Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Các điểm mới trong bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.65 KB, 30 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE
QUẢN LÝ BỆNH VIỆN – KINH TẾ Y TẾ

CÁC ĐIỂM MỚI TRONG BỘ TIÊU CHÍ
CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN VIỆT NAM
PHIÊN BẢN 2.0

NGUYỄN THANH LỊCH
MSSV: 125272054
Tp. HCM, 07/2017
1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô trong
Bộ môn Quản lý bệnh viện – kinh tế ý tế của Khoa Y – Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh. Thật sự khi bắt đầu tiếp xúc với liên modules này, bản thân em và nhiều bạn đã
hoàn toàn bỡ ngỡ, đặt ra nhiều câu hỏi, nghi vấn liệu những nội dung học tập sắp tới có
cần thiết cho bản thân hay không. Nhưng chính với những tận tình, nỗ lực, hết lòng với
sinh viên, quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức từ tổng quan, đến cập nhật mới nhất
cho sinh viên một cách cụ thể, hệ thống mà không hề lan man, khó hiểu. Mà đó chính là
những hành trang trí thức quan trọng trong những công tác về sau. Quan trọng hơn nữa,
quý thầy cô còn truyền lại ngọn lửa đam mê với nghề nghiệp của mình, vốn đã trải qua


bao nhiêu thế hệ, để bản thân em sẽ không bao giờ khiến nó lụi tàn mà còn bùng cháy
mãi, thổi nên những động lực cho công việc sau này.
Em cũng chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thế Dũng, chủ
nhiệm Bộ môn, đã bỏ ra thời gian, công sức quý báu của mình để truyền đạt ngọn lửa
đam mê ấy tới chúng em, khơi gợi lên những cảm hứng nghề nghiệp mà không phải ai
cũng làm được.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và các
Phòng Chức năng luôn hết lòng tạo điều kiện cho việc học tập của chúng em trong thời
gian qua.
Em cũng gởi lời cảm ơn đến các anh chị trong Bộ môn Nhiễm và Bộ môn Vi-Ký
sinh đã hết lòng giúp đỡ chúng em trong thời gian học tập tại đây.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí
Minh và Ban điều phối module vì đã lập nên một module hoàn toàn hữu ích và cấp thiết.
Chính những kiến thức quý báu mà chúng em thu thập được trong module này là bước
đệm vững chắc cho công ciệc học tập và làm việc sau này.
Cuối cùng, vì thời gian học tập có vẻ quá ngắn gọn so với vai trò của nó, cùng với
khả năng kiến thức hạn hẹp, góc nhìn còn nhiều thiếu sót chắc chắn sẽ không thể tránh có
những nhận định đúng đắng nhất trong bản báo cáo này, em kính mong nhận được những
chỉ dạy quý báu từ phía các thầy cô.
Trân trọng.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2017
Nguyễn Thanh Lịch

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Trong liên module vừa qua, Quản lý bệnh viện - Kinh tế y tế, có rất nhiều vấn đề

được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành y tế. Tuy nhiên
với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xin được trình bày về vấn đề Các
điểm mới trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 [2].
Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu lên những điểm cập nhật mới của Bộ
tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 so với Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện phiên bản 1.0 [1]. Trong đó, em sẽ chỉ ra nhưng điểm mới, điểm cải tiến,
điểm quan trọng cần lưu ý trong so sanh này. Ngoài ra. Em còn đưa ra những kết luận cho
vai trò của Bộ tiêu chí trong điều kiện hiện nay, cũng như những kiến nghị để hoạt động
áp dụng Bộ tiêu chí được thực hiện một cách trôi chảy, phù hợp hơn với điều kiên kinh tế
- xa hội hiện hành.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình
Tên hình

Hình ảnh 01

Trang
Các bậc thang của tiêu chí chất lượng

5

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu
Tên bảng

Trang

Bảng 01

Danh mục mã và tên tiêu chí đánh giá chất lượng.

3,4,5,6,7

Bảng 02

Danh mục 83 tiêu chí chính thức

8,9,10,11,12


Bảng 03:

Trích tiêu chí B1.1 – Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh 22
viện phiên bảng 1.0

Bảng 04:

Trích tiêu chí B1.1 – Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt 23
Nam phiên bảng 2.0

Bảng 05:

Trích tiêu chí A1.1 – Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt 24
Nam phiên bảng 1.0

Bảng 06:

Trích tiêu chí AB1.1 – Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt 24
Nam phiên bảng 2.0

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ACHS:


The Australian Council on Health care Standards

ADR:

Adverse Drug Reactions

ATC:

Anatomical Therapeutic Chemical

BV:

Bệnh viện

BYT:

Bộ Y tế

CBYT:

Cán bộ y tế

CLS:

Cận lâm sàng

CNTT:

Công nghệ thông tin


ĐD:

Điều dưỡng

GMDN:

Global Medical Device Nomenclature

HSBA:

Hồ sơ bệnh án

JCI:

Joint Commission International

KSNK:

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB:

Người bệnh

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NVYT :


Nhân viên y tế

QĐ:

Quyết định

QLCL:

Quản lý chất lượng

QLKCB:

Quản lý khám chữa bệnh

UNICEF :

United Nations Children's Fund

WHO:

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

YHCT:

Y học cổ truyền

7


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

Bệnh viện là cơ sở khám và chữa trị cho bệnh nhân khi họ không thể chữa ở
nhà hay nơi nào khác. Nói cách khác, bệnh viện đóng vai trò then chốt trong hệ thống
chăm sóc sức khỏe mỗi người. Đây là nơi tập trung các chuyên viên về y khoa, như
bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên… có nhiệm vụ chăm sóc cho nhu cầu sức khỏe người
dân.
Vào thời cổ, y học và tôn giáo gắn liền với nhau. Vì thế, người bệnh thường
được đưa đến các nơi thờ cúng để cầu chữa trị. Sự phát triển của xã hội và khoa học
cũng kéo theo sự phát triển dần dần của hệ thống bệnh viện. Nhiệm vụ chữa bệnh tại
các nơi thờ cúng dần dần tách ra khỏi vai trò của tôn giáo, phát triển thành các trại xá,
bệnh xá, nhà thương, bệnh viện. Những thay đổi còn bao gồm phân chia về nhiệm vụ
khác nhau, như điều trị cho các bệnh truyền nhiễm, điều trị cho người tị nan, người
nghèo…hay những cải tiến về trang thiết bị cũng dần hoàn thiện hơn. Đến nay, hệ
thống bệnh viện đã phát triển vượt bật với nhiều thành tựu so với thiên niên kỉ đầu,
bao gồm đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị, kỹ thuật, thiết kế kiến trúc, chất lượng dịch
vụ, khả năng chuyên khoa…
Ở nước ta, hệ thống bệnh viện, phòng khám đang phát triển trên nhiều tỉnh
thành. Sự phát triển này kéo theo nhiều thách thức. Trong đó, đảm bảo chất lượng
bệnh viện luôn cần được đặt lên hàng đầu trong sự phát triển, tránh để các bệnh viện
phát triển theo hướng tiêu cực, như đặt nặng doanh thu, tiến hành tận thu người bệnh,
nhưng không đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người bệnh khi đến khám và điều trị
tại bệnh viện.
Không chỉ từ phía nhà quản lý, ngày nay, chính người bệnh ngày càng có nhu
cầu về đáp ứng tối đa nguyện vọng khám chữa bệnh của mình hơn. Họ dần chuyển
thành vai trò khách hàng, nghĩa là họ mong muốn được đáp ứng phù hợp về dịch vụ
với những chi phí phải bỏ ra, luôn lấy bản thân làm trung tâm hơn là việc y bác sĩ chỉ
chăm chăm vào tình trạng bệnh tật của bản thân. Nhu cầu về sự hài lòng này chính là
bước phát triển mới về mục tiêu đáp ứng yêu cầu dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh
viện hiện nay.
Nói cách khác, chất lượng bệnh viện hiện đại cần được nhìn nhận là toàn bộ các
khía cạnh liên quan đến người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, năng lực

thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu tố hoạt động và kết quả đầu ra
của hoạt động khám, chữa bệnh. Một số khía cạnh chất lượng bệnh viện là khả năng
tiếp cận dịch vụ, an toàn, người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ
chuyên môn, kịp thời, tiện nghi, công bằng, hiệu quả…
Nhằm mục tiêu đánh giá các mặt hoạt động và nỗ lực cải tiến chất lượng, đáp
ứng nhu cầu và sự hài lòng người bệnh ngày càng tăng, Bộ Y Tế đã ban hành Bộ tiêu
chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. Các tiêu chí chất lượng được ban hành là bộ công
cụ để các bệnh viện áp dụng tự đánh giá chất lượng, phục vụ cho các đoàn kiểm tra
của cơ quan quản lý tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện theo định kỳ hằng năm
hoặc đột xuất. Đây cũng chính là công cụ cho các đơn vị kiểm định chất lượng độc lập
tiến hành đánh giá và chứng nhận chất lượng của các bệnh viện một cách công khai và
minh bạch nhất. Bộ tiêu chí này còn khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh
8


viện tiến hành các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y
tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và
nhân viên y tế, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước.
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện(phiên bản 1.0) được ban hành thí
điểm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT [1] ngày 3 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
Quá trình thí điểm đã trải qua nhiều giai đoạn nhằm sửa đổi, bổ sung, góp ý cho
dự thảo này.Trong vòng 3 năm, song song với việc triển khai thí điểm của các bệnh
viện, Cục QLKCB đã tổ chức đi giám sát việc triển khai Bộ tiêu chí. Với sự hỗ trợ tích
cực của tổ chức UNICEF, Cục QLKCB đã tổ chức trên 50 cuộc họp kỹ thuật góp ý bổ
sung, chỉnh sửa. Ngoài ra, Cục QLKCB còn tổ chức 2 đợt khảo sát trên phạm vi toàn
quốc xin góp ý cho Bộ tiêu chí, tổng hợp ý kiến từ các đoàn kiểm tra, đánh giá chất
lượng bệnh viện của Bộ Y tế, Sở Y tế, các bệnh viện, đăng dự thảo trên trang web xin
ý kiến rộng rãi. Kết quả cuối cùng, dự thảo ban đầu được chỉnh sửa, bổ sung và nâng
cấp một số tiểu mục, tiêu chí, phát hành thành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt

Nam năm 2016(phiên bản 2.0), ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT[2]
ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

9


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện(phiên bản 1.0) : [1]
2.1.1/ Quan điểm chủ đạo xây dựng Bộ tiêu chí:
“Lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị”.
2.1.2/ Mục đích ban hành:
- Là bộ công cụ để các bệnh viện áp dụng tự đánh giá chất lượng.
- Cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý y tế tiến hành đánh giá chất lượng
bệnh viện theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất.
2.1.3/ Mục tiêu của Bộ tiêu chí:
Mục tiêu chung của Bộ tiêu chí:
-

Khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động
cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng,
hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho người bệnh, người dân và
nhân viên y tế, phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước.

