Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT QG 2017 Ngữ Văn đáp án 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.14 KB, 5 trang )

TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm có 05 trang)

Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Anh/ Chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích 0.5
trên.
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu cảm.
2

Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn
in đậm.

0.5

Bằng biện pháp điệp ngữ “Niềm vui khi…”, “Đó là niềm vui của …”
người mẹ đã gợi nhắc những niềm vui mà bé Bống có được khi đi học
nhằm giúp bé nhận ra, biết trân trọng những giá trị trong cuộc sống và
hăng say với việc học ở trường.
3



Theo anh/chị, vì sao niềm vui của sự phát hiện về bản thân lại được
người mẹ nhắc tới đầu tiên?

1.0

- Mỗi con người có thể tìm thấy niềm vui trong rất nhiều điều, nhưng
điều vui nhất đó là sự phát hiện về bản thân, bởi khi tự phát hiện ra
những khả năng, những đam mê, những giới hạn của bản thân, con
người có thêm sự tự tin, thêm động lực để phấn đấu trong cuộc sống.
- Từ việc khám phá ra bản thân, mỗi người có thể khám phá thêm nhiều
điều thú vị khác trong cuộc sống. Những phát hiện về bản thân chính là
cơ sở cho những phát hiện tiếp theo.
4

Nêu cảm nghĩ của anh/ chị về một trong những niềm vui của bé
Bống khi đến trường.

1.0

HS đưa ra ý kiến của bản thân và có sự lí giải hợp lí.
Có thể tham khảo gợi ý sau:

II

- Một trong những niềm vui của bé Bống khi đến trường là niềm vui
vượt qua chính bản thân mình. Ban đầu đó có thể là việc chinh phục
những điểm số cao, nhưng quan trọng hơn là việc vượt qua những khó
khăn, thất bại để trưởng thành, để khẳng định mình, từ đó tìm ra những
điểm mạnh của bản thân.

LÀM VĂN
1
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Kiến thức có thể thay đổi số phận con

7.0
2.0

người, và con người có kiến thức có thể thay đổi tương lai xứ sở mà
họ mang trong tim”.
1/5


a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

0.25

+ Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc
bằng dấu chấm câu.
+ Khi viết đoạn văn, không nhất thiết phải triển khai tất cả các ý,
các luận chứng, luận cứ như một bài làm văn. Học sinh có thể lựa chọn
một ý trong luận điểm để triển khai.
+ Đoạn văn phải được viết rõ ràng, có cảm xúc; diễn đạt mạch lạc,
bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, đảm
bảo về dung lượng.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0.25

Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, thí sinh
có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (quan niệm

sống của tác giả) theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn
Đảm bảo các yêu cầu bên trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1.0

* Giải thích
Con người có kiến thức không chỉ giúp thay đổi số phận cuộc đời họ
mà còn có thể thay đổi tương lai của quê hương, đất nước họ.
* Phân tích
- Có kiến thức, con người có năng lực để học tập, làm việc; sáng
tạo, đổi mới hơn trong suy nghĩ; linh hoạt, thích nghi với môi trường
mới.
- Những người có kiến thức sẽ đóng góp công sức của mình vào sự
giàu mạnh của quê hương, Tổ quốc.
+ Tấm gương cô giáo thành thị về bản nghèo dạy chữ (cô giáo
Nguyễn Thị Tuyết, giáo viên Tiếng Anh trường Tiểu học Pa Cheo, xã Pa
Cheo, huyện Bát Xát, tình Lào Cai).
+ Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp đều trở về xây dựng quê hương.
+ Nhiều tấm gương học sinh Việt Nam đạt giải quốc tế về học tập,
nghiên cứu khoa học đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước ta trên
trường thế giới.
+…
* Rút ra bài học và liên hệ bản thân
- Mỗi người, nhất là thế hệ trẻ cần trau dồi kiến thức, kĩ năng để trở
thành người có ích cho gia đình và xã hội.
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái


0.25

2/5


2

độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0.25
5.0
0.5

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài
biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Phần Thân bài biết tổ chức thành
nhiều đoạn văn liên kết với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0.5

Sự cảm nhận về Đất Nước thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to
lớn của nhân dân trên phương diện chiều rộng địa lí.
c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm
được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; Sử dụng tốt
các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao

tác phân tích, bình luận, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng.

