Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Trò diễn trong lễ hội cầu mùa của người Việt Bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.13 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*****************

NGUYỄN THỊ LIÊN

TRÒ DIỄN TRONG LỄ HỘI CẦU MÙA
CỦA NGƢỜI VIỆT BẮC BỘ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*****************

NGUYỄN THỊ LIÊN

TRÒ DIỄN TRONG LỄ HỘI CẦU MÙA
CỦA NGƢỜI VIỆT BẮC BỘ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

HÀ NỘI, 2017



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã
truyền đạt những kiến thức chuyên ngành, chỉ dạy em trong suốt quá trình học
tập tại trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. Đặc biệt là cô giáo - TS. Nguyễn Thị Ngọc
Lan đã định hƣớng đề tài và hƣớng dẫn tận tình để em hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân còn nhiều
hạn chế, khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận đƣợc
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Liên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Các nội dung nghiên cứu
trong đề tài này là trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kì hình thức nào.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Liên


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ YẾU TỐ
TRÒ DIỄN TRONG LỄ HỘI ........................................................................... 5
1.1. Lễ hội truyền thống ..................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống..................................................................5
1.1.2. Đặc trƣng lễ hội truyền thống ..................................................................6
1.1.3. Phân loại lễ hội truyền thống .................................................................10
1.2. Yếu tố trò diễn trong lễ hội truyền thống .................................................. 21
1.2.1. Khái niệm trò diễn..................................................................................21
1.2.2. Đặc điểm trò diễn ...................................................................................22
CHƢƠNG 2. TRÒ DIỄN – LỂ THỨC ĐẶC SẮC TRONG LỄ HỘI CẦU
MÙA CỦA NGƢỜI VIỆT BẮC BỘ .............................................................. 27
2.1. Trò diễn - lễ thức tái hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp...................... 27
2.2. Trò diễn - lễ thức cầu mƣa ........................................................................ 30
2.3. Trò diễn – lễ thức cúng hồn lúa/ thần lúa ................................................. 33
2.4. Trò diễn - lễ thức trình nghề ..................................................................... 38
2.5. Trò diễn - lễ thức thi tài và các trò bách hí ............................................... 41
2.6. Trò diễn - lễ thức phồn thực ...................................................................... 43
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội ở Việt Nam đa dạng và phong phú, mỗi lễ hội mang một nét văn
hóa độc đáo riêng của từng vùng miền, dân tộc. Trải dài theo hình chữ S từ
Bắc vào Nam, mỗi năm nƣớc ta có hơn 7000 lễ hội truyền thống khác nhau.
Đến hẹn lại lên, mỗi lễ hội đƣợc tổ chức một lần trong năm, nhiều nhất là vào
thời điểm “xuân thu – nhị kì”, hai mùa đẹp nhất trong năm. Đây là khoảng
thời gian bắt đầu hay kết thúc một mùa vụ nông nghiệp là lúc nông nhàn, bà
con có thời gian nghỉ ngơi dài và họ bắt đầu tổ chức hội hè. Lễ hội mang ý
nghĩa tâm linh, để nhân dân cầu cúng cảm tạ các vị thần, cho một năm mới
mùa màng bội thu, thóc lúa đầy nhà. Ngoài ra lễ hội còn đáp ứng nhu cầu vui
chơi giải trí, mọi ngƣời cùng hòa vào cuộc chơi của cộng đồng, giải tỏa mọi
căng thẳng mệt mỏi sau những ngày lao động vất vả. Lễ hội cứ thế tồn tại, nó
không mất đi mà ngày càng đƣợc mở rộng, nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt
của con ngƣời. Ngày nay, xu hƣớng đƣợc trở về cội nguồn là điều tất yếu, vì
vậy mà lễ hội mỗi năm đón nhận những ngƣời con xa xứ, du khách thập
phƣơng trở về quê hƣơng để cùng tham gia vào những hoạt động thiêng liêng
của lễ hội, cùng vui chơi trong một không gian đặc biệt.
Trong lễ hội, yếu tố trò diễn đóng một vai trò quan trọng và nổi bật. Có
thể thấy, trò diễn với những lễ thức độc đáo luôn mang đậm dấu ấn địa
phƣơng, vùng miền, thể hiện một cách rõ nét đời sống sinh hoạt văn hóa của
nhân dân. Trong lễ hội cầu mùa của ngƣời Việt Bắc bộ, trò diễn đƣợc biểu
hiện khá phong phú song các lễ thức luôn gắn với tín ngƣỡng hội mùa nông
nghiệp nhƣ cầu mƣa, cúng hồn lúa/thần lúa…; các sự tích về những ngƣời có
công với làng, với nƣớc…; các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trình nghề,
thi tài, trò bách hí… Qua đó, gửi gắm ƣớc nguyện về cuộc sống ấm no, dân
khang vật thịnh của con ngƣời.

1



Là sinh viên ngành Việt Nam học, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu
về yếu tố trò diễn trong lễ hội cầu mùa, đặc biệt là của ngƣời Việt Bắc Bộ để
có thêm vốn hiểu biết và có thể cung cấp những thông tin, tƣ liệu cần thiết
cho việc bảo tồn những giá trị truyền thống.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về trò diễn trong lễ hội cầu mùa đã có không ít bài viết trên
tạp chí chuyên ngành hay trong một số công trình chuyên khảo.
Trƣớc hết phải kể đến Trò diễn dân gian cổ truyền ở lưu vực sông Mã
và sự giao lưu văn hóa khu vực [7] của Trần Thị Liên xuất bản năm 2007.
Công trình tập trung nghiên cứu những trò diễn phản ánh đời sống sản xuất
nông nghiệp và phục vụ nhà nông. Những hội trình nghề có trò chơi, trò diễn,
trò tứ dân, giới thiệu tất cả các ngành nghề, song chủ yếu là đề cao sĩ, nông.
Hay Trò diễn trong lễ hội dân gian của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ
[2;tr.31-tr.33] của tác giả Đặng Thu Hoài đƣợc Nxb Thanh niên xuất bản năm
2008. Công trình đã nghiên cứu một số trò diễn trong lễ hội dân gian vùng
châu thổ Bắc Bộ. Có thể xem đây nhƣ một đóng góp đáng kể trong việc nhìn
nhận và đánh giá đúng đắn hơn về giá trị nhân bản và lịch sử của trò diễn,
một trong những vấn đề khoa học rất đáng đƣợc quan tâm.
Tiếp đến vào năm 2011 tác giả Đỗ Thị Thanh Nhàn có bài viết Trò diễn
trong lễ hội cổ truyền của người Việt ở xứ Thanh [10] in trên Tạp chí VHNT
số 326. Theo đó, trò diễn dân gian Thanh Hóa phát triển theo quy luật từ đơn
giản đến phức tạp, từ thô phác đến phong phú, sinh động. Điều đáng chú ý ở
đây là trò diễn luôn vận động theo quy luật tự nhiên, phát triển nâng cao đáp
ứng nhu cầu thƣởng thức của quần chúng nhân dân. Nếu lấy hệ thống xuân
phả làm mốc về sự ảnh hƣởng yếu tố nghệ thuật cung đình, sẽ thấy từ đó nó
tiếp tục đƣợc vận động, nâng cao khi du nhập sang các làng trò. Nhƣ vậy, quá
trình vận động của trò diễn dân gian xứ Thanh theo chiều hƣớng xoay vòng,

