Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tìm hiểu khả năng sử dụng quan hệ từ của học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.75 KB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
****************

PHÙNG THỊ NĂNG

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
QUAN HỆ TỪ CỦA HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình cuả các thầy cô giáo
khoa giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh
viên. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TH.S Lê Bá Miên - người đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận của mình. Đồng thời tôi cũng
xin được cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô cùng các em học sinh trường
Tiểu học Hùng Vương để em có thể hoàn thành bài khóa luận này
Do đây là lần đầu tiên làm khóa luận nên khó tránh khỏi những sai sót
và hạn chế, nên tôi mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
và các bạn để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Năng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Tìm hiểu khả năng sử dụng quan hệ từ
của học sinh lớp 5” là công trình nghiên cứu của tôi thông qua việc tìm tòi,
khảo sát cũng như sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Năng


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GV

:

giáo viên

HS

:

học sinh

mqh

:

mối quan hệ

QHT


:

quan hệ từ

SGK

:

sách giáo khoa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................ 4
1.1.2 Cơ sở tâm lý học .................................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
1.2.1. Chương trình và nội dung bài học quan hệ từ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 5 .............................................................................................. 13
1.2.2. Quy trình dạy học về quan hệ từ...........................................................17
1.2.3. Thực tiễn của việc dạy học quan hệ từ ở Tiểu học. .............................. 18
CHƢƠNG 2. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ CỦA HỌC SINH
LỚP 5 .............................................................................................................. 20

2.1. Khả năng nhận diện QHT, cặp QHT có trong câu, đoạn văn. ................. 20
2.1.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 20
2.1.2. Đối tượng điều tra ................................................................................. 20
2.1.3. Cách thức và nội dung điều tra ............................................................. 20
2.1.4. Kết quả điều tra khảo sát ....................................................................... 24
2.1.5. Nguyên nhân mắc lỗi ............................................................................ 26


2.1.6. Biện pháp khắc phục ............................................................................. 26
2.2. Khả năng sử dụng QHT, cặp QHT để đặt câu và viết văn ...................... 27
2.2.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 27
2.2.2. Đối tượng điều tra ................................................................................. 27
2.2.3. Cách thức và nội dung điều tra ............................................................. 28
2.2.4. Kết quả điều tra khảo sát ....................................................................... 31
2.2.5. Nguyên nhân mắc lỗi ............................................................................ 35
2.2.6. Biện pháp khắc phục ............................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền
tảng, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững
và phát triển hài hòa. Vì vậy, cấp tiểu học là giai đoạn đầu tiên và vô cùng
quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những kiến thức, cũng như kỹ
năng cần thiết để phục vụ cho cuộc sống của các em. Trong chương trình giáo
dục tiểu học, cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình
thành cho các em các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho quá trình
học tập cũng như giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, đồng thời

hình thành cho các em tình yêu với tiếng Việt, với quê hương, đất nước, con
người, góp phần hình thành nhân cách của con người xã hội mới.
Qua việc xác định nhiệm vụ của giáo dục tiểu học nói chung và môn
Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng chúng ta thấy rằng nhiệm vụ rèn kỹ năng cho
học sinh được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt được chú trọng hơn cả là kỹ năng sử
dụng từ ngữ sao cho đúng và hay luôn là một vấn đề được giáo viên quan tâm.
Nhằm giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng từ ngữ để tạo ra câu có đầy
đủ nội dung và có sự liên kết chặt chẽ, phân môn luyện từ và câu đã xây dựng
các bài học về quan hệ từ.
Quan hệ từ tuy không phải là thành phần chính của câu nhưng nó lại là
một thành phần vô cùng quan trọng không thể thiếu. Quan hệ từ giúp cho việc
liên kết giữa các từ, các vế câu, các câu cũng như các đoạn văn với nhau một
cách bền chặt, logic. Trong giao tiếp, quan hệ từ tạo ra sự liên kết giữa người
nói và người nghe, nó giúp người nói diễn đạt chính xác mục đích nói của
mình cũng như làm cho người nghe hiểu đúng ý của người nói. Đồng thời nó
còn có vai trò rất lớn trong việc học các môn học khác trong trường.

