Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN

THI T K HỆ TH NG TRÕ CHƠI
HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC DẤU C U Ở
TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN T T NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp d y học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS . LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI – 2017

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa

iáo d c Ti u học và các thầy cô

trong tổ Phương pháp Tiếng Việt đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực hiện được khóa luận tốt nghiệp
này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo:
TS. Lê Thị Lan Anh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá


trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn đ đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2017

Tác giả kh a uận

u

u


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận: “Thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu
câu ở ti u học” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo:
TS. Lê Thị Lan Anh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với
kết quả nghiên cứu của các đề tài khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2017

Tác giả kh a uận

u


u


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................................... 2
3. M c đích nghiên cứu ...................................................................................................................... 8
4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 8
5. iới hạn, phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 9
6. Nhiệm v nghiên cứu ..................................................................................................................... 9
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................. 9
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................................................... 9
Chƣơng . CƠ SỞ L LUẬN VÀ TH C TIỄN CỦA VIỆC THI T K
HỆ TH NG TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC DẤU C U Ở
TIỂU HỌC ..................................................................................................... 10
1.1. Cơ sở lí luận của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu
câu ở ti u học .................................................................................................. 10
1.1.1 Lí luận chung về trò chơi học tập ............................................................................. 10
1.1.2. Dấu câu trong văn bản.......................................................................... 15
1.2 Cơ sở ngôn ngữ học của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy
học dấu câu ở Ti u học ..................................................................................................................... 29
1.3. Cơ sở tâm lí học của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học
dấu câu ở ti u học................................................................................................................................. 30
1.3.1. Đặc đi m tâm lí lứa tuổi của học sinh ti u học ............................................... 30
1.3.2. Tâm lí học sinh khi học dấu câu .............................................................................. 32
1.4. Cơ sở thực ti n của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học
dấu câu ở ti u học............................................................................................ 33
1.4.1. Quan đi m dạy học phần kiến thức dấu câu cho học sinh ........................ 33

1.4.2. Nội dung chương trình dạy học dấu câu ở ti u học .......................... 34


1.4.3. Khảo sát thực trạng việc sử d ng dấu câu của học sinh và việc sử
d ng trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở trường ti u học......................... 38
Chƣơng 2. MỘT S

TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC DẤU

C U Ở TIỂU HỌC ....................................................................................... 45
2.1. Yêu cầu đối với việc sử d ng và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học
dấu câu ở ti u học............................................................................................ 45
2.1.1. Lựa chọn trò chơi .............................................................................. 45
2.1.2. Tổ chức trò chơi................................................................................................................. 46
2.2. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi học tập ............................................................................. 46
2.2.1. Căn cứ vào đối tượng học sinh ................................................................................. 46
2.2.2. Căn cứ vào m c đích sử d ng trò chơi học tập ............................................... 47
2.2.3. Căn cứ vào nội dung của bài học ............................................................................. 47
2.2.4. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học ........................................... 47
2.3. Các bước tổ chức trò chơi ...................................................................................................... 47
2.3.1. Chu n bị cho trò chơi ........................................................................ 47
2.3.2. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi ................................................. 48
2.4. Một số trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học ........................... 49
2.4.1. Trò chơi học tập h trợ dạy học loại bài r n k năng sử d ng dấu câu
..................................................................................................................... 49
2.4.2. Trò chơi học tập h trợ dạy học loại bài tập sửa l i sử d ng dấu câu
..................................................................................................................... 57
2.4.3. Sử d ng trò chơi học tập h trợ dạy học loại bài tập hướng dẫn cách
đọc văn bản khi gặp từng loại dấu câu ........................................................ 61
2.4.4. Một số trò chơi h trợ dạy học luyện tập tổng hợp dấu câu ............. 63

Chƣơng 3. TH C NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 68
3.1. M c đích thực nghiệm ............................................................................. 68
3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm............................................................... 68


3.3 Cách thức tiến hành thực nghiệm.............................................................. 69
3.4. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 69
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 78
3.5.1. Kết quả đi m số của học sinh ........................................................... 78
3.5.2. Hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và trong trò chơi ....... 78
3.5.3. Mức độ chú ý của học sinh ............................................................... 79
3.5.4. Khả năng giải quyết nhiệm v học tập của học sinh ........................ 80
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................... 80
K T LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Dấu câu và cách dùng ..................................................................... 23
Bảng 1.2. Phân bố thời lượng dạy học các loại dấu câu theo tuần trong
chương trình sách giáo khoa hiện hành ........................................................... 34
Bảng 1.3. Thống kê các l i sử d ng dấu câu của học sinh ở hai trường Ti u
học ................................................................................................................... 39
Bảng 1.4. Kết quả về thực trạng nhận thức tầm quan trọng của việc sử d ng
trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học .......................................... 42
Bảng 1.5. M c đích của việc sử d ng trò chơi học tập ................................... 42
Bảng 1.6. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sử d ng trò chơi học tập
trong dạy học ................................................................................................... 43
Bảng 3.1. Kết quả đi m số của học sinh ......................................................... 78
Bảng 3.2. Mức độ hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và trong trò

chơi .................................................................................................................. 78
Bảng 3.3. Mức độ chú ý của học sinh trong tiết học ...................................... 79
Bảng 3.4. Khả năng giải quyết nhiệm v học tập ........................................... 80


