Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.1 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NINH THỊ THỦY

NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG
TIỂUTHUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI
CỦA PHÙNG QUÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

Th S. NGUYỄN PHƯƠNG HÀ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy giáo, cô giáo trong Tổ Văn học Việt Nam khoa Ngữ văn – trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô
trong khoa và đặc biệt là cô giáo ThS. Nguyễn Phương Hà đã trực tiếp hướng dẫn
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Khóa luận này được hoàn thành nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các
bạn để khóa luận được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện:


Ninh Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Ths.
Nguyễn Phương Hà. Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện:

Ninh Thị Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………...3
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................6
6 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
7. Cấu trúc khóa luận………………………………………………………….6
NỘI DUNG .................................................................................................................7
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................7
TIỂU THUYẾT CỦA PHÙNG QUÁN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT
NAM ĐƯƠNG ĐẠI ....................................................................................................7
1.1

Cuộc đời và sự nghiệp.......................................................................................7


1.1.1. Cuộc đời ........................................................................................................7
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác .........................................................................................8
1.1.3.Quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán ................................11
1.2 Khái niệm nhân vật .............................................................................................13
1.2.1. Khái niệm.....................................................................................................13
1.2.2. Sự thể hiện nhân vật trẻ thơ. ........................................................................14
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................17
NHẬN DIỆN NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN.............................................................17
2.1 Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng ...........................................................................17
2.2 Tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ .................................................................................23
2.3 Tuổi thơ với tình yêu quê hương, gia đình ..........................................................25


2.4 Tuổi thơ với khát vọng tự do...............................................................................28
2.5 Tuổi thơ anh hùng trong chiến đấu .....................................................................30
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT
TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN .36
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ làm nổi bật cá tính nhân vật...............................36
3.2 Hình ảnh ..............................................................................................................39
3.2.1. Hình ảnh tiếng cười…………………………………………………39
3.2.2.Hình ảnh nước mắt........................................................................................41
3.2.3 Hình ảnh bầu trời ..........................................................................................43
3.3 Giọng điệu ...........................................................................................................47
3.2.1 giọng điệu ngợi ca, tự hào ............................................................................48
3.3.2 Giọng điệu xót xa, thương cảm ....................................................................50
KẾT LUẬN ...............................................................................................................54



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phùng Quán (1932-1995) là nhà văn để lại dấu ấn khó quên trong lịch sử văn
học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Trước năm 1975, ông đã đóng góp
cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị như Tiếng hát trên địa ngục
Côn Đảo (1954), Tôi tự hào chế độ nước tôi (1955) và tiêu biểu là tiểu thuyết đầu
tay Vượt Côn Đảo (1955) từng được coi là cuốn sách gối đầu giường của thế hệ
thanh niên Việt Nam đã giúp Phùng Quán nhận giải thưởng của Hội nhà văn. Đó là
những tác phẩm tập trung thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả dành cho quê
hương, đất nước và những người chiến sĩ anh hùng, đóng góp một tiếng nói trong
trẻo mà tha thiết niềm lạc quan, tin tưởng của đất nước. Năm 1957 vì án Nhân văn –
Giai phẩm, ông đã phải chịu hình phạt nặng nề, mất đi tư cách nhà văn và phải đi
cải tạo ở nhiều nơi. Tuy nhiên trong suốt ba mươi năm sống trong cay đắng, nhà
văn vẫn âm thầm cống hiến và sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị với nhiều thể loại
như truyện tranh, truyện cổ tích bằng thơ, báo và truyện ngắn. Đặc biệt, lịch sử văn
học Việt Nam ghi nhận năm 1986 như một mốc son đánh dấu bước ngoặt của văn
học nửa cuối thế kỉ XX, thể hiện nhiều bước tiến mới của văn học với sự phát triển
rầm rộ ở nhiều đề tài, thể loại và nhiều tên tuổi trong đội ngũ sáng tác. Trong giai
đoạn này, bút danh Phùng Quán chính thức trở lại trên văn đàn sau ba mươi năm
vắng bóng với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tên Tuổi thơ dữ dội . Tuy tác phẩm
viết về đề tài chiến tranh nhưng đã có sự thay đổi về quan niệm, về con người, về
đời sống. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội không chỉ ca ngợi kháng chiến mà còn phản
ánh hiện thực chiến tranh và dành sự quan tâm lớn đến số phận con người, đặc biệt
là các nhân vật trẻ thơ. Năm 2007, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
được truy tặng cho Phùng Quán như một sự minh oan, trả nợ cho ông.
Sau gần ba mươi năm thực hiện đường lối mới về văn hóa nghệ thuật được
đề ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt được nhiều thành
tựu đánh kể trên tất cả các phương diện đặc biệt với văn học nghệ thuật. Trong
khoảng mười năm sau chiến tranh (1975-1985) xuất hiện nhiều gương mặt nhà văn


1


đóng vai trò tiên phong cho sự đổi mới văn học. Có thể kể đến các tác giả
như:Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai, Bảo Ninh. Văn học sau
1975 cùng hòa nhịp với dòng chảy văn học đương đại nếu như văn học giai đoạn
trước đó mang cảm hứng chung là động viên, ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì
của dân tộc thì bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỉ XX, nội dung sáng tác có sự thay
đổi, từ cảm hứng lịch sử dân tộc đến thế sự đời tư. Lúc này, văn học cũng có một
cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn đối với cuộc sống đồng thời tôn trọng cá tính, phát
triển ý thức cá nhân người cầm bút, trả lại địa vị đích thực cho nhà văn và vinh danh
những sáng tác thực sự có giá trị. Trong số những sáng tác gây được tiếng vang lớn,
không thể không không nhắc đến tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.
Xuất hiện 32 năm sau vụ Nhân văn – Giai phẩm, Tuổi thơ dữ dội là tiểu
thuyết đầu tiên được xuất bản bằng chính tên thật của Phùng Quán đã khẳng địnhtài
năng và nhân cách của tác giả. Năm 1986, Tuổi thơ dữ dội được công bố và nhận
giải A Văn học thiếu nhi của Hội nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Tác phẩm
được viết không chỉ bằng tài năng mà còn bằng cả toàn bộ kí ức tuổi thơ trong
kháng chiến của Phùng Quán với văn phong giản dị nhưng gần gũi, thu hút độc giả.
Có thể nói, Tuổi thơ dữ dội là một tiểu thuyết xuất sắc, có ý nghĩa lớn trong nền
văn học Việt Nam. Nó đã khái quát được cả một quá trình chiến đấu kiên cường của
quân ta trong những năm kháng chiến chống Pháp ở mặt trận Thừa Thiên Huế. Đặc
biệt, thành công của tác phẩm một phần lớn vì tác giả đã xây dựng được một hệ
thống nhân vật trẻ thơ anh hùng là những chú chiến sĩ nhỏ làm trinh sát. Mỗi em
đều có một hoàn cảnh, một cá tính riêng nhưng cùng gặp gỡ nhau ở chỗ có chung lí
tưởng Cách mạng, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc bằng cả tâm hồn ngây thơ, trong
sáng nhất. Khai thác hệ thống nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết này, người đọc sẽ
thấy thêm được một giá trị của tác phẩm. Thế nhưng đến nay, nghiên cứu về nhân
vật trẻ thơ trong Tiểu thuyết dữ dội vẫn còn bỏ ngỏ.

Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Nhân vật trẻ thơ trong
tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán làm đối tượng nghiên cứu. Thực hiện
khóa luận này, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một cái nhìn về thế giới trẻ thơ

2


trong sáng tác của Phùng Quán. hướng nghiên cứu cho tác phẩm đặc sắc này. Đồng
thời qua đó khẳng định vị trí và tài năng Phùng Quán trong nền văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Nhắc đến Phùng Quán, người đọc có lẽ sẽ có chút cảm xúc đặc biệt về một
nhà văn có cách viết giản dị trong nền văn học Việt Nam. Cách viết ấy tuy không
quá đặc biệt nhưng bởi vì ông viết văn bằng chính đời mình, bằng chính tâm sự của
một nhà văn từng đi qua chiến tranh với tư cách là một người lính nên có sức làm
cảm động người đọc. Tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của ông là một tác phẩm xuất sắc
không chỉ ở phương diện nội dung, nghệ thuât mà còn ở chỗ nó có khả năng đi sâu,
ám ảnh tâm trí bạn đọc với những tình cảm chân thật nhất. Câu chuyện về chiến
tranh được kể bằng giọng điệu lãng mạn, trữ tình về tình bạn, tình cảm gia đình,
tình đồng đội, … rộng hơn đó là tình yêu quê hương, đất nước thông qua những
nhân vật trẻ thơ trưởng thành trong bom đạn.
Tác phẩm được coi như một sự đóng góp lớn cho văn học thời kì đổi mới sau
năm 1975, nhận được nhiều ý kiến, sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu,
phê bình và độc giả.
Đánh giá về giá trị của tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tường cho rằng:“Có một viên ngọc quý thời gian dành riêng để ban tặng con
người, đó là Tuổi thơ Viên ngọc màu nhiệm, trong sang nhưng quá mong manh,
không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Và có một thế hệ người Việt chưa bao giờ
cầm viên ngọc trên tay. Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết cho thế hệ đó.
Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những tuổi thơ sắp ra đời.”[21]
Khi đọc tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, nhà văn Việt Linh cũng chia sẻ đôi chút cảm

xúc của mình:“Tôi đọc vào năm đầu Tuổi thơ dữ dội thập kỉ 60, từ những trang tư
liệu của Phùng Quán. Suốt nghìn trang sách, khắc sâu vào lòng tôi hai chữ Trung
Hiếu. Một nỗi đau xé đọc đến lời trăng trối của Mừng, nhân vật trong truyện trước
lúc em đi vào vĩnh hằng.”[22]
Nhận xét về sự thành công của về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tác giả
Trần Cương cho rằng: “Phùng Quán đã có khả năng tạo dựng được nhiều chi tiết

3


hấp dẫn, sinh động và ở khâu cốt truyện, tác giả luôn tạo ra những tình huống ly kỳ,
bất ngờ để tô đậm them hành động, tính cách nhân vật”.[5;10].
Trong chuyên luận Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, tác giả Lã Thị Bắc
Lý dành nhiều trang đánh giá về Tuổi thơ dữ dội trên cả phương diện nội dung và
nghệ thuật, coi đây như minh chứng về những đổi mới của truyện viết cho thiếu nhi
sau 1975. Tác giả cho rằng Phùng Quán “có cái nhìn cảm phục trước sự chiến đấu
dũng cảm quên mình của đội Vệ Quốc đoàn con nít, nhưng trong chiều sâu cái nhìn
ấy có sự xót xa về mất mát, hi sinh, đau đớn gấp bội phần. Hình ảnh đội thiếu niên
trinh sát Trung đoàn Trần Cao Vân được lồng trong bức tranh toàn cảnh những
ngày Huế - Thừa Thiên kháng chiến. Những nhân vật nhỏ tuổi ở đây với những ham
muốn phi thường đã gặp nhiều tình huống éo le, bi kịch thúc đẩy,dồn nén, gắn bó
với nhau,…Đời sống lịch sử được cảm nhận qua cuộc kháng chiến hết sức hùng
tráng nhưng cũng đầy nghiệt ngã. Cả một thế hệ tuổi thơ đã hi sinh tuổi trẻ của
mình cho đất nước đứng lên.”[12].
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài Sự thật ngòi bút Phùng Quán cũng
nhấn mạnh: “Ngay cả trong những tác phẩm nổi tiếng như Vượt Côn Đảo và Tuổi
thơ dữ dội, mặc dù tiểu thuyết là văn học cho phép nhà văn thỏa sức tưởng tượng và
hư cấu, Phùng Quán vẫn tận dụng tối đa nhân vật, những chi tiết có thực ngoài đời.”
[21].
Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện người dành sự quan tâm lớn nhất đến vấn

đề giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ thơ Việt Nam cũng đánh giá cao Tuổi thơ dữ
dội: “Với một Ga-vơ-rốt, Victo Huygo đã viết lên những trang bất hủ. Trẻ em của
chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kì gian khổ cùng
với cha anh không kém gì những Ga-vơ-rốt trên chiến lũy cách mạng Pháp. Thế mà
những sách vở viết về những mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các
em quá nhiều. Với Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã bắt đầu trả nợ một cách chính
đáng. Sách dày 800 trang mà người đọc không bao giờ muốn dừng lại, bị lôi cuốn
bởi những nhân vật ngây thơ có, khôn ranh có, anh hùng có, vì những sự việc khi
thì hài hước, khi thì gây xúc động ứa nước mắt,…Tôi chỉ mong làm sao cho tất cả
các em thiếu nhi Việt Nam đọc được sách này.”[21].

