Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia trong dạy học sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

VŨ THỊ HỢP

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
ĐƢỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. TRƢƠNG ĐỨC BÌNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này em đã nhận đƣợc sự chỉ bảo tận
tình của thầy giáo Thạc sỹ Trƣơng Đức Bình và các thầy cô trong tổ phƣơng
pháp dạy học khoa Sinh-KTNN trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trƣờng THPT Yên Lạc, các bạn sinh viên trong khoa đã tạo điều kiện
giúp đỡ, đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đề tài này.
Qua đây em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trƣơng
Đức Bình ngƣời đã định hƣớng và dẫn dắt em bƣớc đầu nghiên cứu, giúp em
hoàn thành đƣợc đề tài này.
Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2017


Sinh viên

Vũ Thị Hợp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân
tôi dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo Trƣơng Đức Bình giảng viên khoa SinhKTNN. Mọi kết quả nghiên cứu trong đề tài trung thực, không trùng với kết
quả của tác giả nào, đề tài chƣa từng đƣợc công bố tại bất kì một công trình
nghiên cứu khoa học nào hoặc của ai khác.
Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Vũ Thị Hợp


QUY ƢỚC VIẾT TẮT
Đọc là

Viết là
HS

Học sinh

GV

Giáo viên

TCHT


Trò chơi học tập

KQ

Kết quả

TĐK

Trao đổi khí

THPT

Trung học phổ thông

ĐV

Động vật

TB

Tế bào

SGK

Sách giáo khoa

NXBGD

Nhà xuất bản giáo dục


GD

Giáo dục

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

DHSH

Dạy học sinh học


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 5
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài ................................................ 5
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 5

1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 5
1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6
1.2.1. Một vài nét về tổ chức trò chơi .............................................................. 6
1.2.1.1. Khái niệm trò chơi học tập ................................................................... 6
1.2.1.2. Vai trò,ý nghĩa của tổ chức trò chơi ..................................................... 7
1.2.2. Một số vấn đề về trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia ............................... 7
1.2.2.1. Khái niệm trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia ....................................... 7
1.2.2.2. Vai trò của trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia ...................................... 8
1.2.2.3. Các bƣớc tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia............................ 8
1.2.2.4. Yêu cầu sƣ phạm của trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia ..................... 9
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
1.3.1. Thực trạng việc tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia Sinh học 11 9
1.3.2. Xu hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay .................................................... 10


CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐƢỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA
SINH HỌC 11 ................................................................................................. 11
2.1. Khái quát chƣơng trình Sinh học 11 ........................................................ 11
2.2. Tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia ............................................... 13
2.3. Gợi ý cách sử dụng trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia............................. 16
2.4. Giáo án ..................................................................................................... 16
2.5. Video minh chứng tại trƣờng THPT Yên Lạc ......................................... 50
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TRÒ CHƠI ĐƢỜNG LÊN ĐỈNH
OLYMPIA ĐÃ XÂY DỰNG ......................................................................... 54
3.1. Mục đích đánh giá .................................................................................... 54
3.2. Đối tƣợng,phạm vi ................................................................................... 54
3.3. Phƣơng pháp đánh giá .............................................................................. 54
3.4. Kết quả đánh giá....................................................................................... 54
3.4.1. Giáo viên đánh giá ................................................................................ 54
3.4.2. Học sinh đánh giá .................................................................................. 55

3.4.3. Chuyên gia đánh giá .............................................................................. 55
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 57
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 57
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh olympia
Hiện nay việc tổ chức dạy và học cho giáo viên, học sinh nói riêng cũng
nhƣ ngành giáo dục của Việt Nam, của cả Thế giới nói chung là rất quan
trọng. Ngoài việc dạy cho các em một cách bài bản theo sách vở thì việc tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi cho học sinh cũng rất quan trọng.
Đặc biệt hơn hết là việc tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia. Ở lứa tuổi
thanh thiếu niên nhƣ các em thì việc kết hợp giữa học và chơi giúp các em
học nhanh hơn, tốt hơn, nâng cao tinh thần thi đấu đồng thời kiến thức cũng
trở nên vững chắc, sâu sắc hơn.
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và
học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập
đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Ở thế kỉ XX nhà tâm lí học Thụy Sĩ Jpiaget đã nói: “thông qua hoạt động
vui chơi để tiến hành học tập”. Hoạt động vui chơi trong học tập thƣờng thấy
ở lứa tuổi tiểu học, nhƣng ở lứa tuổi THPT cũng nên tiến hành hoạt động trò

chơi nhƣ trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia. Trò chơi này giúp các em bớt đi
mệt mỏi, căng thẳng tạo sự hào hứng hơn trong học tập, đồng thời cũng giúp
các em có ý thức, trách nhiệm của bản thân hơn nữa trong cuộc thi đấu.

