Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.28 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHAN THỊ THU HOÀI

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ THƠ VĂN
YÊU NƯỚC CỦA PHAN VĂN TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

ThS. AN THỊ THÚY

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành sâu sắc của mình tới Th.S An Thị
Thúy, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ văn học Việt
Nam - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Phan Thị Thu Hoài



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Đề tài
nghiên cứu này không trùng với công trình nghiên cứu của tác giả nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Phan Thị Thu Hoài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 6
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tư tưởng thời đại .............................................. 6
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội ............................................................................ 6
1.1.2. Tư tưởng thời đại..................................................................................... 8
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương .......................................................... 10
1.2.1. Cuộc đời ................................................................................................ 10
1.2.2. Sự nghiệp văn chương ........................................................................... 13
1.3. Vị trí của Phan Văn Trị trong dòng văn học yêu nước Nam Bộ nửa cuối
thế kỉ XIX. ....................................................................................................... 14
Chương 2. GIÁ TRỊ THƠ VĂN YÊU NƯỚC CỦA PHAN VĂN TRỊ ......... 16

2.1. Thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị nhìn từ phương diện nội dung. ..... 16
2.1.1. Chỉ trích bọn quan lại bán nước hại dân ............................................... 16
2.1.2. Bày tỏ chí hướng và tâm sự của nhà thơ ............................................... 20
2.1.3. Cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường ........................ 27
2.2.Thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị nhìn từ phương diện nghệ thuật ..... 37
2.2.1. Bút pháp ................................................................................................ 38
2.2.2. Thể thơ .................................................................................................. 41


2.2.3. Ngôn ngữ ............................................................................................... 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là lịch sử của dân tộc kiên cường bất khuất với bốn nghìn
năm dựng nước và giữ nước, gian khổ mất mát đau thương nhưng rất đỗi hào
hùng. Chúng ta cùng ngược dòng thời gian trở về với những biến cố lịch sử để
thấy khí thế quật cường của cha ông, vượt qua bao khó khăn gian khổ từ buổi
đầu chống Pháp đến khi toàn thắng. Triều đình Huế bấy giờ nhu nhược, hèn
nhát đã đầu hàng giặc. Nhân dân yêu nước không can tâm chịu mất nước mà
đứng lên khởi nghĩa. Phong trào diễn ra mạnh như vũ bão, tuy chưa đủ sức
“Nhấn chìm bọn bán nước và cướp nước” (Hồ Chí Minh) nhưng đó chính là
tiếng súng báo hiệu một thời kì bão táp cách mạng sẽ diễn ra sôi nổi. Đứng
trước hoàn cảnh nước nhà như vậy văn học chống Pháp ra đời đã kế thừa một
cách tốt đẹp truyền thống yêu nước của dân tộc, qua những áng văn thơ của
một bộ phận sĩ phu yêu nước đương thời như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thông... Hòa chung vào dòng văn
học yêu nước cuối thế kỉ XIX nhà thơ Phan Văn Trị đã góp lên một tiếng nói

vô cùng mạnh mẽ và sôi nổi.
Thơ ca là sự rung cảm kì diệu của tâm hồn người nghệ sĩ. Bởi vậy, thơ
ca chính là nơi gửi gắm tâm sự, nỗi lòng, cảm xúc của thi nhân. Những nỗi
niềm sâu kín, những băn khoăn trăn trở là nguyên nhân bên trong khiến người
nghệ sĩ tìm đến với văn chương. Chúng ta từng cảm nhận được nỗi buồn trong
thơ Ức Trai, Nguyễn Du, Tú Xương hay nỗi niềm chua xót thân phận trong
thơ Hồ Xuân Hương… Theo đó, văn chương là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng
tâm hồn người nghệ sĩ. Vì vậy, tìm hiểu thơ Phan Văn Trị, chúng ta thấy rõ
hơn một tấm lòng trung trinh với nước, nặng lòng với dân tộc của nhà thơ.

1


Khi nghiên cứu về đề tài Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan
Văn Trị, đã giúp chúng ta hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng
thời đại cũng như cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Phan Văn Trị. Đồng
thời ta thấy hiện lên trên trang thơ của ông là bản cáo trạng đanh thép về tội
ác của chế độ thực dân nửa phong kiến, ở đó còn là nơi kí thác gửi gắm tâm
sự của thi nhân.
Hơn nữa tìm hiểu về những sáng tác của nhà thơ, ta thấy rõ một cuộc
bút chiến bằng thơ dữ dội giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường. Như vậy khi
đi nghiên cứu về đề tài: Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị
đã góp phần cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và tài năng nghệ
thuật trong thơ văn yêu nước của nhà thơ.
Đó chính là lí do khiến chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Phan Văn Trị là một trong những tác giả tiêu biểu, một nhà thơ, nhà trí
thức nho học có tên tuổi trong khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp
nửa cuối thế kỉ XIX. Chính vì vậy cho đến nay đã có khá nhiều người đề cập
đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Chúng tôi có thể điểm qua một số cuốn

sách và công trình nghiên cứu viết về ông như sau:
2.1. Nguyễn Đăng Na, Giáo trình văn học trung đại Việt Nam. Các tác
giả đã đi tìm hiểu tình hình sáng tác chung của các tác giả có những tác phẩm
tiêu biểu sáng tác trong giai đoạn này. Trong đó có Phan Văn Trị nhưng nhìn
chung thì đó chỉ là những nét cơ bản nhất chứ chưa đi vào tìm hiểu cụ thể tác
phẩm của ông: “Cuộc tranh luận nảy lửa giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ
Tường là một ví dụ khá tiêu biểu. Lập luận của Tôn Thọ Tường rất đặc trưng
cho tư tưởng của kẻ chủ hòa, sợ hi sinh tự ti dân tộc, khiếp đảm trước thanh
thế của giặc… nhưng lại không muốn cho người khác thấy được tim đen của
mình nên ra sức tìm cách che đậy. Người ta viện dẫn cả sử sách kim cổ để lấp