4


Tác giả Lê Thị Huế trong lời giới thiệu tác phẩm đã có bài viết Tôi đã thực
sự khóc khi lần đầu nghe kể truyện này khẳng định: “Tuổi thơ dữ dội, đúng như
tên của truyện, những chi tiết trong ấy thực sự dữ dội khi mà đọc xong, gấp sách lại
vẫn thấy những đợt sóng cảm xúc dạt dào dâng đến dữ dội nhưng trong sự dữ dội ấy
là những tia sáng pha lê chiếu sáng lòng độc giả cũng đến dữ dội.” [23 ].
Điểm lại lịch sử những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của
Phùng Quán, trong khóa luận tốt nghiệp Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết
Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, tác giả Nguyễn Thị Hường đã chỉ ra hiện thực
chiến tranh với những mất mát, đau thương mà con người phải chịu đựng. Mất mát
về tuổi thơ thì lại càng đau xót vô cùng. Qua đó, người đọc thấy đượckhát vọng, thế
giới tâm hồn sau chiến tranh đã thôi thúc người cầm bút có lương tri phải nói “bao
điều bão tố ở bên trong” mà một thời họ chưa kịp nói.
Tác giả Lê Thị Quỳnh An với khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Tuổi thơ dữ dội đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về các kiểu nhân vật: nhân vật trẻ thơ
anh hùng, nhân vật người chiến sĩ chỉ huy, nhân vật kẻ phản bội. Đồng thời, khóa
luận tốt nghiệp cũng đã triển khai một số phương diện nghệ thuật như: nghệ thuật

miêu tả nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ giàu kịch tính, xung đột và nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật lên cá tính của từng kiểu loại nhân vật.
Có thể thấy hầu hết các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
là những bài viết lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở. Kế thừa những người đi trước, chúng
tôi lựa chọn đề tài Nhân vật trẻ thơ trong tiểuthuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích nghiên cứu:
Từ tên gọi của khóa luận, chúng tôi hướng tới mục đích sau:
Tìm hiểu thế giới nhân vật trẻ thơ trong sáng tác của Phùng Quán, để thấy
được hình ảnh thế hệ trẻ thơ hồn nhiên trong sáng nhưng chiến đấu anh dũng, kiên
cường. Qua đó giúp người đọc hình dung được thời kì lịch sử đau thương, hào hùng
của dân tộc.
Khẳng định tài năng và vị trí của Phùng Quán đối với văn học Việt Nam nói
chung và văn học Việt Nam sau 1975 nói riêng.

5


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận hướng tới nghiên cứu nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Nhận diện thế giới nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội ở
phương diện nội dung: tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên; tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ
trong cuộc sống; tuổi thơ gắn bó với tình yêu quê hương, gia đình và tuổi thơ anh
hùng trong chiến đấu.
Thứ hai: Chỉ ra một số phương diện nội dung thể hiện nhân vật trẻ thơ trong tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội: ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
Thứ ba: Khẳng định vị trí và đóng góp của Phùng Quán trong đời sống văn học Việt
Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ

dữ dội của Phùng Quán.
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán,Nxb Văn học, 2015
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp hệ thống
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, tổng hợp
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận
được triển khai thành 3 chương sau:
Chương 1. Tiểu thuyết của Phùng Quán trong đời sống văn học Việt Nam đương
đại
Chương 2. Nhận diện nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của
Phùng Quán.
Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ trong tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TIỂU THUYẾT CỦA PHÙNG QUÁN TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp
1.1.1 Cuộc đời
Phùng Quán (1932 - 1995), sinh ra tại quê xã Thủy Dương, huyện Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là mảnh đất nổi tiếng với vẻ đẹp thanh bình, cổ
kính, là chiếc nôi của những câu hát Nam Ai, Nam Bằng, những câu hò ví dặm đã

nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng văn chương của nhà văn.
Phùng Quán sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha là Phùng Văn Nguyên, khi
học trường Quốc học Huế đã tham gia các phong trào các phong trào truy điệu Phan
Châu Trinh, ân xá Phan Bội Châu nên bị đuổi học, bắt giam, bị tra tấn và chết trong
tù. Mẹ là Tôn Nữ Thị Tứ, một người phụ nữ tài sắc, thuộc nhiều truyện và các sự
tích anh hùng, nghĩa hiệp trong các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và thường kể
cho Phùng Quán nghe. Cha mất sớm, từ nhỏ ông đã đi lang thang nhiều nơi và làm
nhiều việc để mưu sinh. Truyền thống gia đình và hiện thực cuộc sống đã giúp nhà
văn sớm có thêm những chiêm nghiệm về sự đắng cay, khổ cực của cuộc đời và
sớm trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác.
Năm mười ba tuổi, Phùng Quán trốn nhà tham gia kháng chiến chống Pháp,
trở thành chiến sĩ nhỏ của Trung đoàn Trần Cao Vân. Hành động quyết liệt đó của
một đứa trẻ cho thấy Phùng Quán đã tự nguyện gắn bó số phận cá nhân cùng với
vận mệnh dân tộc. Những ngày tháng anh hùng với bao chuyện vui, buồn, bi tráng
về thời kì sục sôi ấy, sau này đã được nhà văn kể lại trong cuốn tiểu thuyết tâm
huyết Tuổi thơ dữ dội của mình. Phùng Quán thường tâm sự với bạn bè rằng cuộc
đời mình tưởng như không có tuổi thơ và không có tuổi thanh niên. Tuổi thơ của tác
giả là một tuổi thơ nghiệt ngã và tuổi thanh niên nghiệt ngã hơn. Bảy, tám tuổi đã
phải chăn trâu, cắt cỏ kiếm cơm, mười ba tuổi đã cầm súng ra trận. Ở cái tuổi ngây
ngô, hồn nhiên nhất đáng lẽ chỉ biết chơi bi, đánh đáo, hái trộm quả nhà chùa,…thì

