Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÔNG QUA LIÊN HỆ THỰC TẾ CHO HỌC SINH LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.6 KB, 15 trang )

1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN HƯNG 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÔNG QUA LIÊN HỆ THỰC TẾ CHO HỌC SINH LỚP 5
Tên tác giả : Trần Thanh Lũy
Giáo viên dạy lớp 5
Năm học :2012 - 2013
I. Đặt vấn đề:
1/ Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Luyện từ và câu được
tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn
khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn Ngoài ra Luyện từ và câu còn
được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học
của các môn khác Như vậy nội dung dạy về Luyện từ và câu trong chương
trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm
một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ
và câu ở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường
nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác
hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng
vốn từ, phát triển vốn từ nghĩa là xây dựng một vốn từ ngữ phong phú,
thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi
vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói - viết) được thuận lợi. Chính xác
hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác - nhất là
đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên,
đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Tích cực
hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa
là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực ( từ ngữ mà chủ thể nói


năng hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ
được chủ thể nói năng sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo
phát triển từ ngữ cho học sinh.
Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ,
phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh
tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em
hiểu được các phát ngôn khi nghe - đọc.
Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu
học còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ
giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ
đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ ). Những kiến thức có
tính chất lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc
thực hành luyện tập về từ ngữ cho học sinh.
2/ Lịch sử của đề tài :
Ngành giaó dục đã có những thay đổi về mục tiêu, phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Và để đạt được
mục tiêu dạy học đòi hỏi người giáo viên không chỉ nghiên cứu tìm tòi tiếp
cận với những phương pháp dạy học mới mà phải vận dụng linh hoạt như thế
nào theo từng nhóm đối tượng để học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập bằng
hoạt động tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết và ứng
dụng theo khả năng của mình thông qua liên hệ trong thực tế.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra một số phương pháp liên hệ thực
tế có hiệu quả để giáo viên dạy tốt phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh
biết vận dụng vào trong dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn. và góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
2
3/ Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
- Tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp thiêt thực, liên hệ thực tế khi
dạy phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh có thói quen rèn luyện tự học,
tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết và ứng dụng theo khả năng

của mình thông qua liên hệ trong thực tế.
- Hiện nay, sự phát triển của thông tin và những thay đổi của nền kinh tế xã
hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ nên làm cho nội dung, phương pháp
giáo dục ở nhà trường hiện nay luôn bị đi sau so với sự phát triển của khoa
học công nghệ cũng như của nhu cầu xã hội. Để giải quyết những vấn đề này
cần phải có sự lựa chọn con đường :
- Con đường thứ nhất: Tiếp tục sự quá tải đối với nội dung dạy học mặc dù
đã hiện đại hóa các nội dung dạy học đó. Theo cách dạy học này, giáo viên là
người truyền đạt, áp đặt những kiến thức cần học đối với học sinh, còn vai
trò của người học chưa biết liên hệ thực tế, liên hệ như thế nào là phù hợp,
đạt hiệu quả khi học.
- Con đường thứ hai: Đổi mới cách lựa chọn nội dung dạy học sao cho chọn
lọc ra được một lượng kiến thức tối thiểu, cập nhật mới nhất, tích hợp lại để
nâng cao chất lượng của nội dung dạy học bắt buộc cho mọi học sinh. Đồng
thời dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm
cách giải quyết thông qua liên hệ trong thực tế và vận dụng theo khả năng
của mình.
Giáo viên tiến hành lựa chọn các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát-quan sát.
- Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
- Phương pháp luyện tập, thực hành.
- Phương pháp liên hệ thực tế phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
………….
Thực tế cho thấy việc đi theo con đường hợp lý , nó đòi hỏi giáo viên phải
chủ động lựa chọn nội dung theo từng đối tượng học sinh, tức là phải dạy
học xuất phát từ trình độ, năng lực, điều kiện cụ thể của từng học sinh. Điều
đó có nghĩa là phải “cá thể hoá” dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng
dẫn quá trình học tập. Điều đó không có nghĩa là làm giảm vai trò của người
giáo viên mà chính là làm tăng vai trò chủ động, sáng tạo của họ. Điều đó
cũng kéo theo sự thay đổi hoạt động học tập của học sinh. Mục đích của việc

