Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nội dung đối thoại với PTT N.Thiện Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.17 KB, 29 trang )

ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI ĐOÀN IX ĐỐI THOẠI VỚI PHÓ THỦ TƯỚNG
Đúng 16 giờ, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng cảm ơn Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân và các thành viên Chính phủ đã trao đổi thẳng thắn với thanh
niên. Nội dung buổi đối thoại.
Đúng 14 giờ. Chị Lâm Phương Thanh - Bí thư T.Ư Đoàn - phát biểu mở đầu: "Trong 5
năm qua, thông qua các phong trào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã cổ vũ và tập hợp đông đảo
thanh niên thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, tham gia phát triển kinh tế xã hội, giữ
gìn an ninh quốc phòng.
Thực tiễn đã và đang xuất hiện một lớp thanh niên mới, tích cực tham gia phòng chống tội phạm
và tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã
hội lành mạnh.
Chính phủ, chính quyền các cấp ngày càng
tin tưởng giao cho Đoàn các chương trình,
dự án phát triển kinh tế xã hội; tạo điều kiện
thúc đẩy phong trào thanh niên thiếu nhi và
giải quyết các vấn đề xã hội của thanh
niên".
14 giờ 2 phút: Người dẫn chương trình giới
thiệu các vị khách mời: Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện
Nhân; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
Hoàng Văn Phong; Bộ trưởng Thông tin -
Truyền thông Lê Doãn Hợp...
14 giờ 5 phút, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu với đại hội.
Phó Thủ tướng gửi gắm sự tin tưởng với thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới và đánh
giá cao vai trò của Đoàn trong việc rèn luyện, tập hợp thanh niên.
Đoàn là cái nôi phát triển truyền thống văn hóa của dân tộc. Đoàn góp phần xứng đáng trong
việc phát triển kinh tế, chống tiêu cực. Đoàn đã giới thiệu hơn 800.000 việc làm cho thanh niên.
Vừa qua, Đoàn đã quan tâm thảo luận, bàn biện pháp nâng cao sức chiến đấu của Đoàn.
Tiếp đó, Phó Thủ tướng điểm qua những thành tựu về kinh tế mà nước ta đạt được trong
thời gian qua. Ông khẳng định, chúng ta đang đứng trước cơ hội của toàn cầu hóa, kinh tế tri


thức và công nghệ thông tin.
14 giờ 22 phút. Phó Thủ tướng kết thúc bài phát biểu trong tiếng vỗ tay của các Đại biểu.
Tiếp đó là những tâm tư nguyện vọng của các đại biểu thanh niên và lời trao đổi thẳng
thắn của các thành viên Chính phủ.
15 giờ 50 phút: Anh Võ Văn Thưởng giới thiệu Phó Thủ tướng lên phát biểu kết thúc
phần đối thoại.
Đúng 16 giờ, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn Võ Văn Thưởng thay mặt đại hội cảm ơn Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đồng chí Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ đã đến đối thoại và có
những chỉ đạo với thanh niên.
Sau bài phát biểu của anh Võ Văn Thưởng, các đại biểu đã tặng những bó hoa tươi thắm nhất
cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đồng chí Bộ trưởng, Thứ trưởng.
Cả hội trường, các đại biểu đều đứng dậy, vỗ tay.
16 giờ 5 phút, chương trình đối thoại kết thúc.
NỘI DUNG BUỔI ĐỐI THOẠI
Câu hỏi đầu tiên được đại biểu Trần Hà Giang (Hà Nội)
đặt ra với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Việt Nam hiện
đã gia nhập WTO, là cơ hội để kinh tế phát triển. Thanh niên sẵn
sàng tham gia tích cực vào sự phát triển chung đó. Vấn đề giữ
vững bản lĩnh thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
đa chiều là rất quan trọng. Với tư cách người đi trước, Phó Thủ
tướng có thể chia sẻ những kinh nghiệm giúp thanh niên giữ vững
bản lĩnh trong thời hội nhập?
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Như tôi đã trình bày,
chúng ta tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới với những
thách thức, khó khăn. Nhưng bằng thực tiễn, xuất khẩu của Việt
Nam đã tăng trong 10 năm qua. Bằng thực tiễn, năm đầu tiên sau
khi là thành viên WTO, chúng ta tăng trưởng nhanh hơn, như vậy
là mỗi thanh niên có điều gì băn khoăn phải hỏi những người đi
trước chúng ta.
Chúng ta có những doanh nghiệp trẻ thành đạt. Nhiều, rất nhiều. Chính những doanh

nghiệp trẻ thành đạt là tấm gương cho chúng ta, chính thành tựu đất nước trong 10 năm qua là
tấm gương cho chúng ta.
Vậy điều đầu tiên cho chúng ta chính là bản lĩnh tự tin. Tất nhiên còn học nữa. Nhưng cái
đầu tiên là chúng ta phải tự tin.
Khó như bây giờ, mà nếu khó lắm các bạn hãy nhớ năm 45, lúc đó cả nước chúng ta có vài
nghìn đảng viên, thù trong, giặc ngoài như vậy nhưng dân tộc này chọn đúng thời điểm, quyết
tâm vẫn làm nên lịch sử, giải phóng được dân tộc.
Vấn đề thứ hai, tôi cần chia sẻ là: Chúng ta phải biết đến đặc thù. Đặc thù bây giờ có khác
so với năm 45 là coi trọng kinh tế, chúng ta hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế tri
thức, hội thông tin.
Nếu hội nhập không biết mình, biết ta là bán không được, đối thoại không được. Yêu cầu
đặt ra của tuổi tuổi trẻ là khi chúng ta làm ăn với đối tác phải nghiên cứu, tìm hiểu về họ, tôn
trọng họ.
Và gắn với điều này là học ngoại ngữ. Điều này tuổi trẻ ta yếu. Vừa qua Bộ Giáo dục -
Đào tạo cũng đang bàn và sẽ trình Chính phủ chương trình phát triển 13 năm ngoại ngữ.
Lần sau ngắn hơn, nghĩa là sau khi tốt nghiệp đại học phải dùng được một ngoại ngữ,
trước tiên là tiếng Anh. Có thể làm việc được, nghiên cứu được trong môi trường đó không có
vấn đề gì.
Đến 2020 chúng ta tập trung vào để chúng ta không bị đói, không lạc đường. Vấn đề nữa
chúng tôi cũng thấy là cũng phải có thông tin... để chúng ta chủ động.
Những ngày này, năm 1972, chúng ta đã bắn rơi máy bay của Mỹ trên bầu trời Việt Nam.
Đó là điều mà các nhà chỉ huy quân sự Mỹ cho rằng không thể làm được. Vì khi đó vũ khí của ta
được trang bị không bay đủ độ cao để bắn rơi máy bay, radar của chúng ta được trang bị không
có khả năng chống nhiễu.
Nhưng từ năm 1966 - 67 - 68 theo chỉ đạo của Bác Hồ chúng ta đã chuẩn bị phương án
bắn rơi máy bay B52. Cho nên năm 1972 chúng ta mới bắn được...
Chúng ta học được điều gì? Chúng tôi chia sẻ điều này như vậy. Tóm lại, tấm gương của chính
thanh niên thành đạt là đối tượng của thanh niên chúng ta.
Đại biểu Nguyễn Công Hòa (Hải Phòng) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Thông tin -
Truyền thông Lê Doãn Hợp: Hiện nay, báo chí đăng tải nhiều nội dung, trong đó có những nội

