SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Hồng Bàng
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC
SINH TẠI TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG
Người thực hiện: Phạm Việt Thắng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: .............................
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: .......................................................
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2016-2017
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phạm Việt Thắng
2. Ngày tháng năm sinh: 01/03/1980
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Hồng Bàng
5. Điện thoại: 0919.620.469
6. (CQ)/ 0613.741284 (NR); ĐTDĐ:
7. Fax:
E-mail:
8. Chức vụ: Hiệu trưởng
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Hồng Bàng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ
- Năm nhận bằng: 2016
- Chuyên ngành đào tạo: tin học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tin học
Số năm có kinh nghiệm: 12
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Kết hợp với Hội đồng quản trị đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nâng cao
chất lượng giáo dục ở trường THPT Hồng Bàng.
- Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh đầu cấp bỏ học tại trường
THPT Hồng Bàng.
-Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra đảng viên nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục tại trường THPT Hồng Bàng.
- Một số giải pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại trường THPT Hồng
Bàng.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc như sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng chảy
lịch sử của dân tộc. Những giá trị ấy thấm đẫm và nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ của
người dân đất việt. Dù cuộc sống bộn bề, chất lượng cuộc sống được nâng cao đến
đâu, thì những truyền thống hào hùng bao đời , bao thế hệ trẻ hôm nay không thể nào
để phai nhạt được. Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước. Quá trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam giàu
lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân để cứu nước, thương yêu đồng loại, có tinh thần chịu
đựng gian khổ, khó khăn... Những đức tính đó đã trở thành truyền thống mà hàng ngàn
đời nay, những thế hệ con người Việt Nam đã nâng niu, gìn giữ, đó là những giá trị
tinh thần như lòng yêu nước, tính cần cù, óc sáng tạo, hài hước, trọng nhân nghĩa, kính
thầy, ham học,… những giá trị tốt đẹp đó có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã
hội, tạo ra sức mạnh cho con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống hiện tại để phát
triển xã hội và hoàn thiện nhân cách. Có những phong tục tập quán, những thói quen
không phù hợp với sự phát triển xã hội thì không thể coi đó là những truyền thống.
Vậy, khi nói đến đạo đức truyền thống cần được giáo dục thường là nói đến những giá
trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp, có ý nghĩa tích cực.
Còn nhớ, trong hoàn cảnh khó khăn chiến đấu chống giặc ngoại xâm, Lý Thường
Kiệt vẫn luôn nhắc con cháu bao đời về truyền thống yêu nước, quyết tâm chống giặc
ngoại xâm, giành chủ quyền cho dân tộc :
“ Sông núi nước Nam Vua Nam ở
……
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
( Thơ Thần – Lý Thường Kiệt)
Bao giờ cũng thế, lòng yêu nước là nền tảng tiên quyết cho những giá trị truyền
thống đạo đức cao quý khác được trường tồn.
Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Bác khẳng định,
nghề giáo là rất quan trọng và vẻ vang. Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp
III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã có bài nói quan trọng về nhiệm vụ của
những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục đào tạo, Bác đã căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà.
Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô,
các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”
Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn
dặn học sinh: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu".
Học tập và làm theo lời dạy của của Người, trong thời gian qua toàn đảng toàn
dân luôn chú trọng việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực con
người, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt, huyện Xuân Lộc,
huyện miền núi nhưng “Anh hùng trong chiến đấu”, đi đầu trong công cuộc xây dựng
và nâng chất nông thôn mới của nước nhà. Thì trách nhiệm đối với những người con
Xuân Lộc nói chung, thầy trò trường THPT Hồng bàng nói riêng phải làm cho truyền
thống hào hùng ngày càng lan tỏa. Trách nhiệm của người thầy phải giáo dục định
hướng cho các em luôn lấy “chân, thiện, mĩ” làm kim chỉ nam hành động, thấm nhuần
những giá trị truyền thống giúp các em “vừa hồng vừa chuyên”, theo lời dạy của Bác
Hồ.