7


Phùng Quán đã phải chứng kiến cảnh đầu rơi máu chảy, phải cướp súng giặc, vượt
ngục,….
Sau đó, Phùng Quán tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn văn công
Liên khu IV. Đầu năm 1954, ông làm việc tại cơ quan sinh hoạt văn nghệ quân đội
thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (tiền thân của Tạp chí Văn
nghệ quân đội). Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được nhận giải thưởng

của Hội nhà văn Việt Nam năm 1955. Nhưng không lâu sau đó, Phùng Quán tham
gia phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông bị kỉ luật phải đi cải tạo ở nhiều
nơi. Từ đó đến khi được nhìn nhận lại ở thời kì Đổi mới, Phùng Quán hầu như
không có một tác phẩm nào được xuất bản hoặc ông phải tìm cách xuất bản tác
phẩm của mình dưới bút danh khác. Khoảng thời gian cay đắng sống trong hiểu lầm
đó của nhà văn kéo dài gần ba mươi năm trong cảnh: “cá trộm, rượu chịu, văn
chui”. Mãi đến khi tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được công bố và nhận giải thưởng
Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1988 thì ông mới được minh
oan.
Sinh ra trong thời kì chiến tranh, đất nước bị đô hộ, trưởng thành trong môi
trường quân đội, Phùng Quán là người lính kiên cường, dũng cảm trên cả hai lĩnh
vực quân sự và văn học. Ông là người có tấm lòng nhân hậu, độ lượng. Vào một
buổi chiều tháng Chạp lạnh buốt, ngày 22/1/1995 , căn bệnh hiểm nghèo đã mang
ông đi khỏi cõi đời trần thế và trở về với đất mẹ.
Năm 2007, Phùng Quán được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ
thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng như một lời cảm ơn và xin lỗi đến
nhà văn.

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Nhà văn Phùng Quán đã để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học
Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Đó là một con người trọn đời trung
thành với lí tưởng mà mình chọn. Dù phải vượt qua vô vàn hiểm nguy, đau khổ suốt
ba mươi năm sau vụ Nhân văn - Giai phẩm nhưng nhà văn không hề thù oán ai, vẫn

8


cặm cụi viết: “viết ngay viết thẳng từ dòng đầu đến dòng cuối”, ca tụng đất nước,
cách mạng, tình yêu bằng những tác phẩm văn chương cuốn hút, thiết tha và nhân

bản. Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè đồng nghiệp một nhân cách cao cả,
một lòng tin yêu đồng đội và nhân dân sâu sắc, một tấm gương lao động hết mình…
với gần trăm tác phẩm thơ, trường ca, truyện thơ, tiểu thuyết, truyện tranh được
nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ.
Thời kì đầu, các sáng tác của Phùng Quán rất hồn nhiên, thể hiện sự nhiệt
tình ca ngợi cuộc sống, quê hương,đất nước. Mười tám tuổi ông đã làm thơ. Các
sáng tác thơ ca của Phùng Quán chân thành, tràn đầy nhiệt huyết với đất nước, với
nhân nhân. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Tiếng hát trên địa ngục
Côn Đảo (1954), Tôi tự hào chế độ nước tôi (1955), Tôi muốn mời đến Tổ quốc
tôi (1955). Hai bài thơ Chống tham ô lãng phí (1956), Lời mẹ dặn (1957) bộc lộ rõ
nét và nhân cách tác giả. Bởi vì hai tác phẩm đó không chỉ được viết bằng mực mà
còn được ông viết chính bằng máu thịt của mình. Nhưng bi kịch thay chính nó đã
đẩy ông tới bước ngoặt đau thương của cuộc đời, bị kết là Nhân văn - Giai phẩm, là
làm phản, bị tước quyền xuất bản tác phẩm.
Tuy suốt ba mươi năm bị treo bút nhưng Phùng Quán vẫn không ngừng sáng
tác. Trong thời gian này, ông viết cả truyện tranh. Những câu chuyện từ thực tế
cuộc sống được tác giả mang cả vào trong văn, trong thơ. Nhà văn viết khoảng sáu
mươi truyện tranh cho thiếu nhi ở tất cả các đề tài. Với đề tài chiến đấu nơi biên
giới xa xôi có tác phẩm Vàng A Sìn kể chuyện đánh giặc, Tên thám báo và hai em
bé,… Đề tài chống Pháp có: Thiên tình sử Điện Biên, Tiếng đàn trong đêm khuya,
Dòng sông mất tích,…Đề tài lịch sử có thể kể đến: Tiếng chuông Thiên Mụ,
Người cầm cờ lệnh vua Quang Trung, … Truyện cổ tích bằng thơ: Chàng Ná,
Bốn anh em tài giỏi,…Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Nga, Trung
Quốc,…
Ngoài ra, Phùng Quán còn có nhiều tác phẩm khác viết về nghệ thuật sáng
tác và diễn tấu, nhiều bài báo cảm động in trên các báo Văn nghệ, Người Hà Nội,
Tiền phong,…Nhiều truyện ngắn của ông nhận được giải thưởng trong và ngoài
nước dưới nhiều bút danh như: Con cò vàng trong cổ tích, Cuộc đời một đôi dép

