Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Tổ chức dạy học câu cho học sinh lớp 4 trong phân môn luyện từ và câu theo quan điểm giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.88 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TÔ HỮU CƯỜNG

TỔ CHỨC DẠY HỌC CÂU
CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ
VÀ CÂU THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TÔ HỮU CƯỜNG

TỔ CHỨC DẠY HỌC CÂU
CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ
VÀ CÂU THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Mã số: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Xuân Yến

Nghệ An, 2012



LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân
Yến, đã giúp đỡ, hướng dẫn tơi tận tình trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám
hiệu, khoa Giáo dục và khoa Sau Đại học, trường Đại học Vinh đã trang bị
cho tôi tri thức và kĩ năng nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu các trường tiểu học
trên địa bàn các quận Bình Thạnh, Gị Vấp, Quận 4, TP Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thể nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã ủng hộ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Vinh, ngày…tháng 10 năm 2012
Tác giả

Tô Hữu Cường


MỤC LỤC
1. KẾT LUẬN..................................................................................................109

BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
CC

câu cảm

CCK


câu cầu khiến

CK

câu kể

CKH

câu khiến

CH

câu hỏi

CBQL

cán bộ quản lí

CCTMĐN

câu chia theo mục đích nói

ĐC

đối chứng

GV

giáo viên


HS

học sinh

LT&C

Luyện từ và câu

SGK

sách giáo khoa

TN

thực nghiệm

VD

ví dụ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thống kê các bài có nội dung luyện câu ở phân môn LT&C
trong SGK tiếng Việt
Bảng 2.2 Ý kiến GV về nhận thức và thực trạng dạy câu
Bảng 2.3 Ý kiến HS về câu
Bảng 3.1 Các bài LT&C có nội dung về câu trong sách tiếng Việt 4, cần sử
dụng phương pháp thảo luận nhóm


Bảng 3.2 Một số điểm khác nhau giữa tổ chức thảo luận nhóm cho loại bài

hình thành kiến thức mới với loại bài củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ
năng.
Bảng 3.3 Danh sách các bài sử dụng phương pháp trò chơi học tập
Bảng 3.4 Kết quả thể nghiệm
Bảng 3.5 Phân phối mức độ kết quả thể nghiệm
Bảng 3.6 Mức độ hứng thú của HS đối với các bài học


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Mục tiêu cơ bản của mơn tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và rèn luyện
kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong
mơi trường hoạt động của lứa tuổi. Để đạt được mục tiêu này, hầu hết các bài
học đều hướng đến việc tổ chức các hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt cho HS.
1.2. Trong giao tiếp, đơn vị nhỏ nhất là câu. Khi một người nói ra một câu
hay một số câu thường hướng vào người nghe cụ thể, trong một tình huống cụ
thể, nhằm một hoặc nhiều mục đích nhất định. Nếu HS có kĩ năng sử dụng
câu thì các em sẽ có điều kiện cơ bản để nâng cao năng lực giao tiếp.
1.3. Phân mơn LT&C có nhiệm vụ làm giàu vốn từ và phát triển năng lực
dùng từ, đặt câu cho HS. Nhiệm vụ này bao gồm: dạy nghĩa từ, giúp HS có
thêm vốn từ và nghĩa của các từ mới cũng như phát hiện thêm các từ mới
trong văn bản; hệ thống hóa vốn từ, giúp HS sắp xếp các từ một cách có hệ
thống, hình thành ở HS kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc, đặt từ
trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề nhằm rèn kĩ năng liên tưởng để huy
động vốn từ của HS; tích cực hóa vốn từ cho HS, HS sẽ biết dùng từ ngữ
trong hoạt động nói năng của mình; HS biết đặt câu, sử dụng mẫu câu phù
hợp trong giao tiếp. Ngồi ra, phân mơn LT&C cịn cung cấp một số kiến
thức sơ giản, cần thiết về từ và câu cho HS trên cơ sở ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ

mà HS có được trước khi đến trường. HS sẽ được trang bị những hiểu biết về
cấu trúc của từ, câu, quy luật vận hành của chúng, trang bị cho các em các
kiến thức về cấu tạo câu, kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo
ra văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Phân mơn LT&C có vai trị quan trọng trong dạy học tiếng Việt bởi vị
trí đặt biệt quan trọng của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị


2

trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất thực hiện chức năng giao
tiếp. [14,184].
Vậy việc tổ chức dạy học câu câu nếu được thực hiện tốt HS sẽ chủ
động trong học tập, thấy được sự đa dạng, phong phú của từ và câu trong giao
tiếp; thấy được mục đích của mơn LT&C. Điều này làm cho mơn học thật sự
có ý nghĩa với các em, góp phần trong việc hồn thành các nhiệm vụ của phân
mơn LT&C.
1.4. Quan điểm thực hành được quán triệt trong dạy học mơn tiếng Việt nói
chung, phân mơn LT&C nói riêng. Vì vậy, tổ dạy học câu cũng quán triệt
quan điểm này.
1.5. Tổ chức dạy học câu cho HS lớp 4 theo chương trình SGK đã được tập
huấn, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy cho các GV ở nhiều địa
phương. Phương pháp có nhiều đổi mới nhằm đảm bảo mục tiêu môn học
Tiếng Việt, mục tiêu phân môn LT&C, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình. Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy và học có nhiều khó khăn như sau:
- Các tài liệu dạy học hiện nay như SGK của HS, SGV và các tài liệu
tham khảo khác chủ yếu đưa ra đáp án các bài tập, chưa nêu được cách thức
tổ chức dạy học câu (hình thức tổ chức, hướng tổ chức theo các dạng, các
kiểu bài tập,…)
- GV chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học

câu, các bài tập theo hướng giao tiếp; chưa quan tâm đến hình thức tổ chức
dạy học câu phù hợp với các dạng, các kiểu bài tập; việc gắn bài tập với thực
tiễn giao tiếp của HS. Điều này khiến việc lựa chọn nội dung, hình thức và
phương pháp dạy học chưa phù hợp, hiệu quả dạy học chưa cao.
- Việc học tập của HS còn thụ động, chú ý vào đáp án bài tập mà chưa
thấy được mục đích của việc giải bài tập (chưa thấy được lỗi thường mắc;


3

chưa thấy được tác dụng của từng kiểu câu, sự đa dạng, phong phú của từng
kiểu câu trong giao tiếp,…). Môn học chưa thu hút được HS, việc học của các
em cịn mang tính máy móc, hiệu quả học tập cũng chưa cao.
Chính vì những lí do trên, chúng tơi đã chọn vấn đề Tổ chức dạy học
câu trong phân môn LT&C cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp để
nghiên cứu. Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa việc việc vận
dụng các bài tập theo quan điểm giao tiếp vào dạy câu, nhằm nâng cao chất
lượng dạy học phân mơn LT&C nói riêng, mơn tiếng Việt nói chung.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Câu và vấn đề dạy học câu ở tiểu học
Việc tổ chức dạy học câu trong phân môn LT&C ở lớp 4 không thể
không đề cập đến các kiểu câu chia theo mục đích nói (CCTMĐN) bao gồm:
Câu kể (câu tường thuật), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm (câu cảm thán), và
câu khiến (câu cầu khiến). Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu đề cập đến các kiểu câu, chủ yếu xoay quanh vấn đề “phân loại
câu theo mục đích phát ngơn” Đó là việc xác định mục đích giao tiếp của từng
kiểu câu và những dấu hiệu hình thức điển hình tương ứng để khảo sát đặc
điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu.
Ở nước ta, từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề hành động ngôn ngữ đã
thu hút sự quan tâm của các nhà ngơn ngữ học. Các cơng trình nghiên cứu về

hành động ngơn ngữ nói chung đã được xem xét từ góc độ ngữ dụng. Ngữ
dụng học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử dụng
ngơn ngữ trong mối tương quan với người nói và người thực hiện, cũng tức là
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động giao tiếp mà việc nghiên
cứu về câu là một trong những nội dung được đề cập nhiều.


4

Về mặt lí luận, một số cơng trình khoa học của một số nhà ngôn ngữ
học khi nghiên cứu các kiểu CCTMĐN như: Ngữ dụng học của Nguyễn Đức
Dân, Đại cương ngôn ngữ học – tập 2, phần viết về về ngữ dụng học của Đỗ
Hữu Châu, Câu trong tiếng Việt của Cao Xuân Hạo – Hoàng Xuân Tâm –
Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm…
Về mặt dạy học, một số cơng trình nghiên cứu về câu, các kiểu
CCTMĐN như: Câu tiếng Việt và việc luyện câu cho HS tiểu học của Nguyễn
Quý Thành, Dạy học dấu câu tiếng Việt cho HS tiểu học của Trần Thị Hiền
Lương, ... cũng đã đề cập nhiều đến việc dạy câu.
2.2 Vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Từ năm học 2000 – 2003, chương trình tiếng Việt năm 2000 được đưa
vào giảng dạy ở cấp tiểu học trên cả nước.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu sư phạm đã quan tâm
đến việc dạy học tiếng Việt ở tiểu học và thu được nhiều kết quả mới mẻ. Có
thể kể đến các tác giả và cơng trình tiêu biểu như: Phương pháp dạy học tiếng
Việt ở Tiểu học (2 tập) của PTS GS.TS.Lê Phương Nga – Nguyễn Trí, Đại học
Sư phạm Hà Nội 1, Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt (2 tập) của
GS.TS. Lê Phương Nga – GS.TS. Lê A – TS. Lê Hữu Tỉnh – TS. Đỗ Xuân
Thảo – Ths. Đặng Kim Nga, Đại học Sư phạm Hà Nội,…
Đặc biệt, tác giả Nguyễn Trí với “ Một số vấn đề dạy học tiếng Việt
theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học”, tác giả Chu Thị Thủy An với “Một số

suy nghĩ về việc dạy các kiểu CCTMĐN ở tiểu học hiện nay”, tác giả Chu Thị
Hà Thanh - Lê Thị Thanh Bình với “Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng
Việt ở tiểu học”, tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến với “Bàn về hệ thống bài tập
dạy học tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp”, cơng trình nghiên cứu “Dạy học
tiếng Việt ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp thông qua hệ thống bài tập của