Trong quá trình phát triển và hội nhập hôm nay, việc cung cấp tri thức khoa học
không chưa đủ mà còn phải hình thành những năng lực, những phẩm chất cần thiết cho
học sinh, các em hòa nhập chứ không hòa tan , không làm mất đi nét đặc trưng của nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Với cương vị là Hiệu trưởng, tôi đã nhận
thức sâu sắc rằng giáo dục truyền thống để hình thành nhân cách học sinh phù hợp với
xu thế hội nhập toàn cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục toàn
diện trong nhà trường nhất là trường THPT Hồng Bàng, vì lẽ đó. Tôi xin chia sẻ với
các bạn đồng đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc giáo dục truyền thống cho
các em học sinh THPT qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm
giáo dục truyền thống cho học sinh tại trường THPT Hồng Bàng”. Để hoạt động giáo
dục truyền thống cho các em học sinh ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lí luận
Giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào thắng
lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đã xuất hiện một bộ phận trong các tầng lớp,
các thành phần xã hội có những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực
của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận nhỏ trong lớp trẻ hiện nay
có tâm lý sống thực dụng, buông thả, quay lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền
thống...
Giáo dục đã bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Chất lượng giáo dục có mặt bị
buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống. Giáo dục mới quan tâm
nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu kém: yếu về giáo dục tư
tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng
sống. Nếu không đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu
tố cản trở sự phát triển của đất nước.
Trong bối cảnh đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải bảo
tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Năng
lực lập nghiệp; văn hóa lao động, lối sống hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc
dân tộc.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và
hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân".
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo cần phải bám sát 3 mục tiêu
chính: Dạy người, dạy kiến thức, hướng nghiệp, vốn đã được đặt ra từ những lần cải
cách giáo dục đầu tiên. Vì vậy, đổi mới giáo dục không có nghĩa là xóa sạch tất cả mà
cần khơi dậy, duy trì, bồi đắp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ “Tiên học lễ,
hậu học văn” cho đến những điều mà Bác Hồ dạy học sinh, những nề nếp sinh hoạt tốt
đẹp trong nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1 Đặc điểm tình hình.
Trường THPT Hồng Bàng được thành lập từ năm 2000 là một đơn vị sự nghiệp
ngoài công lập. Trường được xây dựng trên địa bàn huyện miền núi Xuân Lộc, với bề
dày lịch sử vẻ vang trong kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng quê hương
đổi mới. Đa số học sinh thuộc gia đình thuần nông nên hoàn cảnh khó khăn nhưng
hiếu học, nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để xứng đáng với những truyền
thống hào hùng của “Cánh cửa thép năm xưa” Trải qua 17 năm hình thành và phát
triển, giáo viên Trường THPT Hồng Bàng luôn nỗ lực trong công tác giảng dạy truyền
thụ kiến thức và giáo dục truyền thống cho học snh của trường. Luôn khắc phục hạn
chế của trường là chất lượng đầu vào của học sinh luôn thấp hơn các trường công lập
trên địa bàn huyện về học tập rèn luyện và đạo đức.
Đến nay, nhà trường đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, trường đã trở
thành một trong các trường có quy mô trong huyện. Năm học 2016 – 2017, trường có
27 lớp với hơn 1400 học sinh và gần 70 giáo viên, nhân viên. Các mặt hoạt động giáo
dục toàn diện của nhà trường luôn đạt kết quả tốt và ngày càng tăng trưởng về chất
lượng tỷ lệ học sinh được xếp loại khá – giỏi ngày càng tăng.
