Tải bản đầy đủ (.pdf) (377 trang)

Ca nhan, thi truong, chu nghia tu ban, va nha nuoc (khai minh 9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 377 trang )

CÁ NHÂN, THỊ TRƯỜNG,

CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN, và NHÀ NƯỚC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. TỔNG QUAN VỀ HIẾN PHÁP HOA KÌ
2. QUYỀN LỰC CỦA TỔNG THỐNG
3. VAI TRÕ CỦA TƢ PHÁP ĐỘC LẬP
4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỘC LẬP TƢ PHÁP
5. DÂN SỰ KIỂM SOÁT QUÂN SỰ
6. TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM RULE OF LAW TẠI HOA KỲ
KHAI MINH SỐ 9

7. KIỂM SOÁT VÀ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC

8. NHỮNG LUẬN CƢƠNG LIÊN BANG – A.HAMILTON, J.MADISON, J.JAY
1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................................. 4
PHẦN I: CÁ NHÂN ......................................................................................................................................... 5
CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ................................................................................................................................... 6
CHỦ NGHĨA TỰ DO CÁ NHÂN...................................................................................................................... 14
BÀN VỀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN .................................................................................................................... 28
CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ TRI THỨC............................................................................................................ 30
CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ TỰ DO: NHỮNG CÂY CỘT TRỤ SỐNG ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂN CHÍNH . 34
CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ĐỐI ĐẦU VỚI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ..................................................................... 39
CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ĐỐI LẬP VỚI CHỦ NGHĨA VỊ KỈ ................................................................................ 50
PHẦN II: THỊ TRƯỜNG TỰ DO .................................................................................................................... 55


KINH TẾ THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ? ...................................................................................................................... 56
GIÁ CẢ TỪ ĐÂU MÀ RA? ............................................................................................................................. 83
NHỮNG PHẨM CHẤT ĐÁNG QUÝ CỦA NỀN KINH TẾ TỰ DO ...................................................................... 92
HAI MƯƠI NGỘ NHẬN VỀ THỊ TRƯỜNG ................................................................................................... 108
THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẠO ĐỨC ....................................................................................................................... 141
PHẦN III: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ................................................................................................................ 150
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN .................................................................................................................................. 151
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÀ GÌ?....................................................................................................................... 165
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ............................................................................................ 197
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ NỀN TẢNG LUÂN LÝ............................................................................................ 208
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG. CÁNH HỮU VÀ CÁNH TẢ SAI LẦM Ở NHỮNG ĐIỂM
NÀO ........................................................................................................................................................... 221
VÌ SAO CÁC NHÀ TRÍ THỨC PHẢN ĐỐI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN? ................................................................... 248
AYN RAND VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: CUỘC CÁCH MẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC ................................................... 260
PHẦN IV: TƯ HỮU, TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, VÀ NHÀ NƯỚC ....................................................................... 277
SỞ HỮU ..................................................................................................................................................... 278
SỞ HỮU TƯ NHÂN .................................................................................................................................... 281
TƯ HỮU LÀ CỐT LÕI CỦA TỰ DO .............................................................................................................. 297
TỰ DO........................................................................................................................................................ 300
CƠ SỞ KINH TẾ CỦA TỰ DO....................................................................................................................... 303
2


BÌNH ĐẲNG ............................................................................................................................................... 314
BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ TÀI SẢN VÀ THU NHẬP.............................................................................................. 318
ĐẠO LÍ CỦA BÌNH ĐẲNG VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÃ HỘI THỊ TRƯỜNG ............................................ 322
BẢN CHẤT CỦA CHÍNH PHỦ ...................................................................................................................... 330
NHÀ NƯỚC VÀ DÂN CHỦ, VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC .......................................................................... 342
CHÍNH QUYỀN TRONG MỘT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .......................................................................... 355
VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .................................................................... 368


