Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các nhân tố tác động đến sự tham gia vào hợp tác xã của các hộ nông dân trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

TRẦN VĂN TIẾN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO HỢP
TÁC XÃ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

TRẦN VĂN TIẾN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO HỢP
TÁC XÃ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. VÕ TẤT THẮNG

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu có
nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố ở trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

TRẦN VĂN TIẾN


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế
Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của nhà trường cùng
các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy
giáo- Tiến sỹ Võ Tất Thắng , người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các hợp tác xã của huyện Giang Thanh, UBND các xã và các

HTXNN trên địa bàn huyện đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt
tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi
những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo
cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Kiên Giang, ngày tháng

năm 2017

Tác giả

TRẦN VĂN TIẾN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............... 2
1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
1.4. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu .................................................... 4
1.6. Bố cục đề tài .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................... 9
2.1. Cơ sở lý luận về hợp tác xã .......................................................................... 9
2.1.1. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp .......................................................... 9
2.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã theo luật pháp Việt Nam ..................................... 9
So với Luật Hợp tác xã năm 2003 thì Luật hợp tác xã năm 2012 đã làm rõ
được bản chất của HTX là một tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế
tập thể thành lập trên tinh thần tự nguyện, nhằm lợi ích chung của các
thành viên ............................................................................................................. 9


2.1.1.2. Đặc điểm của hợp tác xã ......................................................................... 9
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm và các loại hình hợp tác xã nông nghiệp ........... 11
2.1.2.1. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp ...................................................... 11
2.1.2.2. Đặc điểm của hợp tác xã nông nghiệp ................................................. 13
2.1.2.3. Các loại hình hợp tác xã ....................................................................... 14
2.2. Cơ sở lý luận về hộ nông dân và nhân tố tác động đến sự tham gia hợp
tác xã của hộ nông dân...................................................................................... 14
2.2.1. Khái niệm, phân loại hộ nông dân ......................................................... 14
2.2.1.1. Khái niệm hộ ......................................................................................... 14
2.2.1.2. Khái niệm hộ nông dân ......................................................................... 15
2.2.1.3. Phân loại hộ nông dân .......................................................................... 16
2.2.2. Những nhân tố tác động đến sự tham gia hợp tác xã của hộ nông dân
............................................................................................................................. 17
2.2.2.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên .............................................. 17
2.2.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế, tổ chức và quản lý ........................................... 18
2.2.2.3. Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ ....................... 19
2.2.2.4. Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước ............................. 20

2.2.3. Quan điểm phát triển kinh tế hợp tác xã .............................................. 20
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 21
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
3.1. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp và hợp tác xã tại huyện
Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang ....................................................................... 22
3.1.1. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp tại huyện Giang Thành,
Tỉnh Kiên Giang ................................................................................................ 22


3.1.1.1. Tổng quan về huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang ........................ 22
3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Giang Thành ................... 23
3.1.2. Tỉnh hình phát triển HTX tại huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang
............................................................................................................................. 24
3.1.2.1. Số lượng và quy mô hợp tác xã ............................................................ 24
3.1.2.2. Năng lực nội tại của HTX tại huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang
............................................................................................................................. 26
3.1.2.3. Bộ máy tổ chức của HTX tại huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang 27
3.2. Thực trạng tham gia phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo mẫu điều
tra tại huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang ................................................ 28
3.2.1. Về nhu cầu hợp tác trong sản xuất nông nghiệp .................................. 28
3.2.2. Các khâu cần hợp tác giữa các hộ nông dân ........................................ 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 30
3.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 30
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 30
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 31
3.3.4. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 34
4.1. Những yếu tố tác động đến nhận thức của người nông dân tham gia
hợp tác xã ........................................................................................................... 34
4.1.1. Yếu tố môi trường ................................................................................... 34

4.1.2. Yếu tố nhân khẩu học ............................................................................. 37
4.1.2.1. Trình độ ảnh hưởng đến quyết định .................................................... 37
4.1.2.2. Độ tuổi ảnh hưởng đến quyết định ...................................................... 40