Nhìn chung công tác giáo dục truyền thống của nhà trường trong các năm học
vừa qua gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1.1 Thuận lợi:
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đều khá trẻ, đã nhận thức được tầm quan
trọng đặc biệt của việc giáo dục truyền thống để hình thành nhân cách cho các em học
sinh. Nhà trường luôn chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống,
chương trình, nội dung, hình thức hoạt động trong dài hạn và trong từng giai đoạn đã
được đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Đặc biệt huyện Xuân Lộc có đền thờ, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Các di
tích lịch sử, có các cựu chiến binh với các câu chuyện hào hùng, là những nhân chứng
sống cho lịch sử là một phương tiện hữu hiệu giáo dục truyền thống cho học sinh. Nhà
trường đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục truyền thống cho các em học sinh thông qua
các hoạt động tuyên truyền, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động mít
tinh kỉ niệm các ngày lễ để ôn lại truyền thống vẻ vang của nhà trường, truyền thống
tôn sư trọng đạo của dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống uống nước nhớ
nguồn của nhân dân ta.
Đa số học sinh ham tìm tòi học hỏi, biết trân trọng yêu quý những giá trị truyền
thống của nhà trường nói riêng và của dân tộc nói chung, luôn nỗ lực trau dồi đạo đức.
2.1.2 Khó khăn
Phần lớn giáo viên có tâm huyết yêu nghề, nhưng một số ít còn quá trẻ, nên chưa
có kinh nghiệm “ truyền lửa, nhiệt huyết” cho học sinh của mình. Vẫn còn giáo viên
chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và chưa thực sự dành trọn tâm huyết trong
hoạt động giáo dục truyền thống. Trong các tiết học chính khóa, còn có giáo viên chưa
chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống. Dẫn đến Việc triển khai một số
hoạt động giáo dục truyền thống chưa mạnh dạn, chưa đồng bộ ở các lớp học, các khối
học và các thầy cô giáo.
Một số học sinh sống trong gia đình mà cha mẹ hay gây gổ cãi, đánh nhau, thiếu
quan tâm con cái cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của
học sinh. Khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống còn mang nặng tính chất
hình thức, khiên cưỡng. do thiếu sự quản lí từ phía nhà trường, lại bị ảnh hưởng bởi
phim ảnh, các trò chơi vô bổ, sự phát triển ồ ạt của mạng xã hội những thông tin không
chính thống không được kiểm duyệt, học sinh hay bắt chước làm theo để khẳng định
mình, nên dễ rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, chưa kính trọng thầy cô,
xem thường bạn bè và mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
Vấn nạn ham mê Games facebook dẫn đến bê trễ việc học tập, suy nhụt ý chí phấn
đấu và tu dưỡng. Nhà trường vẫn phải mở các phiên họp Hội đồng kỉ luật để giáo dục
học sinh dưới các hình thức.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Công tác của Hiệu trưởng:
- Với trách nhiệm là hiệu trưởng, bí thư chi bộ tôi luôn quan tâm đến công tác
giáo dục truyền thống cho học sinh hiểu biết sâu sắc được quá khứ gian khổ, đau
thương nhưng anh dũng và vinh quang của dân tộc, của Đảng để học sinh tự hào, tin
tưởng, nhận ra giá trị của cuộc sống hiện tại, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu xã hội
chủ nghĩa và tinh thần quốc tế chân chính, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự
lực tự cường, có trách nhiệm với xã hội, với tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp
của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Giáo dục truyền thống cho học sinh nhằm bảo đảm sự
kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách mạng Việt Nam.
2.Tổ chức thực hiện các giải pháp giáo dục truyền thống cho học sinh
2.1 Giáo dục Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, ý chí bất
khuất, kiên cường đấu tranh cho độc lập tự do của cha ông
- “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ….những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm,
nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.” ( Hồ Chí Minh )
- Yêu nước là truyền thống quí báu của dân tộc ta.Trong cao trào chống Mỹ tại
Xuân Lộc, vào ngày 9/4/1975 “cánh cửa thép” được mở ra. Xuân Lộc ta tự hào với
những trang sử vẻ vang ghi lại bao chiến công hiển hách của cha ông ta trong kháng
chiến.
