Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Nghiên cứu khoa học trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.15 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG BỆNH VIỆN

VŨ THỊ THÙY TRANG
MSSV: 125272110

Tp. HCM, 08/2017


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Kết thúc Liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế của Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh trong sự tiếc nuối, với vô vàn kiến thức quý giá mà em khó có thể tự học
hay được chỉ dạy ở các module khác.
Qua bài thu hoạch này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy cô, các anh chị
trong module này, cũng như module Lâm sàng Nhiễm đã tận tình hướng dẫn từ những
điều nhỏ nhất mà chúng em còn thiếu sót, cung cấp cho chúng em những kiến thức, thực
trạng y tế trong nước và quốc tế, giúp chúng em hiểu được vị trí hiện tại của nền y tế nước
nhà, khơi gợi cho chúng em ngọn lửa đam mê, để chúng em sống và học tập hết mình,
tiếp nối những thành tựu các thầy cô để lại.
Con xin dành sự kính trọng nhất đến thầy Nguyễn Thế Dũng. Người thầy không tiếc thời
gian, công sức cho chúng con những buổi thảo luận sôi nổi, những bài học chi tiết, những
đoạn phim bổ ích. Người cha, người đi trước với vốn sống vô cùng phong phú, đã cho


chúng con những bài học kinh nghiệm để đời, những lối cư xử giữa người với người, giữa
đồng nghiệp với nhau, đặc biệt là giữa thầy thuốc và bệnh nhân, mà trong suốt cuộc đời
hành nghề y sau này con khó có thể tự giác ngộ được.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho chúng em hoàn tất module này.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ
Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Những gì
chúng em thu nhận được từ module này sẽ là hành trang quý báu trên con đường y khoa
đã chọn. Chúng em sẽ cố gắng hết sức mình sử dụng hành trang này thật hữu ích, đem lại
lợi ích tốt nhất cho nền y tế nước nhà.

Trân trọng.

TPHCM, ngày 01 tháng 08 năm 2017

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Mục lục


iii

Danh sách hình vẽ

iv

Danh sách bảng biểu

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1 Nghiên cứu khoa học

2

2.2 Nghiên cứu khoa học trong bệnh viện

3


2.3 Vai trò của nghiên cứu khoa học trong bệnh viện

6

2.4 Những thành tựu đạt được trong NCKH trong bệnh viện

7

2.5 Ai làm nghiên cứu khoa học

7

2.6 Người Bác sĩ cần những gì để nghiên cứu khoa học

8

2.7 Các bước cơ bản để thực hiện một NCKH trong bệnh viện

9

2.8 Với vai trò là Bác sĩ, không làm NCKH có được không

10

2.9 Những thuận lợi và khó khăn của NCKH trong bệnh viện

11

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG


13

3.1 Thực trạng NCKH trong bệnh viện trong những năm gần đây

13

3.2 Công tác tập huấn phương pháp NCKH trong bệnh viện cho các

18

tuyến cơ sở.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

Tài liệu tham khảo

23

Phụ lục: Chương 3 THÔNG TƯ 07/2014/TT-BYT
24
3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình

Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03

Trang
Vấn đề tiếng Anh trong NCKH tại Việt Nam. Theo báo 4
www.baomoi.com.
Nhầm lẫn trong ngôn từ theo văn hóa Bắc- Nam.
17
Sở y tế tổ chức tập huấn 2 lớp NCKH dành cho điều 18
dưỡng uyến quận huyện. Theo trang mạng của Bệnh
viện quận Thủ Đức.

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
NCKH: Nghiên cứu khoa học.
NVYT: Nhân viên y tế.
NB: Người bệnh.
BYT: Bộ Y tế.

5



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Bệnh viện đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nói đến
bệnh viện, người ta thường nghĩ tới chức năng khám chữa bệnh, đào tạo đội ngũ cán bộ
nhân viên y tế, các hoạt động phòng chống dịch bệnh,… ít ai nghĩ rằng Nghiên cứu khoa
học cũng là một hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng, đem lại nhiều lợi ích cho việc
chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Nghiên cứu khoa học trong bệnh viện là động lực thức đẩy cho cả hệ thống bệnh viện
thực hiện nhiệm vụ một cách chắc chắn, có chất lượng cao. Trong quá trình làm việc,
nghề nào cũng cần có sự chứng minh từ thực tế để ứng dụng vào công việc hằng ngày
hiệu quả hơn. Nghề y là một nghề đặc biệt, đối tượng phục vụ của chúng ta là con người,
một sai sót dù là nhỏ nhất cũng khó có thể cứu vãn được. Vì vậy vấn đề nghiên cứu khoa
học trong bệnh viện càng được chú trọng. Như chúng ta thường nói là y học dựa vào thực
hành bằng chứng.
Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng thiết thực. Trong thời gian qua,
khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực y tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kết
quả được ứng dụng thành công trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh ở người như:
ghép đa tạng, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh,
can thiệp mạch, sản xuất vaccine phòng bệnh ở người, phẫu thuật nội soi tuyến giáp…
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế đã được trao tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học&Công nghệ như: ghép tạng,
sản xuất thuốc sốt rét Artemisinin, sản xuất vaccine, sản xuất thuốc từ dược liệu.
Thông qua các công trình nghiên cứu khoa học, các quy trình kỹ thuật tiên tiến được
xây dựng và ứng dụng vào thực tiễn khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng trong điều trị
bệnh nhân.
Trong giai đoạn hiện nay, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong y học đóng vai trò
quan trọng để nâng tầm vị thế của Việt Nam so với các nước tiên tiến trong khu vực và
quốc tế. Chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao thông qua các hình thức hợp tác song

phương, đa phương với các nước về lĩnh vực y tế đã đem lại những kết quả khả quan
trong chẩn đoán và điều trị, từ đó giúp người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều kỹ
thuật tiên tiến về y học.
Vậy, nhờ đâu mà mà các công nghệ khoa học được ứng dụng, các phác đồ điều trị
được thực hiện trên bệnh nhân, các kiến thức về y học lâm sàng và lý thuyết được cập
nhật và đổi mới? Trong một môi trường tất bật như trong bệnh viện, việc khám chữa bệnh
đã chiếm rất nhiều thời gian của các NVYT, vậy ai là người sẽ đảm nhận trách nhiệm này,
thực hiện ra sao? Nếu không có NCKH trong bệnh viện có được không?... Bài thu hoạch
này sẽ nói lên quan điểm của em về NCKH trong bệnh viện thông qua việc giải đáp các
câu hỏi trên.
6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Nghiên cứu khoa học:
 Khoa học:

Hệ thống tri thức là sự hiểu biết logic về những quy luật của vật chất, những quy luật
của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử
và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn cuộc sống. Có hai hệ thống tri thức: tri
thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng
ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thế giới tự
nhiên. Tuy tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một giới hạn hiểu biết nhất định, nhưng
tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự tồn tại của loài người, đồng thời hệ thống tri thức
kinh nghiệm là nền tảng cho sự hình thành và phát triển tri thức khoa học.
Tri thức khoa học: là những tri thức được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt

động nghiên cứu khoa học. Tri thức khoa học dựa trên kết quả của sự quan sát, phân tích
và những thực nghiệm khách quan, khoa học. Tri thức khoa học có nhiều lĩnh vực khác
nhau.
 Nghiên cứu khoa học (NCKH):

NCKH là một hoạt động tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật (tự nhiên, xã hội, con
người), nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, đồng thời tìm ra các giải pháp tác động trở lại
sự vật, biến đổi sự vật theo mục đích sử dụng có lợi cho con người.
NCKH có các đặc điểm sau đây:
Tính mới: NCKH là một quá trình hướng đến những sự phát hiện mới hoặc sáng
tạo. Tính mới (novel) là thuộc tính quan trọng nhất của NCKH và không mâu thuẩn
với kết quả nghiên cứu.
Tính tin cậy: Những kết quả nghiên cứu được xem là có tính tin cậy khi những kết
quả đó phải được lập lại nhiều lần do những người nghiên cứu khác tiến hành ở nơi
khác trong những điều kiện quan sát và thí nghiệm hoàn toàn giống nhau.
Tính thông tin: Sản phẩm của NCKH phải được trình bày dưới nhiều dạng như một
báo cáo khoa học, một mẫu vật liệu mới hay một mô hình thí điểm về áp dụng kỹ
thuật mới… Tất cả các dạng này luôn mang đặc trưng thông tin.
Tính khách quan: vừa là đặc điểm vừa là tiêu chuẩn của người NCKH. Trong
nghiên cứu không được có những kết luận vội vã, cảm tính hoặc theo những nhận định

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
mang tính chủ quan của cá nhân người nghiên cứu, mà mọi kết luận đưa ra phải được
kiểm chứng một cách khoa học.
Tính rủi ro: Một nghiên cứu có thể thành công hay thất bại. Ngay cả những nghiên
cứu đã được thử nghiệm thành công vẫn có thể gặp rủi ro khi áp dụng. Nhưng trong

NCKH, thất bại cũng được xem là một kết quả, vì vậy nó cũng được tổng hợp, lưu giữ
và báo cáo như một tài liệu khoa học để tránh cho các đồng nghiệp đi sau không mắc
phải.
Tính kế thừa: Mọi NCKH đều được kế thừa những thành tựu khoa học trước đó.
Tính kế thừa có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt phương pháp luận NCKH nhưng
hoàn toàn trái ngược với việc quay cóp một cách máy móc, thậm chí gian dối.
Tính cá nhân: Cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của một
công trình NCKH dù công trình đó do mọthông tin cá nhân hay một tập thể thực hiện.
Tính cá nhân được thể hiện trong tư duy sáng tạo và các chủ kiến riêng để thực hiện
công trình.
Tính phi kinh tế: NCKH mang tính phi kinh tế vì:
- Lao động NCKH hầu như không thể định mức được.
- Những thiết bị chuyên dụng cho NCKH hầu như không thể khấu hao được do tần

suất sử dụng không ổn định và rất thấp.
- Hiệu quả kinh tế của NCKH rất khó xác định.
- Xét về mặt kinh tế của một công trình nghiên cứu thì NCKH mang đặc tính phi
kinh tế, nhưng xét về sự phát triển của xã hội thì NCKH lại đóng vai trò quyết
định. Nếu nhìn nhận phiến diện về hiệu quả kinh tế của một công trình NCKH mà
xem nhẹ đầu tư cho NCKH thì đó là một sai lầm mang tính chiến lược.
 Lợi ích của NCKH:

Nhắc đến nghiên cứu khoa học người ta thường nghĩ đó là một công việc khó nhọc,
vất vả, đầy chông gai lấy đi nhiều thời gian và công sức của mọi người. Nhưng ít ai biết
rằng để có cuộc sống hiện đại, văn minh như ngày hôm nay là sự cống hiến thầm lặng,
miệt mài của những con người mong muốn đóng góp vào sự phồn vinh của đất nước. Là
thế hệ trẻ sinh viên chúng ta cần hiểu rõ những cái hay, những mặt tích cực mà nghiên
cứu khoa học đem lại từ khi còn trong môi trường đại học để sau này đóng góp vào sự
nghiệp xây dựng đất nước.
Vậy những lợi ích mà nghiên cứu khoa học đem lại cho chúng ta là gì?

Thứ nhất, nghiên cứu khoa học là cách chúng ta bổ sung những kiến thức mà không
được học ở môi trường đại học, lấp đầy những kiến thức kinh tế cũng như kiến thức về
đời sống xã hội để làm giàu vốn sống bản thân.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Trong quá trình đi khảo sát hay thực tế hiện trường chúng ta sẽ sử dụng những kỹ năng ít
khi dùng đến như kỹ năng phỏng vấn, điều tra, phân tích xử lý số liệu… chúng ta sẽ đóng
vai như một nhà báo thực thụ - một trải nghiệm mới cho những ai thích khám phá bản
thân. Trong qua trình đó bạn hiểu sâu hơn về những điều còn bỏ ngỏ ở giảng đường hay
những bài học tưởng như cằn cỗi trong sách vở hóa ra lại sinh động ở trong đời sống thực
tế đến như vậy. Tất cả những cảm giác của nghiên cứu khoa học sẽ mang đến những khám
phá mới về những điều chúng ta quan tâm, yêu thích.
Thứ hai, nghiên cứu khoa học giúp chúng ta đào sâu hơn những kiến thức được học.
Nó phân tích, đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều mới để giải quyết những vấn
đề ta quan tâm, thắc mắc…từ một vấn đề sẽ mở rộng ra nhiều vấn đề làm phong phú kiến
thức cũng như vốn sống chúng ta.
Thứ ba, những bài học bổ ích rút ra từ công việc nghiên cứu. Kỹ năng làm việc nhóm
hiệu quả, ăn ý, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong đội. Bên cạnh đó, công
việc nghiên cứu cũng gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối… nhưng từ những bài học đó giúp
chúng ta rút ra những kinh nghiệm quý giá mà chính bản thân tự chiêm nghiệm, và thay
đổi.
Thứ tư, là công việc đòi hỏi nhiều công sức do đó món quà dành cho người bền bỉ và
kiên trì nhất sẽ là những điểm cộng, điểm thưởng,… vào thành tích học tập cuối năm hay
điểm rèn luyện tùy vào thành tích chúng ta đạt được.
Thứ năm, là những kinh nghiệm viết báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp sau này hay làm
khóa luận tốt nghiệp rất bổ ích cho sinh viên năm cuối và những kỹ năng sau này đi làm

việc. Cao hơn là những luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ…
Nói chung, công việc nghiên cứu khoa học lấy đi nhiều công sức và thời gian của chúng
ta nhưng thành quả nó đền đáp cho người có công quả xứng đáng. Đơn giản chúng ta thấy
hạnh phúc khi mình làm gì đó dù nhỏ bé nhưng đáng để trân trọng, và ghi nhớ.
2.2 Nghiên cứu khoa học trong bệnh viện:
Nghiên cứu khoa học y học là một hoạt động theo mốt quy chuẩn khoa học để tìm
kiếm một kiến thức mới, một phương tiện mới phục vụ cho việc nâng cao sức khỏe con
người.
Trong y học, nghiên cứu khoa học ba cách tiếp cận chính với ý nghĩa khác nhau:
Nghiên cứu lâm sàng:
Đây là phương pháp nghiên cứu kinh điển nhất. Người nghiên cứu áp dụng
phương pháp cũ có cải tiến hay đưa ra phương pháp mới trong khám bệnh, chẩn
đoán bệnh và chữa bệnh. Từ đây tìm ra phương pháp tốt hơn hay tốt nhất hoặc phát
hiện những bất hợp lý, những sai lầm, những rủi ro trong chẩn đoán và điều trị để
tiếp tục nghiên cứu sau đó. Thử nghiệm lâm sàng các thuốc mới, thiết bị y tế mới
9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
để đánh giá hiệu quả và đo lường mức độ an toàn là một dạng khá đặc biệt của
nghiên cứu lâm sàng do đó được kiểm soát khá nghiêm ngặt theo các chuẩn mực
của GCP.

