Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 trong phân môn luyện từ và câu thông qua trò chơi học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.45 KB, 92 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

NGUYỄN THANH HƢƠNG

MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÔNG QUA TRÕ CHƠI HỌC TẬP
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo hƣớng dẫn khóa luận TS. Nguyễn Thu Hƣơng đã tận tình hƣớng dẫn
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học,
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn BGH, cùng các thầy cô giáo đang giảng dạy
tại khối 4 trƣờng tiểu học Thanh Lâm B, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình em tìm hiểu thực trạng sử dụng trò


chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thanh Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
của Giáo viên hƣớng dẫn là TS. Nguyễn Thu Hƣơng. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Nếu có phát hiện bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trƣớc hội đồng cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thanh Hương


DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Dịch nghĩa

LTVC

Luyện từ và câu


MRVT

Mở rộng vốn từ

SGK

Sách giáo khoa

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

VD

Ví dụ

HKI

Học kì I

HKII

Học kì II


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
6. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 8
1.1. Một số vấn đề về từ và vốn từ Tiếng Việt .............................................. 8
1.1.1. Khái niệm về từ và vốn từ ............................................................... 8
1.1.2. Vốn từ tiếng Việt ........................................................................... 16
1.2. Khái quát về trò chơi ............................................................................ 17
1.2.1. Quan niệm trò chơi ........................................................................ 17
1.2.2. Phân loại trò chơi ........................................................................... 19
1.2.3. Trò chơi học tập ............................................................................. 19
1.3. Đặc điểm của học sinh Tiểu học .......................................................... 23
1.3.1. Đặc điểm nhận thức, tƣ duy........................................................... 23
1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học ................................... 24
1.3.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh tiểu học .................... 25
1.4. Phân môn Luyện từ và câu trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 4 ........ 25
1.4.1. Thống kê các bài học trong phân môn Luyện từ và câu................ 25
1.4.2. Các dạng bài tập............................................................................. 27


1.4.3. Cấu trúc bài học “Luyện từ và câu” trong sách giáo khoa và định

hƣớng trong việc tổ chức dạy học ........................................................... 27
1.5. Thực trạng của việc mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 trong phân môn
Luyện từ và câu thông qua trò chơi học tập ................................................ 32
CHƢƠNG 2. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀO VIỆC MỞ RỘNG
VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4 ................................................................. 37
2.1. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi học tập................................................... 37
2.2. Yêu cầu chung khi tổ chức trò chơi học tập ......................................... 37
2.3. Quy trình chung khi tổ chức trò chơi học tập....................................... 38
2.4. Vận dụng trò chơi học tập vào các dạng bài tập mở rộng vốn từ cho học
sinh lớp ........................................................................................................ 41
2.4.1. Dạng bài tập tìm từ ngữ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho .. 41
2.4.2. Dạng bài tập xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ ........ 46
2.4.3. Dạng bài tập xác định nghĩa của thành ngữ, tục ngữ .................... 51
2.4.4. Dạng bài tập phân loại từ theo đặc điểm cấu tạo, theo từ loại ...... 55
2.4.5. Dạng bài tập nhận diện các thành phần của câu dễ lẫn ................. 59
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 63
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 63
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ....................................................... 63
3.3. Tiêu chí đánh giá .................................................................................. 63
3.4. Nội dung và giáo án thực nghiệm ........................................................ 64
3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 64
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ......................................................... 66
3.6.2. Hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và trong trò chơi .... 67
3.6.3. Mức độ chú ý của học sinh ............................................................ 69
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 71
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 73
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bậc Tiểu học là bậc góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong các môn học ở bậc
Tiểu học , Tiếng Việt là môn học có vai trò hết sức quan trọng. Các kiến thức,
kĩ năng của môn Tiếng Việt đƣợc ứng dụng nhiều trong đời sống. Nó cung
cấp cho học sinh những tri thức sơ giản cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết ,
từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, chính tả; những nhận thức về thế giới xung
quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tƣ duy và bồi dƣỡng
tình cảm đạo đức tốt đẹp của con ngƣời.
Ngôn ngữ là công cụ và là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài
ngƣời. Nó diễn đạt những gì mà con ngƣời nghĩ ra, nhìn thấy trong thế giới
khách quan , từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tƣợng.
Trong hệ thống ngôn ngữ thì từ có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ là đơn vị
trung tâm của ngôn ngữ và là đơn vị nhỏ nhất để tạo thành câu giúp con ngƣời
thực hiện chức năng giao tiếp. Chính vì vậy, việc dạy mở rộng vốn từ cho học
sinh có vị trí, tầm quan trọng rất lớn. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh
năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp
trong cuộc sống hàng ngày.
1.2. Phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng trong môn Tiếng
Việt nói chung và Tiếng Việt lớp 4 nói riêng. Luyện từ và câu là một phân
môn khoa học cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt,
rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu và khả năng diễn đạt cho học sinh. Việc dạy
học Luyện từ và câu ở Tiểu học có một tầm quan trọng rất lớn trong việc hình
thành năng lực sử dụng từ và sử dụng câu. Việc dạy từ không thể tách rời việc
dạy câu. Từ chỉ cho chúng ta biết khái niệm, còn câu mới cho chúng ta biết
thông báo.

