Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Chất thơ trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.23 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***************

TRỊNH THỊ MAI HƢƠNG

CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN DÀI
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***************

TRỊNH THỊ MAI HƢƠNG

CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN DÀI
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

HÀ NỘI, 2017



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - giảng viên khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các
thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học
và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Để
hoàn thành khóa luận này em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
gia đình, bạn bè, những ngƣời thân là điểm tựa vững chắc để em hoàn thành
tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Trịnh Thị Mai Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong khóa luận này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác. Những tài liệu phục vụ cho việc nhận xét,
đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ những nguồn khác nhau có ghi trong
phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kì sự sai lệch nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên


Trịnh Thị Mai Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
6. Đóng góp của khoá luận .................................................................................... 6
7. Bố cục của khoá luận ......................................................................................... 6
NỘI DUNG ........................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: CHẤT THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI ................... 7
1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ ........................................................................ 7
1.2. Chất thơ trong văn xuôi ................................................................................10
1.3. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh và thể loại truyện dài ..................................14
CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ TRONG
TRUYỆN DÀI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ...................................................19
2.1. Nhan đề giàu chất thơ ...................................................................................19
2.2. Cốt truyện tâm lý ..........................................................................................23
2.3. Nhân vật với đời sống cảm xúc cảm giác ....................................................30
2.4. Không gian nghệ thuật khơi gợi cảm xúc ....................................................36
2.5. Ngôn ngữ đậm chất thơ ................................................................................40
2.5.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu........................................................40
2.5.2. Ngôn ngữ thơ đƣợc chêm xen vào mạch văn xuôi ....................................44
2.6. Giọng điệu đậm chất trữ tình........................................................................46
2.6.1. Giọng điệu trữ tình ngọt ngào ....................................................................47
2.6.2. Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm ..............................................................51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nhắc đến chất thơ, chúng ta vẫn thƣờng cho rằng đó là một thuộc
tính chỉ riêng thơ mới có. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể tìm thấy chất thơ
trong cả những loại hình văn học khác nhƣ văn xuôi hay kịch. Ngoài ra, chất
thơ còn xuất hiện trong các loại hình nghệ thuật khác nhƣ âm nhạc, hội hoạ,
sân khấu… Chất thơ biểu hiện ở cái đẹp của ngôn ngữ và âm điệu, cái đẹp
của cảm xúc và ý tƣởng, của những khoảnh khắc tâm trạng… và nó chính là
sự miêu tả, khắc hoạ và thể hiện nghệ thuật trong sự giàu đƣợm ý thơ.
Theo K.Pauxtôpxki: “Văn xuôi là sợi cốt, còn thơ là sợi ngang. Cuộc
sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô
thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không
dẫn dắt ta đi đâu cả…”. Có thể ý kiến này chƣa thực sự xác đáng nhƣng
không thể phủ nhận rằng, trong sáng tác văn học nghệ thuật, chất thơ đƣợc
xem nhƣ là một đặc tính quan trọng đem lại sự cuốn hút kì diệu cho hình
tƣợng nghệ thuật và tác phẩm. Chính vì vậy chất thơ trong các tác phẩm văn
xuôi cũng trở thành đề tài của nhiều bài viết và công trình nghiên cứu văn
học: Chất thơ trong Vang bóng một thời của GS. Đỗ Đức Hiểu, Chất thơ
trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận của PGS.TS. Đào Duy Hiệp, Chất thơ
trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng… Có thể nói, chất thơ không
chỉ giữ vai trò quan trọng trong sáng tác văn học nghệ thuật mà còn có giá
trị không nhỏ trong cuộc sống. Những áng văn xuôi đƣợc tạo nên từ những
hình ảnh đẹp, giàu sức biểu cảm, từ những ngôn từ mang tính nhạc điệu có
thể giúp chúng ta xua tan đi bao nhiêu lo toan, mệt mỏi của cuộc sống
thƣờng nhật, vƣợt lên tất cả để vƣơn tới những ƣớc mơ, hoài bão của mình…
Nhƣng cũng có thể nó đơn giản chỉ là khiến ta cảm thấy cuộc sống này êm ả
và thanh bình hơn.


1


Ở Việt Nam, trong vài chục năm trở lại đây, Nguyễn Nhật Ánh đã
không còn là cái tên xa lạ đối với bạn đọc, đặc biệt là những bạn đọc yêu
thích truyện viết cho tuổi mới lớn. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
đều tạo nên những cơn sốt đối với những bạn đọc tuổi hoa trên toàn quốc.
Nguyễn Nhật Ánh đƣợc biết đến là nhà văn của thiếu nhi và tuổi mới lớn.
Bên cạnh những truyện ngắn và hai bộ truyện Kính vạn hoa (45 tập) và bộ
Chuyện xứ Lang Biang (28 tập), ông còn có những truyện dài – một thể
loại sáng tác nổi bật hơn cả của nhà văn, với các tác phẩm nhƣ: Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ, Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ
hôm qua, Đi qua hoa cúc… Chính những cuốn truyện viết cho tuổi mới lớn
đầy ắp những cung bậc cảm xúc đã tạo nên “hiện tƣợng Nguyễn Nhật Ánh”
trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Ông cũng đạt đƣợc nhiều thành công ở thể
loại này: năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối đƣợc Trung ƣơng Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thƣởng Văn học trẻ hạng A.
Năm 1995, ông đƣợc bình chọn là nhà văn đƣợc yêu thích nhất trong 20
năm (1975-1995) qua cuộc trƣng cầu ý kiến bạn đọc về các gƣơng mặt trẻ
tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo
Tuổi Trẻ. Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện dài có tên Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm đã đƣợc báo Lao động bình chọn là tác
phẩm hay nhất năm 2008 và đoạt giải thƣởng văn học ASEAN năm 2010.
Những giải thƣởng đó không chỉ khẳng định tài năng, vị trí và những đóng
góp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho nền văn học Việt Nam mà còn góp
phần khẳng định vị thế của văn học nƣớc nhà trong khu vực và trên thế
giới. Góp một phần không nhỏ trong những thành công ấy chính là những
trang văn đậm chất thơ - một nét phong cách nổi bật của Nguyễn Nhật Ánh,
chạm đến trái tim và để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng mỗi độc giả.