2


liếm, biện bạch. Đáp lại Phan Văn Trị đã rành rẽ chỉ ra chân tướng của
những kẻ phản quốc…” [6;267]
2.2. Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân, Phan Văn Trị cuộc đời
và tác phẩm. Ở cuốn này các tác giả nghiên cứu khá công phu, là một trong
những quyển sách mới nhất về cuộc đời và thân thế của Phan Văn Trị. Nội
dung của sách xoay quanh về cuộc đời sự nghiệp, những giai thoại về nhà thơ
và cả những sáng tác của ông. Nhưng tác giả chỉ đưa ra phần phiên âm, khảo
dị và phần chú thích chứ chưa chỉ ra nội dung của từng tác phẩm: “Sau
Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị xông xáo tiến lên đánh địch như một dũng
sĩ. Ngòi bút trong tay ông trở thành ngọn giáo nhằm thẳng vào bọn bán nước,
đánh rất trúng, rất đau, khiến đối phương không cựa được… không phải thơ
của Phan Văn Trị chỉ có những bài thơ được chú ý nhiều qua cuộc bút chiến
với Tôn Thọ Tường. Những bài thơ trữ tình như: Mất Vĩnh Long, Bến An
Giang… những bài thơ ngụ ý châm biếm như: Con mèo, Con muỗi, Con
rận…”[7;12]
2.3. Ban thường vụ huyện ủy huyện Phong Điền, Biên khảo lịch sử

Phong Điền Cần Thơ. Ở đây các nhà biên khảo đã đưa ra những nét chung
nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Văn Trị, nhưng nhìn chung đó chỉ là
những nét sơ bộ về con người đã làm dạng danh cho mảnh đất Phong ĐiềnCần Thơ. “Với những bài thơ bút chiến. Phan Văn Trị xứng đáng là một nhà
nho yêu nước một chí sĩ trong mặt trận văn hóa chống ngoại xâm. Những bài
thơ của ông đã khơi dậy tinh thần bất khuất chống thực dân Pháp của nhân
dân Nam Bộ. Mặc dù cả Nam Kì là thuộc địa của Pháp nhưng những vần thơ
có lửa của Phan Văn Trị đã nhen nhóm trong lòng mọi người ý chí và niềm
tin ở tương lai nước nhà sẽ được độc lập, tự chủ…”[1;64]
2.4. Đặng Duy Khôi Trăm năm vẫn sáng ngời đạo nghĩa, báo điện tử
Cần Thơ. Bài báo đã tổng hợp một loạt bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự

3


nghiệp của Phan Văn Trị. Bên cạnh đó bài báo còn trích dẫn một số bài thơ
của Phan Văn Trị. “Không quá trữ tình dạt dào như thơ văn cụ Đồ Chiểu
nhưng thơ cụ Cử Trị đánh không khoan nhượng vào thực dân và bè lũ tay sai.
Trong cảnh nước mất nhà tan thơ của cụ Phan Văn Trị không đơn thuần là
miêu tả mà còn mang tính chiến đấu kiên cường…”[4]
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phần nào nhìn
nhận ở nhiều góc độ về con người và sự nghiệp của Phan Văn Trị. Kế thừa
những khám phá tìm tòi của những người đi trước, coi đó là những định
hướng quan trọng, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về con người và thơ văn của
Phan Văn Trị.
Nói tóm lại khi Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị đã
có khá nhiều người đã đi ngiên cứu nhưng nhìn chung ở các công trình này
các tác giả chỉ dừng lại ở khía cạnh nghiên cứu chung về cuộc đời và các tác
phẩm của Phan Văn Trị chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ
thuật trong các sáng tác của nhà thơ. Ở đề tài này chúng tôi mạnh dạn đưa ra
những ý kiến của mình, hi vọng góp được một tiếng nói nhằm hiểu sâu hơn về

giá trị thơ văn yêu nước của nhà thơ Phan Văn Trị.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, khóa luận hướng tới những nhiệm vụ sau:
- Góp phần hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử xã hội, tư tưởng thời đại
cũng như cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Phan Văn Trị.
- Góp phần làm phong phú vốn tri thức về thơ văn yêu nước chống
Pháp nửa cuối thế kỉ XIX nói riêng và văn học chống ngoại xâm của dân tộc
nói chung. Góp phần tích cực cho công tác giảng dạy văn học sau này. Đối
với bản thân, khắc sâu tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị lấy
trong cuốn, Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Khắc Thuần và
Nguyễn Quảng Tuân – Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh năm 2000
- Phạm vi nghiên cứu: Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn yêu
nước Phan Văn Trị
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số
phương pháp sau:
-

Phương pháp thống kê, phân loại

-

Phương pháp phân tích, so sánh


-

Phương pháp tổng hợp

6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận được triển khai theo 2 chương
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ văn yêu nước của
Phan Văn Trị