1



Dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ
của học sinh, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản, rèn cho các em kĩ
năng dùng từ đặt câu để thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của mình một cách linh
hoạt. Đồng thời nhờ có vốn từ dồi dào giúp các em tƣ duy một cách chính xác
hơn. Đặc biệt, khi học tốt môn phân môn này sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho các
em học tốt môn Tiếng Việt cũng nhƣ các môn học khác.
1.3. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phƣơng pháp dạy học
ở bậc Tiểu học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh. Vì vậy ngƣời giáo viên phải gây đƣợc hứng thú học tập cho các em bằng
cách lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học tập. Đó là lí do ngƣời giáo
viên ở các trƣờng Tiểu học hiện nay đã không ngừng tìm tòi học hỏi, tích lũy
những phƣơng pháp có thể áp dụng một cách thuận tiện nhất, dễ hiểu, mang
lại hiệu quả cao, phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay.
Trong quá trình dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh thì việc sử dụng
phƣơng pháp trò chơi học tập là rất quan trọng và là một hoạt động mà các em
hứng thú nhất. “Học mà chơi, chơi mà học” đó là nét học tập đặc trƣng của
học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4. Trò chơi học tập biểu hiện tính
năng động, chủ động, độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong nhận thức, đặc biệt là
trong hoạt động học tập.
Thông qua hoạt động chơi không những các em đƣợc hình thành và phát
triển tâm lý, nhân cách, thể lực, rèn luyện đƣợc sự nhanh nhạy của tƣ duy mà
còn tạo cơ hội cho các em đƣợc giao lƣu với nhau, đƣợc hợp tác với bạn bè,
đồng đội trong nhóm, trong tổ. Hơn nữa việc sử dụng trò chơi trong dạy học
mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 giúp cho các em nắm vững đƣợc kiến thức
cơ bản về từ, đồng thời biết thêm một số từ mới làm phong phú thêm vốn hiểu
biết của các em một cách linh hoạt, sáng tạo nhƣng vẫn thoải mái, nhẹ nhàng.

2



1.4. Trong thực tế các trƣờng tiểu học hiện nay đã chú trọng dạy cho học sinh
những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Riêng đối với từ, chƣơng trình đã chú
trọng dạy cho học sinh thông qua tất cả các phân môn của Tiếng Việt đặc biệt
là phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4. Tuy nhiên việc dạy học chƣa đạt đƣợc
yêu cầu, mục đích mà môn học đề ra.
Việc sử dụng phƣơng pháp dạy học của giáo viên còn cứng nhắc, rập
khuôn và còn thiếu tính sáng tạo. Cách dạy chủ yếu vẫn là gò ép để giúp trẻ
lĩnh hội một kiến thức hay một khái niệm nào đó nên tính tích cực của nhận
thức của các em rất ít phát huy, khả năng hiểu biết cũng nhƣ sử dụng tiếng
việt còn hạn chế, vốn từ của các em còn nghèo nàn, sử dụng từ đặt câu còn
kém, không có khả năng tạo ra một văn bản hay trình bày một vấn đề nào đó.
Những lý do trên là căn cứ để tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Mở rộng
vốn từ cho học sinh lớp 4 trong phân môn Luyện từ và câu thông qua trò
chơi học tập”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một trong những hƣớng đổi mới trong việc dạy học theo hƣớng tích cực
là việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh qua các môn học. Đây là một
trong những vấn đề đƣợc chú trọng. Việc tìm ra phƣơng pháp dạy học hiệu
quả nhất là vấn đề đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà cải cách giáo dục quan
tâm. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX, ở nƣớc ta việc nghiên cứu giảng dạy theo
hoạt động trò chơi trong các phân môn đƣợc đặt ra nhƣng nó mới chỉ trên cơ
sở lí luận. Có thể khái quát các kết quả nghiên cứu trò chơi học tập theo các
hƣớng sau đây:
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu các trò chơi học tập nói chung
Trò chơi học tập không phải là vấn đề mới: Vào những năm 40 của thế
kỉ XX, một số nhà khoa học giáo dục Nga nhƣ P.A. Bexonova, OP Senima,
E.A.Pokrovxki đã đánh giá cao vai trò của giáo dục, đặc biệt là tính hấp dẫn