2


Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh
và các sáng tác của ông, song phần lớn chủ yếu đi vào nghiên cứu về cảm
hứng tuổi thơ và thế giới nhân vật trong các tác phẩm đó. Vì vậy có thể thấy,
tìm hiểu về chất thơ trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh là một cánh cửa
còn bỏ ngỏ.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn Chất thơ trong truyện
dài của Nguyễn Nhật Ánh làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình.
Chúng tôi mong muốn có một hƣớng tiếp cận mới với cái nhìn sâu sắc và
toàn diện hơn về vấn đề chất thơ trong truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh.
2. Lịch sử vấn đề
Với lối viết giản dị, trong sáng mà chân thật gần gũi, hầu hết các sáng
tác của Nguyễn Nhật Ánh đều đƣợc bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Trong
nhiều năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm của
ông.
Ở giáo trình Văn học hiện đại Việt Nam tập 2 (NXB Đại học Sƣ phạm),
Lã Thị Bắc Lý trong phần viết về Văn học thiếu nhi từ sau cách mạng tháng
Tám năm 1945 đã phần nào đánh giá đƣợc tài năng cũng nhƣ những thành
công của Nguyễn Nhật Ánh. Mặc dù đó là cái nhìn khái quát nhất về mảng
văn học viết cho thiếu nhi giai đoạn sau cách mạng, nhƣng Lã Thị Bắc Lí đã
đề cập đến những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ là một hiện tƣợng của
giai đoạn này. Tác giả đã đánh giá cao tài năng của Nguyễn Nhật Ánh qua
thành công của hai bộ truyện Kính vạn hoa và Chuyện xứ Lang-bi-ang cùng
nhiều truyện dài xuất sắc khác nhƣ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Còn chút
gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc…
Có thể nói, nếu nhƣ ai quan tâm đến Nguyễn Nhật Ánh sẽ không bỏ qua

cuốn sách Nguyễn Nhật Ánh - hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ do Lê

3


Minh Quốc biên soạn (NXB Kim Đồng giới thiệu năm 2012). Cuốn sách là
tập hợp khá đầy đủ thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nhật
Ánh. Đồng thời, cuốn sách còn đƣa đến nhiều bài viết dƣới góc nhìn khác
nhau của đồng nghiệp, của báo chí trong và ngoài nƣớc về Nguyễn Nhật
Ánh và tác phẩm của ông, đặc biệt là những sáng tác cho tuổi mới lớn.
Trong công trình Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam do hai
tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn, ở tập 1, phần Tổng quan, hai
tác giả đã sƣu tầm và giới thiệu một loạt bài viết về văn học thiếu nhi Việt
Nam, trong đó có nhiều bài viết đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và các tác
phẩm của ông. Tiêu biểu là bài viết của các tác giả: Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn
Hƣơng Giang, Vân Thanh, Văn Hồng, Lê Phƣơng Liên, Nguyễn Thị Thanh
Xuân, Thu Việt …
Trong bài viết Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975: diện mạo và quá
trình phát triển Lã Thị Bắc Lý đã có nhiều đoạn giới thiệu, phân tích khái
quát giá trị tác phẩm Kính vạn hoa. Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Giang đã
dành cả bài viết Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ để nói về Nguyễn Nhật
Ánh và một loạt các tác phẩm của ông nhƣ: Cô gái đến từ hôm qua, Bàn có
năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối, Thiên thần nhỏ của tôi, Hạ đỏ, Bong bóng lên
trời…
Bên cạnh các giáo trình và chuyên luận trên còn phải kể đến các luận
văn nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh nhƣ: Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn
của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa (Luận văn thạc sỹ Ngữ
văn của Phan Thị Bền, 2005, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội). Trong luận
văn này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu bộ truyện Kính vạn hoa trên cả hai
phƣơng diện nội dung và nghệ thuật dƣới góc nhìn thế giới trẻ thơ. Tuy mới

chỉ khảo sát trong một bộ truyện nhƣng luận văn này đã mở ra hƣớng tiếp
cận cho một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

4


Tác giả Vũ Thị Hƣơng đã mở rộng đối tƣợng nghiên cứu với đề tài Thế
giới nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn thạc sỹ khoa học
Ngữ văn, 2009, Trƣờng đại học Sƣ phạm Hà Nội). Công trình nghiên cứu
này đã phần nào làm nổi bật đƣợc đặc điểm của thế giới trẻ cũng nhƣ thành
công nghệ thuật nổi bật về cốt truyện, ngôn ngữ và không gian, thời gian
trong ba tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (ngày
16/9/2015), Trung tâm ngôn ngữ và Văn học - Nghệ thuật trẻ em (Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội) đã tổ chức hội thảo “Nguyễn Nhật Ánh - Hành
trình chinh phục tuổi thơ”. Hơn 40 tham luận của các nhà nghiên cứu - phê
bình văn học, nhà văn, nhà giáo và học sinh trên toàn quốc đã khẳng định
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn xuất sắc của văn học thiếu nhi Việt Nam cuối
thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
Nhìn chung, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nhiều bài viết và công
trình nghiên cứu tập trung khẳng định đóng góp cũng nhƣ những thành công
của Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên, hầu hết mới chỉ nghiên cứu trên các
phƣơng diện nhƣ nhân vật, cốt truyện hay đi vào nghiên cứu riêng một tác
phẩm cụ thể mà chƣa có bài viết nào đi sâu vào tìm hiểu chất thơ đƣợc thể
hiện trong hàng loạt truyện dài của ông. Do đó, trên cơ sở thành tựu và kinh
nghiệm của những ngƣời đi trƣớc, trong khóa luận này chúng tôi đi sâu vào
làm rõ chất thơ trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, nhằm cung cấp thêm
một hƣớng tiếp cận mới cho độc giả, góp phần nhìn nhận, đánh giá tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh một cách toàn diện hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài khóa luận, chúng tôi muốn tập trung làm rõ Chất thơ
trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó, góp thêm tiếng nói khẳng
định tài năng cũng nhƣ đóng góp của nhà văn đối với nền văn đƣơng đại nói
chung cũng nhƣ mảng văn học viết cho thiếu nhi nói riêng.