dung về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, những gương người tốt việc tốt, nhưng cũng có
đăng tải nhiều thông tin về các vụ tiêu cực xã hội. Xin được hỏi đồng chí Lê Doãn Hợp, các vấn
đề được đăng tải trên báo chí có cần đăng nhiều gương người tốt việc tốt hay không? Tại sao báo
chí đăng nhiều về vụ tiêu cực?
Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp: Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn.
Có thể nói chưa bao giờ báo chí của chúng ta phát triển nhanh, mạnh và đồng bộ như hiện nay.
Hiện nay cả nước chúng ta có khoảng 1.000 tờ báo và tạp chí, với 4 loại hình báo chí gồm:
báo hình, báo viết, báo điện tử, báo nói... đều phát triển nhanh và đồng bộ cả về số lượng, chất
lượng; cả về hình thức, nội dung; cả về đội ngũ những người làm báo và cả tính chuyên nghiệp
của những người làm báo.
Qua đó, chúng ta có thể tiếp cận kịp thời các thông tin trong nước và thế giới. Cũng nhờ
báo chí, thế giới đã biết được những đổi mới và những thành quả trong hợp tác và hội nhập của
Việt Nam.
Ưu điểm lớn nhất của báo chí chúng ta là tuyên truyền những nhân tố mới, nhân tố điển
hình, chống tiêu cực... Nhưng bên cạnh các ưu điểm, báo chí vẫn còn những tồn tại nhiều hạn
chế.
Đó là tính trung thực trong báo chí chưa cao và tính hướng thiện chưa tốt. Vì thế, có một
số tờ báo đưa tin chưa trung thực, thông tin bị bóp méo bởi ý kiến cá nhân; đưa tin làm lộ bí mật
quốc gia, gây bất lợi cho dân tộc và quốc tế; một số thông tin gây kích động tình dục, đăng tải
những thông tin gây mê tín dị đoan…
Chính vì thế, sắp tới, Bộ Thông tin - Truyền thông đã chủ trương tổ chức hội nghị báo chí
toàn quốc vào ngày 24 - 25/12, với mục đích:
1. Đánh giá lại 8 năm thực hiện Luật Báo chí, đánh giá lại những hạn chế tồn tại của báo
chí năm 2007.
2. Sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp với thực tiễn hơn, thông thoáng hơn; và quản lý báo
chí tốt hơn,
3. Đề ra 4 quy chế: Một là, quy chế trách nhiệm của Tổng biên tập; Hai là,quy chế quản lý
phóng viên thường trú; Ba là, quy chế quản lý cộng tác viên; Bốn là, quy chế quản lý tài chính,
nhằm tạo nên động lực kinh tế cho toàn dân tộc phát triển đi lên, tạo nên hào khí chính trị, xây
dựng Việt Nam trở thành nước đổi mới chiều sâu.

Tôi hy vọng nền báo chí Việt Nam sẽ đáp ứng được những mong đợi của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, cũng như thế hệ trẻ của đất nước.
Đại biểu Nguyễn Khoa Hải (Bình Dương): Kính thưa Phó thủ tướng, Việt Nam được
đánh giá là quốc gia có môi trường đầu tư rất tốt, lực lượng lao động trẻ và dồi dào. Tuy nhiên số
lượng lao động thì đông nhưng chất lượng lao động hiện nay lại thấp.
Được biết vừa qua, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội có phối
hợp để tham mưu với Chính phủ xây dựng đề án hỗ trợ thanh niên học nghề, đào tạo việc làm với
mong muốn tạo ra giải pháp để đẩy nhanh tốc độ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực trẻ và nguồn lao động để phục vụ cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đây là tin vui đối với đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc cũng như tuổi trẻ của cả nước.
Phó Thủ tướng có thể thông tin thêm về việc phê duyệt và triển khai đề án này hiện nay như thế
nào?Xin cám ơn và chúc sức khỏe Phó Thủ tướng và các Bộ, ngành.
Xin cám ơn ý kiến của đại biểu tỉnh Bình Dương! Trước hết xin công bố với bạn:
Theo sáng kiến của Đoàn Thanh niên, của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội thì giữa
năm đã trình bày Dự thảo đề án về Hỗ trợ thanh niên học nghề tạo việc làm.
Thủ tướng đã chỉ đạo, giao cho tôi trực tiếp chỉ đạo 2 cơ quan cũng như các Bộ liên quan, làm
sao làm rõ được, hình thành được đề án, vừa phát huy tốt vai trò xung kích của thanh niên vừa
phát huy tốt vai trò của các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình giải quyết việc làm và đào
tạo nghề.
Chúng tôi khẳng định có 8 công việc phải triển khai trong đề án tới này. Chúng tôi xin
công báo lại. Và vừa qua, trên tinh thần này, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH và Bí thư Đoàn thanh niên
đã ký trình Chính phủ. Nhưng giữa việc ký trình và ký duyệt phải có thời gian chứ không thể
gấp được.
Vấn đề thứ nhất, đó là muốn phát triển doanh nghiệp nghề chúng ta phải góp phần điều
chỉnh tâm lý: Đó là tâm lý coi trọng đại học và không coi trọng học nghề đúng mức.
Chừng nào tâm lý này còn chưa được khắc phục cơ bản thì chừng đó thanh niên còn chưa
hăng hái với việc học nghề.
Việc này không thể giải quyết qua một, hai ngày mà phải có chương trình đồng bộ. Vì vậy
Chính phủ đã giao Đoàn thanh niên chủ trì phối hợp với các Bộ và các cơ quan liên quan, triển
khai một chương trình tuyên truyền hoạt động trong 3 năm, từ 2008 đến 2010, để tạo nên chuyển