5


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tư tưởng thời đại
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội
Dân tộc Việt Nam có truyền thống lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và
giữ nước. Tổ quốc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng đã trải qua biết bao cuộc đấu
tranh xâm lược anh dũng, hào hùng. Chính những năm tháng lịch sử đầy biến
động ấy, con người Việt Nam càng trở nên đẹp hơn bao giờ hết.
Trong tiến trình vận động của lịch sử Việt Nam, năm 1858 là mốc thời
gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cuộc xâm lăng do thực dân Pháp phát
động đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử dân tộc. Sự kiện này kéo theo
những biến động ghê gớm, những đổi thay sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh
vực của đời sống cộng đồng. Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất từ
ngàn đời nay, con người Việt Nam đứng lên đấu tranh với tư cách là một
người dân mất nước, quyết chiến với kẻ thù để giữ gìn độc lập, hòa bình, tự

do của Tổ quốc.
Trước sự dòm ngó của chủ nghĩa đế quốc xâm lược và mâu thuẫn bên
trong xã hội phong kiến Việt Nam, vương triều nhà Nguyễn được ví như ngọn
đèn bùng cháy lần cuối cùng để rồi tắt hẳn. Trong khí thế đấu tranh sôi nổi
của nhân dân chống Pháp thì triều đình Huế hoàn toàn không dám dựa vào
nhân dân để chống giặc mà chỉ kháng cự một cách yếu ớt rồi đầu hàng.
Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đánh vào Đà Nẵng, trong khi
triều đình còn lúng túng, chưa biết xử trí ra sao thì lòng dân đã sục sôi như
dầu trong chảo nóng. Ở ngay kinh thành, cuộc nổi dậy của Đoàn Trưng, Đoàn
Trực được binh lính, thợ và dân phu xây lăng Tự Đức ủng hộ chống nhà vua.
Ngoài Bắc, đốc học Phạm Văn Nghị chiêu mộ quân sĩ trợ chiến cho Quảng

6


Nam và khi nhà Nguyễn kí kết hàng ước cắt các tỉnh miền Đông Nam Kỳ
giao cho quân cướp nước, để tranh thủ đàn áp phong trào nông dân ở Bắc, thì
nhân dân cùng với những sĩ phu yêu nước ở Nam Kỳ tiếp tục phản kháng một
cách tự phát chống quân xâm lăng.
Kế thừa truyền thống đấu tranh của ông cha, nhân dân Nam Kì đã đầu
tiên, hứng mũi chịu sào, chiến đấu với phong ba bão táp kéo dài suốt mười
mấy năm dài, tên tuổi các sĩ phu yêu nước đáng được đề cao trong lịch sử
như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn
Xuân Ôn, Phan Văn Trị…
Phong trào chống thực dân Pháp sôi nổi, rầm rộ khắp cả nước, khi kinh
thành Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi ra sơn phòng xuống chiếu Cần Vương.
Hưởng ứng lời kêu gọi đó các cuộc khởi nghĩa của nhân dân và sĩ phu nổ ra
khắp nơi tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền ở
Bình Định; Trần Văn Dự, Nguyễn Huy Hiệu ở Quảng Nam; Phan Đình
Phùng, Lê Ninh ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nha ở Nghệ An; Đinh

Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân ở Thanh Hóa…
Nhân dân cả nước quật cường nhưng thế nước không sao cứu vãn nổi.
Mặc dù cuộc chiến tranh của nhân dân ta là chính nghĩa nhưng do nhiều
nguyên nhân cuối cùng đều thất bại. Thực dân Pháp đã kí với triều đình nhà
Nguyễn nhiều hiệp ước, thương ước xác lập sự có mặt hợp pháp của chúng
trên đất nước ta. Đặc biệt, hai hàng ước 1883 và 1884 đã chính thức công
nhận nền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Sau khi bình
định trên toàn cõi Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành củng cố toàn bộ máy
chính quyền, thực hiện chương trình khai thác thuộc địa. Từ đây, một xã hội
thực dân nửa phong kiến hình thành dần thay thế hình thái xã hội phong kiến.
Tiếng súng Cần Vương tắt dần, cuộc chiến đấu không có phương
hướng, nhưng lòng yêu nước của nhân dân ta không bao giờ tắt, không bốc

7


lên thành ngọn lửa thì nó cháy âm ỉ trong lòng, để chờ một ngọn gió mới nó
lại bùng lên mạnh mẽ. Đó là ngọn lửa từ Trung Hoa, Nhật Bản thổi đến, đặc
biệt là từ nước Nga cách mạng tháng mười thổi về và cuộc chiến đấu của dân
tộc bước sang một giai đoạn mới.
1.1.2. Tư tưởng thời đại
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến
đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xã hội
thuộc địa nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng
Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống giặc
ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Sự biến đổi về tình hình xã hội kéo theo sự
biến đổi về tư tưởng thời đại.
Lúc này, ở Việt Nam diễn ra sự va chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu
giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa Kitô giáo, giữa tư tưởng Nho giáo với các
triết thuyết và khoa học phương Tây. Trước sự va chạm đó, đời sống tư tưởng

của Việt Nam mang nhiều đặc trưng riêng so với tư tưởng của các giai đoạn
trước đó. Đồng thời có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của nhân dân.
Triều đại nhà Nguyễn lên ngôi đã đưa Nho giáo lên vị trí là hệ tư tưởng
thống trị độc tôn trong đời sống tinh dân tộc. Triều đình tôn sùng Nho học,
xem Nho giáo là quốc giáo, lợi dụng tôn giáo là công cụ để thống trị xã hội…
Khổng, Mạnh, Trình, được xem là những vị thánh. Sách vở của họ là thiên
kinh địa nghĩa. Học trò đi thi chỉ học thuộc một số câu, đoạn trong sách vở…
Điều này làm hạn chế óc sáng tạo của con người. Đời sống văn hóa hết sức
lạc hậu. Vua và triều đình chỉ biết có Tứ thư, Ngũ kinh, cho rằng bất luận vấn
đề lớn nhỏ nào cũng được giải đáp trong đó.
Ngoài nho giáo, thì Đạo giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng khác ngày
càng suy giảm và đi vào đời sống nhân dân trên phương diện tôn giáo. Điều
đó khiến cho đời sống tư tưởng chính thống có phần nghèo nàn hơn so với thế