5


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khoá luận là một số truyện dài của Nguyễn
Nhật Ánh, cụ thể là các truyện: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Ngồi khóc
trên cây, Trại hoa vàng, Mắt biếc, Đi qua hoa cúc, Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là Chất thơ trong truyện dài của
Nguyễn Nhật Ánh. Cụ thể là các phƣơng diện: nhan đề, cốt truyện, nhân vật,
không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khoá luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu những phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp hệ thống
Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận tiếp tục ghi nhận sáng tạo độc đáo trong tƣ duy nghệ thuật của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở phƣơng diện chất thơ trong truyện dài của ông.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khoá luận đƣợc triển khai theo hai chƣơng:
Chƣơng 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi
Chƣơng 2: Các phƣơng diện biểu hiện chất thơ trong truyện dài của

Nguyễn Nhật Ánh

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CHẤT THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI
1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ là hình thức phản ánh văn học,
phản ánh cuộc sống thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ
bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [11, tr.309].
Bàn về thơ, Sóng Hồng cho rằng, thơ là một hình thái nghệ thuật cao
quý, tinh vi, ngƣời làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy
trong lòng. Thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có
nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy đƣợc diễn đạt bằng những hình tƣợng đẹp
đẽ qua những lời thơ trong sáng và vang lên nhạc điệu khác thƣờng.
Thơ thiên về biểu hiện cảm xúc, thƣờng hàm súc cô đọng, ngôn ngữ có
nhịp điệu. Cũng trên cơ sở này, các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học
định nghĩa: “Chất thơ chỉ những sáng tác văn học (bằng văn xuôi hoặc văn
vần) giàu cảm xúc, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu”
[11, tr.131]. Chất thơ là điều kiện cơ bản của thơ, không có chất thơ thì
không thể có thơ hay.
Thơ là một trong những hình thái văn học đầu tiên của loài ngƣời. Ở
nhiều dân tộc, trong một thời gian tƣơng đối dài, từ thế kỉ XVIII trở về
trƣớc, nói đến thơ ca là nói đến văn học. Tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu, có
thể chia thơ theo những tiêu chí khác nhau. Dựa trên phƣơng thức phản ánh,
có thể chia thơ thành: Thơ tự sự và Thơ trữ tình. Dựa vào thể luật có thể chia
thơ thành: Thơ cách luật và Thơ tự do. Xét về gieo vần có thể chia thành:
Thơ có vần và Thơ không vần. Cũng có khi ngƣời ta phân loại theo thời đại


7


nhƣ: thơ Đƣờng, thơ Tống, thơ Lý - Trần. Ngoài ra có thể phân loại theo nội
dung nhƣ: thơ tình yêu, thơ chính trị, thơ đời thƣờng…
Chất thơ là khái niệm rộng hơn thơ, chất thơ không chỉ có ở thơ mà
còn có ở cả văn xuôi. Chất thơ chính là ý vị trữ tình, là sự thi vị gợi lên từ
chính hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm. Nó có sức gợi, sức lan toả rất lớn,
tác động vào tâm hồn ngƣời đọc, tạo những khoái cảm kì lạ. Không những
thế, nói đến chất thơ là nói đến tính cảm xúc và cái đẹp. Hơn thế nữa, cái
đẹp có sức cảm hoá con ngƣời. Chất thơ gắn với tính trữ tình bay bổng.
Chất thơ còn là những ý nghĩa nằm ở ngoài lời, ở những khoảng lặng của
ngôn từ cho nên nó mang tính mơ hồ mà chúng ta chủ yếu cảm nhận bằng
tâm hồn và bằng sự liên tƣởng.
Hoài Nam từng viết: “Chất thơ của bài thơ nằm trong một cái đích rất
mơ hồ nhưng lại rất cụ thể, nó mơ hồ ở chỗ nó tan biến vào từng câu thơ,
nó chảy ra bàng bạc trong từng tác phẩm nhưng nó cụ thể ở chỗ nó tụ lại ở
một điểm ngời sáng nào đó làm cho cái bàng bạc trải rộng kia lấp lánh
lên. “Điểm ngời sáng” là nơi gặp gỡ của tất cả các câu thơ, ý thơ, nơi ngã
ba, ngã bảy tỏa đi các câu thơ, đối với người làm thơ là nơi cảm xúc gặp
gỡ, đối với người đọc thơ là nơi cảm xúc tỏa đi. Người làm thơ mà không
bắt nổi các cảm xúc tinh tế và trải rộng đi nhiều hướng của mình khi tụ lại
một điểm thì người đọc thơ cứ phải đuổi bắt chất thơ bàng bạc và chập
chờn và phải sống trong trạng thái chờ đợi vô vọng, phải chịu đựng một
bước hẫng hụt trong thi ca” [17, tr.9].
Nói về các nhân tố tạo nên chất thơ, Hà Minh Đức viết: “Chất thơ là
một phẩm chất tổng hợp được tạo nên từ nhiều nhân tố. Những nhân tố
này có thể có trong nội dung của các thể loại khác, nhưng ở thơ biểu hiện
tập trung hơn cả, và được hoà hợp, liên kết một cách vững chắc để tạo