4.1.2.3. Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham
gia hợp tác xã...................................................................................................... 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................. 51
5.1. Một số giải pháp thúc đẩy hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã tại huyện
Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang ................................................................................. 51
5.1.1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX hiện tại ............. 51
5.1.1.1. Tăng cường tính công bằng, dân chủ trong hoạt động của hợp tác xã ..... 51
5.1.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả ................................ 52
5.1.2. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, vận động nông dân
tham gia hợp tác xã ..................................................................................................... 52
5.1.2.1. Tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động .................................................... 52
5.1.2.2. Đối tượng tuyên truyền vận động ................................................................. 53
5.1.2.3. Nội dung tuyên truyền, vận động .................................................................. 54
5.1.2.4. Tiến hành làm thí điểm .................................................................................. 56
5.1.2.5. Từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong huyện
Giang Thành ................................................................................................................ 57
5.1.3. Các giải pháp quản lý, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã
NN và các xã viên ......................................................................................................... 58
5.1.3.1. Chính sách xóa nợ đối với hợp tác xã nông nghiệp ..................................... 58
5.1.3.2. Chính sách đầu tư tài chính đối với kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ........ 58
5.1.3.3. Chính sách thuế .............................................................................................. 59
5.1.3.4. Chính sách ruộng đất ..................................................................................... 60
5.1.3.5. Chính sách khuyến nông, khoa học và công nghệ ....................................... 60
5.1.3.6. Chính sách thị trường .................................................................................... 61
5.1.4. Giải pháp nhằm nâng cao trình độ của nhân viên hợp tác xã ...................... 61



5.2. Cách thức tổ chức thực hiện ................................................................................ 63
5.2.1. Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Kiên Giang .................................................................... 63
5.2.2. Trạm khuyến nông huyện Giang Thành ......................................................... 63
5.2.3. Đài truyền thanh huyện Giang Thành và các đài truyền thanh của các xã
trong huyện .................................................................................................................. 64
5.2.4. Chính quyền địa phương các xã ....................................................................... 64
5.2.5. Các hợp tác xã ở địa phương ............................................................................ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

HTX

:

Hợp tác xã

NN&PTNT


:

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

ND

:

Nông dân

NLĐ

:

Người lao động

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

HTXNN

:

Hợp tác xã Nông nghiệp


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Giang Thành, Kiên Giang .............................. 22
Biểu đồ 3.1. Phân loại HTX theo hình thức hoạt động ............................................ 25
Biểu đồ 3.2. Số lượng xã viên tham gia HTX ............................................................ 25
Biểu đồ 3.3. Quy mô diện tích hợp tác xã .................................................................. 26
Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý hợp tác xã ........................................................................ 27
Biểu đồ 3.4. Sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ....................... 28


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Giá trị phát triển kinh tế tại huyện Giang Thành, 2010 - 2015 ............... 23
Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ của hộ nông dân .............................................. 29
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định Chi-Square mối quan hệ giữa địa bàn với nhận thức
về sự cần thiết của sự hợp tác ..................................................................................... 34
Bảng 4.2 Địa bàn ảnh hưởng đến nhận thức về khâu cần sự hợp tác nhất ........... 35
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Chi-Square địa bàn ảnh hưởng đến nhận thức về
khâu cần sự hợp tác nhất ............................................................................................ 35
Bảng 4.4. Địa bàn ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp tác xã ........................ 36
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Chi-Square địa bàn ảnh hưởng đến quyết định tham
gia hợp tác xã. .............................................................................................................. 36
Bảng 4.6 Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức về mục tiêu HĐ của HTX .............. 37
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Chi-Square trình độ ảnh hưởng đến nhận thức về
mục tiêu HĐ của HTX ................................................................................................. 37
Bảng 4.8 Kiểm định Chi-Square về trình độ ảnh hưởng đến nhận thức về quyền
sở hữu ruộng đất .......................................................................................................... 38
Bảng 4.9. Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của HTX 39
Bảng 4.10 Kiểm định Chi-Square về trình độ ảnh hưởng đến nhận thức về quyền
sở hữu tài sản của hợp tác xã. .................................................................................... 39
Bảng 4.11 Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất ............. 40
Bảng 4.12 Kiểm định Chi-Square về độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức về quyền
sở hữu ruộng đất .......................................................................................................... 40