Mục tiêu cụ thể:
Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam.
Hỗ trợ cho các bệnh viện xác định được đang ở mức chất lượng nào để tiến hành
các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.
- Định hướng cho bệnh viện xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng.
- Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng bệnh viện, khen
thưởng và thi đua.

- Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho đầu tư, phát triển, quy hoạch bệnh viện.
2.1.4/ Kết cấu Bộ tiêu chí:
-

Bộ tiêu chí bao gồm 83 tiêu chí, được chia làm 5 phần A, B, C, D, E:
Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)
Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
Phần C: Hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí)
Phần D: Cải tiến chất lượng (8 tiêu chí)
Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
2.1.5/ Nội dung Bộ tiêu chí:
-

Nội dung Bộ tiêu chí được trình bày thành Danh mục mã và tên tiêu chí đánh giá
chất lượng.
ST
T

PHẦN, MỤC, MÃ, TÊN VÀ SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ
PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)
A1. Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh (6)

1
2

A1.1
A1.2

3


A1.3

Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể
Người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận
chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật
Bệnh viện tiến hành cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài
lòng người bệnh
10


ST
T
4
5
6

7
8
9
10
11

12
13

14
15
16
17
18

19

20
21
22
23
24
25
26

PHẦN, MỤC, MÃ, TÊN VÀ SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ
A1.4
A1.5

Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời
Người bệnh được làm các thủ tục, khám bệnh, thanh toán... theo đúng
thứ tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên
A1.6 Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện
A2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh (5)
A2.1 Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường
A2.2 Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các
phương tiện
A2.3 Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất
lượng tốt
A2.4 Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao
thể trạng và tâm lý
A2.5 Người khuyết tật được tiếp cận với các khoa/phòng, phương tiện và
dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện
A3. Môi trường chăm sóc người bệnh (2)

A3.1 Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch,
đẹp
A3.2 Người bệnh được khám và điều trị trong khoa/phòng gọn gàng, ngăn
nắp
A4. Quyền và lợi ích của người bệnh (6)
A4.1 Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều
trị
A4.2 Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân
A4.3 Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch,
chính xác
A4.4 Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế
A4.5 Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh
viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời
A4.6 Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến
hành các biện pháp can thiệp
PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN(14)
B1. Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện (3)
B1.1 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện
B1.2 Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện
B1.3 Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp của nhân lực bệnh viện
B2. Chất lượng nguồn nhân lực (3)
B2.1 Nhân viên y tế được đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp
B2.2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức
B2.3 Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực
B3. Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc (4)
B3.1 Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế
11


ST

T
27
28
29
30
31
32
33

34
35
36
37
38
39

40
41
42
43
44
45

46
47
48
49

PHẦN, MỤC, MÃ, TÊN VÀ SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ
B3.2


Bảo đảm điều kiện làm việc, vệ sinh lao động và nâng cao trình độ
chuyên môn cho nhân viên y tế
B3.3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải
thiện
B3.4 Tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên y tế
B4. Lãnh đạo bệnh viện (4)
B4.1 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và
công bố công khai
B4.2 Triển khai văn bản của các cấp quản lý
B4.3 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện
B4.4 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận
PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (38)
C1. An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ (2)
C1.1 Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện
C1.2 Bảo đảm an toàn điện và phòng chống cháy nổ
C2. Quản lý hồ sơ bệnh án (2)
C2.1 Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học
C2.2 Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học
C3. Ứng dụng công nghệ thông tin (2)
C3.1 Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế
C3.2 Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
và hoạt động chuyên môn
C4. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (6)
C4.1 Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
C4.2 Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm
soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
C4.3 Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ rửa tay
C4.4 Đánh giá, giám sát và triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh
viện

C4.5 Chất thải rắn bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân
thủ theo đúng quy định
C4.6 Chất thải lỏng bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân
thủ theo đúng quy định
C5. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn (6)
C5.1 Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ
C5.2 Thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn theo danh mục và phân
tuyến
C5.3 Nghiên cứu và triển khai các kỹ thuật tuyến trên, kỹ thuật mới, hiện
đại
C5.4 Xây dựng quy trình kỹ thuật và triển khai các biện pháp giám sát chất
lượng kỹ thuật
12


ST
T
50
51

52
53
54
55
56
57
58
59
50
61


62
63
64
65
66
67
68
69
70
71

PHẦN, MỤC, MÃ, TÊN VÀ SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ
C5.5
C5.6

Xây dựng các hướng dẫn chuyên môn và phác đồ điều trị
Áp dụng các phác đồ điều trị đã ban hành và giám sát việc tuân thủ
của nhân viên y tế
C6. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (5)
C6.1 Hệ thống điều dưỡng trưởng được thiết lập và hoạt động hiệu quả
C6.2 Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc,
giáo dục sức khỏe phù hợp với bệnh đang được điều trị
C6.3 Người bệnh được chăm sóc vệ sinh cá nhân trong quá trình điều trị tại
bệnh viện
C6.4 Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã
C6.5 Phòng ngừa các nguy cơ, diễn biến xấu xảy ra với người bệnh
C7. Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế (5)
C7.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện công tác dinh
dưỡng và tiết chế trong bệnh viện

C7.2 Bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác dinh dưỡng
và tiết chế trong bệnh viện
C7.3 Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời
gian nằm viện
C7.4 Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý
C7.5 Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý
trong thời gian nằm viện
C8. Chất lượng xét nghiệm (2)
C8.1 Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi
sinh và giải phẫu bệnh
C8.2 Bảo đảm chất lượng các xét nghiệm
C9. Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc (6)
C9.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược
C9.2 Bảo đảm cơ sở vật chất khoa Dược
C9.3 Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất
lượng
C9.4 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
C9.5 Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo ADR kịp thời, đầy đủ và có chất
lượng
C9.6 Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả
C10. Nghiên cứu khoa học (2)
C10. Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học
1
C10. Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện và
2
các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (9)
D1. Thiết lập hệ thống và xây dựng, triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng
(3)
13