1


1.2. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia ở trường
THPT
Tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia là một sân chơi đầy sáng tạo và
cũng quan trọng trong việc dạy học. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay thì
đây là việc chƣa đƣợc quan tâm và coi trọng một cách đầy đủ. Hầu hết các
trƣờng THPT không tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia trong dạy học,
một số trƣờng có tổ chức nhƣng làm một cách hời hợt và chƣa thực sự lôi
cuốn đƣợc đông đảo học sinh tham ra, một số khác đã thực hiện nhƣng lại đƣa
ra đƣợc những câu hỏi thực tế, khách quan nhƣng chƣa phổ biến. Đó chính là
do chƣa hiểu hết tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong toàn bộ quá trình dạy
và học.
Từ những vấn đề trên,với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao
chất lƣợng dạy và học môn Sinh học nên tôi đã chọn đề tài “ Tổ chức trò chơi
đƣờng lên đỉnh Olympia trong dạy học sinh học 11”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất quy trình tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia
chƣơng trình sinh học 11 nhằm tạo ra sân chơi cho học sinh đƣợc giao lƣu,
đƣợc học hỏi, đƣợc thi đấu với nhau để lĩnh hội đƣợc những kiến thức sâu sắc
nhất. Qua đó nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học ở trƣờng phổ thông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung phần B-Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật trong
chƣơng trình Sinh học 11

Trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia trong dạy học sinh học 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: phần B-Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động
vật trong chƣơng trình Sinh học 11

2


- Địa bàn nghiên cứu: một số lớp 11 trƣờng THPT Yên Lạc
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc quy trình tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia
trong dạy học Sinh học 11 thì vừa bồi bổ hứng thú, động lực cho học sinh góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn Sinh vừa củng cố đƣợc kiến thức
và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn đời sống.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lí luận của việc tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia.
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề tổ chức đƣờng lên đỉnh Olympia ở trƣờng
THPT.
- Thiết kế tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia Sinh học 11.
- Đánh giá chất lƣợng trò chơi.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan làm cơ sở lí luận cho việc
thiết kế và tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia
6.2. Phương pháp điều tra,quan sát
Điều tra thực trạng việc tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia ở một số
trƣờng THPT
Quan sát sự tham gia của học sinh trong buổi tổ chức trò chơi đƣờng lên

đỉnh Olympia
6.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến nhận xét, góp ý các giáo viên phổ thông có kỹ năng và quan tâm
đến việc tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia trong dạy học sinh học 11.

3


7. Dự kiến đóng góp của đề tài
7.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia
7.2. Thiết kế trò chơi đường lên đỉnh Olympia Sinh học 11, là tài liệu tham
khảo cho học sinh và GV phổ thông

4


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Trong lịch sử giáo dục, hoạt động ngoại khóa nói chung cũng nhƣ trò
chơi đƣờng lên đỉnh Olympia nói riêng đã xuất hiện từ lâu vào cuối thế kỉ
XIX.
Vào những năm 40, các cộng sự và học trò của L.X.Vƣgôtxki,
Đ.B.Elcônhin, A.V. Zaparogiet, A.N.Leonchiep,... đã thực hiện hàng loạt
nghiên cứu về hoạt động chơi của học sinh. Điển hình là những công trình
nghiên cứu của L.X.Xlavina; L.A.Gersezon;.... tiến hành dựa trên quan điểm
duy vật biện chứng, bắt đầu từ những hoạt động có thực của học sinh để từ đó
hiểu những biến đổi tƣơng ứng trong ý thức của học sinh và sau đó tìm hiểu
những ảnh hƣởng trở lại của sự thay đổi ý thức đối với sự phát triển tiếp theo