5

Đại học Vinh… đã cụ thể hóa quan điểm giao tiếp vào quá trình dạy học ở
Tiểu học. Các tác giả đã đề cập nhiều đến vấn đề dạy học tiếng Việt ở tiểu học
thông qua hoạt động giao tiếp, vấn đề dạy học các kiểu CCTMĐN theo quan
điểm giao tiếp. Đây là những đóng góp rất cần thiết trong dạy học tiếng Việt ở
tiểu học.
Mặc dù vậy, tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu nào có tính hệ thống về việc tổ chức dạy học câu cho HS lớp 4
trong phân môn LT&C. Tuy nhiên, những cơng trình nêu trên là cơ sở để
chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu quan điểm giao tiếp trong dạy học câu tiếng Việt và
thực tế tổ chức dạy học câu trong phân môn LT&C lớp 4, đề tài đề xuất các
biện pháp, hình thức tổ chức dạy học câu lớp 4 nhằm nâng cao kĩ năng sử
dụng câu trong hoạt động giao tiếp cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu dạy
học tiếng Việt ở tiểu học.
4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học LT&C trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình tổ chức dạy học câu trong phân môn LT&C cho HS lớp 4
theo quan điểm giao tiếp.

4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình tổ chức dạy học câu trong phân
môn LT&C lớp 4 theo quan điểm giao tiếp tại một số trường tiểu học trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.


6

5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu đề tài đề xuất được các biện pháp và hình thức tổ chức dạy học
câu ở lớp 4 theo quan điểm giao tiếp đảm bảo mục tiêu của việc dạy học
LT&C, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Việt ở tiểu học hiện nay thì HS sẽ
có kĩ năng sử dụng câu trong giao tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
tiếng Việt của HS lớp 4 nói riêng và HS tiểu học nói chung.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần quan tâm giải quyết các nhiệm vụ sau:
6.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến việc dạy học về câu cho HS
lớp 4 theo quan điểm giao tiếp.
6.2. Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học câu cho HS lớp 4 trong phân môn
LT&C hiện nay.
6.3. Xác định và đề xuất các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học câu cho HS
lớp 4 theo quan điểm giao tiếp.
6.4. Tổ chức thể nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện
pháp, hình thức dạy học đề tài đề xuất.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng để nghiên cứu cơ sở
lý luận, lịch sử nghiên cứu vấn đề.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng để nghiên cứu phần
thực tế, bao gồm các phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp điều

tra bằng phiếu hỏi, phương pháp chuyên gia, phương pháp thể nghiệm sư
phạm.


7

7.3. Phương pháp thống kê toán học: sử dụng toán học để xử lý các số liệu
thống kê liên quan đến thực trạng tổ chức dạy học câu, kiểm định độ tin cậy
của các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học câu theo quan điểm giao
tiếp ở lớp 4.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Cơ sở thực tiễn
Chương 3: Các biện pháp và hình thức tổ chức dạy học câu trong phân
môn LT&C cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp.


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
1.1.1. Cơ sở của quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
Xét theo góc độ ngơn ngữ học, quan điểm giao tiếp có cơ sở xuất phát
từ chức năng xã hội của ngôn ngữ. Nếu coi “Ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của lồi người” thì việc dạy tiếng Việt trong nhà trường
là hình thành và rèn luyện cho HS một cơng cụ giao tiếp. Vì vậy, phương
pháp dạy học hiệu quả nhất là dạy học trong giao tiếp.
Từ góc độ lý luận dạy học, quan điểm giao tiếp là sử dụng nguyên tắc lí

thuyết gắn với thực hành của lí luận dạy học đại cương vào lĩnh vực dạy
tiếng. Trong dạy học tiếng Việt, thực hành tức là tiến hành các hoạt động nói,
nghe, đọc, viết, là phát triển lời nói cá nhân. Trong dạy học LT&C, đảm bảo
nguyên tắc giao tiếp tức làm giàu vốn từ, nâng cao kĩ năng đặt câu, sử dụng
câu đúng, hay, tinh tế trong các tính huống giao tiếp cho HS.
1.1.2. Nội dung quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
Con người giao tiếp với nhau bằng công cụ quan trọng nhất là ngơn
ngữ. Vì thế, việc dạy tiếng thơng qua hoạt động giao tiếp là một trong những
nguyên tắc chủ đạo của việc xây dựng chương trình mơn học ở cấp tiểu học.
Đây là xu hướng phố biến trong dạy học ở các nước tiên tiến hiện nay. Khác
với xu hướng dạy học theo cấu trúc, xu hướng này có tác dụng rõ rệt trong
việc hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Dạy tiếng
Việt theo quan điểm giao tiếp giúp thực hiện một cách nhanh nhất, vững chắc
nhất mục tiêu của chương trình tiếng Việt ở tiểu học là "Hình thành và phát
triển ở HS kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”.