3.0

Đảm bảo các yêu cầu bên trên; có thể trình bày theo định hướng
sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành
trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa
cảm xúc nồng nàn và tư duy sâu lắng của người trí thức về đất nước, con
người Việt Nam.
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở
chiến khu Trị - Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị
vùng tạm chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ
mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến chống đế quốc
Mĩ. Đoạn trích “Đất Nước” nằm ở phần đầu của chương V, là một trong
những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
- Đoạn thơ trên nằm trong mạch tư tưởng “Đất Nước của Nhân
dân”, nêu bật lên công lao, sự hi sinh của các thế hệ nhân dân dành cho
đất nước.
* Cảm nhận về đoạn trích
- Đoạn trích thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua sự
biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với nhân dân đã “góp” cuộc đời
mình, tuổi tên của mình, số phận mình để hóa thân thành những địa
danh, thắng cảnh. Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống,
số phận, tính cách của nhân dân.
3/5



+ Những cảnh quan thiên nhiên kì thú (đá Vọng Phu, núi Con Cóc,
núi Con Gà, hòn Trống Mái...) gắn liền với đời sống dân tộc chỉ trở
thành thắng cảnh khi đã gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ
qua tâm hồn và qua lịch sử của dân tộc. (Nếu không có những người vợ
mòn mỏi chờ chồng qua các cuộc chiến tranh, li tán thì cũng không có
sự cảm nhận về núi Vọng Phu, không có truyền thuyết Hùng Vương
dựng nước thì cũng không thể có sự cảm nhận như vậy về vẻ hùng vĩ
của núi đồi xung quanh đền Vua Hùng...)
+ Đất Nước là sự hóa thân kì diệu của Nhân dân và những truyền
thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc: những cặp vợ chồng thủy chung,
người học trò nghèo hiếu học, những con người bình dị, vô danh nhưng
thiết tha yêu nước, ngùn ngụt lửa căm thù trước giặc ngoại xâm, những
người có công với dân với nước… (Và ở đâu … núi sông ta).
- Phép liệt kê tạo ấn tượng về vẻ đẹp dồi dào, phong phú của những
thắng cảnh thiên nhiên kì thú. Những thắng cảnh có ở mọi miền của Tổ
quốc đều hiện diện: miền Bắc có vịnh Hạ Long, có núi Vọng Phu, có
dấu tích của thời đại Hùng Vương và có những ao đầm mà gót ngựa
Thánh Gióng để lại...; miền Trung có núi Bút, non Nghiên; miền Nam
có dòng Cửu Long và những địa danh như Ông Đốc, Ông Trang, Bà
Đen, Bà Điểm... Có khi là dấu tích lịch sử chống giặc ngoại xâm oai
hùng (Thánh Gióng), có khi là dấu tích của thời kì dựng nước và giữ
nước (chín mươi chín con voi), có khi lại là thắng cảnh mà người Việt
Nam đều tự hào (vịnh Hạ Long, núi Bút, non Nghiên)...
- Kết cấu chủ ngữ (danh từ số nhiều, không xác định) + vị ngữ
(động từ “góp”)... nhấn mạnh công lao to lớn của nhân dân đối với Đất
Nước, đồng thời thể hiện sự ghi nhận, trân trọng thành kính, thiêng liêng
đối với công lao đó.
- Tác giả đã rất khéo léo gợi nhắc lại các truyền thuyết (về Thánh
Gióng, về Hùng Vương, về Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm...),
các tích truyện cổ (về núi Vọng Phu, núi Con Cóc...) để làm dày thêm,

giàu thêm cho những truyền thống quí báu ngàn đời của dân tộc.
* Nhận xét, đánh giá
- Sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc và
việc sử dụng thể thơ tự do giúp cho Nguyễn Khoa Điềm có thể thể hiện,
cảm nhận về vai trò của nhân dân với đất nước một cách độc đáo, sáng
tạo.
- Sự hóa thân kì diệu của Nhân dân để làm nên Đất Nước bốn ngàn
năm được thể hiện rất rõ trong phát hiện có chiều sâu của Nguyễn Khoa
Điềm: Những cảnh quan thiên nhiên kì thú chỉ trở thành thắng cảnh khi
đã gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và qua
lịch sử của dân tộc.
4/5


Học sinh có thể có những cảm nhận và cách lập luận khác nhau
nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
0.5

Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và
thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.
Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.5

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm
Lưu ý chung

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh
đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã
nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý
ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài làm
văn (câu 2) chỉ viết một đoạn văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

---------Hết---------

5/5



×