Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu yếu tố kì ảo qua cách sử dụng từ điệp âm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TẠ THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU YẾU TỐ KỲ ẢO
QUA CÁCH SỬ DỤNG TỪ ĐIỆP ÂM
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
CỦA NGUYỄN DỮ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, em đã
nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng mà em trân trọng tri ân: em xin gửi
lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh Vân, giảng viên trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội 2, người hướng dẫn khóa luận. Xin chân thành cảm ơn
quý thầy cô khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình,
bạn bè đã tạo điều kiện và động viên em trong thời gian vừa qua.
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện


Tạ Thị Huệ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thanh Vân. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Tạ Thị Huệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 8
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 9
1.1.Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI, tác giả và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục 9
1.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI .................................................................... 9
1.1.2.Tác giả và tác phẩm ............................................................................... 12

1.2. Giới thuyết về yếu tố “kỳ ảo” và từ điệp âm ....................................... 15
1.2.1. Khái niệm “kì ảo” và yếu tố “kì ảo” trong văn học Việt Nam qua các
thời kì văn học ................................................................................................. 15
1.2.2.Khái niệm và tác dụng từ điệp âm ......................................................... 23
CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO QUA CÁCH SỬ DỤNG
TỪ ĐIỆP ÂM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ .... 27
2.1. Công năng ngữ dụng của từ điệp âm trong việc miêu tả yếu tố kỳ ảo
trong Truyền kỳ mạn lục ............................................................................... 27
2.1.1 Dùng hình tượng sinh động để miêu tả con người................................. 27
2.1.2.Dùng hình tượng sinh động để miêu tả cảnh vật ................................... 32


2.2. Biểu hiện kỳ ảo của nhân vật trong thế giới siêu thực........................ 34
2.2.1. Nhân vật thần tiên trong thế giới tiên cảnh .......................................... 35
2.2.2. Nhân vật ma quái trong thế giới âm phủ. ............................................. 43
2.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ......................................................... 49
2.3.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 49
2.3.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 52
2.4. Ngôn ngữ ................................................................................................. 54
2.4.1. Ngôn ngữ trần thuật .............................................................................. 54
2.4.2. Ngôn ngữ miêu tả .................................................................................. 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chặng đường hình thành và phát triển, văn học trung đại đã đóng
góp cho nền văn học nước nhà khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại gắn
với nhiều tên tuổi lớn. Mặc dù yếu tố thời đại đã thay đổi nhưng ngày nay, sau

hàng trăm năm nhưng nhiều tác phẩm vẫn cho thấy sức ảnh hưởng của mình.
Điều làm nên sự bất diệt cho các tác phẩm đó không chỉ bởi nội dung mang
tính nhân văn, nhân đạo cao hay hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp
nghệ thuật mà bởi vì các tác giả đã chắp thêm đôi cánh kì lạ, ảo diệu cho
những đứa con tinh thần của mình.
Và đó chính là yếu tố “kì ảo” - yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc
tổ chức và tạo cho tác phẩm vẻ hấp dẫn, sức mê hoặc diệu kì. Không riêng gì
văn học Việt Nam, văn học của các nước trên thế giới từ cổ đại, trung đại, cận
đại cũng sử dụng yếu tố kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Yếu tố kì
ảo xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm văn chương trung đại đặc biệt là văn
học từ thế kỉ XV trở đi. Các nhà văn trung đại sử dụng yếu tố kì ảo thể hiện
cho quan điểm về thế sự, nhân sinh, con người của mình, đồng thời giúp nhà
văn trong việc biểu hiện và khám phá hiện thực. Với sự có mặt của yếu tố kì
ảo, người đọc sẽ có những cảm hứng mới lạ hơn, thỏa sức tưởng tượng về
một thế giới hư thực đan xen. Người đọc vừa có thể hiểu được cuộc sống thực
tại lại có thể mơ về một thế giới màu hồng lí tưởng.
Yếu tố kì ảo xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học với phương thức
khác nhau. Việc sử dụng các từ điệp âm tạo nên yếu tố kì ảo là một phương
thức trong đó. Từ điệp âm với đặc trưng riêng của mình nhằm làm nổi bật ý,
tạo âm hưởng, nhịp điệu và tăng giá trị biểu cảm cho câu văn, câu thơ. Từ
điệp âm là một trong số những phương thức giúp cho yếu tố kì ảo hiện diện
với nhiều màu sắc nhất.

1


Trong văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng, yếu tố kì ảo
được sử dụng trong nhiều thể loại như truyện nôm, truyện truyền kì, tiểu
thuyết chương hồi…trong các thể loại trên thể loại sử dụng nhiều và thành
công yếu tố kì ảo nhất chính là truyện truyền kì với các tác phẩm có giá trị:

Việt điện u linh tập, Lĩnh nam chích quái lục, Thánh tông di thảo, Truyền kì
tân phả, Truyền kì mạn lục…Trong đó, Truyền kì mạn lục được biết đến
nhiều nhất, đặc biệt qua hai văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương và
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được trích dẫn và trở thành các tác
phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ Văn phổ thông. Điều đó cũng phần
nào cho thấy tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của tác phẩm trong xã hội hiện
nay. Và một trong số những yếu tố làm nên sự thành công và trường tồn của
tác phẩm chính là việc sử dụng phép điệp âm tạo nên yếu tố kì ảo đa màu sắc
của Nguyễn Dữ. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về yếu tố kì
ảo trong Truyền kì mạn lục. Tuy nhiên các công trình khoa học này thường
nghiên cứu yếu tố kì ảo của tác phẩm này trong việc đối sánh với một tác
phẩm khác, hoặc tìm hiểu yếu tố kì ảo trong một văn bản được trích từ tác
phẩm, hoặc tìm hiểu yếu tố kì ảo thông qua nội dung mà ít chú ý đến hình
thức của tác phẩm. Khi tìm hiểu yếu tố kì ảo người nghiên cứu thường làm
việc với các bản dịch mà bỏ qua nguyên tác chữ Hán của tác phẩm. Trong khi
đó, bản nguyên tác mới chính là cái gốc là nơi thể hiện nhiều tinh hoa nhất
của tác phẩm, khi những bản dịch ít nhiều đã làm mất đi những dụng ý ban
đầu của tác giả.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu yếu tố kì ảo qua cách sử
dụng từ điệp âm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” để giúp bạn đọc
có thể có cái nhìn toàn diện hơn về ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong tác phẩm ở
mọi khía cạnh: từ nội dung đến hình thức và đặc biệt là việc sử dụng từ điệp
âm xây dựng yếu tố kì ảo trên nền nguyên tác chữ Hán của tác phẩm.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xung quanh đề tài “Nghiên cứu yếu tố kì ảo qua cách sử dụng từ điệp
âm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” trong phạm vi tư liệu sưu tầm

đã có các công trình nghiên cứu:
Về yếu tố kì ảo, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu cả trong và ngoài nước từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX.
Công trình nghiên cứu về yếu tố kì ảo được biết đến đầu tiên và nhiều
nhất có lẽ là công trình nghiên cứu của Todorov từ những năm 1970. Nghiên
cứu của ông được ghi lại trong công trình Dẫn luận về văn chương kì ảo theo
ông cái kì ảo là “sự kiện không thể giải thích được bằng những quy luật của
chính cái thế giới quen thuộc này…cái kì ảo đó là sự lưỡng lự cảm nhận bởi
một con người chỉ biết có những quy luật tự nhiên, đối diện với một hiện
tượng bên ngoài mang tính siêu nhiên” [29;34]. Như vậy dường như theo
Todorov ông đang hạn định giới hạn của kì ảo. Theo ông kì ảo chính là những
quy luật tự nhiên không thể giải thích, vậy khi những quy luật ấy được giải
thích phải chăng yếu tố kì ảo sẽ mất đi? Rõ ràng nội hàm của khái niệm kì ảo
không hề nằm trong giới hạn nhỏ bé như vậy!
Tiếp bước Todorov nhiều nhà văn nước ngoài khác cũng đưa ra quan
điểm của mình về khái niệm kì ảo dưới nhiều cái tên khác nhau như: văn học
huyễn ảo, chủ nghĩa huyền ảo…tất cả các bài viết đã phần nào cung cấp khái
quát về nguyên tắc, khái niệm, đặc điểm của cái kì ảo trong văn chương.
Ở Việt Nam, yếu tố kì ảo chỉ được bàn luận vào sau những năm 1975 và
thực sự sôi nổi vào những năm đầu thế kỉ XXI.
Có thể kể đến bài viết “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong
nghiên cứu văn học” của Lê Nguyên Long. Bài viết đã bước đầu thể hiện sự
quan tâm đến văn học kì ảo và khái niệm cái kì ảo. Bằng cách tổng hợp và
đưa ra nhiều quan điểm về thuật ngữ kì ảo của các nhà nghiên cứu đi trước,

3


ông đưa ra quan điểm của mình về khái niệm kì ảo: “Cái kì ảo là cái không
thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức

hiện tại” [20;30].
Bên cạnh đó còn có công trình “Cái kì ảo và văn học huyễn ảo” của Lê
Huy Bắc, tác giả đã đề xuất dùng khái niệm “văn học huyễn ảo” với mục đích
nhằm “bao quát cả một lịch sử sáng tạo văn chương nơi xuất hiện sự đan cài
của hai yếu tố thực và ảo mà hàm lượng bao giờ cũng nghiêng qua phần
ảo”[2]. Thuật ngữ huyễn ảo của ông bao quát các dạng thức văn học thần ma,
kinh dị, kì ảo…sau đó, cũng trong công trình này, ông trình bày các giai đoạn
của văn học huyễn ảo. Khái niệm mà Lê Huy Bắc đưa ra rõ ràng, mạch lạc,
bao quát được các khái niệm của các nhà nghiên cứu đi trước. Dù khái niệm
ông đưa ra là huyễn ảo, song nội hàm và ngoại diên của khái niệm này lại
trùng với khái niệm kì ảo. Vì vậy, chúng ta có thể coi khái niệm về huyễn ảo
của ông chính là khái niệm kì ảo.
Ngoài ra còn có nhiều công trình Dư ba của truyện truyền kì, chí dị
trong văn học Việt Nam hiện đại của Vũ Thanh, Tìm hiểu các dạng truyện kì
ảo trong văn học cổ trung đại và cận đại Đông Tây của Nguyễn Huệ
Chi…Các bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc cách hiểu khái niệm “kì ảo” có
những bài viết như: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại thế kỉ XV đến thế kỉ
XIX của Lê Thùy Dung, Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện
ngắn truyền kì Việt Nam của Vũ Thanh, Yếu tố kì ảo trong Thánh Tông di
thảo của Lê Nhật Ký, … Các bài viết trên đã đưa ra những nhận định, phân
tích, lý giải yếu tố kì ở những góc nhìn khác nhau.
Về nghiên cứu yếu tố kì ảo trong một tác phẩm tiêu biểu thì có khá
nhiều công trình nghiên cứu, một số bài viết đáng quan tâm như: Nghiên cứu
so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục của Trần Ích Nguyên, ở
công trình này người nghiên cứu không đi tìm hiểu tác phẩm riêng lẻ, mà