biến lớn trong xã hội, đặc biệt của thanh niên, về vai trò ý nghĩa của học nghề và trưởng thành
thông qua học nghề và dạy nghề.
Tôi được cung cấp một thông tin là ở ngay Singapore thu nhập của một người là 40.000
USD/năm – chúng ta cứ hình dung là như vậy vì chúng ta chưa được 1.000 USD/năm. Ở nước
phát triển như vậy mà chỉ có 35% người tốt nghiệp PTTH học đại học, cao đẳng; còn lại 65% là
học nghề.
Đấy là cơ cấu lao động của đất nước cần. Nên muốn bình thường thì đa số thanh niên tốt
nghiệp phổ thông không học đại học - đấy mới là bình thường. Cơ cấu kinh tế chỉ cần như vậy
thôi. Những người trong 65% lao động có việc làm là rất tốt. Vì vậy chúng ta phải tuyên truyền 3
năm liên tục.
Chương trình thứ hai sẽ giao cho Đoàn thanh niên chủ trì, phối hợp với Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam, các bộ xây dựng chương trình tư vấn và hỗ trợ thanh niên lập
nghiệp, thành lập doanh nghiệp.
Ở các nước như Canada muốn lập doanh nghiệp mà không tìm được tờ giấy đã học
xong một khóa về quả trị doanh nghiệp thì không được cấp phép kinh doanh.
Chúng tôi nghĩ mình chưa có luật khuyến khích chương trình này và chưa biết làm thế nào để
ngày càng nhiều thanh niên trước khi làm doanh nhân cũng qua một khóa đào tạo để phát huy tốt
nhất tiềm năng, cơ hội đem về cho mình và tuân thủ luật pháp tốt.
Chương trình thứ ba là xây dựng 10 trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm kiểu mẫu của
Đoàn thanh niên trong cả nước trong vòng 3 năm tới. Đoàn thanh niên cùng với Bộ Lao động
chọn ra và xây dựng được 10 trung tâm kiểu mẫu để ngày càng nhiều thanh niên ra trường có
việc làm, để góp phần hình thành hệ thống trung tâm dạy nghề trong toàn quốc.
Chương trình thứ tư, Đoàn thanh niên cũng sẽ chủ trì, là giám sát, đánh giá, phản biện việc
thực hiện chính sách của Chính phủ, các địa phương về việc làm, học nghề cho sinh viên.
Đấy là 4 chương trình do Đoàn trực tiếp làm. Ngoài ra còn 4 chương trình do các cơ quan
khác làm phục vụ cho Đoàn thanh niên.
Chương trình thứ nhất là tín dụng ưu đãi để học nghề và đào tạo nghề ở các trình độ từ các cấp
cho đến Đại học. Cái này Chính phủ đã triển khai từ tháng 9 vừa rồi.
Thứ hai là cho vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài. Khi xuất khẩu lao động chúng ta
phải đóng một khoản tiền cho cơ quan cung ứng để giải quyết thủ tục, đề phòng rủi ro thì có khi

có hoàn cảnh khó khăn không đóng được thì chương trình này cho những người đủ tiêu chuẩn
vay có trả lãi.
Nhánh thứ ba , các ban ngành hỗ trợ thanh niên là tín dụng nâng, mở rộng, mua sắm trang
thiết bị dạy nghề và học nghề cho các trung tâm, các trường dạy nghề ở các địa phương. Các cơ
sở hiện nay là thiếu tiền để mua thiết bị, thiếu tiền để mở trường lớp thì chúng ta cũng cho vay
để mua sắm thiết bị và mở rộng cơ sở.
Thứ tư là tín dụng ưu đãi để bồi dưỡng doanh nhân trẻ, quản trị doanh nghiệp tức là cho
vay để lập nghiệp, cho vay để phát triển làng nghề.
Tổng kinh phí dự kiến của đề án trong 5 năm từ 2008 đến 2012, vào khoảng 10.000 tỷ
đồng, trung bình 2.000 tỷ đồng mỗi năm.
Đây là kinh phí rất lớn, xin thông báo với các bạn như vậy. Trong thời gian tới Chính phủ
sẽ phê duyệt chương trình này.
Có thể nói với chương trình này thì quả bóng nằm ở trong tay Đoàn thanh niên. Tổ chức
đội hình cho tốt, đá cho hay thì sẽ có việc làm tốt.
Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn (Đoàn khối các cơ quan Trung ương) Chúng tôi được biết
quyết tâm của Chính phủ về vấn đề cải cách hành chính rất cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua,
dư luận thực tế cho thấy, đây là một vấn đề khó và quá trình triển khai thực hiện đạt hiệu quả
chưa cao.
Trong thời gian tới, Chính phủ có giải pháp đột phá nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất
nước? Vai trò của Đoàn thanh niên cũng như là đội ngũ trẻ tham gia vào quá trình cải cách hành
chính (CCHC) như thế nào? Một thực trạng là một trong những cấu tầng của CCHC là cải cách
thể chế có dư luận, Chính phủ có giải pháp gì mới hay không?
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Có thể nói cải cách hành chính là vấn đề trên 10
năm nay Chính phủ thực hiện triển khai và thực tế đem lại nhiều tiến bộ được đồng bào và nhiều
nhà đầu tư thừa nhận.
Việc đầu tư năm nay tăng gần gấp đôi so với khoảng 3 năm trước thể hiện sự tín nhiệm
của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của chúng ta, trong đó có nền cải cách hành chính.
Các luật pháp còn chưa hợp lý, các quy chế phối hợp giữa các ban ngành còn chưa hợp lý
thì chúng ta sẽ khắc phục lại, đây là điểm mấu chốt về cải cách hành chính của mình.
Tuy nhiên, nếu chúng ta hỏi người dân, doanh nghiệp thực tế đã hài lòng chưa thì chắc là