ST
T
72
73
74
75
76
77
78
79

80
81
82
83

PHẦN, MỤC, MÃ, TÊN VÀ SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ
D1.1 Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện
D1.2 Xây dựng và triển khai kế hoạch chất lượng bệnh viện
D1.3 Xây dựng uy tín và văn hóa chất lượng bệnh viện
D2. Phòng ngừa các sai sót, sự cố và cách khắc phục (2)
D2.1 Xây dựng hệ thống báo cáo, tổng hợp, phân tích sai sót và khắc phục
D2.2 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sai sót, sự cố
D3. Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng (4)
D3.1 Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh
viện
D3.2 Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện
D3.3 Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai,

báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện
D3.4 Tích cực cải tiến chất lượng bệnh viện và áp dụng các mô hình,
phương pháp cải tiến chất lượng (không áp dụng cho năm 2013)
PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA
E1. Tiêu chí sản khoa, nhi khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản,
Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (4)
E1.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh
E1.2 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa
E1.3 Bệnh viện thực hiện tốt hoạt động truyền thông sức khỏe sinh sản
trước sinh, trong khi sinh và sau sinh
E1.4 Bệnh viện tuyên truyền, tập huấn và thực hành tốt nuôi con bằng sữa
mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và UNICEF

Bảng 01: Danh mục mã và tên tiêu chí đánh giá chất lượng.
2.2/ Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam năm 2016(phiên bản 2.0) : [2]
2.2.1/ Quan điểm chủ đạo của Bộ tiêu chí:
Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế
là then chốt của toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh.
2.2.2/ Mục đích ban hành:
- Là bộ công cụ để các bệnh viện áp dụng tự đánh giá chất lượng.
- Phục vụ cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý tiến hành đánh giá chất lượng
bệnh viện theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất.
- Là công cụ cho các đơn vị kiểm định chất lượng độc lập tiến hành đánh giá và
chứng nhận chất lượng.
2.1.3/ Mục tiêu của Bộ tiêu chí:
Mục tiêu chung của Bộ tiêu chí:
-

Khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động
cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng,

14


hiệu quả và đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế,
đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước.
Mục tiêu cụ thể của Bộ tiêu chí:
-

Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam.

-

Hỗ trợ cho các bệnh viện xác định được mức chất lượng tại thời điểm đánh giá
để tiến hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.

-

Định hướng cho bệnh viện xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng.

-

Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu tư, phát triển bệnh viện.

Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng bệnh viện, thi
đua và khen thưởng
2.1.4/ Cấu trúc của Bộ tiêu chí:
-

Bộ tiêu chí bao gồm 83 tiêu chí, được chia làm 5 phần A, B, C, D, E:
Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)

Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
Phần C: Hoạt động chuyên môn (35 tiêu chí)
Phần D: Cải tiến chất lượng (11 tiêu chí)
Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
2.1.5/ Nội dung Bộ tiêu chí:
-

Nội dung Bộ tiêu chí được trình bày thành Danh mục 83 tiêu chí chính thức.
ST
T

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10

PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)
CHƯƠNG A1. CHỈ DẪN, ĐÓN TIẾP, HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH (6)
A1.1 Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn khoa học,
cụ thể
A1.2 Người bệnh, người nhà người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ
tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật

A1.3 Cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh
A1.4 Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời
A1.5 Người bệnh được làm các thủ tục đăng ký, khám bệnh theo đúng thứ
tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên
A1.6 Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện
CHƯƠNG A2. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ NGƯỜI
BỆNH (5)
A2.1 Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường
A2.2 Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các
phương tiện
A2.3 Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất
lượng tốt
A2.4 Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao
thể trạng và tâm lý
15


ST
T
11

12
13

14
15
16
17
18

19

20
21
22

23
24
25

26
27
28
29

30
31
32

PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
A2.5

Người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ với các khoa, phòng và dịch
vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện
CHƯƠNG A3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH (2)
A3.1 Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch,
đẹp
A3.2 Người bệnh được khám và điều trị trong khoa, phòng gọn gàng, ngăn
nắp
CHƯƠNG A4. QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI BỆNH (6)

A4.1 Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều
trị
A4.2 Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư
A4.3 Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch,
chính xác
A4.4 Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế
A4.5 Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh
viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời
A4.6 Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến
hành các biện pháp can thiệp
PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN(14)
CHƯƠNG B1. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (3)
B1.1 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện
B1.2 Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện
B1.3 Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp và xác định vị trí việc làm
của nhân lực bệnh viện
CHƯƠNG B2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC (3)
B2.1 Nhân viên y tế được đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng nghề
nghiệp
B2.2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức
B2.3 Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực
CHƯƠNG B3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ VÀ ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG
LÀM VIỆC (4)
B3.1 Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế
B3.2 Bảo đảm điều kiện làm việc và vệ sinh lao động cho nhân viên y tế
B3.3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải
thiện
B3.4 Tạo dựng môi trường làm việc tích cực và nâng cao trình độ chuyên
môn
CHƯƠNG B4. LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN (4)

B4.1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công
khai
B4.2 Triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo dành cho bệnh viện
B4.3 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện
16