của hoạt động. Từ đó các nhà khoa học đi đến kết luận: hoạt động chơi không
nảy sinh một cách tự phát mà do những ảnh hƣởng có ý thức hoặc không ý
thức từ phía ngƣời lớn, bạn bè xung quanh trong đó giao tiếp xã hội đóng một
vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hoạt động chơi của học sinh.
Nghiên cứu về hoạt động trò chơi đã đƣợc Ilina đề cập đến hoạt động
ngoại khóa với tƣ cách là một trong các con đƣờng giáo dục đạo đức, giáo dục
lao động, giáo dục thẩm mĩ, thực hiện nhiệm vụ giáo dục bổ trợ cho các hình
thức giáo dục khác trong nhà trƣờng, XH.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia đã có từ lâu trong lịch sử các trƣờng
phổ thông. Mục đích nhằm cho học sinh phát huy tính tích cực, hăng hái, tự
tin khi tham gia đồng thời kết chặt tình thân ái của lớp, của trƣờng.

5


1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một vài nét về tổ chức trò chơi
1.2.1.1. Khái niệm trò chơi học tập
- Trò chơi học tập Có nhiều quan niệm khác nhau về TCHT. Trong lí luận dạy
học, tất cả những trò chơi có nội dung gắn với nội dung học tập, nó đƣợc sử
dụng nhƣ một phƣơng pháp, hình thức tổ chức và luyện tập cho học sinh,
không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi đều gọi là TCHT. Hay nói
cách khác TCHT là dạng trò chơi có luật chặt chẽ mang tính định hƣớng đối
với sự phát triển trí tuệ.
TCHT thực hiện chức năng của hoạt động nhận thức, nó tạo điều kiện cần
thiết để ứng dụng, củng cố và luyện tập kiến thức trong các tiết học.
Mỗi dạng trò chơi đều có những đặc điểm và có tác dụng nhất định đối với
sự hình thành và phát triển tâm lí - nhân cách của các em. Về phƣơng diện
phát triển trí tuệ, TCHT có thế mạnh hơn cả. Nhiệm vụ giáo dục chủ yếu của

TCHT là phát triển trí tuệ cho các em.
- Đặc điểm của trò chơi học tập TCHT là một dạng hoạt động vì vậy nó mang
trong mình những đặc điểm chung của các loại hoạt động: có phƣơng hƣớng,
có mục đích, có ý thức và có dặc điểm chung của trò chơi. Đặc điểm của trò
chơi nói chung là mang lại cảm xúc chân thực, mạnh mẽ, đa dạng. Trò chơi
bao giờ cũng mang đến cho các em niềm vui sƣớng, thoả mãn, bằng lòng.
Chơi mà không có niềm vui sƣớng thì không còn là chơi nữa. Ngoài ra TCHT
còn có những đặc điểm sau:
+ TCHT có luật rõ ràng, do ngƣời lớn đặt ra nhằm đạt đƣợc mục đích giáo
dục và dạy học.
+ TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định. Kết quả đó phải đƣợc thực hiện
trong việc giải quyết nhiệm vụ của TCHT, đồng thời phải mang lại niềm vui,
sự thoả mãn cho những ngƣời tham gia TCHT. Kết quả của TCHT thể hiện sự

6


cố gắng trong suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong việc nắm kiến thức và trong
tính hợp tác của nhóm trẻ.
+ TCHT có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các yếu tố: Mục đích của TCHT
(Nhiệm vụ nhận thức); Hành động chơi; Luật chơi và tổ chức chơi.
+ Trong TCHT, vị trí của mọi thành viên tham gia trò chơi đều nhƣ nhau và
đƣợc xác định bằng luật chơi. Việc thực hiện luật chơi là tiêu chuẩn khách
quan để đánh giá khả năng của các em.
+ Trong TCHT, sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi rõ ràng.
Trong quá trình chơi nếu các em không tuân thủ theo luật chơi thì sẽ không
đạt đƣợc mục đích của trò chơi. Vì thế trong TCHT, việc kiểm tra lẫn nhau dễ
dàng hơn và có hiệu quả hơn vì luật chơi đƣợc quy định rõ ràng
1.2.1.2. Vai trò,ý nghĩa của tổ chức trò chơi
Hƣớng đến mục tiêu “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”,