làm này là nhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh có thể dùng phương pháp tự
học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết thông qua liên hệ trong
thực tế và ứng dụng theo khả năng của mình .
4/ Giới hạn và kế hoạch nghiên cứu:
4.1/Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5
c
- Học sinh khối 5 – Trường Tiểu học Vạn Hưng I
4.2/Kế hoạch nghiên cứu và tác động:
- 2 tuần đầu : Nghiên cứu lí luận, tìm hiểu thực trạng.
(Bắt đầu từ tháng 9/2012 )
- 4 tuần tiếp : Thực nghiệm, tổng kết rút kinh nghiệm.
- 3 tuần : Viết đề tài.
- 1 tuần cuối : Hoàn thiện đề tài.(Tháng 01/2013
3
5/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
Trong những yếu tố cấu thành giáo dục thì phương pháp xưa nay vốn là
yếu tố năng động nhất. Bởi vì chính phương pháp chứ không phải nội dung
hay yếu tố nào khác quyết định chất lượng đào tạo con người mới. Do đó,
chúng ta có thể nói rằng, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương
pháp dạy học tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết và ứng
dụng theo khả năng của mình thông qua liên hệ trong thực tế ở tiểu học nói
riêng là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Hướng dẫn học sinh liên hệ trong thực tế tự học, tự phát hiện vấn đề mới,
tự tìm cách giải quyết và ứng dụng theo khả năng của mình trong thực tế.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1- Cơ sở lí luận:
Tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết và ứng dụng
theo khả năng của mình thông qua liên hệ trong thực tế là một phẩm chất
vốn có của con người trong đời sống xã hội; con người không chỉ tiếp thu

những cái đã có mà luôn chủ động tìm tòi, khám phá, vận dụng ngôn ngữ của
học sinh trong thực tế.
Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Cả những lúc chúng ta nghĩ
thầm trong bụng, chúng ta cũng “bụng bảo dạ” cũng nói thầm, tức là cũng sử
dụng ngôn ngữ, một hình thức ngôn ngữ mà các nhà chuyên môn gọi là ngôn
ngữ bên trong. Còn thông thường thì chúng ta thể hiện ra ngoài kết quả của
hoạt động tư duy, những ý nghĩ tư tuởng của chúng ta thành những lời nói,
những thực thể ngôn ngữ nhất định . Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của
tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu
trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát
triển tốt. Con em chúng ta, muốn lớn lên trở thành những con người hiện đại
phải được giáo dục đầy đủ trong gia đình, trong trường học, ngoài xã hội.
Nhưng giáo dục về bản chất có thể nói, đó là sự chuyển giao các giá trị văn
hoá đông tây, kim cổ một sự giao tiếp cùng thời và lịch sử mà phương tiện
chủ yếu là lời nói của cha mẹ, thầy cô, là sách báo các loại; nói một cách
khác, giáo dục trong sự biểu hiện cụ thể của nó xét cho cùng chính là một sự
giao tiếp ngôn từ, giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong giáo dục, việc nắm vững
tiếng nói (trước hết là tiếng mẹ đẻ) có ý nghĩa quyết định. Nếu học sinh yếu
kém về ngôn ngữ, nghe nói chỉ hiểu lơ mơ, nói viết không xác thể hiện được
ý mình cho suôn sẻ, thì không thể nào khai thác đầy đủ các thông tin tiếp
nhận từ người thầy, từ sách vở được. Bởi vậy, trong nội dung giáo dục,
chúng ta cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo về mặt ngôn ngữ, xem đó là
điều kiện không thể thiếu để bảo đảm thành công trong thực hiện sứ mệnh
trong đại của mình.
2- Thực trạng:
Do Luyện từ và câu là một phân môn khó đối với học sinh tiểu học, cho
nên giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết dạy - học luyện từ và
câu sao cho đúng yêu cầu của phân môn, đúng đặc trưng của phân môn và
đạt được hiệu quả dạy - học cao. Dưới cái nhìn của giáo viên, có thể nói một

số nội dung giảng dạy (được trình bày trong sách giáo khoa) còn ít nhiều xa
4
lạ và phương pháp dạy phân môn này hầu như chưa định hình, cho nên giáo
viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Giáo viên có tâm lý ngại dạy luyên
từ và câu. Hiệu quả dạy - học giờ luyện từ và câu nhìn chung còn thấp, có
mấy nguyên nhân cơ bản sau:
a. Về phía giáo viên:
- Vốn từ ngữ của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng
được yêu cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Đa số
giáo viên còn lúng túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ. Vì vậy việc giáo
viên hướng dẫn học sinh tập giải nghĩa từ, làm bài tập giải nghĩa từ cũng
chưa đạt hiệu quả cao. Kiến thức về từ vựng - ngữ nghĩa học của một số giáo
viên còn hạn chế, nên bộc lộ những sơ suất, sai sót về kiến thức.
- Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ luyện từ và câu còn đơn điệu,
lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa
sinh động, chưa cuốn hút được học sinh, chưa liên hệ thực tế để bài học nhẹ
nhàng, tự nhiên phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham
khảo phục vụ việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh, vật chất
và các đồ dùng dạy học khác chưa phong phú, giáo viên còn làm thay, chưa
hướng dẫn cho học sinh tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải
quyết và liên hệ trong thực tế.
b. Về phía học sinh:
- Học sinh ít hứng thú học phân môn này. Hầu hết các em được hỏi ý
kiến đều cho rằng: Luyện từ và câu là một môn học khô và khó. Một số chủ
đề còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc. Bên cạnh đó, cách
miêu tả, giải thích nghĩa một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất
ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. Trong sách
giáo khoa, có những loại bài tập hoặc xuất hiện quá nhiều, gây tâm lý nhàm
chán (điền từ) hoặc yêu cầu được nêu ra trong bài tập không rõ ràng, không