8


kỉ trước. Và đến cuối thế kỉ XIX, cuộc xâm chiếm bành trướng của thực dân
Pháp vào Việt Nam đã khiến cho bức tường thành ý thức hệ Nho giáo bị lung lay
tận gốc rễ. Nho giáo tỏ ra bất lực trong vai trò và đường lối dẫn dắt dân tộc bảo
vệ đất nước trước một kẻ thù hoàn toàn mới về ý thức hệ và nền văn hóa.
Do tác động của bối cảnh lịch sử, những vấn đề được đặt ra là vấn đề
về chính trị tôn giáo với xã hội mới, giữa đường nối bảo thủ với canh tân.
Khuynh hướng bảo thủ là khuynh hương chính thống của nhà vua và một số
quan lại trong triều đình. Họ kiên quyết bác bỏ và lên án mọi sự “đổi mới”.
Một bộ phận trí thức, quan lại sau khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, đã
đề cao xu hướng cải cách, mở cửa tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú
Thứ, Nguyễn Lộ Trạch…
Đặc biệt cuối thế kỉ XIX, hệ tư tưởng Nho học suy vi cực độ. Biểu hiện
qua những chủ trương chính sách phản động của triều đình nhà Nguyễn muc

nát không thể cứu vãn nổi. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ hệ tư tưởng
Nho giáo chính thống có sự rạn nứt nghiêm trọng. Một bên là tư tưởng đầu
hành, một bên là tư tưởng chiến đấu giữ nước. Phong kiến Việt Nam đã yếu
đuối không giám dựa vào sức dân nên đã thất bại thảm hại. Khuynh hướng
tích cực của các nhà canh tân bị vùi trong quên lãng đó là nguyên nhân khiến
Việt Nam mất nước.
Tóm lại trong thời đại suy vi của chế độ phong kiến, hệ tư tưởng phong
kiến lâm vào tình trạng phân tán thành nhiều khuynh hướng khác nhau, thậm
chí đối lập nhau, tiêu diệt lẫn nhau để cuối cùng đi đến tan rã. Hệ tư tưởng
thời đại đã có tác động không nhỏ đến quan điểm sáng tác cũng như nội dung
phản ánh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Và Phan Văn Trị nhà thơ
yêu nước đương thời tất nhiên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của
tư tưởng thời đại ấy.

9


1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương
1.2.1. Cuộc đời
Là một nhân vật lịch sử xuất hiện trong giai đoạn Tây - Tàu lẫn lộn,
tình hình chính trị trong nước rất rối ren nên cuộc đời và sự nghiệp của Phan
Văn Trị cũng vô cùng phức tạp. Non một thế kỉ đã trôi qua đã không ít tác
phẩm viết về Phan Văn Trị nhưng những câu hỏi rất căn bản, đại loại như
Phan Văn Trị mất năm nào? quê quán ở đâu?... thì chưa có tác phẩm nào trả
lời đầy đủ và chính xác. Đó là một khiếm khuyết đáng tiếc, mà nếu trước kia
vấn đề thực sự không có gì khó khăn lắm, thì ngày nay lại là một việc làm
không dễ giải quyết.
Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về năm sinh năm mất cũng như
quê quán của nhà thơ Phan Văn Trị. Theo cuốn Phan Văn Trị cuộc đời và tác
phẩm của Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân - Nhà xuất bản trẻ thành

phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000 đưa ra một số ý kiến sau: Trước hết là
về năm sinh năm mất của nhà thơ có 2 ý kiến được đưa ra.
Ý kiến thứ nhất được bắt đầu của Nhất Tâm cho rằng Phan Văn Trị
(1830- 1910) có thể chỉ là kế thừa mà không xem xét lại. Ý kiến thứ 2 là
Huỳnh Minh là người duy nhất viết có khác chút ít về năm mất của Phan Văn
Trị. Trong Gia Định xưa và nay, ông nói Phan Văn Trị sinh năm 1930 và mất
năm 1908 nhưng cũng chưa đưa ra được căn cứ cụ thể
Từ 2 ý kiến trên đều cho thấy là con số 1908 của Huỳnh Minh hay con
số 1910 của Nhất Tâm đều không phải là con số chính xác nhất (và một số
người khác sao chép lại) cũng đều không có sức thuyết phục. Vậy Phan Văn
Trị sinh và mất năm nào? Theo chúng tôi khi chưa có một tài liệu nào đủ sức
thuyết phục thì nên chưa vội kết luận. Nhưng cho dù Phan Văn Trị có ra đời
trước năm 1930 nhiều, cho dù ông có được hưởng thọ hơn người, qua đời