9

Với việc thay tên gọi hai phân môn "Từ ngữ", "Ngữ pháp" của chương
trình cũ bằng "LT&C" ở chương trình tiếng Việt mới không chỉ đơn thuần là
việc đổi tên mà là sự phản ánh quan điểm giao tiếp trong dạy học LT&C của
chương trình tiếng Việt mới: dạy học tiếng Việt là dạy thực hành sử dụng
ngôn ngữ. (HS biết dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp một
cách có hiệu quả).
Quan điểm giao tiếp chi phối nội dung chương trình, phương pháp và
hình thức dạy học mơn tiếng Việt nói chung cũng như phân mơn LT&C nói
riêng. Cụ thể là:
* Chi phối về nội dung dạy học theo hướng giao tiếp

Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cần đáp ứng yêu cầu cung
cấp kiến thức về ngôn ngữ và rèn luyện các kĩ năng, sử dụng ngôn ngữ trong
hoạt động giao tiếp. [17, 6]
Cách làm là xuất phát từ hệ thống kĩ năng để chọn kiến thức. Trục cơ
bản của chương trình là 4 kĩ năng đọc, nghe, nói, viết. Các kiến thức lí thuyết
được lựa chọn nhằm phục vụ cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng đó
của HS. Kiến thức về tiếng Việt cung cấp cho HS ở dạng sơ giản nhưng cần
đảm bảo tính hiện đại. Các khái niệm lí thuyết được biến thành các qui tắc chỉ
dẫn HS hành động. Có như vậy q trình chuyển hóa từ kiến thức thành kĩ
năng hoạt động lời nói của HS mới diễn ra dễ dàng; q trình hình thành kĩ
năng và tiếp thu kiến thức mới đi đơi với nhau giúp HS hình thành được năng
lực giao tiếp.
Việc dạy HS tiểu học giao tiếp bằng tiếng Việt ln hướng tới hai mục đích:
- Một là giúp HS hiểu được lời nói, bài viết có sẵn, diễn đạt bằng lời và
bằng chữ ý nghĩ của mình theo một yêu cầu đặt ra trước.


10

- Hai là giúp HS tự hiểu được lời nói, bài viết trong hồn cảnh giao tiếp
bằng ngơn ngữ (ngữ cảnh) tự nhiên và giúp các em tự diễn đạt bằng lời và
bằng chữ ý nghĩ của mình theo một yêu cầu đặt ra trước.
Ngữ liệu đưa vào giờ LT&C phải là những ngữ liệu sinh động, chân
thực, thường được sử dụng trong hoạt động giao tiếp thường ngày, phù hợp
với hoạt động giao tiếp ở lứa tuổi tiểu học. Không sử dụng những ngữ liệu
khô cứng, rập khuôn, xa đời sống thực của HS.
Ngữ liệu để dạy tiếng Việt khơng chỉ là những bài có sẵn trong tài liệu
học tập (SGK, vở luyện tập, ...) mà còn bao gồm những lời nói, bài nói, bài
viết do HS tạo ra. Nghĩa là HS không chỉ học đọc, học viết, học nói, học nghe
trên các tài liệu học tập do nhà trường cung cấp mà còn thực hành các kĩ năng

trên trong khi các em giao tiếp ở nhà, ở trường. Thông qua các nội dung
phong phú của những ngữ liệu dạy giao tiếp bằng tiếng Việt sẽ giúp HS ngoài
việc đọc, viết, nghe, nói thơng thạo, cịn tích lũy được các tri thức thiết thực,
không bỡ ngỡ với thực tiễn cuộc sống.
Để tổ chức hoạt động giao tiếp, chúng ta cần tạo ra những mơi trường
giao tiếp có chọn lọc, phù hợp với cuộc sống thực thông qua các bài tập rèn kĩ
năng mang tính tình huống, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với những tình
huống giao tiếp tự nhiên, kích thích HS hào hứng tham gia, bộc lộ bản thân,
từ đó phát triển kĩ năng giao tiếp.
* Chi phối về phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp
Quán triệt quan điểm giao tiếp, trong dạy học tiếng Việt nói chung và
trong dạy học LT&C nói riêng:
- Phải ln xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức,
tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn, đặt nó trong hoạt động giao tiếp,
trong các sản phẩm giao tiếp.


