần Văn học 10, NXB Giáo dục.
[40]. Nguyễn Văn Vinh (2005), Văn học dân gian các dân tộc Lào, NXB Lao động.
[41]. Phạm Thu Yến (2014), Phân tích tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể
loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[42]. Phạm Thu Yến (2012), 30 truyện kể về sự tích các loài cây, loài hoa, NXB Giáo
dục Việt Nam.

-85-



×