10


không phải vào năm 1910 mà là sau đó lâu hơn, thì trước và sau ông cũng thể
hiện một cách trọn vẹn là con người của nửa sau thế kỉ XIX.
Về vấn đề quê quán của Phan Văn Trị cũng có rất nhiều ý kiến khác
nhau.
Ý kiến thứ nhất, đây là ý kiến xuất hiện sớm nhất mà chủ xướng là các
tác giả tham gia khảo cứu về thơ Phan Văn Trị trên 3 chục năm trước đây cho
rằng ông sinh ra ở làng Hưng Thịnh (hoặc Hưng Thạch) tổng Bảo An, tỉnh
Vĩnh Long.
Ý kiến thứ 2: Phan Văn Trị sinh tại làng Thanh Hồng, tỉnh Gia Định.
Chủ xướng ý kiến này là Nhất Tâm. Trong Lược truyện các tác gia Việt Nam,
Trần Văn Giáp và nhóm biên soạn do ông chủ biên cũng nhắc lại tương tự và
bổ sung thêm: làng Thanh Hồng, thuộc tổng Bảo An. Đối chiếu với bảng danh
mục tên các làng xã ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ XIX trở về trước,

chúng tôi thấy rằng ý kiến này hoàn toàn không chính xác. Trước hết, trên
toàn đất Gia Định lúc bấy giờ không hề có một làng nào là Thanh Hồng.
Ý kiến thứ 3: cho rằng Phan Văn Trị sinh tại làng Hanh Hồng, tỉnh Gia
Định người nêu lên ý kiến này là Thuần Phong tiếp đó là Bảo Định Giang và
sau đó là tập thể các tác giả biên soạn Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế
kỉ XIX, còn bổ sung thêm: Làng Hanh Thông thuộc huyện Bảo An, tỉnh Gia
Định. Thực ra, tỉnh Gia Định chẳng hề có một huyện nào tên là huyện Bảo
An. Làng Hanh Thông là một làng có thật có ít nhiều gắn bó với cuộc đời
Phan Văn Trị, nhưng rõ ràng đó không phải là nơi của ông sinh ra.
Ý kiến thứ 4: cho rằng Phan Văn Trị sinh tại Long Tuyền, Bình Thủy,
Cần Thơ. Chủ xướng ý kiến này là ông Nguyễn Sanh Kim và cũng giống như
nhiều người khác, ông chỉ nêu ý kiến mà không nêu cơ sở tư liệu cho ý kiến
của mình. Chúng ta cũng có thể nói Cần Thơ là quê hương thứ hai của Phan
Văn Trị, nhưng nếu phải chỉ rõ hơn, cụ thể hơn thì điểm chỉ định ấy phải là

11


Phong Điền chứ không phải là Bình Thủy. Phan Văn Trị từng nhiều lần qua lại
Bình Thủy, nhưng Bình Thủy không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của ông.
Một nhân vật nổi danh của đất Nam kì mà có tới bốn quê hương, bốn
nguồn gốc khác nhau thật là một điều đáng tiếc. Vậy đâu mới là nguồn gốc
thật cho quê quán Cử Trị? Theo như Quốc triều hương khoa lục của Cao
Xuân Dục thì Phan Văn Trị quê ở làng Hưng Thạch, tổng Bảo An tỉnh Vĩnh
Long, cũng theo sách này thì: Phan Văn Trị đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu năm Tự
Đức thứ 2 (1849). Đây là khoa thi đặc biệt, vì chỉ có trường Gia Định thi còn
các trường khác thì phải hoãn đến năm Canh Tuất (1850) vì cả nước bị bệnh
dịch hoành hành dữ dội. Trong khoa thi này, trường Gia Định có tất cả 17
người đỗ cử nhân, Phan Văn Trị đỗ thứ 10. Có thể nói, đây là tài liệu đáng tin
cậy. Bởi vì, chế độ thi cử nói chung và hệ thống học vị nói riêng ở nước ta đã

trở nên chặt chẽ và chính quy từ nhiều thế kỉ trước. Những quy định như,
“Bảo kế hương thí” (nghĩa là, các nhà chức sắc địa phương phải chịu trách
nhiệm trước nhà nước về tư cách và phẩm chất đạo đức của thí sinh). “Cung
khai tam đại” (nghĩa là phải khai rõ lí lịch 3 đời) và “Thông thân cước sắc”
(giống như chứng minh thư nhân dân ngày nay của chúng ta, nhưng xưa nay
“thông thân cước sắc” chỉ cấp cho những người đỗ cử nhân để họ cầm đi dự
thi hội) được đảm bảo thực hiện thường xuyên trong đời Lê. Theo Phan Huy
Chú thể chế thi cử thời Nguyễn bao hàm tất cả những quy định bổ sung đời
Lê trung hưng và những điều khoản mới, do chính triều Nguyễn đặt ra.
Trong khuân khổ của một chế độ thi cử chặt chẽ như vậy, lý lịch vắn tắt
của Phan Văn Trị ghi trong Quốc triều hương khoa lục phải đảm bảo chính
xác hoàn toàn. Điều đáng nói là sau khi đỗ đạt, nếu triều đình phát hiện ra sự
man trá, thì chẳng những tên tuổi bị xóa mà chính bản thân họ cũng bị nghiêm
trị. Trường hợp này đã xảy ra đối với cử nhân Phạm Duy Hàn, đỗ khoa Tân
Sửu, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) mà không hề xảy ra với Phan Văn Trị.

