Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ôn tập sóng cơ có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.36 KB, 5 trang )

Website: />
Giáo Viên: Vũ Ngọc Anh

_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

KHÓA LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 − MÔN VẬT LÝ
ÔN TẬP SÓNG CƠ HỌC − 02
Xem hướng dẫn giải chi tiết tại: />
Group học tập: />Facebook: />Câu 1: (ID: 41414) Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm có phương trình dao động là uA = uB = 5cos
20πt (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,0 m/s. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm trung
điểm M của AB là
A. uM = 10cos (20πt) cm
B. uM = 5cos (20πt – π/2) cm
C. uM = 10cos (20πt – π) cm
D. uM = 5cos (20πt + π/2) cm
Câu 2: (ID: 41415) Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B có phương trình dao động là uA
= uB = 2cos 10πt (cm).Tốc độ truyền sóng là 3,0 m/s. Phương trình dao động sóng tại M cách A, B một khoảng
lần lượt là d1 = 15 cm; d2 = 20 cm là
A. u = 2cos (π/12)sin (10πt – 7π/12) cm
B. u = 4cos (π/12)cos (10πt – 7π/12) cm
C. u = 4cos (π/12)cos (10πt + 7π/6) cm
D. u = 2cos (π/12)sin (10πt – 7π/6) cm
Câu 3: (ID: 41416) Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động cùng pha và cùng tần số f = 12
Hz. Tại điểm M cách các nguồn A, B những đoạn d1 = 18 cm, d2 = 24 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và
đường trung trực của AB có hai đường vân dao động với biên độ cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước
bằng:
A. 24 cm/s
B. 26 cm/s
C. 28 cm/s
D. 20 cm/s
Câu 4: (ID: 41417) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động


với tần số f = 15 Hz và cùng pha. Tại một điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng d1 = 16 cm, d2 =
20 cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Tốc độ truyền sóng
trên mặt nước là
A. 24 cm/s
B. 20 cm/s
C. 36 cm/s
D. 48 cm/s
Câu 5: (ID: 41418) Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm dao động theo phương trình u = Acos100πt
(mm) trên mặt thoáng của thủy ngân, coi biên độ không đổi. Xét về một phía đường trung trực của AB ta thấy
vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA – MB = 1cm và vân bậc (k + 5) cùng tính chất dao động với vân bậc
k đi qua điểm N có NA – NB = 3 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt thủy ngân là
A. 10cm/s
B. 20 cm/s
C. 30 cm/s
D. 40 cm/s
Câu 6: (ID: 41419) Tạo tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 8 cm trên mặt nước luôn dao
động cùng pha nhau. Tần số dao động 80Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Giữa A và B có số
điểm dao động với biên độ cực đại là
A. 30 điểm
B. 31 điểm
C. 32 điểm
D. 33 điểm
Câu 7: (ID: 41420) Tạo tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 10 cm trên mặt nước dao động
cùng pha nhau. Tần số dao động 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Số điểm dao động với
biên độ cực tiểu trên đoạn AB là
A. 10 điểm
B. 9 điểm
C. 11 điểm
D. 12 điểm
Câu 8: (ID: 41421) Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao

động cùng pha với tần số f = 20 Hz, cách nhau 8 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 30 cm/s. Gọi C và
D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn
CD là
A. 11 điểm
B. 5 điểm
C. 9 điểm
D. 3 điểm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Group học tập: />
Trang 1


Website: />
Giáo Viên: Vũ Ngọc Anh

_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 9: (ID: 41422) Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 50 mm, dao động cùng pha theo phương trình u =
Acos(200πt) (mm) trên mặt thủy ngân. Tốc độ truyền sóng trên mặt thủy ngân là v = 80 cm/s. Điểm gần nhất
dao động cùng pha với nguồn trên đường trung trực của AB cách nguồn A một đoạn là
A. 16 mm
B. 32 cm
C. 32 mm
D. 24 mm
Câu 10: (ID: 41423) Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 10 cm, cùng dao động
với tần số 80Hz và pha ban đầu bằng không. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Điểm gần nhất
nằm trên đường trung trực của AB dao động cùng pha với A và B cách trung điểm O của AB một đoạn là
A. 1,14 cm
B. 2,29 cm