Nghiên cứu thực nghiệm:
Nhiều trường hợp người ta không thể nghiên cứu bệnh tật cũng như thử
nghiệm lâm sàng thuốc mới hay thiết bị y tế mới trực tiếp trên con người vì các lý
do khác nhau, người ta phải nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: trên súc vật thí
nghiệm ( in-vivo) hoặc trong phòng thí nghiệm không sử dụng súc vật - thường gọi
là trong ống nghiệm ( in-vitro).

Nghiên cứu cộng đồng:
Thường sử dụng phương pháp dịch tễ học và y xã hội học. Người nghiên cứu
sử dụng các kiến thức y học, dịch tễ học và kinh tế - xã hội học để tìm hiểu tình
hình sức khoẻ của một hay nhiều quần thể người, cộng đồng, địa phương, vào một
hoặc những giai đoạn thời gian khác nhau, hay tìm các bằng chứng giải thích cho
tình trạng đó hoặc/và thử nghiệm các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện hay giải
quyết vấn đề tồn tại của sức khoẻ cộng đồng.
Trên cơ sở ba cách tiếp cận trên , có thể có sự kết hợp hai hoặc cả ba cách tiếp cận ,
người ta tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học. Sự kết hợp các cách tiếp cận là rất cần
thiết song không nhất thiết khi nào cũng cần kết hợp. Hiện nay, nhiều đề tài nghiên cứu
lâm sàng thường kết hợp với nghiên cứu cộng đồng. Khi nghiên cứu cơ bản trong y dược
học thường áp dụng nghiên cứu thực nghiệm. Khi thử nghiệm một thuốc mới, thiết bị y tế
mới, thay đổi một phương pháp điều trị hay một kỹ thuật mổ mới trước khi áp dụng trên
người phải qua giai đoạn thực nghiệm hay nghiên cứu ở giai đoạn tiền lâm sàng.
Mỗi loại nghiên cứu đều có các nguyên tắc hoặc nguyên lý cần tuân thủ.
Nghiên cứu lâm sàng phải tuân thủ các nguyên tắc THỰC HÀNH LÂM SÀNG
TỐT ( good clinical practic - GCP)
Nghiên cứu thực nghiệm: thường theo các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật riêng.
Nghiên cứu cộng đồng/dịch tễ học : tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp dịch tễ
học và có thể cả phương pháp kinh tế học hay xã hội học, nhân học.
Một nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học phải nhằm tìm hiểu một sự vật hay
hiện tượng sức khoẻ mà trước đó chúng ta chưa biết hoặc biết không đầy đủ hoặc đang
thay đổi ( theo cá thể, thời gian hoặc địa điểm) . Để tìm hiểu sự vật hay hiện tượng đó mọi
số liệu thu được, mọi thông tin có được và mọi bằng chứng tập hợp được phải có hệ thống
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
lô gíc và khách quan. Tầm cỡ của nghiên cứu khoa học tuỳ thuộc vào mức độ có thể suy

luận hay áp dụng rộng ra ngoài khuôn khổ các đối tượng đã nghiên cứu. Không bao giờ
tiến hành một nghiên cứu mà trước đó người ta đã biết đầy đủ rồi ( loại nghiên cứu này
thường gọi là nghiên cứu: “nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy thế” hay gọi là “me too” .
Tuy nhiên, nếu việc làm hàng ngày của bác sỹ lâm sàng là khám và chữa bệnh nếu
tuân theo một quy trình chuẩn, có công cụ ghi nhận và được ghi chép lại một cách có hệ
thống, sử lý thống kê để đưa ra kết luận về cách khám hay cách chữa bệnh của bác sỹ đó
mang lại hiệu quả gì hay phát hiện sai sót gì có nghĩa là ta đã tiến hành nghiên cứu khoa
học.
Tương tự như trên, một nhà vi trùng học ghi chép các kết quả phân lập một loại vi
khuẩn trong bệnh phẩm bằng một kỹ thuật chuẩn đối chiếu với kết quả sử dụng test
nhanh, tính độ nhạy và độ đặc hiệu của test đó để ra quyết định có thể sử dụng test nhanh
được không và nếu sử dụng thì mức độ sai và sót là bao nhiêu có nghĩa là đã tiến hành
nghiên cứu khoa học.
Điểm khác với công việc hàng ngày là các kết quả làm việc được thu thập một cách
có hệ thống, theo một quy trình chuẩn, được thống kê , phân tích để khái quát hoá thành
kết luận có thể sử dụng cho họ và có thể cho người khác. Nếu các quan sát không nhiều,
không theo quy trình chung thì không thể suy luận rộng được.
Kinh nghiệm cá nhân qua thực hành bình thường hàng ngày không thể coi là nghiên
cứu khoa học cho dù kinh nghiệm là rất quý - đây là tri thức thông thường. Người thày
thuốc giỏi khi biết nghiên cứu khoa học sẽ nhanh có được kinh nghiệm hơn, cách nhìn
nhận vấn đề khách quan hơn, hệ thống hơn, tay nghề chắc hơn và kinh nghiệm của họ
được những đồng nhiệp sử dụng – đây là tri thức khoa học.
2.3 Vai trò của nghiên cứu khoa học trong bệnh viện
Nghiên cứu có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển kiến thức nghề nghiệp và
nâng cao chất lượng chăm sóc cụ thể là:
a.Phát triển kiến thức:
Trong nhiều lĩnh vực đôi khi kiến thức của chúng ta không đầy đủ, thiếu hụt cần được
bù đắp. Nghiên cứu được coi là quá trình truy tìm kiến thức mới. Những kiến thức mới
chúng ta có được bằng nhiều cách khác nhau, nghiên cứu khoa học mang lại kiến thức có
độ tin cậy để hướng dẫn thực hành cho mọi nguời. Những kiến thức và kỹ năng nghề

