Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.57 KB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

VI THỊ YẾN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ
VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI – 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

VI THỊ YẾN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ
VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



Th.S NGUYỄN THỊ HIỀN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hƣớng dẫn Thạc sĩ Nguyễn
Thị Hiền đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn em trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khoá luận này.
Em cũng xin cảm ơn thầy cô giáo và toàn thể học sinh trƣờng Tiểu học
Thanh Lâm A- Mê Linh- Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành
khoá luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Em rất
mong đƣợc sự góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn để khoá luận đƣợc hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Vi Thị Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trong đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ
theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4” là công trình
nghiên cứu của tôi với sự hƣớng dẫn của thầy cô giáo và nhà trƣờng.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tham khảo tài liệu của một số nhà

nghiên cứu và một số tác giả. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để chúng tôi rút ra
những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Vi Thị Yến


DANH MỤC VIẾT TẮT
BT

:

Bài tập

Nxb

:

Nhà xuất bản

GD

:

Giáo dục

GS.TS

:


Giáo sƣ Tiến sĩ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................. 3
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
9. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
CHƢƠNG 1........................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6
1.1.1. Lí thuyết về từ Tiếng Việt ....................................................................... 6
1.1.2. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ................................... 11
1.1.3. Nội dung, các nguyên tắc, quy trình dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu
học ................................................................................................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 21
1.2.1. Nội dung chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 4 .............................................................................................. 21
1.2.2. Thực trạng việc dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong mônTiếng
Việt 4 ................................................................................................................... 24
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 25
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống các bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh
lớp 4 ................................................................................................................. 26



2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp .................................................... 26
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.................................................... 26
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình ....................... 26
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa...................................................... 27
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................... 27
2.2. Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 4 ....... 28
2.2.1. Xây dựng các bài tập mở rộng vốn từ ............................................... 28
2.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập cụ thể...................................................... 36
2.3. Hƣớng dẫn sử dụng hệ thống bài tập. ...................................................... 61
2.4. Giáo án thử nghiệm. ................................................................................ 61
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Môn Tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo
con ngƣời. Nó giúp cho học sinh cảm nhận đƣơc cái hay cái đẹp của tiếng Việt,
phát triển tƣ duy, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về xã hội, về
tự nhiên, con ngƣời, văn hóa và văn học, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm, nhân
cách cho học sinh.
Ngày nay, trƣớc những biến đổi lớn của xã hội đòi hỏi mỗi ngƣời dân Việt
Nam cần phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để tiếng
Việt luôn là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của ngƣời Việt và để giữ gìn
nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hơn nữa, những thách thức lớn của thời đại đòi hỏi phải có một sự đổi mới
trong dạy học Tiếng Việt trong nhà trƣờng Tiểu học để mang lại kết quả học tập

tốt nhất cho các em học sinh cũng nhƣ thành công trong sự nghiệp trồng ngƣời
của nhà giáo.
1.2. Hình thành năng lực từ ngữ cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh
lớp 4 nói riêng là mục tiêu quan trọng nhất trong việc dạy từ ngữ ở cấp tiểu học
(năng lực từ ngữ đƣợc hiểu bao gồm vốn từ và kĩ năng sử dụng vốn từ ấy để tạo
lập và lĩnh hội ngôn bản). Muốn vậy chúng ta phải phát triển, mở rộng vốn từ
cho học sinh Tiểu học nói chung và cho học sinh lớp 4 nói riêng.
1.3. Môn Tiếng Việt lớp 4 hiện nay bao gồm các phân môn: tập đọc, kể chuyện,
chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu. Yêu cầu dạy tích hợp nhiều phân môn
nhƣ vậy ít nhiều gây khó khăn cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Ở phân môn
Luyện từ và câu, học sinh phải tìm từ theo chủ điểm dựa vào khả năng quan sát
tổng hợp và tƣ duy thực tế, tự động não suy nghĩ, sắp xếp các từ để viết thành
câu hoàn chỉnh theo các mẫu câu. Đây là bƣớc nâng cao về tƣ duy và khả năng
diễn đạt của học sinh. Trong phân môn Luyện từ và câu, nội dung rèn luyện về