tường minh và khó thực hiện (bài tập dùng từ viết thành đoạn văn ngắn). Lại
nữa, như đã nói ở trên, cách dạy của giáo viên thì nặng về giảng giải khô
khăn, nặng nề về áp đặt. Điều này gây tâm lý mệt mỏi, ngại học phân môn
Luyện từ và câu.
Do vậy, để tiết dạy - học Luyện từ và câu ở lớp 5 đạt hiệu quả cao,
chúng ta cần chú trọng đến việc thông qua liên hệ thực tế truyền thụ kiến
thức để gây hứng thú nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho học sinh.
Từ thực tế trên, chúng ta cần thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng nhẹ nhàng, tự nhiên, liên hệ thực tế phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho giờ học Luyện từ và câu
trên lớp “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn” như đã nêu trong
văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ dạy học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thu thập kinh nghiệm từ các
đồng nghiệp .
Tôi đã tìm và áp dụng một vài biện pháp dạy - học Luyện từ và câu vào
lớp 5c của tôi trong năm học 2012 – 2013. Tôi nhận thấy hiệu quả giờ học
có chuyển biến tốt, học sinh hứng thú học Luyện từ và câu hơn, giờ học thật
5
vui, thật nhẹ nhàng, sôi nổi. Đặc biệt mỗi học sinh đều được bộc lộ suy nghĩ
về vốn sống, vốn từ của mình trong thực tế.
Vì lý do trên mà đề tài này tôi đưa ra phương pháp bằng cách tổ chức các
hoạt động học tập cho học sinh thông qua liên hệ trong thực tế kích thích học
sinh tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết và vận dụng theo
khả năng của các em .
3- Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề:
Để chuẩn bị cho giờ dạy, giáo viên phải làm nhiều việc và phải có kĩ
năng để thực hiện các công việc điều tra phân loại học sinh.
Tôi điều tra phân loại học sinh, nắm chắc từng đối tượng học sinh:
Học sinh năng khiếu, trung bình, học sinh yếu. Nắm chắc được đối tượng
học sinh, tôi sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp

dạy học giúp vun xới, phát triển năng lực dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn tự
nhiên, lưu loát, ý văn sâu sắc, mạch lạc của học sinh năng khiếu. Đồng thời,
tôi cũng có biện pháp phù hợp giúp học sinh yếu bước đầu dùng từ đúng dần
đến dùng từ gợi tả, gợi cảm.
Tiếp theo là nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy
học có liên quan đến phân môn Luyện từ và câu, rồi tiến hành áp dụng các
biện pháp.
 Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ
nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh thông qua liên
hệ thực tế.
* Ví dụ dạy bài Nghĩa của Từ: Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật,
hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ,
được ngôn ngữ hoá. Nói cách khác “Nghĩa của từ là các sự vật, hoạt động,
tính chất, số lượng mà từ biểu thị”.
Ví dụ:
+ Đất: Chất rắn, ở trên đó người và các loại động vật đi lại , sinh sống,
cây cỏ mọc.
+ Công nhân: Người lao động chân tay, làm việc ăn lương.
Nghĩa của từ được miêu tả, giải thích rất rõ ràng trong các sách từ điển
Khi dạy về nghĩa của từ, chúng ta cần:
- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với sự vật, hoạt động, tính chất
mà nó biểu thị.
Ví dụ: Giải thích từ “Chôm chôm”, chúng tôi cho học sinh nhìn thấy quả
chôm chôm (quả có gai mềm ở vỏ, khi chín vỏ có màu đỏ, cùi trắng, ngọt
như quả vải).
Giải nghĩa từ “bế”, “ôm” chúng tôi cho các em làm động tác thực tế để
quan sát.
Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh, mô hình cho quan sát, từ đó nêu
nghĩa của từ (bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật,
hiện tượng … trong thực tế).

