Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Báo cáo thực tập nghề nghiệp II môn côn trùng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.7 KB, 3 trang )

I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác thực tập sau khi kết thúc học phần lý thuyết là yếu tố rất quan
trọng giúp cho sinh viên củng cố kiến thức, nắm vững chuyên môn cũng
như giúp cho sinh viên tiếp xúc với thực tế làm việc sau này.

II.

VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 hải lý về phía
đông. Có tọa độ địa lý: 20°44′50″-20°55′29″ vĩ độ bắc. 106°54′20″107°10′05″ kinh độ đông. Phía Bắc giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ
Long. Phía Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đám, Trân Châu,
Hiền Hào. Toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở, Đảo
Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo
hướng Đông Bắc-Tây Nam.
Rừng là nơi tập trung của rất nhiều sinh vật cũng như sâu, bệnh hại chúng
sinh trưởng phát triển trên cây, hút chất dinh dưỡng và gây các bệnh hại
cho cây.
Từ những điều đó khiến cho việc quản lý sâu bệnh hại cây là việc làm vô
cùng cần thiết. Kết hợp với những kiến thức đã học cũng như những bài
thực hành tìm hiểu về các loài sâu bệnh hại cây, để có những kĩ năng
cũng như kiến thức chuyên sâu hơn cho việc quản lý các loài sâu bệnh hại
trên cây thì nhóm chúng tôi dưới sự giúp đỡ và chỉ dạy nhiệt tình của các
thầy bộ môn Quản lý sâu bệnh hại đã có 5 ngày tìm hiểu thực địa bằng
các phương pháp chuyên ngành cũng như các cách xử lý số liệu để từ đó
đưa ra được các kết luận thiết thực nhất về vấn đề sâu bệnh hại. Và để
thực hiện điều này thì VQG Cát Bà là lựa chọn lí tưởng cho việc điều tra
và nghiên cứu.
Mục tiêu, nội dung.
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tỷ lệ gây hại P (%), mức độ gây hại R (%) của từng loài
sâu, bệnh.
- Đề xuất phương hướng phòng trừ cụ thể loài sâu, bệnh hại chủ


yếu cho từng đối tượng trong khu vực điều tra.
II.1 Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra tỷ lệ sâu bệnh hại ở rừng trồng P (%) (Biểu 1)
- Điều tra số lượng và chất lượng sâu hại lá (Biểu 5)
- Điều tra mức độ sâu bệnh hại ở rừng trồng R (%) (Biểu 4b)
- Điều tra sâu bệnh hại ngọn, thân, cành ở rừng trồng (Biểu 6)
- Điều tra sâu dưới đất (Biểu 7)
-Điều tra các yếu tố trong rừng tự nhiên:
- Điều tra theo tuyến (Biểu 8)
- Điều tra cây đứng (Biểu 9)


III.

- Điều tra cây đổ (Biểu 10)
Phương pháp nghiên cứu.
3.1 Điều tra sơ bộ:
-Mục đích: là cơ sở cho việc điều tra tỷ mỉ sau này.
-Phương pháp:
+ Khảo sát sơ bộ về khu vực cần điều tra (qua hỏi thăm cán
bộ địa phương, hoặc qua sơ đồ)
+ Lập tuyến điều tra:
Trên tuyến điều tra lập các điểm điều tra, trên các điểm tiến
hành xác định tỷ lệ cây có sâu, bệnh và mức độ gây hại của
chúng qua đó đánh giá mức độ bị hại và tình hình phân bố
của các cây bị sâu bệnh.
3.2 Điều tra tỷ mỉ:
- Điều tra rừng trồng
- Điều tra trong OTC có diện tích 1.000m2- 2.500m2.
- Phương pháp điều tra:

+ Trên OTC đã lập, ta tiến hành xác định tỷ lệ sâu bệnh hại
bằng cách điều tra tổng số cây ( thông qua việc đánh số thứ
tự các cây trong ô), số cây trong ô bị sâu, số cây trong ô bị
bệnh. Kết quả điều tra ghi vào viểu 1.
+ Sau khi đã xác định được tỷ lệ sâu bệnh hại trong cả OTC
ta tiến hành điều tra số lượng và chất lượng sâu hại lá bằng
cách: trên cây điều tra chọn 5 cành tiêu biểu theo thứ tự 2
cành gốc, 2 cành giữa và 1 cành ngọn (lưu ý: lấy theo ĐTNB và ngọn). Kết quả điều tra ghi vào biểu 5
+ Tiếp theo tiến hành điều tra mức độ sâu bệnh hại. Trên
cành điều tra (chọn cành theo biểu 5) chọn các lá tiêu chuẩn,
với 6 lá trên 1 cành theo thứ tự 2 lá dưới, 2 lá giữa và 2 lá
ngọn. Kết quả điều tra ghi vào biểu 4b.
+ Để điều tra sâu bệnh hại ngọn, thân, cành ta dựa vào biểu
số 6.
+Cuối cùng là điều tra sâu dưới đất. Trên OTC tiến hành lập
các ô dạng bản có diện tích 1m2 ( lập 5 ô dạng bản). Trên các
ô dạng bản tiến hành điều tra loài, số lượng sâu hại cùng với
các loại động vật trong đất theo các vị trí: đầu tiên là lớp
thảm mục, sau đó là đến lớp đất cứ 1 lớp đất cuốc 10cm cho
đến khi không thấy sâu.Kết quả thu được ghi vào biểu 7.
-Điều tra rừng tự nhiên:
+Điều tra theo tuyến là bước đầu đối với việc điều tra rừng
tự nhiên. Trên tuyến điều điều tra tiến hành xác định các yếu
tố cũng như các loài cây và tình hình sinh lý của chúng. Tất


cả đều dựa trên quan sát là chính. Kết quả thu được ghi vào
biểu 8.
+Tiếp theo là điều tra cây đứng. Trước tiên tiến hành lập
OTC với diện tích 1.000m2- 2.500m2.Trên OTC điều tra các

yếu tố trong ô và các cây có đường kính >= 6cm, từ đó xác
định tình trạng sinh lý và sâu bệnh của cây. Kết quả điều tra
được ghi tại biểu 9.
+Điều tra cây đổ. Tiến hành lập 9 ô dạng bản với diện tích
mỗi ô là 1.000cm2 trên cây điều tra. Trên các ô dạng bản tiến
hành xác định các loài sâu bệnh hại cây cũng như dấu vết
của loài làm hại để lại trên cây. Kết quả thu được ghi tại
biểu 10.
+Cuối cùng là điều tra gốc chặt ( nếu có). Trên ô tiêu chuẩn
nếu phát hiện có gốc chặt ta sẽ tiến hành điều tra chúng. Kết
quả thu được ghi tại biểu 12.
IV.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA



×