việc đƣa trò chơi vào trƣờng học mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
Tổ chức trò chơi còn giúp các em có tinh thần hăng hái, tự tin, rèn luyện
tính tự lập, tự chủ đồng thời kết chặt tình thân ái đối với đồng đội, lớp,
trƣờng.
1.2.2. Một số vấn đề về trò chơi đường lên đỉnh Olympia
1.2.2.1. Khái niệm trò chơi đường lên đỉnh Olympia
Nói đến đƣờng lên đỉnh Olympia không ai là không biết tới chƣơng trình
Đƣờng lên đỉnh Olympia, đó là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành
cho học sinh trung học phổ thông do VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam tổ
chức, dƣới sự tài trợ của công ty LG. Cuộc thi hàng năm này đƣợc bắt đầu tổ
vào 1999, và là chƣơng trình có tuổi đời dài nhất trong các chƣơng trình trò
chơi truyền hình của VTV3. Trong đó mỗi năm có 36 cuộc thi Tuần, 12 cuộc
thi Tháng, 4 cuộc thi Quý và 1 cuộc Chung kết đƣợc Truyền hình trực tiếp
trên VTV3.

7


Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến việc tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia
cho học sinh trong dạy học, khi đó các học sinh trong lớp, trƣờng sẽ tham gia
thi đấu với nhau.
1.2.2.2. Vai trò của trò chơi đường lên đỉnh Olympia
- Tạo một sân chơi đầy sáng tạo nhƣng cũng rất quen thuộc cho HS tham gia,
tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy hiệu quả học tập của HS cũng tăng
lên.
- Giúp phát huy tinh thần, phát triển phẩm chất trí tuệ, hình thành các quá
trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng, sáng tạo của HS.
- Kích thích học sinh biểu hiện tính sáng tạo và độc lập.
1.2.2.3. Các bước tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia
- Bƣớc 1: Đặt tên cho trò chơi.

Đặt tên cho trò chơi là một việc làm cần thiết vì tên nói lên đƣợc chủ
đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của việc tổ chức trò chơi. Tên trò chơi
cũng tạo đƣợc sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra trạng thái tâm lí đầy hứng
khởi và tích cực của HS. Vì vậy cần có sự tìm tòi, suy nghĩ, đặt tên cho
phù hợp và hấp dẫn. Đặt tên cho trò chơi cần rõ ràng, chính xác, ngắn
gọn, phản ánh đƣợc chủ đề và nội dung, tạo đƣợc ấn tƣợng ban đầu cho
HS.
- Bƣớc 2: Xác định mục tiêu trò chơi.
Mục tiêu của trò chơi là kết quả của hoạt động. Các mục tiêu cần phải
rõ ràng, cụ thể và phù hợp, phản ánh đƣợc các mức độ cao, thấp của
yêu cầu đạt đƣợc về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hƣớng giá trị.
- Bƣớc 3: Lập kế hoạch.
Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực cần phải lập kế hoạch

8


+ Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu, tức là tìm các nguồn
nhân lực, thời gian, không gian… cần cho việc hoàn thành các mục
tiêu.
+ Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi GV phải tìm ra đủ các nguồn lực
và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu.
+ Mục tiêu có đạt đƣợc hay không, phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ
và hợp lí những nội dung và hình thức của hoạt động. Trƣớc hết cần
căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh
cụ thể để xác định nội dung phù hợp với hoạt động.
- Bƣớc 4: Thiết kế và tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia.
Trong bƣớc này cần phải xác định:
+ Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện
+ Các việc đó là gì? Nội dung mỗi việc đó ra sao?

+ Tiến trình và thời gian thực hiện nhƣ thế nào?
+ Các công việc cụ thể cho HS
+ Yêu cầu đạt đƣợc của mỗi việc
1.2.2.4. Yêu cầu sư phạm của trò chơi đường lên đỉnh Olympia
- Các câu hỏi, câu trả lời sử dụng trong trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia phải
hƣớng vào kiến thức cơ bản, kiến thức mấu chốt của chƣơng trình.
- Câu hỏi đặt ra phải chính xác, rõ ràng.
- Câu hỏi đƣa ra phải phù hợp với học sinh, phát huy tính tích cực của học
sinh, gây hứng thú học tập.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia Sinh học
11
Đƣợc vận dụng cả trong phần ôn tập, củng cố kiến thức sau bài học. Tuy
nhiên qua tìm hiểu cho thấy vấn đề tổ chức trò chơi trong dạy học Sinh học 11