4


nghiên cứu những nét tương đồng, khác biệt của Truyền kì mạn lục với một

tác phẩm nước ngoài. Từ đó khẳng định tinh thần dân tộc trong sáng tác của
Nguyễn Dữ và sự sáng tạo sủa ông.
Đã có một số khóa luận tốt nghiệp của các anh (chị) sinh viên khoa Ngữ
Văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) khóa trước tiến hành nghiên cứu,
tìm hiểu tác phẩm Truyền kì mạn lục ở nhiều phương diện khác nhau. Trong
đó có một vài công trình nghiên cứu ít nhiều có đề cập đến yếu tố kì ảo trong
tác phẩm Truyền kì mạn lục dưới dạng so sánh với một tác phẩm nào đó.
Hoặc không nghiên cứu tác phẩm Truyền kì mạn lục thì cũng tìm hiểu yếu tố
kì ảo trong một tác phẩm cũng thuộc thể loại truyện truyền kì. Có thể kể đến
một số khóa luận: Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong Thánh tông di
thảo của Nguyễn Thị Thanh Tâm, So sánh nhân vật thần tiên phật trong
Truyền kì mạn lục và Thánh tông di thảo của Nguyễn Thị Thúy, So sánh nhân
vật kì ảo trong Truyền kì mạn lục và truyện cổ tích Việt Nam của Đặng Thị
Thoan … các bài viết đã đưa ra những nhận định, phân tích, lý giải yếu tố kì
ảo ở những góc nhìn khác nhau tùy vào các tác phẩm mà người nghiên cứu
chọn.
Các bài nghiên cứu thường tìm hiểu yếu tố kì ảo qua một số các yếu tố:
nhân vật, cốt truyện, môtip, thời gian, không gian…Tuy nhiên, các bài viết
cũng dừng lại ở việc so sánh đối xứng giữa các tác phẩm hoặc nghiên cứu yếu
tố kì ảo thông qua một mặt nào đó của tác phẩm, người nghiên cứu thường
chú ý vào tìm hiểu nhân vật kì ảo, hoặc nghệ thuật xây dựng nhân vật mà
không tìm hiểu yếu tố kì ảo một cách toàn diện trên phạm vi toàn tác phẩm.
Về cách sử dụng từ điệp âm và giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ
điệp âm trong Truyền kì mạn lục chưa từng được nhắc đến. Cũng vì thế việc
nghiên cứu từ điệp âm trong mối quan hệ với yếu tố kì ảo chưa có công trình
nào nghiên cứu. Vì vậy, ở nội dung bài nghiên cứu của chúng tôi xin đi sâu,

5



tìm hiểu yếu tố kì ảo trong riêng tác phẩm Truyền kì mạn lục qua cách sử
dụng từ điệp âm. Thay vì chỉ làm việc với bản dịch, bài nghiên cứu của tôi kết
hợp với việc so sánh đối chiếu tác phẩm đã dịch với bản phiên âm chữ Hán
của tác phẩm.
Vì những nguyên nhân khách quan và năng lực chủ quan, tôi chưa thể
tiếp cận và thống kê thật đầy đủ các bài viết, công trình nghiên cứu về yếu tố
kì ảo trong văn học đã được công bố. Trong phạm vi của một khóa luận tôi rất
trân trọng những ý kiến, quan điểm, đánh giá, nhận xét của các nhà khoa học
đã đề xuất. Những ý kiến quý báu đó đã giúp tôi có những định hướng đúng
đắn, vững chắc về mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cũng
như về mặt tư liệu tham khảo để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra của khóa
luận.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện của
yếu tố kì ảo thông qua cách sử dụng từ điệp âm trong tác phẩm Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ và tìm ra những giá trị thẩm mĩ đặc sắc mà những
yếu tố kì ảo đó mang lại.
Nhiệm vụ nghiên cứu: làm sáng tỏ giá trị, ý nghĩa của yếu tố kì ảo qua
việc sử dụng từ điệp âm một cách toàn diện nhất, ở tất cả các khía cạnh từ nội
dung đến hình thức và đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ mà tác giả sử dụng: chữ
Hán.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: yếu tố kì ảo qua cách sử dụng từ điệp âm và ý
nghĩa của việc sử dụng yếu tố kì ảo.
Phạm vi nghiên cứu: gồm 20 tác phẩm truyện trong Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ là:
1. Câu chuyện ở đền Hạng Vương (Hạng Vương từ kí)