Bảng 4.13. Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản HTX....... 41
Bảng 4.14 Kiểm định Chi-Square về độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức về quyền
sở hữu tài sản HTX ..................................................................................................... 42
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản HTX . 42
Bảng 4.16 Độ tuổi ảnh hưởng đến biểu hiện của nhận thức .................................... 43
Bảng 4.17. Kiểm định Chi-Square về độ tuổi ảnh hưởng đến biểu hiện ................ 44
Bảng 4.18 Kiểm định Chi-Square sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận
thức về mục tiêu hợp tác xã ........................................................................................ 45


Bảng 4.19 Sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu
ruộng đất ...................................................................................................................... 46
Bảng 4.20 Kiểm định Chi-Square sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận
thức về về quyền sở hữu ruộng đất ........................................................................... 46
Bảng 4.21 Sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu tài
sản của hợp tác xã ........................................................................................................ 47
Bảng 4.22 Kiểm định Chi-Square sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận
thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã ........................................................... 47
Bảng 4.23 Kiểm định Chi-Square mối quan hệ của biểu hiện của nhận thức với
tiêu chí nhận thức đúng mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. .................................. 48
Bảng 4.24 Kiểm định Chi-Square mối quan hệ của biểu nhiện của nhận thức với
tiêu chí nhận thức đúng phạm vi cung cấp dịch vụ của hợp tác xã. ....................... 48
Bảng 4.25 Kiểm định Chi-Square mối quan hệ của biểu nhiện của nhận thức với
tiêu chí nhận biết xã viên có nghĩa vụ khi tham gia hợp tác xã. ............................. 49
Bảng 4.26 Mối liên hệ giữa quyết định có tham gia hợp tác xã hay không với các
tiêu chí của nhận thức ................................................................................................. 49


1


TÓM TẮT
Đề tài “Các nhân tố tác động đến sự tham gia vào hợp tác xã của các hộ nông
dân trên địa bàn Huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang” nhằm khảo sát các nhân tố
tác động đến sự tham gia vào hợp tác xã của các hộ dân tại huyện Giang Thành. Trên
cơ sở kết quả thu được kết hợp với tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp nhằm
nâng cao nhận thức của nông dân huyện Giang Thành về lợi ích khi tham gia vào hợp
tác xã.
Nghiên cứu gồm 5 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho Phòng NN&PT Nông thôn huyện Giang
Thành và các cơ quan ban ngành có liên quan những thông tin cụ thể hơn về nhân tố
tác động đến người nông dân về vấn đề tham gia hợp tác xã. Những thông tin này sẽ
làm căn cứ để Phòng NN&PT Nông thôn huyện Giang Thành và các cơ quan đề ra
những chủ trương, chính sách tuyên truyền, vận động sát với tình hình thực tế của địa
phương hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp để Phòng NN&PT Nông
thôn huyện Giang Thành tham khảo trong quá trình đề ra chủ trương, chính sách. Tất
cả những mục tiêu trên nhằm hướng đến một mục tiêu cụ thể đó là thúc đẩy người
nông dân tham gia vào mô hình kinh tế hợp tác xã, là xu hướng phát triển tất yếu của
nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, là nền tảng tạo thế và lực để nông
sản Kiên Giang cạnh tranh với các nông sản trong nước và thế giới.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài
Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới,
chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX cũng được đổi mới cả
về nội dung, hình thức hoạt động, biểu hiện cụ thể ở việc ban hành Luật HTX (năm
1996). Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới của các HTX
nông nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX (1996), Hội nghị Trung
ương 5 khóa IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về: Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT), trong đó nhấn mạnh Nhà nước phải tạo điều kiện
thuận lợi cho HTX nông nghiệp phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực
tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI (ngày 26/11/2003)
đã thông qua Luật HTX mới (Luật HTX năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2004).
Tại Kiên Giang, tỉnh đi đầu cả nước về sản lượng lúa hàng năm, với cơ cấu kinh
tế các ngành nông lâm, ngư nghiệp chiếm gần 80% tổng giá trị của nền kinh tế. Trong
tình hình Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế bước vào nền kinh tế thị trường thì
những tác động của việc hội nhập đến người nông dân sẽ được thể hiện rõ nét hơn.
Người nông dân ngày càng phải quan tâm họ phải trồng cây gì? Nuôi con gì? Chăm
sóc như thế nào? Và bán cho những ai. Những câu hỏi đó được đặt ra nhắm đến mục
tiêu, đó là sản xuất cái thị trường cần. Điều kiện đủ đó là cây trồng, vật nuôi phải được
nuôi trồng với chi phí thấp, chỉ có như vậy thì nông sản của tỉnh mới đủ sức cạnh tranh
với các nông sản cùng loại của các tỉnh khác và xa hơn nữa là các nước khác trên thế
giới. Chỉ khi nào làm được hai việc này thì nông sản Việt Nam nói chung và nông sản
Kiên Giang nói riêng mới có thể tồn tại cũng như mới phát triển được trên thị trường.
Thực hiện đề án hợp tác hoá năm 2010 – 2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên
Giang, đến 31/12/2015 toàn tỉnh có 215 hợp tác xã. Trong đó có 146 hợp tác xã nông
nghiệp và 18 hợp tác xã thuỷ sản được xây dựng và củng cố với 9.814 xã viên và cung



