Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.42 KB, 101 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 1 K33B - GDTH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC






LƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG






XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ
RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM TRONG
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO
HỌC SINH LỚP 3


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt








HÀ NỘI, 2011
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 2 K33B - GDTH


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giáo
dục học sinh, làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện cách
sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Cùng với các phân môn khác của môn Tiếng
Việt, phân môn Luyện từ và câu đặc biệt có ý nghĩa trong việc cung cấp vốn từ
phong phú để phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy cho học sinh tiểu học.
Ở lớp 3, hình thành năng lực từ ngữ là một trong những mục tiêu quan
trọng nhất của việc dạy từ ngữ. Ở đây năng lực từ ngữ được hiểu bao gồm vốn
từ và các kỹ năng vận dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản. Bởi vậy
muốn thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải phát triển, mở rộng vốn từ
cho học sinh lớp 3. Trong phân môn Luyện từ và câu, nội dung rèn luyện về
từ chủ yếu thông qua các bài tập nhưng thực tế cho thấy các bài tập mở rộng
vốn từ còn ít, đơn giản, chưa đáp ứng đủ nhu cầu rèn luyện của giáo viên và
học sinh. Thực tế này đòi hỏi ngoài bộ sách giáo khoa dùng trong nhà trường
mang tính pháp lý, cần thiết phải có thêm những cuốn sách tham khảo dưới
nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giảng
dạy và học tập.
Đến nay đã có một số sách tham khảo dùng cho từng lớp nhưng chưa
thấy một công trình nghiên cứu nào xây dựng được một hệ thống bài tập mở
rộng vốn từ tương đối toàn diện. Nếu xây dựng được hệ thống bài tập mở
rộng vốn từ theo chủ điểm sẽ tạo điều kiện cho việc dạy học Luyện từ và câu

ở lớp 3 đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực sử dụng từ ngữ
cho học sinh.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 3 K33B - GDTH
Chính vì những lí do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng
hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ
và câu cho học sinh lớp 3.”
2. Lịch sử vấn đề
Chương trình phân môn Luyện từ và câu tuy mới được thực hiện vài
năm gần đây nhưng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phân
môn này.
Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu.
* Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nxb GD,
2004.
Trong cuốn sách này tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã đề cập đến nhiều
vấn đề xoay quanh phân môn Luyện từ và câu thông qua hệ thống câu hỏi và
câu trả lời. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một số kiểu bài tập rèn luyện về từ, câu
ở lớp 3, kèm theo hướng dẫn cách dạy các kiểu bài đó.
Đóng góp của công trình này là đã giải đáp được một số nội dung trong
chương trình Tiếng Việt 3 mà nhiều giáo viên còn băn khoăn, thắc mắc. Tuy
nhiên, những bài tập đưa ra làm ví dụ minh họa ở đây đều được lấy ra từ sách
giáo khoa Tiếng Việt 3 nên đều là những bài tập quen thuộc với cả giáo viên
và học sinh, và chưa có tính hệ thống.
* Đăng Mạnh Thường, Nguyễn Thị Hạnh, Luyện từ và câu 3, Nxb
GD, 2009 (tái bản lần thứ năm).
Cuốn sách này gồm 2 chương: chương 1 trình bày một số điểm cần lưu
ý về phần Luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3; chương 2 trình bày cách giải
bài tập Luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3 và bài tập bổ sung.
Ở chương 1, ngoài mục đích và yêu cầu chung, các tác giả của cuốn
sách đã chỉ rõ mức độ yêu cầu trong từng nội dung luyện từ và câu. Chẳng

hạn, về mức độ yêu cầu của nội dung luyện từ, học sinh lớp 3 phải nắm được
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 4 K33B - GDTH
khoảng 400 đến 450 từ thuộc 15 chủ điểm trong sách giáo khoa, biết nghĩa
của một số thành ngữ tục ngữ gắn với chủ điểm, nhận biết một số biện pháp tu
từ phổ biến như so sánh, nhân hóa, nhận biết sâu hơn ý nghĩa chung của từng
lớp từ đã học ở lớp 2 …
Về mức độ yêu cầu của nội dung luyện câu, học sinh phải nhận biết
được câu trong lời nói và câu trong văn bản dựa trên tính tương đối trọn vẹn
về nghĩa, dựa trên dấu hai chấm mở đầu và kết thúc của câu trong văn bản,
nhận biết các bộ phận chính trong những kiểu câu phổ biến …
Ở chương 2, các tác giả trình bày cách giải bài tập luyện từ và câu ở
sách giáo khoa tương đối kĩ càng, bài bản. Hệ thống bài tập bổ sung của cuốn
sách cũng phù hợp với nội dung chương trình và trình độ của học sinh. Song
hệ thống bài tập ở đây chỉ dừng lại ở những bài tập quen thuộc, ít thấy dạng
bài tập nâng cao và dạng bài tập sử dụng trò chơi ngôn ngữ để giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh thực hiện trong các giờ ngoại khóa.
* Nguyễn Thị Hạnh, Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, Nxb GD, 2007 (tái
bản lần 2).
Trong cuốn sách này, tác giả đã xây dựng một hệ thống bài tập trắc
nghiệm theo các phân môn của chương trình Tiếng Việt 3: Tập đọc, Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn. Hệ thống bài tập này ứng với nội dung bài tập
theo tuần. Nội dung các bài tập trắc nghiệm phần lớn bám sát các yêu cầu của
từng bài trong sách Tiếng Việt 3. Các hình thức trắc nghiệm của các bài tập
khá phong phú. Cuốn sách đưa ra một số dạng bài tập trắc nghiệm như:
- Chọn một câu trả lời đúng trong số nhiều câu trả lời.
- Chọn những câu trả lời đúng cho một câu hỏi trong số nhiều câu trả
lời đã cho.
- Bài tập nối cặp đôi.
- Bài tập điền vào chỗ trống …