Mặt khác, tôi còn tìm cách giải thích nghĩa của từ sát hợp với tâm sinh
lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Cụ thể lối miêu tả, trực quan khi giải nghĩa từ.
Bên cạnh đó, tôi còn chấp nhận và khuyến khích cách giải nghĩa từ theo lối
6
“khôi phục các biểu tượng”, hoặc giải nghĩa từ một cách “mộc mạc, gần
gũi” của học sinh.
* Ví dụ:
+ Tổ quốc: Đất nước mình.
+ Bảo biển: Bão ở vùng biển.
+ Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.
Hoặc khi dạy bài từ trái nghĩa (tiết 1 tuần 4).
Khi dạy loại bài này, tôi dùng bài thơ sau để giúp học sinh nhận biết từ trái
nghĩa.
Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Khôn nhà dại chợ long đong
Việc này hẳn có tay trong tay ngoài
Lươn ngắn lại chê trạch dài
Vụng chèo khéo chống khen ai vững vàng
Vào sinh ra tử gian nan
Ăn không nói có làm càn chớ nên
Xấu người đẹp nết là hơn
Đầu đuôi kể rõ dưới trên ngọn ngành
Trống xuôi kèn ngược sao đành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
(TNTP số 19 tháng 3/2007)
Muốn tìm được cặp từ trái nghĩa, trước các cặp từ còn đang “Nghi
vấn”, học sinh cần trả lời 2 câu hỏi nhỏ sau: thứ nhất “nghĩa của 2 từ trong
mỗi câu thơ có đối lập nhau không, trái ngược nhau không?”, thứ hai : “cơ sở
chung của sự đối lập về nghĩa của 2 từ là gì ?”. Trả lời được 2 câu hỏi trên,

học sinh đã xác định có cơ sở chắc chắn về từ trái nghĩa.
Cuối tiết 2, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng từ trái
nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau:
Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau:
Yếu trâu còn hơn bò (khoẻ)
Có bé lại xé ra đáng buồn (to)
Lành làm gáo, làm muôi (vỡ)
Ở người cười, ở hẹp người che (rộng)
(TNTP số 39 A + 39B tháng 3/2002).
Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
* Ví dụ: Đặt câu với cặp từ béo - gầy.
Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in
đậm trong câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo
nên một cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh
cần căn cứ vào đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội
dung thích hợp.
7
Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp
học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng
thú và niềm tin trong học tập. Cứ mỗi khi tôi cho các em tiếp xúc với đoạn
thơ, câu đố, các em chăm chú theo dõi. Những đôi mắt ánh lên niềm vui
thích rồi ào ạt xung phong. Em được chỉ định thì phấn khởi, hồ hởi, em
không được gọi thì xuýt xoa rồi những tràng vỗ tay cổ vũ
Hoặc khi dạy Bài: Nghĩa của từ:
Để chuyển tải được khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ khi
dạy bài: Nghĩa của từ, tôi đã tìm cách đặt từ vào trong câu, nói rộng hơn là
đặt từ trong ngữ cảnh. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá, cụ thể hoá nghĩa
của từ trong thực tế và để học sinh hiểu vấn đề, chúng tôi cung cấp: trong các
nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa, nghĩa nào là nghĩa trực tiếp, gần gũi,
quen thuộc “dễ hiểu” thì đó là nghĩa gốc; còn nghĩa nào là nghĩa gián tiếp,