MỞ ĐẦU
. Lí do chọn đề tài
Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt là một môn học trung
tâm, quan trọng, chiếm nhiều thời lượng trong chương trình giáo d c cấp ti u
học. Môn Tiếng Việt không những cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ
giản về tiếng Việt và những hi u biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con
người, về văn hóa, còn hình thành và phát tri n ở học sinh các k năng sử
d ng tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết đ học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi từ đó góp phần r n luyện các thao tác tư duy.
Môn Tiếng Việt qua đó b i dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần nhỏ trong việc hình
thành những ph m chất quan trọng của con. Môn Tiếng Việt ở ti u học bao
g m bảy phân môn đó là Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và
câu, Tập làm văn, K chuyện. M i phân môn của Tiếng Việt đều có nhiệm v ,
m c tiêu riêng nhưng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Một trong những mảng kiến thức quan trọng trong phân môn Luyện từ
và câu là kiến thức về dấu câu. Dùng dấu câu đúng, phù hợp với nội dung,
một mặt giúp các em th hiện ý sáng sủa, rõ ràng; mặt khác giúp người đọc
theo dõi được nội dung câu văn, bài văn một cách d dàng. Hiện nay, các em
học sinh nói chung, nhất là học sinh ti u học, tuổi còn nhỏ, vốn từ chưa nhiều
nên các em còn tỏ ra lúng túng trong việc làm quen với các dấu câu và sử d ng
dấu câu vào quá trình đọc, viết.
Trăn trở trước những yêu cầu ngày càng cao của thời đại mới, hướng tới
m c tiêu đào tạo một thế hệ trẻ phát tri n toàn diện đòi hỏi người giáo viên dày
công nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp giúp học sinh giải quyết các vấn đề nảy

sinh trong quá trình học tập về dấu câu. Lựa chọn k thuật dạy học thích hợp cho
m i bài học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo

1


viên. Cùng một nội dung như nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích
cực hay không lại phần lớn ph thuộc vào phương pháp dạy học của người
thầy. Một trong những cách đ phát huy hứng thú, tích cực, chủ động của học
sinh đó là việc tổ chức dạy học thông qua trò chơi. Hiện nay phương pháp trò
chơi không còn quá xa lạ trong hoạt động dạy và học, tuy nhiên đ trò chơi
hiệu quả và thú vị hơn cần tổ chức một cách hệ thống, khoa học. Trên thực tế,
đã có nhiều tác giả dành thời gian, tâm huyết đ nghiên cứu về trò chơi học
tập, trên thị trường cũng có xuất hiện một số sách tham khảo cho giáo viên và
học sinh trong dạy và học sử d ng trò chơi học tập, nhưng hầu hết những tài
liệu này vẫn mang tính chung chung chưa có sự nghiên cứu sâu vào từng
môn, từng đối tượng học sinh.
Vì những lí do trên, trong giới hạn khóa luận, chúng tôi đã quyết định
chọn đề tài:

t

t

tr

ơ

ọ tập tro


dạ

ọ d u

u

t u ọ ”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
ần nửa thế kỉ qua, đi m lại tình hình nghiên cứu dấu câu tiếng Việt,
chúng tôi nhận thấy loại tín hiệu văn tự này ngày càng được các nhà nghiên
cứu quan tâm tới. Trước tiên phải k đến tác giả Nguy n Hiệt Chi, Lê Thước
với cuốn Sách mẹo tiếng Việt Nam 1935 ; tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ
và Phạm Duy Khiêm viết cuốn Việt Nam văn phạm 1947 ,… Đó là những
cuốn sách bước đầu đề cập đến dấu câu tiếng Việt.
Những năm 60 đã có một số công trình nghiên cứu sâu hơn về dấu câu.
Chúng tôi xin k đến cuốn Ngữ pháp tiếng Việt 1964 , tập 2, của tác giả
Nguy n Kim Thản. Phần trình bày về dấu câu tiếng Việt của ông đã có cái
nhìn rộng hơn và c th hơn. Trong 14 trang viết, ông dành 5 trang đ giới
thiệu chung về lịch sử dấu câu của nhân loại, tác d ng dấu câu và căn cứ
chung của việc dùng dấu câu. Hơn nữa, trong phần ph l c cuốn sách,

2


Nguy n Kim Thản đã giới thiệu một số trường hợp dùng dấu câu tiếng Việt
một cách rõ ràng. Ngoài ra, chúng tôi còn phải đi m qua cuốn Đi tới sự thống
nhất một số quy tắc dùng dấu câu Đào Thản , Nói và viết đúng tiếng Việt
Nguy n Kim Thản, H Lê, Lê Xuân Thại, H ng Dân ,…
Sau đó còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều có
bàn đến dấu câu, có th k đến cuốn Ngữ pháp tiếng Việt Ủy ban khoa học xã