nghiệp chúng ta có được hiện nay là quá trình tích luỹ từ học tập ở trường, kinh nghiệm
của cá nhân, từ bắt trước các chuyên gia và ứng dụng kiến thức từ các lĩnh vực khác.
Những câu hỏi được đặt ra là: bao nhiêu kiến thức và thực hành lâm sàng của bạn
hiện nay dựa vào bằng chứng? những kiến thức và thực hành nào không còn phù hợp?
những thực hành nào gây sự quan tâm của bạn về độ tin cậy cần phải nghiên cứu thêm?
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chắc chắn chúng ta chưa có câu trả lời đầy đủ để mô tả bức tranh hiện thực về kiến thức
và thực hành lâm sàng hiện nay.
b.Cung cấp các biện pháp can thiệp (chẩn đoán, điều trị, dự phòng) tốt nhất:
Thực hành dựa vào bằng chứng là một nguyên tắc tiếp cận mới đang được áp dụng
trong nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực y học. Những dịch vụ chăm sóc và kỹ thuật liên
quan trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng con người, vì thế kiến thức và thực hành lâm
sàng phải có cơ sở khoa học vững chắc và chính xác, các bằng chứng đang có phải được
so sánh với các y văn đã có. Thực hành dựa vào bằng chứng là trách nhiệm nghề nghiệp
và đạo đức của người NVYT nhằm đảm bảo an toàn cho người nhận dịch vụ chăm sóc.
NCKH trong y học là phương tiện khách quan, hệ thống và đáng tin cậy nhất để tạo ra
bằng chứng hướng dẫn thực hành lâm sàng từ chẩn đoán, điều trị đến dự phòng, chăm sóc
và qua đó nâng cao chất lượng về sự an toàn của các biện pháp can thiệp.
c. Tăng cường uy tín, giá trị nghề nghiệp (BV, NVYT):
Ngày nay trước nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng và áp dụng các thành tựu
khoa học mới vào y học ngày càng nhiều đòi hỏi người NVYT phải nâng cao tính chuyên
nghiệp.
d. Tăng cường hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc:
Một chương trình y tế được đánh giá hiệu quả khi nó mang lại nhiều lợi ích mà chỉ sử
dụng một lượng kinh phí nào đó. Việc phân tích chi phí sẽ giúp chúng ta đánh giá được
hiệu quả dịch vụ chăm sóc hoặc một trương trình y tế. Dưới thời bao cấp những người

làm lâm sàng ít quan tâm tới yếu tố kinh tế trong y tế. Ngày nay, do chi phí trả cho dịch
vụ y tế ngày càng cao làm cho các nhà quản lý y tế và người bệnh quan tâm ngày càng
nhiều tới chi phí cho các loại dịch vụ y tế mà họ nhận được. Hơn nữa, hệ thống bệnh viện
đang từng bước chuyển dịch tiến tới tự chủ về tài chính theo chủ trương của Nhà nước,
đặt ra yêu cầu không chỉ đối với người quản lý bệnh viện mà cả thầy thuốc và điều dưỡng
lâm sàng cũng phải quan tâm tới vấn đề chi phí tức là tăng thêm một đồng đóng góp vào
công quỹ của bệnh viện hoặc để hỗ trợ người ngèo. Chính vì vậy mà NVYT cần phải
nghiên cứu đánh giá hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh, để các nguồn
lực hạn hẹp của bệnh viện được sử dụng hiệu quả nhất.
2.4 Những thành tựu đạt được trong NCKH trong bệnh viện.
Một tầm nhìn mang tính lịch sử: John Snow là một bác sĩ gây mê hồi sức. Vào lúc
đó, khi người ta chưa biết đến cơ chế bệnh sinh của bệnh tả, ông đã phát hiện và khảo sát
bệnh dịch này tại nơi mà ông sinh sống, và góp phần nêu các điểm chính yếu của bệnh.
Câu hỏi lâm sàng của ông xuất phát từ thực hành lâm sàng hàng ngày; ông đã chỉ ra các
trường hợp mới mắc, và nhận biết nguồn lây bệnh. Ông là bác sĩ lâm sàng với tầm nhìn về
y tế cộng đồng. Với những kiến thức và kỹ năng về dịch tễ học và sinh thống kê, một bác

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
sĩ lâm sàng có thể đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe cho một quần thể rộng lớn hơn
chứ không chỉ đơn thuần cho những bệnh nhân đến khám ở bạn.
2.5 Ai làm nghiên cứu khoa học
Ai là người có thể NCKH ?
-

Nhà khoa học.
Sinh viên làm luận văn tốt nghiệp.

Học viên sau đại học (Chuyên khoa 1,2; cao học; nghiên cứu sinh).
Bác sĩ điều trị.
Bác sĩ y học dự phòng.
Nhân viên y tế (Điều dưỡng, kĩ thuật viên, …).

Đặc biệt, ngày nay NCKH của điều dưỡng ngày càng được chú trọng. Tổ chức y tế thế
giới đã khuyến cáo dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng và hộ sinh cung cấp là một trong
những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Vì vậy người điều dưỡng cần được khuyến khích
làm nghiên cứu để phát triển kiến thức nghề nghiệp, đồng thời chứng tỏ sự đóng góp của
họ sẽ tạo ra khác biệt trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Như vậy, nghiên cứu không
những góp phần tăng cường uy tín nghề nghiệp mà còn làm cho xã hội đánh giá đúng
mức giá trị của các dịch vụ chăm sóc và vị thế của người điều dưỡng.
Những yêu cầu đối với người nghiên cứu khoa học:
Có trình độ chuyên môn:
Không thể nói rằng NCKH là công việc của những người có học thức song những
người chưa đủ trình độ học vấn tối thiểu thì không thể NCKH được. Nếu vì lý do nào đó
mà những người này cần NCKH thì chắc chắn họ phải đọc thêm, học hỏi thêm về chuyên
môn. Nếu không thì những gì họ tìm thấy (là mới, là đúng) thì cũng chỉ dừng lại ở kinh
nghiệm. Những kinh nghiệm quí báu ấy cần được kiểm tra, xác định phạm vi ứng dụng...
của những người có chuyên môn. Ðôi khi người NCKH không những cần kiến thức của
lĩnh vực mình theo đuổi mà còn cần kiến thức trong những lĩnh vực gần gũi hoặc có liên
quan.
Ngoài ra, người làm công tác NCKH cần có kĩ năng sử dụng máy móc, thiết bị kĩ
thuật để công việc được tiến triển nhanh hơn, kết quả chính xác hơn.
Có phương pháp làm việc khoa học:
-

Khả năng và phương pháp tư duy.
Khả năng phát hiện vấn đề và nhìn nhận vấn để bắt đầu nghiên cứu.
Khả năng thu và xử lí, số liệu: thu số liệu bằng phương tiện gì, cách thu số liệu,

cách phân tích, l ọc lựa số liệu....
Khả năng vạch kế hoạch làm việc thật khoa học, tiết kiệm thời gian và kinh tế. o
Khả năng trình bày vấn đề khoa học: có kĩ thuật, rõ, dễ hiểu.
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Có các đức tính của một nhà khoa học chân chính:
-

Say mê khoa học.
Nhạy bén với sự kiện xảy ra.
Cẩn thận khi làm việc.
Kiên trì nghiên cứu.
Trung thực với kết quả.