- Và hôm nay, hòa trong không khí hân hoan của tỉnh nhà, một lần nữa huyện lại
tự hào là huyện đầu tiên trong cả nước xây dựng thành công nông thôn mới…Bên cạnh
ấy cũng giáo dục cho học sinh về một số nơi in đậm lòng yêu nước, truyền thống cách
mạng, ý chí bất khuất, kiên cường đấu tranh cho độc lập tự do của cha ông ta như:
chiến khu D, cầu La Ngà, Nhà Xanh, đài chiến sĩ…..Hoăc gương các anh hùng tiêu
biểu như Hồ Thị Hương, Lê A , Điểu Cải, Lê Văn Lập….
- Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm trong năm với nhiều hình thức thu hút học sinh
như : nói chuyện dưới cờ , tập hát bài hát theo chủ đề , Đố em “Rung chuông vàng”
mừng ngày thành lập Đảng; xây dựng trang tin về Xuân Lộc quê hương em.Thường
xuyên viếng nghĩ trang Liệt sĩ nhân các ngày lễ, Tết, ngày thành lập Đảng, Thương
binh liệt sĩ 27/7; thành lập QĐNDVN 22/12 dâng hương tại tượng đài và tại gia đình
liệt sĩ, tổ chức thăm các khu di tích cách mạng như địa đạo Củ Chi, Chiến khu D. ·
- Tổ chức cho học sinh học tập các gương anh hung liệt sĩ; tham gia tốt cuộc thi
tìm hiểu danh nhân do Huyện uỷ tổ chức. Giáo dục ý thức sẵn sàng gia nhập quân đội
bảo vệ tổ quốc nhân ngày 22/12.
2.2 Giáo dục truyền thống hiếu học và cần cù trong lao động:
- Hiếu học là đặc điểm nổi bật của người dân Xuân Lộc đã tiếp tục được giữ gìn
và phát triển : người dân hăng say lao động để kiếm sống nhưng mặt khác lại rất chăm
lo đến việc học tập của con cái . Họ giáo dục, động viên con em tích cực học tập để
vươn lên. Ngoài giờ học ở trường các em còn phải biết những công việc của gia đình
như: làm vườn, lúa, buôn bán.v.v..để các em góp phần công sức của mình vào việc
nâng chất nông thôn mới. Vừa học vừa lao động phụ giúp gia đình nhưng học sinh
trường cũng đạt được nhiều thành tích rất đáng khích lệ.
- Giáo dục ý thức “ Ngày nay học tập – Ngày mai giúp đời” cho các em học sinh
thông qua chuyện kể dưới cờ về các tấm gương học sinh hiếu học , các danh nhân khoa
học … để các em học tập và phấn đấu noi theo. Học giỏi để lao động hiệu quả, có nghề
nghiệp ổn định, góp phần xây dựng địa phương, quê hương đất nước.
- Triển khai cho chi đoàn các lớp đảm nhận các công trình thanh niên, hoàn thành
theo kế hoạch và sáng tạo như chăm sóc cây xanh, trồng hoa, tổ chức thi đua học tập
trong học sinh, uyên dương khen thưởng dưới cờ.