3


LỜI NÓI ĐẦU
Thƣa các bạn,
Đây là tập hợp các bài viết về quan hệ giữa cá nhân, thị trƣờng, và nhà nƣớc do chúng
tôi tổng hợp. Tập đƣợc chia thành 4 phần: Phần 1 trình bày về cá nhân và chủ nghĩa cá
nhân, Phần 2 trình bày về thị trƣờng tự do, Phần 3 trình bày về chủ nghĩa tƣ bản, và Phần
4 trình bày về vai trò của nhà nƣớc đối với các yếu tố ở trên nhƣ cá nhân, thị trƣờng tự
do…Hi vọng sau khi đọc xong tập tài liệu, các bạn có đƣợc một cách nhìn đúng đắn hơn
về vai trò của con ngƣời, thị trƣờng, nhà nƣớc.
Những bài viết trong tập tài liệu này chúng tôi tuyển chọn từ các tài liệu trên mạng,
có trích dẫn nguồn, nếu chủ các bài viết có yêu cầu không cho phép sử dụng thì hãy cho
chúng tôi biết, chúng tôi sẽ rút bài đó ra khỏi tuyển tập này. Mọi thắc mắc, hoặc góp ý
xin liên hệ theo địa chỉ sau: Các bạn cũng có thể đọc
thêm

các

tài

liệu

của

nhóm

theo


địa

chỉ

sau:

khaiminhvn.org,

tinhthankhaiminh.blogspot.com và />Trân trọng,
KHAI MINH

4


PHẦN I: CÁ NHÂN

5


CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
Chủ nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ nghĩa là một thuật ngữ đƣợc sử dụng để
mô tả một cách nhìn nhận trên phƣơng diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn
mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc lập của con ngƣời và tầm quan trọng của tự do
và tự lực của mỗi cá nhân. Những ngƣời theo chủ nghĩa cá nhân chủ trƣơng không hạn
chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa
chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nƣớc, hoặc bất kỳ một nhóm
hay một thể chế nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận, chủ
nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là đối lập với những chủ
thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia
cần đƣợc đặt ƣu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập

với quan điểm truyền thống, tôn giáo, tức đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần
sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự lựa
chọn hành động của cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân có mối quan hệ phức tạp với chủ nghĩa vị kỷ (hiểu đơn giản là ích kỷ).
Mặc dù một số nhà cá nhân chủ nghĩa cũng là những ngƣời vị kỷ, các nhà cá nhân chủ
nghĩa thƣờng không tranh luận rằng ích kỷ về bản chất là tốt vốn có ngay từ khi sinh ra.
Thay vào đó, họ tranh luận rằng các cá nhân không có trách nhiệm ràng buộc nào đối với
các áp đặt của xã hội (đạo đức); họ quan niệm rằng các cá nhân cần đƣợc tự do lựa chọn
theo đuổi cách sống ích kỷ cũng nhƣ bất kỳ cách sống nào khác phù hợp với mong muốn
của họ. Một số các nhà các nhân chủ nghĩa khác lại tranh luận rằng vị kỷ là "tính tƣơng
đối của đạo đức" và mô tả tính ích kỷ là một bản chất tốt.
Từ nguyên
Khái niệm "chủ nghĩa cá nhân" lần đầu tiên đƣợc các nhà xã hội Pháp theo đuổi học
thuyết của Saint-Simon sử dụng để mô tả cái mà họ tin là nguyên nhân của sự phân rã xã
hội Pháp sau Cách mạng 1789. Thuật ngữ tuy nhiên đã đƣợc sử dụng trƣớc đó một cách
6


tiêu cực bởi các nhà tƣ tƣởng của phe phản đối cuộc Cách mạng Pháp theo trƣờng phái
Thần luận nhƣ Joseph de Maistre khi họ phản đối chủ nghĩa tự do trong chính trị. Các nhà
xã hội chủ nghĩa theo học thuyết của Saint-Simon không phản đối chủ nghĩa tự do chính
trị nhƣng họ nhìn nhận "chủ nghĩa cá nhân" là một hình thức của "chủ nghĩa vị kỷ" hoặc
"vô chính phủ" hay "là sự bóc lột tàn nhẫn giữa con ngƣời với chính con ngƣời trong xã
hội công nghiệp hiện đại". Trong khi các nhà phản đối chủ nghĩa cá nhân theo phái bảo
thủ tấn công quan điểm bình đẳng chính trị do cuộc Cách mạng mang lại thì các nhà xã
hội theo học thuyết Saint-Simon phê phán laissez-faire (chủ nghĩa tự do trong kinh tế), vì
sự đổ vỡ của chủ nghĩa tự do trong kinh tế khi không thể giải quyết đƣợc vấn đề gia tăng
bất bình đẳng giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Chủ nghĩa xã hội, một thuật ngữ đƣợc
những ngƣời theo thuyết Saint-Simon đƣa ra, là nhằm mang lại "sự hài hòa xã hội."
Trong tiếng Anh, thuật ngữ "chủ nghĩa cá nhân" lần đầu đƣợc sử dụng là bởi các nhà theo