2



từ dân gian du nhập vào cung đình, rồi từ cung đình lại quay trở lại dân gian
theo mô hình: dân gian (đơn giản) - cung đình - dân gian (nâng cao).
Năm 2014, có bài viết Độc đáo trò diễn dân gian Xuân Phả - Thọ Xuân
[8] của Bảo Linh. Trò diễn Xuân Phả đã diễn lại các tích từ xa xƣa, nhắc nhở
cho con cháu nhớ về cội nguồn. Đây là trò diễn nó đã đi sâu vào đời sống tinh
thần, là niềm tự hào của ngƣời làng Xuân Phả. Hàng năm cứ vào ngày 10
và 11/2 âm lịch hay lễ hội Lam Kinh (22/8 Âm lịch) thì trò Xuân Phả lại đƣợc
diễn ra tƣng bừng trên đất Lam Sơn lịch sử.
Năm 2015, Võ Hoàng Lan có chuyên luận Trò diễn - Một biểu tượng
của lễ hội dân gian [6;tr.25-tr.28]. Đây là công trình nghiên cứu về trò diễn với
ý nghĩa biểu tƣợng của nó. Trò diễn mang trong mình những mã văn hóa luôn
đƣợc bồi đắp, bổ sung ý nghĩa để có thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu tâm linh của
ngƣời đƣơng thời và đó cũng là lý do tại sao đến tận ngày hôm nay nó vẫn tiếp
tục đƣợc lƣu giữ và thực hành. Tuy nhiên, do tính đa nghĩa của biểu tƣợng mà
không phải lúc nào giá trị của nhiều trò diễn cũng đƣợc nhận thức một cách
đầy đủ, nhất là những trò diễn đã đƣợc bồi phủ nhiều lớp văn hóa theo thời
gian, đã tích hợp trong đó vết tích của nhiều hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo.
Trên cơ sở gợi ý của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về
vấn đề này với mong muốn góp phần công sức về việc bảo tồn, lƣu giữ những
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích: Tìm hiểu yếu tố trò diễn trong lễ hội cầu mùa của ngƣời
Việt ở Bắc bộ với các biểu hiện cụ thể của nó; Bồi dƣỡng kiến thức và tự
nâng cao năng lực nghiên cứu cho bản thân, khi đi sâu tìm hiểu một yếu tố
độc đáo của lễ hội truyền thống.

3



+ Nhiệm vụ: Nhận diện yếu tố trò diễn trong lễ hội cầu mùa; Phân tích
và hệ thống hóa các lễ thức tiêu biểu trong lễ hội cầu mùa của ngƣời Việt ở
Bắc bộ.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Yếu tố trò diễn trong lễ hội cầu mùa của
ngƣời Việt ở Bắc Bộ.
+ Phạm vi nghiên cứu: Yếu tố trò diễn hiện diện trong lễ hội của ngƣời
Việt Bắc bộ nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên trong giới hạn nội
dung khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu lễ hội cầu mùa của ngƣời
Việt (Kinh) ở Bắc bộ, cụ thể ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh
thuộc khu vực Đông bắc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điền dã
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
- Phƣơng pháp liên ngành
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về lễ hội truyền thống và yếu tố trò diễn trong lễ
hội truyền thống
Chƣơng 2: Trò diễn – lễ thức đặc sắc trong lễ hội cầu mùa của ngƣời
Việt Bắc bộ

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ
YẾU TỐ TRÒ DIỄN TRONG LỄ HỘI
1.1. Lễ hội truyền thống

1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống
Với nền văn minh lúa nƣớc lâu đời ở xứ sở nhiệt đới, lễ hội truyền
thống Việt Nam có nhiều hình thức phong phú và độc đáo.
Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa. Nền văn hóa
Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp. Vì vậy lễ hội truyền thống Việt Nam là
lễ hội nông nghiệp. Cội nguồn sâu xa nhất là tín ngƣỡng phồn thực trong
nông nghiệp của dân tộc Việt Nam luôn cầu mong mƣa thuận gió hòa vạn vật
sinh sôi nảy nở.
Theo GS. Trần Quốc Vƣợng, lễ hội nông nghiệp không chỉ bao hàm
những lễ hội gắn một cách trực tiếp với nghề nông mà ta có thể gọi là ghi
thức hay nghi lễ nông nghiệp nhƣ lễ hội “lồng tồng” của ngƣời Tày, lễ tế thần
nông, lễ hạ điền (xuống đồng của ngƣời Mƣờng), lễ hội thƣợng điền của
ngƣời Việt - mà bao gồm cả những hội săn chim, đuổi cuốc, săn hổ, bắt cáo,
hội đánh bắt cá ở suối, ao, hồ, hội hái lá, hái măng, hội chùa, hội đình,… Tất
cả chúng đều đƣợc gọi là lễ hội nông nghiệp vì chúng diễn ra trong không
gian thôn dã với một thời gian thôn dã (mang tính chất chu kì). Chủ nhân của
những lễ hội này chủ yếu là nông dân, là thợ thủ công, địa chủ, quan lại, sống
ở vùng quê và có lối sống thôn dã. Bản sắc văn hóa Việt Nam đƣợc thể hiện
đậm nét nhất ở văn hóa làng. Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa dân
gian truyền thống – thành tố làm nên bản sắc văn hóa làng đó [13].
GS.TS Nguyễn Duy Qúy định nghĩa về lễ hội một cách cụ thể nhƣ sau:
“Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các mặt tinh
thần và vật chất, tôn giáo, tín ngƣỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời

5


thƣờng. Đó còn là một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút
một số lƣợng lớn những hiện tƣợng của đời sống xã hội…” [13]
Lễ hội truyền thống xuất phát từ nhu cầu nội tại của con ngƣời. Lễ hội

bao giờ cũng hƣớng tới một đối tƣợng thiên nhiên cần suy tôn: các vị tiên,
phật, thần thánh, những vị nhiên thần và nhân thần mà xét đến cội rễ thì đó
chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của những anh hùng
có công khai phá và xây dựng, những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những
ngƣời có công dạy dỗ, truyền nghề, chống thiên tai, trừ ác thú, chữa bệnh cứu
ngƣời hoặc những đấng thiên nhiên giúp con ngƣời hƣớng thiện, tạo dựng
một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống chính là dịp để con ngƣời giao lƣu, cộng cảm và
trao truyền những đạo lí, tình cảm, mĩ tục và những khát vọng cao đẹp, còn là
cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, củng cố tinh thần cố kết dân tộc và tình yêu
quê hƣơng đất nƣớc cùng niềm tự hào về gốc gác của mình.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời
gọi kì lạ đối với nhiều ngƣời, nhiều lứa tuổi. Ngƣời đến với lễ hội là đến với
chốn linh thiêng cao cả, với tâm thức chân thành và thanh thản với khát vọng,
ƣớc mong tốt lành.
1.1.2. Đặc trƣng lễ hội truyền thống
Việt Nam có tới hơn 7000 lễ hội truyền thống diễn ra trên khắp mọi
miền đất nƣớc. Sự xuất hiện với tỉ lệ dày đặc của lễ hội đã đƣợc đúc kết trong
nhiều câu ca dao, tục ngữ, chẳng hạn: “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội
Dâu/Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng”. Lễ hội truyền thống Việt Nam
mang những nét đặc trƣng nổi bật nhƣ sau:

6


a) Tính cộng đồng
Trong lễ hội con ngƣời có những quan hệ thân mật và sự giao tiếp
phóng khoáng; con ngƣời đƣợc tái sinh bằng việc tái hòa nhập cộng đồng.

Những quan hệ tƣởng nhƣ đã cũ đƣợc đổi mới trong những ngày lễ hội. Lễ
hội xóa đi sự xa lạ, lạnh lùng, trơ mòn bởi cái thƣờng ngày lặp đi lặp lại trong
quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Bởi vậy, nhiều cung bậc tình cảm, nhƣ tình
làng xóm, tình đồng bào, tình phƣờng hội, tình thân tộc và tình cảm bạn bè,
nhờ vào không khí hội hè, cũng có thêm sắc thái mới. Nhờ vậy, dƣờng nhƣ
mỗi con ngƣời đều tự cảm thấy mình đang đƣợc trở về với chính mình, mình
đích thực là con ngƣời giữa cộng đồng.
Chúng ta vẫn thƣờng nói đi xem hát nhƣng lại nói đi dự hội, có nghĩa
khi đi hội, mọi ngƣời đều sống trong không khí lễ hội. Trong lễ hội con ngƣời
cảm thấy đƣợc sự tái sinh và sự đổi mới của thiên nhiên và thời vụ, của cuộc
đời và con ngƣời, các quan hệ làng nƣớc và của chính mình. Ở đây con ngƣời
đƣợc sống theo quy luật tự do hội hè (ví dụ trong các hội Chen, tục bắt trạch
trong chum, tục triệt đăng trong một số lễ hội, ở đó, các hoạt động có tính
thực đƣợc tự do).
Hàm nghĩa sâu xa của lễ hội không chỉ dừng lại ở cảm quan về thời gian,
mà còn đƣợc thể hiện ở cảm quan về không gian. Không gian lễ hội thực chất
là sự đổi mới về không gian thông thƣờng thành một không gian văn hóa đặc
biệt. Vẫn mái đình, cây đa, thửa ruộng ngày ngày ta gặp, vẫn con đƣờng làng
với những lều quán quen thuộc, nhƣng trong những ngày lễ hội, bỗng trở nên
mới mẻ, tƣng bừng náo nức, trở nên thiêng liêng và cao cả. Vẫn gò, vẫn đống,
vẫn gốc cây bình dị ngày nào, trong những ngày lễ hội bỗng nhƣ có điều muốn
nói, nhƣ có linh hồn dƣờng nhƣ chúng đều có tên trong các trò sắp diễn ra
trong phần lễ hội, dƣờng nhƣ chúng sắp tham gia vào diễn trình của lễ rƣớc.
Lễ hội nào ở Việt Nam cũng đậm tính cộng đồng. Chẳng hạn lễ hội
Yên Tử hay lễ hội đền Hùng,…