- Tổ chức cho học sinh tham gia lao động trực vệ sinh sân trường để hiểu rõ giá
trị của lao động, biết yêu lao động, chống lười biếng , tâm lý chỉ biết hưởng thụ …
2.3 Thường xuyên giáo dục Truyền thống Tôn sư trọng đạo:
- Tổ chức tọa đàm , ôn truyền tống tôn sư trọng đạo trong ngày 20-11 Việt Nam ta
có câu : “ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Tôn sư có nghĩa là: Kính trọng, yêu quý thầy, lễ phép với thầy cô giáo, ghi nhớ
công ơn dạy bảo của thầy. Trọng đạo là tôn trọng ghi nhớ những gì thầy dạy bảo, phải
vận dụng linh hoạt những kiến thức quý báu mà thầy đã dạy vào thực tế cuộc sống của
mình. Những kiến thức mà thầy dạy đó là những tri thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội
và tư duy. Đạo lý mà thầy truyền dạy là những quy tắc ứng xử trong các mối quan hệ
xã hội, những chuẩn mực đạo đức mà thầy rèn luyện cho học trò là chuẩn mực của nền
đạo đức mới, nền đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Đây là truyền thống quí báu của dân tộc ta, được thầy cô và quí PHHS nhà trường
chú tâm xây dựng . Tâm đắc với câu thành ngữ “Kính trọng, yêu quý thầy, lễ phép với
thầy cô giáo, ghi nhớ công ơn dạy bảo của thầy. Trọng đạo là tôn trọng ghi nhớ những
gì thầy dạy bảo, phải vận dụng linh hoạt những kiến thức quý báu mà thầy đã dạy vào
thực tế cuộc sống của mình. “Không thầy đố mầy làm nên”, các bậc phụ huynh và học
sinh của trường luôn thể hiện tấm lòng biết ơn đối với thầy cô, luôn lễ phép và tôn
trọng thầy cô giáo và nhân viên nhà trường.
Công đoàn trường đẩy mạnh cuộc vận động để mỗi thầy cô giáo phấn đấu là
“Tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo. Xây dựng ý
thức “Thầy ra thầy – Trò ra trò”.
2.4. Giáo dục truyền thống đoàn kết, cần cù và sáng tạo trong lao động
- Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đó là chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân
tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã
thực hiện tốt bài học đoàn kết cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền
độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được cha ông ta lưu truyền lại qua câu
ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
- Kịp thời giúp đỡ các em học sinh khó khăn tiếp tục học tập, đoàn trường đóng
góp để tặng quà Tết cho bạn khó khăn “Vui Tết”.
- BCH, ĐTNCSCM kết hợp Ban Đại diện Cha mẹ học sinh trao học bổng cho
các HS gia đình khó khăn nhưng có tinh thần cầu tiến.
- Giáo dục ý thức đoàn kết trong nội bộ từng lớp và cả trường với câu thành ngữ
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài- Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Không sử
dụng bạo lực trong quan hệ bạn bè. Nghiêm cấm việc kêu người lạ đến giải quyết mâu
thuẫn với bạn cùng trường ( nếu có). Nhiều đợt quyên góp giúp bạn vượt khó trong
học tập , giúp bạn nghèo vui Tết, giúp đồng bào bị thiên tai …được các em học sinh
nhiệt tình đóng góp.
2.5. Giáo dục lòng hiếu thảo, lòng biết ơn.
- Những gì ta có được như hôm nay phải hoán đổi bằng sự hi sinh của bao thế
hệ, bao người. thế nên một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là
lòng thành kính, hiếu thảo, biết ơn những người đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng
và xây dựng tổ quốc, đấng sinh thành dưỡng dục mình, những người đã mang đến
những điều tốt đẹp cho mình. Những nét văn hóa, truyền thống đó mang trong bản
thân nó ý nghĩa nhân văn sâu sắc, xuất phát từ thiện tâm của mỗi con người và có sức
nêu gương trong mỗi gia đình, trong một cộng đồng xã hội.
- Cần sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với sự hi sinh của các bậc
tiền bối đi trước như ra sức rèn luyện đạo đức và học tốt.
- Không được sống vô ơn, đi ngược đạo lí dân tộc. trả ơn người giúp mình và
luôn khắc ghi công ơn đó.
- Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường
đầy lòng yêu thương, sự kính trọng và lòng biết ơn.
- Trước đây, người Việt Nam khi nói đến chữ Hiếu liền nghĩ ngay đến việc “thờ
cha, kính mẹ”, như bài ca dao vỡ lòng mà ai ai cũng thuộc:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
- Tuy nhiên, do điều kiện, hoàn cảnh xã hội ngày nay đã có nhiều thay đổi nên
cách thể hiện lòng hiếu thảo của người con cũng thay đổi. Hành động hiếu thảo thể
hiện qua hai phương diện: Phương diện vật chất và phương diện tinh thần.