1


từ chủ yếu thông qua các bài tập nhƣng thực tế cho thấy các bài tập mở rộng vốn
từ còn ít, đơn giản, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của ngƣời học. Vì vậy ngoài bộ
sách giáo khoa dùng trong nhà trƣờng, chúng ta cần phải có thêm cuốn sách
tham khảo dƣới nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh góp phần nâng cao
hiệu quả dạy và học.
Hiện nay đã có một số sách tham khảo cho từng lớp nhƣng chƣa có công
trình nào xây dựng một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ tƣơng đối toàn diện.
Nếu xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm sẽ tạo
điều kiện cho việc dạy học Luyện từ và câu lớp 4 đạt hiệu quả cao hơn, góp
phần nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh.
Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống tập mở rộng vốn từ
theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4” làm đề tài

nghiên cứu của khóa luận.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phân môn Luyện từ và
câu. Các công trình nghiên cứu đó hoặc là những vấn đề lí thuyết bàn về các
phƣơng pháp dạy học, hoặc là những hệ thống bài tập đƣợc tác giả đƣa ra làm tài
liệu tham khảo tham khảo cho các giờ dạy - học, có thể dẫn ra một số công trình
tiêu biểu:
2.1. GS.TS. Lê Phƣơng Nga (Chủ biên) – Hoàng Thu Hà, Bài tập trắc nghiệm
Tiếng Việt 4, Nxb GD, 2008.
2.2. Đặng Mạnh Thƣờng, Luyện từ và câu 4, Nxb GD, 2006 hay là Trần Mạnh
Hƣởng?
2.3. Lê Hữu Tỉnh, Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu
học, Luận án Tiến sỹ, 2001.
2.4. Lê Phƣơng Nga, Trần Hữu Tỉnh, Vở bài tập nâng cao Từ và Câu 4, Nxb
Đại học Sƣ phạm, 2010.

2


3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên thực tế tìm hiểu về phân môn Luyện từ và câu lớp 4 và trên cơ sở
tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu có liên quan, chúng tôi
thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập mở rộng
vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 4 một cách tƣơng đối toàn diện về hình
thức cũng nhƣ nội dung. Qua đó cúng tôi hi vọng góp phần nâng cao hiệu quả
trong giờ học phân môn này cho cả giáo viên và học sinh.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận này là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo
chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4.

4.2 Khách thể nghiên cứu
Việc dạy và học Tiếng Việt của học sinh lớp 4A3, trƣờng tiểu học Thanh Lâm
A - Mê Linh - Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 đƣợc sử dụng
thƣờng xuyên, phù hợp và sáng tạo trong các giờ học Luyện từ và câu ở lớp 4 thì
học sinh sẽ có vốn từ phong phú, đạt đƣợc hiệu quả trong quá trình học, góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy và học phân môn Luyện từ và câu.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài làm căn cứ xây dựng
hệ thống bài tập.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu trong những năm
gần đây.
- Xây dựng một hệ thống bài tập đa dạng theo chủ điểm trong chƣơng trình
phân môn Luyện từ và câu lớp 4.

3


- Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tiến hành dạy thử nghiệm. Bƣớc
đầu đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của hệ thống bài tập trong khóa luận
đề xuất.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phƣơng pháp này đƣợc dùng để đọc các
tài liệu có liên quan đến chủ đề chúng tôi xây dựng để chọn lọc, ghi chép, tổng
hợp thành cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc
dùng để khảo sát, phân loại các dạng bài tập, phân loại kết quả học tập của học
sinh.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc

dùng để phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc
và kết quả điều tra thực tế. Phƣơng pháp nghiên cứu này còn đƣợc dùng để phân
tích và tổng kết kết quả nghiên cứu mà luận văn đã đạt đƣợc. .
- Phƣơng pháp thực nghiệm: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc vận dụng
trong quá trình tổ chức thực nghiệm những dạng bài tập mà luận văn đề xuất.
8. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 4
bao gồm 10 chủ điểm, sắp xếp theo trình tự sau:
* Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập một có các chủ điểm:
- Chủ điểm Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân (Mở rộng vốn từ: Nhân hậu Đoàn kết)
- Chủ điểm Măng mọc thẳng (Mở rộng vốn từ: Trung thực -Tự trọng)
- Chủ điểm Trên đôi cánh ƣớc mơ (Mở rộng vốn từ: Ƣớc mơ)
- Chủ điểm Có chí thì nên (Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực)
- Chủ điểm Tiếng sáo diều (Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi)
* Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập hai có các chủ điểm:

4


- Chủ điểm Ngƣời ta là hoa đất (Mở rộng vốn từ : Sức khỏe)
- Chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (Mở rộng vốn từ : Cái đẹp)
- Chủ điểm Những ngƣời quả cảm (Mở rộng vốn từ : Dũng cảm)
- Chủ điểm Khám phá thế giới (Mở rộng vốn từ : Du lịch – Thám hiểm)
- Chủ điểm Tình yêu cuộc sống (Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời)
Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi xin giới hạn phạm vi nghiên
cứu ở 4 chủ điểm là:
- Chủ điểm Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân
- Chủ điểm Có chí thì nên
- Chủ điểm Những ngƣời quả cảm
- Chủ điểm Tình yêu cuộc sống

9. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần nội dung khóa luận gồm 2
chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho
học sinh lớp 4

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lí thuyết về từ Tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm từ Tiếng Việt
Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Đây là đặc trƣng có tính
chất bao trùm, đặc trƣng nổi bật nhất của từ.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu “ Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết
cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những
kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong
tiếng Việt mà nhỏ nhất trong cấu tạo câu”. [1,144].
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại quan niệm rằng: “Từ của tiếng Việt là một
chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói: nó có hình thức của một âm
tiết, một “chữ” viết rời”.
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ tiếng Việt, xuất phát từ các
góc nhìn, các quan điểm khác nhau của mỗi cá nhân nhƣng tựu chung lại, ta có
thể thấy rằng từ tiếng Việt có những đặc điểm cơ bản sau: Là đơn vị cơ bản của
ngôn ngữ (Tiếng Việt), có hình thức ngữ âm cố định, bất biến và có ý nghĩa, có
đặc điểm về cấu tạo và ngữ pháp, có chức năng cấu tạo câu.
1.1.1.2. Các thành phần ý nghĩa của từ

1.1.1.2.1. Nghĩa của từ là gì?
Khi nghiên cứu vấn đề nghĩa của từ, ngƣời ta thấy có khá nhiều nhân tố liên
quan tới việc hình thành nghĩa của từ nhƣ: hình thức ngữ âm của từ, sự vật hiện
tƣợng đƣợc gọi tên, khái niệm đƣợc từ biểu thị, những yếu tố thuộc hệ thống
ngôn ngữ chi phối, liên quan đến nghĩa của từ; tình cảm, thái độ, ý thức tƣ
tƣởng, cách cảm nghĩ của ngƣời sử dụng ngôn ngữ; văn cảnh mà từ xuất hiện…
Trong các nhân tố nói trên, những nhân tố đƣợc coi là quan trọng nhất liên quan

6


đến việc hình thành nghĩa từ vựng của từ là sự vật, hiện tƣợng đƣợc gọi tên; khái
niệm đƣợc từ biểu thị và những yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ. Có thể hình
dung qua quá trình hình thành nghĩa của từ nhƣ sau:
Sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan phản ánh vào tƣ duy con ngƣời
thành các khái niệm (về sự vật, hiện tƣợng). Các khái niệm ấy đi vào hệ thống
ngôn ngữ, đƣợc ngôn ngữ hóa, trở thành nghĩa của từ. Lúc đó, nghĩa của từ là
hiện tƣợng ngôn ngữ, tồn tại trong khuôn khổ của một hệ thống ngôn ngữ nhất
định.
Từ đó, có thể chấp nhận một định nghĩa sau: Nghĩa của từ là khái niệm về
sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ,
được ngôn ngữ hóa.[ 1: 158]
1.1.1.2.2. Các thành phần nghĩa của từ
Nghĩa của từ không phải là một khối không phân hóa, phân lập mà nó là
một hợp thể, phức thể. Xét về mặt từ vựng, tạo thành nghĩa của từ gồm 3 thành
phần: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái.
 Nghĩa biểu vật:
Khái niệm “ vật” (sự vật, hiện tƣợng) trong thuật ngữ “ nghĩa biểu vật” cần
hiểu không chỉ là các sự vật, mà còn là các hoạt động (các quá trình), các tính
chất, đặc điểm… Nói cách khác, không chỉ các danh từ mới có nghĩa biểu vật

mà các tính từ, động từ cũng có nghĩa biểu vật.
 Nghĩa biểu niệm
Sự vât, hoạt động, tính chất… phản ánh vào tƣ duy con ngƣời thành các
khái niệm. Các khái niệm ấy đƣợc ngôn ngữ hóa thành nghĩa biểu niệm của từ.
(Mỗi thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tƣợng đƣợc con ngƣời nhận thức trở
thành một dấu hiệu trong nội dung của khái niệm. Sau đó, mỗi dấu hiệu của khái
niệm đƣợc ngôn ngữ hóa trở thành một nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm
của từ. Nhƣ vậy, toàn bộ nội dung của khái niệm trở thành cấu trúc nghĩa biểu