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 5 K33B - GDTH
Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên và học sinh
khi dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình lớp 3. Tuy nhiên hệ thống bài
tập được trình bày ở đây chủ yếu mới là kiểu bài tập trắc nghiệm nên đơn
điệu. Hơn nữa hệ thống bài tập này cũng chưa được sắp xếp theo chủ điểm
nên cũng chưa thuận tiện cho người sử dụng.
* Bùi Minh Toán, Viết Hùng, Luyện từ và câu Tiếng Việt, Nxb Đại
học Sư phạm, 2005.
Cuốn sách này gồm 2 phần: Phần 1 trình bày: những điểm cần lưu ý về
Luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt lớp 3, Phần 2 trình bày: gợi ý làm bài tập
và các bài tập bổ trợ.
Đây là cuốn sách tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy phân
môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3. Cuốn sách này đã gợi ý được
cách giải những bài tập trong chương trình học một cách tương đối rõ ràng dễ
hiểu. Đặc biệt cuốn sách này đã đưa thêm được một hệ thống hỗ trợ cho từng
bài học để giáo viên có thể dùng trong giờ dạy, khiến tiết học thêm sinh động
và ít lệ thuộc vào sách giáo khoa hơn. Song các bài tập được trình bày cũng
chưa thực sự có tính hệ thống.
Có thể nói, điểm chung của các công trình này đều hướng tới mục đích
là làm thế nào để dạy, học môn Tiếng Việt 3 một cách có hiệu quả, làm thế
nào để nâng cao năng lực tiếng Việt của các em. Đã có những công trình
nghiên cứu chú trọng việc xây dựng hệ thống bài tập nhưng số lượng bài tập
còn hạn chế, kiểu loại bài tập chưa phong phú đa dạng. Đặc biệt chưa có một
công trình nghiên cứu nào xây dựng được hệ thống bài tập theo chủ điểm
dưới nhiều kiểu dạng bài tập có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và
học sinh. Từ nhu cầu thực tiễn của bản thân – người giáo viên tiểu học tương
lai và yêu cầu cung cấp kiến thức về từ cho học sinh lớp 3, chúng tôi mạnh
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 6 K33B - GDTH

dạn xây dựng hệ thống bài tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm trên cơ sở
tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của người đi trước.
Hệ thống bài tập trình bày trong khóa luận sẽ được sắp xếp theo trật tự
phù hợp với chương trình học, phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh
và đặc biệt phù hợp với phương pháp dạy – học môn Tiếng Việt nói chung và
phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên thực tế dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 và trên cơ
sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu có liên quan, chúng
tôi thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng được một hệ thống bài tập mở
rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 một cách tương đối toàn diện về
hình thức cũng như nội dung để góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ dạy
học phân môn này cho cả giáo viên và học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách
Tiếng Việt 3.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn này trong vài năm gần đây.
- Tìm hiểu một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài làm căn cứ xây
dựng hệ thống bài tập.
- Xác định tiêu chí và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập.
- Xây dựng một hệ thống bài tập đa dạng theo chủ điểm trong chương
trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
- Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tiến hành dạy thử nghiệm.
Bước đầu đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của hệ thống bài tập trong
khoá luận đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 7 K33B - GDTH

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ
theo chủ điểm được sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu ở chương trình
Tiếng Việt 3.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 bao
gồm 15 chủ điểm, được sắp xếp theo trình tự sau:
Tập 1 có các chủ điểm:
- Chủ điểm Măng non
- Chủ điểm Mái ấm
- Chủ điểm Tới trường
- Chủ điểm Cộng đồng
- Chủ điểm Quê hương
- Chủ điểm Bắc – Trung – Nam
- Chủ điểm Anh em một nhà
- Chủ điểm Thành thị và Nông thôn
Tập 2 có các chủ điểm:
- Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc
- Chủ điểm Sáng tạo
- Chủ điểm Nghệ thuật
- Chủ điểm Lễ hội
- Chủ điểm Thể thao
- Chủ điểm Ngôi nhà chung
- Chủ điểm Bầu trời và mặt đất
Do khuôn khổ của khóa luận chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở
bảy chủ đểm là:
- Chủ điểm Măng non
- Chủ điểm Mái ấm
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 8 K33B - GDTH
- Chủ điểm Tới trường

- Chủ điểm Thành Thị và Nông thôn
- Chủ điểm Nghệ thuật
- Chủ điểm Lễ hội
- Chủ điểm Thể thao
Khóa luận sẽ tập trung xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo
bảy chủ điểm trên.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê – phân loại
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thực nghiệm
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm
trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.







Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 9 K33B - GDTH




CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các vấn đề lý thuyết về từ tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm về từ tiếng Việt
Có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt:
- Theo Nguyễn Nguyên Trứ “Từ là đơn vị nguyên ngữ nhỏ nhất, có ý
nghĩa và độc lập trong lời nói, được vận dụng một số cách tự do theo quy luật
kết hợp của ngữ pháp”.
- Tác giả Hồ Lê lại viết: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh
phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết
hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”.
- Theo GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ông đã định nghĩa từ như sau: “Từ là
đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất của lời nói, có tính độc lập”. Đến năm 1985, khi
cuốn “Từ vựng học Tiếng Việt” của ông xuất bản, ông khẳng định: “Từ của
Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có
hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết lời”.
- Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến
cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vô ngữ âm bền vững
hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong
lời nói để tạo câu”.
Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu định nghĩa về từ được hiểu một cách đơn
giản như sau: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 10 K33B - GDTH
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo
nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt
và nhỏ nhất để tạo câu” [2;16] .

Định nghĩa này cho thấy so với từ của tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng
Anh…, từ của tiếng Việt có tính cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và
chức năng trong câu.
Tính cố định, bất biến về mặt âm thanh là điều kiện hết sức quan trọng
giúp ta nhận diện từ một cách dễ dàng. Song vì tính chất này mà bản thân
hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ
đặc điểm ngữ pháp của chúng.
Thực tế là, các từ tiếng Việt ở vị trí nào cũng không biến đổi về hình
thái. Nếu như hình thức ngữ âm của tiếng Nga, tiếng Pháp cho biết từ đó
thuộc loại nào, giữ chức nào trong câu thì hình thức ngữ âm của tiếng Việt
không có một chỉ dẫn nào. Trong tiếng Việt, cùng một hình thức ngữ âm tùy
từng trường hợp có thể xếp vào nhóm từ loại khác nhau.
Nói cách khác, ở tiếng Việt đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện
trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan của nó với
các từ khác trong câu .
Đặc điểm ngữ pháp của từ được tạo ra bởi các yếu tố như:
- Khả năng kết hợp của từ với các từ khác. Bởi vì sự kết hợp của từ ở các
hoàn cảnh khác nhau làm cho bản chất từ có sự thay đổi.
VD: +Cái cày: Cày là danh từ
+Cày ruộng: Cày là động từ
+Mua muối về muối dưa
Từ “muối” thứ nhất là danh từ.
Từ “muối” thứ hai là động từ.
- Khả năng làm các thành phần trong câu như làm chủ ngữ, vị ngữ.
VD: Học sinh đang làm bài tập.
C V
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 11 K33B - GDTH
Người này là học sinh
C V

Trong Tiếng Việt, khả năng làm vị ngữ trực tiếp hay làm vị ngữ gián tiếp
với từ nối “là” (trở nên, trở thành ) thường được dùng như tiêu chí chủ yếu
phân biệt các từ loại.
- Khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, trong câu.
VD: Để phân xuất các loại động từ thành động từ ngoại động và động từ
nội động, chúng ta lấy khả năng có hay không bổ ngữ danh từ chỉ đối tượng
chịu tác động trực tiếp của hoạt động từ biểu thị làm tiêu chí phân loại.
Người thợ xây nhà. Cái cốc vỡ.
Người kĩ sư chữa máy. Hoa nở.
Dược sĩ điều chế thuốc. Vận động viên chạy trên sân cỏ.
Nhà, máy, thuốc là những đối tượng hình thành do các hoạt động xây,
chữa, điều chế nên xây, chữa, điều chế là các động từ ngoại động. Trái lại đằng
sau các động từ chạy, vỡ, nở không thể có những bổ ngữ như vậy nên chúng là
các động từ nội động.
1.1.1.2. Các thành phần ý nghĩa của từ
Ngữ nghĩa học hiện nay cho rằng cái gọi là ý nghĩa của từ không phải là
một khối không phân hóa mà là một tập hợp một số thành phần nhất định. Đỗ
Hữu Châu đã phân biệt rất rõ những thành phần ý nghĩa của từ. Tùy theo các
chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có những thành
phần ý nghĩa cơ bản sau đây: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp.
Ý nghĩa từ vựng bao gồm:
- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
- Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm.
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 12 K33B - GDTH
Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính chất tương đối cố
định, bền vững. Chúng là những sự kiện thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn
ngữ. Chúng là ý nghĩa ngôn ngữ, tức là chúng không phải chỉ do quan hệ giữa