12


Tóm lại, Phan Văn Trị sinh ra tại thôn Hưng Thạch huyện Bảo An, phủ
Hoàng An, trấn Vĩnh Thanh .Đến năm 1932 vua Minh Mạng đổi thành tỉnh
Vĩnh Long, nay là xã Thịnh Phú Đông, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Thứ 3 về gia đình của Phan Văn Trị. Theo cuốn Biên khảo lịch sử
Phong Điền Cần Thơ do ban huyện ủy huyện Phong Điền chịu trách nhiệm
xuất bản năm 2007 có viết: Phan Văn Trị lập gia đình với một người con gái
làng Nhơn Ái tên Đinh Thị Thanh là em cô cậu của Lê Quang Chiểu học trò
của Phan Văn Trị. Ông bà Cử Trị sống trong ngôi nhà lá đơn sơ cất nhờ trên
đất của dòng họ Lê Quang bên dòng rạch Cái Tắc cuộc sống đạm bạc. Ông bà
sinh được 4 người con là Phan Thị Đào, Phan Văn Tòng, Phan Văn Đương và
Phan Thị Mai. Cuộc sống của gia đình Cử Trị chật vật thiếu thốn bà Hai Cử

thường đi giã gạo giúp cho các gia đình lân cận để kiếm gạo nuôi sống cả nhà,
Cử Trị thì dạy học bốc thuốc độ nhật.
1.2.2. Sự nghiệp văn chương
Là một nhà nho chính thống tưởng rằng sáng tác của nhà thơ Phan Văn
Trị khá nhiều nhưng cho đến nay giới nghiên cứu mới sưu tầm được khoảng
hơn 50 bài thơ Nôm (tính cả những bài tồn nghi). Có nhiều bài thơ ngụ ý
châm biếm, mượn cảnh, mượn vật để bộc lộ thái độ khinh bỉ, phê phán kịch
liệt đối với những kẻ tham lam vô liêm sỉ, hút máu dân lành để vinh thân phì
gia (Con muỗi, Con rận), những kẻ hèn nhát chỉ giỏi nghề sách nhiễu nhân
dân (Đồn lính trong làng), những kẻ lợi dụng thời cơ bám gót giày quân giặc
để tàn hại đồng bào: Con cào cào, Đá cá lia thia, Kiến hôi cắn kiến
vàng…Ông cũng làm thơ để bày tỏ chí hướng, tâm sự của nhà thơ như : Hột
lúa, Cái cối xay... Thơ thể hiện sự bất mãn trước thời thế của Phan Văn Trị
phần lớn làm sau khi thực dân Pháp xâm lược Nam kì, nói lên những nỗi uất
hận của những người yêu nước trước thái độ hèn nhát của triều đình (Mất
Vĩnh Long), nỗi đau xót trước tình thế đất nước tang thương, khẳng định lập

13


trường chiến đấu và lòng tin vào sự nghiệp cứu nước của nhân dân (Cảm
hoài, Bến An Giang, Chùa hư)
Những bài thơ như: Hột lúa, Cái cối xay, Con cóc, Quán nước, Thợ
may, Con mèo, Con cào cào, Mất Vĩnh Long, Bến An Giang, Tôn phu nhân
quy Thục, Tự thuật, Cảm hoài,… Tuyệt đại bộ phận thơ ca của Phan Văn Trị
đều được viết theo thể thất ngôn bát cú. Tuy nhiên gần đây có nhiều sách báo
cho rằng ông còn là tác giả của bài phú Gia Định thất thủ phú, nhưng chưa có
dữ liệu chắc chắn nên người viết không tiện đưa vào. Và trong các tác phẩm
của mình ông chỉ sử dụng duy nhất một thể loại chữ viết đó là chữ Nôm. Có
lẽ vì thế mà thơ ông dễ đi vào lòng người và được đông đảo quần chúng đón

nhận. Thơ Phan Văn Trị giản dị mà khỏe khoắn, hừng hực khí thế mà cũng
thật trữ tình. Ông ít dùng những điển cố khó hiểu, thường vận dụng ngôn ngữ
bình dân gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân đậm chất Nam Bộ. Qua những
bài thơ của mình Phan Văn Trị đã tỏ rõ là người có tầm nhận thức đầy đủ và
sâu sắc về những vấn đề có ý nghĩa mấu chốt của thời đại. Thơ là vũ khí đánh
giặc của ông.
1.3. Vị trí của Phan Văn Trị trong dòng văn học yêu nước Nam Bộ nửa
cuối thế kỉ XIX
Cuộc đời và tác phẩm của Phan Văn Trị đã gắn liền với giai đoạn lịch
sử bi hùng của Nam Bộ nói riêng và của dân tộc ta nói chung trước sự xâm
lăng của thực dân Pháp. Sự nhân nhượng cầu an của triều đình phong kiến đã
tạo điều kiện cho giặc Pháp chiếm đóng Nam kì lục tỉnh, sao đó đánh vào Hà
Nội và cuối cùng triều đình Huế phải đầu hàng nước ta trở thành thuộc địa
của Pháp. Nhân dân bị triều đình bỏ rơi đã tự vũ trang chống giặc như:
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm, Phan Tôn,
Đinh Sâm… Nếu như những người anh hùng nông dân khởi nghĩa cầm súng
trực tiếp đánh giặc thì những sĩ phu yêu nước đã dùng ngòi bút của mình đã

14


tấn công liên tục và không chút khoan nhượng nào với kẻ thù của dân tộc. Ở
mặt trận trận này không có tướng chỉ huy nhưng lại có đông đảo những người
lính, cam đảm, tài năng và giàu bản lĩnh chiến đấu. Số lượng và chất lượng
thơ văn yêu nước trong thời kì này có giá trị như những vì sao sáng hiện lên
giữa màn đêm âm u của đất nước.
Sau một Nguyễn Đình Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Than đạo)

