ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
VŨ THỊ LIÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY GÙ HƢƠNG
(CINNAMOMUM BALANSAE H. LECOMTE) LÀM CƠ SỞ CHO BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 44 - QLTNR
: 2012 - 2016
Thái Nguyên, năm 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
VŨ THỊ LIÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY GÙ HƢƠNG
(CINNAMOMUM BALANSAE H. LECOMTE) LÀM CƠ SỞ CHO BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Lớp
: 44 - QLTNR
Khóa học
: 2012 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. La Quang Độ
Khoa Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chƣa
công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trƣớc
Hội đồng khoa học
( Ký, ghi rõ họ tên)
ThS. La Quang Độ
tháng
Ngƣời viết cam đoan
( Ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Liên
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu
( Ký, ghi rõ họ tên)
năm 2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dƣới sự giảng
dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức
đã học cũng nhƣ làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là
một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm
củng cố lại kiến thức đã tích lũy đƣợc trong nhà trƣờng đồng thời nâng cao tƣ duy
hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S La
Quang Độ tôi tiến hành nghiên cứu Khóa luận: “Nghiên cứu đặc tính sinh học của
loài cây Gù hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) làm cơ sở cho bảo tồn
và phát triển loài tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”
Trong thời gian nghiên cứu Khóa luận, đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy
giáo Th.S La Quang Độ và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của
ngƣời dân và các ban ngành lãnh đạo hạt kiểm lâm huyện Định Hóa tôi đã hoàn thành
khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy
cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp đặc biệt là thầy giáo Th.S La Quang Độ ngƣời thầy đã
trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
tháng
năm 2016
Ngƣời viết cam đoan
Vũ Thị Liên
iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.
Các thông số đƣợc phân tích mẫu đất ....................................... 23
Bảng 4.1.
Sự hiểu biết của ngƣời dân về cây Gù hƣơng ........................... 28
Bảng 4.2.
Kiến thức bản địa về sử dụng và gây trồng Gù hƣơng .............. 29
Bảng 4.3.
Đặc điểm phân loại và bảo tồn ................................................. 30
Bảng 4.4.
Số đo trung bình của 100 lá trƣởng thành ................................. 32
Bảng 4.5.
Số đo trung bình của 100 quả trƣởng thành .............................. 33
Bảng 4.6.
Công thức tổ thành tầng cây gỗ ................................................ 33
Bảng 4.7.
Bảng tính cây bụi độ tàn che trong các otc ............................... 35
Bảng 4.8.
Tổ thành cây tái sinh nơi Gù hƣơng phân bố ............................ 36
Bảng 4.9.
Nguồn gốc tái sinh của loài Gù hƣơng ..................................... 37
Bảng 4.10.
Chất lƣợng cây tái sinh Gù hƣơng ............................................ 38
Bảng 4.11.
Mật độ tái sinh loài Gù hƣơng .................................................. 39
Bảng 4.12.
Thống kê cây tái sinh triển vọng của loài Gù hƣơng ................. 40
Bảng 4.13.
Bảng tổng hợp độ che phủ của cây bụi nơi có loài Gù hƣơng
phân bố ................................................................................... 41
Bảng 4.14.
Bảng tổng hợp độ che phủ của lớp dây leo và thảm tƣơi nơi có
loài cây Gù hƣơng phân bố ...................................................... 42
Bảng 4.15.
Bảng phân bố của loài cây Gù hƣơng trong tuyến đi điều tra .... 43
Bảng 4.16.
Thống kê phân bố Gù hƣơng phân bố ở vƣờn rừng tại Huyện
Định Hóa ................................................................................. 44
Bảng 4.17.
Đặc điểm lý tính khu vực phân bố Gù hƣơng ........................... 46
iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1.
Hình thái vỏ, thân cây non ...................................................... 31
Hình 4.2.
Thân, vỏ, cây trƣơng thành ...................................................... 31
Hình 4.3.
Hình thái lá non ....................................................................... 31
Hình 4.4.
Hình thái lá trƣởng .................................................................. 31
Hình 4.5.
Hoa cây Gù hƣơng ................................................................... 32
Hình 4.6.
