Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

mot so bien phap giup hoc sinh hoc tot noi dung doi hinh doi ngu 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.31 KB, 15 trang )

1/ TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
NỘI DUNG ĐHĐN 6”
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì yếu tố con người
luôn chiếm vị trí hàng đầu. Muốn đáp ứng được mục tiêu đó đòi hỏi phải có con
người phải phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Để thực hiện được điều
này đòi hỏi phải có một quá trình giáo dục lâu dài từ khi trẻ mới sinh ra cho đến
lúc trưởng thành và đặc biệt nhất là ở các cấp độ, tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông. Tình hình công tác giáo dục thể chất trong nhà trường hiện
nay rất được chú trọng nhằm phát triển con người toàn diện chính. Vì vậy đòi
hỏi về cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tính cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen thụ động. Bản thân tôi là một
giáo viên dạy thể dục, tôi thấy trách nhiệm trước mắt của mình là hết sức nặng
nề và cấp bách nên cần phải tìm tòi, không ngừng học hỏi đồng nghiệp nhằm
đáp ứng yều cầu của bộ môn. Do vậy tôi chọn đề tài này, muốn góp một phần
nào đó vào công tác giảng dạy của chương trình thể dục khối 6. Mong các đồng
nghiệp hãy cùng tôi tham khảo tìm ra hướng đi tốt nhất để không ngừng đưa
chất lượng , hiệu quả học tập và giảng dạy bộ môn được tốt hơn.
Trong những năm vừa qua, việc giảng dạy theo hướng đổi mới phương
pháp trong việc thay sách giáo khoa dưới sự chỉ đạo của bộ GD - ĐT đã đem lại
những khởi sắc nhất định trong nhiều môn học ở trường THCS. Giáo viên không
còn truyền đạt kiến thức cho các em một cách thụ động nữa, mà giáo viên chỉ là
người chỉ đạo kiến thức, học sinh tích cực hoạt động, tìm tòi để lĩnh hội kiến
thức.
Thế nhưng xuất phát từ tình hình thực tế, đa số học sinh chỉ chú trọng vào
các môn: văn, toán, lí ....... Phần lớn các em thường xem nhẹ bộ môn thể dục, coi
môn thể dục là môn phụ. Từ đó dẫn đến các em chủ quan, xem thường môn học.
Do đó trong những gìơ học, các em chỉ học lơ là, lười hoạt động, ít tự giác học
tập nếu có thì gần như bắt buộc và cảm thấy nhàm chán trong giờ học. Bên cạnh
1


đó việc giáo viên lên lớp chưa đầu tư nhiều công sức và thời gian cho tiết dạy
dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
Để không ngừng đưa chất lượng giảng dạy môn thể dục, đặc biệt là môn
thể dục lớp 6 dạy theo chương trình đổi mới, bản thân tôi cùng với các đồng
nghiệp đưa ra một số phương pháp tích cực đã được vận dụng trong thực tế các
giờ lên lớp và bước đầu đã tạo cho các em sự hưng phấn, hứng thú trong tiết học
bằng các phương pháp giảng dạy phù hợp đặc thù bộ môn cũng như nội dung
từng tiết học. Từ dạy- học thông báo, giải thích, minh họa sang dạy học trực
quan kết hợp với giáo viên làm mẫu, phân tích, phân nhóm luyện tập tích cực,
giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà
giáo viên phải trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc
lập, hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kỹ năng,
thái độ theo yêu cầu của học sinh trên lớp. Học sinh hoạt động là chính, do vậy
đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực
hiện bài lên lớp có hiệu quả cao.
Vì vậy tôi cùng các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn chọn đề tài với mục
đích duy nhất là tạo cho học sinh không khí học tập sôi nổi cần thiết, dễ nắm bắt
được nội dung bài học thông qua các phương pháp lên lớp đa dạng .
1. Đối tượng giáo dục: Học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Huệ Đại
Lộc: Đây là lứa tuổi các em còn nhỏ, phần lớn các em rất hiếu động. Ở lứa tuổi
này các em chưa nhận thức đúng về những hành động của mình, vì vậy dễ bị lôi
cuốn bởi những tác động không tốt bên ngoài.
2. Trong các tiết học thể dục các em chưa có ý thức tự học chỉ hoạt động
theo yêu cầu của giáo viên. Từ đó dẫn đến các em chán nản khi học môn thể
dục. Nhiều khi các em hoạt động theo tính chất bắt buộc của giáo viên. Từ đó
tôi thường đặt vấn đề: làm sao để hấp dẫn lôi cuốn các em? Dạy thế nào để các
em hứng thú, tự giác hoạt động để lĩnh hội kiến thức? Đó là nỗi niềm trăn trở và
cũng chính là lí do tôi cùng đồng nghiệp chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp
học sinh học tốt nội dung ĐHĐN 6” Đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu giới
2