3

cấp dịch vụ cho 15% diện tích nông nghiệp của tỉnh. Huyện Giang Thành, huyện có
diện tích lúa lớn nhất nhì Kiên Giang, chiếm 12,17% đất nông nghiệp của tỉnh, là một
trong những huyện dẫn đầu về sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 800.000 tấn. Tuy
nhiên, Giang Thành chỉ có 17 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có 3 hợp tác xã thuỷ
sản) phục vụ cho 815 hecta. Tình hình hoạt động của hơp tác xã hiện tại đang gặp rất
nhiều khó khăn; xã viên không tin tưởng vào hợp tác xã; nông dân không thấy được sự
hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; nông dân chưa có những hiểu biết thấu đáo về mô
hình hợp tác xã. Những yếu tố trên khiến cho hợp tác xã và mô hình hợp tác xã ở
huyện đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là về phía người nông dân. Thực tế đòi hỏi
phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, cốt lõi khiến cho người nông dân trên địa
bàn không tham gia, không tin tưởng vào hợp tác xã. Việc tìm ra các nguyên nhân chủ
yếu giúp kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người nông
dân về hợp tác xã.
Tuy nhiên, muốn nâng cao nhận thức của người nông dân về hợp tác xã, cần
biết được những yếu tố nào tác động đến sự tham gia hợp tác xã của người nông dân.
Yếu tố nào là yếu tố chính? Có tác động như thế nào? Ảnh hưởng đến nhận thức của
người nông dân ra sao? Những thông tin này sẽ giúp tìm ra những hướng giải quyết
trước mắt và lâu dài để nâng cao nhận thức của người nông dân khi tham gia vào
HTX.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tham gia hợp tác xã của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận phát triển kinh tế hợp
tác xã trong quá trình kinh tế đất nước đang tăng trưởng, đồng thời đi sâu nghiên cứu
tính đặc thù của kinh tế hợp tác xã huyện Giang Thành.
Mục tiêu 1: Khái quát chung về hợp tác xã; tính tất yếu của sự tồn tại và phát

triển các HTX trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Phân tích, đánh giá


4

thực trạng hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên
Giang.
Mục tiêu 2: Đánh giá đúng thực trạng tham gia hợp tác xã của nông dân huyện
Giang Thành và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp tác xã của hộ
nông dân theo mẫu điều tra; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vững
mạnh của các HTXNN.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hộ nông dân tham gia
hợp tác xã tại huyện Giang Thành trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ nông dân tham gia hợp tác xã trên địa bàn
huyện Giang Thành - Tỉnh Kiên Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu tốc độ gia tăng, tỷ lệ hộ nông dân tham gia hợp tác
xã trên địa bàn huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang
Về thời gian: nghiên cứu sự tỷ lệ tham gia HTX của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Giang Thành trong thời gian 2010- 2015. Số liệu khảo sát thực trạng được điều
tra năm 2016.
1.4. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Phân tích có phê phán cơ sở lý thuyết của mô hình HTX ở nước ta.
- Mô tả thực trạng về HTX trên địa bàn huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang.
- Cho biết các nhân tố tác động đến hộ nông dân khi tham gia HTX trên địa bàn
huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia vào HTX của
hộ nông dân trên địa bàn huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang.