từ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ mà có. Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa
giữa từ này với từ khác trong ngôn ngữ quy định nên.
Sự vật, hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn ngữ được biểu thị tạo nên ý
nghĩa biểu vật của từ. Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ những sự vật, hiện
tượng có trong thực tế. Nói cách khác, “ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự
vật, hiện tượng… trong thực tế vào ngôn ngữ” [2;108]. Đó là những mẩu,
những mảnh, những đoạn cắt của thực tế. Nó không hoàn toàn trùng với thực
tế. Nói như vật có nghĩa là biểu vật của từ không đồng nhất với các sự vật,
hiện tượng, hành động,… mà chỉ gợi ra sự vật, hiện tượng, hành động.
Ý nghĩa biểu niệm của từ là: “tập hợp của nét nghĩa chung và riêng,
khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét
nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý
nghĩa biểu vật của từ” [2; 118].
Ý nghĩa biểu niệm là tập hợp của một số nét nghĩa.
Đó là sự liên hệ giữa từ với ý. Ví dụ: từ “búa” là dụng cụ gồm một khối
nguyên lực rắn có trọng lượng đủ lớn để tạo ra một lực tác công bằng thao tác
gõ, nện.
Ví dụ 2: Từ “chân” là bộ phận của cơ thể có chức năng nâng đỡ cơ thể
khi đứng yên hay vận động dời chỗ.
Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa là mối liên hệ giữa từ với thái độ
chủ quan, cảm xúc của người nói.
Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật,
hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó cùng
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 13 K33B - GDTH
với tên gọi, con người gửi kèm những cách đánh giá của mình và chính mình
nhiều khi không tự biết.
VD: Núi thường gọi ra cái “to lớn”, biển gợi ra cái “mênh mông”, cha
gợi ra sự “nghiêm nghị”, mẹ chứa đựng sự “âu yếm”, “dịu dàng”.
Đối với các nhân tố cảm xúc thái độ cũng vậy. Ví dụ có những từ khi

phát âm lên gợi cho chúng ta những cảm xúc sợ hãi: ma quái, chém giết, tàn
sát … hoặc có những từ gợi ra cảm giác khoan khái dễ chịu: thanh thoát, êm
ái, quê hương … Có những từ giúp chúng ta bộc lộ sự khinh bỉ: đê tiện, hèn
hạ, thô bỉ, lì lợm, ton hót… hoặc ngược lại có những từ giúp ta bày tỏ lòng
tôn trọng: cao quý, ca ngợi, đàng hoàng, thẳng thắn hay sự thiết tha: da diết,
ân cần, vồn vã, đắm say…
Tóm lại: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các
loại nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Tuy nhiên, vì từ là một thể thống
nhất, cho nên mỗi thành phần ý nghĩa là những phương diện khác nhau của
thể thống nhất đó. Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết
thấu đáo từng mặt nhưng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối
liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng.
1.1.1.3. Tính hệ thống của từ ngữ và việc xây dựng bài tập mở rộng vốn từ
Việc cung cấp vốn từ cho HS tiểu học bao giờ cũng được thực hiện
theo từng chủ đề, chủ điểm nhằm làm phong phú hóa, chính xác hóa và tích
cực hóa vốn từ cho học sinh. Hay nói cách khác việc mở rộng vốn từ cho học
sinh tiểu học luôn đảm bảo tính hệ thống giúp các em tiếp thu từ ngữ một
cách khoa học. Sau đây là một số kiến thức có liên quan đến vấn đề mở rộng
vốn từ cho học sinh.
a. Tính hệ thống của từ ngữ
Hệ thống là gì? Theo từ điển Tiếng Việt “hệ thống là tập hợp nhiều yếu
tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 14 K33B - GDTH
chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. [15;418]. Nói cách khác, hệ thống là
tập hợp các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau và nằm trong một chỉnh thể.
Nói đến hệ thống cần có hai điều kiện: tập hợp các yếu tố và những mối quan
hệ, liên hệ lẫn nhau giữ các yếu tố.
Nói một cách khái quát, từ ngữ của bất kì ngôn ngữ nào cũng không
phải tập hợp hỗn độn, cô lập, tồn tại lẻ tẻ, rời rạc mà giữa chúng luôn chứa