9



cao su, Thạch sanh cháu Bác Hồ, Dũng sỹ chép còm, Người du kích hói đầu,
Tiếng đàn trong rừng thẳm,…
Nói đến quá trình sáng tác văn xuôi của ông không thể không nhắc tới tên
các tác phẩm như tiểu thuyết Vượt Côn Đảo được viết khi nhà văn hai hai tuổi. Cả
một thế hệ thanh niên lúc đó đã từng coi đây là cuốn sách gối đầu giường: “Thời ấy
lũ học sinh – sinh viên mười chín, đôi mươi chúng tôi đọc say mê, có đoạn vừa đọc
vừa khóc”. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng nhận xét về tác phẩm này: “Quán không
được học hành đến nơi đến chốn nhưng có tài, chỉ gặp được các tù binh chính trị ở
Côn Đảo mà viết được như thế là giỏi lắm”. Đặc biệt, nhắc đến sự nghiệp sáng tác
của Phùng Quán, chúng ta không thể không nói đến tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
được nhà văn thai nghén suốt mười năm và là “Bản di chúc chiến sĩ cộng sản”,viết
như một lời khẳng định “Tôi là Vệ quốc đoàn! Tôi chưa bao giờ là tên phản động”.
Tuổi thơ dữ dội được khởi thảo bên hồ Tây năm 1968 và được hoàn thành
năm 1986. Đó là tác phẩm được viết bằng toàn bộ kí ức tuổi thơ của tác giả với một
văn phong độc đáo tạo ra dấu ấn riêng cho tác phẩm. Đây cũng là tác phẩm văn xuôi
thành nhất mà Phùng Quán được in bằng chính tên thật của mình sau ba mươi năm
sống trong khổ cực.Tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hi sinh của
những thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát
của Trung đoàn Trần Cao Vân. Tác phẩm miêu tả súc tích quá trình tham gia chiến
đấu và hi sinh ở tuổi đời còn rất trẻ của các thiếu niên trinh sát, tập trung quanh các
nhân vật tiêu biểu: Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Tư - dát, Bồng da rắn, Vịnh – sưa,
Vệ - to - đầu,… Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được
xuất bản và nhận giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, hai
năm sau đó đã được dựng thành phim cùng tên.
Như vậy, Phùng Quán đã đặt vị trí của mình vào số phận của nhân vật, cùng
với vốn sống và tài năng của mình để cho ra đời cuốn tiểu thuyết dày hơn bảy trăm
trang mang tên Tuổi thơ dữ dội. Mỗi trang văn là một trang đời, là một mảng kí ức
về lịch sử dân tộc, tác động rất lớn đến sự hiểu biết và trái tim độc giả. Vốn là tiểu

thuyết viết cho thiếu nhi nhưng nó lại chinh phục được cả tâm hồn người lớn tuổi
bởi nó được viết ra bằng tất cả tình cảm chân thành, từ cuộc sống hiện thực và cuộc

10


đời nhà văn. Đúng như lời nhà văn chia sẻ: “Thì ra những gì thật sự chân thành,
lương thiện, trong sạch và cao thượng đều có khả năng kì diệu tự mở lấy đường đến
thẳng trái tim các thế hệ mà chẳng cần giảng giải, biện minh”.
1.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán
Theo Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa:
"Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm nhận về con
người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, phương pháp thể hiện
con người trong văn học, tạo nên các giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho các hình
tượng nhân vật trong đó" [16; 55].
Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác
phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởi nhân vật văn học
là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học. Ở
mỗi giai đoạn văn học khác nhau, mỗi nhà văn khác nhau, quan niệm nghệ thuật về
con người cũng không giống nhau.
Quan niệm nghệ thuật về con người ở giai đoạn văn học hiện đại có những
điểm khác nhau ở từng thời kì nhỏ, ở từng tác giả xuất phát từ hoàn cảnh các nhân,
từ con mắt nhìn cuộc sống.
Có thể thấy, những năm tháng là chiến sĩ nhỏ trong trung đoàn Trần Cao
Vân là quãng đời không bao giờ chàng trai cố đô quên được. Mười năm sau vụ
Nhân giai- Văn phẩm, Phùng Quán đã âm thầm "thai nghén" tác phẩm lớn nhất của
cuộc đời mình, viết lại những năm tháng bi tráng ấy, để rồi gần hai mươi năm sau,
Tuổi thơ dữ dội được xuất bản năm 1988 gây một tiếng vang lớn, lập tức trở thành
tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài kí ức tuổi thơ.
Tuổi thơ dữ dội là kí ức tuổi thơ trong chiến tranh, được hoàn thành trong

thời kì đổi mới. Quan niệm về con người của nhà văn không còn đơn giản, xuôi
chiều, tuy nhiên đó chưa phải là sự đối lập như những tác phẩm của giai đoạn sau.
Tác phẩm bắt đầu manh nha những mầm mống đổi mới đầu tiên. Nếu như ở giai
đoạn trước, xung đột trong chiến tranh chỉ mang tính toàn dân giữa ta và địch khiến
cho chiến tranh được nhìn có phần đơn giản hơn; thì đến tác phẩm này cách nhìn
chiến tranh được mở rộng, có tích chất gay gắt, phức tạp. Chiến tranh không chỉ

11


được khai thác ở phương diên hào hùng với tinh thần đề cao chủ nghĩa anh hùng
của cách mạng mà còn được nhìn nhận ở cả những bi kịch, những mất mát đau
thương. Các chiến sĩ Việt Minh trong Tuổi thơ dữ dội không chỉ được khác họa ở
những nét hào hùng mà còn được tô đậm ở sự mất mát hi sinh. Nhà văn nhìn số
phận con người, đặc biệt là số phận trẻ thơ trong cuộc chiến tranh trong nhiều mối
quan hệ, quan hệ giữa trẻ em với gia đình, trẻ em với trẻ em, trẻ em với chính thế
giới nội tâm của nó và ngay cả mối quan hệ rất nhạy cảm giữa trẻ em với đất nước,
với chiến tranh cũng được tác giả thể hiện trong một chiều sâu hơn, thực hơn. Nhân
vật được đặt trong mối quan hệ đa chiều của cuộc sống đa dạng, phong phú và phức
tạp chứ không thuần nhất một chiều, đơn điệu và theo những nét chung.
Thế giới nhân vật trong Tuổi thơ dữ dội là một khối lượng đồ sộ các nhận
vật, đa dạng về lứa tuổi, tính các, cấp bậc,... Nhưng trong tâm nhất là nhân vật trẻ
thơ, những người anh hùng nhỏ tuổi. Chiến tranh khốc liệt đã gây nên những tổn
thương cho cá em không chỉ về cả thể xác mà còn cả tinh thần. Đó là những thế hệ
chưa kịp lớn đã phải gánh trên vai trọng trách nặng nề, các em không được sống
đúng với lứa tuổi hồn nhiên ngây thơ của mình. Các em không những phải chống
chọi với kẻ thù xâm lược, mà còn phải chống lại những cay đắng của cuộc đời luôn
rình rập xung quanh. Những điều này được khắc họa vô cùng sâu sắc trong Tuổi
thơ dữ dội, khiến cho tác phẩm có sức lay động mạnh mẽ bất kì một trái tim độc
giả nào.