nên những phẩm chất mới” [10, tr.36]. Theo ông, chất thơ gắn liền với sự

8


rung động và cảm xúc trực tiếp. Thơ là ở tấm lòng, nhƣng cũng chính là
cuộc sống, thơ gắn liền với trí tƣởng tƣợng và cái đẹp.
Xét trên phƣơng diện mỹ học, chất thơ đƣợc xem là cái đẹp của tâm
hồn, của cuộc sống, và cao hơn nữa là cuộc sống với một lí tƣởng đẹp. Xét
trên phƣơng diện cảm hứng, chất thơ gắn liền với cảm hứng bay bổng lãng
mạn. Xét trên phƣơng diện ngôn ngữ, chất thơ gắn liền với tính nhạc của lời
văn.
Trong thơ, sự việc đâu cần nhà thơ kể lại, chỉ cần miêu tả hình dáng
mà sự việc đã tƣờng, chất thơ của cuộc sống đã đƣợc gợi ra. Ngƣời đọc
thông qua sự gợi dẫn của hình ảnh, ngôn từ trong thơ mà có liên tƣởng,
những phiêu diêu trong cảm xúc, đồng thời bắt gặp những cái hay, cái đẹp,
cái ý nghĩa của tình ngƣời của chất ngƣời ủ kín bên trong. Rõ ràng, thơ
không diễn giải tƣờng tận chất muối mặn của cuộc đời ra sao, không diễn
thuyết tình ngƣời cao đẹp nhƣ thế nào, cảnh vật nên thơ cũng không do thi
sĩ sắp đặt, mời gọi bạn đọc thƣởng ngoạn mà chủ yếu là sự tƣơng hợp giữa
hình ảnh thơ và điệu hồn cảm nhận của ngƣời thƣởng thức. Nói khác đi,
chất thơ là do sức gợi của ý nghĩa chính lời thơ và hình ảnh thơ. Bản thân
lời và hình ảnh ấy chƣa thể có thơ nếu không có sự cảm nhận từ phía bạn
đọc. Vậy nên, chất thơ cũng chính là cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ bật lên từ
chính ngƣời thƣởng thức. Nói khác đi chất thơ là do sức gợi của ý nghĩa, từ
chính lời thơ và hình ảnh thơ. Bản thân lời và hình ảnh ấy chƣa thể có chất
thơ nếu không có sự cảm nhận từ phía bạn đọc. Vậy nên chất thơ cũng
chính là cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ bật lên từ chính ngƣời thƣởng thức.
Chất thơ xuất phát từ lời, hình ảnh mang hình ảnh chủ quan của thi sĩ
và bản thân chất thơ có sức gợi, sức lan toả rất lớn tạo nên những rung động

tâm hồn, những xúc cảm thẩm mĩ từ phía ngƣời tiếp nhận. Thuật ngữ “chất
thơ” nghiêng về tính nội dung, cảm xúc. Nó hƣớng con ngƣời tới cái đẹp, an

9


ủi và nuôi dƣỡng niềm tin vào cái đẹp, làm cho tâm hồn con ngƣời tránh
đƣợc sự khô cằn, chai sạn, nghèo tƣởng tƣợng.
Nhƣ vậy, chất thơ là phạm trù giá trị, một yếu tố làm nên phong cách
văn chƣơng của một tác giả, một khuynh hƣớng hay một thời đại văn học.
Nó chứa đựng thái độ với cái đẹp, tiêu chuẩn về cái đẹp và biến đổi cùng với
thời gian. Qua sự biểu hiện chất thơ có thể thấy quan niệm, thái độ, tình cảm
của nhà văn, rộng hơn là thị hiếu thẩm mĩ của một thời đại, một dân tộc.
Chất thơ là phƣơng thức nổi bật của phƣơng thức trữ tình.
1.2. Chất thơ trong văn xuôi
Nghiên cứu chất thơ trong văn xuôi, xét trên một phƣơng diện nào
đó, gắn liền với việc thừa nhận hiện tƣợng giao thoa thể loại nhƣ một thực
tế hiển nhiên. Đã nghiên cứu chất văn xuôi trong thơ thì cũng có thể
nghiên cứu chất thơ trong văn xuôi. Tìm chất thơ trong văn xuôi chính là
tìm những đặc tính vốn làm nên đặc thù của thể loại thơ, đƣợc văn xuôi
tiếp nhận nhằm làm giàu có thêm cho sự biểu đạt của văn xuôi, thuận theo
một tâm thế nhìn, một kiểu cảm thụ đặc biệt về thế giới và gắn với những
đối tƣợng miêu tả cũng có nhiều nét đặc biệt. Mỗi khi ta gặp trong tác
phẩm văn xuôi một sự ƣu tiên cho việc biểu hiện tâm tình chủ quan của
nghệ sĩ, một chiều hƣớng miêu tả nghiêng về nắm bắt những nét tinh lọc
của thế giới, tâm hồn, một thái độ tôn sùng tính lí tƣởng, một sự thích thú
đẽo gọt câu văn theo hƣớng đề cao sự ám gợi và tính hài hoà của mọi yếu
tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là khi ta có thể nói tới cái gọi là chất thơ.
Quả là có một giao ƣớc ngầm nhƣ thế hình thành trong đời sống văn học,
trên cả hai lĩnh vực sáng tác và cảm thụ, dẫu biết rằng thơ cũng có ba bảy

lối và không phải loại thơ nào cũng đề cao sự ngọt ngào và có thái độ
thành kính trƣớc những gì đƣợc gọi là lí tƣởng.