hội Việt Nam , 99 biện pháp tu từ tiếng Việt Đinh Trọng Lạc , Dấu câu tiếng
Việt nhìn từ góc độ văn bản Nguy n Thị La , Bàn về những cơ sở của việc
dùng dấu câu trong tiếng Việt Lý Toàn Thắng , Phương pháp dạy học dấu
câu tiếng Việt ở trường phổ thông Nguy n Xuân Khoa , Tiếng Việt thực
hành Lê A, Đinh Thanh Huệ , Tiếng Việt thực hành Nguy n Minh Thuyết,
Nguy n Văn Hiệp , Dạy học ngữ pháp ở tiểu học Lê Phương Nga , Dạy học
dấu câu Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học Trần Thị Hiền Lương ,...
Một số tài liệu đã thiết kế các dạng bài tập dấu câu như: 100 bài tập
luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học Nguy n
Quang Ninh, Nguy n Thị Ban , Một số bài tập luyện kĩ năng sử dụng dấu
chấm, dấu phẩy trong các bài văn cho học sinh lớp 5 Nguy n Thị Minh
Thu), Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Trần Thị Hiền Lương , Ở cuốn 700 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 2
Nguy n Thị Kim Dung, H Thị Vẫn Anh cũng có một số bài tập trắc
nghiệm đề cập đến thực hành dấu câu,...
Nhìn về góc độ ngữ pháp tiếng Việt, dấu câu được bàn đến ở Bài 10 với
tiêu đề Các dấu câu trong Tài liệu giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt, (1973),
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho rằng dấu câu có tác d ng phân
cách các câu, phân cách những thành phần cấu tạo của câu về ngữ pháp cũng
như về ý ngh a. Cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt 1983 , Ủy ban khoa học
xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, đã dành phần III - chương IV đ giới

3


thiệu về các dấu câu, các tác giả giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt 1983 chủ
yếu nhấn mạnh chức năng ngữ pháp của mười dấu câu. Nguy n Hữu Quỳnh
trong cuốn Tiếng Việt hiện đại 1996 cũng chủ yếu xoay quanh chức năng
ngữ pháp của loại phương tiện văn tự này.
Về chức năng của dấu câu, mặc dù có nhiều quan đi m chưa hoàn toàn

thống nhất nhưng nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu đều đã nhằm góp phần
làm ổn định hơn những quy tắc sử d ng dấu câu, hướng đến sự thống nhất và
chu n hóa các chức năng của dấu câu tiếng Việt. Đối với đề tài luận văn, việc
tìm hi u các tài liệu nghiên cứu về chức năng của dấu câu tiếng Việt giúp
chúng tôi có những căn cứ khoa học đ đánh giá tính chính xác, độ tin cậy của
nội dung dạy học dấu câu đưa vào nhà trường và đánh giá kết quả học tập dấu
câu của học sinh.
Bên cạnh việc nghiên cứu về chức năng, công d ng của dấu câu, một số
tài liệu còn bàn về cơ sở của dấu câu hay cơ sở công dụng của dấu câu, nó
được hi u là việc đặt dấu câu, sự di n đạt các quy tắc dấu câu dựa trên cái gì
và căn cứ vào đâu đ sử d ng dấu câu cho chu n, cho hay. Các tài liệu nghiên
cứu cơ sở của việc dùng dấu câu là những gợi ý đối với việc xác định con
đường, cách thức thuận tiện nhất đ hướng dẫn học sinh nhận biết các chức
năng, công d ng của dấu câu, cách tiếp nhận và cách dùng dấu câu khi tạo lập
văn bản.
Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt đã chú trọng về nội dung bài tập dạy học
dấu câu, các dạng bài tập khá đa dạng.
Nghiên cứu hoạt động tổ chức trò chơi học tập, trò chơi tiếng Việt nói
chung và trò chơi trong giờ học Tiếng Việt nói riêng không phải là vấn đề
hoàn toàn mới mẻ. Qua tìm hi u chung chúng tôi thấy các công trình nghiên
cứu về trò chơi học tập tập trung ở một số hướng chính sau:

4


Hướng thứ nhất: Nghiên cứu các trò chơi học tập nói chung
Trò chơi học tập không phải vấn đề mới. Và những năm 40 của thế kỉ
XIX, một số nhà khoa học giáo d c Nga như: P.A.Bexonova, OP.Seina,
V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki ... đã đánh giá cao vai trò giáo d c, đặc biệt và tính
hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo, E.A.Pokrovxki trong

đề tựa cho tuy n tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra ngu n gốc, giá trị
đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga. Bên cạnh kho
tàng trò chơi học tập trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi dạy học
khác do các nhà giáo d c có tên tuổi xây dựng. Đại diện cho khuynh hướng
sử d ng trò chơi làm phương tiện phát tri n toàn diện cho trẻ phải k đến nhà
sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc I.A.Komenxki 1592-1670 . Ông coi trò
chơi là hình thức hoạt động cần thiết phù hợp với bản chất và khuynh hướng
của trẻ. Trò chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi
khả năng của trẻ em được phát tri n, mở rộng phong phú thêm vốn hi u biết.
Với quan đi m trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ là phương tiện phát
tri n toàn diện cho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò
chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi.
Trong nền giáo d c cổ đi n, ý tưởng sử d ng trò chơi với m c đích dạy
học được th hiện đầy đủ trong hệ thống giáo d c của nhà sư phạm người Đức
Ph.Phrocbel 1782-1852 . Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết
hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan đi m của ông về trò chơi phản ánh cơ
sở lý luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận
thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra t n tại ở khắp nơi, nhận thức
được quy luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì thế ông phủ
nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi. Ph.Phrocbel cho
rằng nhà giáo d c chỉ cần phát tri n cái vốn có s n của trẻ, ông đề cao vai trò