thuyết của Owen vào những năm 1830, mặc dù còn chƣa rõ là họ có bị ảnh hƣởng của
các nhà xã hội Saint-Simon hay không hay là họ tự đƣa ra thuật ngữ này một cách độc
lập.[3] Tại Anh thuật ngữ đƣợc sử dụng với ý nghĩa tích cực hơn trong các tác phẩm của
James Elishama Smith. Mặc dù ban đầu ông cũng là một nhà xã hội chủ nghĩa theo phái
Owen nhƣng sau đó ông đã từ bỏ ý tƣởng tập thể về tài sản của chủ nghĩa này và thấy ở
chủ nghĩa tự do một "chủ thuyết hoàn mỹ" cho phép phát triển "tính sáng tạo bẩm sinh
ban đầu." Không có chủ nghĩa cá nhân, Smith lập luận, các cá nhân không thể tạo ra
những tài sản đồ sộ để làm tăng hanh phúc của mỗi cá nhân.[3] William Maccall, một
nhà Nhất thể, và có thể là bạn của Smith, đƣa ra khái niệm này sau đó với ảnh hƣởng
củaJohn Stuart Mill, Thomas Carlyle, và Chủ nghĩa Lãng mạn Đức, với cùng một hàm ý
tích cực năm 1847 trong tác phẩm "Elements of Individualism".
Chủ nghĩa cá nhân trong chính trị
Trong triết học chính trị, học thuyết cá nhân về nhà nƣớc quan niệm rằng nhà nƣớc cần
giữa vai trò bảo vệ sự tự do hành động của mỗi cá nhân theo đúng mong muốn của cá
nhân đó chừng nào mà sự tự do đó không động chạm đến sự tự do của các cá nhân khác.
7


Điều này đối lập với các học thuyết tập thể về chính trị, mà theo các học thuyết này thay
vì để cá nhân theo đuổi mục đích của bản thân họ thì nhà nƣớc đảm bảo cá nhân phục vụ
cho quyền lợi chung của xã hội. Thuật ngữ cũng đƣợc sử dụng để mô tả "sự sáng tạo của
cá nhân" và "sự tự do của cá nhân" nói chung, có lẽ đƣợc mô tả tốt nhất bằng một từ tiếng
Pháp là "laissez faire," nguyên nghĩa là một động từ hàm ý "để [ngƣời dân] làm" [đối với
những ngƣời bản thân họ biết cách làm].
Trên thực tế, các nhà cá nhân chủ nghĩa chủ yếu quan tâm tới việc bảo vệ sự tự trị của
mỗi cá nhân trƣớc những ràng buộc của các thể chế xã hội (nhƣ nhà nƣớc) áp đặt lên.
Nhiều nhà cá nhân chủ nghĩa đặc biết chú ý đến việc bảo vệ sự tự do của thiểu số trƣớc
mong muốn của đa số và xem cá nhân là một thiểu số nhỏ nhất. Ví dụ, các nhà cá nhân
chủ nghĩa phản đối các hệ thống dân chủ trừ phi có các bảo đảm hiến pháp bảo vệ sự tự
do của cá nhân khỏi bị loại bỏ bởi quyền lợi của đa số. Các quan điểm này mở rộng sang

cả lĩnh vực tự do về kinh tế và dân sự. Một mối lo ngại chung điển hình của các nhà cá
nhân chủ nghĩa là sự tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và thƣơng mại trong tay
nhà nƣớc hay chính quyền thành phố. Cơ sở của việc phản đối này là: một, các đại diện
do dân bầu không có đủ trình độ, hay không có đủ trách nhiệm cần thiết để quản lý các
doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều tháo vát, và cũng còn phải tốn khống ít tiền công trong
quản lý hành chính; hai, tình trạng "sức khỏe của nhà nƣớc" phụ thuộc vào việc sự cố
gắng của mỗi cá nhân để thực hiện lợi ích riêng của họ (những cá nhân cũng giống nhƣ
"tế bào" là nơi chứa sự sống của cơ thể). Chủ nghĩa cá nhân có thể có cách tiếp cận cực
đoan nhƣ chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân.
Đối với một số nhà cá nhân chủ nghĩa chính trị, những ngƣời có quan điểm đƣợc gọi
là chủ nghĩa cá nhân phƣơng pháp, thuật ngữ "xã hội" có thể không bao giờ có một ý
nghĩa nào khác ngoài nghĩa là tập hợp rất lớn của các cá nhân. Xã hội không bao giờ tồn
tại bên ngoài hay ở trên cá nhân, và do vậy không thể đƣợc phép tiến hành bất cứ hành
động nào vì hành động cần có chủ ý mà chủ ý cần có chủ thể và toàn thể xã hội không
phải là một chủ thể; chỉ có cá nhân mới là chủ thể. Cũng quan điểm nhƣ vậy nhƣng với
8