9


chƣa thực sự đƣợc quan tâm, họ thƣờng ôn tập, củng cố bài bằng cách chỉ đơn
giản là nhắc lại kiến thức trọng tâm, những hoạt động dạy học tích cực ít đƣợc
tiến hành.
1.3.2. Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay
Đổi mới phƣơng pháp dạy học đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học, nghĩa
là từ chỗ quan tâm đến việc HS học đƣợc cái gì đến chỗ quan tâm HS vận
dụng đƣợc cái gì qua việc học. Để đảm bảo đƣợc điều đó, phải thực hiện
chuyển từ phƣơng pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất. Tăng cƣờng việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS
theo hƣớng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học
chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát
triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Một số biện pháp đổi mới phƣơng pháp dạy học:
+ Cải tiến các phƣơng pháp dạy học truyền thống
+ Kết hợp đa dạng các phƣơng pháp dạy học
+ Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
+ Vận dụng dạy học định hƣớng hành động
+ Tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp
lý hỗ trợ dạy học
+ Đƣa trò chơi vào quá trình dạy học
...

10


CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐƢỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA
SINH HỌC 11
2.1. Khái quát chƣơng trình Sinh học 11
Sinh học 10 đã đƣợc nghiên cứu về các cấp của tổ chức sống, về sinh học tế
bào và về sinh học vi sinh vật. Trong chƣơng trình sinh học 11 tiếp tục đi
nghiên cứu về các phần sau:
Phần bốn. SINH HỌC CƠ THỂ
CHƢƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG
A-Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở thực vật
Bài 1. Sự hấp thụ nƣớc và muối khoáng ở rễ
Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây
Bài 3. Thoát hơi nƣớc
Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 5. Dinh dƣỡng nitơ ở thực vật

Bài 6. Dinh dƣỡng nitơ ở thực vật ( tiếp theo)
Bài 7. Thực hành: thí nghiệm thoát hơi nƣớc và thí nghiệm về vai trò của
phân bón
Bài 8. Quang hợp ở thực vật
Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
Bài 10. Ảnh hƣởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng
Bài 12. Hô hấp ở thực vật
Bài 13. Thực hành: phát hiện diệp lục carotenoit
Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
B-Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật
Bài 15. Tiêu hóa ở động vật

11


Bài 16. Tiêu hóa ở động vật ( Tiếp theo)
Bài 17. Hô hấp ở động vật
Bài 18. Tuần hoàn máu
Bài 19. Tuần hoàn máu ( tiếp theo)
Bài 20. Cân bằng nội môi
Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở ngƣời
Bài 22. Ôn tập chƣơng I
Chƣơng II. CẢM ỨNG
A- Cảm ứng ở thực vật
Bài 23. Hƣớng động
Bài 24. Ứng động
Bài 25. Thực hành: hƣớng động
B- Cảm ứng ở động vật
Bài 26. Cảm ứng ở động vật

Bài 27. Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo)
Bài 28. Điện thế nghỉ
Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền của xung thần kinh
Bài 30. Truyền tin qua xung xinap
Bài 31. Tập tính của động vật
Bài 32. Tập tính của động vật ( tiếp theo)
Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
CHƢƠNG III: SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A- Sinh trƣởng và phát triển ở thực vật
Bài 34. Sinh trƣởng ở thực vật
Bài 35. Hoocmôn thực vật
Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa
B- Sinh trƣởng và phát triển ở động vật

12


Bài 37. Sinh trƣởng và phát triển ở động vật
Bài 38. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển ở động vật
Bài 39. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển ở động vật ( tiếp
theo)
Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trƣởng và phát triển ở động vật
CHƢƠNG IV. SINH SẢN
A- Sinh sản ở thực vật
Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật
Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật
Bài 43. Thực hành : Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
B- Sinh sản ở động vật
Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật
Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản
Bài 47. Điều hòa sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở ngƣời
Bài 48. Ôn tập chƣơng II, III, IV
2.2. Tổ chức trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia
Nhằm mục đích ôn tập,củng cố kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng
lƣợng ở động vật nên tôi đã chọn hình thức trả lời câu hỏi và trò chơi ô chữ
với kiến thức trọng tâm.
Tên trò chơi: “ Đƣờng lên đỉnh Olympia”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập củng cố kiến thức Sinh học 11 phần B: chuyển hóa vật chất và
năng lƣợng ở động vật.
- Hiểu đƣợc quá trình chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở ĐV
2. Kĩ năng