6



2. Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Khoái Châu nghĩa phụ truyện)
3. Chuyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện)
4. Chuyện gã trà đồng giáng sinh (Trà đồng giáng đản lục)
5. Chuyện kì ngộ ở trại Tây (Tây viên kì ngộ ký)
6. Chuyện đối tụng ở Long cung (Long đình đối tụng lục)
7. Chuyện nghiệp oan của Đào thị (Đào thị nghiệp oan ký)
8. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục)
9. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (Từ Thức tiên hôn lục)
10. Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào (Phạm Tử Hư du thiên tào lục)
11.Chuyện yêu quái ở Xương Giang (Xương Giang yêu quái lục)
12.Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na (Na sơn tiều đối lục)
13.Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục)
14.Chuyện nàng Thúy Tiêu (Thúy Tiêu truyện)
15.Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (Đà Giang dạ ẩm ký)
16.Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử lục)
17.Chuyện Lý tướng quân (Lý tướng quân truyện)
18.Chuyện Lệ Nương (Lệ Nương truyện)
19.Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Kim Hoa thi thoại ký)
20.Chuyện tướng Dạ Xoa (Dạ Xoa bộ soái lục)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên
cứu của mình, tôi sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học (vận dụng lí thuyết thi pháp về
không gian và thời gian nghệ thuật và thi pháp nhân vật để làm sáng tỏ yếu tố
kì ảo trong tác phẩm Truyền kì mạn lục).
- Phương pháp hệ thống, thống kê, khảo sát (nhằm nhận biết những biểu
hiện kì ảo trong một số tác phẩm văn xuôi trung đại làm cơ sở để hệ thống

7



hóa thành những luận điểm khoa học của vấn đề).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh (làm rõ những đặc điểm và
giá trị thẩm mĩ của các yếu tố kì ảo trong tác phẩm Truyền kì mạn lục).
- Phương pháp lịch sử - xã hội (lí giải các yếu tố kì ảo trong văn học một
thời đại)…
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được tổ chức
thành 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Biểu hiện của yếu tố “kì ảo” qua cách sử dụng từ điệp âm trong
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

8


CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI, tác giả và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
1.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Các
truyện hầu hết ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ, và đều có yếu tố hoang đường,
nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội
phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần
và phê phán. Nguyễn Dữ sống ở trong khoảng cuối thế kỷ XV, nửa đầu thế kỷ
XVI. Tính từ khi Lê Thánh Tông mất (năm 1497) đến khi nhà Mạc thay nhà
Lê (năm 1527) thì xã hội Việt Nam đã trải qua 30 năm, triều đại phong kiến
nhanh chóng bước vào thời kỳ suy thoái. Kể từ khi Lê Uy Mục (1505) lên
ngôi, quan hệ sản xuất phong kiến với quyền sở hữu ruộng đất tối cao của nhà

vua và quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ đã dần dần bộc lộ
nhiều tính chất tiêu cực, lạc hậu của nó trước yêu cầu phát triển mới của nền
sản xuất xã hội. Giai cấp phong kiến sau khi đã ổn định địa vị thống trị của
mình thì xa hoa hưởng lạc, tìm mọi cách bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng
đất của nông dân. Quý tộc, quan lại và dòng dõi nhà Lê mỗi khi nhận chức ở
các địa phương, thường dựa vào quyền lực cướp ruộng đất của thôn xã để lập
trang trại. Ngay cả triều đình cũng không thể chịu nổi trước sự bạo hành của
của đẳng cấp mình, bèn ban hành Trị bình bảo phạm (1511) trong đó có nhiều
điều khoản cấm quan lại không được cướp đoạt ruộng đất và cướp thóc lúa
hoa màu của nhân dân. Thời kỳ nhà Lê, kể từ khi Lê Thánh Tông mất (1497)
trải qua sự trị vì của 6 vị vua. Lê Hiển Tông lên ngôi từ 1498 đến 1504, thọ 44
tuổi; Lê Túc Tông lên ngôi chỉ gần 1 năm (1504) thọ 17 tuổi. Lê Uy Mục làm
vua 5 năm (1505 - 1509) thọ 22 tuổi; Lê Tương Dực làm vua 7 năm (1510 1516), thọ 24 tuổi; Lê Chiêu Tông làm vua 7 năm (1516 - 1522) thọ 26 tuổi;

9


vua Lê Cung Hoàng làm vua 6 năm (1522 - 1527) thọ 21 tuổi. Đây là thời kỳ
mà dân gian thường gọi là “Vua quỷ” và “Vua lợn”. Thái độ thiếu tôn trọng
người đứng đầu xã tắc đó bắt nguồn từ một thực tế nhà vua hoang dâm vô độ,
nguyên nhân đó dẫn đến kết quả là đoản thọ, trừ Lê Hiến Tông, còn trong 23
năm có 5 đời vua đều chết trẻ.
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm là thời điểm loạn lạc, không còn sự bình
yên hưng thịnh nữa mà chế độ phong kiến đã có những khủng hoảng dẫn đến
nội chiến và đất nước bị chia cắt. Khi chiến tranh nổ ra, các thế lực tranh
giành ngôi vị, bao khốn khổ đổ hết lên đầu những người dân vô tội: nạn phu
phen, thuế má, bắt lính khiến vợ phải xa chồng, con lìa cha mẹ…Qua đó
Nguyễn Dữ đã xây dựng nên những nhân vật thuộc tầng lớp đáy của xã hội,
cho người đọc thấy sự khổ đau, cùng cực của họ.
Trong xã hội rối ren ấy, mọi giá trị bị đảo lộn, đạo đức bị băng hoại, vua