3



của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo. E.A.Pokrovxki trong lời đề
tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc
biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga. Bên cạnh kho tàng trò chơi
học tập, trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi học tập khác do các
nhà giáo dục có tên tuổi xây dựng. Đại diện cho khuynh hƣớng sử dụng trò
chơi học tập làm phƣơng tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sƣ
phạm nổi tiếng ngƣời Tiệp Khắc LA.Komenxki (1592- 1670). Ông coi trò
chơi là hình thức hoạt động cần thiết phù hợp với bản chất và khuynh hƣớng
của trẻ. Trò chơi học tập là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi
khả năng của trẻ em đƣợc phát triển, mở rộng vốn hiểu biết. Với quan điểm
trò chơi là niềm vui sƣớng của tuổi thơ, là phƣơng tiện phát triển toàn diện
cho trẻ, LA.Komenxki đã khuyên ngƣời lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học
cho trẻ và phải hƣớng dẫn, chỉ đạo cho trẻ.
Trong nền giáo dục cổ điển, ý tƣởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy
học đƣợc thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sƣ phạm ngƣời Đức
Ph.Phroebel (1782- 1852). Ông là ngƣời đã khởi xƣớng và đề xuất ý tƣởng
kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi, trẻ nhận
thức đƣợc cái khởi đầu do thƣợng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức
đƣợc những quy luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì thế
ông phủ nhận tính sáng tạo và tích cực của trẻ trong khi chơi.
Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có của trẻ,
ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất,
làm giàu vốn ngôn ngữ cũng nhƣ phát triển trí tƣ duy, tƣởng tƣợng của trẻ.
L.B.Bazedow cho rằng trò chơi là phƣơng tiện dạy học. Theo ông, nếu
trên triết học giáo viên sử dụng các phƣơng pháp, biện pháp chơi hoặc tiến
hành triết học dƣới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học
và tất nhiên hiệu quả giờ học sẽ cao hơn. Ông đã đƣa ra hệ thống trò chơi học

4



tập dùng lời nhƣ: Trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kĩ năng, trò chơi đoán từ
trái nghĩa, điền những từ còn thiếu,… Theo ông những trò chơi này mang lại
cho ngƣời học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng.
Trong qua trình đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học có rất nhiều
nhà giáo dục trong nƣớc nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế nên các trò chơi nhằm hoàn
thiện hứng thú học tập cho các em, giúp các em mở rộng đƣợc vốn từ ngữ, có thể
kể đến cuốn “Trò chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho
học sinh” [3]. Ở các tài liệu này tác giả đã đề cập rất rõ vai trò cũng nhƣ tác dụng
của trò chơi và đƣa ra những hoạt động vui chơi chung chung nhƣng chƣa đi sâu
vào ứng dụng và tổ chức trò chơi trong môn học cụ thể.
Hướng thứ 2: Nghiên cứu các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ
và câu
Nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc đã có những công trình nghiên cứu và
nhiều ý kiến xung quanh trò chơi học tập và sử dụng trò chơi học tập trong
quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu. Điều này đƣợc thể hiện khá rõ
nét ở chỗ, có nhiều tài liệu tham khảo về việc vận dụng phƣơng pháp dạy học
theo hƣớng tích cực để mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt nói chung và
phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Công trình “Phương pháp dạy học Tiếng
Việt”[6] đã đề cập đến những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt , các
phƣơng pháp dạy học các phân môn.
Theo Nguyễn Trí dạy học ở bậc tiểu học nhất là các lớp 1, 2, 3 nếu biết
sử dụng đúng lúc đúng chỗ các trò chơi học tập thì sẽ có tác dụng rất tích cực,
kích thích hứng thú học tập và tạo chất lƣợng cao cho bài học Tiếng Việt.
Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Khắc Tuân (tác giả cuộc thi viết
sách bài tập và sách tham khảo) của Nhà xuất bản Giáo dục đã nêu ra những
vấn đề cơ bản:
+ Đƣa trò chơi vào lớp học nhằm mục đích gì


5


+ Trò chơi nào có thể đƣa vào lớp học
+ Trò chơi đƣợc sử dụng vào lúc nào
+ Tổ chức trò chơi trong giờ học nhƣ thế nào
Cuốn sách “Trò chơi giữa buổi dành cho học sinh Tiểu học”[13] đã giới
thiệu một số trò chơi nhằm đem lại tinh thần thoải mái, sảng khoái cho học
sinh sau những giờ học căng thẳng. Luận văn “Vận dụng phương pháp tổ
chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học” [8] đã nghiên cứu về
vận dụng tổ chức trò chơi cho 7 phân môn của Tiếng Việt.
Tác giả Trần Mạnh Hƣờng (chủ biên) khi biên soạn tài liệu sử dụng trò
chơi học tập trong phân môn Tiếng Việt lớp 2, 3 đã chú ý tới trò chơi cụ thể
phù hợp với từng phân môn, tuy nhiên các tác giả không đi sâu vào từng địa
bàn, từng đối tƣợng học sinh để có gợi ý sử dụng trò chơi hợp lí. [14]
Điểm qua các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập nói chung và
trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng, chúng tôi thấy chủ yếu các công
trình đi vào diện rộng quan tâm giới thiệu các trò chơi và một số ví dụ về cách
tổ chức. Việc xem xét các biện pháp cụ thể để tổ chức các trò chơi trong giừo
học phân môn Luyện từ và câu cho một đối tƣợng học sinh xác định vẫn chƣa
có công trình nào đi sâu xem xét. Đây chính là khoảng trống dành cho đề tài
của chúng tôi đi tiếp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra cách thức tổ chức các trò chơi học tập vào những bài học cụ thể
để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4
- Từ đó giúp các em có vốn từ phong phú, thuận lợi dễ dàng hơn trong
giao tiếp
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, khoa luận phải thực hiện những nhiệm vụ cơ

bản sau:

6


- Tổng hợp các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên qua đến đề tài
- Thiết kế các trò chơi học tập đƣợc sử dụng trong phân môn LTVC ở lớp 4
- Thiết kế một số giáo án LTVC cho học sinh lớp 4 có sử dụng trò chơi
học tập
- Thực nghiệm sƣ phạm
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc tổ chức trò chơi trong dạy học mở rộng vốn từ cho học
sinh lớp 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở tổ chức trò
chơi trong phân môn Luyện từ và câu với các bài mở rộng vốn từ cho học
sinh lớp 4.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu thì
không thể thiếu đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu. Có rất nhiều phƣơng pháp
trong nghiên cứu khoa học thƣờng đƣợc áp dụng. Với vấn đề này chúng tôi đã
sử dụng các phƣơng pháp:
+ Phƣơng pháp nghiên cứu các vấn đề lí luận
+ Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phƣơng pháp thống kê
+ Phƣơng pháp điều tra
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, khóa luận
của chúng tôi đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Chương 2: Sử dụng trò chơi học tập vào việc mở rộng vốn từ cho học
sinh lớp 4
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Để đảm bảo khả năng thực thi cũng nhƣ có tính hiệu quả, tính thuyết
phục của hệ thống trò chơi đƣợc đƣa ra trong khóa luận, chƣơng này trình bày
những cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống trò chơi để mở rộng vốn từ cho
học sinh lớp 4
1.1. Một số vấn đề về từ và vốn từ Tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm về từ và vốn từ
a) Khái niệm từ
Cho đến nay, đã có khoảng 300 định nghĩa về từ. Các nhà khoa học
đứng trên những phƣơng diện nghiên cứu khác nhau đã đƣa ra những quan
điểm xem xét từ trên phƣơng diện ngữ pháp học (phối hợp mặt ngữ âm và
ngữ nghĩa) đƣợc chấp nhận hơn cả.
Dƣới góc độ ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ học đã định nghĩa về từ
Tiếng Việt nhƣ sau:
Từ là đơn vị nhỏ nhất, là một âm hay một tổ hợp âm có nghĩa của một
ngôn ngữ, có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây
dựng nên câu.
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, bao gồm hình thức âm thanh ổn định
và hoàn chỉnh về ý nghĩa. Hai phần này liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau
để biểu hiện ý nghĩa của con ngƣời. Từ không chỉ biểu thị các sự vật, hiện
tƣợng đơn lẻ mà biểu thị cả một nhóm sự vật hiện tƣợng tập hợp lại theo một

dấu hiệu nhất định. Do đó từ có tính chất khái quát cao.
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp- Từ vựng học tiếng Việt, Hà Nội 1985:
Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất, có ý nghĩa dùng để tạo câu nói,
nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết “rời”.
Qua các định nghĩa trên cho thấy, dù chƣa có sự thống nhất nhƣng đã có
quan điểm chung về từ tiếng Việt ở chỗ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có

8


kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, đƣợc vận
dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu.
b) Chức năng của từ
Trong ngôn ngữ có những từ thực hiện chức năng này, lại có từ thực
hiện chức năng kia (chức năng định danh, chức năng miêu tả, chức năng biểu
thái, hiệu lệnh, đƣa đẩy, chức năng tạo câu,...). Tuy nhiên, trong tiếng Việt có
bộ phận lớn, các từ có nhiều chức năng. Đó là các thực từ: nhà, cây,núi, nhảy,
mặn, ngọt,... vừa có chức năng dẫn xuất, vừa có chức năng định danh, vừa có
chức năng biểu niệm. Một số từ nhƣ: rì rào, bập bùng, lom khom, lóng lánh,...
còn có thêm chức năng biểu hiện
1. Nhóm chức năng miêu tả: gồm có chức năng biểu vật, chức năng biểu
niệm và chức năng biểu hiện
Chức năng biểu vật là chức năng biểu thị các sự vật, hiện tƣợng, hoạt
động, trạng thái của thế giới khách quan
VD: Nhà, đƣờng, xe, đi, nhảy, cay, mặn...
Chức năng biểu vật gồm có hai loại là chức năng định danh và chức
năng dẫn xuất miêu tả
Chức năng định danh (gọi tên): Cách gọi tên theo lối tổng hợp tính. Đó
là cách gán một hình thức âm thanh cho sự vật, hiện tƣợng mà không có lý
do, không cần giải thích lí do. Ở các tên gọi, sự vật, hiện tƣợng hiện ra trực

tiếp trong tổng thể của nó chứ không thông qua các đặc điểm
Chức năng dẫn xuất: Là đƣa ra, dẫn ra các thuộc tính, các đặc điểm hay
các quan hệ của các sự vật, hiện tƣợng. Đây là cách gọi tên có lí do, có thể
giải thích. Chính vì vậy dẫn xuất miêu tả bao giờ cũng làm cho từ luôn mới
mẻ, hấp dẫn hơn chức năng định danh tổng hợp tính.
VD1: Đã, sẽ, đang,... dẫn xuất các tình thái của hoạt động
VD2: Và, cùng, của, vì, do,... dẫn xuất của các quan hệ