phải suy ra, hiểu rộng ra từ nghĩa gốc, không thật gần gũi quen thuộc lắm, có
phần “khó hiểu” thì đó là nghĩa chuyển.
Ví dụ: giải thích từ “chân”, giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế giải
thích, giáo viên khắc sâu “chân” có nghĩa gốc là chi dưới của con người, của
động vật tiếp xúc với mặt đất dùng để đứng, tự di chuyển (đi), di chuyển
nhanh (chạy). giáo viên cho học sinh lên trên trước lớp thực hiện đứng,
chạy…Từ đó tìm nghĩa chuyển có chứa từ “chân” những đồ dùng trong
phòng học như: chân bàn, chân ghế, chân tủ, chân tường… rồi xa hơn như:
chân đê, chân núi, … Tiếp tục xác định nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ
củng có mối liên hệ, tại sao được coi là nghĩa gốc, được xem là nghĩa
chuyển, giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế giải thích mối liên hệ chân
bàn, chân tường, chân ghế… chỉ tiếp xúc được với mặt đất để đứng chứ
không tự di chuyển được nếu di chuyển thì phải nhờ đến chúng ta, cho hai
học sinh di chuyển một cái ghế nhỏ cho cả lớp quan sát.
Với cách dẫn dắt cụ thể như vậy, học sinh đã nhận biết được nghĩa
gốc, nghĩa chuyển của từ rất nhạy bén.
Có những loại bài dễ sa vào lối giảng giải lý thuyết khô khan, nặng nề,
máy móc, đơn điệu mà tôi cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong việc tự tìm ra tri thức bằng cách gợi dẫn thích hợp bằng những ví
dụ hết sức cụ thể, rõ ràng và liên hệ thực tế bản thân của các em.
Hay là khi dạy bài từ đồng nghĩa (tiết 1, tuần 1) chẳng hạn.
Mặc dù sách giáo viên có hướng dẫn nhưng để học sinh dễ nắm bắt kiến
thức về từ đồng nghĩa, hiểu dễ dàng thế nào là từ đồng nghĩa, tôi đã tiến
hành như sau:
- Đầu tiên tôi cho học sinh liên hệ trong thực tế về bố, mẹ của các em:
bố - cha – ba – thầy – tía … mẹ - má - u – bầm …, các em dễ dàng hiểu
được thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, giáo viên tiến hành củng cố
kiến thức, kĩ năng cho học sinh .
Ví dụ ở bài tập 1 của tiết 2 chúng tôi cho học sinh tìm từ đồng nghĩa

chỉ màu sắc qua hình thức tổ chức tìm từ trong đoạn thơ sau:
8
* Ví dụ: Tìm các từ chỉ màu trắng:
Đàn cò đậu trắng phau phau
Đôi mắt trắng dã nhìn nhau hận thù
Mưa rào trắng xoá đất trời.
Cổ tay em trắng nõn nà xinh xinh
Mẹ may cho áo trắng tinh
Nhìn da trắng bệch bệnh tình bên trong
Tấm lòng nhân hậu trắng trong
Hạt gạo trắng bóng bao công chuyên cần
Nước da bạn gái trắng ngần
Bãi cát trắng mịn dưới chân sóng trào
Đầu trọc trắng hếu người chê
Tường vôi trắng toát thôn quê đẹp giàu
(TNTP số 119 tháng 10/2001)
Cách tổ chức như vậy nhằm củng cố kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu
tích cực hoá hoạt động học tập của các em, hình thành năng lực tư duy tốt
mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển rèn luyện óc suy nghĩ tổng
hợp, sự quan sát nhanh cùng với sự thích thú của lứa tuổi hiếu động, giàu
cảm xúc, hồn nhiên, luôn ưa thích cái mới lạ, vui tươi, hấp dẫn.
 Biện pháp 2: Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh trong thực
tế.
Đây là nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện từ và câu. Khi có vốn từ
phong phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy.
Ở lớp 5, loại bài tập mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng
khá nhiều dưới các dạng khác nhau: Tìm từ ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng
cho trước, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, tìm từ có cùng yếu tố cấu tạo.
Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách:
+ Cách ghép từ: Xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ

cho ra các từ mới.
* Ví dụ: Bài tập 3 tiết 3 (Sgk 5) yêu cầu học sinh tìm một số từ có
tiếng “đồng” (theo nghĩa là cùng).
Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi tìm
từ điền vào bài thơ sau:
son sắt một lòng (đồng lòng)
là chỗ cùng làng, cùng quê (đồng hương)
ý hợp tâm đầu (đồng tình)
sát cánh chẳng hề xa nhau (đồng đội)
chung lớp chung trường (đồng môn)
tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành)
tay nắm chặt tay (đồng chí)
sum họp bốn phương một nhà (đồng bào)
quần áo quả là đẹp thay (đồng phục)
9
hội tụ một nơi (đồng qui)
cộng khổ ngọt bùi sẻ chia (đồng cam)
cộng tác cùng nghề (đồng nghiệp)
thống nhất xin mời giờ tay (đồng ý)
Hay là để tìm một số từ có tiếng “cổ” (xưa, cũ).
Giáo viên nói: Người ta coi đồ cổ là vật quí, nhưng nhiều thứ cổ khác
lại quí hơn nhiều. Em đọc bài thơ sau và hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ
trống để thấm thía hơn về giá trị của những thứ “cổ” ấy.
Đầu xuân vui tết ____(cổ truyền).
Hội làng: vật võ, đu tiên, chọi gà.
Ngôi chùa___làng ta (cổ kính).
Mùa hè gió mát là đà bóng cây
Quê mình đẹp nhất nơi đây
Cây đa ____hồ đầy nước trong (cổ thụ)
Câu chuyện ____ đêm đông (cổ tích).