Hơn nữa, tiểu thuyết được viết trong quãng đời trầm uất nhất của Phùng
Quán. Ông viết không chỉ bằng hoài niệm mà còn trong nỗi day dứt, niềm yêu
thương, sự kiêu hãnh của một nhà văn, viết để minh oan cho mình chính vì thế mà
những đau thương mất mát, những tổn thương tinh thần trong tiểu thuyết này được
khắc họa vô cùng chân thật. Phùng Quán viết về trẻ thơ mà như viết về chính mình,
mỗi em nhỏ là một phần con người tác giả. Những nỗi đau mà các em gặp phải cũng
chính là sự tổn thương ghê gớm của chính Phùng Quán mà ông đã trải qua, mà đang
gặm nhấm từng ngày.
Trẻ thơ trong tiểu thuyết này không được nhìn như một người lớn thu nhỏ mà
ngược lại, Phùng Quán nhìn trẻ em với con mắt cảm phục sự chiến đấu dũng cảm và cả

12


thương xót trước những mất mát quá lớn so với lứa tuổi của các em. Quan niệm ấy của
Phùng Quán mang đầy ý nghĩa nhân văn cao cả.
Đặc biệt, quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán còn được thể
hiện trong cách lựa chọn hình thức biểu hiện. Phùng Quán chọn hình thức tiểu
thuyết mang dáng dấp tự truyện. Nó khiến cái "tôi" của người viết "thể diện sắc nét
qua cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm bằng điểm nhìn từ
hiện tại". Bởi thế, mỗi trang viết Tuổi thơ dữ dội rất chân thận và bộc lộ rõ quan
niệm nghệ thuật của phùng quán về con người.
1.2 Khái niệm nhân vật
1.2.1 Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm về nhân vật văn học khác nhau. Để có một cái nhìn
tổng quan và chi tiết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số định nghĩa về nhân vật.
Trước nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nhân vật văn học.
Theo cuốn Từ điển văn học: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn
học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có
tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó là nơi tập

trung giá tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học” [19; 86].
Với định nghĩa này, các tác giả đã chỉ ra chức năng quan trọng của nhân vật và
mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức của tác phẩm. Có thể nói đây là một
định nghĩa tương đối toàn diện về nhân vật văn học.
Tìm hiểu khái niệm nhân vật, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng:“Nhân vật văn học
là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một
khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con
người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là
các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm
giống người” [2; 241].
Như vậy, nhân vật văn học đã được đặt trong mối tương quan với cá tính sáng
tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học.

13


Khái niệm nhân vật còn được định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học nhân
vật là“con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có
thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên riêng như
thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều,…khái niệm nhân vật văn học có khi
được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ là con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện
tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm…Nhân vật văn học chính là một đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống”
[8; 235].
Chúng ta còn tìm thấy cách hiểu khác của GS. Phương Lựu về nhân vật văn học:“Nói
đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, được thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch
Sanh,…Đó là những nhân vật mang nội dung và ý nghĩa con người…Khái niệm nhân
vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ

một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm…nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người
trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận ra” [9; 277-278]
Như vậy, nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức
của tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để khám phá, sự đánh giá lí giải, sự
miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đạt đến tính toàn vẹn, có
chiều sâu và sức hấp dẫn riêng đối với độc giả.
1.2.2 Sự thể hiện nhân vật trẻ thơ
Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội lấy chất liệu từ cuộc kháng chiến chống Pháp,
Phùng Quán viết nên câu chuyện vô cùng sâu sắc về tuổi thơ, về cuộc sống chiến
đấu vượt lên những thử thách, trải qua chiến tranh một cách oai hùng của các thiếu
niên trinh sát trong những năm gian khổ của cuộc chiến.
Viết về đề tài chiến tranh nhưng Tuổi thơ dữ dội được nhìn nhận từ nhiều
góc độ khác nhau từ những bi kịch, những mất mát đau thương. Nhân vật được nhìn
nhận trong nhiều mối quan hệ: gia đình, bạn bè với cuộc chiến đấu gian khổ bảo vệ
Tổ quốc. Đây là tác phẩm có số lượng nhân vật khá lớn, cả nhân vật có tên và nhân
vật không tên. Nhân vật trong tiểu thuyết này đa dạng về lứa tuổi, tính cách, có đủ

14


mọi giai tầng trong xã hội Huế thu nhỏ, và cũng chính là xã hội Việt Nam trong
những năm kháng chiến. Số lượng nhân vật lên tới hàng trăm người và có thể chia
thành nhiều nhóm nhỏ như: nhân vật trẻ em, nhân vật bộ đội chỉ huy, nhân vật phản
động,…nhưng phần lớn dung lượng của cuốn tiểu thuyết xoay quanh số phận của
những cậu bé có mối liên hệ sâu sắc với vận mệnh dân tộc. Đây là một tác phẩm
viết cho tuổi thơ bằng một cái nhìn chân thật, sâu sắc, toàn diện.Thế giới nhân vật
trẻ thơ hiện lên một cách sống động, vừa có tính cách vô tư, hồn nhiên lại vừa dũng
cảm trong chiến đấu.
Đọc Tuổi thơ dữ dội, ta bắt gặp gương mặt của những chiến sĩ ở độ tuổi thiếu

niên – đối tượng trung tâm của những trang viết, các nhân vật trẻ thơ được đặt trong
từng hoàn cảnh sống và chiến đấu cụ thể nhằm làm nổi bật lên đặc điểm độc về con
người và số phận của các em. Đối với hệ thống nhân vật trẻ thơ trong Tuổi thơ dữ
dội, người ta không thể áp dụng các lí thuyết của lí luận để phân chia, mà phải căn
cứ vào tính cách, đặc điểm của nhân vật. Khi đi sâu khai thác đề tài về nhân vật trẻ
thơ trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy các em tuy có cá tính, sở trường riêng
nhưng đều có một số điểm chung như tuổi thơ với sự hồn nhiên trong sáng thông
qua những chi tiết về tiếng cười, nước mắt, những trò chơi trẻ con và các mối quan
hệ tình cảm trong sáng với bạn bè, lãnh đạo; tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ phải làm
nhiều công việc từ nhỏ như Mừng, Vệ, Vịnh,… để mưu sinh; tuổi thơ anh hùng
trong chiến đấu vì khát vọng độc lập, tự do của dân tộc của các thiếu niên trinh sát
mà tiêu biểu là Mừng, Vịnh - sưa, Lượm - sứt và Quỳnh - sơn - ca. Bên cạnh đó,
khóa luận tốt nghiệp cũng tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật
trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán như khai thác ngôn ngữ
trẻ thơ, các hình ảnh tiêu biểu thể hiện cá tính nhân vật và giọng điệu thể hiện thái
độ, tình cảm của tác giả dành cho các em để qua đó giúp người đọc thấy được các
nhân vật này không hề nhàm chán mà lại hiện lên vô cùng sinh động, hấp dẫn.
Tuổi thơ dữ dội không phải là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện
có thật ở chốn trần gian. Ở đó những con người nhỏ tuổi đã tham gia vào cuộc
kháng chiến chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc với những chiến công hào hùng
bằng tất cả tình yêu quê hương, đất nước đến từ tâm hồn hồn nhiên, trong sáng của