nhà nƣớc, họ quan niệm nhà nƣớc là tập hợp của các cá nhân. Mặc dù các nhà nƣớc dân
chủ đƣợc bầu bởi phổ thông đầu phiếu, sự thật vẫn là tất cả các hoạt động của nhà nƣớc
vẫn đƣợc tiến hành nhƣ là phƣơng tiện có chủ ý và là hành động của một số cá nhân. Nói
thẳng ra là nhà nƣớc không hề hành động. Ví dụ, đôi khi "chúng ta" cần phải ra quyết
định ban hành một chính sách nào đó, và đôi khi việc vận hành chính sách này cũng tức
là thực thể gọi là "xã hội" ủng hội chính sách đó và do vậy chính sách đó đƣợc xem là
hợp lẽ. Các nhà cá nhân chủ nghĩa phƣơng pháp chỉ ra rằng "chúng ta" thực ra không ban
hành hay tiến hành chính sách nào cả; trong số những ngƣời đi bầu, một nhóm bầu ủng
hộ chính sách, tất cả những ngƣời này thực ra là cá nhân, và một nhóm khác bầu chống
lại. Quyết định đƣợc ban hành không phải bởi "nhân dân", hoặc "nhà nƣớc"; mà chỉ bởi
những ngƣời thắng trong cuộc bầu. Điều này là rất quan trọng vì trong bất cứ một quyết
định tập thể nào đều tồn tại các cá nhân phản đối chính sách và do vậy mà nguyện vọng

của họ bị phủ quyết hay nói cách khác việc sử dụng từ "chúng ta" xem ra đã bỏ qua sự
thật này. Các nhà cá nhân chủ nghĩa muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cá nhân và
tránh nhập các quyết định cá nhân này thành cái gọi là tập thể. Vì những lý do này, các
nhà cá nhân chủ nghĩa phƣơng pháp không đồng ý với lập luận nhƣ "chúng ta xứng đáng
với nhà nƣớc mà chúng ta có vì chúng ta đang phục vụ chính chúng ta", vì lẽ các nhà cá
nhân chủ nghĩa và có thể cả nhiều ngƣời khác nữa không đồng ý với các hành động mà
các cá nhân đang nắm quyền lực nhà nƣớc đƣa ra. Tuy vậy nhiều cá nhân có thể đã quen
dùng từ "chúng ta" để chỉ nhà nƣớc hoặc xã hội vì lý do dùng đã quen cũng không sao
nếu nhớ rằng những thực thể này gồm tập hợp các cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân và xã hội
Khế ƣớc xã hội của Jean-Jacques Rousseau cho rằng mỗi cá nhân hàm chứa một khế ƣớc
giao nộp ý chí nguyện vọng của bản thân cho cái gọi là "ý chí nguyện vọng chung của
quần chúng". Quan điểm ủng hộ việc xem ý chí nguyện vọng của cá nhân thấp hơn ý chí
nguyện vọng tập thể này về cơ bản là đối lập với triết học cá nhân chủ nghĩa. Một cá
nhân tham gia xã hội để mở rộng hơn nữa quyền lợi của mình hay chí ít cũng để đòi
9


hỏi quyền phục vụ cho quyền lợi của mình, mà không quan tâm đến quyền lợi của xã hội
(ngay cả khi nhà cá nhân chủ nghĩa không phải là nhà vị kỷ). Ngƣời cá nhân chủ nghĩa
không tin vào bất cứ một học thuyết triết học nào nếu những học thuyết này đòi hỏi họ
phải hy sinh quyền lợi của cá nhân họ vì những nguyên nhân xã hội nào đó cao cả hơn.
Rousseau có thể sẽ lập luận, dĩ nhiên, rằng quan niệm của ông về "ý chí chung" không
phải là một tập hợp giản đơn của các ý chí cá nhân và chính xác ra thì sẽ mở rộng quyền
lợi của các cá nhân (ràng buộc của bản thân luật pháp sẽ làm lợi cho cá nhân, vì nếu thiếu
sự tôn trọng pháp luật thì theo quan điểm của Rousseau, sẽ xuất hiện một dạng không
biết và lệ thuộc vào dục vọng của một cá nhân thay vì là vào lý trí độc lập).
Xã hội và các nhóm có thể khác nhau, trong chừng mực mà xã hội hay các nhóm dựa trên
những "bản thể" (cá nhân, và có thể hiểu, còn tranh cãi, là cả quyền lợi của cá nhân) thay
vì là những hành vi có tính "thực thể khác" (có định hƣớng nhóm, hay của nhóm, của xã