11

- Phải xuất phát từ ngữ cảnh giao tiếp, từ ngữ liệu điển hình để quy nạp
thành dấu hiệu khái niệm có tính lý thuyết rồi từ đó vận dụng vào giải quyết
các bài tập cụ thể.
- Phải coi trọng việc tổ chức dạy học câu giao tiếp cho HS, coi thực
hành giao tiếp là hoạt động chủ yếu.
Vì vậy, trong dạy học LT&C hay trong tổ chức dạy học câu thì phương
pháp dạy học cần gắn dạy ngơn ngữ với giao tiếp, nghĩa là gắn ngôn ngữ với
những yếu tố ngồi ngơn ngữ như: hồn cảnh, mục đích, vai, nội dung và các
yếu tố như cử chỉ, thái độ, điệu bộ... trong khi nói. Muốn vậy, GV phải tạo
được các tình huống giao tiếp, GV phải sử dụng phương pháp dạy học theo
hoạt động ngôn ngữ, tức là dạy cho HS chuyển từ ngơn ngữ sang lời nói gắn

với hoạt động giao tiếp. Trong dạy học câu, GV phải sử dụng hệ thống bài tập
tập hợp được những yêu cầu hoạt động bằng ngơn ngữ và lời nói cho HS
nhằm giúp các em hình thành và rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt.
Với hướng dạy học hoạt động ngôn ngữ, sử dụng phương pháp dạy học này,
GV không chỉ cho HS thực hiện các bài tập theo mẫu có sẵn mà cịn hướng
dẫn cách chuyển ngơn ngữ sang lời nói trong hồn cảnh giao tiếp, mục đích
giao tiếp cụ thể và vai giao tiếp phù hợp. Đây là quan điểm dạy học ngôn ngữ,
trong hoạt động giao tiếp, theo nguyên tắc giao tiếp, đưa HS vào các hoạt
động nói năng. Thơng qua thực hành, HS tự rèn luyện các kĩ năng sử dụng từ,
câu và tự nói ra các tri thức lý thuyết cần thiết để ý thức hóa q trình sử dụng
từ, câu của mình.
Trên cơ sở đó, GV cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học
nhằm đưa HS vào các hoạt động giao tiếp, phát huy tính tích cực sáng tạo,
khả năng độc lập suy nghĩ của HS như: phương pháp thực hành giao tiếp,
phương pháp đóng vai, phương pháp luyện theo mẫu, phương pháp phân tích
ngơn ngữ, phương pháp dạy học nêu vấn đề, . . .


12

* Chi phối về hình thức dạy học theo hướng giao tiếp
Quan điểm giao tiếp chi phối hình thức dạy học trong tất cả các giờ học
tiếng Việt và các mơn học khác trong nhà trường. Trong q trình dạy học,
GV nên linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức dạy học, khuyến khích HS
phối hợp giữa học cá nhân, học theo nhóm nhỏ, học theo lớp, tổ ngoại khóa,
câu lạc bộ khoa học, tham gia hội "Các nhà khoa học trẻ", dạ hội khoa học
hay nghệ thuật,…
Các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giao tiếp bao gồm: thảo luận
(lớp và nhóm), tham quan, hoạt động ngoại khóa, trị chơi học tập, đóng vai,


Các hình thức dạy học trên góp phần tăng cường tối đa cơ hội để các
HS trong lớp được làm việc và thể hiện khả năng của mình, phát huy cao tinh
thần hiểu biết, học hỏi và khả năng hợp tác, thi đua giữa các thành viên trong lớp.
Các em mạnh dạn tham gia ý kiến, phát huy được tính chủ động của
mình; khuyến khích những em nhút nhát, những em khơng dám phát biểu chỗ
đơng người cũng có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình trong nhóm nhỏ hơn.
Qua đó, HS chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm; tạo điều kiện để các em học hỏi
lẫn nhau theo quan điểm "Học thầy khơng tày học bạn"; hình thành và phát
triển cho HS khả năng hợp tác. Bên cạnh đó, các hình thức dạy học này còn
giúp HS củng cố, đào sâu tri thức mới được học, làm sáng tỏ những điều thắc
mắc, GV có cơ hội thu được thơng tin phản hồi từ HS nhiều hơn.
Tóm lại, q trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học cần nghiên cứu hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ để làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung,
phương pháp và hình thức dạy học cho đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy
học tiếng Việt.


13

1.2. Câu trong tiếng Việt và việc dạy học câu theo quan điểm giao tiếp
1.2.1. Khái niệm câu trong tiếng Việt
Từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa về câu. Ở Việt Nam, hầu hết
các nhà ngôn ngữ học đều dựa vào các định hướng của các nhà ngôn ngữ học
trên thế giới để định nghĩa về câu. Các định nghĩa này có thể được căn cứ về
mặt nội dung của câu, hoặc căn cứ vào mối liên hệ của câu với hiện thực.
Cũng có tác giả định nghĩa câu dựa vào cả hai mặt nội dung và hình thức cấu
tạo câu. Có thể kể ra một số định nghĩa sau: Tác giả Trương Văn Chình lấy
mục đích giao tiếp làm cơ sở, ông chọn định nghĩa về câu do A. Meillet nêu:
“Câu là một tổ hợp tiếng dùng để diễn tả một sự tình hay nhiều sự tình có
quan hệ với nhau; tổ hợp ấy tự nó tương đối đầy đủ ý nghĩa và không phụ huộc