hạn trong lớp 6trường THCS Nguyễn Huệ trong thời gian từ năm 2003 đến năm
2008
3. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong quá trình giảng dạy những năm qua ở học sinh khối 6 trường THCS
Nguyễn Huệ bản thân tôi cùng đồng nghiệp thấy rằng, các nội dung của bộ môn
thể dục 6, hầu hết các em cảm thấy nhàm chán và ít thích học nội dung ĐHĐN
so với các nội dung khác như: chạy nhanh, chạy bền, nếm bóng, bật nhảy ........
Điều đó cũng dễ hiểu vì khi học nội dung ĐHĐN luôn đặt học sinh vào tính kỷ
luật cao, khi thực hiện động tác phải mạnh, rõ ràng, đẹp ....... Từ những điều đó
khiến cho các em cảm thấy gò bó, không tự do thoả mái như các nội dung khác.
Do đó khi học các em học chỉ thực hiện qua loa, đại khái đẫn đến kết quả học
tập của các em là không cao.
+ Về phía giáo viên: chưa có sự đầu tư cao cho tiết dạy, khi lên lớp chưa
vận dụng đúng phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học. Vì vậy
chưa phát huy được tính tự giác học tập của các em. Từ đó dẫn đến tình trạng
các em mệt mỏi, nhàm chán, thụ động trong tiết học. Chính vì lí do này, đòi hỏi
người giáo viên cần phải tư duy, sáng tạo trong việc giảng dạy bằng nhiều
phương pháp thiết thực để kích thích các em trong tiết học. Ngoài ra giáo viên
cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tranh ảnh và đồ dùng dạy học khác khi lên lớp.
+ Về phía học sinh: ở tuổi này các em rất hiếu động, do đó trong giờ học
các em thường không chú ý, không tập trung khi giáo viên giảng giải, làm mẫu
động tác, phân tích động tác. Hơn nữa các em còn chưa đầu tư cao cho tiết học
thể dục vì các em chỉ nghĩ đơn thuần đây là môn phụ. Do đó đòi hỏi các em cần
tập trung cao
Trong quá trình dạy học hiện nay, để đảm bảo thực hiện tốt phương pháp
dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng đến vai trò tích cực của học sinh,
khi lên lớp ta cần vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy, dùng nhiều tranh ảnh
để nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy, nhằm kính thích tính tự giác trong
học sinh. Trải qua thời gian thay sách từ năm 2004 đến nay bản thân tôi cùng
3

các đồng nghiệp nhận thấy rằng việc đầu tư phương pháp giảng dạy đa dạng và
đồ dùng dạy học trong từng tiết học là rất cần thiết.
4. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong quá trình giảng dạy những năm qua ( từ năm 2003 đến năm 2008 )
ở học sinh khối 6 trường THCS Nguyễn Huệ - Đại Lộc, bản thân tôi cùng các
đồng nghiệp nhận thấy các tiết học thể dục đặc biệt là nội dung ĐHĐN các em
học rất trầm, lười hoạt động, không tự giác tích cực học tập để lĩnh hội kiến
thức. Từ đó dẫn đến nhàm chán trong từng tiết học các em có hoạt động chăng
nữa cũng do giáo viên bắt buộc. vì vậy, kết quả học tập không cao.
Tôi đã tiến hành điều tra học sinh khối 6 năm học 2003-2004 về việc: “
Em cảm thấy như thế nào sau khi học tiết thể dục” Đa số các em trả lời là mệt
mỏi, nhàm chán, khó nắm bắt được kĩ thuật khi giáo viên truyền đạt .
- Năm học 2004-2005 chúng tôi tiến hành giảng dạy bằng nhiều phương
pháp dạy đổi mới kết hợp với quan sát tranh ảnh liên quan nội dung bài học kết
quả có sự thay đổi. Số học sinh trả lời là học tập mệt mỏi, nhàm chán, không
nắm bắt được kĩ thuật động tác trên lớp đã giảm đi nhiều so với năm học trước.
- Trước sự thay đổi về thái độ học bộ môn của học sinh, bản thân chúng
tôi cùng với các đồng nghiệp trong năm 2005-2006 tiếp tục tìm nhiều phương
pháp giảng dạy đổi mới cho từng nội dung tiết học. Kết quả thu được là rất khả
quan chỉ còn vài em cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán và không tiếp thu được kĩ
thuật động tác
Từ thực tế trên, bản thân tôi cùng các đồng nghiệp tìm ra một số nguyên
nhân dẫn đến học sinh không tích cực tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức khi học
nội dung ĐHĐN trong đó bao gồm các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
a. Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân thứ 1: Do giáo viên chưa tư duy, sáng tạo khi sử dụng
phương pháp giảng dạy trong tiết học, chưa tạo cho các em sự hưng phấn trong
4
khi học. Ngoài ra không lồng ghép phù hợp các nội dung học, dẫn đến các em