1


Tuy nhiên, ở tiểu học, thời gian dành cho dạy học về Quan hệ từ lại
không được nhiều nên nó khó có thể hình thành cho học sinh kỹ năng sử dụng
quan hệ từ một cách nhuần nhuyễn. Các em còn mắc rất nhiều lỗi về sử dụng
quan hệ từ như sử dụng không đúng, thiếu linh hoạt và có khi lại quá lạm
dụng vào nó. Ngoài ra, những nghiên cứu về khả năng sử dụng quan hệ từ của
học sinh tiểu học chưa được nhiều, chưa được chú trọng đúng mức.
Hiểu rõ về tầm quan trọng trong dạy học quan hệ từ cho học sinh tiểu học
đặc biệt là học sinh lớp 5, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu khả năng sử dụng quan
hệ từ của học sinh lớp 5”, làm đề tài nghiên cứu trong bài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Vấn đề quan hệ từ về mặt lý thuyết chúng tôi tìm thấy một số bài báo,
một số giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học đề cập tới việc
dạy học sinh thực hành nói viết câu có liên kết, sử dụng quan hệ từ để liên kết
từ, các vế câu, câu, đoạn trong văn bản. Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học
và sau Đại học, chúng tôi thấy một số công trình bàn đến quan hệ từ như: luận
văn sau Đại học của tác giả Lê Thị Lan Anh, nhưng do mục đích là nghiên
cứu tất cả các từ loại Tiếng Việt nên tác giả không đi sâu vào nghiên cứu kỹ
hoạt động dạy học quan hệ từ cho học sinh lớp 5; khóa luận tốt nghiệp Đại
học của tác giả Nguyễn Thị Thái là “luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ cho
học sinh lớp 5”, mục đích khóa luận là rèn kỹ năng sử dụng QHT, không đi
sâu vào tìm hiểu khả năng sử dụng QHT cũng như tìm hiểu những lỗi sai và
khó khăn mà học sinh gặp phải khi sử dụng quan hệ từ.
Do đó chúng tôi thấy vấn đề nghiên cứu về khả năng sử dụng quan hệ
từ của học sinh lớp 5 vẫn còn để ngỏ và cần được nghiên cứu kỹ.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng khả năng sử dụng QHT của HS lớp 5, để
tài của chúng tôi nhằm góp phần giúp HS sử dụng QHT để đặt câu, viết văn
bản và góp phần rèn luyện tư duy logic cho các em.

2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát những cơ sở lý thuyết liên quan đến Quan hệ từ
- Tìm hiểu chương trình giáo dục và sách giáo khoa về dạy học quan hệ
từ. Khảo sát thực tế dạy học quan hệ từ của giáo viên và việc học cũng như sử
dụng quan hệ từ của học sinh tiểu học.
- Đưa ra những lỗi, nguyên nhân khiến học sinh sử dụng chưa đúng
Quan hệ từ và biện pháp khắc phục.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khả năng sử dụng quan hệ từ của
học sinh lớp 5.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng quan hệ từ của học sinh lớp 5 trường
Tiểu học Hùng Vương.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1. Khái niệm về hƣ từ
Khi nghiên cứu về hư từ người ta thường xem xét về hai mặt: ý nghĩa
từ vựng và chức vụ ngữ pháp.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Nguyễn Tài Cẩn thì “Hư từ là
những từ không thể làm trung tâm đoản ngữ và không thể làm thành phần
câu” [5,trang174].
Trong cuốn “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” của Nguyễn Anh Quế, tác
giả cho rằng: “Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, nó chỉ
có tác dụng nối kết mà không tự mình làm hoàn thành câu”.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Diệp Quang Ban có ghi: Ở đây

“hư từ” được hiểu rộng là tất cả những từ không phải thực từ, không có khả
năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ trong điều kiện sử dụng bình
thường. [3, trang 23].
1.1.1.2. Phân loại hƣ từ
Theo cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Diệp Quang Ban, hư từ được
chia thành các loại sau: phụ từ, kết từ, tình thái từ, trợ từ nhấn mạnh. Nhưng
do giới hạn của khóa luận là nghiên cứu về Quan hệ từ nên tôi sẽ tập trung
vào nghiên cứu lý thuyết về quan hệ từ.
1.1.1.3. Quan hệ từ.
Trình bày về quan hệ từ tôi dựa chủ yếu vào cuốn “Ngữ pháp tiếng
Việt” của Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Văn Thung.