7


niệm cảu từ. Nói cách khác, nghĩa biểu niệm của từ chứa đựng những hiểu biết
của con ngƣời về những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tƣợng trong thực tế
khách quan).
Nghĩa biểu niệm của từ có thể phân định, chia tách đƣợc thành từng phần
nhỏ. Mỗi phần nhỏ ấy là một nét nghĩa. Tập hợp các nét nghĩa ấy lại ta có một
cấu trúc biểu niệm của từ. Cách trình bày, miêu tả các nét trong một cấu trúc
nghĩa biểu niệm cảu từ nhƣ sau (mỗi nét nghĩa đƣợc đặt trong dấu ngoặc đơn):
- Nhà: (công trình xây dựng để ở), (nơi ở của một gia đình), (những ngƣời
có chung dòng máu).
- Chạy: (hoạt động rời chỗ từ A đến B), (bằng chân), (tốc độ nhanh), (hai
bàn chân không dồng thời nhấc khỏi mặt đất).
- Mềm: (chỉ tính chất vật lý), (dễ bị biến dạng trƣớc tác động của một lực
bên ngoài).
 Nghĩa biểu thái (nghĩa biểu cảm)
Nghĩa biểu thái phản ánh quan hệ của ngƣời sử dụng đối với từ; nói cụ thể
hơn, phản ánh tình cảm, xúc cảm, thái độ của ngƣời sử dụng đối với ngôn ngữ.
Ví dụ: các từ cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,… có cùng nghĩa biểu niệm và
nghĩa biểu vật nhƣng khác nhau về nghĩa biểu thái.

Xét về mặt ngữ pháp, ta có thành phần nghĩa ngữ pháp của từ đó là thành
phần nghĩa khái quát chung cho tất cả các từ thuộc cùng một thể loại. Ví dụ:
nghĩa sự vật ở danh từ, nghĩa hoạt động trạng thái ở động từ, nghĩa tính chất ở
tính từ, nghĩa quan hệ ở quan hệ từ.
Tuy nhiên, dù xem xét ở mặt nào đi nữa thì cuộc sống của từ vẫn nằm ở
trong câu, đoạn, bài. Tức là phải đặt ở trong một ngữ cảnh cụ thể, nên khi dạy
nghĩa của từ cho học sinh cần phải cho học sinh vận dụng những ví dụ cụ thể,
đặt câu cụ thể. Đây cũng là cơ sở để xây dựng dạng bài tập điền vào chỗ trống.
1.1.1.3. Trường nghĩa

8


1.1.1.3.1. Khái niệm trường nghĩa
Hiểu theo lối “chiết tự” thì trƣờng là một tập hợp các từ, nghĩa là quan hệ
ngữ nghĩa giữa các từ trong tập hợp từ ấy. Trƣờng nghĩa là tập hợp các từ căn cứ
vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Mỗi trƣờng nghĩa là một tiểu hệ
thống nằm trong hệ thống lớn là từ vựng của một ngôn ngữ.
1.1.1.3.2. Các loại trường nghĩa
a) Trƣờng nghĩa biểu vật (còn gọi là trƣờng nghĩa sự vật, trƣờng nghĩa ý niệm)
Trƣờng nghĩa biểu vật là sự tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi sự
vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan. Cơ sở để xác lập trƣờng nghĩa biểu vật
là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ.
Ví dụ: Trƣờng nghĩa biểu vật về hoa quả:
- Hoa:
+ Các loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, hoa sen, hoa huệ, hoa lan…
+ Các mức độ thơm: thơm ngát, thơm dịu, thơm lừng, thơm ngào ngạt…
- Quả:
+ Các loại quả: chuối, mít, cam, bưởi, táo, lê, đào, mận, xoài, vải, đu đủ…
+ Mức độ ngọt: ngọt lịm, ngọt mát, ngọt lừ, ngòn ngọt,…

+ Các mức độ chín: ương, chín, chín cây, chín rộ, chín ép….
b) Trƣờng nghĩa biểu niệm (còn gọi là trƣờng ngữ nghĩa, trƣờng nghĩa vị)
Tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm lại thì ta đƣợc trƣờng nghĩa
biểu niệm. Nói cách khác, trƣờng nghĩa biểu niệm là sự tập hợp các từ có cấu
trúc biểu niệm giống nhau.
Cơ sở để xác lập trƣờng nghĩa biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa biểu
niệm của từ.
Ví dụ: Các từ có chung nét nghĩa chung là dụng cụ lao động cầm tay tạo
thành một trƣờng: cưa, kéo, hái, liềm, dao, rìu, lưới, đục, khoan,…
* Kết luận chung về trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm

9


- Sự phân chia thành trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm nói
trên dựa vào sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ là nghĩa biểu vật và
nghĩa biểu niệm. Hai loại trƣờng nghĩa này có quan hệ mật thiết với nhau.
- Việc dạy từ ngữ theo các chủ đề, chủ điểm từ ngữ hiện nay ở trƣờng tiểu
học thực chất là dạy từ ngữ theo các trƣờng biểu vật hoặc trƣờng biểu niệm,
cũng có nghĩa là dạy từ ngữ theo hệ thống. Đó là cách dạy phù hợp với đặc
trƣng về tính hệ thống của từ vựng nói riêng và của ngôn ngữ nói chung.
c) Trƣờng nghĩa tuyến tính (còn gọi là trƣờng nghĩa ngang)
Trƣờng tuyến tính đƣợc hình thành nhờ sự tập hợp tất cả các từ cùng xuất
hiện với từ trung tâm theo quan hệ hàng ngang trong cụm từ, trong câu.
Để xác lập trƣờng nghĩa tuyến tính, ngƣời ta thƣờng chọn một từ làm gốc (từ
trung tâm) rồi tìm những từ ngữ kết hợp với nó thành một chuỗi tuyến tính.
Ví dụ: Trƣờng nghĩa tuyến tính của từ bàn (danh từ) là: đá, gỗ, sắt; vuông,
tròn, bầu dục; ngắn, dài; học, viết, vẽ, ăn…
d) Trƣờng nghĩa liên tƣởng
Khi ta nhắc tới một từ nào đó (từ kích thích), từ ấy gợi ra cho ta hàng loạt từ

khác. Toàn bộ những từ do một từ kích thích gợi ra theo quy luật liên tƣởng tập
hợp lại thành một trƣờng liên tƣởng.
Ví dụ: Khi nhắc đến từ quê hương, một loạt các từ đƣợc gợi ra đồng thời
hoặc kế tiếp nhƣ: đẹp, nhớ, tình yêu, kỉ niệm, tuổi thơ, cây đa, dòng sông,…
Trƣờng liên tƣởng mang tính đặc trƣng của dân tộc, có tính thời đại và cũng
mang tính cá nhân . Nó mang dấu ấn của văn hóa dân tộc, của lịch sử - xã hội
mỗi thời đại và dặc biệt nó in đậm dấu ấn cá nhân.
Trong trƣờng liên tƣởng có những từ thuộc trƣờng nghĩa dọc ( trƣờng nghĩa
biểu vật, trƣờng nghĩa biểu niệm) và có những từ thuộc trƣờng nghĩa ngang
(trƣờng nghĩa tuyến tính).

10


1.1.2. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
1.1.2.1. Vị trí của phân môn Luyện từ và câu
Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn
vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thực hiện chức năng giao
tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng
của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở
rộng, hệ thống hóa, làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh
những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu
và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp
cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của ngƣơi khác. Luyện từ và câu có
vai trò hƣớng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ
và trí tuệ của các em.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
1.1.2.2.1. Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu
của các em
Nhiệm vụ này bao gồm các công việc sau:

Dạy nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn
từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các
em nắm đƣợc tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình
thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chƣa biết trong văn bản cần
tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của
từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh
khác nhau.
Hệ thống hóa vốn từ: Dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ
thống trong trí nhớ của mình để tích lũy từ đƣợc nhanh chóng và tạo ra tính
thƣờng trực của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói đƣợc thuận
lợi.

11


Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng đúng đƣợc nhiều từ trong
vốn từ của học sinh, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết của
học sinh, đƣa từ vào trong vốn từ tích cực đƣợc học sinh dùng thƣờng xuyên,
làm giảm tối đa vốn từ thụ động của học sinh. Tích cực hóa vốn từ tức là dạy
học sinh biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình ( thông qua các
dạng bài tập điền từ, thay thế từ, sửa lỗi dùng từ,… trong câu, trong đoạn…).
Dạy cho học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù
hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.
1.1.2.2.2. Cung cấp một số kiến thức về từ và câu
Trên cơ sở vốn ngôn ngữ có đƣợc trƣớc khi đến trƣờng, từ những hiện
tƣợng cụ thể của tiếng mẹ đẻ, phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh
một số kiến thức cơ bản về từ và câu cần thiết và phù hợp với các em. Luyện từ
và câu trang bị cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật
hành chức của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các
lớp từ, từ loại; các kiến thức về câu nhƣ: cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các

quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Ngoài các nhiệm vụ trên, Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện tƣ
duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
1.1.3. Nội dung, các nguyên tắc, quy trình dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu
học
1.1.3.1. Nội dung dạy học
1.1.3.1.1. Chương trình dạy học Luyện từ và câu
Ở lớp 1 chƣa có tiết Luyện từ và câu, ở lớp 2 và lớp 3 mỗi tuần có một tiết,
ở lớp 4 và lớp 5 có 2 tiết mỗi tuần (chƣa kể các tiết ôn tập)
Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và
trang bị cho các em một số kiến thức về từ và câu. Ở lớp 2 và lớp 3 chỉ trình bày
các kiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài tập

12


thực hành. Ở lớp 4 và lớp 5, các kiến thức lí thuyết đƣợc học thành tiết riêng. Đó
là các nội dung nhƣ từ và cấu tạo từ, các lớp từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa), từ loại, câu, thành phần câu, dấu câu, biện pháp liên
kết câu. Ngoài ra, chƣơng trình còn cung cấp một số kiến thức ngữ âm – chính tả
nhƣ tiếng, cấu tạo tiếng.
1.1.3.1.2. Các kiểu bài học Luyện từ và câu trong sách giáo khoa
Phần lớn các bài học Luyện từ và câu trong sách giáo khoa đƣợc cấu thành
từ một tổ hợp bài tập. Đó là toàn bộ các bài học Luyện từ và câu ở lớp 2,3 và
các bài tập luyện tập, ôn tập Luyện từ và câu ở lớp 4, 5. Ngoài ra ở lớp 4, 5 còn
có bài lí thuyết về từ và câu. VD: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về học tập – Dấu
chấm hỏi (lớp 2 tuần ); Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên – Ôn tập câu “Ai là gì?”
(lớp 3 tuần ).
- Theo tên gọi, các bài học Luyện từ và câu ở lớp 2,3 đƣợc ghi theo tên
phân môn còn các tên bài đƣợc ghi ở phần mục lục và thể hiện nhiệm vụ luyện

từ và luyện câu. Ở lớp 4 và lớp 5, các bài học đã tách thành những bài Luyện từ
và câu riêng. VD: Từ ghép và từ láy (lớp 4 tuần 4), Câu hỏi và dấu chấm hỏi
(lớp 4 tuần 13).
- Các bài học theo mạch kiến thức từ, câu có thể chia thành hai kiểu: bài lí
thuyết và bài luyện tập.
Bài ôn tập và kiểm tra là nhóm bài có tên gọi Ôn tập và các bài có nội
dung luyện từ và câu trong tuần ôn tập giữa học kì, cuối học kì, cuối năm.
1.1.3.1.3. Các nhóm, dạng bài tập Luyện từ và câu
Quan điểm thực hành đƣợc quán triệt trong phân môn Luyện từ và câu.
Điều đó thể hiện ở việc các nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu đƣợc
xây dựng dƣới dạng các bài tập. Vì vậy, việc mô tả nội dung dạy học Luyện từ
và câu không tách rời với việc chỉ ra những nhóm, dạng bài tập.

13


* Dựa vào nội dung dạy học, các bài tập Luyện từ và câu đƣợc chia làm hai
mảng lớn là mảng bài tập làm giàu vốn từ và mảng bài tập theo các mạch kiến
thức và kĩ năng về từ và câu.
- Bài tập làm giàu vốn từ đƣợc chia thành 3 nhóm: bài tập dạy nghĩa, bài
tập hệ thống hóa vốn từ và bài tập dạy sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ).
Bài tập theo các mạch kiến thức, kĩ năng về từ và câu đƣợc chia ra thành
các nhóm: bài tập luyện từ (bài tập về các lớp từ, về các biện pháp tu từ, cấu tạo
từ, từ loại), ngoài ra còn có nhóm bài tập về cấu tạo tiếng và quy tắc viết hoa.
* Dựa vào đặc điểm hoạt động của học sinh, bài tập theo mạch kiến thức và
kĩ năng về từ và câu có thể chia ra thành hai mảng lớn: những bài tập có tính
chất nhận diện, phân tích (bài tập ngôn ngữ) và những bài tập có tính chất xây
dựng tổng hợp (bài tập lời nói). Trong các bài tập nhận diện, phân loại các đơn
vị từ, câu thì các đơn vị ngôn ngữ và các kiểu loại đơn vị ngôn ngữ có thể nằm
trong câu, đoạn. Lúc này việc vạch đƣờng ranh giới từ là rất quan trọng. Nếu các