không ra vua, quan không ra quan: “… đem hết sức dân xây dựng cung điện,
vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình phạt
có của đút là xong, quan chức có tiền là mua được, kẻ dâng lời ngay thì phải
chết, kẻ nói điều dở thì được thưởng”Chuyện đối đáp của người tiều phu núi
Na. Vua đã vậy, bọn quan tham càng được nước lấn tới, trên không nghiêm
dưới tất loạn. Bọn tham quan dựa vào lũ trộm cướp như lòng ruột, thích sắc
đẹp, ham tiền tài, khinh người trọng của, mượn oai quyền để làm bạo ngược,
quan nhỏ thì làm việc dối vua, quan lớn thì làm điều bán nước.
Một xã hội mà những kẻ bề trên không quan tâm đến đời sống nhân dân,
chỉ chăm lo lợi ích bản thân, dẫn đến kết cục đời sống nhân dân điêu đứng,
khốn cùng: “bốn phương kém miếng, chiếc bóng nhờ người, con khóc lóc đói
lòng, vợ than thân rét cật, về thì thiếu túp lều chắn gió, đi thì không chiếc nón
che mưa”, “đói không thứ gì cấp dưỡng, lui không có chỗ nào tựa nương.”…
trong hoàn cảnh đầy rẫy những bất công và tai ương ấy, đã có những người

10


dám đứng lên chống trả. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra: Khởi nghĩa Trần Tuân
(đầu năm 1511) ở Hưng Hóa và Sơn Tây, nghĩa quân có đến hàng vạn người
tiến về Từ Liêm uy hiếp kinh thành Thăng Long. Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh
Hưng (năm 1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hóa. Khởi nghĩa ở
Phùng Chương (năm 1515) diễn ra ở Tam Đảo. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh) nghĩa quân cạo trọc
đầu chỉ để 3 chỏm tóc, gọi là quân “ba chỏm” nghĩa quân ba lần tấn công
thành Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy
vào Thanh Hóa. Tuy nhiên, tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
Trong tình trạng đạo đức suy đồi, nhân tình thế thái đảo điên đang trở
thành một hiện thực phổ biến nhức nhối khiến con người không thể tìm được
hạnh phúc và bến đỗ hạnh phúc họ có thể tìm được có lẽ là trong mái ấm gia

đình. Thế nhưng, ngay cả trong gia đình con người vẫn đau đớn, tủi cực. Mỗi
gia đình là một tế bào của xã hội, trong xã hội thối nát ấy, gia đình không thể
ấm êm được. Tư tưởng nam quyền, thần quyền ngự trị trong mỗi thành viên
gia đình, người chồng người cha là người có quyền sinh sát trong tay, người
bất hạnh nhất là những người phụ nữ chân yếu tay mềm, luôn phụ thuộc vào
người đàn ông trong gia đình. Nguyễn Dữ đã phác họa lên những người phụ
nữ đẹp từ khuôn dung đến đức hạnh. Nhưng tất cả họ đều phải chịu sự bất
công, không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, có khi phải quyên sinh. Đó là
nàng Nhị Khanh, nàng Vũ Nương…hàng năm trời chăm sóc gia đình, chung
thủy chờ chồng. Nhưng khi chồng trở về, bi kịch cuộc đời mới thật sự xảy ra
với hai nàng. Nhị Khanh đợi Trọng Quỳ trở về, nhưng chồng nàng lại là kẻ
quen tính chơi bời, ham mê cờ bạc, dùng nàng làm vật đánh cược khiến nàng
phải tự vẫn. Vũ Nương cũng vì sự ghen tuông mù quáng của chồng mà phải
tuẫn tiết chứng minh cho sự trinh bạch của mình. Trong xã hội ấy, đâu chỉ có
Vũ Nương hay Nhị Khanh mà còn biết bao người phụ nữ giống như họ, đều

11


không hạnh phúc trong mái ấm gia đình.
Sống giữa bối cảnh lịch sử xã hội như vậy, là một trí thức có tâm huyết,
Nguvễn Dữ đã không thể không lên tiếng. Truyền kì mạn lục chính là tiếng
nói phản kháng mạnh mẽ của ông đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Ông
mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, mượn chuyện thần linh ma quái để nói
chuyện người, mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi dương, cõi trần từ đó
thể hiện tất cả những suy nghĩ, thái độ, quan điểm của mình về con người, về
xã hội. Tác phẩm còn thể hiện ý thức xây dựng, bảo vệ tình cảm gia đình,
hạnh phúc lứa đôi. Ông tập trung ca ngợi sự gắn bó chung thủy trong tình cảm
vợ chồng, đặc biệt ông dành nhiều cảm hứng để đồng cảm với những bất hạnh
và đề cao phẩm chất tốt đẹp ở những người phụ nữ. Bao trùm lên tất cả những

vấn đề là mơ ước về một xã hội công bằng, lí tưởng, là khát vọng về hạnh
phúc cho con người của nhà văn nói riêng và nhân dân lao động nói chung.
1.1.2.Tác giả và tác phẩm
1.1.2.1. Tác giả
Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, chưa rõ năm sinh năm mất,
người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh
Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê
Thánh Tông ), từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì lui về
ẩn dật và sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Các ghi chép về
Nguyễn Dữ còn lại không nhiều, bài tựa Truyền kì mạn lục của Hà Thiện
Hán viết năm 1547 có thể là tài liệu ghi chép sớm nhất. “Tập lục này là trứ
tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ
triều trước Nguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm chỉ lối học cử nghiệp, đọc
rộng nhớ nhiều, từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền. Mới được một
năm ông đã từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm không đặt
chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý”. Tuy nhiên,