Bà em đã kể đầy tình yêu thương
_____răn dạy bao lời (cổ nhân)
Chơi nhạc ____ hai ba chục người (cổ điển)
Lâu đài ____ vắng người (cổ kính)
Có cây ____ giữa trời mà reo (cổ thụ).
(TNTP số 5 tháng 1/2007)
Ví dụ từ 1 từ cho trước sẽ cho ra 1 từ mới cùng nghĩa, gần nghĩa, trái
nghĩa với từ cho sẵn.
Loại bài tập này bao gồm một số dạng sau:
 Dạng 1: Điền từ vào chỗ trống.
Sạch sẽ là không
là không lộn xộn
là không luộm thuộm.
 Dạng 2: Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được nêu trực tiếp.
Loại bài tập này giúp học sinh thu thập thêm những từ đồng nghĩa, trái
nghĩa mà trước nay bản thân chưa biết hoặc chưa nhận ra, đồng thời tạo cho
học sinh một sự nhạy cảm, để đến khi có nhu cầu giáo tiếp ngôn từ thì có thể
dễ dàng huy động các từ đồng nghĩa, trái nghĩa có như vậy vốn từ của học
sinh mới ngày càng phong phú, mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong
hoạt động nói - viết của học sinh.
Làm giàu vốn từ cho học sinh ( mở rộng vốn từ ), củng cố và cung cấp
một số lượng từ ngữ phong phú , chính xác theo trình độ tư duy, tình cảm, tri
thức ngày càng cao cho học sinh trong quá trình giao tiếp.
10
Làm giàu vốn từ cho học sinh là nhằm tạo cho học sinh nắm được ý nghĩa
của từ qua đó dùng từ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Từ đó,
giúp học sinh cảm nhận một cách đúng đắn tư tưởng, tình cảm của mình.
Ví dụ : Cho học sinh tìm từ để tả tiếng sóng, tả giọt sương, tả dáng đi
các em đã tìm được các từ sau :
+ tả tiếng sóng : ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, lao xao, thì thầm…

+ Tả giọt sương : long lanh, lấp lánh, óng ánh, lóng lánh …
+ Tả dáng đi : lom khom, thướt tha, đủng đỉnh, khoan thai …
Có rất nhiều đề tài để học sinh tìm từ. Các đề tài chọn cần gắn chặt với
các bài đang học trong thực tế.
Muốn hoàn thành mục tiêu trên, tôi mạnh dạn tiến hành cho học sinh
nhận xét bài của bạn ở lớp 5c – Trường Tiểu học Vạn Hưng 1 về dùng từ, đặt
câu, viết đoạn văn

qua tiêu chí sau:
+ Từ : dùng từ chính xác; giàu hình ảnh; gợi tả, gợi cảm.
+ Ý văn : đủ ý; phong phú; ý văn mạch lạc có bề sâu.
+ Diễn đạt : tự nhiên, gãy gọn, lưu loát.
Việc nhận xét, học tập đoạn văn dùng từ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm,ý
văn mạch lạc, sâu sắc và diễn đạt tự nhiên, gãy gọn, giáo viên phải tiến hành
một cách thường xuyên, khồng chỉ riêng phân môn Luyện từ và câu mà tất
cả các phân môn trong môn Tiếng Việt.
4- Hiệu quả của đề tài:
Qua tác động trong học kì 1 ở lớp 5c – Trường Tiểu học Vạn Hưng 1, tôi
nhận thấy:
- Học sinh được đặt vào trạng thái muốn tìm tòi, khám phá và chiếm
lĩnh nội dung kiến thức, từ đó rèn luyện kĩ năng vận dụng thực hành, vận
dụng trong thực tế.
- Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
- Chất lượng giờ học được nâng lên: tỉ lệ học sinh hiểu bài, phát biểu
bài nhiều hơn, chính xác hơn.
- Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học.
- Học sinh ham thích khi được học Luyện từ và câu.
- Học sinh được bộ lộ khả năng của mình trước lớp qua các bài tập, trò
chơi, câu đố.
- Vốn từ ngữ của học sinh phong phú hơn.