từ đƣợc để rời, đƣờng ranh giới từ đã đƣợc vạch sẵn thì cần lƣu ý những trƣờng
hợp đồng âm, đa nghĩa.
Nguyên tắc tích hợp đƣợc thể hiện rất rõ trong các bài tập Luyện từ và câu
nên việc phân loại các bài tập cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối. Nhiều khi một
bài tập cụ thể vừa có mục đích làm giàu vốn từ, vừa luyện tập củng cố một kiến
thức ngữ pháp nào đó; thực hành về từ, câu không tách rời với lí thuyết về từ và
câu; luyện từ không tách rời với luyện câu; cả hai bình diện sử dụng ngôn ngữ
và tiếp nhận và sản sinh cũng không tách rời. Do đó có bài tập vừa yêu cầu nhận
diện, nhận xét, bình giá việc sử dụng một đơn vị ngôn ngữ nào đó lại vừa có cả
yêu cầu sử dụng đơn vị ngôn ngữ đó.

14


1.1.3.2. Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu
1.1.3.2.1. Nguyên tắc giao tiếp
Nguyên tắc giao tiếp (nguyên tắc thực hành) phản ánh quan điểm giao tiếp
trong dạy học Luyện từ và câu. Đây là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo toàn bộ quá
trình dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
Nguyên tắc giao tiếp yêu cầu khi dạy phân môn Luyện từ và câu cần đảm
bảo:
- Khi dạy bất kì một đơn vị ngôn ngữ nào cũng phải đặt chúng trong hoạt
động hành chức của chúng. Nghiên cứu các đơn vị nhỏ phải đặt chúng trong đơn
vị lớn hơn: nghiên cứu từ trong câu, câu trong đoạn, đoạn trong văn bản.
- Việc lựa chọn nội dung dạy học Luyện từ và câu phải xuất phát từ việc
rèn luyện các kĩ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
- Chú trọng khâu thực hành trong dạy học Luyện từ và câu thông qua hệ
thống bài tập.
- Các bài tập về từ và câu phải đƣợc xây dựng dựa trên kinh nghiệm sống
và kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh.

- Thống nhất giữa lí thuyết và thực hành với mục đích phát triển lời nói.
- Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong nói năng giao tiếp.
- Phải sử dụng nguyên tắc giao tiếp nhƣ một phƣơng tiện chủ đạo trong
dạy học Luyện từ và câu.
1.1.3.2.2. Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu thể hiện ở những yêu cầu cơ bản
sau:
- Trong dạy học Luyện từ và câu, hai mảng kiến thức và kĩ năng về từ và
câu cần đƣợc gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng và cùng hƣớng tới đích sử
dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp.

15


- Ở bậc tiểu học, lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tƣợng quan sát, tìm
hiểu của các em. Vì vậy, để nắm bắt đƣợc các nội dung cơ bản về từ và câu, học
sinh cần sử dụng các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát.
Đây là điều khó khăn với học sinh tiểu học. Để giảm bớt độ khó cho học sinh
trong quá trình tiếp nhận kiến thức về từ và câu đƣợc xây dựng theo hƣớng đồng
tâm: các kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức kĩ năng của lớp
dƣới nhƣng cao hơn và sâu hơn.
- Việc dạy học từ và câu phải đƣợc quan tâm ở mọi lúc, mọi nơi, các phân
môn khác của môn Tiếng Việt và ở các môn học khác.
1.1.3.2.3. Nguyên tắc trực quan
Nguyên tắc trực quan trong dạy học Luyện từ và câu đƣợc xây dựng trên sở
đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh tiểu học là từ trực quan sinh động đến
tƣ duy trừu tƣợng. Nguyên tắc này yêu cầu việc dạy học Luyện từ và câu phải
chú ý đến các vấn đề sau:
- Trƣớc hết cần chú trọng đến các ngữ liệu dạy học Luyện từ và câu. Ngữ
liệu là một hình thức trực quan trong dạy học Luyện từ và câu. Ngữ liệu thƣờng

đƣợc lựa chọn sao cho gần gũi với đời sống giao tiếp của học sinh và đặc biệt,
ngữ liệu phải chứa đựng đầy đủ các đặc điểm ngữ pháp của hiện tƣợng đƣợc tìm
hiểu.
- Cần sử dụng các phƣơng tiện trực quan nhƣ tranh ảnh, vật thật, mô
hình… để dạy các bài Luyện từ và câu phù hợp, giúp học sinh hiểu nghĩa từ
chính xác và ghi nhớ bền vững các kiến thức.
- Trong dạy học Luyện từ và câu, giáo viên có thể sử dụng các sơ đồ, biểu
bảng để giúp học sinh củng cố kiến thức về từ và câu một cách có hệ thống hoặc
để hệ thống hóa kiến thức và tiết kiệm đƣợc thời gian.
1.1.3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ, câu trong dạy học Luyện từ
và câu