Là một Phan Văn Trị xông xáo tiến lên đánh địch như một dũng sĩ.
Ngòi bút trong tay ông trở thành ngọn giáo nhằm thẳng vào bọn bán nước,
đánh rất trúng, rất đau, khiến đối phương không cựa được. Đó là những bài
thơ trữ tình như: Mất Vĩnh Long, Bến An Giang… Những bài thơ ngụ ý châm
biếm như: Con rận, Con mèo, Con muỗi… Nhưng tên tuổi của ông được
người đời nhắc đến phải kể đến cuộc bút chiến nảy lửa bằng thơ giữa Phan
Văn Trị là người phát ngôn của lực lượng yêu nước, còn Tôn Thọ Tường là
đại diện của bọn bán nước cầu vinh. Ở đây nếu Tôn Thọ Tường bị cô lập cao
độ, thì ngược lại, Phan Văn Trị được sự hỗ trợ và tiếp sức mạnh mẽ của đông
đảo sĩ phu yêu nước, của phong trào nông dân chống xâm lược. Với cuộc bút
chiến này Phan Văn Trị là người tiên phong, mở đầu cho cuộc bút chiến bằng
thơ của văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX.

15


Chương 2
GIÁ TRỊ THƠ VĂN YÊU NƯỚC CỦA PHAN VĂN TRỊ
2.1. Thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị nhìn từ phương diện nội dung
2.1.1. Chỉ trích bọn quan lại bán nước hại dân
Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn, nhà thơ
là thư kí trung thành của thời đại. Sự nghiệp giữ nước gian khổ mà vinh
quang, và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã đem đến cho văn học
trung đại một cảm hứng lớn đó là cảm hứng yêu nước. Nội dung yêu nước
như sợi chỉ đỏ xuyên suốt những áng văn thơ từ thời vua hùng dựng nước cho
đến ngày hôm nay.
Đến nửa cuối thế kỉ XIX khi Pháp sang xâm lược, truyền thống yêu
nước vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc lại có dịp bùng lên mạnh mẽ.
Văn học được huy động nhằm góp sức vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc
một cách triệt để, sức mạnh của văn chương lại được khai thác sử dụng một

cách hữu hiệu, văn học trở thành bài thuốc tinh thần cổ vũ nhân dân đấu
tranh.
Ta bắt gặp một Nguyễn Đình Chiểu với những khúc ca bi tráng ngợi ca
những con người nghĩa dũng trong buổi đầu kháng Pháp. Đồ Chiểu đã xây
dựng thành công hình tượng người nông dân rất đỗi chân thực và đầy bi tráng,
vừa hào hùng vừa đau thương. Những người nông dân ấy, họ sinh ra đâu phải
để làm chàng Gióng Phù Đổng, Lê Lợi, Quang Trung… mà họ là những con
người quanh năm khoác trên mình màu áo nâu của đất, bình dị và lam lũ họ
chính là những người “dân ấp dân lân” quanh năm “côi cút làm ăn, toan lo
nghèo khó”.
Hay một Nguyễn Xuân Ôn với những áng văn chính luận sắc sảo bác
bỏ luận điệu sằng bậy của bọn quan lại, ông đã lên án cả một triều đình hèn

16


đớn, lừa gạt nhân dân, không xứng đáng làm kẻ đại diện cho dân tộc. Đầu tiên
là ông lên án bọn quan lại bù nhìn tham sống sợ chết, vô trách nhiệm:
Thành trì phó mặc mấy thằng Tây
Thế cũng cân đai mũ với giầy.
(Cảm tác)
Ông còn đả kích cả vua Tự Đức, ông vua chỉ biết ung dung săn bắn
giữa lúc dầu sôi lửa bỏng:
Bổng thỉ tang hồ chí tứ phương
Tòng cầm nhật nhật đáo sơn dương
Nha tường cẩm lạm thi lô kính
Ngọc luyện kim dư trú thảo đường
(Cảm tác)
Hòa chung vào dòng văn học yêu nước kháng Pháp, Phan Văn Trị đã
để lại một tiếng nói vô cùng sâu sắc. Những bài thơ của ông đã trực tiếp vạch

trần bản chất của bọn quan lại bán nước hại dân đây cũng chính là một nội
dung lớn trong thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị.
Trước nay những hình ảnh đưa vào thơ văn của văn học trung đại luôn
là những hình ảnh có sức cuốn hút về thẩm mĩ và có sức thuyết phục về ý
nghĩa. Nói về cây thường là “tùng, cúc, trúc, mai”, con vật thường là “long,
ly, quy, phượng” , nói về con người là những người anh hùng hào kiệt, những
tiểu thư khuê các. Vậy mà đi vào trang thơ của nhà thơ Phan Văn Trị là những
con vật, những hình ảnh hết sức gần gũi đời thường như: Con mèo, Con rận,
Con muỗi, Con cóc, Con cào cào,… hay hột lúa, cái cối xay… Sự xuất hiện lạ
lùng của những hình ảnh xem ra có vẻ không có tính thẩm mĩ này lại kích
thích mạnh mẽ trí tò mò của bạn đọc thể hiện một cách rõ nét cái tâm, cái tài
của người nghệ sĩ.