chưa hài lòng hết, và đây là một trong ba trọng tâm mà Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt. Đó là: cải
cách hành chính, phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực.
Nhưng có một bài học vừa qua mà Thủ tướng làm gương. Đó là khi có vướng mắc thì Thủ
tướng chủ trì yêu cầu các bộ ngành trình bày và sau đó kết luận để xử lý tại chỗ.
Vấn đề thứ hai là phải rà soát lại các văn bản để đưa văn bản không phù hợp ra khỏi việc sử
dụng, xây dựng những văn bản mới. Và phải xem ý kiến người dân, ý kiến khách hàng của
Chính phủ về những văn bản đã ban hành.
Vấn đề thứ ba là hợp lý hóa quy trình công tác ở các cơ sở, từ phường xã, từ địa phương
cho tới Trung ương.
Cái thứ tư là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính ở địa
phương mình. Ứng dụng công nghệ thông tin và tiến tới xa hơn cải cách chính phủ điện tử.
Vừa qua, Bộ Thông tin - Truyền thông đã trình phương án 1 của chương trình ứng dụng
công nghệ thông tin quản lý nhà nước, cuối tháng này Chính phủ cũng phê duyệt chương trình đó
từ đây cho đến 2010 và định hướng sau đó.
Cuối cùng, tôi chia sẻ với các đồng
chí: Người dân là người đánh giá. Nếu
ở mỗi cơ quan chính quyền chúng ta có
một hệ thống thu thập ý kiến người
dân, trung thực, kịp thời và đoàn thanh
niên là người đảm bảo ý kiến này là
tin cậy và các đồng chí tập hợp giao
cho các lực lượng lãnh đạo các cơ
quan từ các phòng, từ các sở, cơ quan
đơn vị. Đoàn thanh niên là nơi phản
ánh trung thực của người dân để chúng
ta có chỗ đo đếm được.
Cuối cùng là phải tăng lương,
lương mà thấp quá thì cũng khó tập
trung. Hiện nay chúng ta đang làm lộ
trình: Năm ngoái là 450 nghìn đồng/tháng, dự kiến từ 1 tháng Giêng là 540 nghìn/tháng và đến

năm 2011, 2012 là 900 nghìn/tháng là lương tối thiểu.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp: Bộ coi đề án là nhiệm vụ xuyên suốt trong năm 2008. Cụ thể
là:
- Thông tin từ cơ quan nhà nước trung ương
- Nhà nước T.Ư với địa phương
- Nhà nước T.Ư với doanh nghiệp
- Nhà nước T.Ư với công dân Việt Nam trong và ngoài nước
- Nhà nước T.Ư với các hộ kinh tế gia đình.
Nếu làm được như vậy sẽ tạo ra 3 giảm: giảm chi phí, giảm thời gian và giảm bớt phiền

Đồng thời tạo ra 4 tăng: Tăng thu nhập, tăng nhận thức, tăng niềm tin và tăng tình đoàn kết
Từ tháng 1/2008, Bộ Thông tin -Truyền thông sẽ thực hiện đối thoại trực tuyến một lần để
giải quyết vướng mắc trong các lĩnh vực do Bộ quản lý.
Đại biểu Nguyễn Cao Lễ (TPHCM): Hiện nay vấn đề an toàn giao thông đang là vấn đề
bức xúc, hàng năm TNGT gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Đoàn thanh niên đa tham gia vào vấn
đề này nhưng hiệu quả chưa cao. Có thể do cơ chế chưa rõ ràng.
Trong thời gian tới, nếu đoàn TN có xây dựng 1 đề án có dự báo và có kết quả và các giải pháp cụ
thể thì chính phủ có tạo điều kiện thuận lợi mở rộng cơ chế để thanh niên tham gia và giải quyết
vấn đề ATGT hiện nay hay không?
Và Chính phủ có đặt hàng thanh niên những nội dung chính nào để tham gia và giải quyết vấn đề
này hay không?
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Xin hoan nghênh câu hỏi của bạn Lễ.
Trong dịp khai giảng năm học vừa rồi, khi chúng tôi đến một trường phổ thông ở Hà
Nội để phát động cuộc vận động mỗi học sinh là một người đóng góp cho việc đảm bảo an toàn
giao thông, tôi có đưa một thông điệp cho các em:
Cứ 45 phút khi chúng ta kết thúc một tiết học thì trên đất nước mình có một người chết vì tai
nạn giao thông. Liên tục từ 1/1 đến 31/12, cứ kết thúc một tiết học là có một người chết vì tai nạn
giao thông. Đó là một điều hết sức đau xót. Và kèm theo đó là một vài người khác bị thương. Và
sau đó là cả một gia đình và nhiều gia đình khổ cực từ đó trở đi.
Cho nên chúng tôi thấy cách đặt vấn đề của bạn Lễ là chính xác. Và chỗ này Đoàn thanh