Quả trƣởng thành cây Gù hƣơng .............................................. 32
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt
Giải thích
Dt
: Đƣờng kính tán
D1.3
: Đƣờng kính 1.3m
ĐDSH
: Đa dạng sinh học
ĐT - NB
: Đông tây - Nam bắc
Đ, T, N, B
: Đông, tây, nam, bắc
Hvn
: Chiều cao vút ngọn
Hdc
: Chiều cao dƣới cành
LSNG
: Lâm sản ngoài gỗ
ODB
: Ô dạng bản
OTC
: Ô tiêu chuẩn
STT
: Số thứ tự
TB
: Trung bình
TT
: Thứ tự
TTV
: Thảm thực vật
IUCN
: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBT
:Khu bảo tồn
vi
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của Khóa luận ............................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4
2.1 Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ....................................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc............................................................ 6
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu .......................... 10
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
2.3.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ........................................................ 12
2.3.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ......................... 14
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 16
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 16
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 16
3.1.2. Địa điểm,thời gian và phạm vi nghiên cứu của Khóa luận ................... 16
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.2.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của ngƣời dân về loài cây Gù hƣơng .....16
3.2.2. Đặc điểm phân loại loài Gù hƣơng ....................................................... 16
3.2.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Gù hƣơng ................................ 16
3.2.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài cây Gù hƣơng ................................ 16
vii
3.2.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài............................. 17
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu chung ............................................................ 17
3.3.2. Phƣơng pháp điều tra cụ thể.................................................................. 17
3.3.3. Điều tra chi tiết ...................................................................................... 17
3.3.4. Nội nghiệp ............................................................................................. 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 28
4.1. Đặc điểm sử dụng và hiểu biết của ngƣời dân về cây Gù hƣơng ............ 28
4.1.1. Tri thức bản địa loài Gù hƣơng ............................................................. 28
4.1.2. Tình hình sử dụng loài Gù hƣơng ......................................................... 29
4.2. Đặc điểm phân loại và bảo tồn loài Gù hƣơng......................................... 30
4.3. Đặc điểm hình thái của loài cây Gù hƣơng .............................................. 31
4.4. Đặc điểm sinh thái của loài cây Gù hƣơng .............................................. 33
4.4.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ................................................................ 33
4.4.2. Độ tàn che.............................................................................................. 34
4.4.3. Tổ thành tầng cây tái sinh ..................................................................... 36
4.4.4. Đặc điểm cây bụi và thảm tƣơi nơi có loài Gù hƣơng phân bố ............ 40
4.4.5. Đặc điểm phân bố của loài Gù hƣơng ................................................... 43
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài................................ 48
4.5.1 một số thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây
Gù hƣơng ......................................................................................................... 48
4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn..................................................................... 49
4.5.3. Đề xuất biện pháp phát triển loài .......................................................... 50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng vốn đƣợc mệnh danh là ”Lá phổi xanh” của trái đất với chức năng điều
hòa khí hậu, hạn chế thiên tai, bão, lũ lụt cùng với việc tham ra vào duy trì cân
bằng sinh thái và đa dạng sinh học bằng cách tham ra vào chu trình tuần hoàn sinh
vật của thiên nhiên. Rừng là nơi cƣ trú và là nơi sinh sống của rất nhiều loài động,
thực vật. Rừng là nơi cung cấp thức ăn cho động vật nói chung, con ngƣời nói riêng.
Ngoài ra rừng còn đƣợc coi là nguồn vật chất cơ bản nhằm thỏa mãn nhu cầu của
con ngƣời, ngoài việc cung cấp gỗ rừng còn cung cấp những lâm sản ngoài gỗ
(LSNG) nhƣ: Thực phẩm, gia vị, tinh dầu, nhựa, củi, cây làm thuốc, cây cảnh, cây
nhuộm màu, nguyên liệu giấy sợi và nhiều giá trị sử dụng khác.
Khi rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, tình trạng sa
mạc hóa ngày càng gia tăng, diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp. Tài nguyên
sinh vật đang bị đe dọa, nhiều loài sinh vật bị khai thác cạn kiệt trở nên quý, hiếm
và đang đứng trƣớc nguy cơ dần bị tuyệt chủng. Khi con ngƣời chúng ta không có
biện pháp khắc phục sẽ tàn phá đi kho dự trữ, tàn phá đi nguồn vật chất cơ bản của
sự sống. Vì vậy con ngƣời cần phải thay đổi tƣ duy của chính mình với việc khai
thác tài nguyên thiên nhiên theo phƣơng châm ”Phát triển bền vững” là một yêu cầu
cấp thiết không thể trì hoãn. Việc duy trì, bảo vệ rừng và tài nguyên rừng luôn trở
thành nội dung quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam hơn 80% là
dân số sống ở các vùng nông thôn, miền núi cuộc sống ngƣời dân nghèo khó, trình
độ dân trí thấp vì vậy cuộc sống của họ thƣờng xuyên lệ thuộc vào rừng để tìm kiếm
thức ăn, khai thác gỗ và LSNG. Để đáp ứng nhu cầu, cuộc sống của họ mặt khác do
nhu cầu thị trƣờng về các sản phẩm từ rừng ngày càng cao công tác quản lý chƣa
chặt chẽ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đa dạng sinh học, làm cho nhiều loài đang
đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng cao, thậm chí một số loài không còn khả năng tái tạo.