- Về phương diện vật chất: tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nuôi dưỡng, chăm
lo, săn sóc cho cha mẹ: cơm nước, áo quần, thuốc men khi đau ốm …
- Về phương diện tinh thần: luôn tỏ lòng kính yêu cha mẹ, sống tốt, biết lo cho
bản thân và gia đình, trở thành người hữu ích cho xã hội để cha mẹ yên tâm, tự hào,
không làm cho cha mẹ buồn lòng, không làm cho cha mẹ tủi hổ vì những việc sai trái,
tội lỗi. Đây là điều quan trọng khi giáo dục lòng hiếu thảo cho học sinh THPT.
- Phát động thi đua học tập tốt chuẩn bị các kì thi cuối năm đạt kết quả cao để đền
đáp công ơn cha mẹ
2.6. Giáo dục truyền thống qúy báu của người thanh niên hiện nay.
- Giáo dục các em học sinh trường THPT Hồng Bàng biết được trong cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có hàng
triệu người con ưu tú, hầu hết ở tuổi thanh xuân sẵn sàng xả thân vì nước như: La Văn
Cầu, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân…
- Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới thì sự góp phần làm nên những điều tốt đẹp
cho quê hương đất nước có sự đóng góp không nhỏ của thanh niên hiện nay. Giáo sư
Ngô Bảo Châu, Lê Thái Hoàng và trường THPT Hồng bàng cũng có muôn vàn tấm
gương vượt khó nỗ lực phấn đầu rèn đức luyện tài. Không những thế các em còn vinh
dự đứng vào hàng ngũ ĐCSVN khi tuổi đời còn rất trẻ. Như học sinh Phạm Thành Tài,
Trần Văn Duy, Trần Thị Thu Sương.
2.7. Giáo dục tinh thần lạc quan, tự tin, yêu cuộc sống đẩy lùi những thói
quen xấu .
- Ngoài các hoạt động tuyên truyền do nhà trường tự tổ chức, nhà trường còn phối
hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh như Công an huyện Xuân Lộc, Công an thị
trấn Gia Ray tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh.
- Tùy đặc điểm của từng môn học, lồng ghép việc giáo dục truyền thống một cách
uyển chuyển, biết trân quý những giá trị đạo đức của dân tộc.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Với các biện pháp như trên:
Qua thực tế áp dụng đề tài “Một số biện pháp nhằm giáo dục truyền thống cho
học sinh tại trường THPT Hồng Bàng”. trong những năm gần đây đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ sau:
- Đa phần học sinh đều tham gia nhiệt tình các hoạt động do nhà trường tổ chức
- Chính sự phối kết hợp giáo dục giữa các ban ngành và học sinh tạo được hiệu
ứng tốt, tiết kiệm được thờ gian, công sức.
- Hoạt động giáo dục truyền thống đã đào tạo ra các thế hệ học sinh biết trân
trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của quê hương Xuân
Lộc. Kết quả các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường đã tăng lên rõ rệt.
- Nhiều năm liền, nhà trường không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc các tệ
nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Số học sinh vi phạm nội quy nhà trường phải đưa ra
Hội đồng kỉ luật của nhà trường ngày càng giảm: Từ các năm học 2010 – 2011 trở về
trước, mỗi năm có trên 5 học sinh phải nhận các hình thức kỉ luật buộc thôi học có thời
hạn, cảnh cáo, phê bình trước toàn trường, trước tập thể lớp vì vi phạm các khuyết
điểm như gây gổ, đánh nhau với bạn, ăn cắp tiền ….., vô lễ với giáo viên. Nhưng từ
năm học 2011 – 2012 cho đến nay, con số học sinh phải đưa ra Hội đồng kỉ luật để xét
kỉ luật đã giảm đáng kể, mỗi năm chỉ có một hoặc hai học sinh phải nhận các hình thức
kỉ luật trước toàn trường đặc biệt trong năm học 2016-2017 trường không có học sinh
vi phạm gây gổ đánh nhau phải ra Hội đồng kỷ luật.