nhàm chán trong mỗi tiết học
+ Nguyên nhân thứ 2: Học sinh còn chủ quan, thụ động trong tiết học, nên
thái độ học tập không tốt dẫn đến kết quả học tập không cao.
+ Nguyên nhân thứ 3: Hầu hết các nội dung ĐHĐN các em đã được học ở
tiểu học. Do đó các em coi thường, chủ quan nên tập qua loa, đại khái, dẫn đến
kết quả học tập không cao
+ Nguyên nhân thứ 4: Do đặc thù môn học nên phần lớn các tiết dạy giáo
viên chưa sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh ...... nhất là đối với nội dung
ĐHĐN.
Sau thời gian thực hiện nôi dung đề tài “ Một số biẹn pháp giúp học sinh
học tốt nội dung ĐHĐN 6” qua trải nghiệm thực tế trong thời gian dạy bộ môn
thể dục trường THCS Nguyễn Huệ, bản thân tôi cùng các đồng nghiệp đã rút ra
một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của bộ môn thể dục nói chung
và nội dung ĐHĐN riêng trong nhà trường cụ thể như sau:
b. Biện pháp:
*Biện pháp 1:
- Chúng ta thường nói với nhau rằng “học sinh bây giờ lười vận động quá,
không tự giác trong học tập ” nhưng chúng ta quên rằng chưa tự hỏi bản thân đã
lên lớp vậy là tốt chưa? Dạy như vậy đã lôi cuốn học sinh chưa?...Theo tôi để có
tiết dạy tốt, lôi cuốn học sinh đòi hỏi người giáo viên cần phải chịu khó tìm tòi,
chuẩn bị kiến thức vững vàng cũng như các phương pháp dạy học hiệu quả thì
chắc chắn học sinh sẽ học tập tốt. Cụ thể như sau:
+ Đối với nội dung ĐHĐN lớp 6, trong cách dạy các nội dung trước hết
chúng ta cần tạo cho các em không khí thoải mái trong học tập nhằm phát huy
tính tích cực của các em .
+ Trong tất cả các nội dung học đều có trò chơi thi đấu nhằm kích thích
các em
Vd: Trong khi học nội dung “ Tập hợp hàng ngang- hàng dọc-dóng hàng” Tôi
thường cho các tổ thi đấu với nhau, trong vòng 30 giây các tổ phải tập trung
5

nhanh. Sau thời gian đó nếu tổ nào chưa tập trung xong hoặc hàng chưa thẳng
thì tổ đó thua và sẽ bị phạt ( hát-múa-lò cò...)
+ Trong nội dung học “ giậm chân – đi đều” sau khi cho các tổ tự tập gv
đi đến các tổ kiểm tra sửa sai cho các em. Sau đó tôi cho các tổ thi đấu với nhau.
Mỗi tổ cử 4-6 em thực hiện tốt nhất để thi đấu cùng nhau. Tổ nào có số em sai
nhiều tổ đó sẽ bị phạt “ lò cò quanh lớp 2 vòng”
- Ngoài ra khi giảng dạy nội dung ĐHĐN chúng ta cần phải chọn lựa
chọn cho mình phương pháp lên lớp phù hợp với nội dung bài học. Chẳng hạn
khi dạy mới động tác “ đi đều vòng trái – vòng phải”. Chúng ta có thể thực hiện
như sau:
+ Giới thiệu động tác
+ Làm mẫu động tác đó. ( khẩu lệnh to, rõ ràng, nhấn mạnh được những
điểm cần thiết”
+ Phân tích kĩ động tác. (Nêu khẩu lệnh của động tác, sau đó phân tích
từng cử động của của từng nhịp và nhấn mạnh khi vòng bên nào thì dự lệnh và
động lệnh rơi vào chân phải. Tiếp đó bạn nên làm mẫu kỉ thuật lại lần nữa
+ Giaó viên chỉ huy học sinh tập luyện ( trước hết chúng ta điều chỉnh đội
hình ngay ngắn và đúng cự ly. Sau đó bạn cho đội hình đi đều, khi đội hình đi
đều tương đối ổn định thì bạn hô khẩu lệnh “vòng trái – vòng phải bước”
+ Hs thực hiện xong chúng ta phải nhận xét và cho các em nhận xét lẫn
nhau.
- Bên cạnh đó khi dạy ĐHĐN chúng ta nên lồng ghép các nội dung học
khác vào để tránh sự nhàm chán ở học sinh. Sau khi quỹ thời gian dạy ĐHĐN đã
hết, bạn cũng có thể dành ít thời gian xuyên suốt trong môn học cả năm để các
em ôn lại và hoàn chỉnh hơn.
* Biện pháp 2:
- Đa số phụ huynh các em có quan điểm rằng muốn có kiến thức chỉ cần
học các môn văn hoá là đủ. Từ đó dẫn đến thái độ học tập bộ môn thể dục của
các em không hứng thú và không tích cực có chăng chỉ là giáo viên bắt buộc. Vì
6

×