5


giáo d c của trò chơi trong quá trình phát tri n th chất, làm vốn ngôn ngữ
cũng như phát tri n tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.
I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu
trong tiết học, giáo viên sử d ng các phương pháp, biện pháp chơi hay tiến
hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với

đặc đi m của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Ông đã đưa
ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát tri n
kỹ năng khái quát tên gọi của cá th , trò chơi đoán từ trái ngh a, điền những
từ còn thiếu... Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui
và giúp người học phát tri n năng lực trí tuệ.
Vào những năm 30 - 40 - 60 của thế kỷ XX, vấn đề sử d ng trò chơi dạy
học trong “tiết học” được phản ánh trong công trình của R.I. lucovxkaia,
V.R.Bexpalova, E.I.Udalsova... R.I. lucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học
bằng trò chơi. Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học” dưới
hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như hình thức dạy học, giúp
người học l nh hội những tri thức mới từ những ý tưởng đó. Bà đã soạn thảo ra
một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xây dựng chúng.
Trong quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất
nhiều nhà giáo d c trong nước nghiên cứu, tìm tòi thiết kế nên các trò chơi
nhằm giáo d c toàn diện hứng thú học tập cho các em như cuốn Tổ chức hoạt
động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thế lực cho học sinh
của Hà Nhật Thăng hay cuốn 150 trò chơi thiếu nhi của Bùi Sỹ Ph ng và
Trần Quang Đức.
Ở các tài liệu này, các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò cũng như tác d ng
của trò chơi và đưa ra những hoạt động vui chơi. Tuy nhiên những hoạt động
này còn chung chung, chưa đi sâu vào ứng d ng và tổ chức trò chơi môn học
c th .

6


Hướng thứ hai: Nghiên cứu các trò chơi Tiếng Việt
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã có những công trình nghiên cứu
và nhiều ý kiến xung quanh vấn đề trò chơi học tập và sử d ng trò chơi học
tập trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở Ti u học.

Theo Nguy n Trí: Dạy học ở bậc ti u học, nhất là các lớp 1, 2, 3 nếu biết
sử d ng đúng lúc, đúng ch các trò chơi học tập thì sẽ có tác d ng rất tích cực,
kích thích hứng thú học tập và tạo chất lượng cao cho bài học Tiếng Việt.
Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Khắc Hân tham gia cuộc thi
“Viết sách bài tập và sách tham khảo” của nhà xuất bản

iáo d c nêu lên

những vấn đề cơ bản:
+ Đưa trò chơi vào lớp học nhằm m c đích gì?
+ Trò chơi nào có th đưa vào lớp học?
+ Trò chơi được sử d ng vào lúc nào?
+Tổ chức chơi trong giờ học như thế nào?
Các tác giả Trần Mạnh Hường chủ biên , Nguy n Thị Hạnh, Lê
Phương Nga khi biên soạn tài liệu về việc sử d ng trò chơi học tập trong môn
Tiếng Việt lớp 2 và 3 đã chú ý tới trò chơi c th thích hợp với từng phân
môn. Tuy nhiên, tác giả không đi sâu vào từng địa bàn, từng đối tượng học
sinh đ có gợi ý sử d ng trò chơi hợp lí.
Theo Lê Phương Nga: kết hợp sử d ng các hình thức trò chơi về Tiếng
Việt làm phương tiện h trợ cho việc phát tri n tiếng Việt cho học sinh.
Thông qua các hoạt động trò chơi học sinh được củng cố về môn Tiếng Việt
(ngữ âm, chữ viết, chính tả). Tùy đặc trưng từng phân môn Tiếng Việt mà có
các loại hình trò chơi thích hợp. Có th k tới một số loại hình trò chơi tiêu
bi u sau: từ ngữ, ngữ pháp và văn bản. Nói về các hình thức tổ chức trò chơi
học tập Tiếng Việt, khi đưa trò chơi vào lớp học chủ yếu muốn nói tới việc tổ
chức vui chơi ngay trên lớp học hàng ngày, ngh a là chơi trong không gian

7



chật hẹp (lớp học), thời gian ngắn 3 đến 5 phút số người tham gia đông
(khoảng 30 đến 35 người . Vì vậy mà giáo viên phải tìm ra cách thức hợp lí.
Ví d như “Trò chơi tiếp sức”, “Trò chơi tăng tốc”, “Trò chơi đ ng đội” hay
“Trò chơi phản ứng nhanh”. Chọn hình thức chơi như thế nào là lệ thuộc vào
nội dung trò chơi nhưng phần quan trọng hơn là lệ thuộc vào điều kiện c th
của từng tiết, từng đối tượng.
Tóm lại, khi xây dựng trò chơi sử d ng trong quá trình dạy học môn
Tiếng Việt nội dung bài học được các nhà nghiên cứu cho là yếu tố có tác
d ng lớn tới việc dạy và học môn Tiếng Việt.
Đi m qua các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập và trò chơi
trong dạy Tiếng Việt, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã khẳng định được
vai trò quan trọng của trò chơi học tập, thông qua trò chơi học tập, học sinh
được phát tri n một cách toàn diện cả th lực, trí tuệ lẫn nhân cách. Đưa trò
chơi vào lớp học làm cho việc học tiếng Việt nhẹ nhàng và hiệu quả. Tuy
nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào diện rộng, quan tâm giới thiệu
các trò chơi và một số ví d về cách thức tổ chức. Việc xem xét các biện pháp
c th đ tổ chức các trò chơi trong giờ học Tiếng Việt đặc biệt trong từng
mảng kiến thức vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào xem xét. Đây chính là
khoảng trống dành cho đề tài của chúng tôi đi tiếp.
3. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh qua đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học ở ti u học.
4. Đ i tƣ ng nghiên cứu
Trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học.