16


Nguyên tắc này đòi hỏi khi dạy Luyện từ và câu phải chú ý đến đặc điểm
của từ trong hệ thống ngôn ngữ.
- Đối với việc dạy nghĩa từ:
+ Đối chiếu từ với hiện thực (vật thật hoặc vật thay thế) khi giải nghĩa
(nguyên tắc ngoài ngôn ngữ)
+ Đặt từ trong hệ thống của nó để xem xét, nghĩa là đặt từ trong các lớp từ,
trong các mối quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng chủ
đề…. (nguyên tắc hệ hình).
- Đối với việc dạy sử dụng từ:
+ Đặt từ trong mối quan hệ với những từ khác xung quanh nó trong văn
bản với mục đích làm rõ khả năng kết hợp của từ (nguyên tắc cú đoạn)
+ Chỉ ra việc sử dụng từ trong một phong cách xã hội (nguyên tắc chức
năng).
- Đối với việc dạy câu (dạy nghĩa câu, sử dụng câu) cũng vậy, chú ý đặt câu
trong ngữ cảnh, trong văn bản để xem xét, đánh giá đúng, sai, hay, dở.

1.1.3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ
pháp trong dạy học Luyện từ và câu
Nguyên tắc này đƣợc xây dựng vào bản chất của khái niệm ngữ pháp và
việc khó khăn của học sinh trong việc lĩnh hội chúng. Khái niệm ngữ pháp
thƣờng mang tính khái quát cao. Việc tiếp nhận các khái niệm ngữ pháp đối với
học sinh tiểu học hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi một trình độ tƣ duy nhất định.
Vì vậy, để giảm độ khó cho học sinh trong việc lĩnh hội các khái niệm ngữ pháp,
bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa ngữ pháp, giáo viên cần cung cấp các dấu hiệu
hình thức ngữ pháp để học sinh dễ nhận diện. Ví dụ, khi dạy bài Danh từ cho
học sinh lớp 4, giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh ý nghĩa chỉ sự vật của
danh từ mà còn cần cho học sinh nhận biết những dấu hiệu hình thức để nhận
diện danh từ nhƣ: trả lời các câu hỏi “Ai”, “Cái gì”; thƣờng đóng vai trò làm chủ

17


ngữ trong câu đơn, thƣờng kết hợp với từ chỉ lƣợng ở đằng trƣớc và từ chỉ định
ở đằng sau…
1.1.3.3. Quy trình dạy học Luyện từ và câu
1.1.3.3.1. Quy trình dạy học Luyện từ và câu dạng bài lí thuyết
a. Ổn định tổ chức: giáo viên ổn định tổ chức, cho lớp khởi động.
b. Kiểm tra bài cũ
* Cách 1: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ quy tắc ) đã học ở bài trƣớc
và làm bài tập vận dụng.
* Cách 2: Yêu cầu học sinh làm bài tập và nêu cách làm sau đó đọc lại phần
ghi nhớ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
c. Bài mới
c1. Giới thiệu bài
* Giới thiệu trực tiếp: Giới thiệu tên bài, nêu yêu cầu, nội dung của bài hoặc

dẫn dắt từ chủ điểm hoặc nội dung bài học có liên quan.
* Giới thiệu gián tiếp: Giới thiệu bằng trò chơi, câu đố, đồ dùng trực
quan,… rồi dẫn dắt vào bài.
c2. Dạy học bài mới
* Hƣớng dẫn học sinh quan sát ngữ liệu và nhận xét (có thể kết hợp với đồ
dùng trực quan)
Bƣớc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập hoặc ví dụ trong sách giáo
khoa.
Bƣớc 2: Đàm thoại hƣớng dẫn học sinh phát hiện, nhận xét các hiện tƣợng
ngôn ngữ mới cần lƣu ý trong bài (theo gợi ý của sách giáo khoa hoặc do giáo
viên căn cứ vào đối tƣợng học sinh cụ thể để gợi ý).
Bƣớc 3: Yêu cầu học sinh tổng hợp ý kiến, rút ra kết luận (bằng đàm thoại,
thảo luận).

18


×