Đứng trƣớc tình trạng đó Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những giải pháp bảo vệ và phát
triển rừng nhƣ việc thành lập hệ thống các Khu bảo tồn (KTB), khu rừng đặc dụng,
2
rừng phòng hộ đồng thời ban hành các văn bản luật và dƣới luật quy định nhằm bảo tồn
các loài động vật, thực vật quý, hiếm.
Định Hóa là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với tổng
diện tích tự nhiên là 513.5 km2 (2011), điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài
nguyên thiên nhiên tƣơng đối đa dạng và phong phú. Là nơi còn nhiều loài động
thực vật đặc hữu và quý hiếm với nhiều giá trị sử dụng khác nhau đặc biệt là giá trị
làm thuốc. Trên địa bàn huyện còn có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm:
Tày, Nùng, Thái, Kinh, Sán Chỉ, Dao, Cao Lan, H’Mông.
Để bảo vệ rừng, Nhà nƣớc ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự
ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trƣờng trên thế giới, phong trào thực hiện vƣờn
rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc… Đang đƣợc tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi
vọng rằng rừng Việt Nam sẽ đƣợc bảo tồn và ngày càng phát triển.
Thời gian gần đây, dƣới sự tác động của con ngƣời hệ sinh thái rừng và môi
trƣờng sống bị thu hẹp diện tích và nhiều loài động vật thực vật đang đứng trƣớc nguy
cơ bị tuyệt chủng trong tƣơng lai gần. Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH ở Việt Nam
đã tiến hành công tác bảo tồn thông qua hệ thống các khu bảo tồn trên toàn đất nƣớc.
Nhƣng do nhu cầu sử dụng gỗ xây dựng và phuc vụ cuộc sống hàng này, nhiều loài gỗ
quý vẫn bị khai thác quá mức. Đặc biệt là cây Gù hƣơng khi cách đây hơn 20 năm đã
khai thác quá mức để lấy gỗ làm nhà, buôn bán… Để tìm hiểu một số đặc điểm sinh
thái loài cây Gù hƣơng phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng. Tôi tiến hành
thực hiện Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc tính sinh học của loài cây Gù
hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển
loài tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, từ đó đƣa ra biện pháp bảo tồn và phát
triển giống cây này trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái nguyên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc những đặc điểm cơ bản về hình thái của loài Gù hƣơng
(Cinnamomum balansae) tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh thái của cây Gù hƣơng tại khu vực
nghiên cứu và đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài.
3
1.3. Ý nghĩa của Khóa luận
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Khóa luận là việc vận dụng những kiến thức mà sinh viên tiếp thu đƣợc trong
quá trình học tập tại trƣờng và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngƣời thực
hiện. Khóa luận sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, củng cố
kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết cách tích lũy, thu nhập, phân
tích, xử lý thông tin cũng nhƣ kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản
và ngƣời dân. Khóa luận sau khi hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho
những nghiên cứu sau đó và làm cơ sở cho việc sử dụng bền vững loài cây có giá trị
của cộng đồng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Khóa luận góp phần nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu và đánh giá thực trạng
phát triển của cây Gù hƣơng, từ những giải pháp đề xuất đƣợc sẽ là cơ sở giúp
chính quyền địa phƣơng, ngƣời dân xác định đƣợc hƣớng bảo tồn, phát triển loài
cây có giá trị này.
4
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học
Cây Gù hƣơng (Cinnamomum balansae) thuộc họ Re - Long não (Lauraceae) là
một loài đặc hữu của Việt Nam, quý, hiếm đa tác dụng. Hiện đƣợc xếp ở phân hạng
bảo tồn sẽ nguy cấp (VU) Sách đỏ Việt Nam (2007) [1], trong danh lục đỏ IUCN
hiện nay thuộc phân hạng nguy cấp (EN). Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ
dùng cho chế biến các sản phẩm mỹ nghệ, gốc, rễ thân có thể dùng để sản xuất tinh
tinh dầu. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạt động khai thác trái phép cây
này ở Việt Nam đang là rất mạnh nên số lƣợng cá thể loài còn lại rất ít.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt
Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hƣớng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài
nguyên sinh vật thiên nhiên.
Phiên bản IUCN 2008 đƣợc phát hành ngày 6 tháng 10 năm 2008 trong Đại hội
Bảo tồn Thế giới ở Barcelona có một số sửa đổi so với phiên bản 2007 và 2006.
Các loài Động thực vật nguy cơ bị tuyệt chủng đƣợc xếp vào 9 bậc theo các
tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng nhƣ tốc độ suy thoái (rate of decline), kích
thƣớc quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution),
và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragmentation).