10


Trong một tác phẩm văn xuôi thì chủ đề, tƣ tƣởng, cốt truyện luôn là
những yếu tố quan trọng, thu hút sự chú ý của độc giả. Thế nhƣng tất cả
yếu tố ấy đôi khi chỉ là cái sƣờn, cái khung để tạo nên tác phẩm mà thôi.
Trong quá trình thƣởng thức tác phẩm, độc giả sẽ không khó khăn gì để
nắm bắt đƣợc chúng. Bên cạnh chúng lại có một yếu tố khác cũng chiếm vị
trí vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Đó chính là cái hồn của tác phẩm
đƣợc ẩn giấu trong từng câu từng chữ. Và cái hồn đó chính là chất thơ.
Khi nói đến thơ và văn xuôi, ngƣời ta thƣờng nghĩ rằng chúng là hai
thể loại văn học phân chia theo tiêu chí sau: thơ nằm trong phƣơng thức trữ
tình, tái hiện cuộc sống thông qua bộc lộ chủ quan. Tuy nhiên, việc phân
chia thể loại chỉ mang tính chất tƣơng đối. Bởi vì đặc trƣng của thể loại này
không có nghĩa là đối lập hoàn toàn với thể loại khác mà nó chỉ biểu hiện ở
nét tập trung nổi bật. Và trong bản thân các tác phẩm văn học, nhiều khi
ranh giới giữa các thể loại không rõ ràng, nhiều khi bị “nhoè” đi vì hiện
tƣợng giao thoa.
Yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo ra chất thơ trong thơ chính là sự
rung động trong tâm hồn nghệ sĩ. Khi đứng trƣớc một hiện tƣợng, sự việc
nào đó, ngƣời nghệ sĩ bỗng thấy cảm xúc trào dâng dạt dào, điều đó thôi
thúc họ cầm bút sáng tác. Nếu không có cảm xúc và đƣợc bắt nguồn từ
cảm xúc thì sáng tác đó cũng chỉ là những con chữ, những trang viết vô
hồn mà thôi. Tâm hồn ngƣời nghệ sĩ thƣờng rất nhạy cảm với mọi vấn đề
của cuộc sống, từ đó họ thổi cái hơi lãng mạn trữ tình vào và làm sống
động những sự vật, hiện tƣợng vốn dĩ rất bình thƣờng. Sức sống bên trong
tâm hồn ngƣời nghệ sĩ có một cái gì đó say sƣa, rạo rực, tha thiết tin yêu

đã in dấu lên mọi cảnh vật, mọi cảnh sắc mà nhà văn miêu tả. Nó làm cho
cảnh vật ấy sôi động hẳn lên, rung lên, vang lên những cung bậc mạnh mẽ.
Cái ngọn lửa từ bên trong ấy có thể làm nên chất thơ, chất trữ tình đằm

11


thắm. Nguồn gốc sâu xa này có khi đƣợc tác giả chăm bón, nuôi dƣỡng từ
rất lâu, nhƣng cũng có khi nó xuất hiện một cách đột ngột mà chính tác giả
cũng không ngờ tới. Những khi xúc cảm khởi phát ở trong lòng, nó thôi
thúc nhà văn phải cầm bút để trải lòng ra với độc giả.
“Chất thơ là chìa khoá để mở ra một cái gì đó trước đây vẫn còn bị
phong kín” [16, tr.505]. Chất thơ của cuộc đời rất phong phú và đa dạng,
nó luôn luôn ƣu đãi con ngƣời, chỉ có điều con ngƣời ta không phải ai
cũng thấy đƣợc, nắm bắt để diễn tả và thƣởng thức nó. Các nhà văn có
tâm huyết thƣờng đi sâu vào khai thác và chiếm lĩnh một cách tối đa chất
thơ của cuộc đời để trả lại cho đời. Nhờ có họ mà ngƣời đời mới luôn
luôn đƣợc thƣởng thức những điều tuyệt diệu.“Thơ là tiếng nói hồn nhiên
nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời” [20, tr.48].
Hình tƣợng của chất thơ là hình tƣợng của cảm xúc, vì vậy sự chân
thực về mặt tình cảm quyết định rất lớn đến giá trị của hình tƣợng thơ. Ở
trong chất thơ, cảm xúc và suy nghĩ luôn kết hợp chuyển hoá lẫn nhau
trong quá trình phát triển của hình tƣợng. Nếu nhƣ cảm xúc là cội nguồn
đầu tiên thì suy nghĩ là “thao tác” tiếp theo tạo nên tầng khái quát cho hình
tƣợng thơ. Chất thơ trong văn xuôi là sự phản ánh trực tiếp những tình
cảm, những tâm trạng cá nhân. Khi đọc những tác phẩm khác nhau của
những tác giả khác nhau, ta cảm nhận đƣợc tình cảm của họ dàn trải trên
những trang văn cũng khác nhau. Vì vậy, có thể dựa vào chất thơ, sự biểu
hiện của chất thơ mà nắm bắt đƣợc tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ
của nhà văn. Có ngƣời bộc lộ cảm xúc một cách kín đáo, lặng lẽ, có ngƣời

lại bộc lộ một cách trực tiếp, sôi nổi, mãnh liệt. Tình cảm, cảm xúc của
nhà văn nhiều khi cũng muôn hình muôn vẻ. Có khi là nỗi niềm cảm
thƣơng man mác trƣớc những cuộc đời thầm lặng, có khi là những âm
thanh, những màu sắc riêng nói lên sự sôi nổi, vui vẻ, hồn hậu, lạc quan