4


a. Khái niệm quan hệ từ
Quan hệ từ (kết từ, từ nối): là những từ dùng để nối từ với từ, các vế
trong câu ghép và cả câu với câu trong những trường hợp nhất định.
Quan hệ từ không đảm nhận vai trò làm thành tố chính cũng như thành tố
phụ trong cụm từ, chúng cũng không đảm nhận chức năng của thành phần câu.
b. Phân loại quan hệ từ
Dựa vào các kiểu ý nghĩa quan hệ (quan hệ cú pháp) được thể hiện
bằng quan hệ từ, ta có thể chia thành hai loại:
- Quan hệ từ đẳng lập
QHT đẳng lập dùng để nối các từ, các kết hợp từ (ở bậc cụm từ hay ở
câu, đoạn văn), QHT đẳng lập không gắn bó với bất kỳ thành tố nào trong
một kết hợp có quan hệ đẳng lập.
QHT đẳng lập có thể là một từ đơn hoặc một cặp hô ứng. Nó thường
đứng giữa hai thành tố có quan hệ đẳng lập, cặp kết từ hô ứng (hai từ) thường
phân phối đứng trước mỗi thành tố trong kết hợp.

Một số ý nghĩa biểu thị của quan hệ từ:
Ý nghĩa biểu thị của

Quan hệ từ

VD

quan hệ
Tập hợp

Và, với, cùng

-Tôi và Minh là đôi bạn thân.
-Kính thưa các quý vị đại biểu
cùng các bạn nam thanh nữ tú đã
về dự buổi lễ ngày hôm nay.
- Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng gặp mà
quen

Liệt kê



Trên bàn có hoa lan, hệ và hoa
loa kèn.

5



Lựa chọn

- Anh chọn tôi hay chọn chị đấy.

Hay, hoặc

- Tôi sẽ được 9 hoặc 10 môn toán.
Kế tiếp

Nói xong rồi bà lặng lẽ đi vào

Rồi

buồng.
Đối chiếu - tương còn

Tôi thích đá bóng còn Hoàng

phản

thích cầu lông.

Giải

thích,

thuyết Là, rằng là, hình - Chúng ta là con Rồng, cháu
như, dường như

minh


Tiên.
- Dƣờng nhƣ nắng đã làm má em
thêm hồng, hình nhƣ mây đã yêu
tóc em.

Đối

chiếu-

tương Thì

-Không làm cái này thì làm cái

đồng
Đối chiếu- tương tự

khác.
Cũng như

- Cũng nhƣ các chiến sĩ khác,
Nam phải xa quê hương, xa gia
đình để đi chiến đấu.

Loại trừ

Chứ, thà, thà rằng - Nhìn thế chứ ông đấy làm giám
(không)...chứ
(không)...,
thà


đốc công ty bất động sản đấy.
thà, - Thà rằng phải chết còn hơn

rằng...còn làm nô lệ của bọn Pháp.

hơn...

- Thà làm quỷ nước Nam còn
hơn làm vương đất Bắc.
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca)
- Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước,
không chịu làm nô lệ.
( Hồ Chí Minh)

6


- Quan hệ từ chính phụ
Quan hệ từ chính phụ dùng để nối kết thành tố phụ vào thành tố chính
(nối kết từ phụ với từ chính, thành phần phụ với thành phần chính của câu...).
Do đó nó thường gắn với thành tố phụ ( trừ trường hợp nó là cặp quan hệ từ)
Một số ý nghĩa biểu thị của quan hệ từ.
Ý nghĩa biểu thị của

Sở hữu

Ví dụ


Quan hệ từ

quan hệ từ

Hạt gạo làng ta

Của

Có vị phù xa
Của sông kinh thầy.
(Hạt gạo làng ta- Trần Đăng
Khoa).
Mục đích

Cho, để, mà, với, - Tôi ăn thật nhiều cho chóng lớn.
đối với.

- Chiếc xe đạp để đi đến trường
của tôi đã bị hỏng lâu rồi.
- Cả hai anh em phải dựa nhau
mà sống.

Quan hệ về chất liệu Bằng

- Cái gáo này được làm bằng

Quan hệ về phương

nhựa.


thức.