7


Lễ hội Đền Hùng đƣợc tổ chức hàng năm là phong tục đẹp trong truyền

thống “uống nƣớc nhớ nguồn” của ngƣời dân đất Việt. Và từ rất lâu đời trong
tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng” của cả
nƣớc, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có
lúc thịnh, lúc suy nhƣng lễ hội đền Hùng vẫn đƣợc tổ chức. Điều này đã thể
hiện rõ bản lĩnh phi thƣờng và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam. Ngƣời dân hành hƣơng về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn
giáo, chỉ cần là ngƣời Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là
con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là ngƣời Việt Nam nếu có
sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hƣơng về đất Tổ thì tự mình có thể
thực hiện ƣớc nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện.
Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vƣơng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự
hƣng thịnh của nòi giống, là biểu tƣợng của tinh thần cộng đồng. Ngƣời đến
hội mang theo lòng ngƣỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngƣỡng đã
ăn sâu vào tâm thức ngƣời Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phƣơng trời nào.
b) Tính cộng cảm
Khi làng mở hội, ngƣời đi dự hội đƣợc trải nghiệm một không gian văn
hóa vừa thân quen, vừa mới mẻ. Tình cảm đó sẽ đem lại cho ngƣời đi dự lễ
hội những tình cảm mới, một sự cân bằng sinh thái và tâm lý quan trọng.
Lễ hội không chỉ là dịp giúp con ngƣời truyền đạt tình cảm, đạo lý và
khát vọng cho nhau mà còn là dịp để con ngƣời giao hòa với quá khứ và hiện
tại, qua đó con ngƣời củng cố thêm sức mạnh cộng đồng và thể hiện sự tôn
kính của mình đối với tạo hóa và tổ tiên cội nguồn của mình.
Khi nói đến tính cộng cảm, lễ hội tiêu biểu ta có thể kể đến đó là lễ hội
Yên Tử. Yên Tử - nơi tu thành chính quả của vị anh hùng dân tộc, đức vua,
Phật hoàng Trần Nhân Tông. Yên Tử là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, từ xa
xƣa đã thu hút nhiều tăng ni về tu hành, đạt đạo. Vào thời Trần, tại Yên Tử,

8



Thái thƣợng hoàng Trần Nhân Tông đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử, dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Trong tâm niệm của
ngƣời dân Việt Nam, Yên Tử là kinh đô xƣa của Phật giáo Việt Nam. Trải
qua biết bao thăng trầm lịch sử, dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và danh sơn
Yên Tử đã trƣờng tồn phát triển trở thành những di sản đồ sộ với hàng chục
ngôi chùa, hàng trăm am, tháp lớn nhỏ, hàng ngàn di vật cổ giữa một vùng đồi
núi điệp trùng, chứa đựng những giá trị độc đáo lịch sử văn hóa gắn liền với
công lao của 3 vị tổ Trúc Lâm, đặc biệt là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
c) Tính thiêng liêng
Không gian lễ hội còn là không gian thiêng liêng, cao cả. Lễ hội thƣờng
đƣợc diễn ra ở những khu vực có công trình kiến trúc nhƣ: đình, chùa, đền,
miếu, phủ, điện, bia, tƣợng, lăng, tháp… Những công trình đó không chỉ là
những di sản văn hóa vật thể tồn tại qua thời gian, mà còn là nơi lƣu giữ các
huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích về các vị tiên, thần thánh, đức Phật – cả
nhiên thần và nhân thần – những ngƣời có công khai phá mở mang bờ cõi,
những ngƣời anh hùng chống ngoại xâm, những vị tổ của các nghề, những
ngƣời tài cao đức trọng. Chính lễ hội làm sống lại các huyền thoại, truyền
thuyết và cổ tích này, hay nói cách khác những con ngƣời trong quá khứ đã
hiện về bất tử và tham gia vào lễ hội cùng với con ngƣời hôm nay. Mặt khác,
các hoạt động lễ hội thƣờng hƣớng tới những đối tƣợng thiêng liêng cao cả,
đƣợc nhân dân sùng kính và thờ phụng, hƣớng tới các chuẩn mực, giá trị và
biểu tƣợng văn hóa. Lễ hội truyền thống thƣờng gắn liền với tín ngƣỡng dân
gian, do vậy, cũng có thể gọi nó là lễ hội – tín ngƣỡng dân gian.
Tiêu biểu cho tính thiêng ta không thể không nhắc đến cái tên Bà Triệu.
Khi nhà Ngô xâm lƣợc đất nƣớc gây nên cảnh đau thƣơng cho dân chúng,
khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ
nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí

9



phách của mình mà đến nay không mấy ngƣời Việt Nam là không biết: "Tôi
muốn cƣỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh
đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom
lƣng là tì thiếp ngƣời ta". Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39
anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tƣớng và lập nên
một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm.
Biết bà có tính yêu sự sạch sẽ, ghét tính dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận
đánh từ tƣớng đến quân đều loã thể. Bà không chịu đƣợc chiến thuật đê hèn
đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống
vái trời đất: "Sinh vi tƣớng, tử vi thần" (Sống làm tƣớng, chết làm thần) rồi
rút gƣơm tự vẫn. Sau khi bà mất dân vùng Bồ Điền, Phú Điền vẫn nghe trên
không trung tiếng cồng thúc quân, voi gầm, ngựa hí. Bà còn phù hộ cho nhiều
thủ lĩnh sau này đánh tan quân xâm lƣợc đất nƣớc. Có ngƣời sau này lên làm
ngôi vua, nhƣ Lý Bô, đã xây đền, lǎng mộ để ghi nhớ công ơn của Bà.
Đến nay chuyện Bà Triệu vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi ngƣời
Việt Nam với lòng ngƣỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với
thời gian tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của
quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một ngƣời phụ nữ liệt oanh của Dân
tộc Việt Nam.
1.1.3. Phân loại lễ hội truyền thống
Hiện nay, các tiêu chí phân loại lễ hội ở nƣớc ta còn chƣa có sự thống
nhất. Các nhà nghiên cứu, trên cơ sở nhận thức và quan điểm cá nhân đã chia
lễ hội thành 2 loại (Đinh Gia Khánh) 3 loại (Hồ Hoàng Hoa) 4 loại (Tôn Thất
Bình) 5 loại (Lê Thị Nhâm Tuyết) 6 loại (Trịnh Cao Tƣớng) [Dẫn theo 1;
tr.18-23]. Mỗi cách phân loại đều thể hiện điểm mạnh cũng nhƣ hạn chế, vì
thế khó kết luận đƣợc cách phân loại nào là tối ƣu. Trong quá trình triển khai
đề tài khóa luận, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đi theo cách