8


5. Giới h n, ph m vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của khóa luận chúng tôi xin dừng lại việc nghiên cứu
ở phạm vi nghiên cứu trò chơi học tập trong mảng kiến thức về dấu câu trong
môn Tiếng Việt ở ti u học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hi u cơ sở lí luận và cơ sở thực ti n của việc thiết kế hệ thống trò
chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học.
Thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học.
Thực nghiệm sư phạm đ ki m chứng tính khả thi của hệ thống trò chơi
đã đề xuất.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
8. Cấu trúc kh a uận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung khóa luận có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực ti n của việc thiết kế hệ thống
trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học.
Chương 2: Hệ thống các trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

9


Chƣơng . CƠ SỞ L LUẬN VÀ TH C TIỄN CỦA VIỆC
THI T K HỆ TH NG TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC
DẤU C U Ở TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở í uận của việc thiết kế hệ th ng trò chơi học tập trong d y học

dấu c u ở tiểu học
1.1.1 Lí luận chung v tr

ơ

ọc tập

1.1.1.1. Chơi, hoạt động chơi
Khái niệm Chơi nói một cách đại khái và giải thích đặc đi m của Chơi thì
có th nhưng rất khó đ định ngh a được, mặc dù ai cũng hi u Chơi là cái gì.
Theo Đặng Thành Hưng thì các loại việc mà con người làm trên đời xét
đến cùng có 2 thứ: Thật và Chơi. Thật ý nói có ý đ , m c tiêu, lợi ích nghiêm
túc và thực d ng. Chơi ý nói việc làm không nhất thiết phải có những thứ
trên, có th có và có th không có, có hay không có không quan trọng lắm. Từ
cách hi u này, người ta nói Chơi là khái niệm chỉ những hành vi hoặc hành
động có tính chất tự lôi cuốn mình vào tâm trạng thư giãn, giải trí, tiêu khi n
và tránh áp lực của những m c tiêu, lợi ích thực d ng. Chẳng hạn đi thơ th n
ở ven h , huýt sáo, vung v y tay chân, chả định làm cái gì nghiêm túc, ngó
nghiêng trời đất v.v... đó là chơi. Nhưng chạy huỳnh huỵch bên bờ h đ tập
th d c thì đó là Thật, chứ không phải Chơi, vì nhằm m c tiêu thực d ng là
r n luyện sức khỏe. Vì thế, người ta mới bảo: Vua không nói chơi, pháp luật
không phải chuyện chơi, đây không phải ch chơi đi ra ngay v.v... Tức là dựa
vào những việc Thật mà phân biệt Chơi. [7]
Từ đó có th định ngh a Chơi là một hoạt động vô tư, trong khi chơi
các mối quan hệ của con người với tự nhiên – xã hội được mô phỏng lại, nó
mang đến cho con người một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu.
Hoạt động chơi đã được lí thuyết hoạt động chỉ rõ bản chất r i. Đó là
thứ hoạt động mà động cơ của chủ th hoạt động không nằm ở kết quả mà

10



nằm ở quá trình tiến hành hoạt động. Hoạt động chơi không tính đến lúc kết
thúc sẽ là cái gì, sẽ được cái gì. Nó khác với mọi loại hoạt động khác ở ch ,
nó không nhằm thu được kết quả c th nào, còn hoạt động học tập nhằm tiếp
nhận học vấn, hoạt động giao tiếp nhằm thiết lập các quan hệ, hoạt động lao
động nghề nghiệp nhằm kiếm tiền hoặc công danh, hoạt động khoa học nhằm
tìm ra chân lí, hoạt động nghệ thuật nhằm sáng tạo cái đẹp v.v.... [7]
1.1.1.2. Trò chơi
Có rất nhiều định ngh a về Trò chơi như sau.
Một số nhà tâm lý - giáo d c học theo trường phái sinh học như
K. ross, S.Hall, V.Stem ... cho rằng: “Trò chơi là do bản năng quy định, chơi
chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa.”
Còn

.Piagie cho rằng: “Trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một

nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ.”
Trên quan đi m macxit, các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định rằng,
Trò chơi có ngu n gốc từ lao động và mang bản chất xã hội. Trò chơi được
truyền th từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo d c.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng “Trò chơi là thuật ngữ có hai nghĩa
khác nhau tương đối xa: một là một kiểu loại phổ biến của Chơi. Nó chính là
Chơi có luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành
động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia; hai
là những công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi,
bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi...”
“Trò chơi là một khái niệm liên quan đến Chơi và Hoạt động chơi. Trò
chơi Plays,


ames theo ngh a Plays chính là khái niệm mà Enconhin nói

đến. Đó là hành vi hay hành động mô phỏng, phóng tác. hay mô hình hóa
những hiện thực nào đó có thật, di n lại với những chi tiết hay ý đ mới ví d
đ dạy học, đ chữa bệnh, đ phân tích thị trường, đ tiếp thị, Trò chơi bao