- Trong giao tiếp học sinh nhạy bén, tự tin, nói năng dùng từ chuẩn
hơn.
- Đặc biệt các em nhạy bén trong việc tìm từ mới qua từ cho sẵn.
Qua việc tiến hành áp dụng, kết quả môn Tiếng Việt lớp 5c trong Học kì 1
năm học 2012 – 2013 như sau:
TSHS Học lực G % K % TB % Y %
32/14
Đầu năm / / 2/1 6,2 23/11 71,9 7/4 21,9
GHKI 9/6 23,2 19/8 59,4 2/0 6,2 2/0 6,2
HKI
17/9 53,2 13/5 40,6 2/0 6,2 / /
11
III/KẾT LUẬN
1- Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình áp dụng các biện pháp để nâng chất lượng giờ dạy - học
Luyện từ và câu lớp 5, tôi rút ra bài học quí báu:
- Giáo viên cần phải nghiên cứu bài thật kỹ trước khi dạy.
- Giáo viên nắm vững nội dung cần dạy cho học sinh.
- Giáo viên phải có những phương pháp dạy học cho học sinh biết liên
hệ trong thực tế, biết sử dụng phương pháp tự học và ứng dụng trong thực tế.
- Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị đa dạng phong phú càng nhiều vật
thật càng tốt. Chú trọng thể hiện cử chỉ, hành động, biểu lộ cảm xúc . . .
thông qua thực tế .
- Giáo viên chịu khó sưu tầm các bài thơ, câu đố vui liên quan đến bài
học dễ hiểu, gần gũi với các em.
- Giáo viên cần có những hình thức động viên kịp thời đối với những
học sinh có tiến bộ.
- Hướng dẫn học sinh tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải
quyết và ứng dụng theo khả năng của mình thông qua liên hệ trong thực tế.
Cách dạy này có một số ưu điểm sau:

+ Học sinh nắm chắc được kiến thức trọng tâm của bài.
+ Phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập.
+ Giáo viên không phải nói nhiều mà thay vào đó học sinh sẽ được
thực hành nhiều.
+ Các tồn tại của những năm học trước đã được khắc phục ở năm học
này.
+ Tiết học đảm bảo đúng thời gian quy định (không kết thúc sớm),
tránh được sự đơn điệu trong bài học, thu hút sự chú ý của học sinh.
+ Giúp HS phát hiện , vận dụng từ ngữ trong thực tế và thích tìm hiểu
cái mới, cái hay trong cuộc sống xung quanh các em.
2- Biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn:
2.1. Điều kiện để việc triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn đạt hiệu
quả:
- Điều kiện chủ quan: giáo viên phải có hiểu biết và kĩ năng về nội dung
dạy học, có hiểu biết về đặc điểm tâm lí học sinh, nắm được và có thái độ
sẵn sàng tham gia và thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Điều kiện khách quan: các nhà trường phải có đủ đồ dùng, phương tiện
dạy học, có tài liệu về phương pháp dạy học tích cực đặc biệt phải có điều
kiện cơ sở vật chất tối thiểu mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học.
Trong các điều kiện trên, điều kiện chủ quan, đặc biệt là tích cực đổi
mới phương pháp của giáo viên trong dạy học là quan trọng nhất.
2.2. Những khó khăn và hướng khắc phục:
a- Khó khăn:
- Về phía học sinh:
+ Khó khăn về khả năng và trình độ tư duy, liên hệ thực tế.
+ Vốn kiến thức cơ bản ở các lớp dưới còn yếu hoặc thiếu.
12
+ Thói quen học vẹt, ghi nhớ máy móc, tiếp thu thụ động, chỉ tiếp
nhận được cái đã có sẵn.

- Về phía Giáo viên:
+ Không có đủ thời gian để thực hiện.
+ Chưa nắm được phương pháp liên hệ thực tế để tổ chức, hướng dẫn
học sinh.
+ Chưa thành nhu cầu cấp thiết.
- Về điều kiện để thực hiện:
+ Chưa có đủ sách, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo.
+ Thiếu trang thiết bị dạy học.
+ Cách quản lí, đánh giá của các cấp quản lí giáo dục về dạy và học
phân môn Luyện từ và câu
b- Hướng khắc phục:
- Quan tâm hơn nữa đến việc làm chuyển biến nhận thức của học sinh.
- Gợi mở, nêu vấn đề một cách tự nhiên trong quá trình dạy học để thu hút và
hướng học sinh tự học thông qua thực tế hướng tới đích phải tìm.
- Huy động vốn hiểu biết của học sinh, củng cố kiến thức cũ giúp học sinh
liên hệ thực tế, tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách hoạt động thảo luận nhóm.
- Quan sát, theo dõi học sinh tự tìm tòi khám phá để có định hướng, gợi mở
cho học sinh khi cần thiết liên hệ trong thực tế.
- Động viên khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn tích cực tham gia
hoạt động.
- Sử dụng hợp lí thiết bị dạy học cả khai thác triệt để những gì có ở xung
quanh mà các em được biết, được thực hiện.
3- Ý kiến đề xuất:
3.1- Đối với giáo viên:
- Cần có nhận thức đúng: Giáo viên là chủ thể trực tiếp đổi mới phương pháp
dạy học, không ai làm thay được và điều đó diễn ra thường xuyên , liên tục
trong bài học, môn học , lớp học, trường học và quá trình dạy học.
- Luôn bổ sung cho mình những kinh nghiệm còn thiếu nhưng cần phải có để
thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Có công tác chuẩn bị tốt