ST
T
33

34
35
36
37
38
39

40
41
42
43
44
45

46
47
48
49
50


51
52
53

PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
B4.4 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận
PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)
CHƯƠNG C1. AN NINH, TRẬT TỰ VÀ AN TOÀN CHÁY NỔ (2)
C1.1 Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện
C1.2 Bảo đảm an toàn điện và phòng cháy, chữa cháy
CHƯƠNG C2. QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN (2)
C2.1 Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học
C2.2 Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học
CHƯƠNG C3. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ (2)
C3.1 Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế
C3.2 Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
và hoạt động chuyên môn
CHƯƠNG C4. PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN (6)
C4.1 Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
C4.2 Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm
soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
C4.3 Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ vệ sinh tay
C4.4 Giám sát, đánh giá việc triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh
viện
C4.5 Chất thải rắn y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ
theo đúng quy định
C4.6 Chất thải lỏng y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ
theo đúng quy định
CHƯƠNG C5. CHẤT LƯỢNG LÂM SÀNG (5)

C5.1 Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật
C5.2 Nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới
C5.3 Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và
triển khai các biện pháp giám sát chất lượng
C5.4 Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
C5.5 Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành và giám
sát việc thực hiện
CHƯƠNG C6. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI
BỆNH (3)
C6.1 Hệ thống quản lý điều dưỡng được thiết lập đầy đủ và hoạt động hiệu
quả
C6.2 Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe khi điều trị và trước khi
ra viện
C6.3 Người bệnh được theo dõi, chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh và
phân cấp chăm sóc
CHƯƠNG C7. DINH DƯỠNG VÀ TIẾT CHẾ (5)

17


ST
T
54
55
56
57
58

59
60

61
62
63
64
65
66
67
68

69
70
71
72
73
74
75
76

PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
C7.1

Hệ thống tổ chức thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế được thiết
lập đầy đủ
C7.2 Bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế
C7.3 Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời
gian nằm viện
C7.4 Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý
C7.5 Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý
trong thời gian nằm viện
CHƯƠNG C8. CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM (2)

C8.1 Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm theo phân tuyến kỹ thuật
C8.2 Thực hiện quản lý chất lượng các xét nghiệm
CHƯƠNG C9. QUẢN LÝ CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG THUỐC (6)
C9.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược
C9.2 Bảo đảm cơ sở vật chất và các quy trình kỹ thuật cho hoạt động dược
C9.3 Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất
lượng
C9.4 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
C9.5 Thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc kịp
thời, đầy đủ và có chất lượng
C9.6 Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả
CHƯƠNG C10. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (2)
C10. Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học
1
C10. Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc cải tiến chất lượng
2
khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện
PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)
CHƯƠNG D1. THIẾT LẬP HỆ THỐNG VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
(3)
D1.1 Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện
D1.2 Xây dựng, triển khai kế hoạch và đề án cải tiến chất lượng
D1.3 Xây dựng văn hóa chất lượng bệnh viện
CHƯƠNG D2. PHÒNG NGỪA CÁC SỰ CỐ VÀ KHẮC PHỤC (5)
D2.1 Phòng ngừa các nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với người bệnh
D2.2 Xây dựng hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa và tiến hành các
giải pháp khắc phục
D2.3 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sự cố y khoa
D2.4 Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ
D2.5 Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã

CHƯƠNG D3. ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG, HỢP TÁC VÀ CẢI TIẾN
CHẤT LƯỢNG (3)

18


ST
T
77
78
79

80
81
82
83

PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
D3.1

Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh
viện
D3.2 Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện
D3.3 Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai,
báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện
PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA (4)
CHƯƠNG E1. TIÊU CHÍ SẢN KHOA
E1.1 Thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh
E1.2 Hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em
E1.3 Thực hành tốt nuôi con bằng sữa mẹ

CHƯƠNG E2. TIÊU CHÍ NHI KHOA
E2.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa

Bảng 02: Danh mục 83 tiêu chí chính thức

19


CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Phương pháp đánh giá chung:
- Mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được xây dựng dựa trên năm bậc thang
chất lượng (năm mức độ đánh giá). Một tiêu chí xem xét các khía cạnh toàn diện
của một vấn đề, bao gồm các nội dung về yếu tố cấu trúc, yếu tố quy trình thực
hiện và kết quả đầu ra. Năm mức độ chất lượng như sau:
+ Mức 1: Chất lượng kém (chưa thực hiện, chưa tiến hành cải tiến chất lượng
hoặc vi phạm văn bản quy pháp luật, quy chế, quy định, quyết định).
+ Mức 2: Chất lượng trung bình (đã thiết lập một số yếu tố đầu vào).
+ Mức 3: Chất lượng khá (đã hoàn thiện đầy đủ các yếu tố đầu vào, có kết quả
đầu ra).
+ Mức 4: Chất lượng tốt (có kết quả đầu ra tốt, có nghiên cứu, đánh giá lại công
việc và kết quả đã thực hiện)
+ Mức 5: Chất lượng rất tốt (có kết quả đầu ra tốt, có áp dụng kết quả đánh giá,
nghiên cứu vào cải tiến chất lượng, tiếp cận với chất lượng bệnh viện các nước
trong khu vực hoặc các nước tiên tiến trên thế giới).

Hình ảnh 01: Các bậc thang của tiêu chí chất lượng
3.2/ Các điểm mới trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam năm 2016
(phiên bản 2.0):
3.2.1/ Những thay đổi chính:
- Số lượng các Tiểu mục trong phiên bản 2.0: 1595 tiểu mục.

- Bỏ hết các tiểu mục dùng để phân bậc trong các mức đánh giá của bậc thang chất
lượng.
Ví dụ
Trong Bộ tiêu chí phiên bản 1.0:
B1.1

Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện
20


Các bậc thang chất lượng
Mức 1

1. Không xây dựng quy hoạch/kế hoạch phát triển nhân lực y tế.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4.
3. Có xây dựng quy hoạch/kế hoạch phát triển nhân lực y tế.