+ Tuyệt chủng (EX)
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW)
+ Cực kì nguy cấp (CR)
+ Nguy cấp (EN)
+ Sắp nguy cấp (VU)
+ Sắp bị đe dọa (NT)
+ Ít quan tâm (LC)
+ Thiếu dữ liệu (DD)
+ Không đƣợc đánh giá (NE)
Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã ban
hành (Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP) [3]. Nghị định quy định các loài động thực
vật quý hiếm nghiêm cấm và hạn chế vào mục đính thƣơng mại.
5
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH có rất nhiều loài động thực vật
thuộc nhóm bị đe dọa gồm các cấp bảo tồn CR, EN và VU cần đƣợc bảo tồn, nhằm
gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng
và thế giới nói chung, đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành Khóa luận này.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Sự suy thoái nhanh chóng của diện tích rừng nhiệt đới trên toàn cầu với tốc độ
ƣớc tính khoảng 12,6 triệu ha mỗi năm, tƣơng đƣơng 0,7% tổng diện tích rừng nhiệt
đới (FAO, 2001) đã gây ra những tác hại to lớn về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Rừng
nhiệt đới đƣợc xem nhƣ những “kho chứa” về tính đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế
giới (Kanowski và Boshier, 1997) nên sự suy thoái về số lƣợng lẫn chất lƣợng của rừng
nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển những chiến
lƣợc hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH cho hệ sinh thái rừng
nhiệt đới đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều dự án bảo
tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang đƣợc tiến hành trên quy mô toàn cầu.
Để nâng cao nhận thức trong xã hội và toàn cộng đồng về tính cấp thiết
của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ liệu quan trọng cho công tác bảo
tồn, từ năm 1964, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới, đã cho xuất bản các bộ sách
đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo
tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên
thế giới. Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc
phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới. Các thứ
hạng và tiêu chuẩn của IUCN đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau: Loài tuyệt chủng (EX), loài
rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU)… Năm 2004 Sách đỏ
IUCN công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật gọi là (Sách đỏ 2004) vào
ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với
2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng
nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.
6
Danh sách cũng công bố 784 loài tuyệt chủng đƣợc ghi nhận từ năm 1500.
Nhƣ vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000. Mỗi
năm một số ít các loài tuyệt chủng lại đƣợc phát hiện và sắp xếp vào nhóm DD. Ví
dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trƣớc khi tăng lên
nhƣ hiện nay.
Công tác bảo tồn trên thế giới đã đƣợc chú trọng từ rất lâu, đặc biệt là các nƣớc
phát triển, các vƣờn quốc gia khu bảo tồn đã đƣợc thành lập từ rất sớm.
Trên thế giới các nghiên cứu về cây Gù hƣơng chƣa nhiều, vì đây là loài thực
vật đặc hữu của Việt Nam. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, H. Lecomte - một
nhà nghiên cứu thực vật của Pháp đã đề cập, xác định đƣợc nhiều loài thực vật bản
địa hoang dại hữu ích có giá trị trong cuốn “Thực vật chí Đông Dƣơng” trong đó có
ở Việt Nam. H. Lecomte khi nghiên cứu các loài thực vật trong chi Cinnamomum
(chi Quế) ở Việt Nam 1913 đã công bố loài Gù hƣơng chỉ có phân bố ở Hà Tây (Ba
Vì), Ninh Bình (Cúc Phƣơng). Trên thế giới chƣa biết. Mô tả sơ bộ Gù hƣơng
(Cinnamomum balansae) đây là loài cây gỗ lớn cao tới 50m, mọc ở núi đất và núi
đá. Trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu
béo. Gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi long não nên đƣợc ƣa chuộng để đóng các đồ
đạc trong nhà nhƣ tủ, bàn ghế.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam đã tạo ra hệ thực vật đa dạng, đa lợi ích.
Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê đƣợc 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ
trong 7 ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1996) [6]. Với hơn 19 triệu
hecta rừng và đất rừng, hệ thực vật này là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của
đất nƣớc, thể hiện rõ lợi thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản xuất khác.
Trong tập đoàn các loài cây đa mục đích đã đƣợc định danh ở Việt Nam, cây Gù hƣơng
(Cinnamomum balansae) là loài cây có triển vọng đem lại giá trị kinh tế cao trong
tƣơng lai, đặc biệt cho những ngƣời dân nghèo sống ở vùng núi.
Nghiên cứu về sinh thái
- Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là
cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, Ngăn ngừa
7
suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm
môi trƣờng...
Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [2] đã nêu
tóm tắt khái niệm và ý nghĩa cử việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật nghiên cứu tác
động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải
qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh sống khác nhau các loài
thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc
tính đƣợc di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh.