2.6 Người Bác sĩ cần những gì để nghiên cứu khoa học:
 Câu hỏi nghiên cứu

Tại sao tôi nhận thấy loại bệnh nhân này ngày càng xuất hiện nhiều trong thời gian
gần đây? Làm thế nào chúng ta chẩn đoán bệnh này tốt hơn? Trị liệu mới nhất cho bệnh
này là gì? Bằng cách nào chúng ta có thể ngăn ngừa đợt tái phát bệnh này cho bệnh nhân?
Trên đây là tất cả câu hỏi lâm sàng xuất hiện trong đầu bạn trong thực hành mỗi ngày.
Những câu hỏi này sẽ dẫn bạn xây dựng các mục tiêu nghiên cứu.
Chủ đề nghiên cứu của bạn không nhất thiết khu trú vào một thể bệnh hay một kết cục
chuyên biệt. Có thể là những vấn đề liên quan đến sức khỏe như các hành vi sức khỏe,
các triệu chứng cơ năng về thể chất và tâm lý, thời gian nằm viện, hoặc giá thành điều trị.
Trong cuốn sách này, các vấn đề sức khỏe được xem như là kết cục xuyên suốt. Xác lập
một câu hỏi nghiên cứu tương tự như bạn định nghĩa một câu hỏi để tìm tài liệu y văn, sẽ

được trình bày trong Chương Đạo đức trong NCKH.
 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu bằng cách nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tính chấ cửa vần đề nghiên cứu,
quy mô của vần đề nghiên cứu, độ mạnh của luận chứng cần có để chứng minh giả thuyết
nghiên cứu và biến số kết quả đầu ra của nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu
cũng phần nào phụ thuộc vấn đề không mang tính khoa học như nguồn lực, nguồn tài
chính và quỹ thời gian.
 Làm việc theo nhóm

Bao gồm giữa bác sĩ với bác sĩ, bác sĩ với điều dưỡng, nhà khoa học hay kĩ thuật viên
phòng thí nghiệm, nhà thống kê,…
 Kinh phí.

2.7 Các bước cơ bản để thực hiện một NCKH trong bệnh viện:
2.7.1 Các bước kĩ thuật:
Bước 1: Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Phân tích nhu cầu, đòi hỏi của vấn đề
Hồi cứu y văn (review/ không phải overview)
Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu và các biến số.


Bước 2: Lập kế hoạch nghiên cứu
-

Nêu mục tiêu nghiên cứu
Dân số nghiên cứu, chọn lựa đối tượng
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Xử lý và phân tích dữ liệu.

B3: Triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu
-

Thu thập dữ liệu
Xử lý dữ liệu
Phân tích dữ liệu.

B4: Lý giải kết quả và kết luận
B5: Viết báo cáo nghiên cứu.
2.7.2 Các bước quản lý hành chính:
B1: Những chuẩn bị phổ biến:
-

Chuẩn bị tài chính
Mua trang thiết bị, dụng cụ
Thuê mướn, huấn luyện nhân lực
Lập kế hoạch triển khai các hoạt động
Chuẩn bị các sổ tay nghiên cứu
Chuẩn bị, định hướng vùng, khu vực nghiên cứu
Lấy mẫu nghiên cứu


B2: Tính khả thi, thực hiện nghiên cứu
-

Chạy thử: dụng cụ, trang thiết bị, bộ câu hỏi, công cụ đo đạc các biến số.
Nếu cần có thể điều chỉnh kế hoạch.

B3: Bước cuối trong chuẩn bị hành chánh
-

Phân bố nhân lực,
Phân bố trang thiết bị
Hồ sơ
Vận hành qui trình

2.8 Với vai trò là Bác sĩ, không làm NCKH có được không
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Được.
Nhưng phải tự học trong suốt thời gian hành nghề y thông qua sách báo y khoa trong
và ngoài nước để liên tục cập nhật kiến thức mới. Vì những bằng chứng y học chỉ có giá
trị tương đối theo thời gian. Muốn làm được như vậy, đòi hỏi người NVYT phải có trình
độ ngoại ngữ nhất định để theo kịp các bài báo y khoa trên thế giới.
Phải tham dự các khóa đào tạo y khoa liên tục (Continuing Medical Education) để
nâng cao trình độ. ”Tất cả cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải
được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp
vụ của mình. Thời gian được đào tạo mỗi năm tối thiểu là 24 giờ thực học. Trong 5 năm
mỗi cán bộ y tế phải tham gia học tập và tích luỹ đủ thời gian đào tạo liên tục ít nhất là

120 giờ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang hành nghề…” (trích thông
tư 07/2008 TT-BYT).
Tham dự các hội nghị, hội thảo y học.
Tham gia giảng dạy lâm sàng.
Nếu không sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo Luật Khám bệnh- Chữa bệnh như sau:
Luật Khám bệnh – Chữa bệnh (đã được Quốc hội khóa 12 đã thông qua ngày
23/11/2009)
Điều 29. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
… đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 2
năm liên tiếp
Điều 37. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
… 3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ
chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2.9 Những thuận lợi và khó khăn của NCKH trong bệnh viện
 Thuận lợi:

NCKH là một yêu cầu tất yếu trong thời đại y học chứng cứ hiện nay.
Là một yêu cầu của nhà quản lý y tế.
Công nghệ thông tin phát triển.
Nhận thức của xã hội.
Đầu tư của tổ chức kinh tế.
16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Hợp tác quốc tế đang là mấu chốt để giải quyết vấn đề trình độ kĩ thuật chuyên
môn và nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu của nước ta.
 Khó khăn:


Lãnh vực nghiên cứu vẫn còn khá xa lạ đối với sinh viên y khoa, bác sĩ trẻ. Do đặc
tính của nghề còn mang tính chất kinh nghiệm nhiều, NCKH chưa được chú trọng.
Phương tiện và kinh phí là một thách thức khá lớn đối với người làm nghiên cứu, vì
nguồn đầu tư từ nhà nước còn ít, mà NCKH y học còn mang tính chất phi kinh tế. Đây là
rào cản rất lớn với đội ngũ NVYT hiện nay.
Trình độ kĩ thuật chuyên môn.
Hoàn cảnh cá nhân của nhà nghiên cứu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực hiện
nhiệm vụ NCKH, trong thời đại vật chất leo thang, việc lo cơm áo gạo tiền, lo gia đình,…
chiếm hầu hết thời gian làm việc của NVYT, mất tập trung vào việc NCKH.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1 Thực trạng NCKH trong bệnh viện trong những năm gần đây:
Theo một trang mạng cá nhân của Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, bài viết Đặc điểm nghiên
cứu y học Việt Nam: Đặc điểm, Thiếu sót, Sai sót. Đã nói lên rất rõ thực trạng NCKH
trong bệnh viện hiện nay.
Sự có mặt của y học Việt Nam trên trường quốc tế còn rất khiêm tốn, bởi vì phần lớn
các nghiên cứu y học ở Việt Nam được công bố trong các tạp chí y học trong nước. Trong
một phân tích tổng hợp gần đây của tác giả Phạm Duy Hiển, trong thời gian 1995 đến
2004, trung bình hàng năm giới nghiên cứu y khoa Việt Nam công bố khoảng 1000 bài
báo y sinh học trong các tập san y học trong và ngoài nước; trong số này chỉ có 5 bài
trong các tập san y học quốc tế. Nói cách khác, chỉ có khoảng 0,5% nghiên cứu y học từ
Việt Nam có mặt trên các diễn đàn y học quốc tế. Con số này còn rất khiêm tốn nếu so với
các nước lân cận như Thái Lan hay Malaysia.
Có nhiều lí do tại sao các nghiên cứu chỉ công bố trên các tạp chí địa phương, kể cả