Mức 2

4. Trong bản quy hoạch/kế hoạch có đề cập đầy đủ các nội dung liên

quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo cập nhật kiến thức, duy trì,
phát triển nguồn nhân lực
5. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 3 đến 4.
6. Bệnh viện triển khai các nội dung trong bản quy hoạch/kế hoạch phát

Mức 3

triển nhân lực y tế.
7. Trong bản quy hoạch/kế hoạch có các mục tiêu và chỉ số cụ thể.

8. Bệnh viện có chính sách riêng nhằm thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực y
tế.
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 8.
10. 0.Bệnh viện thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung bản quy

Mức 4

hoạch/kế hoạch phát triển nhân lực y tế ít nhất 1 lần 1 năm.
11. Bệnh viện có kế hoạch, chính sách khuyến khích hỗ trợ nhân viên y tế
tham gia đào tạo ở các bậc học cao hơn.
12. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 9 đến 11.
13. Bệnh viện tiến hành đánh giá việc thực hiện quy hoạch/kế hoạch hàng

Mức 5

năm.
14. Bệnh viện đạt được toàn bộ các mục tiêu, chỉ số theo quy hoạch/kế
hoạch.

Bảng 03: Trích tiêu chí B1.1 – Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện phiên
bảng 1.0
Trong Bộ tiêu chí phiên bản 2.0:
B1.1

Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện
Các bậc thang chất lượng

Mức 1

15. Không có bản kế hoạch phát triển nhân lực y tế tổng thể và hàng năm.

16. Có bản kế hoạch phát triển nhân lực y tế tổng thể và hàng năm.
17. Bản kế hoạch phát triển nhân lực y tế phù hợp với quy hoạch phát

Mức 2

Mức 3

triển tổng thể của bệnh viện (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
18. Bản kế hoạch có mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các hoạt động triển
khai, người chịu trách nhiệm, thời gian, lộ trình triển khai và nguồn
kinh phí thực hiện.
19. Bản kế hoạch có đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo liên tục và duy trì, phát triển nguồn nhân lực.
20. Mỗi mục tiêu cụ thể trong bản kế hoạch có ít nhất một chỉ số để đánh

giá việc thực hiện và kết quả đạt được.
21. Triển khai các nội dung trong bản kế hoạch phát triển nhân lực y tế
21


theo lộ trình đã đề ra.
22. Có ít nhất 50% chỉ số đạt được theo kế hoạch.
23. Có quy định cụ thể tuyển dụng, ưu đãi nguồn nhân lực y tế có chất
lượng.
24. Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực y tế

Mức 4

hàng năm.
25. Xây dựng và triển khai các giải pháp để khắc phục những mục tiêu

chưa hoàn thành (nếu có).
26. Có ít nhất 75% chỉ số đạt được theo kế hoạch phát triển nhân lực y tế.
27. Đạt được ít nhất 90% chỉ số theo kế hoạch phát triển nhân lực y tế.

Mức 5

28. Cập nhật, bổ sung, cải tiến bản kế hoạch phát triển nhân lực y tế hàng

năm dựa trên kết quả đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhân
lực y tế.

Bảng 04: Trích tiêu chí B1.1 – Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên
bảng 2.0
Như vậy, trong tiêu chí B1.1, các tiểu mục 2,5,9,12 dùng để phân bậc của Bộ tiêu chí
phiên bản 1.0 đã bị loại bỏ hoàn toàn trong Bộ tiêu chí phiên bản 2.0.
-

Tổng số tiểu mục tăng: từ 1488 lên 1595, tăng 107 tiểu mục.
Các tiểu mục có ý nghĩ tăng nhiều.
Có 41 tiểu mục giảm 1 mức, và 5 tiểu mục giảm 2 mức. Trong đó;
+ thay đổi từ mức 5 xuống mức 4: có 10 tiểu mục
+ thay đổi từ mức 4 xuống mức 3: có 15 tiểu mục
+ thay đổi từ mức 3 xuống mức 2: có 14 tiểu mục
+ thay đổi từ mức 2 xuống mức 1: có 2 tiểu mục
+ thay đổi từ mức 5 xuống mức 3: có 2 tiểu mục
+ thay đổi từ mức 4 xuống mức 2: có 2 tiểu mục
+ thay đổi từ mức 3 xuống mức 1: có 1 tiểu mục

Ví dụ
Trong Bộ tiêu chí phiên bản 1.0:

A1.1

Mức 5

Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể
24. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 16 đến 20.
25. Có đầy đủ sơ đồ bệnh viện tại các điểm giao cắt chính trong bệnh
viện; có 2 hiển thị người xem đứng ở đâu.
26. Khoa khám bệnh có vạch màu khác nhau (dán/gắn dưới sàn nhà,
trên tường). Các vạch màu hướng dẫn đến các địa điểm/công việc
khác nhau (ví dụ đến buồng xét nghiệm, chụp X-Quang…) hoặc
dành cho các đối tượng người bệnh khác nhau.
27. Cầu thang của tòa nhà ghi rõ phạm vi của khoa và số phòng.
28. Số buồng bệnh được đánh số theo quy tắc thống nhất của bệnh
viện, thuận tiện cho việc tìm kiếm.
29. Biển tên khoa/phòng được viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh
(trên phạm vi toàn bệnh viện).