Việt Nam là một trong những nƣớc có tốc độ suy giảm với tốc độ rất nhanh
nhiều loài động thực vật đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng trong đó có rất nhiều
loài quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, hiện nay với sự tác động
mạnh mẽ của con ngƣời với cái lợi ích trƣớc mắt mà đã quên hết đi tất cả những gì
mà thiên nhiên đã mang lại cho chúng ta, sự cấp bách nhƣ vậy tôi đã tiến hành
nghiên cứu tại rừng đặc dụng huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, tại đây nhiều khu
rừng nhiều loài động thực vật bị tàn phá và săn bắt không thƣơng tiếc. Chính vì vậy
vấn đề nghiên cứu đặc tính sinh học nhằm bảo tồn các loài quý hiếm đặc biệt là Gù
hƣơng là một vấn đề rất đƣợc chú ý nó chỉ là giúp một phần nhỏ vào công tác bảo
tồn, nhƣng qua hoạt động này sẽ giúp ta duy trì và bảo tồn đƣợc thêm một loài thực
vật đang bị khai thác nhiều chỉ còn lại số lƣợng ít, hy vọng sau kết quả nghiên cứu
này, nhiều loài cây khác cũng sẽ đƣợc nghiên cứu và bảo tồn.
Việt Nam nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các loài thực vật bản địa hoang
dại hữu ích,
Các nghiên cứu về cây Gù hƣơng
Cây Gù hƣơng trong Sách đổ Việt Nam, phần II Thực Vật (2007) [1] mô tả:
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ to, thƣờng xanh, cao tới 50 m, đƣờng kính thân 0,7 - 1,2 m; cành nhẵn,
màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dài, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót
nhọn về hai đầu; gân bậc hai 4 - 5 đôi; cuống lá dài 2 - 3 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ, ở
nách lá, dài 4 - 5 cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1 - 4 mm, phủ lông; bao
8
hoa 6 thuỳ, có lông; nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; 3 nhị vòng trong cùng mỗi nhị có 2
tuyến; nhị lép 3, hình tam giác, có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa.
Quả hình cầu, đuờng kính 8 - 10 mm, đính trên đế hoa hình chén.
Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa vào tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6 - 9. Tái sinh bằng hạt hoặc
giâm cành.
Phân bố: Trong nƣớc: Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phƣơng).
Thế giới: Chƣa biết.
Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam. Trong thân và lá có tinh dầu với thành
phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt không bị mối mọt, có mùi long não
nên đƣợc ƣa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà nhƣ tủ, bàn ghế.
Tình trạng: Vốn là loài hiếm và tái sinh kém lại bị chặt lấy gỗ.
Phân hạng: VUA1c
Biện pháp bảo vệ: Loài đã đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp
đánh giá “hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý
hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ
để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại. Đã đƣợc bảo vệ nguyên vẹn
trong Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng.
Trong báo cáo bảo tồn cây Gù hƣơng của Vũ Anh Dũng, (2015) [4], Trung
tâm Khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ. Đã mô tả cây Gù hƣơng còn gọi là
Vù hƣơng có tên khoa học là Cinnamomum balansae thuộc họ Re (Lauraceae) là loài
đặc hữu hẹp của Việt Nam mới chỉ gặp ở Ba Vì (Hà Nội), Cúc Phƣơng (Ninh Bình) Sách đỏ Việt Nam, (2007). Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) thì Gù hƣơng có
phân bố rải rác ở khu vực đồi núi thấp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ: Ba Vì
(Hà Nội), Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Thạch Thành (Thanh Hoá), Cầu Hai (Phú
Thọ). Trong tự nhiên Gù hƣơng thƣờng mọc cùng một số loài cây khác nhƣ: Re
gừng (Cinnamomum sp), Bứa (Garcicia sp)... Gù hƣơng tái sinh tự nhiên rất kém
và bị chặt phá nhiều nên hiện nay các cá thể còn lại rất ít và rải rác. Gù hƣơng
đƣợc xếp vào loại hiếm (R). Nguyên nhân khiến cây Gù hƣơng ngày càng trở nên
9
quý hiếm là do cây Gù hƣơng có giá trị kinh tế rất cao. Về gỗ hiện nay gỗ Gù
hƣơng đƣợc bán với giá khoảng trên 20 triệu đồng/m 3 gỗ tròn cao gấp 1,8 - 2
lần gỗ Lát hoa. Về tinh dầu thì tinh dầu Gù hƣơng. Hiện nay, dù Nhà nƣớc đã
cấm triệt để việc khai thác nhƣng cây Gù hƣơng vẫn đang bị khai thác mang
tính tận diệt.