13


- Kĩ năng vận dụng kiến thức linh hoạt.
- Rèn luyện tác phong mạnh dạn, tự tin trƣớc đám đông.
3. Thái độ
- Nghiêm túc chấp hành nội quy của nhà trƣờng.
- Đoàn kết, tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia.
II. Nội dung và hình thức tổ chức trò chơi
1. Nội dung
- Các kiến thức liên quan đến chƣơng trình sinh học 11.
- Ứng dụng của chƣơng trình Sinh học 11 trong đời sống.
2. Hình thức
Gồm 4 vòng thi:

+ Vòng 1: Khởi động
+ Vòng 2: Vƣợt chƣớng ngại vật
+ Vòng 3: Tăng tốc
+ Vòng 4: Về đích
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên
- Họp trong tổ Sinh để đề xuất và xin ý kiến đóng góp của các thành
viên.
- Xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trƣờng.
- Họp với ban cán sự lớp để nêu chủ đề, giới thiệu nội dung kiến thức,
lên kế hoạch tiến hành.
- Thành lập ban tổ chức gồm:
+ Ban giám khảo: Một số thầy cô trong tổ Sinh
+ Ban thƣ kí: Là những học sinh ghi điểm cho các thí sinh
+ MC: Giáo viên

14


+ Khách mời: Ban giám hiệu, các học sinh lớp khác
+ Khán giả: HS trong lớp
- Thành lập đội chơi: 4 học sinh, mỗi học sinh là đại diện của 1 tổ trong
lớp.
- Thời gian tổ chức: 14/2-21/2/2017
- Địa điểm: lớp học
- Thời lƣợng: 50-70 phút.
- Dự trù kinh phí, chuẩn bị các phần quà.
- Thông báo đến từng lớp về kế hoạch, thời gian và địa điểm tổ chức trò
chơi.
- Cơ sở vật chất chuẩn bị cho trò chơi: máy chiếu, máy tính, loa...

2. Học sinh
- Chuẩn bị kiến thức và cử đại diện lớp đi thi.
- Trang trí, chuẩn bị tiết mục văn nghệ xen kẽ.
- Huy động tinh thần tập thể, tập trung cổ vũ, học hỏi.
IV. Tiến hành tổ chức trò chơi
Gồm 3 hoạt động :
- Hoạt động 1 : Mở đầu
GV nhắc HS về nhà chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và có thể xen
kẽ giữa các phần chơi giúp HS có tinh thần thoải mái hơn cho
các phần thi còn lại.
- Hoạt động 2 : Các phần thi đƣờng lên đỉnh Olympia
GV nêu luật chơi của các vòng thi và cho HS thi
Vòng 1: Khởi động
Vòng 2: Vƣợt chƣớng ngại vật
Vòng 3: Tăng tốc
Vòng 4: Về đích

15


- Hoạt động 3 : Trao giải
+ GV nhận xét, tổng kết điểm và chọn ra ngƣời có số điểm cao
nhất là ngƣời giành chiến thắng và cũng là ngƣời chinh phục
đƣợc đƣờng lên đỉnh Olympia.
+ GV tặng quà cho HS.
VI. Kết thúc trò chơi
Giáo viên lên phát biểu ý kiến, đánh giá nhận xét về KQ hoạt động,tinh
thần tham gia của học sinh
2.3. Gợi ý cách sử dụng trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia
Trò chơi đƣờng lên đỉnh Olympia đƣợc sử dụng trong khâu củng cố hoặc

ôn tập và có thể sử dụng trong các buổi ngoại khóa.
2.4. Giáo án
Trò chơi
Đƣờng lên đỉnh Olympia Sinh học 11
Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật
I. Mục tiêu
Sau khi chơi trò chơi này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu đƣợc các khái niệm nhƣ: tiêu hóa, hô hấp, cân bằng nội môi...
- Phân tích đƣợc đặc điểm của hệ tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau.
- Nêu đƣợc các hình thức hô hấp ở động vật và đặc điểm của mỗi hình thức
đó.
- Trình bày đƣợc cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Các dạng hệ tuần
hoàn, hệ tuần hoàn kín có gì khác so với hệ tuần hoàn hở.
- Giải thích đƣợc một số hiện tƣợng thực tế nhƣ: vì sao tim tách rời khỏi cơ
thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhàng; vì sao cá hoặc giun khi cho lên cạn
lại chết...