9


Chức năng biểu niệm là chức năng biểu thị những khái niệm về sự vật,
hiện tƣợng, hoạt động, tính chất, trạng thái,... của thực tế khách quan. Đây là
lối gọi tên có lí do. So với chức năng biểu vật thì chức năng này cầu kì và
phức tạp hơn, ngoài ra nó có phần hạn chế với nhận thức của con ngƣời. Do
vậy, trong thực tế cuộc sống ngƣời ta hay dùng biểu vật. Tuy nhiên chức năng
biểu niệm của từ có ƣu điểm là giúp con ngƣời nâng cao nhận thức và kích
thích về mặt nhận thức.
Chức năng biểu hiện là chức năng vẽ ra các hình ảnh, hình tƣợng hoặc
bộc lộ các cảm xúc về sự vật, hiện tƣợng, tính chất... nhƣ nó vốn có trong
thực tế khách quan của từ. Tất cả các từ láy của Tiếng Việt đều có chức năng
biểu hiện
VD: hấp tấp, phờ phạc đủng đỉnh, mập mạp,...
2. Nhóm chức năng liên quan đến ngƣời dùng
Chức năng biểu thái là chức năng biểu thị thái độ, tình cảm của ngƣời
nói đối với các sự vật đƣợc gọi tên
VD: trời ơi, chao ôi, ừ, nhỉ,...
Chức năng đƣa đẩy là chức năng duy trì sự giao tiếp tạo ra một mối thân
hữu giữa ngƣời nói với ngƣời nghe trong giao tiếp của từ. Đây là những từ
rỗng về thông tin nhƣng lại có giá trị về giao tiếp nhằm duy trì mạch giao tiếp,

làm giao tiếp không bị gián đoạn.
VD: nói chung, rõ chƣa, thế à, nói trộm vía,...
Chức năng hiệu lệnh là chức năng của các từ nhằm hƣớng vào ngƣời
nghe để thực hiện một chức năng nói
VD: hãy, đừng, chớ, cấm, phải, nên, cần... cùng các từ đi kèm: nhỉ, nhé,
rằng, đi
3. Nhóm chức năng liên hệ với bản thân hệ thống ngôn ngữ
Chức năng liên kết là chức năng của từ nhằm liên kết các thành phần
câu, các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản,...

10


VD: và, để, song, hay, nhƣng, hoặc, tuy...nhƣng...
Chức năng định phong cách là chức năng xác định về mặt phong cách
của từ
VD1: à, ƣ, nhỉ, nhé... thuộc phong cách sinh hoạt hàng ngày
VD2: chiếu theo, quyết định, điều 1, điều 2,... thuộc phong cách hành
chính- công vụ
Nhƣ vậy nhóm chức năng miêu tả và nhóm chức năng liên quan đến
ngƣời dùng là những nhóm chức năng hƣớng ngoại (tức là chúng liên hệ với
các yếu tố ngoài ngôn ngữ. Hoàn cảnh giao tiếp, đối tƣợng giao tiếp, mục đích
giao tiếp, nội dung giao tiếp). Còn nhóm chức năng liên hệ với bản thân hệ
thống ngôn ngữ là chức năng hƣớng nội.
Trong các chức năng này, ba chức năng biểu vật, biểu hiện, biểu niệm
và biểu thái đặc biệt quan trọng, bởi chúng có liên quan đến ba thành phần ý
nghĩa của từ, là cơ sở để hình thành nên ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm
và ý nghĩa biểu thái.
c) Các thành phần ý nghĩa của từ
Tùy theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ

có những thành phần ý nghĩa cơ bản sau đây:
- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật
- Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái
Ba thành phần ý nghĩa trên đƣơc gọi chung là ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa
từ vựng thƣờng đƣợc đối lập với thành phần ý nghĩa thứ 4, đó là:
- Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp
Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính ổn định, bền vững
tƣơng đối. Chúng không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài
ngôn ngữ mà có. Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa của từ này với từ khác
trong ngôn ngữ quy định nên.

11


Sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm... ngoài ngôn ngữ đƣợc biểu thị tạo nên ý
nghĩa biểu vật của từ. Nói cách khác, “ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật,
hiện tƣợng...trong thực tế vào ngôn ngữ” [ 2,tr.108]. Ý nghĩa biểu vật không
phải là sự vật, hiện tƣợng y nhƣ chúng có trong thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn
từ đó mà thôi. Nói nhƣ vậy có nghĩa là biểu vật của từ không đồng nhất với sự
vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động... mà chỉ gợi ra sự vật, hiện tƣợng,
thuộc tính, hành động.
Nghĩa biểu niệm của từ “là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng,
khái quát và cụ thể theo một tổ chức ,một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa
có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoắc một số ý nghĩa
biểu vật của từ” [2,tr118]
Nghĩa biểu niệm là sự liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Ví
dụ: Nghĩa biểu niệm của từ “bảng” là: đồ dùng, có mặt phẳng đƣợc dùng để
viết phấn
Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của

ngƣời nói.
Sự vật, hiện tƣợng đƣợc biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật,
hiện tƣợng đã đƣợc nhận thức đƣợc thể nghiệm bởi con ngƣời. Do đó cùng
với tên gọi, con ngƣời thƣờng gửi kèm những cách đánh giá của mình. Ví dụ
có những từ khi phát âm lên đã gợi cho ta những cảm xúc sợ hãi, nhƣ: chém
giết, tàn sát, ma...; lại có những từ giúp ta bộc lộ sự khinh bỉ nhƣ: đê tiện, ton
hót, nịnh nọt... hoặc ngƣợc lại bộc lộ sự tôn trọng nhƣ: cao quý, ca ngợi, đàng
hoàng, thẳng thắn,...
Tóm lại, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các
loại nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Vì từ là một thể thống nhất cho nên
các thành phần ý nghĩa trên là những phƣơng diện khác nhau của cái thể
thống nhất đó. Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu

12


đáo từng mặt nhƣng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ
quy định lẫn nhau giữa chúng
d) Phân loại từ tiếng Việt
Dựa vào đặc điểm cấu tạo ngữ pháp ta có thề chia từ thành: từ đơn, từ
ghép và từ láy
Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng có nghĩa.
VD: Cây, núi, hoa, lá, chim, sách,…
Trong tiếng Việt có một số từ đơn âm: ra-đi-ô, bê-đan,…(chủ yếu là
những từ phiên âm từ tiếng Pháp)
Từ ghép: Từ ghép là từ do phƣơng thức ghép tạo ra, phƣơng thức ghép
tác động vào hai tiếng có nghĩa, kết hợp hai tiếng này lại theo quy luật ngữ
nghĩa và ngữ pháp để tạo ra từ ghép. Về mặt ngữ pháp, trƣớc hết từ ghép đƣợc
chia ra thành hai nhóm lớn theo kiểu quan hệ giữa các từ tố: từ ghép đẳng lập
(còn gọi là từ ghép song song) và từ ghép chính phụ.

VD: Quần áo, mạnh khỏe, xe đạp, xanh lè, bếp núc, …
Từ láy: Từ láy là do phƣơng thức láy hình vị tạo ra, phƣơng thức này tác
động vào một tiếng có nghĩa để làm nảy sinh một tiếng láy không có nghĩa.
Giữa tiếng láy và tiếng gốc có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm.
VD: nhỏ nhắn, xinh xắn, đo đỏ, tim tím, gầy guộc, lấp lành,...
Dựa vào nghĩa của từ ta chia từ thành: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ
đồng âm
Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau.
VD: Máy bay-Phi cơ-Tàu bay
Từ đồng nghĩa hoàn toàn: là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn
Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói
VD: Lợn-heo, hổ-cọp, ngô-bắp,…
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:Là những từ đồng nghĩa có nghĩa ít
nhiều khác nhau. Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn không phải lúc nào

13


cũng thay thế đƣợc cho nhau trong lời nói. Do đó khi nói cần phải cân nhắc để
lựa chọn cho đúng và phù hợp.
VD: Ăn-xơi-chén, mang-vác-khiêng,…
Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngƣợc nhau.
VD: Đục-trong, Xanh-chín, Xấu-đẹp , Thiện-ác,…
Từ đồng âm: Những từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhƣng
khác nhau về nghĩa
VD: Hòn đá-đá bóng, Con ngựa đá con ngựa đá, Con ruồi đậu mâm
xôi đậu,…
Theo Diệp Quang Ban, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành 2
nhóm:
Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ

Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ), kết từ, tiểu từ (trợ từ và tình thái từ)
Nhƣ vậy căn cứ vào chức năng cú pháp của từ, đa số các nhà nghiên cứu
đều thống nhất chia từ thành 3 loại: thực từ, hƣ từ và từ trung gian
-Thực từ: gồm các từ loại danh từ, động từ, tính từ
Danh từ, động từ, tính từ là ba loại cơ bản, chiếm số lƣợng lớn nhất và thể
hiện tƣơng đối đầy đủ và rõ rệt nhất các tiêu chuẩn phân loại. Về mặt ý nghĩa,
chúng có bản chất từ vựng - ngữ pháp, trực tiếp phản ánh các nội dung ý nghĩa
từ vựng khái quát có tính vật thể, hành động, trạng thái hoặc phẩm chất thành
các đặc trƣng phân loại. Về khả năng kết hợp, chúng có thể làm thành tố chính trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp - trong một kết hợp từ, với các từ làm thành tố
phụ đứng xung quanh. Về chức năng cú pháp, nó có khả năng tạo câu và đảm
nhiệm hầu hết các thành phần ở mọi vị trí trong cấu tạo câu.
Hƣ từ: gồm các loại từ định từ, phó từ, kết từ, tình thái từ
Từ trung gian: gồm số từ và đại từ
Vốn từ của một ngôn ngữ là “tổng số và hệ thống toàn bộ từ và cụm từ
cố định của ngôn ngữ đó”. Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một khối lƣợng từ