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm cán cán bộ đã đi điều tra khảo sát ở 3
tỉnh: Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang. Đã điều tra đo đếm đƣợc 53 cây trong đó
tại Phú Thọ: 29 cây; Yên Bái: 6 cây; Tuyên Quang: 16 cây; vƣờn Quốc gia Cúc
Phƣơng 2 cây. Dự kiến 14 cây đƣa vào khai thác nguồn giống.
- Bảo tồn nguồn gen loài Gù hƣơng tại Vƣờn quốc gia Tam đảo (Đỗ Đình
Tiến, 2012) đã điều tra đƣợc 17 cây Gù hƣơng tại Vƣờn quốc gia Tam đảo, xây
dựng mô hình bảo tồn nguyên vị 15 cây Gù hƣơng. [7]
- Vƣờn quố c gia Cúc Phƣơng đã xây dƣ̣ng mô hình bảo tồ n
10 loài cây gỗ
quý hiếm trong đó có mô hì nh bảo tồ n thuầ n loài cây G ù hƣơng với diện tích 1ha
(Lê Phƣơng Triều, 2012). [9]
Đề tài ”Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý
hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái” Trung tâm Tài
nguyên và Môi trƣờng Lâm nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 2010. Đã xếp 37 loài
thực vật quý hiếm trên hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam thành 6 nhóm giá trị và công
dụng khác nhau. Những loài có ý nghĩa về tính đặc hữu, phân bố hẹp và có giá trị trong
bảo tồn nguồn gen nhƣ: Bách đài loan (Taiwania cryptomerioides), Bách vàng
(Xanthocyparis vietnamensis), Vân sam phan xi păng (Abies delavayi ver. Fansipanensis),
Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), Hoàng đàn (Cupressus torulosa), và Gù hƣơng
(Cinnamomum balansae) [10]
Theo Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp,
quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP. Trung tâm Tài nguyên và
Môi trƣờng Lâm nghiệp. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 2010. Theo vùng sinh thái
[10], cây Gù hƣơng còn rải rác vài cá thể trong rừng ở vùng phân bố tự nhiên, chủ
yếu là cây tái sinh. Vị trí và số lƣợng quần thể, cá thể gù hƣơng trong tự nhiên:
10
VQG Ba Vì, Hà Tây có ở Sƣờn tây Đỉnh Vua với số lƣợng 5 cá thể (d1,3
< 20 cm)
KBT Thần Sa-Phƣợng Hoàng có phân bố tập trung ở các xã: Thần Sa,
Cúc Đƣờng, Thƣợng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tƣờng (xóm Ngọc Sơn 2)
khoảng 100-200 cá thể (chỉ toàn cây tái sinh)
KBT Hang Kia-Pà Cò. Phân bố rải rác trong KBT, có 2-3 cá thể/50ha (chỉ
còn cây tái sinh chồi)
VQG Cúc Phƣơng. Rải rác trong VQG có < 60 cây .
Hà Văn Tiệp, 2015. Trong Báo cáo kết quả đề tài : ”Nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides
A.Chev), Gù hƣơng (Cinnamomum balansae Lec) và Sƣa (Dalbergia tonkinensis
Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc” đã đƣa ra đƣợc
kết quả Giâm hom cây Gù hƣơng mùa khô có tỷ lệ ra rễ (63,3%, từ tháng 9-12) cao
hơn mùa mƣa (60% từ tháng 5-7). [8]
Kết quả giâm hom Gù hƣơng phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng của
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ, (2009), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam [5]. Đã đƣa ra đƣợc kết quả về giâm hom cây Gù hƣơng: Các số liệu thu thập
đƣợc cho thấy Gù hƣơng có khả năng ra rễ ngay cả khi không có thuốc kích thích,
mặc dù tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 40%. Chất kích thích ra rễ sau khi xử lý đã làm tăng đáng
kể tỷ lệ ra rễ của hom Gù hƣơng lên đến 1,5 – 2,0 lần; trong đó chất AIA nồng độ
0,5 – 1,5% cho tỷ lệ ra rễ đạt từ 70 – 80% tổng số hom giâm, ABT nồng độ 1 – 2%
đạt 60 – 80% ra rễ. Hai loại chất ABT và AIA có hầu hết các công thức đạt tỷ lệ ra
rễ trên 60%, đủ tiêu chuẩn giâm hom cho sản xuất.
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn tổng
diện tích tự nhiên 52.272,23 ha, có ranh giới
+ Phía Bắc: Giáp 2 huyện Chợ Đồn, Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn
+ Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ
+ Phía Đông: Giáp huyện Phú Lƣơng
11
+ Phía Tây: Giáp huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang
Vị trí của huyện tƣơng đối thuận loại cho các hoạt động đi lại trong tỉnh và
cũng nhƣ 2 tỉnh lân cận là Tuyên Quang và Bắc Kạn.