10



phân loại của nhà nghiên cứu Hoàng Lƣơng, trình bày trong cuốn Lễ hội
truyền thống các dân tộc Việt Nam. Theo đó, lễ hội đƣợc chia thành hai loại
chính nhƣ sau:
a) Lễ hội gắn với tín ngƣỡng cầu mùa
Theo từ điển tiếng Việt thì tín ngƣỡng là “tin theo một tôn giáo nào
đó”. Nhƣ vậy, tín ngƣỡng chỉ là một niềm tin tôn giáo. Mỗi tín đồ của một
tôn giáo nào đó đều có niềm tin riêng của mình, khác với niềm tin của tôn
giáo khác. Lâu nay, có một số ngƣời hiểu không đúng về thuật ngữ này,
thƣờng coi tín ngƣỡng cũng là tôn giáo (tín ngƣỡng dân gian cũng là một
tôn giáo sơ khai). Tín ngưỡng không có ý chỉ là một tôn giáo, mà chỉ là một
niềm tin có tính chất tôn giáo. Hiến pháp Việt Nam có ghi “mọi công dân
đều có quyền tự do tín ngưỡng”, điều đó có nghĩa là mỗi công dân đều có
quyền chọn cho mình một tín ngƣỡng (một niềm tin tôn giáo nào đó). Nói
khác đi là Nhà nƣớc ta không cấm mọi ngƣời tin theo một niềm tin tôn giáo
nào đó. Đại đa số nhân dân Việt Nam đều tin theo tôn giáo sơ khai mà
ngành dân tộc học gọi là “đa thần giáo” xuất phát từ quan niệm “vạn vật
hữu linh”.
Nhân dân ta cho rằng mọi sự vật hiện tƣợng xung quanh ta và cả bản
thân con ngƣời đều có sức sống (ngƣời Angonkin – Bắc Mỹ gọi là “Anima”
(= sức sống) mà ta quen gọi là hồn, vía. Những “sức sống” có loại có lợi, có
loại có hại cho con ngƣời, cho gia súc và cho cả cây trồng… Vì thế, các dân
tộc thƣờng tổ chức thờ các sức sống có lợi để cầu xin sự phù hộ độ trì và cúng
tế cho các sức sống có hại nhằm ngăn chặn và loại trừ các tác hại của chúng.
Chính những sự thờ cúng này đã sinh ra các nghi thức, nghi lễ của tín ngƣỡng
dân gian.
Ví dụ, chúng ta tin hạt mƣa là do công sức của lực lƣợng tự nhiên mà ta
quen gọi là “tứ pháp” (pháp vân – mây, pháp vũ – mƣa, pháp lôi – sấm chớp


11


và các pháp điện – sét) làm ra. Cho nên, hằng năm hay là lúc gặp hạn, chúng
ta thƣờng cúng cả bốn lực lƣợng tự nhiên này để cầu mƣa xin mƣa. Cũng với
niềm tin nhƣ thế, khi lụt lội mƣa nhiều quá chúng ta lại cúng cầu tạnh. Do tổ
tiên có thể phù hộ độ trì cho con cháu, cho nên chúng ta cũng thƣờng xuyên
tổ chức thờ cúng tổ tiên vào những dịp cần thiết. Những niềm tin đó là nhu
cầu cần thiết trong đời sống tâm linh của con ngƣời. Tóm lại, tín ngƣỡng
không phải là một tôn giáo mà chỉ là một niềm tin tôn giáo.
Lễ hội gắn với tín ngƣỡng cầu mùa phổ biến ở tất cả các dân tộc. Tuy ở
mỗi địa phƣơng mỗi dân tộc có những nghi thức, nghi lễ khác nhau, nhƣng
đều cùng chung một nội dung là cầu mùa. Những nội dung đó đƣợc thể hiện
một cách sinh động ở các lễ thức sau:
- Lễ thức liên quan đến chu trình sản xuất nông nghiệp bao gồm lễ hội
tái hiện các sinh hoạt kinh tế tiền nông nghiệp nhƣ săn bắn, hái lƣợm, lễ mở
cửa rừng, hồ đánh cá… và những lễ thức tái hiện hoạt động sản xuất nông
nghiệp nhƣ cây cối, hội tầm tang, trình nghề nông, thờ ông Điền…
- Lễ thức cầu đảo: cầu mƣa, cầu tạnh, mƣa thuận gió hoà, sóng yên
biển lặng (rƣớc, cúng tứ pháp, lễ cầu mƣa ở các dân tộc, thờ cá Ông)…
- Lễ thức biểu dương, dâng cúng các thành phẩm nông nghiệp (rƣớc
lợn, xôi, lễ ăn cơm mới, …)
- Lễ rước thờ cúng hồn lúa (còn phổ biến ở nhiều dân tộc thiểu số).
Những lễ thức trên đây đều mang tính chất tín ngƣỡng cầu mùa, mong
sao mùa màng phong đăng hòa cốc, ngƣời an vật thịnh, ngành nghề phát triển.
Có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu nhƣ lễ hội làng La Phù (Hoài Đức
– Hà Nội), diễn ra vào ngày 13/1 âm lịch hàng năm, thu hút hàng nghìn ngƣời
tham dự.
Từ lâu, lễ rƣớc “Ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh
của ngƣời dân làng La Phù huyện Hoài Đức – Hà Nội. Tƣơng truyền, lễ rƣớc