sự liên quan của nghiên cứu đối với tình hình và bối cảnh Việt Nam, soạn thảo bằng tiếng
Việt, hay không được chấp nhận cho công bố trên các tập san quốc tế. Nhưng hoạt động
khoa học là một lĩnh vực phi biên giới, cho nên dù là nghiên cứu từ Việt Nam, nhưng nếu
các nghiên cứu có chất lượng tốt (như ý tưởng mới hay phương pháp nghiên cứu đúng
tiêu chuẩn khoa học) thì các nghiên cứu đó vẫn có giá trị khoa học, và vẫn có thể xuất
hiện trong các tập san y học quốc tế. Do đó, vấn đề chất lượng các nghiên cứu đã công bố
trong các tạp chí y học ở Việt Nam cần được đặt ra để tìm một hướng đi tích cực hơn.
Vấn đề đặt ra là tại sao các nghiên cứu như thế không có mặt trên các diễn đàn y học
quốc tế?


Ý tưởng: thiếu cái mới

Giá trị một nghiên cứu y học có thể đánh giá qua bốn câu hỏi chính: tại sao nghiên
cứu (ý tưởng hay vấn đề nghiên cứu), đã làm gì (phương pháp), phát hiện cái gì (kết
quả), và kết quả đó có ý nghĩa gì (thảo luận về kết quả). Đại đa số các nghiên cứu cũng
chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản, chứ chưa đi sâu vào lĩnh vực phân tích (analytical
research). Phần lớn các nghiên cứu chỉ giải quyết các vấn đề mang tính địa phương,
những vấn đề mang tính vi mô, chứ chưa nhằm trả lời những câu hỏi lớn của y học. Một
số lớn nghiên cứu mang tính [mà tiếng Anh hay gọi là “me too”, tức là nghiên cứu lặp lại
ý tưởng của người khác, hoàn toàn không có một phát kiến gì mới.


Giá trị khoa học: dưới trung bình.

Đại đa số các nghiên cứu y học công bố trong các tạp chí y học ở Việt Nam là những
nghiên cứu đối chứng và nghiên cứu cắt ngang. Chưa thấy một nghiên cứu cơ bản, RCT
(randomized controlled clinical trial) hay một phân tích tổng hợp nào trong các tạp chí ở
18



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Việt Nam. Như vậy, các tạp chí y học ở trong nước chỉ công bố những công trình nghiên
cứu có giá trị khoa học thấp dưới trung bình.
Ngay cả những nghiên cứu đối chứng và nghiên cứu cắt ngang, các đối tượng thường
là bệnh nhân trong các bệnh viện, chứ không được tiến hành trong một quần thể dân số
được lấy mẫu một cách có hệ thống. Một ví dụ tiêu biểu là nghiên cứu về mối liên hệ giữa
homocysteine huyết tương và chứng nhồi máu não được tiến hành bằng cách so sánh một
nhóm bệnh nhân nhồi máu não với một nhóm bệnh nhân ngoại trú. Vì cách chọn đối
tượng nghiên cứu từ bệnh viện (tức là những người đã có nguy cơ bệnh cao) cho nên kết
quả không mang tính khách quan cao, và rất khó mà ứng dụng cho một quần thể lớn hơn.
Có một số nghiên cứu nhằm mục đích chẩn đoán bệnh, nhưng vì chủ yếu là nghiên
cứu cắt ngang hay nghiên cứu đối chứng (mà đối tượng thường là bệnh nhân từ bệnh
viện), cho nên kết quả rất khó diễn dịch, nếu không muốn nói là chẳng áp dụng vào thực
hành lâm sàng được. Tiêu biểu cho nghiên cứu dạng này là một nghiên cứu thẩm định giá
trị siêu âm trong việc chẩn đoán sỏi đường mật, các nhà nghiên cứu chỉ xem xét các nhân
đã được giải phẫu mà không có nhóm đối chứng (không bệnh), cho nên kết quả chẳng có
ý nghĩa gì dù các tác giả kết luận rằng “Siêu âm là một phương pháp hữu hiệu trong chẩn
đoán sỏi đường mật chính nói chung Sn=95,9%.” (Chú ý Sn là tỉ lệ dương tính
thật). Nhưng tác giả “quên” đề cập tỉ lệ âm tính thật, bởi vì tỉ lệ này không thể ước tính
được!


Phương pháp nghiên cứu: quá nhiều sai sót

Theo một thống kê những nguyên nhân mà các bài báo không được chấp nhận cho
công bố trên các tạp chí y học quốc tế, 70% là do có vấn đề về phương pháp, và trong số
này hơn 50% là do phân tích số liệu sai phương pháp, và phần còn lại là vấn đề đo
lường. Những ai có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học đều có thể đánh giá giá trị của một

bài báo qua phần phương pháp.


Báo cáo: quá sơ sài và nhiều thiếu sót

Báo cáo khoa học (hay bài báo khoa học – papers) là một “sản phẩm” của nghiên cứu
khoa học, một loại “tiền tệ” trong hoạt động khoa học, bởi vì báo cáo khoa học không chỉ
là một bản báo cáo về một công trình nghiên cứu, mà còn là một đóng góp cho kho tàng
tri thức của thế giới. Y học tiến bộ cũng nhờ một phần lớn vào thông tin từ những bài báo
khoa học, bởi vì qua chúng mà các nhà khoa học có dịp trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau. Chính vì tính trao đổi thông tin này, các báo cáo khoa học phải tuân
theo một cấu trúc đặc thù và được viết bằng một văn phong ngắn gọn nhưng phải đầy đủ.
Cấu trúc một bài báo khoa học thường là cấu trúc IMRAD (Introduction – Dẫn nhập,
Methods – Phương pháp, Results – Kết quả, và Discussion – Thảo luận).


Tiếng Anh: Chưa được sử dụng nhiều và quá nhiều sai sót.

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Trình độ ngoại ngữ cũng là một rào cản rất lớn đối với người NCKH trong việc đưa
bài báo của mình ra quốc tế. Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết: “Chưa đến
10% tổng số tạp chí khoa học của Việt Nam được xuất bản bằng tiếng Anh, đây là một tỉ
lệ rất thấp so với các nước trong khu vực Asean và thế giới.” />
Hình 1: Vấn đề tiếng Anh trong NCKH tại Việt Nam. Theo báo www.baomoi.com.
Trên thế giới ngày nay, tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế trong hoạt động khoa học.
Vào thập niên 1980s, trên 60% các tập san khoa học trên thế giới sử dụng tiếng Anh. Hai

mươi năm sau, con số này là trên 80%. Trong lĩnh vực y khoa và sinh học, hiện nay hơn
90% các tập san sử dụng tiếng Anh. Ngay cả tập san khoa học tại các nước không nói
tiếng Anh như các nước Bắc Âu, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc cũng hoặc là sử dụng tiếng
Anh làm phương tiện thông tin, hoặc có phần tóm lược viết bằng tiếng Anh.
Về sai sót trong cách sử dụng từ, câu chữ, cú pháp của tiếng Anh là điều không thể
tránh khỏi, mặc dù đã được kiểm tra lại nhiều lần nhưng với những nhà NCKH chưa có
kinh nghiệm viết bằng tiếng Anh thì vẫn là một trở ngại rất lớn.