C. 3,38 cm
D. 4,58 cm
Câu 11: (ID: 41424) Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 50 mm lần lượt dao động theo phương trình u1 =
Acos 200πt cm và u2 = Acos (200πt + π) cm trên mặt thoáng của thủy ngân. Xét về một phía của đường trung
trực của AB, người ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12 mm và vân bậc (k + 3) (cùng loại với
vân bậc k) đi qua điểm N có NA – NB = 36 mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là
A. 12
B. 13
C. 11
D. 14
Câu 12: (ID: 41425) Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động
cùng pha với tần số 28Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21cm, d2 = 25cm.
Sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên
mặt nước là
A. 37 cm/s
B. 112 cm/s
C. 28 cm/s
D. 57 cm/s
Câu 13: (ID: 41426) Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động
cùng pha với tần số f = 16 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 30 cm, d2 =
25,5 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tốc độ truyền
sóng trên mặt nước là
A. 24 m/s
B. 24 cm/s
C. 36 m/s
D. 36 cm/s
Câu 14: (ID: 41427) Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn A, B dao động cùng pha với tần
số f. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 19 cm, d2 = 21 cm, sóng có biên độ cực đại.
Giữa M và đường trung trực của AB không có dãy cực đại nào khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v =
26 cm/s. Tần số dao động của hai nguồn là

A. 26 Hz
B. 13 Hz
C. 16 Hz
D. 50 Hz
Câu 15: (ID: 41428) Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi
A. hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau
B. hai sóng chuyển động cùng chiều, cùng pha gặp nhau
C. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ giao nhau
D. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau
Câu 16: (ID: 41429) Khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì
A. sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe
B. sóng gặp khe và phản xạ lại
C. sóng truyền qua khe giống như khe là một tâm phát sóng mới
D. sóng gặp khe dừng lại mà không truyền qua
Câu 17: (ID: 41430) Trên mặt nước tại A, B có hai nguồn sóng kết hợp có phương trình u A = Acosωt và uB
= Acos(ωt + π). Những điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ
A. dao động với biên độ lớn nhất
B. dao động với biên độ nhỏ nhất
C. dao động với biên độ bất kì
D. dao động với biên độ trung bình
Câu 18: (ID: 41431) Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ học với hai nguồn kết hợp A và B thì khoảng cách
giữa hai điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại là
A. λ/4
B. λ/2
C. λ
D. 2λ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Group học tập: />

Trang 2


Website: />
Giáo Viên: Vũ Ngọc Anh

_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 19: (ID: 41432) Ký hiệu λ là bước sóng, k là số nguyên, Δd = d2 – d1 là hiệu khoảng cách từ điểm M đến
các nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cùng pha trong một môi trường truyền sóng. Điểm M sẽ luôn dao động với
biên độ cực đại khi
A. Δd = (2k + 1)λ
B. Δd = λ
C. Δd = kλ
D. Δd = (k + 0,5)λ
Câu 20: (ID: 41433) Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B. Phương trình dao động tại A,
B là uA = cos ωt (cm); uB = cos (ωt + π) cm. Tại O là trung điểm của AB, sóng có biên độ
A. 0 cm
B. 2,0 cm
C. 1,0 cm
D. 1,41 cm
Câu 21: (ID: 41434) Hiện tượng giao thoa là
A. hiện tượng giao nhau của hai sóng tại một điểm trong môi trường
B. hiện tượng tổng hợp của hai dao động kết hợp
C. hiện tượng sóng truyền đi gặp vật cản trên mặt nước
D. hiện tượng hai sóng tăng cường nhau, hoặc triệt tiêu nhau tại mỗi điểm gặp nhau tùy theo lộ trình của
chúng
Câu 22: (ID: 41435) Hai sóng kết hợp là các nguồn sóng có
A. cùng tần số dao động.
B. cùng biên độ dao động.

C. độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian
Câu 23: (ID: 41436) Hai sóng nào sau đây chưa giao thoa được với nhau ?
A. Hai sóng có cùng tần số, cùng biên độ
B. Hai sóng có cùng tần số và cùng pha
C. Hai sóng có cùng tần số, cùng biên độ và ngược pha
D. Hai sóng có cùng tần số, khác biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian
Câu 24: (ID: 41437) Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp. Hai điểm liên tiếp nằm trên
đoạn nối hai nguồn trong môi trường truyền sóng gồm một cực tiểu và một cực đại thì cách nhau một khoảng