22


Bảng 05: Trích tiêu chí A1.1 – Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên
bảng 1.0
Trong Bộ tiêu chí phiên bản 2.0
A1.1

Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn khoa học, cụ thể

Mức 3


25. Số buồng bệnh được đánh số theo quy tắc thống nhất do bệnh viện

tự quy định, thuận tiện cho việc tìm kiếm.
31. Khoa khám bệnh có vạch màu hoặc dấu hiệu, chữ viết… được dán

Mức 4

Mức 5

hoặc gắn, sơn kẻ dưới sàn nhà hướng dẫn người bệnh đến các địa
điểm thực hiện các công việc khác nhau như đến phòng xét
nghiệm, chụp X-Quang, siêu âm, điện tim, nộp viện phí, khu vệ
sinh…(nếu các phòng xét nghiệm, chụp X-Quang, siêu âm, viện
phí… nằm ở tòa nhà khác với khoa khám bệnh thì cần có chỉ dẫn
bằng hình thức khác rõ ràng, cụ thể).
32. Có đầy đủ sơ đồ bệnh viện tại các điểm giao cắt chính trong bệnh
viện; có dấu hiệu hoặc chỉ dẫn vị trí người xem sơ đồ đang đứng ở
vị trí nào trong sơ đồ.
33. Cầu thang của tòa nhà ghi rõ phạm vi của khoa và phạm vi số
phòng.
34. Biển tên khoa/phòng được viết bằng tối thiểu hai thứ tiếng Việt,
Anh trên phạm vi toàn bệnh viện (có thể thêm tiếng thứ ba tùy nhu
cầu bệnh viện).
35. Áp dụng thẻ điện tử và máy tính giá tiền trông giữ xe máy, ô tô
hoặc bệnh viện trông xe miễn phí.

Bảng 06: Trích tiêu chíAB1.1 – Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên
bảng 2.0
Như vậy, trong Tiêu chí A1.1 của phiên bản 1.0, mức 5 được đánh giá theo 6 tiểu
mục từ 24 đến 29. Thì trong phiên bản 2.0, tiểu mục 26 được đánh giá từ mức 5

giảm xuống 1 mức thành mức 4. Còn tiểu mục 28 được đánh giá từ mức 5 giảm
xuống 2 mức thành mức 3. Các tiểu mục 25, 27, 29 được giữ lại thành tiểu mục 32,
33, 34. Ngoài ra, tiểu mục 35 được bổ sung thêm trong mức 5 so với phiên bản 1.0.
Các tiểu mục được phổ sung thêm thông tin cụ thể, chi tiết hơn nhằm nâng cao đánh
giá chất lượng hơn so với phiên bản cũ
-

-

-

Do vậy, nếu không thay đổi gì so với năm cũ, hay nói cách khác, nếu bệnh viện
không tiến hành cải tiến chất lượng, chất lượng giữ nguyên thì theo Bộ tiêu chí
phiên bản 2.0, các bệnh viện có thể bị giảm điểm đánh giá.
Bộ tiêu chí phiên bản 2.0 đẩy mạnh các hoạt động cải tiến để làm hài lòng người
bệnh (giao tiếp ứng xử, tiện nghi - tiện ích, khảo sát hài lòng, tư vấn - truyền
thông giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng, tăng cường quyền của người bệnh,…).
Thay đổi và bổ sung nhiều các Tiêu chí thuộc nhóm B phát triển nhân lực y tế

3.2.2/ Những tiêu chí thay đổi nhiều:
- A1.2 Bổ sung các Tiểu mục cho Bệnh truyền nhiễm, và nói rõ nhiệt độ phù hợp
là thế nào
23


A1.4 Cấp cứu: bổ sung hoạt động quản lý sử dụng máy thở và kết quả cấp cứu
(thành công, chuyển, tử vong,..), quy trình báo động đỏ nội viện; quy trình báo
động đỏ liên viện;
- A1.3, A1.5, A1.6: Đẩy mạnh việc đo lường và giảm thời gian chờ trong quy trình
khám bệnh, hướng dẫn thủ tục và thời gian chờ làm CLS

- A2.1 Bỏ tiểu mục về số giường bệnh thực kê so với kế hoạch: những BV quá tải
nhưng tổ chức tốt có thể đạt mức 5.
- A2.2 Tăng các Tiêu chí an toàn và vệ sinh (vệ sinh tay) cho nhà vệ sinh.
- A3.2. 5S lần đầu tiên đưa vào Bộ tiêu chí: tập huấn, áp dụng, báo cáo và cải tiến
theo 5S => Tổ chức Ngày Hội 5S sẽ góp phần đạt mức 4
- A4.1 Thay "phiếu tóm tắt quy trình chuyên môn" bằng "Phiếu tóm tắt thông tin
điều trị"
- A4.2 Tăng cường quyền của người bệnh: bảo mật hồ sơ bệnh án, từ chối chụp
ảnh và từ chối học viên thực tập
- A4.3 Cập nhật bảng giá dịch vụ và Thanh toán viện phí qua thẻ
- A4.4 Đẩy mạnh công khai dịch vụ và giá của các dịch vụ xã hội hóa
- B2.2 Yêu cầu rõ số buổi đào tạo và tỉ lệ nhân viên tham gia đào tạo để Thay đổi
kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho NVYT
- B4.1 Chiến lược phát triển BV: làm rõ những mục tiêu chưa làm được và điều
chỉnh kế hoạch để làm cho được
- C1.1 An ninh trật tự: tăng cường an ninh cho Cấp cứu
- C2.1 Bệnh án có nội dung không đọc được chữ viết sẽ về Mức 1, tăng cường độ
chính xác cho ICD-10 trên Bệnh án
- C2.2 Tổ chức lưu trữ sao cho có thể tìm nhanh được HSBA, 30 phút mà tìm
không ra là Mức 1 => 5S lại có cơ hội ứng dụng
- C6.3 Điều dưỡng phối hợp với bác sĩ trong lập kế hoạch chăm sóc người bệnh, đi
buồng.
3.2.3/ Những tiêu chí thay đổi nhiều, tăng độ khó:
- A4.5 Bổ sung mới nhiều tiểu mục để tăng cường khả năng tiếp nhận phản hồi của
khách hàng
- A4.6 Thay đổi gần như toàn bộ, và bổ sung nhiều các tiểu mục Khảo sát hài lòng
và can thiệp để làm người bệnh hài lòng hơn
- B1.1, B1.2 và B1.3: phát triển, đảm bảo nguồn lực và "đề án vị trí việc làm/mô tả
công việc": tách và gộp nhiều tiểu mục
- B2.1 Đào tạo liên tục: thêm nhóm nhân viên khác, ngoài bác sĩ và điều dưỡng