11


g m nhiều hành vi chơi Plays được tổ chức lại có m c đích rõ ràng, nên
đương nhiên trò chơi phải có luật, đã là trò chơi thì luôn có luật, không có luật
thì không tổ chức được trò chơi, đã bày trò thì phải có luật. Do đó, trò chơi
chính là tập hợp các hành vi chơi, có luật điều chỉnh. Trò chơi đương nhiên có
m c tiêu thực d ng, mong đợi kết quả. Động cơ hoạt động trong trò chơi thì
tùy người, có th người này có động cơ nhận thức, người kia có động cơ giao
tiếp, người khác có động cơ học tập, và có người có động cơ kiếm tiền...Ví
như cái trò xổ số, có người tham gia đ nhằm kiếm tiền, có người mi n cưỡng
mà mua vài cái vì bị mấy c già k o nh o, tuy tham gia nhưng không có ý
kiếm tiền mà cốt cho xong chuyện khỏi bị quấy nhi u.” [7]
Theo từ đi n tiếng Việt thì Trò chơi là “Hoạt động bày ra để vui chơi,
giải trí” [28].
Tóm lại trò chơi chính là chơi có luật, những hành vi tùy tiện, bất giác
không được gọi là trò chơi. Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm v , yêu
cầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò
chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản.
Qua sự phân tích các quan niệm, ý kiến về trò chơi, qua xem xét nội
dung và m c đích của trò chơi hiện nay, có th hi u: Trò chơi là một loại hoạt
động tạo cho người tham gia được vui chơi, giải trí, rèn luyện trí tuệ và sức
lực, nó mang một chủ đề, nội dung nhất định, có tổ chức của nhiều người
tham gia và có những quy định, luật lệ buộc người chơi phải tuân theo. Đ ng

thời, trò chơi còn là hoạt động rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như
lòng kiên trì, sự tự tin, tinh thần đoàn kết, một số kĩ năng quan trọng như phát
hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình trước đám đông...
“Do hoạt động chơi là đặc thù ở tuổi mầm non và chiếm phần lớn ở lứa
tuổi Ti u học nên môi trường tốt nhất cần được tổ chức bằng trò chơi. Trong
thực ti n giáo d c, không ít trò chơi lại cản trở hoạt động chơi, khiến trẻ bế

12


tắc trong hoạt động, chỉ máy móc và th động chấp hành các mệnh lệnh hoặc
bắt chước các bạn. Vì vậy, đối với trẻ nhỏ, trò chơi cần đảm bảo thuận lợi cho
hoạt động chơi, còn đối với học sinh phổ thông, nó phải thuận lợi cho hoạt
động học tập.” [7]
1.1.1.3. Trò chơi học tập
 Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về trò chơi học tập. Trong lí luận dạy
học, tất cả những trò chơi có nội dung gắn với nội dung học tập, nó được sử
d ng như một phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập cho học sinh,
không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi đều gọi là trò chơi học tập.
Hay nói cách khác trò chơi học tập là dạng trò chơi có luật chặt chẽ mang tính
định hướng đối với sự phát tri n trí tuệ của người học, thường do giáo viên
ngh ra và dùng nó vào m c đích giáo d c và dạy học.
A.I.Xôrôkina đã đưa ra một luận đi m vô cùng quan trọng về đặc thù
của trò chơi học tập: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình
thức dạy học đ ng thời nó v n là trò chơi. hi các mối quan hệ chơi bị xóa
bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy trò chơi biến thành tiết học đôi
khi biến thành sự luyện tập”.
Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm cho rằng trò chơi học tập là một trong
những phương tiện có hiệu quả đ phát tri n các năng lực trí tuệ, trong đó có

khả năng khái quát hóa là một năng lực đặc thù của khả năng con người.
Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo d c được
lựa chọn và sử d ng trực tiếp đ dạy học, tuân theo m c đích, nội dung, các
nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và
động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và l nh hội tri thức, học tập và r n luyện
k năng, tích lũy và phát tri n các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử
xã hội, văn hóa, đạo đức, th m mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện

13


và phát tri n th chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học
sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi học tập.
Như vậy có th đưa ra khái niệm về trò chơi học tập là: Trò chơi học
tập là một hoạt động mang tính giáo dục, tạo cho người tham gia được vui
chơi, giải trí, rèn luyện trí tuệ, sáng tạo và sức lực, nó mang một chủ đề, nội
dung nhất định liên quan đến nội dung dạy học, đ ng thời rèn luyện cho
người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, các kĩ năng cần thiết
trong học tập và cuộc sống.
 Đặc đi m của trò chơi học tập
Trò chơi tạo cho học sinh tính hợp tác vui vẻ. Trò chơi có chứa đựng
chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà người chơi phải
tuân theo. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí đ ng thời lại có ý
ngh a giáo dưỡng giáo d c lớn lao đối với con người. Trò chơi có ý ngh a đặc
biệt với lứa tuổi trẻ em, th hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ
những rung động thực tế và quan trọng trong cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ
em phản ánh hiện thực xung quanh, đ ng thời th hiện thái độ nhất định đối
với môi trường.
Trò chơi mang tính thi đua hấp dẫn các em được thi đua, cạnh tranh
nhau. Các nhóm thi đua trả lời câu hỏi hay mở những miếng ghép tranh. Như

vậy, học sinh được vừa học vừa chơi, không nhàm chán mà luôn hứng thú với
bài học ấy. Qua cuộc thi hay trò chơi tạo cho học sinh nghị lực vươn lên trong
học tập.
Trò chơi còn có m c đích giáo d c tường minh giúp cho học sinh có
th nhớ lại hay vận d ng ngay những kiến thức đã học.
Trò chơi học tập có luật chơi rõ ràng, đơn giản, d nhớ, d thực hiện,
không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện.

14


Ý thức được tác động to lớn của trò chơi học tập đối với việc giáo d c
trẻ cm, các nhà giáo d c, các nhà tâm lý đã có những công trình nghiên cứu
bổ ích về l nh vực này như: A.X.Makarenko, L.X.Xlavina, K.D.Usinxki,
N.X.Crupxcala…
Trên tinh thần đó “học mà chơi, chơi mà học” là một quan đi m đúng
đắn trong quá trình hướng dẫn và tổ chức chơi cho các em. Trò chơi học tập
vừa chú trọng m c đích giải trí nhưng quan trọng hơn là phát tri n tư duy và
năng lực cho học sinh. Vậy trò chơi học tập như một phương pháp quan trọng
đối với việc giáo d c năng lực cho học sinh.
 Sự cần thiết của trò chơi học tập
Vui chơi chiếm vị trí đáng k trong đời sống của học sinh ti u học.
Thông qua trò chơi trẻ dần hoàn thiện các thuộc tính tâm lí, nhân cách, trí tuệ
và cả th lực cũng được nâng lên.
Khi chơi trẻ được hoạt động, được nhận thức hiện thực khách quan một
cách c th và đ trả lời kích thích biến đổi thực ti n. Trong lúc chơi, trẻ được
hình thành khả năng quan sát, óc phán đoán, suy luận, phối hợp tập th , hoàn
thiện khả năng ngôn ngữ. Như vậy trò chơi học tập thực hiện chức năng của
hoạt động nhận thức, nó tạo điều kiện đ ứng d ng, củng cố và luyện tập kiến
thức trong các tiết học.

M i dạng trò chơi đều có những đặc đi m và có tác d ng nhất định đối
với sự hình thành và phát tri n tâm lí - nhân cách của trẻ em. Về phương diện
phát tri n trí tuệ, trò chơi học tập có thế mạnh hơn cả. Nhiệm v giáo d c chủ
yếu của trò chơi học tập là phát tri n trí tuệ cho trẻ em.
1.1.2. D u

u tro

vă bả

1.1.2.1. hái niệm về dấu câu
Trong các tài liệu nghiên cứu về dấu câu tiếng Việt, các tác giả cũng
đưa ra những quan niệm của mình về dấu câu. Bàn về dấu câu, các tác giả

15


cuốn Từ điển Tiếng Việt 1997 , Viện Ngôn ngữ học định ngh a: “Dấu câu là
tên gọi chung những dấu đặt giữa các câu hoặc các thành phần của câu
nhằm làm cho câu văn viết được rõ ràng, mạch lạc” [28, tr.238]
Tuy nhiên, trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học
1973 , Nguy n Như Ý chủ biên đã đưa ra khái niệm về dấu câu một cách
đầy đủ sâu sắc và toàn diện: “Dấu câu là khái niệm dùng trong văn viết. Dấu
câu là phương tiện dung để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong
một câu văn. Chúng được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, các thành phần
trong câu, giữa các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ”. [27, tr.104]
Và trong khóa luận này, chúng tôi chọn theo khái niệm về dấu câu của
Nguy n Như Ý, 1973, Từ đi n giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia.
1.1.2.2. Phân loại dấu câu tiếng Việt

Dựa vào vị trí và chức năng của các dấu câu trong văn bản viết, người
ta chia mười dấu câu tiếng Việt thành hai nhóm chính sau:
- Nhóm các dấu đặt cuối câu còn gọi là các dấu chấm câu . Nhóm này
g m bốn dấu: chấm, hỏi chấm, chấm than, chấm lửng.
Các dấu này thường đứng ở vị trí cuối câu tường thuật, câu hỏi, câu
cảm thán và câu cầu khiến. Riêng dấu chấm lửng còn có th đứng ở vị trí đầu
hoặc cuối trong câu.
- Nhóm các dấu đặt trong câu. Nhóm này g m các dấu sau: ph y, chấm
ph y, gạch ngang, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép đánh dấu ranh giới giữa
các thành phần ngoài nòng cốt với nhau và với bộ phận nòng cốt của câu;
đánh dấu ranh giới giữa các thành phần đ ng chức với nhau; các vế của câu
ghép; các bộ phận đặc biệt trong câu…
Ngoài ra tiếng Việt còn có dấu ngang nối dấu gạch nối . Dấu này được
dùng đ nối các âm tiết trong một tên gọi có nhiều âm tiết thường là tiếng