hội). Còn có sự phân biệt, liên quan đến ngữ cảnh này, giữa xã hội "phƣờng hội" (nhƣ
thời Trung cổ Châu Âu) với "chuẩn mực có liên kết nội tại", và các xã hội "hổ thẹn" (nhƣ
ở Nhật Bản khi "mang lại sự hổ thẹn cho tổ tiên của ai đó") với "chuẩn mực có liên kết
bên ngoài", khi ngƣời ta xem phản hồi của ngƣời khác lên hành động của mình xem có
"chấp nhận đƣợc" hay không (còn gọi là "ý nghĩ của cả nhóm").
Phạm vi mà xã hội, hoặc các nhóm là "cá nhân" có thể thay đổi theo thời gian và giữa các
quốc gia. Ví dụ, xã hội Nhật Bản có tính định hƣớng nhóm hơn (ví dụ nhƣ các quyết định
thƣờng do đồng thuận cả nhóm thay vì là bởi các cá nhân), và có lập luận rằng "tính cá
nhân ít phát triển" (so với phƣơng Tây). Ở Mỹ thì có suy nghĩ thông thƣờng rằng là con
ngƣời là điểm kết cá nhân của hành vi, trong khi ở các xã hội châu Âu lại có xu hƣớng tin
vào "tinh thần công", chi tiêu "xã hội" của nhà nƣớc, và các hoạt động "công cộng".
John Kenneth Galbraith đƣa ra một phân tách cổ điển giữa "ảnh hƣởng tƣ nhân và sự
nghèo khổ công cộng" ở Mỹ, và sự nghèo khổ tƣ nhân và ảnh hƣởng công cộng tại châu
Âu, và có tồn tại mối tƣơng quan giữa chủ nghĩa cá nhân với mức độ can thiệp công và
việc đánh thuế.
10


Chủ nghĩa cá nhân thƣờng là đối lập với chủ nghĩa cực quyền và chủ nghĩa tập thể, nhƣng
trên thực tế có hàng loạt các hành vi trung gian trải từ mức độ xã hội đến các xã hội có
tính cá nhân cao (nhƣ tại Mỹ) thông qua các xã hội hỗn hợp (thuật ngữ nƣớc Anh sử dụng
sau Thế chiến II) đến xã hội tập thể. Đồng thời, nhiều nhà theo chủ nghĩa tập thể (đặc biệt
những ngƣời ủng hội chủ nghĩa vô chính phủ hoặc chủ nghĩa xã hội tự do) chỉ ra sự khác
nhau khá lớn giữa chủ nghĩa tập thể tự do và thực tiễn trong chủ nghĩa cực quyền.
Chủ nghĩa cá nhân, đôi khi cũng gần gũi với các biến thể của chủ nghĩa vô chính phủ cá
nhân, chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa tự do cổ điển, thông thƣờng quan niệm rằng cá
nhân biết rõ nhất và sâu sắc nhất và các nhà chức trách đại diện cho quyền lực công
hoặc xã hội có quyền can thiệp vào quá trình ra quyết định của cá nhân chỉ khi có nhu cầu
cấp thiết xuất hiện (và đôi khi có thể không trong những hoành cảnh nhƣ vậy). Kiểu tranh
luận này thƣờng thấy khi liên hệ tới các tranh cãi về chính sách liên quan đến điều tiết