12


trƣớc cuộc đời đầy mồ hôi và nƣớc mắt. Điều cốt yếu của mỗi nhà văn vẫn
là sự bộc bạch, biểu lộ một cách sâu kín những điều thiêng liêng nhất đang
diễn ra trong tâm hồn họ. Có nhƣ vậy, tác phẩm của họ mới nảy ra chất thơ.
Có thể khẳng định rằng, chất thơ luôn phụ thuộc vào sự rung cảm của những
cảm xúc trong tâm hồn ngƣời nghệ sĩ. Khi cảm xúc đến độ tràn đầy thì xuất
hiện chất thơ.
Chất thơ là sự tinh tuý của cái đẹp. Nếu coi tình cảm và cảm xúc là cái
gốc của thơ thì “Cái đẹp là địa hạt hợp pháp của thơ ca” (Etgapo). Điều đó
cũng dễ hiểu bởi tâm hồn con ngƣời thƣờng hay rung động trƣớc cái đẹp.
Cái đẹp là mối quan tâm, là mục đích tìm kiếm của các nhà văn. Rồi sau đó
lại biểu hiện nó, phản ánh nó lên những trang giấy của mình. Quá trình
sáng tác của các nhà văn có thể gọi là quá trình đi từ cảm xúc đến việc mô
tả cái đẹp “Lòng như nhật nguyệt thì thơ cũng như ánh sáng nhật nguyệt”
(Ngô Giang Điệp). Tâm hồn ngƣời sáng tác trong sáng thì chất thơ sinh ra
cũng trong sáng nhƣ ánh sáng của vầng trăng soi vậy. Tất cả đã tạo nên cái
đẹp trong văn xuôi. Cái đẹp thƣờng đƣợc tiếp nhận trên phƣơng diện là một
sắc thái thẩm mĩ để tạo nên âm hƣởng chủ đạo cho các tác phẩm văn xuôi
có chất thơ.
Tóm lại, chất thơ là sự thể hiện cái đẹp. Cái đẹp ấy có khi là vẻ đẹp
của thiên nhiên có khi lại là sự thể hiện vẻ đẹp của con ngƣời. Chất thơ có
sức cảm hoá con ngƣời. Ở chất thơ có sức giao cảm hết sức tinh tế nên đó
là phƣơng tiện để truyền cảm và có sức cảm hoá mạnh mẽ. Chất thơ dù là

sản phẩm tinh thần của riêng tác giả nhƣng thông qua chất thơ, độc giả có
thể cảm nhận đƣợc những tình cảm, cảm xúc mà nhà văn trải qua và đang
diễn tả lại. Khi đó, tâm hồn hàng nghìn, hàng vạn độc giả sẽ hoà cùng một
nhịp với con tim tác giả. Nói cách khác, tiếng nói trong lòng tác giả khi ấy
đã tìm thấy đƣợc sự đồng điệu trong tâm hồn độc giả. Thi nhân xƣa có câu

13


“Thi dĩ ngôn chí”, thơ là để nói lên suy nghĩ, ý chí của mình. Quan niệm
này đã có chỗ tiến bộ, coi thơ là sản phẩm tinh thần gắn liền với chủ thể
sáng tạo. Nhƣng thực chất, ngoài việc dùng thơ để bày tỏ tình cảm với
nhau thì ngƣời xƣa còn dùng thơ nhƣ một thứ công cụ để họ diễn tả
những thứ mà họ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy và những gì mình
suy nghĩ một cách rất khách quan. Qua đó, độc giả sẽ tự mình chiêm
nghiệm và đúc rút ra những điều bổ ích chứ không phải bằng sự áp đặt.
Chất thơ ngoài khả năng giao cảm, còn đạt đến một ý nghĩa nhân
văn nào đó. Ý nghĩa ấy có thể giúp con ngƣời hƣớng tới sự hoàn thiện
trong nhân cách. Trong cuộc sống, chúng ta thƣờng gặp nhiều khó
khăn, trắc trở, sẽ có những khi chúng ta nản lòng hay mềm yếu trƣớc
những cám dỗ. Khi ấy, chất thơ và những giá trị nhân văn mà những tác
phẩm văn học sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh, đứng vững trên đƣờng đời
và luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sạch. Chất thơ đem đến cho ta
những phút giây thƣ thái, thoải mái, bình yên, khiến lòng ta lắng lại,
quên đi những vất vả, lo toan xô bồ của cuộc sống. Chất thơ còn đem
đến cho con ngƣời niềm tin yêu vào con ngƣời và cuộc đời. Nguyễn
Nhật Ánh đã đem chất thơ đến cho những tác phẩm của mình, đƣa
ngƣời đọc vào một thế giới trong sáng, tƣơi đẹp với đầy đủ những cung
bậc cảm xúc, khiến lòng ngƣời thêm trong sạch và giàu yêu thƣơng
hơn…

1.3. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh và thể loại truyện dài
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7-5-1955. Ông là hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam (1991). Ông có nhiều bút danh nhƣ Anh Bồ Câu, Chu Đình
Ngạn, Đinh Phƣơng Sóc, Sóc Phƣơng Đông…
Nguyên quán tại xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam,
tuổi thơ gắn bó với gia đình, làng xóm quê hƣơng đã nuôi dƣỡng tâm hồn

14


nhà văn. Tình yêu cùng nỗi nhớ quê hƣơng da diết, khắc khoải, day dứt cứ
trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Chính những kỉ
niệm tuổi thơ phong phú, đẹp đẽ đã trở thành chất xúc tác, là một
nguồn cảm hứng dồi dào cho Nguyễn Nhật Ánh chuyên tâm sáng tác những
tác phẩm cho thiếu nhi và cho tuổi mới lớn.
Nguyễn Nhật Ánh khẳng định: có một đứa trẻ con luôn tồn tại trong
ông ngay cả khi ông đã bƣớc sang tuổi ngũ tuần. Chính “đứa trẻ con” trong
tâm hồn ông lúc nào cũng thôi thúc nhà văn viết nên những trang truyện
dành riêng cho lứa tuổi này. Nguyễn Nhật Ánh ngoài đời là một con ngƣời
tƣơi vui, dí dỏm, một ngƣời thân thiện và yêu thƣơng trẻ nhỏ.
Nguyễn Nhật Ánh cũng có thời gian làm thầy giáo. Dù chỉ hai năm
ngắn ngủi, nhƣng những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sƣ phạm cùng những
kinh nghiệm thực tế đã giúp nhà văn hiểu và gần gũi với học trò hơn. Nhà
văn nắm bắt rất nhanh nhạy những vấn đề bức xúc trong cuộc sống hiện tại,
nhất là trong cuộc sống của bọn trẻ và đƣa vào tác phẩm nhƣ một yếu tố
dẫn dắt và kích thích trí tò mò của ngƣời đọc.
Nguyễn Nhật Ánh còn là một nhà văn có trách nhiệm và có tâm huyết
về nghề viết văn. Để có vốn hiểu biết phong phú về thế giới học trò, nhà
văn đã sƣu tầm các loại sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 để đọc, đăng kí
lớp học tiếng Anh mỗi tối để có cơ hội quan sát, nắm bắt tâm tình của tuổi