2.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên có thể chia làm 4 tiểu vùng:
-Vùng núi trung bình và núi thấp.
- Tiểu vùng núi đá.
- Tiểu vùng đồi cao.
- Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng.
2.3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hƣởng của khí hậu vùng cao.
Một năm chia thành 2 mùa: Mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.750 mm, năm cao nhất 2.450 mm, năm thấp
nhất 1.250 mm, lƣợng mƣa phân bố không đồng đều.
* Chế độ nhiệt.
- Nhiệt độ bình quân 22,5oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 14,60C và cao
nhất là 42,6oC, biên độ giữa ngày và đêm 8 -100C.
- Số lƣợng nắng trung bình 1.560 giờ/năm, năm cao nhất 1750 giờ/năm, năm
thấp nhất 1470 giờ/năm.
* Chế độ ẩm.
- Lƣợng mƣa trung bình năm 1750 mm, năm cao nhất tới 2.450 mm, năm
thấp nhất 1.250 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều; Từ tháng 4 đến tháng 9 lƣợng
mƣa tới 84% tổng lƣợng mƣa cả năm, ngày mƣa lớn nhất lên tới 300 mm, từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau lƣợng mƣa chỉ chiếm 16%.
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến
thiên từ 75 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng. Mùa
khô mặc dù ít mƣa, nhƣng có sƣơng mù nên độ ẩm không khí cao.
12
- Tháng 12 và tháng 1 xuất hiện nhiều sƣơng muối, đây là điều kiện bất lợi
cho cây trồng.
b.Thủy văn.
Định hóa là đầu nguồn của sông Công, sông Chu, là các vùng chỉ lƣu của hệ
thống sông Cầu, lũ thƣờng xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8, trung bình 16,2 m3/s,
lƣu lƣợng cực đại 319 m3/s, cực tiểu 2,3m3/s. Lƣu lƣợng chênh lệch giữa các mùa là
khá lớn, do hiện nay diện tích rừng bị xuy giảm mạnh, kéo theo những tác động nhƣ
hạn hán, lũ lụt thƣờng xuyên xẩy ra.
2.3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng
Theo tài liệu địa chất Việt Nam, huyện Định Hóa nằm trong phạm vi Đông
Bắc, Bắc bộ và thuộc đới địa chất sông Hiến, đới này có nhiều vũng sâu và có bề
dày địa chất rất lớn.
a. Địa chất
Đá trầm tích cổ nhất ở đây có tuổi Cambri, chủ yếu gồm các hệ lục nguyên,
lộ ra các đá phiến, bột kết màu xám tím hoặc đỏ có nhiều vẩy Mica có ít lớp mỏng
bột kết chứa vôi.
b. Thổ nhƣỡng
Thông qua kết quả điều tra, xác định huyện Định Hóa có 7 nhóm dạng đất chính
2.3.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
2.3.2.1. Tình hình dân cư kinh tế
Tổng thu nhập trên địa bàn huyện năm 2012 là 589.34 tỷ đồng.
+ Cơ cấu ngành nghề: Nông lâm nghiệp: 50.4%, thƣơng mại và dịch vụ
38, 78 %, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 10, 82%
+ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 15%/năm.
2.3.2.2. Dân tộc, dân số và lao động
a. Dân tộc
Trên địa bàn huyện gồm 8 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm:
Tày, Nùng, Thái, Kinh, Sán Chỉ, Dao, Cao Lan, H’Mông. Trong đó, dân tộc
Tày chiếm đa số với tỷ lệ 19,5%, ít nhất là dân tộc Sán Chỉ chiếm 7,45%. Mỗi dân
13
tộc có tập quán sinh hoạt riêng, nhƣng đều có điểm chung nổi bật là vẫn giữ đƣợc
nét văn hóa truyền thống đặc trƣng của dân tộc mình, sinh sống hòa thuận.
b. Dân số và lao động
Trên địa bàn huyện dân số trung bình là 87,433 ngƣời, nhìn chung Định
Hóa là một trong những huyện có mật độ dân số thấp so với các huyện còn lại
trong tỉnh Thái Nguyên.