nền công nghiệp.
Chủ nghĩa cá nhân trong kinh tế
Học thuyết chủ nghĩa cá nhân kinh tế xem mỗi cá nhân cần đƣợc tự quyết trong các quyết
định kinh tế của mình, đối lập với các quyết định do nhà nƣớc, hoặc cộng đồng đƣa ra
cho anh ta. Hơn thế, chủ nghĩa cá nhân kinh tế chủ trƣơng sở hữu tƣ nhân tài sản, đối lập
với các cơ cấu tổ chức tập thể hay nhà nƣớc. Chủ nghĩa tƣ bản thƣờng đƣợc nói đến nhƣ
là một hệ thống kinh tế dựa trên những quan điểm này. Dạng cấp tiến của chủ nghĩa tƣ
bản thừa kế sâu sắc tƣ tƣởng cá nhân chủ nghĩa trong kinh tế và đƣợc gọi là chủ nghĩa tƣ
bản laissez-faire.
Các nhà phê bình chủ nghĩa tƣ bản hiện đại đôi khi lập luận rằng chủ nghĩa tƣ bản không
chỉ dựa trên các cá nhân mà chủ yếu dựa trên các hãng và các thể chế, và vai trò của các
cá nhân là phụ thuộc vào các thể chế này. Tuy nhiên, so sánh với nhiều dạng khác nhau
của chủ nghĩa tập thể trong chính trị, chủ nghĩa tƣ bản thƣờng vẫn đƣợc xem là cá nhân
vì sự tham gia của các thể chế là tự nguyện và là sự lựa chọn của cá nhân. Dĩ nhiên, chủ
nghĩa tƣ bản có thể cũng phát triển cả trong những xã hội tập thể với sự lựa chọn của cá
11


nhân. Sự khác biệt ở đây là sự lựa chọn này dựa trên cái gì: nhu cầu cá nhân hay nhu cầu
tập thể.
Chủ nghĩa cá nhân và lịch sử nước Mỹ
Vào thời kỳ hình thành nƣớc Mỹ, nhiều công dân tại đây đã đến nƣớc Mỹ do chạy trốn từ
những áp bức tôn giáo hay nhà nƣớc ở châu Âu và do vậy chịu ảnh hƣởng của các tƣ
tƣởng bình đẳng bác ái mà sau này đƣợc diễn tả trong cuộc Cách mạng Pháp. Những ý
tƣởng nhƣ vậy cũng đã ảnh hƣởng đến những Cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ (chủ nghĩa
Jefferson) những ngƣời tin rằng nhà nƣớc cần đảm bảo bảo vệ quyền cá nhân bằng bản
thân hiến pháp; ý tƣởng này đã dẫn đến việc thông qua Tu chính Hiến pháp về Quyền
Công dân. Theo Ronald Scollon, "ý tƣởng căn bản Mỹ của chủ nghĩa nghĩa cá nhân " có
thể tóm tắt bằng hai mệnh đề: 1. Cá nhân là cơ sở của tất cả các thực tại và tất cả các xã
hội. 2. Cá nhân đƣợc xác định bởi những gì không phải là anh ta hay chị ta". Giải thích

mệnh đề thứ hai, ông nói chủ nghĩa cá nhân Mỹ nhấn mạnh rằng cá nhân là chủ
thể khôngphụ thuộc vào bất kỳ một sự tài phán nào của pháp luật và là một chủ thể
"không" phụ thuộc tiền lệ hay truyền thống.
Các quan điểm đối lập
Chủ nghĩa cá nhân có ý tiêu cực trong một số xã hội và môi trƣờng nhất định, những nơi
xem chủ nghĩa cá nhân gắn liền với chủ nghĩa vị kỷ. Ví dụ, chủ nghĩa cá nhân bị phê
phán nặng nề nhất ở các nƣớc Đông Á nơi mà các hành vi vị kỷ theo truyền thống bị xem
là những hành vi phản bội của ngƣời đó trƣớc những ngƣời mà cá nhân đó có nghĩa vụ
(ví dụ gia đình hay công ty). Sự thiếu vắng của hệ thống y tế toàn diện tại Mỹ, bắt nguồn
từ niềm tin vào trách nhiệm của cá nhân (chứ không phải là xã hội), bị chỉ trích nặng nề
tại châu Âu và các nƣớc khác nơi có hệ thống y tế toàn diện (thƣờng sử dụng vốn từ
nguồn thuế) nhằm bảo vệ cá nhân trƣớc những thăng trầm của đời sống hay những vấn đề
về sức khỏe.
Những ngƣời ủng hộ những hoạt động công cộng và trách nhiệm xã hội tranh luận rằng
chính sách của họ là có lợi cho cá nhân, và chủ nghĩa cá nhân cực đoan có thể làm tổn
12