về ngữ pháp về một tổ hợp khác” [10, 476]. Tác giả Nguyễn Kim Thản không
đưa ra định nghĩa trực tiếp mà chọn định nghĩa về câu của V.V.Vinogradov:
“Câu là đơn vị hồn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo
quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng để cấu tạo, biểu
thị tư tưởng. Trong câu khơng chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà cịn có cả
mối quan hệ của người nói với hiện thực” [20]. Tác giả Nguyễn Lân thì định
nghĩa: ”Nhiều từ mà hợp lại mà biểu thị một ý nghĩa dứt khốt về động tác,
tình hình hoặc tính chất của sự vật gọi là một câu”, Định nghĩa câu khá dài là
của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Câu
là đơn vị của ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngồi) tự lập và
có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn và có kèm thái độ
của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu
hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là một đơn vị thông báo nhỏ
nhất”. Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết, “Câu là đơn vị có chức năng thơng
báo, tức là biểu hiện một thơng điệp. Trong đó, vị ngữ là một nòng cốt, là


14

“xuất phát điểm” của thông điệp”. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên có định nghĩa về
câu rất súc tích, đủ cả mặt nội dung và hình thức cấu tạo, đây cũng là định
nghĩa gần gũi với việc dạy các kiểu câu trong chương trình tiểu học hiện nay
mà chúng tơi đưa ra làm cơ sở cho mình khi tìm hiểu vấn đề về câu: “Câu là
một đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh
nhất định nhằm mục đích thơng báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu
tạo độc lập, có ngữ điệu kết thúc” [12, 101]. Theo định nghĩa này, câu có các
đặc điểm: có chức năng thơng báo, thể hiện ở chỗ câu mang nội dung thông
tin và thể hiện thái độ, tác động đến nhận thức người nghe, diễn đạt được ý
của người nói. Cách giải thích này gần gũi với nội dung dạy học về câu của
HS tiểu học; câu có cấu trúc ngữ pháp độc lập, thể hiện ở chỗ câu thường có

cấu trúc chủ - vị; câu có ngữ điệu kết thúc, đó là dấu hiệu giúp HS nhận biết
câu về mặt hình thức; câu được gắn với một ngữ cảnh nhất định, gắn với hoàn
cảnh giao tiếp phù hợp. Với phương pháp dạy học môn tiếng Việt hiên nay:
Dạy về câu không chỉ căn cứ các mẫu câu cụ thể mà còn căn cứ cả về chức
năng, tức phương diện giao tiếp, thông qua giao tiếp.
Trong chương trình tiếng Việt ở tiểu học, trong phân môn LT&C, kiến
thức và kĩ năng về việc sử dụng câu, các kiểu CCTMĐN được đề cập rất
nhiều, trong đó có các bài dạy về thành phần câu và các bài dạy về các kiểu
câu hướng đến quan điểm giao tiếp. Các kiểu CCTMĐN hướng HS học tập
ngôn ngữ gắn với những yếu tố ngồi ngơn ngữ như: hồn cảnh giao tiếp,
mục đích giao tiếp, vai giao tiếp, nội dung giao tiếp và các yếu tố như cử chỉ,
thái độ, điệu bộ... trong khi nói. Như vậy, HS được hoạt động ngôn ngữ, thực
hành giao tiếp, phù hợp với mục tiêu môn học. VD sau đây là bài tập dưới
dạng giao tiếp.


15

VD: Cho hai câu sau:
1. Quyển sách nằm dưới quyển vở.
2. Quyển vở nằm trên quyển sách.
Câu nào là câu trả lời của câu hỏi: Quyển sách ở đâu?
Hai câu trên có cấu trúc và nghĩa về cơ bản là giống nhau, nhưng chỉ có
câu 1 mới trả lời cho câu hỏi của đề bài.
Trong dạy học về câu ở tiểu học, các kiểu CCTMĐN cũng được đưa
vào dạy như CH (CH), câu kể (CK), câu khiến (CKH), câu cảm (CC). Ở tiểu
học, các kiểu câu này được định nghĩa như sau:
* Câu trần thuật (Câu kể)
Câu trần thuật dùng để kể, xác nhận (có hay khơng có), mơ tả một vật
với các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó hoặc một

sự kiện với các chi tiết nào đó.
VD: 1. Tối mai, có trận bán kết giữa hai tay vợt Ý và Ba Lan.
2. Từng cặp bướm trắng, bướm vàng dập dờn bay lượn trên các
bụi cây ven đường.
Xét về mặt lơgíc: nội dung, ngơn ngữ học truyền thống chia câu trần
thuật làm hai loại: câu trần thuật khẳng định và câu trần thuật phủ định.
Câu trần thuật khẳng định thường nêu lên sự vật, hiện tượng được nhận
định là có tồn tại.
VD:

1. Phong cảnh ở Đà Lạt thật là đẹp.
2. Cả nhà tràn ngập tiếng cười.

Câu trần thuật phủ định xác nhận sự vắng mặt hay khơng tồn tại của sự
vật hiện tượng. Nói cách khác, đây là câu tường thuật lại một sự việc nhưng
theo hướng phủ định.
VD: 1. Không phải ông giám đốc nói đâu.
2. Khơng ai lên tiếng cả.