Điều đáng nói hơn nữa, kết quả của hoạt động giáo dục truyền thống đã tạo ra
được một nhà trường có nề nếp kỉ cương, thày cô trách nhiệm, gương mẫu, học trò
chăm ngoan, hiếu học, hiếu nghĩa với cha mẹ. Đây là kết quả không thể nói lên bằng
con số, nhưng nó được thể hiện ở niềm tin tưởng của các bậc phụ huynh và học sinh
đối với nhà trường. Khẳng định được thương hiệu nhà trường nhiều phụ huynh đã tin
tưởng gửi con em theo học tại trường tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm hẳn.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
Những kiến nghị, đề xuất
1. Đối với nhà trường:
- Tiếp tục duy trì các hoạt động giáo dục truyền thống, phát huy truyền thống đoàn
kết, xây dựng nhà trường trở thành điển hình tiên tiến trong ngành giáo dục của tỉnh.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên luôn phát huy vai trò trụ cột, gương mẫu thực hiện
chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, tích cực thực hiện chỉ thị số 05-CT -TW
của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ
Chí Minh lấy “nêu gương” làm giải pháp, động lực phát huy và nhân rộng gương điển
hình trong phạm vi toàn trường. Để mỗi cán bộ giáo viên thực sự trở thành một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
2. Đối với Sở GD&ĐT:
- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên các trường, nhất là giáo viên
chủ nhiệm về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.
- Tiếp tục triển khai nhiều hoạt động giáo dục truyền thống để học sinh được
tham gia. Đồng thời Sở GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các cơ quan ban ngành tổ chức
các cuộc thi như Sáng tạo Khoa học – Kĩ thuật, Tìm hiểu truyền thống lịch sử của địa
phương, của ngành….để phát huy trí sáng tạo, xây dựng tinh thần cộng đồng trách
nhiệm, ý thức làm việc tập thể góp phần hình thành những nét tính cách của công dân
toàn cầu thực hiện thắng lợi công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1998.
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giá trị truyền thống
trước những thách thức của toàn cầu hóa, NXB CTQG, Hà Nội, 2002.
3.. Hồ Sỹ Vịnh, Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1999.
4. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
5. Nghị quyết của Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam kỳ họp thứ X (khoá
X).
Xuân Lộc ngày 20 tháng 05 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN
Phạm Việt Thắng
BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Hồng Bàng
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
.Xuân Lộc, ngày 25
tháng 5 năm 2017
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016-2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm giáo dục truyền thống cho học
sinh tại trường THPT Hồng Bàng.
Họ và tên tác giả: Phạm Việt Thắng Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: THPT Hồng Bàng
Họ và tên giám khảo 1: .Nguyễn Xuân Hướng Chức vụ: Chủ tịch Công Đoàn
Đơn vị: . THPT Hồng Bàng
Số điện thoại của giám khảo: 01689622070
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Hồng Bàng
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
.Xuân Lộc, ngày 24
tháng 05 năm 2017
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016-2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm giáo dục truyền thống cho học
sinh tại trường THPT Hồng Bàng.
Họ và tên tác giả: Phạm Việt Thắng Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: THPT Hồng Bàng
Họ và tên giám khảo 2: Đỗ Thị Hồng Nhung Chức vụ: Tổ trưởng CM Văn
Đơn vị: . THPT Hồng Bàng
Số điện thoại của giám khảo: 0979727899
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Hồng Bàng
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Lộc, ngày 25
tháng 05 năm 2017
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016-2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm giáo dục truyền thống cho học sinh tại
trường THPT Hồng Bàng.
Họ và tên tác giả: .Phạm Việt Thắng Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: THPT Hồng Bàng
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: ........................................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc
Khá
Đạt
Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện
tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại theo quy
định.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
XÁC NHẬN CỦA TỔ
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
CHUYÊN MÔN
(Ký tên, ghi rõ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
họ tên và đóng dấu của đơn vị)