- Tôi đi đến trường bằng xe đạp.

Quan hệ về so sánh.

- Nếu khéo làm còn có thể hay
bằng mấy cái “Số đỏ” của Vũ
trọng Phụng.

Nguyên nhân

Do, vì , tại, bởi

- Do trời mưa nên đường rất trơn.
- Tại mải chơi mà nó đi học
muộn.
Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem.

7


đặc mà

Quan hệ về

Xóm ta khối nhà còn chẳng có

trưng


cám mà ăn đấy.
(Vợ nhặt- Kim Lân).

Quan hệ về vị trí

ở, ở tại, tại

-Chính tại nơi đây, Toa Đô đã bị
ta giết chết.
- Ở Đà Nẵng có chùa Linh Ứng
vô cùng thiêng.

Quan hệ về phương Với, đối với

- Đối với tôi, anh là tất cả.

diện, đối tượng.

- Đằng ấy... đi chơi với tớ cái đi!

Quan

hệ

đối Cùng, cùng với

về

- Tôi đang đi chơi cùng với Hoa.


tượng là chủ thể.
Quan hệ về phương Về

- Về việc học, nó là nhất nhà.

diện hoặc đối tượng

- Họ đang nói chuyện về người

ảnh hưởng.

đàn bà đó.

Quan hệ về thời Đến, tới, từ, cho - Đến bao giờ anh mới trở về.
gian,

không

gian đến, cho tới.

- Cho đến tận bây giờ tôi vẫn

hoặc quan hệ về đối

không hiểu tại sao nó làm như

tượng

thế.
- Nó đi từ hôm qua giờ vẫn chưa

thấy về.
- Từ trên cao, nó lao thẳng
xuống.

Ý nghĩa quan hệ về Trong, ngoài, trên, - Trên cánh đồng, đàn bò đang
phạm vi hoặc không dưới, giữa

thung thăng gặm cỏ.

gian.

- Một người lạ mặt đang chốn
dƣới gầm bàn.
- Ngoài giờ học, nó còn đi bán

8


hàng đỡ mẹ
Quan hệ so sánh, đối Như

- Chồng chị cũng nhƣ bao người

chiếu

đàn ông khác, cũng biết kiếm
tiền, biết yêu thương vợ con.
- Tiếng suối trong nhƣ tiếng hát
xa.


Quan hệ tương phản, Mà, nhưng

- Anh đấy không phải là người

đối lập

giàu có về vật chất nhƣng lại là
người giàu có về tinh thần.

Quan hệ nhượng bộ, Tuy/ dù/ mặc dù... - Tuy nhà nghèo nhƣng Hoa
đối lập

nhưng...

không hề tự ti.
- Mặc dù đêm đã khuya nhƣng
bà vẫn thức để đan rổ mai còn
mang ra chợ bán.

Quan hệ giả thiết- Nếu/ giá/ hễ/ miễn/ - Nếu cậu không tin thì cậu hãy
kết quả, điều kiện- giả thử (là)... thì/ thử làm.
kết quả

là/ thì là....

- Giá nhƣ tôi chăm học hơn thì
tôi đã đỗ.

Quan hệ nhân- quả.


Vì/ bởi/ tại/ do... - Vì tôi ngủ quên nên tôi đi học
nên/ cho nên/ mà... muộn.
- Do bài bạc mà giờ hắn thành kẻ
trắng tay.
- Do chăm chỉ học hành cho nên Mai
đã đỗ trường Học viện Tài chính.

Quan hệ tăng tiến

Không

những/ - Ngọc không chỉ học giỏi toán

không chỉ... mà..., mà cậu đấy còn học giỏi tiếng
...càng....càng....

9

Anh.