A. λ/4
B. λ/2
C. λ
D. 2λ
Câu 25: (ID: 41438) Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số
và cùng pha ban đầu, số đường cực tiểu giao thoa nằm trong khoảng AB là
A. số chẵn
B. số lẻ
C. số chẵn hay lẻ tùy thuộc vào tần số
D. số chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nguồn
Câu 26: (ID: 41439) Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số
và có độ lệch pha không đổi theo thời gian, số đường cực đại giao thoa nằm trong khoảng AB là
A. số chẵn
B. số lẻ
C. số chẵn hay lẻ tùy thuộc vào hiệu pha giữa hai nguồn
D. số chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nguồn
Câu 27: (ID: 41440) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao
động với cùng tần số 50 Hz, cùng biên độ dao động, cùng pha ban đầu. Tại một điểm M cách hai nguồn sóng
đó những khoảng lần lượt là d1 = 42 cm, d2 = 50 cm, sóng tại đó có biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng
trên mặt nước là 80 cm/s. Số đường cực đại giao thoa nằm trong khoảng giữa M và đường trung trực của hai

nguồn là
A. 2 đường
B. 3 đường
C. 4 đường
D. 5 đường

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Group học tập: />
Trang 3


Giáo Viên: Vũ Ngọc Anh

Website: />
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 28: (ID: 41441) Giả sử phương trình sóng tại hai nguồn kết hợp A, B là uA = uB = Acos ωt. Xét một điểm
M trên mặt chất lỏng cách A, B lần lượt là d1, d2. Coi biên độ sóng không thay đổi khi truyền đi. Biên độ sóng
tổng hợp tại M là
A. AM = 2A|cos [π(d2 – d1)/λ]|
B. AM = 2A|cos [π(d2 + d1)/λ]|.
C. AM = 2A|cos [π(d2 – d1)/v]|
D. AM = A|cos [2π(d2 – d1)/λ]|
Câu 29: (ID: 41442) Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số,
cùng biên độ A và dao động ngược pha, các điểm nằm trên đường trung trực của AB
A. có biên độ sóng là A
B. có biên độ sóng là 2A
C. hoàn toàn không dao động
D. có biên độ lớn hơn A và nhỏ hơn 2A

Câu 30: (ID: 41443) Hai nguồn điểm phát sóng trên mặt nước có cùng bước sóng λ, cùng pha, cùng biên độ,
đặt cách nhau một khoảng L = 25,4λ. Số đường dao động với biên độ cực đại là
A. 25
B. 50
C. 51
D. 49
Câu 31: (ID: 41444) Hai nguồn điểm phát sóng trên mặt nước có cùng bước sóng λ, cùng pha, cùng biên độ,
đặt cách nhau một khoảng L = 22,8λ. Vẽ một vòng tròn lớn trên mặt nước bao cả hai nguồn sóng vào trong.
Số điểm cực tiểu trên vòng tròn là
A. 23
B. 44
C. 46
D. 45
Câu 32: (ID: 41445) Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động với tần số 80 Hz
và lan truyền với tốc độ 0,8 m/s. Điểm M cách hai nguồn những khoảng lần lượt 20,25 cm và 26,75 cm ở trên
A. đường cực tiểu thứ 6
B. đường cực tiểu thứ 7
C. đường cực đại bậc 6
D. đường cực đại bậc 7
Câu 33: (ID: 41446) Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn S1 và S2 cách nhau 16 cm; dao
động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng pha, cùng biên độ, cùng tần số 80 Hz. Tốc độ truyền sóng
trên mặt nước là 40 cm/s. Ở mặt nước, gọi d là đường trung trực của đoạn S 1S2. Trên d, điểm M cách S1 một
khoảng 10 cm, điểm N dao động cùng pha với M và gần M nhất sẽ cách M một đoạn có giá trị gần giá trị nào
nhất sau đây ?
A. 6,8 mm
B. 7,8 mm
C. 9,8 mm
D. 8,8 mm
‒‒‒ HẾT ‒‒‒
Biên soạn: Thầy VŨ NGỌC ANH

Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại />
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Group học tập: />
Trang 4


Giáo Viên: Vũ Ngọc Anh

Website: />
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐÁP ÁN THAM KHẢO
01: C
11: A
21: D
31: C

02: B
12: C
22: D
32: B

03: A
13: B
23: A
33: B

04: A
14: B

24: A

05: B
15: D
25: A

06: B
16: C
26: C

07: A
17: B
27: C

08: B
18: B
28: A

09: C
19: C
29: C

10: B
20: A
30: C

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Group học tập: />
Trang 5




×