học trò. Ông sáng tác trƣớc hết là vì đam mê, do sự thôi thúc của tâm hồn
chứ không phải vì mục đích mƣu sinh hay mƣu cầu danh tiếng. Ông không
đặt cho văn chƣơng những trọng trách quá nặng nề, tác phẩm có thành công
hay không là do cái tài, cái tâm của mỗi nhà văn chứ không phải do ý đồ
khiên cƣỡng. Quan niệm nhƣ vậy nên Nguyễn Nhật Ánh viết một cách
thong dong, viết để bƣớc vào một thế giới không có sự phiền muộn của
cuộc sống đời thƣờng. Nguyễn Nhật Ánh cho rằng, tác phẩm văn học thiếu

15


nhi chủ yếu là những tác phẩm viết cho thiếu nhi chứ không phải viết về
thiếu nhi. Đó phải là những tác phẩm vừa đảm bảo đƣợc tính thẩm mỹ, hợp
với gu mĩ cảm của trẻ em lại vừa có tính giáo dục. Ông luôn tâm niệm, nhà
văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là nhà giáo dục.
Cho đến nay, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có
nhiều đầu sách nhất Việt Nam. Không chỉ nhiều về số lƣợng, tác phẩm
của ông còn nhận đƣợc nhiều giải thƣởng cao quý và nhận đƣợc sự đón
đọc nồng nhiệt từ độc giả. Với hơn 20 truyện dài, cùng lối viết chân thực,
mộc mạc, nhà văn đi sâu khai thác nhiều mặt trong đời sống của tuổi học
trò ở các lứa tuổi khác nhau, từ trẻ nhỏ cho đến tuổi mới lớn. Nếu nhƣ
viết cho tuổi mới lớn là những rung động đầu đời thì khi viết cho tuổi cấp
hai, Nguyễn Nhật Ánh lại đi sâu vào khai thác chuyện trƣờng lớp, bài vở,
mối quan hệ với thầy cô và bạn bè.
Với tài năng quan sát tinh tế, giọng điệu dí dỏm, mỗi truyện của
Nguyễn Nhật Ánh đều làm lạ hoá cái thế giới hằng ngày quen thuộc. Đọc
truyện Nguyễn Nhật Ánh ai cũng thấy mình trong đó. Với những truyện
dài nhƣ: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Ngồi khóc trên cây, Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh, Còn chút gì để nhớ… Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành
cái tên quen thuộc không chỉ với tuổi học trò mà còn với nhiều độc giả ở

những độ tuổi khác nhau.
Trẻ em có một thế giới riêng mà ngƣời lớn không phải ai cũng hiểu
đƣợc, mặc dù ai cũng từng là trẻ nhỏ. Vì vậy, viết truyện cho thiếu nhi là
một điều không hề đơn giản. Thiếu nhi Việt Nam yêu mến và chấp nhận
Nguyễn Nhật Ánh vì ông hiểu những câu chuyện của chúng và kể về
chúng. Thái Phan Vàng Anh từng nhận xét: “Chúng tôi gọi Nguyễn Nhật
Ánh là người kể chuyện của thiếu nhi với hàm ý rằng Nguyễn Nhật Ánh là
tác giả của những câu chuyện viết về thiếu nhi, dành cho thiếu nhi, khi

16


anh đóng vai người kể chuyện toàn tri, hay thậm chí khi anh hoá thân
thành những vai kể khác. Bởi với thiếu nhi, việc ai thực sự là chủ thể trần
thuật trong truyện không quan trọng bằng ai mới là người đem lại những
truyện kể ấy. Với thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh như là nàng Scheherazade
trong Nghìn lẻ một đêm cùng những câu truyện bất tận” [2].
Nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Vân Thanh cũng từng nhận xét về
truyện của Nguyễn Nhật Ánh: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi
vào lòng người bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ
thơ mà anh luôn yêu quý và tôn trọng” [19].
Truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh không có cấu trúc phức tạp. Do viết
cho thiếu nhi nên nội dung kể đƣợc chú ý hơn cách kể. Nguyễn Nhật Ánh
cũng hiếm khi tạo ra những vai kể khác thƣờng. Nhà văn thƣờng chọn cách
kể từ ngôi thứ nhất khiến cho câu chuyện mang tính chất hồi ức (Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Trại hoa vàng…). Dù ở
vai kể nào thì ta đều thấy đƣợc hình tƣợng của chính tác giả Nguyễn Nhật
Ánh. Tác giả nhƣ đã hoá thân vào thế giới trẻ thơ, nhìn vạn vật bằng cái nhìn
trẻ thơ và thuật lại những câu chuyện ấy một cách khéo léo. Tác giả Nguyễn
Thụy Anh cảm thấy tuổi thơ của mình và bạn bè mình cũng nhƣ thế hệ sau

sẽ luôn đồng hành cùng kí ức trong mỗi cuốn truyện của Nguyễn Nhật Ánh:
“Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại từ
đầu, với những kí ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười rất
thật, tưởng chừng không có bóng dáng của “hư cấu văn học”. Cũng vì thế
mà khó xác định nhà văn viết cho thế hệ nào, thời đại nào. Có cảm tưởng,
người đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có một Nguyễn Nhật Ánh đồng hành với
kí ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi” [1].
Truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh là một mảng sáng tác tiêu biểu
trong sáng tác của ông. Phần lớn truyện dài của ông viết cho tuổi mới lớn

17


với những kỉ niệm tuổi học trò, những rung cảm đầu đời của những anh
chàng học sinh cấp ba mê văn chƣơng, yêu nghệ thuật, đa sầu, đa cảm. Đó
là những trang văn trữ tình đầy chất thơ và cũng không kém phần hóm hỉnh,
nhà văn đã đem đến cho ngƣời đọc những cảm nhận tƣơi mới về cái đẹp của
tuổi hoa niên.