đựng những mối dây quan hệ. Nhờ mối dây quan hệ này từ ngữ được sắp xếp,
tổ chức theo những trật tự, những kiểu, những phạm vi, những lớp, vùng,
miền nhất định.
Tập hợp những từ ngữ gắn kết với nhau bằng các mối quan hệ là một
tập hợp từ có tính hệ thống. Hai mối quan hệ thường được nhắc đến khi xem
xét hệ thống là quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập, dựa vào quan hệ đồng
nhất để tập hợp từ thành một hệ thống và dựa vào quan hệ đối lập để xác định
giá trị của các yếu tố trong hệ thống. Từ các tiêu chí khác nhau có thể nghiên
cứu tính hệ thống của từ theo các trường khác nhau.
b. Trường từ ngữ và việc xây dựng bài tập “mở rộng vốn từ”
*Trường cấu tạo
Trường cấu tạo được hiểu một cách khái quát là tập hợp các từ có điểm
đồng nhất về đặc điểm cấu tạo. Có thể đồng nhất về kiểu cấu tạo hoặc yếu tố
cấu tạo.
>Về kiểu cấu tạo
Xét về kiểu cấu tạo, tiếng Việt có 2 loại từ: từ đơn và từ phức. Trong từ
phức lại chia thành các từ ghép và từ láy. Đứng trước các từ như: anh, em, xe
đạp, đất nước, xe cộ, tốt đẹp, xấu xí, chăm chỉ, lành lặn ta có thể phân lập
chúng thành hai trường dựa vào điểm đồng nhất về kiểu cấu tạo.
- Trường các từ ngữ được cấu tạo bởi phương thức ghép: anh em, xe
đạp, đất nước, tốt đẹp.
- Trường các từ ngữ được cấu tạo bởi phương thức láy: xấu xí, chăm
chỉ, lành lặn.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 15 K33B - GDTH


> Về yếu tố cấu tạo
Trong tiếng Việt có nhiều từ phức có chung tiếng gốc chẳng hạn: nhỏ
nhắn, nhỏ nhẻ, nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ to, to nhỏ, lớn nhỏ, nhỏ bé.

Nếu căn cứ vào kiểu cấu tạo có thể chia các từ trên thành hai trường:
- Trường các từ có yếu tố “nhỏ” được cấu tạo từ phương thức ghép: nhỏ
to, to nhỏ, lớn nhỏ, nhỏ bé.
- Trường các từ có yếu tố “nhỏ” được cấu tạo từ phương thức láy: nhỏ
nhắn, nhỏ nhẹ, nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẻ.
Tuy nhiên, toàn bộ các từ đã nêu có thể lập thành một trường các từ có
chung yếu tố cấu tạo “nhỏ”.
Xuất phát từ những hiểu biết trên, các nhà soạn sách giáo khoa đã xây
dựng các bài tập tập hợp từ dựa trên một số điểm đồng nhất nào đó về đặc
điểm cấu tạo.
* Trường nghĩa
Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng
không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn ngẫu nhiên. Những
quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ (nói đúng ra là
các ý nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác, tính hệ
thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa
trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua
quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng.
Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được coi là một trường nghĩa. Đó là sự tập
hợp các từ có cùng một ý nghĩa. Các từ trong cùng một trường nghĩa đồng
nhất với nhau về ý nghĩa chung được tập hợp.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 16 K33B - GDTH
Với các trường nghĩa, chúng ta có thể phân định một cách tổng quát
những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa
các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường.
Theo các thành phần ý nghĩa của từ sẽ có hai trường nghĩa lớn là
trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.
- Trường biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu

vật [2;171]. Hay nói cách khác là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi
sự vật, hiện tượng thực tế khách quan.
Muốn lập một trường nghĩa biểu vật người ta phải dựa trên ý nghĩa biểu
vật của từ tức là dựa trên ý nghĩa gọi tên các sự vật. Căn cứ để xác lập là lấy
một danh từ có ý nghĩa khái quát làm tiêu chí để tập hợp, sau đó tìm tất cả
những từ có ý nghĩa biểu vật cùng với danh từ đó để đưa vào trường.
Ví dụ: Với từ “tay” chúng ta có các trường biểu vật sau:
+ Bộ phận của tay: cánh tay, bàn tay, cổ tay, ngón tay, đốt, móng, bắt tay…
+ Hoạt động của tay: ấn, bám, đẩy, bẻ, bưng, băm, bóp, bê, …
+ Đặc điểm ngoại hình của tay: búp măng, dùi đục, (bàn tay) móng,
dày, thô, cứng, mềm mại…
- Trường biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc
biểu niệm” [2;176].
Căn cứ để xác lập trường nghĩa biểu niệm là dựa vào ý nghĩa biểu niệm
của từ. Cụ thể, ta sẽ chọn một hoặc một vài nét nghĩa làm tiêu chí tập hợp, sau
đó ta tìm những từ có cùng các nét nghĩa đó để đưa vào trường (lấy nét nghĩa
trong từ).
Ví dụ: Trường biểu niệm: “Vật thể nhân tạo” “phục vụ sinh hoạt”
+ Dụng cụ để ngồi, nằm: ghế, giường, phản, đi văng …
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 17 K33B - GDTH
+ Dụng cụ để đặt: bàn, giá, gác, xích đông …
+ Dụng cụ để chứa đựng: tủ, gương, hòm, va li, chạn, thúng, mủng,
chai, lọ…
+ Dụng cụ để che, phủ: màn, mùng, chăn, chiếu…
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm dựa
trên sự phân biệt hai thành phần nghĩa trong từ. Nó phản ánh cách nhìn từ
vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trường dọc này có liên hệ
với nhau. Nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu

chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Nhưng khi cần phân
lập một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét
nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm.
- Trường nghĩa tuyến tính (còn gọi là trường nghĩa ngang)
Để lập nên các các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm
gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm
từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Ví dụ: Trường tuyến tính của từ “tay” là búp măng, mềm, ấm, lạnh,
nắm, cầm, khoác …
Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ
trung tâm trong các loại ngôn bản. Các từ cùng nằm trong một trường tuyến
tính có quan hệ với nhau không chỉ về phương diện nội dung mà còn cả về
phương diện ngữ pháp.
Các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và
cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những
đặc điểm hoạt động của từ.
- Trường liên tưởng
Là tập hợp bao gồm những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường
biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 18 K33B - GDTH
và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Trong trường liên tưởng còn có
nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm
trong ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại ý nghĩa biểu vật
có những từ trong trường liên tưởng giống nhau nhưng cũng có những từ khác
nhau về nghĩa. Do tính chất này các trường liên tưởng thường không ổn định
nên ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ
và từ vựng. Nhưng, trường liên tưởng có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ,
nhất là sự dùng từ trong các tác phẩm văn học, giải thích các hiện tượng sáo
ngữ, sự ưa thích lựa chọn những từ nào đó để nói hay viết, sự tránh né đến

kiêng kị những từ nhất định.
Tóm lại: Khi nói đến các kiểu quan hệ của ngôn ngữ là nói đến hai
dạng quan hệ đó là quan hệ dọc và quan hệ ngang. Theo hai dạng quan hệ đó
có thể có hai loại trường nghĩa là trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến
bao gồm trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm) và trường nghĩa
ngang (trường nghĩa tuyến tính).
1.1.2. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh
Môn tiếng Việt có mục tiêu là giúp học sinh sử dụng tốt tiếng Việt
trong giao tiếp, bất cứ phân môn nào của tiếng Việt cũng nhằm mục tiêu cuối
cùng đó. Vì vậy, dạy từ ngữ trước hết là cung cấp vốn từ ngày càng mở rộng,
chính xác, tinh tế theo trình độ tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, tri thức khoa học và
kinh nghiệm xã hội ngày càng được nâng cao, đáp ứng được những đòi hỏi
ngày càng lớn của sự diễn đạt và giai tiếp mà việc học tập trong nhà trường và
sinh hoạt xã hội đặt ra cho học sinh.
Mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy – học từ ngữ là hình thành và rèn
luyện năng lực từ ngữ ,rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh.
1.1.2.1. Hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh
Có thể nói, mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ cho học sinh nói
chung và học sinh tiểu học nói riêng là rèn luyện năng lực từ ngữ cho các em.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 19 K33B - GDTH
a. Năng lực từ ngữ
Theo tâm lý học, năng lực được hiểu là một tổ hợp các kĩ năng cho
phép nhận biết và giải quyết một tình huống.
Năng lực ngôn ngữ là vốn ngôn ngữ và khả năng sử dụng vốn ngôn ngữ
đó trong thực tế giao tiếp.
Năng lực từ ngữ là một bộ phận của năng lực ngôn ngữ, bao gồm vốn
từ và kỹ năng sử dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản.
Như vậy, để có năng lực ngôn ngữ nói chung và năng lực từ ngữ nói
riêng tốt, trước hết mỗi cá nhân phải có một vốn từ nhất định, sau đó phải

nắm được nghĩa và có kỹ năng sử dụng chúng trong mọi tình huống.
b. Vốn từ của mỗi cá nhân và vốn từ của học sinh tiểu học
- Vốn từ của mỗi cá nhân
Vốn từ của mỗi cá nhân có thể có được do quá trình tích lũy tự nhiên
trong cuộc sống hàng ngày (giao tiếp, tự đọc sách vở …) tức là từ được hình
thành bằng con đường vô thức cũng có thể do con người ta tích lũy một cách
có ý thức (học có người hướng dẫn, qua sách vở một cách có kế hoạch, hệ
thống).
Mỗi cá nhân có một vốn từ riêng, kho từ của người này không thể trùng
lặp với người khác một cách tuyệt đối. Cá nhân nắm được một từ là phải nắm
được cả mặt âm và mặt nghĩa của từ đó.
Vốn từ của cá nhân luôn biến động và phát triển theo độ tuổi, môi
trường sống và những hoạt động của cá nhân ấy. Theo giáo sư Lê Hữu Tỉnh:
“đánh giá vốn từ của cá nhân chúng ta cần phải nhìn cả ở phương diện số
lượng và chất lượng”. Ở đây nói đến “số lượng” là nói đến nhiều hay ít, bao
nhiêu. Còn nói đến “chất lượng” là nói đến việc nắm được nghĩa của từ, nắm
được chính xác các mặt âm thanh, chữ viết, đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm
phong cách, phạm vi sử dụng của từ.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 20 K33B - GDTH
- Vốn từ của học sinh tiểu học
Vốn từ của học sinh tiểu học cũng có thể hình thành từ hai con đường: hình
thành theo con đường tự nhiên và hình thành theo con đường tự giác, có ý thức.
Vốn từ của học sinh tiểu học hình thành theo con đường tự nhiên, vô
thức lệ thuộc nhiều vào môi trường sống. Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng,
một học sinh được sống trong môi trường phong phú, số lượng từ của các em
nhiều hơn khoảng 1,2 lần số lượng từ của một học sinh sống trong môi trường
bình thường. Ngoài môi trường sống, địa bàn cư trú cũng ảnh hưởng nhiều tới
việc hình thành vốn từ ngữ cho các em. Thực tế cho thấy, vốn từ của học sinh
sống ở địa bàn nông thôn sẽ khác vốn từ của một học sinh thành thị, vốn từ