niên rất cần phải sớm vào cuộc. Vừa yêu cầu chính quyền phải làm tốt hơn, vừa cùng tham gia
và đề xuất các ý kiến của mình.
Đoàn chỉ làm những điều gì thuộc thế mạnh của mình thì chúng ta phải trả lời tại sao tai nạn giao
thông nhiều như thế.
Theo các bạn, lý do vì chúng ta quy hoạch giao thông chưa tốt, vì chúng ta bố trí kỹ thuật
giao thông chưa đủ, chưa tốt, vì chất lượng phương tiện giao thông chưa tốt hay là vì ý thức pháp
luật chấp hành của người làm chủ phương tiện giao thông và người tham gia giao thông - cái nào
quan trọng nhất trong vấn đề này?
Con người hay quy hoạch? Chắc là con người, do con người.
Con người không có ý thức cần thiết khi mình làm chủ phương tiện giao thông, cho nên
mới có hiện tượng báo đã đăng là rất nhiều người đi mua bằng. Mua bằng nguy hiểm ở chỗ là tự
cho mình có cái quyền ngồi lên điều khiển phương tiện và gây tai nạn. Cái đó là đáng lên án. Cả
người đi mua bằng lẫn người cấp bằng là vô trách nhiệm với xã hội.
Vấn đề là chúng ta cần phải làm tốt công tác tuyên truyền. Chúng tôi đề nghị
nếu được, Đoàn thanh niên nên có một chương trình nghiên cứu sâu về tâm lý và đề xuất giải
pháp tâm lý để không ai còn suy nghĩ dùng tiền hoặc bằng cách nào khác để lấy bằng trong khi
không học luật.
Chúng tôi cho rằng Đoàn thanh niên nên làm việc với Đoàn thanh niên Giao thông vận tải
có một chương trình thi cử nghiêm túc ở những nơi cấp bằng lái xe.
Cái thứ hai là ý thức cho những người tham gia đi bộ. Vừa qua nhiều đơn vị cũng đã triển
khai với Bộ Giao thông cuộc vận động mỗi em học sinh về tìm hiểu tại gia đình mình các hành
vi tham gia giao thông. Không phải để chấm điểm trong nhà có bao nhiêu xe máy, có bao nhiêu
chiếc nón bảo hiểm mà là thực chất có bao nhiêu người học luật giao thông trong gia đình đó, và
tập hợp lại báo cáo xem trong trường chúng ta hiện nay trong bao nhiêu gia đình học sinh thì
hiện trạng như vậy. Và từ đó chúng ta nên làm gì?
Như vậy có bức tranh về an toàn giao thông tại mỗi trường học. Chúng tôi rất hoan
nghênh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói chung và những thành phố lớn nói riêng
phát huy sáng kiến thế này.
Và mỗi khi có đề án, chứng minh được rằng tiêu số tiền làm việc này nhưng tiết
kiệm được sinh mạng của chúng ta, tiết kiệm được tai nạn hơn rất nhiều và không có phương án

nào hơn cái đó thì chắc là Chính phủ sẽ ủng hộ và cấp kinh phí để làm cái đó.
Nhưng biết đâu Liên đoàn Lao động họ trình phương án, họ cũng làm nhưng ít tiền hơn thì
chắc phương án đó sẽ chạy về Liên đoàn Lao động. Đoàn thanh niên phải làm nhanh, làm giỏi thì
số tiền đó sẽ về mình.
Đại biểu Nguyễn Quang Tiến (Đoàn khối doanh nghiệp T.Ư): Kinh nghiệm xây dựng
trên thế giới. Muốn xây dựng một quốc gia phát triển nhanh, đi tắt đón đầu, thì phải xây dựng một
quốc gia đó sáng tạo. Muốn đạt được điều đó thì chúng ta phải có môi trường sáng tạo, để mọi
người dân có những sáng tạo và đều được trân trọng.
Vậy trong thời gian tới, xin phép Phó Thủ tướng cho ý kiến làm thế nào để chúng ta có được môi
trường sáng tạo để phát huy mọi tiềm năng to lớn của nhân dân chúng ta và đặc biệt là giới trẻ?
Bộ trưởng Hoàng Văn Phong: Xin cảm ơn câu hỏi của bạn, theo tôi đây là một câu hỏi
độc đáo, còn hay chưa thì phải xem xét dần. Độc đáo ở chỗ rất logic hình thức. Quốc gia muốn
phát triển nhanh thì quốc gia đó phải là quốc gia sáng tạo.
Quốc gia muốn sáng tạo thì phải có môi trường sáng tạo, mà muốn để môi trường sáng tạo
thì có nhiều môi trường hoạt động, trong đó Nhà nước và Chính phủ phải có chủ trương, chính
sách.
Nó độc đáo ở chỗ những công đoạn ở
trong logic ấy phải độc lập với nhau và
được khẳng định hầu như đồng thời.
Những quốc gia muốn sáng tạo thì
phải có môi trường sáng tạo, mà muốn
có môi trường sáng tạo thì phải tiến
hành cái gì đồng thời.
Như vậy rõ ràng ở đây nó có tác động
qua lại và nhiều nội dung, nhiều công
đoạn ấy phải được thực hiện đồng
thời.
Vấn đề thứ hai, câu hỏi độc đáo đã
quét được hết tất cả các vấn đề, vấn đề
chủ trương, đường lối, sau đến cơ chế