16

Về mặt hình thức, phương tiện biểu hiện câu trần thuật là cấu trúc cú
pháp cơ bản hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) hoặc một thành phần
chính biểu thị nội dung mệnh đề. Có điều, hình thức này không phải của riêng
câu trần thuật. Câu cầu khiến, câu nghi vấn đều có nội dung mệnh đề nên đều
có cấu trúc cú pháp cơ bản. Tuy nhiên, so với các loại câu khác, cấu trúc câu
trần thuật phản ánh rất sát cấu trúc mệnh đề.
Câu trần thuật có ngữ điệu đi xuống ở cuối câu, trên chữ viết cuối câu
có dấu chấm (.).

* Câu nghi vấn (Câu hỏi)
Câu nghi vấn, theo cách nhìn truyền thống, là loại câu mà người nói
thường dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc cịn hồi nghi và chờ đợi sự trả
lời, cần sự giải thích của người nghe.
VD: 1. Em tên gì? Nhà em ở đâu? Trời tối rồi, sao em không về nhà?
2. Em thích hoa hồng hay hoa cúc?
Về mặt hình thức, câu nghi vấn trong tiếng Việt thường được cấu tạo
bằng các phương tiện sau:
- Các đại từ nghi vấn: ai, sao, nào, gì, đâu, làm sao, như thế nào, bao
nhiêu, bao lâu...
VD: 1. Cậu bắt được ở đâu mà nhiều dế thế?
2. Đồn mình có bao nhiêu người?
- Các cặp phụ từ nghi vấn: có...khơng, đã...chưa, có...chưa, có phải...
khơng...
- Kết từ "hay":
VD:

1. Câu nói thật hay đùa đấy?
2. Em thích mơn học nào hơn, Âm Nhạc hay Mĩ Thuật?

Kiểu câu nghi vấn có kết từ hay được gọi là câu nghi vấn lựa chọn. Khả
năng trả lời chỉ hạn chế trong những yêu cầu đưa ra của người nói.


17

- Các tiểu từ tình thái nghi vấn: à, ư, a, à, hả, hở, chăng, nhỉ, nhé... vị
trí của các tiểu từ này thường là cuối câu.
VD: 1. Tối qua, ở nhà mưa ư?
2. Ông Nam vẫn chưa đến nhỉ?

- Ngữ điệu: Ngữ điệu đặc thù của câu nghi vấn là ngữ điệu cao ở trọng
tâm hỏi trong câu hoặc nâng giọng ở phần cuối câu.
VD:

- Mai! Anh Bảo tới chơi đấy.
- Anh Bảo tới chơi?

Trên văn bản viết, cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?).
* Câu cầu khiến (Câu mệnh lệnh)
Câu cầu khiến là câu nhằm mục đích nêu lên ý chí của người nói và đòi
hỏi, mong muốn người nghe thực hiện những điều nêu ra trong câu nói.
VD: 1. Xin đừng đụng vào cây, mùa lá rụng.
2. Hãy cố gắng học tập tốt, em nhé!
Về mặt hình thức, câu cầu khiến có những dấu hiệu riêng, biểu thị mục
đích cầu khiến. Phương tiện biểu hiện ý nghĩa cầu khiến trong câu cầu khiến
khá đa dạng.
- Các phụ từ có ý nghĩa cầu khiến hãy, đừng, chớ... đứng trước động từ
làm vị ngữ.
VD: 1. Long hãy ngủ ngoan nhé, mẹ về sẽ có quà!
2. Đừng làm ồn, mọi người đang ngủ trưa.
- Các tiểu từ tình thái có ý nghĩa cầu khiến đi, với, nào, nhé, đã, thôi,
lên... đứng cuối câu.
VD: 1. Huệ, vào uống nước đã!
2. Các cháu ngoan đi nào! Cô các cháu sắp về rồi.
- Các động từ tình thái ở trung tâm vị ngữ: cần, phải, nên...
VD: 1. Cần chăm chỉ học tập thì mới trở thành người có ích cho xã hội.


18


2. Em nên hoạt động thể dục thể thao nhiều hơn nữa.
- Ngữ điệu của câu cầu khiến là lên giọng và nhấn giọng cuối câu.
VD:

1. Xung phong!
2. Tiến lên! Bắn!

- Các động từ có ý nghĩa gây khiến: cấm, mời, xin, yêu cầu, đề nghị,
khuyên...
VD: - Cấm hút thuốc.
- Đề nghị các em trật tự để chúng ta bắt đầu giờ học!
Trên văn bản viết, cuối câu cầu khiến sử dụng dấu chấm than (!) hoặc
dấu chấm (.).
* Câu cảm thán (Câu cảm)
Câu cảm (CC) dùng để biểu thị mức độ tình cảm, thái độ đánh giá của
người nói đối với hiện thực hoặc người nghe.
VD: 1. Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp!
2. Thích thật! Thích thật! Thế này thì thích chết đi được!
Xét về phương tiện hình thức, CC có thể chia thành các dạng sau:
- CC chứa tình thái từ: ơi chao, ơi, a ha, a…(thơng thường là ở đầu câu)
VD:

1. Ơi chao chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
2. A! Thầy giáo đến rồi.