1.1.2 Cơ sở tâm lý học
Học sinh tiểu học là những trẻ có độ tuổi từ 6 - 11, 12 tuổi. Đây là lứa
tuổi đầu tiên đến trường - trở thành học sinh và có bước chuyển từ hoạt động
vui chơi sang hoạt động học tập là chủ đạo. Hoạt động học tập có vai trò và ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học.
Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều
mới lạ mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được.
Cùng với sự phát triển về thể chất và dựa trên những thành tựu tâm lí
đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo nên những cái mới trong đời sống

tâm lí của mình, mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, sự
phản tỉnh - những cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho lứa tuổi này. Ngoài ra nhà
trường và hoạt động học tập cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc
sống. Trẻ không chỉ phải tập tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường
“trung lập về tình cảm”, mà còn phải thích ứng với những bó buộc không
tránh khỏi và chấp nhận về một người lớn ngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ
đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống của trẻ. Trẻ chẳng những phải ý thức
thái độ trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm
vụ học tập và biết điều khiển hành vi của mình một cách có chủ định, đồng
thời phải có khả năng thiết lập, vận hành cùng một lúc các mối quan hệ với
đối tượng khác và mang tính chất khác nhau.
Trước những thử thách này, trẻ dù muốn hay không cũng phải lĩnh hội
các cách thức, phương thức phức tạp hơn của hành vi và hoạt động để thỏa
mãn những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống nhà trường và nhờ vậy “đẩy”
được sự phát triển của mình lên một mức cao hơn. Tuổi tiểu học là tuổi của sự
phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp
thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em còn học cách học, học kĩ
năng sống trong môi trường học và môi trường xã hội. Cùng với sự ảnh

10


hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi,
cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các quy tắc chuẩn mực đạo
đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát
triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em
những bước ngoặt trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên - lứa tuổi có xu thế vươn
lên làm người lớn. Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: “Tuổi tiểu học là
thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu
thế”. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của

lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc
biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ ngây thơ đối
với các đối tượng mà các em được tiếp xúc.
Cùng với đó khả năng tưởng tượng của học sinh tiểu học cũng phát triển
hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày
càng dày dạn. Tưởng tượng của các em có một số đặc điểm nổi bật: ở đầu tuổi
tiểu học, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền và dễ thay đổi; ở cuối
tiểu học, tưởng tượng tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo
tương đối phát triển ở cuối tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ,
làm văn, vẽ tranh,… Đặc biệt, tưởng tượng của các em giai đoạn này bị tri
phối mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng
đều gắn liền với các dung động tình cảm của các em.
Trí nhớ trực quan - hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ
lôgic - từ ngữ. Các em ghi nhớ, giữ gìn và nhớ lại các hiện tượng, hình ảnh tốt
hơn là các câu chữ có hình tượng khô khan. Dưới ảnh hưởng của hoạt động
học tập, trí nhớ có chủ định, trí nhớ từ ngữ - lôgic xuất hiện, phát triển nhưng
không biệt lập với trí nhớ máy móc, trí nhớ trực quan - hình tượng.
Chú ý không chủ định được phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế ở học
sinh tiểu học. Chú ý của học sinh chưa bền vững, nhất là học sinh lớp đầu tiểu

11


học. Do thiếu khả năng tổng hợp nên chú ý của học sinh còn phân tán, tại thiếu
khả năng phân tích nên dễ bị cuốn vào hình ảnh trực quan gợi cảm.Sự chú ý
của học sinh thường hướng vào bên trong, vào tư duy và hoạt động trí óc. Chú
ý có chủ định thường phát triển cùng với sự phát triển của động cơ học tập
mang tính chất xã hội cao và sự phát triển của ý thức với kết quả học tập.
Học sinh tiểu học phát triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn một gồm lớp 1,
lớp 2, lớp 3, trong giai đoạn này thì lớp 1 đặc biệt - lớp đầu của cấp tiểu học,

được nhiều người cho là “Cửa ải lớp 1”. Giai đoạn hai gồm lớp 4, lớp 5 - lớp
cuối cấp tiểu học. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về cấp độ phát triển
tâm lí và trình độ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi
đột biến, không có sự phát triển theo chiều hướng mới. Dù ở cấp độ nào thì
học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường học. Ở
đây, trẻ đang từng ngày, từng giờ hình thành cho mình trình độ của người ở
năng lực sơ đẳng, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là
năng lực làm việc trí óc - năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các
năng lực trên, sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân
tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh tiểu học hiện nay là những chủ
thể đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại.
Xem xét những đặc điểm tâm lí chúng tôi thấy, tư duy của học sinh lớp
5 tốt hơn hẳn so với tư duy của học sinh lớp 1, 2, 3, do vậy các em đã có sự
thích ứng với hệ thống bài tập. Do tư duy lập luận, khả năng trừu tượng của
các em còn ở mức độ đơn giản nên các hoạt động này cần lặp lại nhiều lần để
các em hình thành thói quen với kĩ năng nhận biết, sử dụng quan hệ từ trong
các bài tập cũng như trong giao tiếp. Để biết được khả năng sử dụng quan hệ
từ của học sinh lớp 5 phục vụ cho việc tìm ra những khó khăn mà HS gặp
phải và đề xuất biện pháp khắc phục, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng
sử dụng quan hệ từ của HS lớp 5.