thƣơng chính bản thân cá nhân. Nhƣng những ngƣời không ủng hộ lại cho rằng những
hoạt động công có thể có hậu quả không lƣờng trƣớc nằm ngoài phạm vi mà những chính
sách này dự định giải quyết. Nhiều nhà cá nhân chủ nghĩa cho rằng lập luận "có lợi cho
cá nhân" là không thích hợp và rằng chủ nghĩa cá nhân không phải là nói nhiều về quyền
lợi cá nhân mà là sự lựa chọn của cá nhân.
Alexis de Tocqueville, với tác phẩm Dân chủ ở Mỹ đƣợc dịch sang tiếng Anh năm 1840
(xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1835) cũng sử dụng thuật ngữ này. Tocqueville mô tả
ngƣời Mỹ có tính cá nhân rất cao và tin rằng chủ nghĩa cá nhân không thể tách rời khỏi
quan điểm kiểu Mỹ về nền dân chủ bình đẳng. Ông viết, "Không chỉ nền dân chủ khiến
ngƣời ta quên đi tổ tiên của họ, mà còn ảnh hƣởng đến con cháu họ và tách rời họ ra khỏi
hiện tại, Mỗi một con ngƣời giờ đây bị quẳng vĩnh viễn trở lại với bản thể của mình, và
có nguy cơ là anh ta sẽ bị nhốt trong nỗi cô đơn của tâm hồn." Và, "Chủ nghĩa cá nhân là

một cảm nhận lạnh lùng và chín muồi, nó vứt bỏ từng thành viên của cộng đồng bằng
cách chặt đứt bản thân anh ta rời khỏi cộng đồng của anh ta và kéo anh ta rời khỏi gia
đình và bạn bè của anh ta, vì vậy sau khi anh ta đã tự tạo cho mình một vòng tròn nhỏ của
riêng mình, anh ta sẵn sàng rời bỏ xã hội chung để đi tới chính mình. Ích kỷ nảy sinh
ngay từ khi sinh nhƣ là một bản chất mù quáng; chủ nghĩa cá nhân tiến triển từ những
phán xét sai lầm hơn là từ những cảm nhận đồi trụy; chủ nghĩa cá nhân phát sinh từ sự
thiếu hiểu biết của trí óc hơn là từ sự bƣớng bỉnh của con tim. Tính tự kỷ nhốt chặt hòn
ngọc của đức hạnh trong tối tăm; chủ nghĩa cá nhân, ban đầu, chỉ liếm đức hạnh của cuộc
sống chung; nhƣng lâu dài chủ nghĩa cá nhân tấn công và phá hủy tất cả các đức hạnh
khác và với thời gian nhốt tất cả trong tầm thấp hèn của ích kỷ.
(Nguồn: />1_nh%C3%A2n)

13


CHỦ NGHĨA TỰ DO CÁ NHÂN
Tại các nƣớc nói tiếng Anh chủ nghĩa tự do cá nhân, hay đơn giản gọi là chủ nghĩa tự
do (libertarianism), thƣờng đƣợc dùng để chỉ một học thuyết triết học chính trị cho rằng
mỗi ngƣời là chủ sở hữu tuyệt đối cuộc sống của chính họ và cần đƣợc tự do làm bất cứ
thứ gì họ muốn đối với cá nhân hoặc tài sản của họ, chừng nào họ tôn trọng tự do của
ngƣời khác.
Có hai kiểu ngƣời tự do chính: ngƣời kết quả và ngƣời tranh đấu cho quyền.[1] Ngƣời
tranh đấu cho quyền cho rằng đạo đức phổ quát nhất chính là tất cả các mối quan hệ
tƣơng tác giữa ngƣời với ngƣời, bao gồm cả tƣơng tác giữa nhà nƣớc và các cá nhân đơn
lẻ, cần phải dựa trên sự tự nguyện và đồng thuận. Họ cho rằng việc khởi xƣớng bạo lực
bởi một ngƣời hay một chính thể chống lại ngƣời khác hoặc tài sản của ngƣời khác — ở
đây "bạo lực" có nghĩa là việc sử dụng bạo lực thực thể hay đe dọa sử dụng nó hoặc tiến
hành gian lận chống lại ai đó — mà ngƣời đó không hề khởi xƣớng bạo lực thực thể, đe
dọa hay gian lận trƣớc đó, là vi phạm nguyên tắc. Hình thức chủ nghĩa tự do này đi liền
với ngƣời theo chủ nghĩa khách thể, cũng nhƣ ngƣời vô chính phủ cá nhân những ngƣời