14


phong phú, có thể lên tới hàng chục vạn từ. Vốn từ vựng của một ngôn ngữ
bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có đặc trƣng khác
nhau. Trong vốn từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng tồn tại những từ mới
và những từ cũ, những từ phổ biến chung và những từ địa phƣơng, những từ
chuẩn mực và những từ vay mƣợn, từ chuyên môn.
Vốn từ đƣợc tích lũy trong đầu óc con ngƣời không phải là một mớ hỗn
tạp mà đƣợc tổ chức thành hệ thống gồm nhiều đơn vị ngôn ngữ có nét chung
về hình thức hoặc nội dung, khiến con ngƣời đứng trƣớc một đơn vị nào đó có
thể dễ dàng nghĩ đến, liên tƣởng đến những đơn vị khác cùng hệ thống. Nhờ
đó đƣợc tích lũy nhanh chóng và đƣợc sử dụng một cách dễ dàng. Số lƣợng từ
của một ngôn ngữ, một dân tộc rất lớn nhƣng vốn từ của từng cá nhân thuộc

dân tộc đó có thể không nhiều. Vốn từ của từng cá nhân có đƣợc tùy thuộc
vào sự phát triển trí tuệ nhận thức, văn hóa, kinh nghiệm sống của cá nhân.
Với mỗi cá nhân, vốn từ không tỷ lệ thuận với vốn từ trong ngôn ngữ
chung của cộng đồng mà nó phụ thuộc vào sự phát triển trí tuệ, nhận thức,
văn hóa của mỗi cá nhân. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì
vốn từ của những ngƣời có trình độ văn hóa cao là khoảng 6000- 9000 từ, của
một nhà thiên tài là xấp xỉ 20 000 từ .
Vốn từ đƣợc hình thành theo hai con đƣờng đó là: con đƣờng tự nhiên,
vô thức và con đƣờng có ý thức. Làm giàu vốn từ cho học sinh tiểu học nhằm
mục đích hình thành vốn từ cho học sinh theo con đƣờng có ý thức thông qua
các hoạt động học tập môn Tiếng Việt và các môn khác ở tiểu học.
Dựa vào tần số sử dụng của các từ trong đời sống xã hội, ngƣời ta phân
chia vốn từ thành hai loại: vốn từ tích cực và vốn từ thụ động. Vốn từ tích cực
là những từ đƣợc con ngƣời nắm vững, có tần số sử dụng cao trong cuộc sống
hàng ngày. Vốn từ thụ động gồm những từ ít hoặc không đƣợc sử dụng. Đó là
những từ không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại(bao cấp, tem phiếu….)
hoặc mang nghĩa riêng, chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi.

15


Đối với học sinh tiểu học, vốn từ tích cực là những từ trẻ hiểu đƣợc và
biết vận dụng trong các tình huống giao tiếp. Còn vốn từ thụ động là những từ
trẻ chƣa hiểu ý nghĩa hoặc có hiểu nhƣng không biết vận dụng trong giao tiếp
(không nói ra đƣợc).
Nội dung vốn từ cung cấp cho học sinh:
Ngoài các từ ngữ đƣợc dạy qua các bài tập đọc,chính tả, tập viết, học
sinh đƣợc cung cấp vốn từ một cách có hệ thống trong các bài từ ngữ theo chủ
đề. Chƣơng trình đã xác định vốn từ cần cung cấp cho học sinh, đó là những
từ ngữ thông dụng tối thiểu về thế giới xung quanh nhƣ công việc của học

sinh ở trƣờng và ở nhà, tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nƣớc,
những phẩm chất và hoạt động của con ngƣời... Những từ ngữ đƣợc lấy ở tiểu
học gắn với việc giáo dục cho học sinh tình yêu gia đình, nhà trƣờng, yêu tổ
quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, chúng làm giàu cho nhận thức, mở rộng
tầm mắt cho học sinh; giúp cho học sinh thấy đƣợc vẻ đẹp của quê hƣơng đất
nƣớc, con ngƣời, dạy các em biết yêu thƣơng, chia sẻ. Nhƣ vậy, chƣơng trình
từ ngữ ở tiểu học phải phù hợp với yêu cầu phát triển ngôn ngữ của học sinh,
đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục trong dạy từ.
1.1.2. Vốn từ tiếng Việt
Vốn từ tiếng Việt là một trong ba thành phần của tiếng Việt, bên cạnh
ngữ âm và ngữ pháp.Vốn từ tiếng Việt là đối tƣợng nghiên cứu cơ bản của
ngành từ vựng học tiếng Việt, đồng thời cũng là đối tƣợng nghiên cứu gián
tiếp của ngành ngữ pháp học tiếng Việt, ngữ âm học tiếng Việt, phong cách
học tiếng Việt, từ điển học tiếng Việt,..
Vốn từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Ngoài các từ tiếng Việt còn
có các từ vay mƣợn của tiếng Hán hoặc tiếng Ấn-Âu
Từ ngữ gốc Hán:
Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung
Quốc xâm chiếm Việt Nam và thực hiện đồng hóa ngƣời Việt trong thời kỳ