Vấn đề y đức:

Vấn đề đạo đức trong NCKH trong mọi ngành vốn đã rất được chú trọng, thì trong
NCKH tại bệnh viện lại càng trở nên quan trọng hàng đầu. Vì ngành y liên quan trực tiếp
đến sức khỏe con người. Trong nhiều nghiên cứu, nhất là nghiên cứu can thiệp mà đối
tượng nghiên cứu có khi phải kinh qua một thuật điều trị mới hay một loại thuốc mới còn
20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
trong vòng thử nghiệm. Trong các trường hợp này, bệnh nhân có thể hưởng lợi từ thuật
điều trị, nhưng cũng có thể bệnh nhân cũng chịu đựng một số biến chứng có khi nguy
hiểm. Ngay cả trong các nghiên cứu không can thiệp, đối tượng nghiên cứu có khi phải
phơi nhiễm những phương pháp đo lường (như X quang, hay lấy mẫu máu chẳng
hạn). Ngoài ra, các thông tin lâm sàng thu thập từ cá nhân đối tượng nghiên cứu cần phải
được giữ kín tuyệt đối, và danh tính bệnh nhân dứt khoát không được tiết lộ trên bất cứ
phương tiện truyền thông nào nếu không có sự đồng ý của bệnh nhân. Đây là những khía
cạnh mang tính đạo đức khoa học, mà cụ thể trong y khoa là khía cạnh y đức (medical
ethics).
Ở các nước Tây phương, bất cứ trường đại học hay bệnh viện nào đều có một ủy ban y

đức (Ethics Committee hay Institutional Review Board) có chức năng kiểm tra khía cạnh
y đức trong tất cả các công trình nghiên cứu y học. Ủy ban này gồm có đại diện từ giới
nghiên cứu khoa học, bác sĩ, thống kê, luật sư, tôn giáo, và quần chúng hay bệnh
nhân. Ủy ban có nhiệm vụ cụ thể là duyệt xét xem công trình nghiên cứu có đáp ứng các
yêu cầu y đức hay không, bảo đảm an toàn cho tình nguyện viên, kiểm tra tính bảo mật,
v.v… của dự án nghiên cứu. Chỉ khi nào các khía cạnh này được giải quyết thỏa đáng, dự
án mới được cho phép tiến hành.
Các tập san y học quốc tế có uy tín dứt khoát sẽ không công bố một công trình nghiên
cứu, bất kể công trình đó có giá trị khoa học cỡ nào, nếu công trình đó chưa được sự phê
chuẩn của ủy ban y đức địa phương. Do đó, ban biên tập các tập san y học quốc tế thường
yêu cầu tác giả phải kèm theo một tuyên bố như “Công trình nghiên cứu này đã được ủy
ban y đức thuộc trường đại học ABC thông qua, và bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào
nghiên cứu.” Không có tuyên bố này cũng có nghĩa là bài báo sẽ không được bình duyệt
(chứ chưa nói đến việc được chấp nhận cho xuất bản hay không!).


Tài liệu tham khảo: lạc hậu và văn hóa Bắc-Nam.

Tài liệu tham khảo là phần cuối của một bài báo khoa học, nơi mà tác giả liệt kê tất cả
các tài liệu đã được tham khảo để phát triển và thực hiện công trình nghiên cứu. Liệt kê
chính xác tài liệu tham khảo không phải là một việc làm cho lấy có, mà phải được suy
nghĩ cẩn thận, nghiêm chỉnh, bởi vì đây cũng là hình thức mà tác giả trực tiếp ghi nhận
đóng góp của các nhà nghiên cứu khác cho nghiên cứu của mình. Trong hoạt động khoa
học, số lần trích dẫn là một loại “tiền tệ” và là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường ảnh
hưởng của một công trình nghiên cứu. Một trong những yêu cầu của phân tham khảo tài
liệu là trích dẫn phải chính xác (theo một công thức như tên tác giả, tựa đề bài báo, tên tập
san, năm xuất bản, số bộ và số trang), phải liên quan đến văn cảnh, và nhất là tác giả đã
đọc qua tài liệu mà mình trích dẫn (chứ không phải trích dẫn gián tiếp qua đọc các bài báo
khác – một hành vi thiếu thành thật tri thức).
Ngoài ra, nhiều tài liệu trích dẫn (dù cũng chẳng phải là bài báo khoa học) khá “lạc

hậu”, hơn 20 năm, tức khoảng thập niên 1980s. Trong khi đó, một “luật” bất thành văn

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
trong nghiên cứu y học là nên sử dụng và trích dẫn những nghiên cứu mới công bố trong
vòng 5-10 năm.
Văn hóa Bắc- Nam cũng làm cho các nhà NCKH gặp nhiều vướng mắc trong quá trình
trích dẫn tài liệu. Ví dụ:Phòng sanh-Phòng sinh, Hành chính-Hành chánh, Ốm-Bệnh….
Gây nhẫm lẫn và mất thống nhất trong bài viết.

Hình 2: Nhầm lẫn trong ngôn từ theo văn hóa Bắc- Nam.

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

3.2 Công tác tập huấn phương pháp NCKH trong bệnh viện cho các tuyến cơ sở.
Đã có những suy nghĩ sai lầm rằng NCKH là dành cho bác sĩ ở tuyến trên, nơi đông
đúc bệnh nhân, môi trường NCKH thuận lợi; điều dưỡng hay kĩ thuật viên, thậm chí là
các bác sĩ tuyến quận huyện đều ít nghĩ tới sẽ làm NCKH. Đó là suy nghĩ sai lầm và hoàn
toàn đi ngược lại với xu hướng thế giới. Vì vậy công tác tập huấn NCKH trong bệnh viện
cho các tuyến là cần thiết.

Hình 3: Sở y tế tổ chức tập huấn 2 lớp NCKH dành cho điều dưỡng uyến quận huyện.
Theo trang mạng của Bệnh viện quận Thủ Đức.