của học sinh miền núi không giống vốn từ của học sinh miền xuôi. Vốn từ của
học sinh tiểu học chưa phong phú về số lượng, còn nhiều khiếm khuyết về
mặt chất lượng. Vì vậy phải xem xét những đặc trưng tâm lý, lứa tuổi, địa bàn
cư trú, môi trường sống có ảnh hưởng, tác động như thế nào tới vốn từ của
học sinh ở độ tuổi này.
- Phương pháp mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học
Theo Lê Hữu Tỉnh, dạy mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học là phải
dựa vào quy luật nhận thức của con người nói chung và của trẻ em nói riêng.
Từ ngữ tích lũy trong đầu óc học sinh không phải là một sự sắp xếp lộn
xộn mà tạo thành hệ thống liên tưởng nhất định. Theo đó giáo viên có thể mở
rộng vốn từ cho các em bằng cách cung cấp từ trái nghĩa, từ cùng nghĩa hoặc
gần nghĩa, những từ có quan hệ ngữ nghĩa với nhau.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ dựa
vào việc cung cấp cho các em những từ ghép hay từ láy cùng gốc như: gặp từ
“đỏ” có thể cung cấp cho các em những từ chỉ màu đỏ có cùng hình vị gốc
như: đỏ chót, đỏ thẫm, đo đỏ…
1.1.2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 21 K33B - GDTH
Nếu chỉ có vốn từ trong đầu mà không biết sử dụng nó trong từng hoàn
cảnh giao tiếp thì vốn từ đó cũng không có ý nghĩa gì. Cho nên, rèn luyện
năng lực từ ngữ cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc cung cấp từ (mở rộng
vốn từ) mà còn phải dạy các em biết cách sử dụng và cao hơn nữa là sử dụng
tốt vốn từ đó.
Trước khi dạy các em cách sử dụng vốn từ đã có, cần phải dạy các em
nắm chắc nghĩa của những từ đó. Có nhiều cách giải nghĩa từ như giải nghĩa
bằng cách chỉ ra nét nghĩa của từ, giải nghĩa bằng cách dẫn ra những từ đồng
nghĩa, trái nghĩa với chúng.
Khi tổ chức dạy học sinh tiểu học nắm nghĩa của từ cần phải lựa chọn
từ để giải nghĩa. Những từ được chọn để giải nghĩa phải dựa trên nguyên tắc

về tính vừa sức, tính cần thiết và đặc biệt phải là từ trung tâm của chủ đề.
Khi các em nắm chắc được nghĩa của từ, bước tiếp theo của việc rèn
luyện năng lực từ ngữ là dạy các em sử dụng vốn từ đã có.
Phương pháp rèn luyện năng lực sử dụng từ cho học sinh rất đa dạng
nhưng cách thông dụng và phù hợp nhất là yêu cầu và hướng dẫn các em làm
bài tập. Các dạng bài tập thường gặp là: dạng bài tập điền khuyết (điền từ vào
chỗ trống) đặt câu với từ cho trước, viết đoạn văn với một số từ cho sẵn …
1.1.3. Chương trình phân môn luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3
Môn Tiếng Việt 3 gồm 6 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Phân môn Luyện từ và câu được dạy
mỗi tuần một tiết.
1.1.3.1. Mục tiêu, vị trí của phân môn Luyện từ và câu
Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình cũ đồng thời
cũng để tạo ra phong thái mới trong dạy và học hiện nay, chương trình sách
giáo khoa mới ra đời với mong muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 22 K33B - GDTH
dễ dàng hơn với môn tri thức mới Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và
câu sẽ giúp học sinh:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu
biết sơ giản về từ và câu.
- Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành
câu, rèn luyện ý thức sử dụng tiếng Việt có văn hóa trong giai tiếp.
Với mục tiêu như vậy, việc dạy Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to
lớn trong nhà trường, nhằm cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để
đi sâu vào tìm hiểu các lĩnh vực khác.
1.1.3.2. Nội dung phân môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3
Nội dung chính của phân môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3 là:


- Mở rộng vốn từ (theo chủ điểm).
- Từ loại.
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, một số kiểu câu được phân loại
theo mục đích nói.
- Một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa).
Tất cả các tiết học Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 không có
những bài học dạy riêng kiến thức lý thuyết về từ và câu mà tất cả các tri thức
về từ và câu đều được hình thành và củng cố thông qua việc dạy học sinh giải
các bài tập.
1.1.4. Các loại bài tập mở rộng vốn từ trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Loại bài tập mở rộng vốn từ chiếm tỉ lệ cao nhất so với các loại bài tập
từ ngữ khác (khoảng 50%).
Trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, loại bài tập này gồm các kiểu sau đây:
a. Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 23 K33B - GDTH
Các từ ngữ cùng chủ điểm có thể được tìm trong văn bản đã học hoặc ở
ngoài các văn bản ấy. Chỉ có điều sách giáo khoa không cung cấp hay áp đặt
cho học sinh một danh sách từ có sẵn để các em học thuộc lòng mà chỉ nêu
định hướng để các em dựa vào những văn bản đã học hoặc huy động vốn từ
tiềm tàng của bản thân và của bạn bè trong lớp để đưa các từ ấy vào một hệ
thống dễ kiểm soát và vận dụng.
VD1: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22
em hãy tìm các từ ngữ:
a. Chỉ trí thức M: Bác sĩ
b. Chỉ hoạt động của trí thức M: Nghiên cứu
(Tiếng Việt 3, tập hai, tr.35)
VD2: Tìm các từ:
a. Chỉ trẻ em M: thiếu niên
b. Chỉ tính nết của trẻ em M: ngoan ngoãn

c. Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
M: yêu thương
(Tiếng Việt 3, tập một, tr.16)
VD3: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ.
a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật M: diễn viên
b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật M: đóng phim
c. Chỉ các môn nghệ thuật M: điện ảnh
(Tiếng Việt 3, tập hai, tr.53)
b. Bài tập mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát
VD1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
“Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai”
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 24 K33B - GDTH
(Tiếng Việt 3, tập một, tr.85)
VD2: Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn
cuối tuần 6 của em.
(Tiếng Việt 3, tập một, tr.58)
c. Bài tập mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ
VD: Hãy kể tên các môn thể thao, bắt đầu bằng tiếng sau:
a. Bóng M: bóng đá
b. Chạy M: Chạy vượt rào
c. Đua M: đua xe đạp
d. Nhảy M: nhảy cao
(Tiếng Việt 3, tập hai, tr.93)
d. Bài tập mở rộng vốn từ qua trò chơi giải ô chữ
VD: Giải ô chữ. Biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là “Buổi lễ
mở đầu năm mới”.

Dòng 1: Được học tiếp lên lớp trên (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L).
Dòng 2:
(Tiếng Việt 3, tập một, tr. 50)
1.1.5. Một số đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
1.1.5.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
a. Chú ý của học sinh tiểu học
* Khái niệm chú ý: Chú ý là một trạng thái tâm lý của học sinh giúp các
em tập trung vào một hay một nhóm đối tượng nào đó để phản ánh các đối
tượng này một cách tốt nhất.
Ở học sinh tiểu học có hai loại chú ý: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định.
* Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học
- Cả hai loại chú ý đều được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học,
chú ý không chủ định đã có trước 6 tuổi và tiếp tục phát triển, những gì mới
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lương Thị Lan Hương 25 K33B - GDTH
lạ, hấp dẫn dễ dàng gây chú ý không chủ định của học sinh. Do có sự chuyển
hoá giữa hai loại chú ý này nên khi học sinh chú ý không chủ định, giáo viên
đưa ra câu hỏi để hướng học sinh vào nội dung bài học thì chú ý không chủ
định chuyển hoá thành chú ý có chủ định. Chú ý có chủ định ở giai đoạn này
được hình thành và phát triển mạnh. Sự hình thành loại chú ý này là đáp ứng
nhu cầu hoạt động học, ở giai đoạn đầu cấp chú ý có chủ định được hình
thành nhưng chưa ổn định, chưa bền vững. Vì vậy để duy trì nó nội dung mỗi
tiết học phải trở thành đối tượng hoạt động của học sinh. ở cuối cấp chú ý có
chủ định bắt đầu ổn định và bền vững.
- Các thuộc tính chú ý được hình thành và phát triển mạnh ở học sinh tiểu
học. ở giai đoạn đầu cấp khối lượng chú ý của học sinh còn hạn chế, học sinh
chưa biết tập trung chú ý của mình vào nội dung bài học chưa có khả năng
phân phối chú ý giữa các hoạt động diễn ra cùng một lúc. Ở giai đoạn 2 của
cấp học khối lượng chú ý được tăng lên, học sinh có khả năng phân phối chú
ý giữa các hành động, biết định hướng chú ý của mình vào nội dung cơ bản

của tài liệu.
b. Trí nhớ của học sinh tiểu học
* Khái niệm trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lý giúp học sinh ghi lại, giữ lại những tri thức
cũng như cách thức tiến hành hoạt động học mà các em tiếp thu được khi cần
có thể nhớ lại được, nhận lại được.
Có hai loại trí nhớ: trí nhớ có chủ định và trí nhớ không chủ định.
*. Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học
- Cả hai loại trí nhớ đều được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu
học. Trí nhớ không chủ định tiếp tục phát triển nếu tiết học của giáo viên tổ
chức không điều khiển học sinh hành động để giải quyết các nhiệm vụ học thì
dễ dàng rơi vào ghi nhớ không chủ định.

×