12


“Ông lợn” là dịp để dân làng tƣởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang
dƣới thời Hùng Duệ Vƣơng thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi.
Trƣớc mỗi khi lên đƣờng đi đánh giặc ông lại thổi xôi, mổ lợn khao quân.
Ngƣời dân trong làng khi đó thƣờng mang lợn đến dâng và tôn thờ là Thành
Hoàng làng.
Năm nào cũng vậy, đúng ngày 13 tháng Giêng âm lịch, bất kể nắng hay
mƣa, dân làng La Phù vẫn giữ truyền thống mổ lợn và rƣớc lợn vào đình làng.
Ngay từ sáng sớm, những ngƣời đàn ông trong làng đã đi bắt các “Ông lợn”
đem về gia đình đƣợc chọn đăng cai làm lễ của xóm. Các “Ông lợn” này đƣợc
dẫn đi chứ không bị trói để tránh bị thâm tím và xây xát. Trƣớc khi bắt lợn,
ngƣời chủ nuôi cũng phải làm lễ để xin phép thần linh, tổ tiên.
Việc làm thịt diễn ra rất cẩn thận bởi đây là lễ dâng tế Thành Hoàng
làng nên “Ông lợn” phải trắng sạch.
Điều quan trọng trong việc mổ các “Ông lợn” là phải bóc thật khéo léo
lớp mỡ màng. Lớp mỡ này sẽ đƣợc dùng để làm áo choàng cho các “Ông lợn”
khi dâng tế. Bên cạnh thịt lợn thì việc chuẩn bị một bàn lộc là điều khá quan
trọng trong mỗi lễ rƣớc của các xóm. Bàn lộc sẽ gồm một mâm hoa quả lớn,
hoa, nến, hƣơng… các ông lợn thƣờng có khối lƣợng lớn nên việc đƣa lên giá
cũng cần đến cả chục ngƣời.
Việc quan trọng và cẩn thận nhất là khoác áo choàng lên cho “Ông lợn”.
Áo choàng là lớp mỡ đƣợc bóc ra từ chính “Ông lợn”. Ngoài ra, còn một số phụ
kiện khác nhƣ: tai giả, mũi giả, tóc giả,… để thêm đẹp mắt. Dân làng quan niệm,
một ông lợn to, đẹp đƣợc dâng tế sẽ đem lại nhiều may mắn cho xóm làng.
Đúng 18h tối ngày 13 tháng Giêng, các “Ông lợn” của các xóm đƣợc
rƣớc vào đình để chuẩn bị cho lễ tế. Mỗi đoàn rƣớc sẽ gồm ba kiệu chính: bàn
lộc, mâm xôi và “Ông lợn”. Trƣớc mỗi đoàn là một phƣờng kèn trống. Đúng

21h đêm, các “Ông lợn” đƣợc rƣớc vào đình với sự hƣớng dẫn của ban tổ

13


chức và các cụ cao tuổi. Đến 21h đêm các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế cho
đến 1-2h sáng hôm sau. Sau đó, các xóm sẽ khiêng lợn trở lại nhà và đến sáng
sẽ bắt đầu chia lợn cho các hộ gia đình.
Tiếp đến ta phải kể đến tín ngƣỡng sùng nƣớc và nghi lễ cầu nƣớc
trong lễ hội chùa Keo. Cũng giống nhƣ các lễ hội của cƣ dân nông nghiệp, lễ
hội chùa Keo không vƣợt ra ngoài hằng số của lịch sử văn hoá cổ truyền là
nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Đó là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng
đồng gắn liền với đời sống tinh thần của ngƣời làm nông nghiệp nên lễ hội
chùa Keo là lễ hội của nền văn minh nông nghiệp, của những lễ nghi và tín
ngƣỡng nông nghiệp. Đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu lễ hội chùa Keo, ta thấy
có rất nhiều lớp văn hoá chồng lấp lên nhau thể hiện qua các hình thức tín
ngƣỡng và nghi lễ nông nghiệp mà nổi bật nhất là tín ngƣỡng sùng nƣớc và
nghi lễ cầu nƣớc, cầu mƣa.
Trong lễ hội chùa Keo, tín ngƣỡng sùng nƣớc và nghi lễ cầu nƣớc đƣợc
thể hiện đầu tiên ở hội đua thuyền (bơi trải). Đua thuyền là loại hội nƣớc
mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn đua thuyền gắn với việc thờ thần nƣớc, tục
cầu nƣớc và tín ngƣỡng phồn thực, đƣợc biểu lộ bằng quan niệm lƣỡng hợp
(âm dƣơng) giữa các biểu tƣợng đối ứng nhƣ khô - nƣớc, nƣớc - lửa, mặt
trăng - mặt trời,....
Vào chiều ngày 13/9 và các ngày 14 – 15/9 ở lễ hội chùa Keo diễn ra
các cuộc đua trải của 8 giáp trên sông Hồng. Khi pháo hiệu nổ, các thuyền
đua hò nhau xé nƣớc cắm cọc tiêu treo phƣớn đỏ lƣớt tới băng băng. Hai bên
bờ sông tiếng trống, tiếng ngƣời reo hò vang dậy, cờ treo rợp trời. Trên làn
nƣớc sóng dập dềnh, các tay chèo loang loáng mái dầm, giành nhau từng lợi
thế, thể hiện tài trí và nghệ thuật đua của cộng đồng dân cƣ. Trong khi đua

thuyền, các tay chèo đã ra sức bổ mạnh xuống nƣớc tạo vận tốc tối đa cho
thuyền đua để giành chiến thắng cho đội mình. Trên bờ tiếng chiêng, tiếng

14


trống khuấy động một vùng trời nhƣ tiếng sấm sét làm thần linh cũng phải
thức giấc. Những lá cờ phất dọc, phất ngang nhƣ đang tạo ra những trận gió
lớn. Những mái chèo khuấy động một vùng sông nƣớc cùng muôn tiếng trống
khua hoà hợp với tiếng nƣớc bắn lên tung toé nhƣ sấm động mƣa tuôn, từ đó
tạo ra khung cảnh cơn mƣa xuất hiện. Ở lễ hội chùa Keo không chỉ có hội đua
thuyền trên sông mà còn có hội bơi trải cạn (đây là một nét đặc biệt chỉ có
riêng ở lễ hội chùa Keo) thể hiện tín ngƣỡng sùng nƣớc và mong muốn có
nguồn nƣớc dồi dào của cƣ dân trong vùng là rất lớn.
Nhƣ vậy, trong tâm thức của nhân dân trong vùng, hội bơi trải
không chỉ tạo ra không khí hồ hởi, hào hứng, xóa đi những lo toan hiện
thực. Con ngƣời thực sự thăng hoa để chỉ còn cảm giác đƣợc say sƣa cùng
mây trời sông nƣớc mà hội bơi trải chùa Keo còn là mong muốn của
ngƣời dân cố sức tác động đến thế giới thần linh, khuấy động Long cung,
đánh thức Thủy thần dậy để nghe lời cầu khẩn của cƣ dân nơi đây, từ đó
điều hoà lƣợng nƣớc hàng năm để nhân dân cày cấy thuận lợi, mƣa thuận,
gió hòa, sinh sôi nảy nở. Nguồn nƣớc nhƣ một phúc thần mang lại phúc
lộc cho cả năm.
Hình ảnh những con thuyền trong lễ hội chùa Keo, bao gồm cả những
con thuyền trong các cuộc bơi trải và kể cả con thuyền trong lễ rƣớc Không
Lộ thiền sƣ đều là hình rồng. Nếu nhƣ những con thuyền hình dáng mặt trăng
mang dụng ý tạ ơn mặt trăng, thuyền hình chim thể hiện cuộc sống, sinh hoạt
của cƣ dân miền núi thì con thuyền hình rồng là biểu tƣợng của môi trƣờng
sông nƣớc. Con thuyền nhƣ cầu nối giữa con ngƣời và thần linh, nó khiến cho
mối giao hoà giữa con ngƣời và thần nƣớc trở lên gần gũi hơn.