12


Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cho rằng: “Vì Ngụy Mạc cướp ngôi vua,
Nguyễn Dữ thề không ra làm quan, ở thôn quê dạy học trò, không bao giờ để
chân đến đất thị thành”. Như vậy, có thể thấy rằng, Nguyễn Dữ về ở ẩn
không chỉ vì lí do chăm mẹ già mà còn vì bất mãn với kẻ cầm quyền.
Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành
đạo, ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ
bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách
thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị
cao hay thấp.
Trải qua mấy năm không đặt chân đến nơi đô hội, Nguyễn Dữ miệt mài

ghi chép để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm Truyền kì
mạn lục, qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống và tấm lòng của tác
giả với cuộc đời. Mượn các hình tượng nhân vật thần tiên, ma quái, loài vật,
cây cỏ..., Nguyễn Dữ muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn,
không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian
hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét
của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại
chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn tất sẽ nảy sinh.
Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng
trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc
dục. Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau
khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của
ông, họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị
tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản
diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc
miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương
Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở

13


thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Nguyễn Dữ
với tài năng của mình đã xây dựng nên bức tranh muôn màu sắc về con người
và cuộc sống của họ trong xã hội đương thời.
1.1.2.2. Tác phẩm
Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra
đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Truyền kì mạn lục được coi là áng thiên cổ tùy
bút, tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ, được chia làm 4 quyển, viết theo thể
loại truyền kỳ. Các truyện được viết bằng văn xuôi có xen văn biền ngẫu và
thơ ca. Gần như ở cuối mỗi truyện tác giả đều có lời bình về nội dung và ý

nghĩa của tác phẩm.
Tác phẩm thật sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng
tạo, chau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải chỉ là một công
trình ghi chép đơn thuần. Nguyễn Dữ dựa vào các tích cũ, phần nhiều là các
truyện được lưu truyền từ lâu trong xã hội, và được viết nên thành những
truyện mới. Các truyện hầu hết lấy bối cảnh là thời Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ, và
đều có yếu tố hoang đường, kì ảo đó chính là hiện thực xã hội phong kiến với
đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần, phê phán. Truyền kì mạn
lục tuy có vẻ là truyện kì lạ xảy ra hàng trăm năm về trước nhưng thực chất
lại phản ánh được những phần sâu sắc của hiện thực đương thời. Qua tác
phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé
trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ
nữ. Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn
hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung. Truyền kì mạn lục vừa
có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo cao, vừa là tuyệt tác của thể loại
Truyền kì, từng được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ tùy
bút”.
Truyền kì mạn lục ngay từ khi mới được hoàn thành đã được đón

14


nhận. Hà Thiện Hán người cùng thời viết lời tựa, sau này nhiều học giả tên
tuổi Phan Huy Chú, Bùi Huy Ích đều ghi chép về Nguyễn Dữ và đánh giá tác
phẩm của ông.
Nguyễn Dữ chịu nhiều ảnh hưởng của Cù Hựu, nên đôi khi ta bắt gặp
sự đồng điệu trong một số chi tiết ở tác phẩm Truyền kì mạn lục của ông và
tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Song không thể phủ nhận tài năng
và công lao của Nguyễn Dữ trong việc sáng tạo nên tuyệt tác này.
1.2. Giới thuyết về yếu tố “kỳ ảo” và từ điệp âm

1.2.1. Khái niệm “kì ảo” và yếu tố “kì ảo” trong văn học Việt Nam qua các
thời kì văn học
1.2.1.1. Khái niệm “kì ảo”
Về cách hiểu khái niệm kì ảo, có rất nhiều cách hiểu được đưa ra. Trong
khóa luận này chúng tôi sưu tầm một số cách hiểu về kì ảo hay yếu tố kì ảo
trong văn học.
Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “kì ảo” là tính từ, bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp “Phantastitos” chỉ những gì được tạo nên bởi trí tưởng tượng chứ không
tồn tại trong thực tế. Trong Hán ngữ đại tự điển, “kì” là “khác thường”, còn
“ảo” là “không thực”. Nó thiên về tính chất li kì, hiếm thấy. Trong tiếng Việt,
“kì ảo” là từ Hán Việt, “kì” là “lạ lùng”, “ảo” là không có thật. Cái kì ảo là cái
lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trong thực tế.
Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ cái kì ảo là một học
giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác
kì ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thoả
mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác
thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi dưỡng trong
trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ
và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con

15


người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên”[11]. Bên cạnh đó, các tác giả
khác cũng bày tỏ quan điểm của mình về yếu tố kì ảo: Roger Cailois gọi yếu
tố kì ảo trong văn học là: “Mọi cái kì ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen
thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những quy
luật bất biến của đời thường”[3]. Còn Vax thì nhận định: “ Truyện kì ảo…
thích giới thiệu những con người giống như chúng ta, sống trong thế giới thực
tại mà ta đang sống, họ đột nhiên bị đối diện với cái không thể giải thích