chính sách, sau đến các giải pháp.
Điều này cũng làm cho tôi nhớ lại cách đây 5 năm tôi được dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ VIII, cũng có một câu hỏi liên quan đến việc Việt Nam đang bước vào thế kỷ thứ hai2 của
thế kỷ thứ XXI, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương và chính sách gì để phát huy được
sự sáng tạo của tầng lớp thanh niên Việt Nam, để có thể đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh, tiến
mạnh và đi tắt đón đầu.
Đó là những cảm giác của tôi cách đây 5 năm. Tuy nhiên nó có những đặc thù, khác biệt.
Trước hết, Đảng và Chính phủ đều coi sáng tạo là một phẩm chất đặc biệt quan trọng của
loài người nói chung và rất cần thiết cho những quốc gia chậm phát triển, kém phát triển mà có
một mong ước, một khát vọng vươn lên mức độ nào đó đuổi kịp các quốc gia khác.
Đó là phẩm chất rất quan trọng nếu không nói như là một phẩm chất quyết định tốc độ, giá
trị với tốc độ của thế giới.
Vấn đề thứ hai là một dân tộc có tính sáng tạo, những lực lượng nào đại diện cho sự sáng
tạo ấy, thì tính sáng tạo ấy dựa theo mọi lứa tuổi, nhưng độ đậm đặc và mạnh mẽ nhất, chính là
lứa tuổi thanh niên - tuổi của sáng tạo.
Chính vì thế chúng tôi nghĩ rằng, Chính phủ cũng như Đảng và Nhà nước có những chính
sách để thu hút được, động viên được, tạo cơ hội và điều kiện cho các thế hệ thanh niên ở bất kỳ
lĩnh vực nào, bất kỳ khu vực nào trong đất nước ta tiếp cận được nội dung, nắm bắt được các
chính sách của các nước.
Đứng về mặt sáng tạo, đặc thù nhất thể hiện trong sáng tạo các tác phẩm văn hóa nghệ
thuật, các tác phẩm văn học, đặc biệt là những sáng chế, phát huy sáng chế có tác động thúc đẩy
những ngành nghề mới, thúc đẩy những năng suất chất lượng có giá trị, mặt mạnh của các phẩm
quốc gia trên thế giới.
Chính vì thế mà về phía cơ sở pháp lý, những năm để có một quốc gia xã hội sáng tạo thì
phải có một nền tảng pháp lý, xã hội phải thừa nhận sáng tạo và một kết quả của một quá trình
hoạt động vô cùng gian khổ và vô cùng khó khăn.
Vừa rồi Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ. Nhà nước thừa nhận kết quả sáng tạo
là tài sản, và bảo hộ tài sản ấy. Người sở hữu được quyền làm chủ cái đó.
Tiếp theo, Quốc hội thông qua luật chuyển giao công nghệ, đã thừa nhận bảo hộ tài sản, tài
sản chỉ có giá trị khi được chuyển giao cho người khác, đi vào thực tiễn sản xuất, tạo ra những

sản phẩm lớn hơn, ở các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, các khu vực.
Luật đó khẳng định: phải định giá được tài sản trí tuệ của bất kỳ một quốc gia nào, trong
nước Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Với giá trị đó, người làm ra tài sản trí tuệ ấy được hưởng thụ,
không phải hưởng thụ hết mà tập thể người đó công tác cũng được hưởng thụ và Nhà nước được
hưởng thụ.
Hai luật đó tạo nên hành lang pháp lý và động lực, tạo môi trường sáng tạo, tạo động lực
để những người tham gia vào môi trường sáng tạo ấy và trực tiếp tham gia được hưởng thụ.
Đồng thời tạo ra những hành lang cho những Nghị định nghị quyết của Chính phủ.
Vấn đề thứ ba là giá trị đích thực của sáng tạo được sử dụng như thế nào, vào tay ai thì có
hiệu quả nhất và thúc đẩy qua trình đi tắt đón đầu của chúng ta.
Quả thực hiện nay, Chính phủ phải tạo ra những hành lang, chính sách, trên nền tảng đó.
Chính phủ đã tạo ra những quy chế tự chủ của những đơn vị sự nghiệp, các đơn vị trường ĐH,
các Nhà văn hóa, các cơ sở dài hạn, để các tập thể có thể quyết định vận mệnh, quyết định sự
phát triển của chính mình bằng những giá trị sáng tạo làm nên.
Hình thành các doanh nghiệp KHCN ở các lĩnh vực, một loại doanh nghiệp đặc thù cho
các doanh nghiệp hiện nay nói chung, tạo nên, hay làm chủ các bí quyết công nghệ, để sau đó họ
tiếp nhận bí quyết kinh doanh. Họ có trong tay hai bí quyết công nghệ và kinh doanh để ra thi thố
với đời.
Và đây chính là đặc thù và lực lượng tiên quyết quyết định vận mệnh quốc gia.
Đại biểu Nguyễn Thế Trung (Hội Liên hiệp TN VN): Phó Thủ tướng đã nói về 3 trục
phát triển của thế giới đến giai đoạn 2020. Chúng tôi thiết nghĩ thanh niên cần có tầm nhìn xa
hơn vì chúng tôi còn trẻ. Tầm nhìn Việt Nam đến 2050 là định hướng cần thiết để chúng tôi có thể
chuẩn bị một cách liên tục, phát huy khả năng của mình.
Nếu Chính phủ đã có tầm nhìn này, xin Chính phủ hãy chia sẻ. Nếu đang xây dựng, xin Phó Thủ
tướng hãy trao cho thanh niên. Và nếu được, tôi xin chia sẻ phiên bản của chúng tôi về tầm nhìn
của công nghệ thông tin VN.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Ba trục mà chúng tôi đã trao đổi ban đầu, gồm:
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trục kinh tế tri thức và văn hóa thông tin chắc chắn
đến năm 2050 vẫn còn khả thi. Chỉ có điều nó sẽ sâu hơn, rộng hơn và sẽ tiếp tục những trục mới
nữa.