Bên cạnh đó, để cầu mƣa, cầu nƣớc, ngƣời dân làng Keo còn thông qua
trò tung pháo (ném pháo). Tung pháo không chỉ là một trò chơi đặc sắc trong
lễ hội mùa xuân mà nó còn thể hiện nghi thức cầu mƣa, cầu nƣớc. Tuy nhiên,

15


trong tâm thức của cƣ dân làng Keo từ xa xƣa, tiếng pháo nổ giòn tan là sự
mô phỏng tiếng sấm, tiếng sét, làm giả tiếng sấm, tiếng sét để cầu mƣa. Khi
quả pháo lớn nổ vang lên cũng là lúc chiếc dù tung lên không trung treo một
tấm vải đề dòng chữ "Thiên Hạ Thái Bình, Phong Đăng Hoà Cốc". Năm nào
cuộc thi có ngƣời ném pháo trúng vào lá đề treo trên cao, pháo nổ giòn giã sẽ
báo hiệu năm đó mùa màng tốt tƣơi, bởi ngƣời dân tin rằng pháo nổ đinh tai
nhƣ sấm, với ánh chớp sáng loé nhƣ ánh chớp trong cơn dông, làm náo động
cả trời cao phải cho mƣa tuôn xuống. Ruộng vƣờn, cây cối sẽ đƣợc tắm trong
những dòng nƣớc mát và cũng là lúc niềm vui no đủ, sung túc sẽ gõ cửa ngôi
nhà hạnh phúc của mỗi ngƣời dân trong làng.
Nhƣ vậy, tín ngƣỡng sùng nƣớc và nghi lễ cầu nƣớc, cầu mƣa đƣợc thể
hiện rất rõ trong lễ hội chùa Keo, là một bộ phận quan trọng cấu thành nên
những tín ngƣỡng và nghi lễ nông nghiệp trong lễ hội.
b) Lễ hội tƣởng nhớ ngƣời có công
Đây là những lễ hội liên quan đến việc tƣởng niệm công lao các vị danh
nhân văn hóa, anh hùng lịch sử, các vị thành hoàng và chƣ vị Thánh, chƣ vị
Phật…
Loại lễ hội này đều thờ cúng, diễn tích liên quan đến các vị nhiên
thần và nhân thần đã có công khai sơn phá thạch, xây dựng, giữ gìn, bảo
vệ làng xóm, đất nƣớc và chƣ vị Thánh, Phật có công khai minh, khai
mang, xây dựng đền chùa, giúp dân giệt ác trừ tà, bảo vệ cái thiện… Điều
đáng lƣu ý ở đây là sự thờ cúng ở các dân tộc miền núi chủ yếu là các lực
lƣợng nhiên thần, còn ở đồng bằng thì chủ yếu lại thờ cúng các lực lƣợng

nhân thần. Đó là:
- Các nghi thức thờ cúng các thần thổ địa, thần rừng, thần sông nƣớc (ở
miền núi), thờ thần cây đa, bến nƣớc nhƣ Sơn Thần, Giang Thần, Đông Hải
Đại Vƣơng (ở miền xuôi)…

16


- Lễ rƣớc các vị danh nhân văn hóa, anh hùng lịch sử nhƣ Vua Hùng,
Tản Viên Sơn Thánh, Thánh Gióng chƣ vị Phật, chƣ vị Thánh, lễ hội thờ
Trƣơng Hống, Trƣơng Hát, Hai Bà Trƣng, Vua Hùng, Bố Cái Đại Vƣơng,
Đức Thánh Trần …
- Diễn lại các tích liên quan đến các vị anh hùng có công với dân và
nƣớc: Thánh Gióng các vị Thành Hoàng, hội Giá, hội đền vua Lê, hội vật Hồi
Quan, hội đấu kiếm Phù Lão…
Qua các nghi thức trên đây đã thể hiện rõ đạo lí “uống nƣớc nhớ
nguồn” của nhân dân. Từ đạo lý đó đã đƣợc khái quát hóa và siêu linh hóa các
vị có công với dân với nƣớc. Vì vậy, vị trí của ngƣời có công đối với cộng
đồng quốc gia, cộng đồng làng xã chiếm phần quan trọng trong tâm thức của
nhân dân ta. Có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu nhƣ lễ hội Gióng (ngày
mùng 6 tháng giêng ở Sóc Sơn), (ngày 4 -9/4 ở Gia Lâm), lễ hội Chử Đồng
Tử ở Khoái Châu – Hƣng Yên.
Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra vào, trung tuần tháng 2 âm lịch hàng năm.
Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nƣớc, gắn với truyền thuyết Chử Đồng
Tử - Tiên Dung, một tình yêu đầy lãng mạn giữa chàng trai nghèo họ Chử và
con gái Vua Hùng thứ 18.
Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử quê ở làng Chử Xá (nay thuộc xã
Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Chàng trai nghèo họ Chử là kết
quả cuộc nhân duyên giữa ông Chử Cù Vân và bà Bùi Thị Gia. Vợ mất sớm,
ông Chử Cù Vân ở vậy một mình nuôi con. Không may một lần bị hỏa hoạn,

hai cha con chỉ còn duy nhất một cái khố, mỗi khi có việc ra ngoài hai cha
con phải thay nhau dùng. Chẳng bao lâu Chử Cù Vân bị bệnh nặng, trƣớc khi
qua đời, ông dặn Chử Đồng Tử: “Cha chết đi, con giữ cái khố lại mà che thân,
cho thiên hạ khỏi chê cƣời”. Không đành lòng để cha chết trần, chàng vẫn