1.5. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp là một trong những
vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng XHCN ở
nước ta, vấn đề HTX nông nghiệp là chủ đề được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà


5

nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau. Có thể nêu một
số công trình tiêu biểu như:
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã, “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong
nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, 1999. Các tác giả đã khái quát tòan bộ quá
trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam
từ trước đến khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ
chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số
phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các
loại hình HTX.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng, “ Kinh tế hợp tác, hợp
tác xã ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, 2001.
Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các lọai hình kinh tế hợp
tác, hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu
lên định hướng phát triển phù hợp đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, “Kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, 2003. Các tác giả tập trung trình bày
những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan
phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông
nghiệp, nông thôn nước ta, đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp
tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Minh Tâm, năm 2000, về “ Phát
triển kinh tế hợp tác ở ngọai thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”.

Tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác xã ở thành phố
Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp phát triển.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương, năm 2003, về “ Kinh tế
tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”. Tác giả trình bày vai trò,
tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- PGS.TS. Vũ Văn Phúc, “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta”; Tạp chí Lý
luận chính trị, số 1/2002.


6

Nguyễn Văn Tuất, “ Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long- Nhìn từ thực tiễn”; Tạp chí Khoa học về chính trị, 2002, số 3.
Một số bài viết của các tác giả như: Trần Ngọc Dũng, Mai Công Hòa, Hoàng
Việt…
- Công trình “Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam”, do
GS.TS Hồ Văn Vĩnh, TS Nguyễn quốc Thái thực hiện Nghiên cứu này đưa ra dự báo
về xu hướng phát triển và mô hình hoạt động của HTX nông nghiệp ở Việt Nam đến
năm 2020.
- Đề tài “Thực trạng và giải pháp về hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang” do
Tô Thiện Hiền thực hiện. Nghiên cứu này cho thấy tình hình phát triển HTX nông
nghiệp ở An Giang, trên cơ sở đó đưa các một số giải pháp phù hợp kèm theo các biện
pháp thực hiện và tổ chức thực hiện các giải pháp đó.
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, “Kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp nước ta hiện nay”, 2003. Nghiên cứu tập trung trình bày những vấn đề lý luận
và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình
kinh tế hợp tác, HTXNN, nông thôn Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Minh Tâm, năm 2000, về “Phát triển
kinh tế hợp tác ở ngọai thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”. Tác

giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác xã ở thành phố Hồ
Chí Minh và đề xuất các giải pháp phát triển.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương, năm 2003, về “ Kinh tế
tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”. Tác giả trình bày vai
trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá thực trạng và
giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã: “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác
xã trong nông nghiệp, nông thôn”. Nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để
phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; khái quát quá trình
phát triển các hình thức tổ chức và quản lí HTX.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: “Kinh tế hợp tác, hợp
tác xã ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”. Nghiên cứu đã hệ thống hoá


7

quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở
Việt Nam, từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp với đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ.
Các công trình nghiên cứu trên có thể khái quát thành các mảng sau:
+ Một là, đưa ra các căn cứ để luận giải cho tính tất yếu của hoạt động hợp tác
và sự tồn tại của mô hình HTX là sự đòi hỏi khách quan, không thể thiếu cho sự phát
triển của xã hội, đặc biệt là trong khu vực nông nghiệp.
+ Hai là, Các nghiên cứu đều đánh giá thực trạng hoạt động của HTX trước và
sau quá trình đổi mới, đặc biệt là quá trình chuyển đổi và thành lập HTX theo luật
HTX.
+ Ba là, các nghiên cứu đều đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp để
phát triển HTX.
Điểm mới của đề tài:
Điểm mới so với các nghiên cứu trên là:

(i) Có sử dụng các loại kiểm định để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu; sử
dụng hàm hồi quy tuyến tính để cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
vững mạnh của các HTXNN.
(ii) Đề ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp để các HTXNN ở huyện Giang
Thành phát triển vững mạnh trong thời kì hội nhập.
(iii) Nghiên cứu cụ thể về các nhân tố tác động đến sự tham gia hợp tác xã của
hộ nông dân trên địa bàn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến sự tham
gia vào hợp tác xã của các hộ nông dân trên địa bàn Huyện Giang Thành, Tỉnh
Kiên Giang”. Đề tài đã tập trung nghiên cứu các đặc điểm kinh tế xã hội, tình hình
phát triển của địa phương, mô hình hợp tác xã để đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khuyến khích hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã.
1.6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của đề tài nghiên cứu được
thành 5 chương sau:


8

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách


9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về hợp tác xã

2.1.1. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã theo luật pháp Việt Nam
a. Khái niệm hợp tác xã ở một số nước trên thế giới
Theo Luật Hợp tác xã 2012 thì khái niệm này đã được thay đổi như sau:"Hợp
tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07
thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp
nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý
Liên hiệp hợp tác xã".
So với Luật Hợp tác xã năm 2003 thì Luật hợp tác xã năm 2012 đã làm rõ được
bản chất của HTX là một tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể thành lập
trên tinh thần tự nguyện, nhằm lợi ích chung của các thành viên
2.1.1.2. Đặc điểm của hợp tác xã
Ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành Luật HTX tạo hành lang pháp lý cho các
hoạt động liên quan đến HTX, trong đó nêu rõ những đặc điểm cơ bản, đặc thù của
HTX Việt Nam. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Là một tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao động có nhu cầu,
cùng mong muốn tập hợp nhau lại để phát triển sản xuất trên cơ sở tự nguyện cùng góp
vốn, góp sức và lập ra một tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia
đình và cho đất nước.
Thứ hai: Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX. HTX đảm phải đảm
bảo được năm nguyên tắc: (1) Tự nguyện ra nhập HTX theo quy định của Điều lệ


10


HTX; (2) Tự nguyện xin ra khỏi HTX khi cảm thấy thực tế tham gia vào HTX không
mang lại lợi ích gì hoặc lợi ích đạt được là thấp hơn khi chưa gia nhập HTX theo Điều
lệ HTX.; (3) Quản lý dân chủ và bình đẳng, mỗi xã viên đều có quyền ngang nhau
trong việc biểu quyết những vấn đề có liên quan tới HTX và được hưởng lợi cũng như
trách nhiệm như nhau; (4) Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; (5) Chia lãi đảm bảo lợi
ích của xã viên với sự phát triển của HTX, cộng đồng.
Thứ ba: Khi tham gia HTX, mỗi xã viên bắt buộc phải góp vốn theo quy định
của Điều lệ, vốn góp có thể nhiều hơn mức tối thiểu nhưng không được phép vượt quá
30% tổng số vốn góp theo Điều lệ HTX.
Thứ tư: Xã viên của HTX có thể là các cá nhân, hộ gia đình,… không phân biệt
tuổi tác, nghề nghiệp và điạ giới hành chính.
Thứ năm: Quan hệ giữa HTX và xã viên được xây dựng trên cơ sở quan hệ kinh
tế trên cơ sở nhu cầu phát triển sản xuất, tăng thu nhập của thành viên HTX và trên cơ
sở đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế HTX phát triển.
Thứ sáu: Điều kiện thành lập, hoạt động và giải thể HTX. Khi thành lập HTX
phải xây dựng điều lệ, phải có những phương án sản xuất kinh doanh cụ thể có tính
khả khi cao, được đại bộ phận xã viên thông qua nhất trí và cơ quan có trách nhiệm
phê duyệt.
Thứ bảy: HTX là một tổ chức kinh tế do các thành viên có nhu cầu tự nguyện
lập ra. Thực chất HTX là một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu kinh tế chứ không
phải là một tổ chức xã hội.
Thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế HTX nói chung và kinh tế HTXNN nói
riêng ngày càng được đổi mới và phát triển. Từ những tổng kết thực tiễn mô hình HTX
kiểu mới, mô hình HTX kiểu mới có một số đặc trưng cơ bản như sau:
+ Hợp tác xã do các thành viên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân (người lao
động, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa,...) cả người có ít vốn và người
có nhiều vốn, có thể góp sức hoặc góp vốn cổ phần xây dựng lên, trên cơ sở tôn trọng
các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. HTX không thủ
tiêu tính tự chủ sản xuất, kinh doanh của các thành viên, làm những gì mà mỗi thành