Xã hội công nghiệp của chúng mới chỉ có khoảng 200 - 300 năm nay, xã hội thông tin mới
khoảng 50 năm và hiện nay ta đang xã hội về kinh tế tri thức mới từ 25 năm trở lại đây. Nếu từ
đây đến khoảng năm 2030, chúng ta khai thác tốt 3 trục này thì chắc chắn đất nước sẽ phát triển.
Sau này, có thể công nghệ sinh học sẽ chiếm vị trí cao hơn bây giờ. Chính vì thế, danh
mục nghề nghiệp về sau sẽ thay đổi.
Cho tới năm 2050, có thể sẽ có tới 80% các công việc mà hôm nay còn chưa có tên.
Mong các bạn trẻ tiếp tục học tập tốt, rèn luyện để có tri thức và sức khỏe tốt để phục vụ
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đại biểu Tăng Quốc Lập (Đồng Nai): Hiện nay, đại đa số thanh niên công nhân tại các
khu công nghiệp có đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều thiếu thốn, Chính phủ có chỉ đạo các
doanh nghiệp xây dựng khu giải trí nhà ở cho công nhân, nhưng hiện nay việc thực hiện còn quá
chậm và quá ít.
Vậy xin phép đặt vấn đề với Chính phủ, là phải có giải pháp thế nào để đẩy nhanh giải
quyết vấn đề này trong thời gian tới? Chính phủ có thể giao cho đoàn viên thanh niên khu công
nghiệp xây nhà trọ và quản lý thanh niên ở khu công nhân đó có được không?
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Câu hỏi này phức tạp quá, vượt quá năng lực hạn
chế của tôi, xin mời đồng chí Ái - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch trả lời về việc
chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của anh chị em thanh niên công nhân.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái: Kính thưa Phó Thủ
tướng, kính thưa các đại biểu, đúng là câu hỏi rất hóc búa và hết sức cấp bách hiện nay.
Từ trước đến nay Chính phủ luôn chỉ đạo các doanh nghiệp khi đưa ra phương án hoàn
chỉnh việc kinh doanh của mình phải quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần công nhân của
mình, cụ thể là nhà ở, là khu vui chơi giải trí cho công nhân.
Hiện nay các khu công nghiệp, chế xuất tập trung ở các thành phố lớn thì vấn đề này là
một vấn đề nan giải.
Vừa qua, chúng tôi biết các đồng chí bên Đoàn thanh niên đã rất tích cực tham mưu với
các cấp ủy đảng để giải quyết.
Vấn đề này, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã có chỉ đạo các địa phương xem xét lại các
hoạt động Văn hóa - Thể thao - Du lịch của đời sống công nhân, các địa phương đã làm rất tích
cực và cụ thể là đã có nhiều doanh nghiệp trở thành những điểm sáng.

Chính phủ vừa qua đã làm việc với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để bàn bạc đưa ra
một giải pháp tòan diện.
Và được biết Thủ tướng Chính phủ cũng đã bàn bạc với Bộ Xây dựng chỉ đạo thí điểm ở
thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương xây dựng các khu nhà ở cho công nhân
có thu nhập thấp.
Và được biết Trung ương Đoàn TNCS HCM đã đề xuất với Chính phủ dự án thí điểm xây
dựng các trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ.
Tôi tha thiết mong các đồng chí đoàn viên thanh niên chúng ta hãy tích cực góp phần vào
việc lớn để nâng cao đời sống của công nhân, đặc biệt là các bạn thanh niên trong các khu công
nghiệp.
Riêng đối với trách nhiệm Bộ chúng tôi, chúng tôi đã có điều tra và trong thời gian tới sẽ
đề xuất với các cấp ủy đảng tiếp tục xem xét đời sống công nhân ở địa phương mình dưới góc độ
quản lý vĩ mô cho Bộ, chúng tôi sẽ có những đề xuất và chủ trương.
Cho nên vấn đề này là vấn đề lớn liên quan đến nhiều bộ ban ngành, chính phủ quan tâm, trong
đó đoàn thanh niên tham gia tích cực để giải quyết vấn đề này.
Câu hỏi của một đại biểu dân tộc Dao ở tỉnh Quảng Ninh: Như Phó Thủ tướng đã nói,
chưa lúc nào ở nước ta có nhiều cơ hội cho thanh niên như hiện nay. Thế nhưng, chúng tôi thấy
rằng, cơ hội đó không dành cho lực lượng thanh niên yếu thế, thanh niên ở nông thôn, miền núi. Ở
những nơi đó còn nhiều hạn chế, kinh tế còn khó khăn. Vậy Phó Thủ tướng có suy nghĩ gì về vấn
đề này?
Phó Thủ tướng: Đây là vấn đề mà Chính phủ càng ngày càng quan tâm và có những giải
pháp cụ thể.
Trước hết là vùng nông thôn thì lo việc học như thế nào. Thứ hai, chúng ta cũng quan tâm
giáo dục ở dân tộc nhưng vẫn còn hạn chế vì Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa có cơ quan chuyên
trách về giáo dục dân tộc.
Vừa qua Bộ đã lập Vụ Giáo dục Dân tộc để có trách nhiệm chuyên theo dõi và đánh giá
việc giáo dục dân tộc. Trong tháng Giêng này sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc về giáo dục dân tộc.
Trước hết là vấn đề học phí của trường nội trú để làm sao các em có điều kiện học tập ngày càng
cao, vì nếu không học tập tốt thì sau đó cũng không có điều kiện về nghề nghiệp hiệu quả.
Hôm qua trong Hội nghị toàn quốc về xã hội hóa giáo dục, chúng tôi cũng nêu một quan

điểm là chúng ta phải xem xét lại khi các gia đình dân tộc sẵn sàng tạo điều kiện cho con em đi
học.
Bởi vì theo thống kê là nếu chi phí học tập không chiếm đến quá 6 - 8 % thu nhập gia đình
thì có thể chịu đựng được. Nhưng trước khi đến trường thì phải mua sắm quần áo, mua dép, mua
sách vở, sắm bút, mũ nón các... Như vậy nó phát sinh một số tiền ngoài học phí để đi học.
Bây giờ chúng ta thử kiểm tra xem ở vùng miền núi, thu nhập đầu người chỉ có hơn 300
nghìn thôi thì 6% của số đó có đủ tiền để mua quần áo, giầy mũ, sách để đi học không. Nhiều nơi
là không đủ.
Như vậy miễn học phí cho vùng khó khăn là cần thiết nhưng cũng không đủ quỹ để ăn
học. Các em thiếu cả ăn, thiếu cả mặc.
Cách đây 1 tháng thôi, ở Tiền Giang có một xã mà có nhà có hai anh em đi học mà chỉ có
một đôi dép, sáng anh đi học thì em ở nhà đi đất, còn chiều em đi học thì anh ở nhà đi đất. Dép
chỉ có 7000 đồng mà không đủ mua vì không có lúa, không có gì trồng cả, trồng cây lớn thì
nhiều năm mới thu hoạch được. Vùng núi cũng vậy, hết sức khó khăn.
Trong chương trình sắp tới đã giao cho bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với
các cơ quan đoàn thể kiểm tra lại tình hình tài chính của các vùng dân tộc khó khăn cho việc sẵn
sàng đi học và làm rõ là nếu không đủ điều kiện thì phải cho tiền để đi học chứ không chỉ dừng ở
việc đóng học phí. Tiền này nằm trong những quỹ xã hội mà chúng ta lập được. Nên cái thứ nhất
là việc nâng cao dân trí.
Vấn đề khác liên quan đến đào tạo ở các doanh nghiệp là vấn đề hướng nghiệp có thể vay
vốn, như chúng tôi đã trình bày với chương trình 8 điểm trong đó 4 điểm Đoàn thanh niên chủ
trì; 4 điểm các cơ quan Nhà nước chủ trì, Đoàn tham gia, thi cơ hội sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nhưng còn một vấn đề thứ ba nữa là làm thế nào thúc đẩy việc thực hiện các quy chế của
các địa phương. Để đỡ tốn thời gian, cái này chúng tôi xin gác lại, lát nữa có ai hỏi thì chúng tôi
nói thêm.
Nhưng mà cũng có bài học rồi, lúc không có một thông tin về kinh tế, không có một hệ
thống để hướng dẫn thì tự bà con nông dân không làm được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì
tầm nhìn không vượt khỏi được làng xã, không tự quyết định được làm cái gì để bán cho tỉnh
khác, bán cho thế giới.
Chúng thôi xin tiếp thu những ý kiến để có các giải pháp phù hợp.