16


Bắc thuộc dài hàng ngàn năm. Quá trình tiếp xúc lâu dài này đã đƣa tiếng
Việt một khối lƣợng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán. Hiện tƣợng này diễn ra
khác nhau trong các thời kỳ. Giai đoạn đầu có tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu
thông qua đƣờng khẩu ngữ qua sự tiếp xúc giữa ngƣời Việt và ngƣời Hán.
Đến đời Đƣờng, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có
hệ thống qua đƣờng sách vở. Các từ ngữ gốc Hán này chủ yếu đọc theo ngữ
âm đời Đƣờng tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán-Việt. Ví

dụ: phiền, phòng, trà, trảm, chủ, giang sơn, nhân hậu,…
Từ gốc Ấn- Âu
Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc đia của Pháp, tiếng Pháp đã có ảnh
hƣởng đáng kể đến tiếng Việt và các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập khá nhiều
vào tiếng Việt, chỉ sau từ Hán-Việt. Sự ảnh hƣởng này kéo theo sự xuất hiện
của nhiều từ gốc Pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ:
Tên món ăn: bít tết, kem, pho mát, rƣợu vang, xúc xích, súp,…
Tên quần áo: may ô, sơ mi, vét tông,gi lê, đầm,…
Tên thuốc: canxi, vitamin, pênixilin,…
Thuật ngữ quân sự: lô cốt, com măng đô,…
Thuật ngữ âm nhạc: tăng gô, viôlông, ácmônica,…
Thuật ngữ khoa học kĩ thuật: bê tông, cao su, ô tô,…
Ngày nay, ngoài các từ tiếng Việt mƣợn của tiếng Hán hoặc các tiếng
Ấn-Âu thì tất cả các từ còn lại đƣợc coi là các từ thuần Việt. Những từ đƣợc
gọi là thuần Việt này thƣờng là bộ phận của từ vựng gốc của tiếng Việt, biểu
thị các sự vật, hiện tƣợng, các khái niệm cơ bản nhất và tồn tại từ rất lâu.
1.2. Khái quát về trò chơi
1.2.1. Quan niệm trò chơi
Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, nội dung nhất
định và có những quy định ngƣời tham gia phải tuân thủ. Trò chơi là một hoạt

17


động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của
con ngƣời. Trò chơi có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ, qua đó trẻ
lĩnh hội những tri thức mới, củng cố, chính xác hóa, hệ thống hóa những biểu
tƣợng, góp phần phát triển các quá trình nhận thức cảm giác, tri giác, tƣ duy,
ngôn ngữ… cho trẻ.
Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phƣơng tiện phát triển

toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò
chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của ngƣời lớn và các quan hệ
giữa họ, định hƣớng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi,
nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí đƣợc
hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do đƣợc chơi nên phát
triển. Do vậy, chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em.
Trong phƣơng pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện
quan trọng. Nƣớc Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sƣ phạm, thấy rõ sự quan trọng
và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục, nên đã đƣa bộ môn trò chơi
vào trong chƣơng trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lý học Kunkel ngƣời Anh
nói: “Trò chơi là một phƣơng tiện để tái tạo lại tâm lý ổn định cho một số trẻ
em khó tính, dở ngƣời, vô trật tự… vì trong lúc chơi, trẻ em không thu mình
lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn… Khi bị khép vào luật chơi,
các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và sinh động hơn..”
Tóm lại trò chơi là một phƣơng tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá
nhân đƣợc rèn luyện, giúp cho tập thể có đƣợc bầu không khí vui vẻ, thân ái,
thông cảm.
Trò chơi có những đặc trƣng cơ bản sau:
Trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con ngƣời cũng nhƣ hoạt
động học tập
Trò chơi có chủ đề và nội dung nhất định, có những nguyên tắc nhất định
mà ngƣời tham gia phải tuân theo

18


Trò chơi mang tính chất vui chơi, giải trí, vừa có ý nghĩa giáo dục và
giáo dƣỡng đối với con ngƣời
1.2.2. Phân loại trò chơi
Có nhiều cách phân loại trò chơi nhƣng với học sinh tiểu học chúng ta

tạm phân loại theo ba cách sau đây:
Phân loại theo sự năng động
Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ
bắp của ngƣời chơi nhƣ chạy nhảy, kéo đẩy, gồng gánh, vƣợt chƣớng ngại…
Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, ngƣời
chơi ít di chuyển
Phân loại trò chơi theo không gian
Trò chơi ngoài trời: hầu nhƣ tất cả những trò chơi đều có thể chơi đƣợc ở
ngoài trời, nhƣng chúng ta cần phải lƣu ý là sân chơi phải phù hợp với trò chơi
Trò chơi trong nhà: thƣờng áp dụng trong giờ giải lao của một buổi học
tập. Trò chơi trong nhà thƣờng là trò chơi tĩnh, ít di chuyển.
Phân loại trò chơi theo mức độ
Trò chơi nhỏ: là những trò chơi đƣợc tổ chức trong nahf hay trên sân bãi
nhỏ, ứng dụng trong những sinh hoạt, học tập… và thời gian chơi cũng rất
ngắn, khoảng 5-10 phút
Trò chơi lớn: là những trò chơi đƣợc dàn dựng công phu dựa theo một câu
chuyện, một truyền thuyết, một lịch sử…Cũng có khi dùng trò chơi lớn nhƣ
một cách ôn tập các môn đã học. Thời gian chơi có thể kéo dài đến vài giờ.
1.2.3. Trò chơi học tập
a) Khái niệm về trò chơi học tập
Trong lí luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học nhƣ là
phƣơng pháp, hình thức tổ chức và tập luyện cho trẻ, không tính đến nội dung
và tính chất của trò chơi đều là trò chơi học tập hay còn gọi là trò chơi dạy
học. Trò chơi học tập đƣợc chúng tôi hiểu nhƣ sau:

19


×