15


các em. Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm
đẫm xúc động, cảm phục và tự hào.

16



CHƯƠNG 2
NHẬN DIỆN NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ
DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN
2.1. Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng
Nhà thơ Xuân Diệu từng nói:
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu
Ai cũng từng trải qua tuổi thơ với đầy ắp buồn vui và biết bao kỉ niệm. Thế
giới trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán cũng vô cùng chân
thực, đời thường, sinh động và hấp dẫn. Cho dù họ - những chiến sĩ nhỏ ấy sinh ra
và lớn lên cùng đạn bom nhưng điều đó không thể giết chết được tâm hồn trẻ thơ,
khói lửa chiến tranh không đủ sức mạnh để dập tắt nụ cười của các em. Nếu không
phải vậy thì sao hơn bảy trăm trang sách của tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội lại có khả
năng sưởi ấm hết bao thế hệ bạn đọc đến thế? Rõ ràng là truyện viết cho thiếu nhi
nhưng Phùng Quán khiến cho mọi người đều phải xúc động bởi những tình cảm
chân thật, cảm động nhất của thời thơ ấu đều được phản ánh rõ nét trong tác phẩm.
Nhất là khi thời thơ ấu diễn ra trong một thời kì lịch sử đặc biệt thì điều đó càng trở
nên hấp dẫn.
Đọc Tuổi thơ dữ dội, ta thấy những chiến sĩ nhỏ trong Vệ quốc đoàn có“tuổi
thơ gắn với vận mệnh, sự sống của đất nước và cách mạng từ thời trứng
nước”[13;58]. Tuy nhiên, tuổi thơ anh hùng ấy vẫn tràn đầy sự hồn nhiên, trong
sáng khi các nhân vật vẫn luôn sống đúng với cảm xúc của mình. Niềm vui, nỗi
buồn, tiếng cười, những giọt nước mắt, những câu nói ú ớ trong cơn mê của các em
đã được nhà văn miêu tả rõ nét thông qua một loạt các chi tiết. Dường như các em
vẫn vô tư, hồn nhiên và sống đúng với cảm xúc của mình.
Đó là tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên của các nhân vật trẻ thơ như Mừng, Tư
- dát, Hòa - đen. Sự hồn nhiên của các em được biểu hiện ở lòng tự hào kiêu hãnh
của trẻ con, ham lập công, ham phần thưởng. Hòa - đen tuy có nước da đen nhưng
vẫn có tự ái vì da mình vẫn chỉ “đen vừa vừa” nên khi bị bị nhầm là Mừng vì cũng


17


có nước da đen em đã nổi cáu: “Lầm, lầm cái chi rứa! Tớ đen nhưng chỉ đen vừa
vừa, có mô đen thui như hắn!
Một đứa đứng bên trái vẻ mặt liến láu, đưa tay vuốt ngực Hòa-đen, ngoắc miệng ra
cười:
-Đưa mình vuốt bớt cục tự ái xuống cho. Hề, hề, hề,… đen vừa hay đen thui thì
cũng là họ “cột nhà cháy” cả thôi mà. Tự ái làm chi cho cực!
Hòa-đen bực tức hất mạnh tay bạn đang vuốt ngực, làm cả đội cười vang”
[13; 11-12].
Ham muốn được lập công vì phần thưởng thể hiện sự hồn nhiên của các em.
Khi đại đội trưởng giao hẹn em nào lập được công trong nhiệm vụ trinh sát địch sẽ
được thưởng, ai nấy đều mừng rỡ đến suýt nhảy hết cả lên, lại còn cho rằng trên đời
này không ai tốt bằng đại đội trưởng Thới. Mong muốn được lập công, được khen,
được thưởng là mong muốn của bất kì đứa trẻ nào, kề cả những đứa trẻ chiến đấu
trong chiến tranh như các em trong đội Trần Cao Vân này. Là những chiến sĩ Vệ
quốc đoàn nhỏ tuổi, các em không chỉ tham gia chiến đấu mà còn được trang bị
những bài tập của chỉ huy giao cho. Trong khi mọi người đều run sợ, chưa đủ can
đảm nhảy từ trên cầu xuống mặt nước thì Mừng lại chứng minh lòng dũng cảm của
mình. Bấp chấp cái giá lạnh, sự ghê sợ độ cao Mừng đã leo lên cầu, phóng tấm thân
nhỏ bé của mình xuống dòng sông quê với một mong muốn mãnh liệt là được vào
đội trinh sát. Hành động của cậu bé đã tiếp thêm sức mạnh cho các bạn khác, hàng
loạt thể hiện bản thân rằng mình có thể làm được tất cả, vượt qua mọi khó khăn, tất
cả vì độc lập. Đến cả Tư - dát cũng phải quyết định phải đổi tên thành Tư - dát gan
cóc tía. Lòng kiêu hãnh của những đứa trẻ trong đội Thiếu niên trinh sát dường như
bị tổn thương nên các em đã quyết định vượt qua nỗi sợ hãi để đối diện với bài tập
của mình cùng với những nụ cười tươi vui nhất. Với chúng, được góp sức đánh giặc
là một điều trân quý. Có lẽ, khó lòng mà quên được hình ảnh những chú bé tinh

nghịch, tuy có lúc nhát gan nhưng giàu lòng tự trọng khi cùng nhau luyện bơi và
nhảy từ thành cầu xuống sông. Bơi lội là một chuyện tưởng chừng như khá đơn giản
với những đứa trẻ lớn lên ở vùng sông nước nhưng nhảy từ độ cao khá lớn xuống
mặt nước thì không hề dễ dàng. Vậy mà chúng “vẫn không quên nghịch ngợm,