Đại biểu Lê Trung Hưng (Khánh Hòa): Thể chất, tầm vóc của thanh niên Việt Nam còn
thấp, Chính phủ có những giải pháp nào để nâng cao thể chất của thanh niên Việt Nam lên bằng
và cao hơn của khu vực?
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái: Xung quanh nâng cao sức khỏe, tầm vóc cho người Việt
Nam, vấn đề này đã được Bác Hồ đưa ra vào năm 1946 và được Bác đặt vấn đề với câu nói “Dân
cường thì nước mới thịnh”. Sau đó, do chiến tranh nên việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân có phần hạn chế.
Trong Đại hội IX, Nghị quyết của Đảng có ghi rõ: Thực hiện đồng bộ chính sách chăm sóc
sức khỏe nhân dân nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
Tới Đại hội X, vấn đề này được cụ thể hơn là: Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao
sức khỏe, tầm vóc người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện giống nòi, tăng cường thể lực cho
thanh niên.
Sau đó Chính phủ đã giao cho Ủy ban Thể dục Thể thao trước đây (nay là Bộ Văn hóa -
Thể thao và Du lịch) xây dựng chiến lược nâng cao tầm vóc của người Việt Nam.
Chiều cao của người dân và thanh niên Việt Nam từ năm 1975 đã được thống kê, theo đó: Nam
cao 1m59, còn Nữ cao 1m49.
Kết quả điều tra năm 2001 cho thấy chiều cao của Nam đã tăng lên 1m63 còn Nữ nâng lên
1m53. Như vậy sau 25 năm chúng ta đã nâng được chiều cao lên 4 cm.
Trên thế giới, các dân tộc khác trung bình cứ 10 năm lên được 1 cm. Các nhà khoa học đã
đặt vấn đề (Việt Nam tăng được 4 cm) đây là do sự phát triển bù trừ sau chiến tranh, cũng giống
như tình hình thu nhập.
Hiện nay, bình quân trên thế giới chiều cao của nam là 1m76 và nữ 1m63. Ở nước ta hiện
nam cao trung bình 1m63 và nữ là 1m55. So với các nước lân cận, như so với Singapore thì Việt
Nam thua 6 – 7 cm, thua Thái Lan 2 cm.
Chính vì vậy Chính phủ mới đặt vấn đề cần xây dựng một chiến lược đồng bộ. Trong thời
gian vừa qua chúng ta có quan tâm đến chương trình dinh dưỡng. Hiện nay, đối với lứa tuổi từ 6
- 18 tuổi có nhiều chương trình tổng hợp, nhưng chưa có chương trình đồng bộ.
Trong chương trình chiến lược xây dựng từ 2008 đến 2030 cố gắng, nâng từ 1m63 đối với
nam lên khoảng 1m66 hoặc 1m67, nữ từ 1m53 lên 1m55. Đến năm 2030 thì nam lên 1m68 nữa
lên 1m57. Đi liền với đó là giải quyết thể lực, sức khỏe, sức mạnh và sức bật; cố gắng thu hẹp

dần khoảng cách chiêu cao người Việt Nam và các nước lân cận.
Để thực hiện điều này, hiện có 4 dự án: Điều tra tầm vóc và thể lực người Việt Nam; Dự
án về dinh dưỡng liên quan đến chất lượng dân số và chất lượng dân sinh; Nâng cao thể lực và
tầm vóc người Việt Nam thông qua giáo dục thể chất và Dự án về giáo dục truyền thông. Chúng
tôi đã trình Chính phủ các dự án này và nếu được thông qua hy vọng Đoàn thanh niên tham gia
tích cực.
Bùi Việt Phương (Đại biểu Quân đội): Thưa đồng chí Phó Thủ tướng và các đồng chí
lãnh đạo các Bộ, Ngành. Thay mặt tuổi trẻ Quân đội tôi xin có một câu hỏi như sau: Hiện nay
hàng năm, số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương là rất đông và nhu cầu
việc làm rất lớn.
Trong khi đó, ở các khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp đều đòi hỏi lao động phải
có tay nghề. Như vậy Chính phủ sẽ có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề việc làm cho quân
nhân sau khi xuất ngũ?
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Xung quanh vấn đề này, chúng tôi xin đề nghị
đồng chí Thứ trưởng Hồng trả lời trước. Sau đó một số vấn đề lớn cấp quốc gia tôi sẽ bổ sung
thêm.
Thứ trưởng Lê Bạch Hồng: Kính thưa Thủ tướng, thưa các bạn thanh niên. Trong
chương trình dạy nghề và việc làm, Chính phủ luôn quan tâm đối với lực lượng thanh niên sau

×