18


CHƢƠNG 2
CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ
TRONG TRUYỆN DÀI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
2.1. Nhan đề giàu chất thơ
Trong các yếu tố góp phần làm nên tác phẩm, nhan đề giữ một vai trò
vô cùng quan trọng. Nhan đề là “chìa khoá nghệ thuật” giúp ngƣời đọc mở
ra cánh cửa để bƣớc vào thế giới của tác phẩm văn học; giúp độc giả nhận
biết đƣợc đề tài, chủ đề của tác phẩm, nhờ đó cũng định hƣớng đƣợc cách

tiếp cận tác phẩm một cách đúng và phù hợp nhất. Hơn thế, nhan đề tƣơng
ứng với ý tƣởng và dự đồ sáng tác của nhà văn. Những ý tƣởng đó chợt loé
lên và thôi thúc nhà văn cầm bút, nó trở thành cái tứ của truyện, thúc đẩy
nhà văn tìm kiếm, suy ngẫm, liên tƣởng, chi phối mạnh mẽ đến việc tổ chức
thế giới nghệ thuật. Vì vậy, nhan đề mang dụng ý nghệ thuật, tƣ tƣởng mà
nhà văn muốn truyền tải đến bạn đọc. Nhan đề trong truyện dài của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh thƣờng thi vị, giàu hình ảnh có sức gợi lớn nhƣ: Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc, Trại hoa vàng, Đi qua hoa cúc, Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ, Còn chút gì để nhớ…
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là nhan đề truyện đƣợc Nguyễn Nhật
Ánh lấy cảm hứng từ bài thơ Билет в детство (tạm dịch: Vé đi tuổi thơ)
của Robert Ivanovich Rozhdestvensky. Tác phẩm gồm những mẩu chuyện
nhỏ xoay quanh bốn đứa trẻ trong cùng một khu xóm là thằng cu Mùi, thằng
Hải cò, con Tủn và con Tí sún. Truyện đƣợc kể dƣới hình thức kể song song
của cu Mùi lúc bé và nhận xét, đánh giá của nhà văn Mùi khi ở tuổi ngũ
tuần. Ai lớn lên cũng đều có tuổi thơ, dù nó tƣơi đẹp hay đắng cay. Tuổi thơ
là một miền kí ức gắn với những tháng ngày thơ ấu của mỗi con ngƣời tháng ngày ta vẫn là những đứa trẻ vô ƣu vô nghĩ. Rồi năm tháng qua đi, ai

19


cũng phải lớn lên, rồi hối hả với công việc, với những lo toan cho cuộc sống
mƣu sinh. Một ngày chúng ta chợt nhận ra mình không còn là một đứa trẻ và
khao khát sống lại những ngày tháng đó để quên đi những muộn phiền, toan
tính của cuộc sống xô bồ ngoài kia. Nhƣng thời gian đã trôi đi không bao
giờ trở lại. Chúng ta chỉ có thể sống lại những năm tháng tuổi thơ qua những
hồi ức, qua những kỉ niệm tƣơi đẹp. Đó chính là chiếc vé đƣa chúng ta về
với tuổi thơ, về với miền kí ức trong tâm tƣởng. Nguyễn Nhật Ánh đã viết:
“Chiếc vé đi tuổi thơ đó, bạn cứ giữ kĩ trong túi áo, vì không có người soát
vé trên chuyến tàu đặc biệt này. Bạn có thể trở về thăm lại thời thơ ấu của

mình bất cứ lúc nào, hay nói khác đi, khi bạn nhận ra rằng thỉnh thoảng tắm
mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi
bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ” [3, tr.208]. Cuốn truyện cũng
nhƣ một tấm vé giúp chúng ta bƣớc lên con tàu trở về với thế giới tuổi thơ.
Bởi vậy nhà văn từng nói rằng ông viết cuốn sách này không dành cho trẻ
em mà viết cho những ai từng là trẻ em.
Nhan đề truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh đôi khi không cần phải
khái quát nội dung toàn bộ câu chuyện, có thể chỉ là một chi tiết nhỏ trong
truyện nhƣng lại mang một ý nghĩa sâu sắc, đậm chất thơ và chất nhân văn.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một truyện dài có nhan đề nhƣ vậy.
Truyện là lời kể của nhân vật “tôi” tức nhân vật Thiều. Mƣợn giọng kể của
“tôi”, qua lăng kính trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh vẽ một bức tranh về thân
phận con ngƣời trong kiếp sống cơ cực. Đó là chuyện gia đình Thiều, gia
đình Mận, hay bố con ông Tám Tàng, những con ngƣời phải trải qua những
biến cố trong cuộc sống. Họ rơi vào những hoàn cảnh ngặt nhèo, khốn khổ,
có lúc tƣởng chừng nhƣ bế tắc. Họ bận rộn, chật vật với chuyện mƣu sinh,
chống chọi với bệnh tật và những tai họa không dƣng ập đến… Những
phận ngƣời khốn khổ tƣởng nhƣ cứ mãi sống trong nghèo đói, trong bệnh

20


×