16


nước ngoài, chẳng hạn: Pau - u - tốp - xki, mai - a - cốp - xki… . Dấu ngang
nối khác hẳn với dấu ngang cách gạch ngang , và trên mặt chữ viết, dấu
ngang nối được th hiện bằng dấu gạch ngắn hơn dấu ngang cách.
1.1.2.3. Dấu câu với mục đích nói của câu
M c đích nói của câu là một yếu tố quan trọng đ lựa chọn dấu câu khi
th hiện câu nói đó bằng chữ viết. Cùng là một cấu trúc câu "Mưa to" nhưng
có th nói theo những m c đích khác nhau và khi th hiện trên chữ viết, phải
sử d ng những dấu câu khác nhau:
- Mưa to! sự ngạc nhiên - Mưa to? sự hoài nghi) - Mưa to. sự thông báo
Khi nói, người nghe có th nhận biết sự khác nhau về m c đích nói, về
nội dung thông tin, nội dung bi u cảm của ba phát ngôn nói trên nhờ ngữ điệu,
vẻ mặt hay điệu bộ, cử chỉ. Trong chữ viết người ta chỉ có th nhận ra sự m c

đích nói khác nhau của ba câu này nhờ vào dấu câu. Theo quy ước chung trong
tiếng Việt hiện nay thì dấu chấm được đặt ở cuối câu k , dấu hỏi được đặt ở
cuối câu hỏi, và dấu cảm được đặt ở cuối câu cảm và câu cầu khiến. Như vậy,
"cách dùng riêng của ba dấu này phụ thuộc vào mục đích nói của câu; thay thế
dấu này bằng dấu khác sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu.” [23, tr.217]
Học sinh sử d ng dấu câu chưa chính xác một phần do các em chưa xác
định được m c đích nói của câu. Ví d , khi viết câu có m c đích cầu khiến
như sau: "Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà cô Ánh ở đâu ạ.", học sinh thường sử
d ng dấu chấm hỏi cuối câu mà không biết mình đã dùng sai dấu câu. Các em
sẽ viết các câu cầu khiến ki u đó như sau:
- Chị làm ơn chỉ giúp em Bưu điện Cầu Giấy ở đâu ạ?
- Bạn hãy nói cho tớ biết lớp mình giành được mấy giải?
- Cậu hỏi cô giáo xem cuối tuần lớp mình có được đi cắm trại không?
Nguyên nhân của việc nhầm lẫn k trên là do các em chưa phân biệt
được sự khác nhau của câu có m c đích cầu khiến với câu có m c đích nghi

17


vấn. Do vậy, đ giúp học sinh ti u học sử d ng đúng dấu câu, việc dạy học
dấu câu không th không căn cứ vào m c đích nói của câu.
1.1.2.4. Dấu câu và ngữ điệu của câu
Đ dạy cho học sinh ngôn ngữ dạng viết, điều quan trọng và có hiệu
quả đối với giáo viên chính là khả năng chuy n từ ngôn ngữ viết sang ngôn
ngữ nói và ngược lại. Trong nhiều trường hợp, câu văn trong văn bản có sự
tương ứng giữa ngữ điệu và dấu câu. Quan sát 3 câu dưới đây:
- Hải về thôi.
- Hải, về thôi.
- Hải! Về thôi!
Câu chữ và nội dung thông tin của ba câu như nhau song cách sử d ng

dấu câu khác nhau là căn cứ vào ngữ điệu của người nói. Theo đó, cấu tạo
ngữ pháp của câu cũng thay đổi.“Các yếu tố thuộc về ngữ điệu bao g m:
cường độ giọng nói lúc phát âm, thanh điệu, cao độ, tốc độ và nhịp độ lời
nói... Ngữ điệu là đối tượng rất quan trọng của việc lĩnh hội tiếng mẹ đẻ”.
[13, tr.7]. Bởi vậy, khi dạy lời nói ở dạng viết, điều quan trọng là phải giúp
học sinh nắm được mối liên hệ giữa các âm vị, ngữ điệu với chữ cái và những
dấu hiệu bi u thị khác, trong đó có hệ thống các dấu câu. Luyện đọc di n cảm
là học cách nhấn âm, phân biệt giá trị các ch ngắt, uốn cong ngữ điệu... Đó là
một bằng cớ chứng tỏ người đọc đã hi u rõ văn bản viết.
Theo Trần Thị Hiền Lương, khi viết dấu câu góp phần th hiện tiết tấu,
âm điệu, ngữ điệu lời nói. Như dấu chấm ghi lại ch ngắt giọng hơi dài và hạ
giọng; dấu ph y ghi lại ch ngắt giọng ngắn hơn một chút và thường là hơi
lên giọng; dấu chấm lửng là ch sự ngắt giọng có th kéo dài,... Người đọc,
dù chỉ đọc văn bản thì họ có th nhận biết được giọng nói, những quãng ngắt
giọng sự lên giọng hay xuống giọng... của từng câu tác giả muốn di n đạt. Có
được điều này một phần là nhờ vào hệ thống dấu câu. Trong giao tiếp chúng

18


×