12


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chƣơng trình và nội dung bài học quan hệ từ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 5
Trong chương trình Tiếng Việt, phần quan hệ từ được xây dựng trong
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 thành hai dạng bài: lý thuyết về quan hệ từ

[Tiết 24, tuần 11, trang 109] và luyện tập về quan hệ từ [tiết 26, tuần 12, trang
121 và tiết 28, tuần 27, trang 131].
Thực hành luyện tập sử dụng quan hệ còn được lồng ghép trong luyện
tập viết câu ghép và liên kết câu trong ngữ pháp văn bản: cách nối các vế câu
ghép [tuần 19], nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ [tuần 20, tuần 21, tuần
22, tuần 23, tập 2], liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ [ tuần
25, tập 2] liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối [tuần 27]
Tôi thấy rằng thời lượng chương trình dạy QHT còn ít nên chưa truyền
tải được nhiều nội dung kiến thức.
-

Nội dung bài học lý thuyết về quan hệ từ trong SGK tiếng Việt lớp 5
Nội dung bài học lý thuyết về quan hệ từ được cấu trúc theo mô hình ba

phần: I. Nhận xét, II. Ghi nhớ, III. Luyện tập.
Trong phần nhận xét, SGK đưa ra ngữ liệu và yêu cầu học sinh trả lời
các câu hỏi để từ đó đưa ra khái niệm về QHT.
Bài tập 1: Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì?
a) Rừng say ngây và ấm nóng.
MA VĂN KHÁNG

Và – nối kết quan hệ đẳng lập
b) Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc
nhạc rừng tưng bừng, ca ngợi sông núi đang đổi mới.
VÕ QUẢNG

13


Của – nối kết các cụm từ có quan hệ sở hữu (tiếng hót thuộc chủ thể sở

hữu của Họa Mi)
c) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc nhƣ hoa đào. Nhƣng
cành mai uyển chuyển hơn cành đào
Theo MÙA XUÂN VÀ PHONG TỤC VIỆT NAM

Như – dùng để so sánh
Nhưng – quan hệ đối lập, đồng thời để nối giữa hai câu.
Mục tiêu của bài tập này là giúp HS nhận diện các quan hệ từ đơn và tác
dụng của chúng để dẫn dắt HS đến với mục 1 của phần ghi nhớ.
Bài tập 2: Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây ( rừng cây bị chặt phá- mặt
đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé- bầy chim vẫn về tụ hội) được
biểu hiện bằng những cặp từ nào?
a. Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng
bóng chim.
Nếu- thì: quan hệ giả thiết- kết quả.
b. Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn
thường rủ nhau về tụ hội.
Tuy - nhưng: quan hệ tương phản.
Mục tiêu của bài này đưa ra một số cặp quan hệ từ và ý nghĩa của chúng
để dẫn dắt học sinh đến với mục 2 phần ghi nhớ.
Phần ghi nhớ trong SGK.
1. Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan
hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà,
thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,...
2. Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ
từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là:

14



- Vì... nên...; do... nên...; nhờ.... mà....; (biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết
quả).
- Nếu... thì...; hễ... thì...; (biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả, điều kiện- kết
quả).
- Tuy... nhưng...; mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản).
- Không những... mà...; không chỉ... mà... (biểu thị quan hệ tăng tiến).
Trong phần luyện tập SGK biên soạn thành hai dạng bài là:
- Bài tập nhận diện QHT và cặp quan hệ từ trong câu (bài tập 1 và bài
tập 2): Dạng bài tập này yêu cầu HS vận dụng lý thuyết đã học để tìm cũng
như nêu được tác dụng của các QHT hoặc cặp QHT.
- Bài tập vận dụng ( bài tập 3): đây là dạng bài tập có yêu cầu cao hơn
dạng trên, nó giúp HS tự vận dụng những gì đã học để đặt thành câu hoàn
chỉnh. Để làm được như vậy HS không những phải xác định được tác dụng
của quan hệ từ đó mà còn phải vận dụng kiến thức đã học về câu để có được
một câu hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
Những kiến thức về quan hệ từ mà HS học được không chỉ ở bài học
Quan hệ từ mà nó còn được học trong các tiết lý thuyết về kỹ năng sử dụng
quan hệ từ được học ở kỳ II. Ví dụ như nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ,
nối các vế trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng, liên kết câu bằng các từ ngữ
nối. Lấy ví dụ trong bài nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ [Tuần 22, trang
38], SGK cũng chia làm 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ, luyện tập.
Trong phần nhận xét, SGK đưa ra hai ví dụ để phân tích
Bài 1: Cách nối và cách sắp xếp các vế trong hai câu ghép sau đây có gì khác
nhau?
Bài 2: Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều
kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.

15



Trong bài 1, SGK đưa ra nhằm giúp HS biết được muốn nối giữa các câu
ta có thể sử dụng một quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ; và cặp quan hệ từ nếu...
thì... và quan hệ từ nếu biểu thị quan hệ nguyên nhân (giả thiết)- kết quả. Bài
2 thì yêu cầu cao hơn yêu cầu HS phải tự tìm ra những cặp quan hệ từ khác,
nó yêu cầu HS phải vận dụng lấy từ thực tế khi giao tiếp.
Phần ghi nhớ: đưa ra những nội dung , quy tắc HS cân học thuộc, nhưng
không phải tiếp thu một cách máy móc mà dựa trên những gì HS đã học được
qua phần nhận xét, từ đó HS tiếp thu một cách tự nhiên.
Ghi nhớ
Để thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả, giả thiết- kết quả giữa hai vế câu
ghép, ta có thể nối chúng bằng:
 Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì,...
 Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu... thì...; nếu như... thì...; hễ... thì...; hễ mà...
thì...; giá... thì...
Phần luyện tập: đưa ra hệ thống bài tập để HS vận dụng kiến thức đã
học cũng như các bài tập sáng tạo cho HS.
Bài tập 1:Tìm các vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các
quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau:
Bài tập này nhằm giúp HS xác định được vai trò của từng vế câu và đặc
biệt là nhận diện quan hệ từ được sử dụng từ đó thấy được tác dụng của quan
hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong câu.
Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép
chỉ điều kiện- kết quả hoặc giả thiết- kết quả.
HS vận dụng những kiến thức đã học để điền quan hệ từ thích hợp điền
vào chỗ trống, đây là bài tập khó hơn yêu cầu HS phải lựa chọn được những
cặp quan hệ từ phù hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học.

16



Bài 3: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ
điều kiện- kết quả hoặc giả thiết- kết quả.
Đây không phải dạng bài tập chỉ yêu cầu tìm hay điền quan hệ từ thông
thường mà nó không chỉ yêu cầu điền thêm quan hệ mà còn phải điền vế còn
thiếu sao cho phù hợp với quan hệ từ và vế câu đã cho.
- Nội dung bài học về luyện tập quan hệ từ
Nội dung bài học luyện tập quan hệ từ được biên soạn trong SGK thành
hệ thống bài tập khác nhau để luyện cho HS những kỹ năng khác nhau.
Ví dụ về bài tập luyện tập về quan hệ từ trong SGK [Tuần 13,131]
Bài 1: tìm các cặp quan hệ từ trong câu.
Bài tập này yêu cầu HS xác định được cặp QHT trong các câu đã cho
nhằm giúp các em nhận diện được cặp quan hệ từ
Bài 2: Hãy chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu
có sử dụng các cặp quan hệ từ vì... nên... hoặc chẳng những... mà còn....
Bài này yêu cầu HS phải thay bằng cặp quan hệ từ thích hợp, nó đòi hỏi
các em không chỉ vận dụng lý thuyết mà còn phải tự nhận định được mối
quan hệ giữa các vế câu để lựa chọn quan hệ từ hợp lý.
Bài 3: Hai đoạn văn sau có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
Thông qua bài tập nay HS thấy được vai trò của QHT trong câu, trong
đoạn văn, nó làm cho các câu trong đoạn có sự liên kết tạo thành một đoạn
văn có sự kiên kết chặt chẽ, mạch lạc.
Như vậy, SGK đã giúp HS có được những kiến thức cơ bản về QHT và
làm một số dạng bài về QHT với các mức độ khác nhau từ bài tập nhận diện
đến bài tập sử dụng.
1.2.2. Quy trình dạy bài học về quan hệ từ.
Bài QHT trong phân môn luyên từ và câu lớp 5 được tổ chức thành bài
lý thuyết và bài thực hành