- CC chứa tiểu từ thay, nhỉ cuối câu
VD: 1. Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi!
2. Mẹ mày, khôn nhỉ!
- CC chứa các phó từ lạ, thật, quá, ghê, thế, dường nào, biết mấy, xiết

bao, biết bao...
VD: 1. Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên!


19

2. Thế này thì thật là tốt q!
- CC có cấu trúc đặc biệt, tình thái được biểu đạt bằng khn hình câu.
VD: 1. Sao mà u, sao mà thương Đắc Lắc q tơi!
2. Đẹp ơi là đẹp!
- CC cịn có phương tiện biểu đạt là ngữ điệu. Giọng điệu của CC
thường thay đổi cho phù hợp với cảm xúc.
VD:

1. Tuyệt!
2. Đẹp!

Khi viết, cuối CC có dấu chấm than (!).
Chúng tơi thấy rằng, phân chia câu theo mục đích nói là cách làm của
ngữ pháp truyền thống thể hiện cách nhìn về câu trong hoạt động. Thế nhưng,
hoạt động của câu ở đây chỉ được xét trong quan hệ với người nói. Câu vẫn bị
đặt trong thế cơ lập, tách khỏi các câu lân cận, tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp
và chưa được xét trong quan hệ với người nghe.
Dựa vào đặc điểm và hình thức nhận diện của các loại câu: CK, CH,
CKH, CC nêu trên, khi dạy học môn LT&C ở tiểu học, các loại CCTMĐN
được chú trọng rất nhiều. Trên thực tế, không phải lúc nào các loại câu này
cũng được nhận diện theo chức năng giao tiếp. Hình thức của câu khơng phải
lúc nào cũng tương ứng với một mục đích phát ngơn nào đó. Tiêu chí nhận
diện những loại câu này là những dấu hiệu hình thức (như sự có mặt của các

từ để hỏi như ai, gì, nào, đâu, có… khơng, đã…chưa, từ dùng để lựa chọn
hay và dấu chấm hỏi ở CH; sự có mặt của các phó từ cầu khiến: hãy, đừng,
chớ, các tình thái từ đi, thơi, nào,…ở CKH; sự có mặt của các thán từ ơi, a, a
ha,… các phó từ q, lắm, thật,…tình thái từ thay ở CC) khơng hồn tồn
cho biết mục đích giao tiếp. Trong thực tế, CH có thể được dùng để thực hiện
các mục đích sau:
- Cầu khiến, VD: Có nín đi khơng?
- Khẳng định, VD: Sao bạn giỏi thế?


20

- Phủ định, VD: Quét nhà thế này mà bảo là sạch à?
CK có thể dùng để:
- Cầu khiến,

VD: Cháu mời bác vào chơi.

- Dùng để hỏi, VD: Tôi không rõ anh có đồng ý với tơi khơng.
Câu cầu khiến cũng có thể dùng để hỏi, VD: Trời sắp mưa, quần áo
chưa đem vào chứ gì?
Vì những lí do vừa nêu trên mà SGK môn tiếng Việt ở lớp 4 đã khơng
dạy HS phân biệt câu theo mục đích nói và câu phân loại theo cấu trúc như
chương trình SGK cũ mà lần lượt dạy cách đặt câu hỏi, kể, cầu khiến, cảm.
Các mơ hình cấu trúc câu (Ai làm gì?, Ai là gì?, Ai thế nào?) được dạy như là
những kiểu CK cụ thể. Các kiểu câu này, xét về chức năng giao tiếp thì việc
dạy mỗi kiểu câu thích hợp với một chức năng khác nhau:
- CK Ai là gì? Dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét
VD: Đây là bạn Nam. Bạn Nam là lớp trưởng của tơi.
- CK Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc tĩnh

vật được nhân hóa.
VD: Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
- CK Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái
của người, vật.
VD: Mây trơi lững lờ.
Nếu xét về mặt ngữ pháp thì 3 kiểu câu trên khác nhau chủ yếu ở vị
ngữ. Khi dạy cho HS 3 kiểu câu này cần chú ý về mặt cấu tạo của câu cũng
như về chức năng giao tiếp của chúng.
Dạy học câu gắn với dạy văn hóa giao tiếp. Vì ngơn ngữ và văn hóa có
mối quan hệ khắng khít với nhau. HS học câu khơng tách rời với văn hóa
giao tiếp hằng ngày. Các tư tưởng tình cảm và nhân cách tốt đẹp của con
người chỉ có thể được hình thành chắc chắn thơng qua sự rèn luyện trong
thực tế. Trong giao tiếp, để giữ phép lịch sự thì người tạo lời phải biết lựa
chọn cách xưng hô phù hợp vị thế, quan hệ xã hội đối với người nghe (người


×