16


- Khái quát đƣợc sơ đồ về cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
- Nêu đƣợc vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Hiều đƣợc một số chỉ tiêu và vận dụng để giải thích về các bệnh liên quan
đến huyết áp.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện tƣ duy quan sát: hình, đoạn phim
- Rèn luyện tƣ duy so sánh nhƣ: hiệu quả hô hấp của các hình thức hô hấp là
khác nhau
- Rèn luyện tƣ duy phân tích nhƣ phân tích các đặc điểm cấu tạo của hệ hô

hấp, hệ tuần hoàn...
- Rèn luyện đƣợc kĩ năng thực hành về đo một số chỉ tiêu sinh lí ở ngƣời
- Rèn luyện tác phong, phong thái, tự tin trƣớc đám đông
3. Thái độ
- Bồi dƣỡng quan điểm duy vật biện chứng thông qua hiểu các kiến thức về
chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật.
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe.
II. Nội dung
NỘI DUNG

STT
1

Hoạt động 1: Mở đầu

2

Hoạt động 2: Các phần chơi đƣờng lên đỉnh

THỜI GIAN
8 phút

Olympia

3

Vòng 1: Khởi động

10 phút


Vòng 2: Vƣợt chƣớng ngại vật

10 phút

Vòng 3: Tăng tốc

10 phút

Vòng 4: Về đích

15 phút

Hoạt động 3: Tổng kết, trao giải

7 phút

17


III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Hội thi
- Phân công nhiệm vụ cho các tổ lên kế hoạch và tổ chức trò chơi đƣờng lên
đỉnh Olympia
IV. ĐỐI TƢỢNG THAM GIA, QUY MÔ TỔ CHỨC
- Học sinh lớp 11 THPT.
- Số lƣợng: 1 lớp (hoặc có thể mở rộng quy mô khối 11 thì cần tăng thời gian
tổ chức)
V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
- Từ ngày 14/2 đến 21/2/2017
- Thời gian: 60 phút

- Địa điểm: Lớp học
VI. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lên kế hoạch và đề xuất với nhà trƣờng về việc tổ chức hoạt động cho học
sinh.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm, phân công ban tổ chức cuộc thi.
- Kinh phí tổ chức cuộc chơi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Tìm hiểu lại các kiến thức có liên quan đến cuộc chơi
VII. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)
- HS biểu diễn văn nghệ nhƣ đã chuẩn bị trƣớc nhƣ hát, múa.
- GV cho từng thí sinh giới thiệu bản thân để mọi ngƣời và khán giả đƣợc
biết.
2. Hoạt động 2: Các phần thi của chƣơng trình đƣờng lên đỉnh OLympia

18


VÒNG 1: KHỞI ĐỘNG
Luật chơi:
- Mỗi thí sinh sẽ trả lời bộ câu hỏi gồm 5 câu trắc nghiệm, thời
gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu hỏi là 5 giây
- Mỗi câu trả lời đúng đƣợc 10 điểm, trả lời sai không bị trừ
điểm.
Thí sinh 1:
Bộ câu hỏi số 1:
Câu 1: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
A. Răng cửa giữ và giật cỏ.

B. Răng nanh nghiền nát cỏ.
C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
D. Răng nanh giữ và giật cỏ.
Đáp án: B
Câu 2: Đặc điểm nào dƣới đây không có ở thú ăn cỏ?
A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.
B. Ruột dài.
C. Manh tràng phát triển.
D. Ruột ngắn.
Đáp án: D
Câu 3: Diều ở các động vật đƣợc hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
A. Diều đƣợc hình thành từ tuyến nƣớc bọt.
B. Diều đƣợc hình thành từ khoang miệng.
C. Diều đƣợc hình thành từ dạ dày.
D. Diều đƣợc hình thành từ thực quản.
Đáp án: D
Câu 4: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

19


×