2.3.2.3. Tình hình sản xuất, đời sống và thu nhập
a. Ngành nông lâm nghiệp
* Về trồng trọt
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 11,142 ha với nhiều
loại cây trồng chính nhƣ: Lúa, ngô, đỗ tƣơng, khoai lang và một số cây lâu năm
khác nhƣ: Bƣởi, cam, nhãn, vải thiều,…
* Chăn nuôi
Thực hiện tốt công tác thú y, tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm theo
định kỳ nên ngành chăn nuôi của huyện phát triển tƣơng đối ổn định, không có dịch
bệnh lớn xảy ra. Theo số liệu thống kê năm 2011 hiện nay toàn huyện có: Tổng đàn
trâu là: 7,130con. Tổng đàn bò là: 1,524con. Tổng đàn lợn là: 30,922 con. Tổng
đàn gia cầm là: 505,196 con.
b. Lâm nghiệp
Để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, Hạt
kiểm lâm huyện phối hợp với UBND các xã mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng
rừng đồng thời phổ biến các quy định của nhà nƣớc trong việc quản lý và bảo vệ
rừng. Bên cạnh đó, đƣợc sự đầu tƣ hỗ trợ của các chƣơng trình rồng và bảo vệ rừng
nhƣ: Dự án 327, dự án 661, dự án rừng đặc dụng ATK…
2.3.2.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Là huyện có tiềm năng về nguồn nguyên liệu, lao động cũng nhƣ thị trƣờng
nhƣng công nghiệp của huyện Định Hóa chỉ phát triển với nhịp độ thấp với nhiều
ngành nghề nhƣ: Cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, mành
cọ, máy móc, thiết bị, đồ gia dụng, may mặc...
14
2.3.2.5. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
Trên địa bàn huyện Định Hóa có 33km đƣờng tỉnh lộ chạy qua nối với các
huyện của tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang. Tuyến đƣờng liên tỉnh là đƣờng nhựa,
đƣờng liên xã bao gồm cả đƣờng nhựa và đƣờng cấp phối, còn lại đƣờng lên thôn chủ
yếu là đƣơng đất. Tổng chiều dài các tuyến đƣờng giao thông trong huyện là 280km.
2.3.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.3.3.1. Thuận lợi
Khí hậu và đất đai của huyện phù hợp với nhiều loại cây trồng thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây chè đã và đang đƣợc trồng phổ
biến tại huyện Định Hóa với năng suất và sản lƣợng lớn.
Huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhƣ: Phát triển ngành du lịch,
các loại hình dịch vụ, các ngành nghề thủ công, đặc biệt là ngành công nghiệp chế
biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ giúp ngƣời dân tăng thêm thu nhập, giảm tỷ lệ đói
nghèo, ổn định và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Tiềm năng và nguồn nhân lực dồi dào, ngƣời dân cần cù lao động, ham học
hỏi, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và canh tác vùng đồi núi. Đây sẽ là điều
kiện hết sức quan trọng và thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của
xã, huyện
2.3.3.2. Khó khăn
Là một huyện miền núi nên địa hình tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, hệ
thống cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều thiếu thốn, một số tuyến đƣờng giao thông
trên địa bàn là đƣờng đất nên nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hóa còn gặp nhiều khó
khăn. Đây là những trở ngại lớn cho việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của
huyện.
Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp phát triển tƣơng đối đồng đều nhƣng việc
áp dụng và đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ
đúng mức nên chƣa đạt đƣợc hiệu quả và năng suất cao.
15
Việc khai thác trái phép tài nguyên rừng vẫn còn xảy ra, hiệu quả sử dụng
rừng, đất rừng hiệu quả thấp. Việc phân định ranh giới các loại rừng trên thực địa
còn khó khăn, cho nên công tác quản lý không chủ động trong việc sử dụng đất
rừng. Việc đầu tƣ cho trồng rừng hàng năm còn thấp, ngƣời làm nghề rừng có thu
nhập thấp hơn các nghề khác, nên đầu tƣ sản xuất Lâm nghiệp còn rất thấp. Khiến
cho ngƣời dân chƣa chú trọng vào làm rừng.
16
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là loài cây Gù hƣơng (Cinnamomum balansae) phân bố tự
nhiên tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu của Khóa luận
- Địa điểm: Huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Khóa luận đƣợc tiến hành từ 12/2015 - 5/2016.
- Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận: Đặc điểm hình thái và sinh thái
loài Gù hƣơng.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu, Khóa luận nghiên cứu có các nội dung chính sau:
3.2.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Gù hương
- Sự hiểu biết của ngƣời dân về loài cây Gù hƣơng
- Đặc điểm sử dụng loài cây Gù hƣơng
3.2.2. Đặc điểm phân loại loài Gù hương
3.2.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Gù hương
- Hình thái thân cây, rễ, lá, hoa, quả.
3.2.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài cây Gù hương
- Đặc điểm tầng cây gỗ nơi có loài Gù hƣơng phân bố: Công thức tổ thành
của các loài cây đi kèm.
- Đặc điểm về ánh sáng nơi loài phân bố.
- Đặc điểm về tái sinh của loài
- Đặc điểm cây bụi và thảm tƣơi nơi có loài phân bố.
- Đặc điểm phân bố của loài Gù hƣơng.
+ Phân bố theo tuyến
+ Phân bố phân tán trên diện tích đất trống, diện tích trồng các loài cây khác