17


chôn cha cùng với cái khố. Không có quần áo che thân, hàng ngày chàng
ngâm mình dƣới nƣớc bắt cua, bắt cá để kiếm sống qua ngày.
Thuở ấy, vua Hùng thứ 18 có ngƣời con gái nhan sắc tuyệt trần, tên là
Tiên Dung. Vào một ngày đẹp trời, thuyền của công chúa Tiên Dung dạo chơi
dọc sông Hồng. Lúc đó, Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dƣới sông,
nhìn thấy từ xa đoàn thuyền dong buồm đi tới, sợ quá chàng bèn chạy lên bờ
nhằm khóm lau vùi mình xuống cát. Ngắm phong cảnh hữu tình, công chúa
Tiên Dung cho dừng thuyền, sai tỳ nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm
lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình. Nƣớc dội cát trôi,
phút chốc nàng thấy lộ ra thân một chàng trai trẻ cũng không quần áo. Trƣớc
ngƣời con gái có thân thể nhƣ ngọc nhƣ ngà, Chử Đồng Tử sợ quá định chạy
trốn. Ngẫm là chuyện trời định, Tiên Dung bình tĩnh nói: “Ta và chàng tình
cờ gặp nhau ở đây, đều mình trần nhƣ thế này, âu cũng là nhân duyên do trời
sắp đặt”. Liền đó, Tiên Dung truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng
chàng làm lễ kết duyên ngay trên thuyền.
Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn thì đùng đùng nổi giận
không nhận là con nữa. Tiên Dung thấy vậy không dám về nhà, ở lại cùng
Chử Đồng Tử sống một cuộc sống bình dị mà hạnh phúc. Họ mƣu sinh bằng
nghề chài lƣới và trao đổi hàng hóa trên sông. Nơi ấy trở thành nơi đô hội,
thuyền bè buôn bán tấp nập. Cảm mến tình cảm vợ chồng Chử Đồng Tử, Tiên
Ông đã truyền phép thần cho Chử Đồng Tử. Họ cùng nhau đi khắp vùng
Khoái Châu dùng chiếc gậy thần để cứu sống những ngƣời chết do bị nạn

dịch, đói khổ… Trên đƣờng cứu nhân độ thế, Tiên Dung tình cờ gặp nàng Tây
Sa vốn là công chúa Tây cung giáng trần, bèn kết nghĩa chị em, rồi se duyên
cho Chử Đồng Tử, cùng nhau giúp đời. Nàng Tây Sa rất giỏi bùa chú dùng
chiếc gậy thần và cái nón tiên xây dựng cung điện bằng châu ngọc và kho
tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa. Khi nhà vua lâm bệnh nặng, Chử

18


Đồng Tử - Tiên Dung đã bí mật cho nàng Tây Sa về chữa bệnh cho vua cha.
Đƣợc thuốc tiên, nhà vua khỏi bệnh liền phong cho nàng Tây Sa là “Công
chúa của nƣớc phật”.
Có kẻ nịnh thần về kinh đô tâu với vua Hùng rằng: Vợ chồng công
chúa Tiên Dung dùng phép lạ dựng thành quách, muốn lập riêng bờ cõi. Ngỡ
con làm phản, vua Hùng sai quan quân đến dẹp. Vợ chồng Chử Đồng Tử
không dám cƣỡng lại mệnh cha, chờ chịu tội. Nửa đêm hôm ấy một trận
cuồng phong nổi lên, cả lâu đài thành quách của vợ chồng Chử Đồng Tử cùng
bay lên trời, để lại một đầm nƣớc rộng mênh mông. Ngƣời đời sau gọi đầm ấy
là đầm Nhất Dạ (đầm một đêm). Nơi Chử Đồng Tử vùi thân giấu mình nay
thuộc xã Tự Nhiên, Thƣờng Tín, Hà Nội. Tƣơng truyền sau khi Chử Đồng Tử
và Tiên Dung hóa (về trời), vua Hùng Duệ Vƣơng đã đến chỗ con gái ở. Hối
hận và thƣơng con, nhà vua đã ban tƣớc Chử Công cho Chử Đồng Tử và cho
lập đền thờ. Cảm động trƣớc mối tình bất tử, đền thờ Đức thánh Chử Đồng
Tử và Tiên Dung công chúa đƣợc nhân dân thờ phụng nhiều nơi trên địa bàn
đồng bằng và trung du Bắc bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng, nhƣng đền
thờ chính, nổi tiếng nhất là đền Đa Hoà thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái
Châu, Hƣng Yên.
Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (hay còn gọi là lễ hội Đa Hòa - Dạ
Trạch) đƣợc tổ chức ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minhớc sông lên cao, cầu tạnh cho lúa chắc
hạt... cùng với đó sẽ là những cấm kỵ cụ thể ngƣời ta phải tuân theo trong


25


từng lễ hội, nếu muốn sự cầu xin này có thể ứng nghiệm. Từ đây đã dẫn đến
sự đa dạng (về mặt hình thức biểu hiện cũng nhƣ ý nghĩa nội tại) và không lặp
lại trong các trò đua thuyền/bơi trải, đảm bảo cho vai trò biểu tƣợng của
chúng trong từng lễ hội cụ thể.
Còn nhiều ví dụ tƣơng tự trong sinh hoạt lễ hội dân gian của ngƣời Việt
Bắc bộ, có thể giúp chúng ta hình dung rõ hơn vai trò biểu tƣợng cũng nhƣ
nội dung của trò diễn, để từ đó hiểu cặn kẽ hơn yếu tố độc đáo này.
Tiểu kết:
Việc xác định nội hàm khái niệm lễ hội truyền thống, nhận diện các đặc
trƣng nổi bật và tìm đến một cách phân loại cụ thể nhƣ đã tiến hành ở trên,
bƣớc đầu đã cho ta một cái nhìn bao quát về diện mạo lễ hội truyền thống
Việt Nam. Trong rất nhiều các yếu tố làm nên sức sống bền bỉ cũng nhƣ sức
hấp dẫn đặc biệt của lễ hội, không thể không kể đến yếu tố trò diễn. Mang
trong mình những thuộc tính, những tín hiệu biểu đạt độc đáo, trò diễn đã góp
phần làm nên màu sắc riêng biệt cho mỗi lễ hội, ở mỗi vùng miền.

26


×