- B2.3 Tăng cường tuyển dụng Bác sĩ đào tạo chính quy
- B3.1, B3.2 Đảm bảo quyền lợi cho NVYT về hợp đồng lao động, lương - thu
nhập tăng thêm, an toàn lao động, sự hài lòng của NVYT
- C1.2 An toàn cháy nổ: nhiều tiểu mục về Bình chữa cháy
- C3.2 Bổ sung các ứng dụng CNTT cho các hoạt động hành chính
- C4.5, C4.6 tăng cường quản lý chất thải lỏng và rắn
- C5.1, C5.2 Công tác thống kê, phân tích hoạt động triển khai danh mục kỹ thuật
theo phân tuyến, Nghiên cứu và triển khai kỹ thuật mới -> nhấn mạnh việc đưa
kỹ thuật mới vào thực tiễn
- C5.3 Thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng và triển khai quy trình kỹ thuật
- C6.2 Tư vấn - truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- C7.1 Khoa/Tổ dinh dưỡng cập nhật và bổ sung chuyên trách và kiến thức
- D1.1 Nhân viên mạng lưới QLCL phải có chứng chỉ QLCL => BV sẽ không đưa
vào mạng lưới những người chưa có chứng chỉ
-

24


D2.2, D2.3 Báo cáo sự cố y khoa (không gọi là sai sót), bổ sung nhiều tiểu mục
để khuyến khích báo cáo, phòng ngừa rủi ro
- Nhóm E đổi mã tiêu chí: tách bạch Sản và Nhi
3.2.4/ Những tiêu chí thay đổi ít:
- A2.3, A2.4, A3.1. Tiêu chí về vật dụng, tiện nghi cá nhân cho người bệnh, cây
xanh cảnh quan trong khuôn viên
- A2.5 Hỗ trợ người khuyết tật
- B3.3, B3.4 Các tiểu mục liên quan đến Đời sống tinh thần, sinh hoạt khoa học
của NVYT
- B4.2 Tăng cường giám sát triển khai các văn bản chỉ đạo
- B4.3 Tuyển dụng, bổ nhiệm quản lý

- C3.1.19 Bỏ áp mã ICD-9, mã thuốc theo ATC và vật tư y tế theo GMDN (Global
Medical Device Nomenclature)
- C4.1 đến C4.4 KSNK không thay đổi nhiều
- C6.1 Hệ thống quản lý điều dưỡng: làm rõ mối liên quan trong công việc giữa
Phòng ĐD và các khoa, bổ sung việc cập nhật tình hình nhân lực điều dưỡng
trong ngày.
- C8 Xét nghiệm: ít thay đổi, thêm nội dung tăng cường tương tác/phối hợp giữa
CLS và Khoa
- C9 Dược: không thay đổi nhiều, chỉ làm rõ các ý
- C10 Nghiên cứu khoa học: làm rõ một số nội dung
3.2.5/ Một số nội dung mới cần đặc biệt lưu ý:
- Quy trình sàng lọc bệnh truyền nhiễm
- Đo lường thời gian chờ và cải tiến quy trình khám bệnh
- Quy trình báo động đỏ
- Đào tạo thay đổi phong cách thái độ phục vụ, quy tắc ứng xử cho nhân viên y tế
- Phiếu tóm tắt thông tin điều trị
- Ứng dụng 5S trong y tế
- Phối hợp đi buồng, chăm sóc người bệnh giữa Bác sĩ và Điều dưỡng
3.2.6/ Một số tiêu chí dự thảo tiếp tục được áp dụng thí điểm:
- Bảo đảm quy trình chất lượng trước xét nghiệm
- Bảo đảm chất lượng giai đoạn xét nghiệm
- Bảo đảm chất lượng các quy trình sau xét nghiệm
- Có năng lực thực hiện giải phẫu bệnh và đối chiếu lâm sàng-giải phẫu bệnh theo
phân tuyến chuyên môn
- Quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
- Đào tạo, truyền thông, NCKH kiểm soát nhiễm khuẩn
- Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
- Quản lý khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ y tế
- Bảo đảm an toàn và chất lượng tiêm chủng
- Bảo đảm cơ sở vật chất và nhân lực điều trị bệnh truyền nhiễm thường gặp

- Bảo đảm năng lực chuyên môn tiếp nhận chẩn đoán và điều trị bệnh truyền
nhiễm
- Tổ chức phòng khám ngoại trú HIV/AIDS và điều trị người bệnh theo phân
tuyến chuyên môn
- Bảo đảm máu và xét nghiệm an toàn trước truyền máu tại bệnh viện
- Bảo đảm an toàn truyền máu lâm sàng
-

25


×