18


chúng giẫm chân thật mạnh, làm cho ván cầu kêu rầm rầm” [13; 13] bởi vì các em
vẫn là trẻ con. Tư-dát vốn là đứa trẻ thông minh và có chút gì đó hài hước và lém
lỉnh nên em đã cố tình giả vờ thể hiện những động tác giống hệt chỉ huy. Hai tay em
cũng đưa thẳng ra phía trước, hai chân cũng tỏ ra nhún nhảy khá dẻo nhưng đội
trưởng chỉ nhún vài cái còn em thì nhún cả chục cái làm các bạn nhìn hoa cả mắt.
Tư - dát bất thình lình hô to:
“-Hai…ba! Này!
“Nó hô dõng dạc đến nỗi làm cho cả đội trưởng tưởng nó đang lao xuống sông.
Nhưng bất ngờ nó ngồi thụp xuống cột cầu, ngoẹo đầu, méo mồm, trợn mắt làm trò
hề. Cả đội bị mắc lỡm ôm bụng cười bò. Hình như cả đội đã quá quen với trò đùa
của Tư-dát” [13; 16] Cho đến khi Mừng dũng cảm xung phong nhảy xuống sông thì
cả đội ức quá, đau giãy lên như bất thình lình bị ai quất mấy roi mây vào mông. Thế
là quên hết sợ hãi và chẳng cần giục, các em ào ào trèo lên thành cầu, thi nhau hét
to:
“- Hai…ba…này! Rồi lao ầm ầm xuống sông” [13; 17]
“Tư dát vụt đứng thẳng người, nhìn đội trưởng nói to:
- Dạ không! Lần này em nhất định phải đổi được tên Tư - dát gan cóc tía! Rồi nó
trèo phắt lên thành cầu.
Và chẳng nhún nhiếc gì hết, nó nhắm mắt nhắm mũi nhảy bừa xuống sông (…) Các
bạn bơi xúm quanh nó, mừng rỡ nói” [13; 18] Cả một đội chiến sĩ nhỏ hồn nhiên tới
mức bỏ qua nỗi sợ hãi của bản thân để vượt cả cả thử thách lớn. Nếu chỉ nhìn sự
việc một cách qua loa có lẽ ta chỉ thấy chúng làm vậy chỉ vì một phút sĩ diện nhất

thời. Đến khi có đủ thời gian để đọc cả tác phẩm và nhìn nhận một cách toàn diện
hơn ta sẽ hiểu động lực để các em có thể có thể đồng lòng thực hiện bài tập chính là
lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự tôn kiêu hãnh của những chú bé trinh sát
khoác trên mình trang phục của Vệ quốc đoàn. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng nhất,
trong sáng nhất chảy trong trái tim hồn nhiên, trong chỉ vừa mười ba, mười bốn tuổi
đời với lòng yêu nước nhiệt thành, sẵn sàng xả thân vì cách mạng.
Sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thần tiên còn được thể hiện trực tiếp qua
chính cách suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của các em. Khi Mừng được anh đội

19


trưởng hỏi thông tin để cho gia nhập Vệ quốc đoàn, cậu ta đã đáp lại những câu hỏi
của chỉ huy bằng những câu nói hết sức ngô nghê mà hồn nhiên, trong sáng. Lúc đội
trưởng hỏi em có biết công việc mình sẽ làm khi gia nhập Vệ quốc đoàn không thì
Mừng tỏ ra luống cuống và muốn nhận sự giúp đỡ từ mọi người. Nhiều em thấy
thương Mừng nên đã cố ý gợi ý.
“- Làm trinh sát…làm trinh sát…
Đội trưởng đưa tay ra khẩu hiệu không được nhắc
Như mở cờ trong bụng, Mừng vội vã đáp:
- Dạ, làm khinh sát (…)” [13; 20]
Lí do thôi thúc Mừng yêu quý công việc mình đã chọn cũng rất đơn giản là vì
“tụi Tây đá đít người mình” nhưng nó lại xuất phát từ lòng căm thù giặc sâu sắc của
người thiếu niên có tâm hồn trong sáng chỉ mới mười ba tuổi đời. Tuy có phần ngô
nghê, hồn nhiên trong cách trả lời chỉ huy trưởng nhưng Mừng đã nói rất rành rọt
rằng mình có thể bơi lội, nấu cơm, bồng em thậm chí là chọi dế để góp phần đánh
giặc.
Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng của những đứa trẻ còn được Phùng Quán tập
trung miêu tả ngay cả khi các em đi vào giấc ngủ: “Từng tổ một nằm úp thìa lên
những tấm phản, những mặt bàn kê liền nhau, ôm nhau ngủ ngon lành. Nhiều chiếc

chăn bị đạp tung, mấp mé tạt xuống đất. Có em nằm xoay ngang đầu lộn xuống
chân, chân gác lên bụng bạn nằm bên cạnh. Có em bật cười lên khúc khích, ú ớ nói
mê … Có lẽ đây là giấc ngủ ngon lành, bình thản nhất của những người chiến sĩ
trước giờ ra trận.” [13; 55]. Sự trong sáng, thơ ngây ấy có sức cảm hóa ghê gớm
tới mức có thể thanh lọc tâm hồn, gọi về những miền xanh thẳm của tuổi thơ để
chúng ta nhớ về khoảng thời gian vui vẻ nhất của đời người mà không cần lo lắng,
không quá buồn trước những thay đổi của cuộc sống đầy biến động. Chúng đem cả
giấc mơ đánh giặc cứu nước vào giấc ngủ bình yên của mình.
Tuy trong cuộc sống thường nhật các em vẫn những đứa trẻ hồn nhiên là thế
nhưng khi được giao nhiệm vụ thì lại rất nghiêm túc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dù
phải trải qua rất nhiều khó khăn, hiểm nguy nhưng chưa một lần các em hối hận hay
gục ngã đầu hàng. Nhưng khi chứng kiến cái chết của những anh chiến sĩ, bộ đội

20


×