17



1.2.2.1. Quy trình dạy bài lý thuyết về quan hệ từ
Bài lý thuyết gồm 3 phần: phần nhận xét, phần ghi nhớ, phần luyện tập.
- Phần nhận xét: Đưa ra ngữ liệu là những câu thơ, câu văn có chứa hiện
tượng để qua phân tích ngữ liệu HS nắm được bài. Để phân tích ngữ liệu SGK
đưa ra hệ thống câu hỏi,GV sẽ dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi đó
để tìm ra nội dung chính cần học, những quy tắc cần ghi nhớ
- Phần ghi nhớ: Là những kết luận được rút ra một cách tự nhiên từ việc phân
tích ngữ liệu của phần nhận xét. Đây là nội dung chính, những quy tắc mà HS
cần ghi nhớ của bài
- Phần luyện tập:giúp HS củng cố và mở rộng những gì đã học, vận dụng
những kiến thức đã học để giải quyết các dạng bài tập khác nhau. Có 2 dạng
bài tập chính
1.2.2.2. Quy trình dạy bài thực hành về quan hệ từ
Đây là nội dung quan trọng, ta phải nhìn từ góc độ nội dung để từ đó xây
dựng lên hệ thống bài tập phù hợp cho HS. Các bài tập trong phần dạy bài
thực hành được xây dựng thành một hệ thống gọi là hệ thống bài tập luyện từ
và câu gồm hai dạng bài chủ yếu là bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.
Quy trình dạy kiểu bài này chính là quy trình hướng dẫn HS thực hành
giải quyết bài tập.
 Yêu cầu HS đọc và nêu lên yêu cầu của bài tập.
 Hướng dẫn làm bài tập.
 HS làm bài tập
 Tổ chức báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá.
1.2.3. Thực tiễn của việc dạy học quan hệ từ ở Tiểu học.
a. Thực tế dạy học QHT ở trường Tiểu học.

18



Do chưa nhận thức được vai trò của quan hệ từ đối với học sinh tiểu
học nên việc dạy học cho học sinh của giáo viên vẫn chỉ nằm ở mức độ truyền
tải những kiến thức trong sách, dạy học những bài dạy trong chương trình mà
chưa có những sự mở rộng, nâng cao, những buổi ôn tập riêng về quan hệ từ,
những tiết thực hành luyện nói, luyện viết riêng về quan hệ từ. Quá trình chữa
bài lỗi sai dùng quan hệ từ của HS chỉ diễn ra qua loa, không kỹ càng. Do vậy
chúng tôi thấy việc dạy về quan hệ từ của giáo viên chưa thực sự được coi
trọng đúng mức.
Về phía HS, do không khơi gợi được hứng thú học tập của các em,
phương pháp dạy học nhàm chán đồng thời các em chưa thấy rõ được tầm
quan trọng của QHT trong học tập cũng như giao tiếp nên học về quan hệ từ
vẫn chưa được các em chú ý đúng mức.
b. Các phương pháp dạy học quan hệ từ ở trường tiểu học.
Phương pháp chủ yếu là truyền tải kiến thức, phương pháp này học
sinh sẽ tiếp thu một cách máy móc, nội dung tiếp thu được chỉ nằm trong hạn
định SGK đưa ra vì vậy không tạo được hứng thú học và vận dụng vào làm
bài tập sẽ có những khó khăn.
 Kết luận: Chúng tôi thấy rằng, ở trường tiểu học, cả GV và HS vẫn chưa
có nhận thức đúng được tầm quan trọng của quan hệ từ nên việc dạy và học
quan hệ từ ở tiểu học vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

19


×