11

viên không làm được hoặc làm không có hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên phát
triển.
+ Hợp tác xã không tập thể hóa mọi tư liệu sản xuất của các thành viên mà dựa
trên sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Sở hữu tập thể bao gồm các loại quỹ
không chia, tài sản trước đây được giao lại cho tập thể sử dụng làm tài sản không chia,
những tài sản do quá trình tích lũy của HTX tạo nên.
+ Tổ chức và hoạt động của HTX không bị giới hạn bởi quy mô, lĩnh vực và địa
bàn trừ một số lĩnh vực có quy định riêng. HTX hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong cơ chế kinh tế thị trường, liên doanh,
liên kết với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Phân biệt rõ chức năng quản lý của ban quản trị với chức năng điều hành của
chủ nhiệm. Chủ nhiệm có thể là xã viên, hoặc người ngoài HTX do ban quản trị thuê.
+ Hình thức phân phối trong HTX vừa theo lao động, vừa theo vốn cổ phần và
theo mức độ tham gia dịch vụ. HTX là một tổ chức kinh tế, hoạt động lấy lợi ích kinh
tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể đồng thời coi trọng
lợi ích xã hội của các thành viên.
+ Mô hình HTX linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng
vùng, từng ngành, với nhiều trình độ phát triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu
vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên (với
HTXNN, hộ nông dân, trang trại,...) đến mở mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh
tổng hợp và hình thành được các doanh nghiệp của HTX, từ HTX phát triển thành liên
hiệp HTX .
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm và các loại hình hợp tác xã nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp
Về cơ bản, hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao, hoạt động
không hoàn toàn giống như một doanh nghiệp mà dựa trên các giá trị và nguyên tắc

tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, tạo nên sức
mạnh trong việc giúp các hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ hoạt động kinh doanh có hiệu
quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Hơn thế, ở nhiều nước,
hợp tác xã còn được coi là một tổ chức để nhà nước có thể thực hiện được các chương


12

trình quan trọng về phát triển sản xuất và an sinh xã hội như: xoá đói giảm nghèo, ứng
dụng công nghệ mới, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, khôi phục và phát huy
ngành nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tham gia bảo đảm an ninh chính
trị và xã hội...
Sản xuất nông nghiệp là một trong những hoạt động sản xuất sơ khai nhất của
con người và còn tiếp tục cùng con người trong suốt chặng đường tiến hóa. Đây cũng
là một hoạt động quan trọng tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho cuộc sống của loài
người, cho dù nhân loại có đạt được những tiến bộ bao nhiêu chăng nữa. Đặc trưng cơ
bản nhất của hoạt động sản xuất nông nghiệp chính là tác động của con người lên đất
đai để tạo ra của cải vật chất. Chính vì vậy, người nông dân, những người sản xuất
nông nghiệp thường yếu thế và dễ bị tổn thương nhất. Xã hội càng tiến bước mạnh mẽ
vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mức độ cạnh tranh trong tiêu thụ hàng
hóa sản xuất ra càng gay gắt thì người sản xuất nông nghiệp lại càng yếm thế và dễ bị
tổn thương hơn. Để chống lại tình cảnh đó, họ cần được liên kết lại trong những tổ
chức khác nhau nhằm tạo nên sức mạnh cần thiết. Đã có rất nhiều hình thức liên kết
của nông dân, nhưng lịch sử đã chứng minh chỉ có hợp tác xã nông nghiệp là hình thức
liên kết khả thi nhất, bền vững nhất đối với hoạt động sản xuất của họ
Hợp tác xã nông nghiệp là những HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nhưng do đặc điểm nông nghiệp thường gắn liền với nông thôn. Vì vậy, những hoạt
động của hợp tác xã nông nghiệp không chỉ gói gọn trong lĩnh vực nông nghiệp mà
còn mở rộng sang các lĩnh vực khác để phục vụ nhu cầu dân cư trên địa bàn. Đối
tượng phục vụ của những hoạt động này cũng chính là xã viên HTX, dân cư trong khu

vực.
Từ khái niệm trên của Luật Hợp tác xã, có thể khái quát khái niệm về hợp tác
xã nông nghiệp như sau: “Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do nông
dân, hộ gia đình nông dân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức
mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu
quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”


×