17


Ta bắt gặp hình ảnh một con vật tầm thường chuyên đi hút máu đó là
con rận trong bài thơ cùng tên của ông, lời thơ mộc mạc chân thật mà hết sức
tinh tế sâu cay.
Mặt mũi như vầy cũng có râu,
Trong đời chẳng biết dụng vào đâu.
Hêu đòi trên mão chưa nên mặt,
Lúc thúc trong chăn cứ rục đầu.
Khuấy ngứa gầy dân chi khác mọt
Rán công béo nước chẳng bằng trâu.
Uống sanh cho nhộn trong trời đất,
Có có không không cũng chẳng cầu.
(Con rận)
Trong một tác phẩm nghệ thuật, hình ảnh luôn giữ một vai trò quan
trọng. Chính nhờ có hình ảnh mà sự vật hiện tượng trong đời sống hiện thực

được tái hiện một cách sinh động, thể hiện raõ nét tài năng của người nghệ sĩ
đối với con người và cuộc sống. Và trong bài thơ qua hình ảnh hình ảnh Con
rận tác giả đã gián tiếp chỉ trích bọn quan lại, tay sai của thực dân Pháp
chuyên hút máu dân lành như những con rận chuyên làm nhũng nhiễu nhân
dân. Bọn chúng chẳng có tài cán gì, là một lũ vô dụng lúc nào cũng lên mặt
với đời để hạch sách nhân dân.
Hiện lên trên trang thơ của Cử Trị không chỉ là một hình ảnh con rận
chuyên hút máu nhân dân mà còn là một hình ảnh con mèo xu nịnh, vẫn bằng
bút pháp vịnh vật lấy con vật để nhằm chỉ một lũ quan nham hiểm thâm độc.
Mấy tầng đài các sải chơn leo.
Nhảy lẹ chi cho bằng giống mèo
Chợt ngảnh mặt hùm nhìn trực thị,
Chi cho lũ chuột dám vang reo.
Vuốt nanh sẵn có vàng khoe sắc

18


Vằn vện đành không bụi đóng meo
Trăm tuổi hồn dầu về chín suối,
Nắm lông để lại giúp trò nghèo
(Con mèo)
Ngòi bút của ông đã mạnh bạo chỉ thẳng vào bọn quan lại bất tài, dốt
nát, hám danh hám lợi, bọn chúng chỉ có tài nịnh hót bất chấp tất cả những
việc làm xấu xa bỉ ổi để có thể nhảy lên vị thế cao sang.
Để đặc tả bức tranh xã hội đang đi vào mục ruỗng quan lại tranh giành
quyền lực lân nhau chà đạp lên hai tiếng “đạo đức” để có thể thỏa mãn âm
mưu thủ đoạn của mình thì tác giả đã mượn hình ảnh con cá thia thia:
Dầm thấm mưa xuân trổ mấy màu
Vì tài, vì sắc mới kinh nhau.

Đua chen hai nước toan giành trước,
Lừng lẫy đôi hơi chẳng chịu sau.
Mường tượng rồng đua nơi biển thẳm,
Mỉa mai cù dậy dưới sông sâu.
Thở hơi sóng dợn nhăn lòng nước,
Mắt thấy ai ai cũng cúi đầu.
(Cá thia thia)
Ta thấy hiện lên trang thơ của ông là hình ảnh con cá thia thia (có vùng
người ta gọi là cá lia thia hoặc là cá thia) là một loài cá nước ngọt, vây nhiều
màu, người ta bắt nuôi và cho trọi nhau. Trong tình cảnh đất nước đang trong
cơn biến loạn, những bậc quan phụ mẫu của nhân dân đáng nhẽ ra chúng phải
lo cho vận mệnh của dân của nước ấy vậy mà chúng lại tranh dành quyền lực
lẫn nhau mà làm hại đến cả đồng bào, tàn phá quê hương xứ sở của mình, để
trục lợi cá nhân.

19


Và mượn hình ảnh con kiến, trong bài Kiến hôi cắn kiến vàng nhà thơ
đã đả kích bọn theo Tây, dựa hơi Tây hống hách hại đồng bào:
Kiến hôi bay hỡi dám to gan,
Dụm miệng cùng nhau cắn kiến vàng
Cậy thế quen nhành nên lấn lướt,
Nhờ hơi nước đái chớ khoe khoang…
Nhưng theo Phan Văn Trị, sự thất thế của kiến vàng chỉ là tạm thời.
Đến một lúc nào đó, kiến vàng sẽ “đeo hoa giỡn tráí ”:
Đây còn thất thế rằng đây dại
Đó ý đắc thời gọi đó ngoan
Sau đặng đeo hoa cùng giỡn trái
Đầu bay đái trả chớ than van !

(Kiến hôi cắn kiến vàng)
Nhà thơ có niềm tin dân tộc ta sẽ đánh đuổi quân xâm lược.
Quả đúng như lời nhận xét: “Sau Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị
xông xáo tiến lên đánh địch như một dũng sĩ. Ngòi bút trong tay ông trở thành
ngọn giáo, nhằm thẳng vào bọn bán nước, đánh rất trúng, rất đau, khiến đối
phương không cựa quậy được…”[7;12]. Bằng những bài thơ vịnh vật hết sức
tinh tế, sâu cay Phan Văn Trị đã tát một cái tát thật dát vào bộ mặt bọn quan
lại, bọn tay sai bán nước hại dân.
2.1.2. Bày tỏ chí hướng và tâm sự của nhà thơ
Trước khi Pháp xâm lược nước ta, Phan Văn Trị đã đi nhiều nơi và gặp
gỡ nhiều bạn bè cùng chí hướng để trang trải nỗi lòng. Ông làm nhiều bài thơ
Nôm theo thể thất ngôn bát cú để gửi gắm tâm sự hoài bão và bày tỏ chí
hướng của mình. Đó là những bài vịnh cảnh như: Hột lúa, Cái cối xay, Ông
táo, Quán nước, Thợ may… Qua những bài thơ trên, ta thấy nhà thơ lên án
phê phán bọn vua quan phong kiến. Ông coi chốn quan trường là nơi bẩn thỉu,

20


×