Theo đó, việc thực hiện tập huấn được Sở Y tế tổ chức, dưới sự tài trợ nguồn kinh phí
cũng như nguồn lực giảng dạy từ dự án HRDI (thông qua Đại học Y dược TP HCM, cho
các cựu du học sinh) và lồng ghép với chương trình đạo tạo liên tục của Sở.
Công tác tập huấn NCKH là việc làm thường niên tại các trường Đại học y khoa trong
nước từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những buổi học lý thuyết đơn thuần, sinh
viên y khoa cũng như các bác sĩ trẻ vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với NCKH trong
bệnh viện, không được làm quen trước trong khi vẫn còn là sinh viên, có người dẫn dắt,
thì sau khi ra trường lại còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Hiên nay các trường Đại học y khoa trong cả nước đều có áp dụng hình thức thi tốt
nghiệp bằng làm các đề ài nghiên cứu, tuy nhiên chỉ là một số ít sinh viên tiêu biểu được
chọn làm, còn lại đều phải thi trắc nghiệm.Duy chỉ có Khoa Y- ĐHQG TPHCM là áp
dụng cả hai hình thức trên cho sinh viên tốt nghiệp, đây là một thuận lợi to lớn của Khoa
23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Y, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với NCKH ngay từ khi còn trên ghế nhà
trường.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Nghiên cứu y học là một lĩnh vực hoạt động then chốt của y khoa, vì chính nghiên
cứu y học nâng cấp y khoa từ một nghề mang tính nghệ thuật thành một nghề mang tính
khoa học. Có thể nói không ngoa rằng y học hiện đại không thể xem là là một khoa học
nếu không có nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu y học nhằm mục đích tối thượng là đem
lại lợi ích sức khỏe cho cộng đồng, và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Các báo
cáo nghiên cứu là một hình thức hệ thống hóa tri thức y học. Sai sót trong nghiên cứu do
đó có thể dẫn đến sai sót về tri thức, và ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Sai sót thường mang tính “truyền nhiễm”. Sai sót này dẫn đến sai sót khác, và cứ thế

tiếp tục. Nhiều sai sót dẫn đến một tình trạng có thể làm tổn hại đến uy tín khoa học nước
nhà và uy tín quốc gia. Những bài báo y học còn là một phần, có khi là phần chính, của
một luận án thạc sĩ và tiến sĩ. Do đó, sai sót trong các bài báo này có thể có ảnh hưởng
đến chất lượng luận án nói riêng, và nền học thuật ở nước ta nói chung. Như trình bày
trong phần trước, đại đa số các nghiên cứu y học ở nước ta còn quá nhiều sai sót và không
tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế, và nếu những sai sót này còn tiếp tục thì chúng ta
chỉ tự mình cô lập với trường khoa học quốc tế. Nêu lên những sai sót không phải là
nhằm mục đích đổ thừa cho bất cứ ai, hay để tự đề cao mình, mà là để sửa sai trong tương
lai.
Khoa học là một qui trình đi tìm sự thật. Khoa học không phải là một tập hợp những
“chân lí” tuyệt đối không thể bác bỏ. Sự thật hôm nay chỉ đơn thuần là một hiểu biết cho
hôm nay; ngày mai có thể khác. Khoa học là một ngành nghề tự sửa sai, tự cải tiến theo
thời gian. Và bất luận một hiểu biết dù có tính logic cỡ nào đi nữa, sự hiểu biết đó chỉ tồn
tại cho đến khi một nghiên cứu mới chứng minh nó sai. Nhưng khi tri thức khoa học tích
lũy dần dần, khả năng nhầm lẫn sẽ giảm thiểu theo.
Không có nhà khoa học nào dám nói mình hoàn hảo hay công trình nghiên cứu của
mình không có sai sót. Vấn đề không phải là tránh sai sót, mà phải biết sai sót để tránh
phạm phải trong tương lai. Cũng như khoa học không mấy quan tâm đến nhầm lẫn
(những nhầm lẫn trong nghiên cứu đơn giản là những viên đá lót đường để các nhà khoa
học tìm đến sự thật), thì những sai sót và thiếu sót được nêu trong bài viết này hi vọng sẽ
là những bài học để hoạt động nghiên cứu y học ở nước ta cải tiến tốt hơn nữa trong
tương lai.
4.2/ Kiến nghị:

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Sai sót và nhầm lẫn trong nghiên cứu y khoa không phải chỉ xảy ra ở nước ta, mà còn

khá phổ biến ngay cả tại các nước đã phát triển. Theo một thống kê gần đây, gần 40% các
bài báo trong các tập san y học quốc tế có ít nhất là một sai sót. Tuy nhiên, đại đa số
những sai sót này là nhỏ, không ảnh hưởng đến kết luận của bài báo.
Nhưng tình hình và điều kiện y tế ở nước ta đặt ra rất nhiều vấn đề thú vị, và y học
Việt Nam hoàn toàn có thể đóng góp làm phong phú tri thức y học thế giới. Để có mặt
trên trường quốc tế, chúng ta cần phải tự mình khắc phục những vấn đề còn tồn tại qua
việc:
Tập huấn về nghiên cứu khoa học:
Phần lớn những vấn đề tôi trên có nguồn gốc từ vấn đề đào tạo. Các sinh viên y khoa
sau đại học chưa được huấn luyện về nghiên cứu khoa học, cho nên khi bắt tay vào
nghiên cứu, họ không ý thức được những sai lầm, những cạm bẫy trong nghiên cứu khoa
học, và việc phạm phải sai lầm, thiếu sót là hoàn toàn có thể hiểu được. Nhìn qua cách
diễn đạt các kết quả nghiên cứu, có thể nói rằng đại đa số tác giả chưa am hiểu các ý
nghĩa khoa học đằng sau những phương pháp mà họ áp dụng.
Do đó, đối với các nghiên cứu sinh, trước khi tiến hành nghiên cứu cần phải trải qua
một khóa huấn luyện để nắm vững các nguyên lí, triết lí và phương pháp khoa học. Ngoài
ra, cần phải tổ chức các khóa học bồi dưỡng (continuing education) về phương pháp khoa
học cho các chuyên gia lâm sàng tham gia vào nghiên cứu khoa học.
Trong đó không thể thiếu tập huấn về thống kê sinh học. Phân tích thống kê là một
khâu quan trọng không thể thiếu được trong các công trình nghiên cứu khoa học, nhất là
khoa học thực nghiệm như nghiên cứu y khoa. Một công trình nghiên cứu y khoa, cho dù
có tốn kém và quan trọng cỡ nào, nếu không được phân tích đúng phương pháp sẽ không
bao giờ có cơ hội được xuất hiện trong các tập san khoa học. Các tạp san y học có uy tín
càng cao yêu cầu về phân tích thống kê càng nặng. Không có phần phân tích thống kê, bài
báo không thể xem là một “bài báo khoa học”. Không có phân tích thống kê, công trình
nghiên cứu chưa được xem là hoàn tất.
Trong các trường Đại học hiện nay, sinh viên đều đã được học về thống kê, về
phương pháp NCKH, tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết trên giảng đường, sinh viên thật sự
chưa hiểu được trong thực tế NCKH trong bệnh viện là như thế nào, bắt đầu từ đâu. Theo
em nên có các buổi tập huấn thật sự, cho sinh viên thực hiện một số đề tài nho nhỏ, hoặc

kiến tập, hỗ trợ các nhóm làm NCKH trong bệnh viện để hiểu như thế nào là NCKH và
phải làm sao để có thể thực hiện một NCKH trong bệnh viện.
Hoàn thiện bài báo khoa học:
Theo em cần có những trung tâm hay tổ chức nào đó có thể xem xét, tổng duyệt các
bài báo NCKH trong nước trước khi chính thức cho ra đời một công trình nghiên cứu. Để
kịp thời chỉnh sửa, cũng như tăng thêm chất lượng cho các bài báo, nhằm giảm bớt số
25


×