được”[3].
Trong văn học Việt Nam, yếu tố kì ảo thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, vì vậy các cách hiểu khác nhau về kì ảo cũng được đưa
ra. Trong đó, Từ điển tiếng Việt giải thích kì ảo như sau: Kì nghĩa là “lạ đến
mức làm cho người ta phải ngạc nhiên”[23] còn Kì ảo nghĩa là “kì lạ, tựa như
không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng”[23]. Cách hiểu này có phần
giống với cách hiểu được đưa ra trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “kì
nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu”.
Theo tác giả Nguyễn Hải Hà, yếu tố kì ảo trong văn học Nga được gọi
bằng thuật ngữ “hoang đường” với nghĩa: “là cái phi thường, kì ảo, siêu
nhiên, phi lí, không có thực”. Theo Nguyễn Hải Hà có hai cách để vận dụng
cái hoang đường là “dùng theo thi pháp cổ tích trong văn học dân gian và
dùng cái hoang đường như một thủ pháp nghệ thuật hỗ trợ. Như một thủ pháp
nghệ thuật, cái hoang đường được vận dụng theo hai cách: cái hoang đường
dưới dạng lực lượng siêu nhiên, huyền bí (thần tiên, ma quỷ, phép lạ, yêu
quái) và cái hoang đường dưới dạng vô lí, khó tin, khó hiểu mà lí trí con
người chưa khám phá hết hoặc chưa khám phá được”[11;53].
Tác giả Lê Huy Bắc thì cho rằng: “Thế giới của văn học huyễn ảo là thế
giới của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ hoang đường, thần diệu… luôn ngự
trị. Có lúc nó giúp người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến người đọc

16


hoang mang khiếp đảm và có lúc khiến họ hoài nghi bối rối…”[2,3]
Phùng Hữu Hải định nghĩa: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng
tượng… được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm
ngoài tư duy lí tính của con người… Yếu tố kì ảo không phải là cái gì hư vô
bên ngoài con người mà nó được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng,
tinh thần, thế giới nội tâm bí ẩn của con người”[12;23].

Qua các công trình nghiên cứu ta thấy các nhà nghiên cứu dù đưa ra cách
hiểu như thế nào về yếu tố kì ảo thì giữa họ luôn có điểm chung với nhau đó
là: yếu tố kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng khó xảy ra trong thực tế. Nó
thường nằm ngoài tư duy lí tính của con người nhưng lại có mối quan hệ với
bản chất của cái có thật trong đời sống.
Sự có mặt của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm văn học tạo nên sức hấp
dẫn cho câu chuyện và tác phẩm như được khoác thêm chiếc áo sặc sỡ bắt
mắt. Việc sử dụng yếu tố kì ảo ở mỗi mức độ khác nhau sẽ tạo ra sức hấp dẫn
cho câu chuyện được kể, lôi cuốn người đọc vào thế giới huyền ảo nó tạo ra
đồng thời truyền tải ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Qua những tài liệu nghiên cứu về văn học kì ảo đã làm sáng rõ quan
niệm: yếu tố kì ảo trong văn học thuộc phạm trù tư duy nghệ thuật, là sản
phẩm trí tưởng tượng của người nghệ sĩ và được tiếp nhận qua trí tưởng
tượng. Những biểu hiện chủ yếu của yếu tố kì ảo trong văn học là: nhân vật,
cốt truyện, ngôn ngữ, không gian, thời gian chứa đựng các yếu tố siêu nhiên...
Quan niệm này là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu yếu tố kì ảo trong tác phẩm
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
1.2.1.2. Yếu tố “kì ảo” trong văn học Việt Nam qua các thời kì văn học
Ở Việt Nam, yếu tố kì ảo trong văn học không hề xa lạ, trái lại nó gắn
liền với văn học dân tộc ngay từ lúc mới chào đời. Điều này được phản ánh rõ

17


trong các sáng tác văn học dân gian và trong các tác phẩm cổ xưa, những tác
phẩm hoang đường kì lạ chiếm lĩnh đời sống của mọi tầng lớp xã hội.
Nếu văn học thay đổi theo các thời kì lịch sử thì yếu tố kì ảo cũng có
diện mạo thay đổi cho phù hợp. Yếu tố kì ảo luôn tồn tại trong dòng chảy của
văn học dân tộc từ văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại. Và
dù ở thời kì nào của văn học thì yếu tố kì ảo cũng luôn phát huy được sức