trước khi lên lớp trong đó chú trọng việc thiết kế bài dạy theo hướng liên hệ
thực tế.tích cực hoá các hoạt động của học sinh.
- Cần phải liên hệ thực tế, biết tạo ra không khí học tập thật thoải mái, tự
nhiên, tránh gây căng thẳng. Biết trân trọng những phát hiện của các em dù
là nhỏ nhất để hình thành ở các em niềm tin vào bản thân mình. Giáo viên
cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, phát huy khả năng và sở trường
của các em. Biết tạo ra một môi trường học tập tích cực để các em có cơ hội
bộc lộ khả năng của cá nhân, biết trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước
tập thể, biết tự đánh giá kết quả học tập, biết học hỏi lẫn nhau trong quá trình
học tập.
3.2- Đối với học sinh
-Tích cực hoạt động nhận thức nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, liên hệ trong
thực tế và vận dụng một cách linh hoạt nhất.
13
- Hăng hái trình bày ý kiến của mình trước tập thể, biết tự đánh giá kết quả
bài làm của mình, của bạn, học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bộ.
3.3- Đối với phụ huynh học sinh:
Thường xuyên quan tâm theo dõi việc học tập của con em mình, trong đó
có phân môn Luyện từ và câu, nhất là kĩ năng vận dụng trong thực tế những
kĩ năng đã học như : dùng từ đúng, diễn đạt tốt, nói câu gãy gọn, lưu loát
3.4- Đối với nhà trường:
- Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới cách dạy của
giáo viên, cách học của học sinh và đổi mới cách đánh giá học sinh.
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc tổ chức và
triển khai các hoạt động chuyên môn trong đó có nhận xét, đánh giá việc đổi
mới phương pháp dạy học của giáo viên trong tổ. nếu công việc này được
làm thường xuyên, có kế hoạch thì chắc chắn sẽ có tác dụng và hiệu quả cao.
- Ngay từ đầu năm phải xây dựng được kế hoạch hoạt động riêng cho nội
dung đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch phải rõ ràng,chi tiết và dễ thực
hiện định kì, kết hợp với tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm và định hướng

cho các công việc tiếp theo.
- Có đầu tư hợp lí cho việc mua sắm phương tiện dạy học và các tài liệu
chuyên môn phục vụ cho dạy và học, thường xuyên tổ chức các chuyên đề,
hội thảo tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy đó là một
trong những tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
3.5- Đối với các cấp quản lí:
- Nên tổ chức nhiều chuyên đề "đổi mới phương pháp dạy học" hơn nữa,
trong mỗi chuyên đề nên tập trung vào việc làm cụ thể, tránh mang nặng tính
lí thuyết khó vận dụng.
- Có kế hoạch cung ứng sách giáo khoa , các tài liệu tham khảo và đồ dùng
dạy học sớm hơn, ngay từ khi kết thúc năm học cũ, để giáo viên có thời
gian nghiên cứu, tìm hiểu trước khi tham gia các lớp bồi dưỡng thường
xuyên trong hè.
4- Hướng phát triển của đề tài:
Áp dụng dạy học bằng phương pháp tự học, phát hiện, giải quyết vấn đề
và vận dụng trong thực tế ở một số mảng kiến thức môn Tiếng Việt bậc Tiểu
học.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài “Nâng cao chất lượng phân môn
Luyện từ và câu thông qua liên hệ thực tế cho học sinh lớp 5” như mục đích
của chương trình tiểu học . Vì thời gian có hạn nên đề tài này sẽ không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo góp ý, bổ sung để
đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp !
IV/Tài liệu nghiên cứu :
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 5.
2. Vở bài tập Tiếng Việt 5
3. Một số vấn dề cần lưu ý về chương trình, sách giáo khoa lớp 5.Đặc
san 5/2006 – kì I.
4. Phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 5.
5. Tạp chí Giáo dục Tiểu học.
6. Báo TNTP

14
Vạn Hưng, ngày 31/01/2013
Người viết
Trần Thanh Lũy
15

×