mạnh của mình, vừa tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện vừa truyền tải ý đồ
nghệ thuật của tác giả.
Trước tiên là yếu tố kì ảo trong văn học dân gian thường xuất hiện
trong các thể loại thần thoại, cổ tích, truyền thuyết… Nó gắn với niềm tin chất
phác, ngây thơ và tuyệt đối của con người vào các thế lực siêu nhiên, thể hiện
nhu cầu, khát vọng nhận thức, cải tạo thế giới cũng như số phận của mình ở
mức độ sơ khai, đơn giản nhờ vào sự phù trợ của những bà tiên ông bụt. Đồng
thời đó cũng là lời giải thích cho những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà họ
không thể lý giải nếu không tìm đến yếu tố kì ảo. Ví dụ: Thần trụ trời - giải
thích sự hình thành mặt đất, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh - lí giải lũ lụt hàng năm và
cách phòng ngừa những cơn lũ đó. Hay những truyền thuyết về người thực,
việc thực song lại được bao phủ bởi ánh sáng lung linh, hư ảo như Thánh
Gióng, An Dương Vương…
Trong các tác phẩm thần thoại, khi trình độ nhận thức của con người
còn hạn chế, con người không thể lí giải được các hiện tượng tự nhiên của trời
đất và yếu tố kì ảo được sử dụng vào việc xây dựng nên các vị thần nhằm giải
thích cho những nghi vấn của người nguyên thủy. Họ tưởng tượng ra các vị
thần với vóc dáng khổng lồ, sức mạnh vô song. Chẳng hạn như thần trụ trời
xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Thần dùng đầu đội trời
lên cao. Rồi thần đắp đất đá thành một cái cột để chống trời. Cột càng được
đắp lên cao bao nhiêu thì bầu trời càng cao rộng ra bấy nhiêu. Thần hì hục

18


đào đắp để nâng vòm trời lên mãi lên mãi. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất
phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như chiếc bát úp. Nơi trời đất giáp nhau
gọi là chân trời. Khi trời đất đã ổn định, rạch ròi, thần phá đi cái cột, hất tung
đất đá khắp nơi. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường, kì ảo đã chứa
đựng những tư duy đáng trọng của người Việt cổ.

Ngoài vị thần trụ trời, bất cứ các hiện tượng tự nhiên nào cũng gắn liền
với một vị thần cai quản: thần sấm, thần sét, thần mưa, thần gió…mà mỗi
người có một đặc điểm nhận diện riêng. Thần Mưa là thần hình rồng, thường
xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun
nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất
được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các
nơi. Thần Gió là một hình dạng kỳ quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của
thần là một thứ quạt mầu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay
mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Những lúc thần Gió phối hợp với thần Mưa
có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh
thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. Đó là lúc giữa
đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt đầu.
Ngoài các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc xuất hiện của loài người cũng đặt
ra cho người nguyên thủy một câu hỏi, và yếu tố kì ảo cũng được sử dụng để
có câu trả lời thỏa đáng nhất. Theo họ loài người xuất hiện từ một cái gì đó rất
kì dị như trong quả bầu, trong bọc trứng, một số nơi tin rằng tổ tiên loài người
chính là rắn, điều này dẫn đến tín ngưỡng thờ vật tổ của họ.
Yếu tố kì ảo cũng tồn tại trong các truyện truyền thuyết với vai trò đề
cao sức mạnh và vị trí của những người có công với cộng đồng. Yếu tố kì ảo
làm cho hình tượng những người anh hùng trở nên lộng lẫy, rực rỡ. Ví dụ:
Thánh Gióng sinh ra với nguồn gốc thần linh khi mẹ ướm chân mình lên dấu
chân khổng lồ, quá trình Thánh Gióng trưởng thành cũng vô cùng kì dị, lên ba

19


tuổi vẫn không biết cười, biết nói, nhưng sau khi nghe lời rao của sứ giả
Thánh Gióng liền biết nói, chàng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi, bỗng
chốc biến thành người khổng lồ, đứng lên diệt giặc cứu nước. Sau khi diệt
giặc Thánh Gióng bay về trời bất tử. Những chi tiết kì ảo đã giúp cho việc xây

dựng hình tượng Thánh Gióng thêm kì vĩ, hào hùng.
Trong truyện cổ tích, yếu tố thần kì xuất hiện ít đi, thường được biểu
hiện bằng các hệ thống nhân vật: tiên, bụt, chim thần, rắn thần...Ví dụ: Lực
lượng thần kì đã giúp cho cô Tấm chiến thắng mẹ con Cám để trở thành
hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc, yếu tố kì ảo giúp cho Sọ Dừa và vợ có
cuộc sống đoàn viên êm ấm. Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích nói chung góp
phần thể hiện cho triết lí sống: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” của nhân
dân.
Như vậy, yếu tố kì ảo xuất hiện trong văn học dân gian với vai trò là một
thủ pháp nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu giải thích thế giới, thể hiện ước
mơ, tình cảm của con người. Những câu chuyện dân gian được lưu truyền lại
trở thành những tư liệu quý báu cho văn học đời sau.
Yếu tố kì ảo trong văn học trung đại được sử dụng nhiều trong các thể
loại: truyện Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi...trong đó thể loại
sử dụng yếu tố kì ảo thành công hơn cả đó là truyện truyền kì. Với các tác
phẩm: Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh nữ lục, Lĩnh Nam chích quái
lục, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả...Trong đó phải đến Thánh tông di
thảo và Truyền kì mạn lục thì thể loại truyện này mới thật sự trưởng thành.
Yếu tố kì ảo lúc này được sử dụng như một phương thức nghệ thuật, chi phối
tác giả trong việc tổ chức sự kiện, khắc họa nhân vật... yếu tố kì ảo lúc này
không chỉ thể hiện trong nhân vật mà còn trong việc xây dựng cốt truyện, sử
dụng ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật...thể hiện dụng ý nghệ thuật
của tác giả. Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn

20


×