xem rằng để nguyên tắc trên đƣợc thực hiện đòi hỏi phải có sự phản kháng lien tục đối
với nhà nƣớc.
Ngƣời tự do kết quả không có quan điểm chống đối lại việc "khởi xƣớng bạo lực," mà
ủng hộ các hành động này vì họ tin vào việc thực hiện các hành động này sẽ dẫn đến
phúc lợi chung tối đa hay hiệu quả tối ƣu cho cả xã hội. Mặc dầu họ có đồng ý với việc
nhà nƣớc có thể khởi xƣớng một số biện pháp bạo lực cần thiết để mang lại kết quả tốt
cho cả xã hội, họ cho rằng việc để cho tự do cá nhân càng lớn thì càng hiệu quả để đạt
đƣợc mục đích cuối cùng. Kiểu chủ nghĩa tự do này gắn liền với Milton
Friedman, Ludwig von Mises và Friedrich Hayek.
Ngƣời theo chủ nghĩa tự do thƣờng không phản đối bạo lực đƣợc sử dụng để chống lại
những biện pháp gây hấn khác đã đƣợc khởi xƣớng từ trƣớc đó, bao gồm cả bạo lực, gian
14


lận và vi phạm phạm vi sở hữu của ngƣời khác. Ngƣời theo chủ nghĩa tự do ủng hộ một
thứ đạo đức tự chịu trách nhiệm trƣớc bản than và phản đối kịch liệt nhà nƣớc phúc lợi,
vì họ tin rằng áp đặt ai đó phải hỗ trợ ngƣời khác là sai trái về mặt đạo đức, cuối cùng chỉ
là phản tác dụng, hoặc là do cả hai. Ngƣời theo chủ nghĩa tự do cũng phản đối kịch
liệt chế độ cƣỡng bách tòng quân, vì họ chống lại chế độ nô lệ và lao động không tự
nguyện.
Lưu ý về thuật ngữ: Một số tác giả coi ngƣời theo chủ nghĩa tự do cá nhân (libertarian) là
ngƣời tự do cổ điển (classical liberal). Đồng thời, nhiều ngƣời sử dụng "triết học tự do"
để chỉ chủ nghĩa tự do cá nhân, chủ nghĩa tự do cổ điển hay cả hai.
Nguyên tắc
Tâm điểm của chủ nghĩa tự do là nguyên tắc sở hữu chính mình. Đối với ngƣời tự do,
một cá nhân con ngƣời đơn lẻ là chủ thể của tất cả thân thể họ, mở rộng ra là cả cuộc
sống, tự do và tài sản. Nhƣ vậy, ngƣời tự do xác định tự do là hoàn toàn tự do hành động,
với điều kiện không khởi xƣớng bạo lực hoặc gian lận lên cuộc sống, tự do hoặc tài sản
của ngƣời khác. Nguyên tắc này còn đƣợc gọi là nguyên tắc không xâm phạm.
Ngƣời tự do thƣờng xem các rắc rối là do nhà nƣớc gây ra đối với cá nhân hay tài sản của

họ nằm ngoài phạm vi cần thiết để trừng phạt sự xâm phạm của ngƣời này đối với quyền
của ngƣời khác, tức là vi phạm tự do. Ngƣời tự do vô chính phủ không ủng hộ bất cứ một
ràng buộc nào cả, dựa trên giả thuyết cho rằng ngƣời cai trị và luật pháp là không cần
thiết vì nếu không có chính phủ thì cá nhân sẽ tự nhiên tự mình quản lý các mối quan hệ
và quy tắc xã hội. Ngƣợc lại, ngƣời tự do chính phủ lại cho rằng cần thiết có chính phủ
với mục đích duy nhất là bảo vệ quyền của công dân. Điều này bao hàm cả việc bảo vệ
ngƣời dân và tài sản của họ khỏi hành vi tội phạm của ngƣời khác cũng nhƣ là việc bảo
vệ quốc gia.
Ngƣời tự do thƣờng bảo vệ ý tƣởng tự do từ khía cạnh làm thế nào để một ngƣời bị rang
buộc ít nhất bởi một chính thể, và một ngƣời đƣợc phép làm bao nhiêu (tự do tiêu cực).
Quan điểm này ngƣợc lại với quan điểm tự do là một ngƣời có thể làm bao nhiêu (tự do
15


tích cực), mà sự phân biệt đƣợc John Stuart Mill lần đầu tiên nêu ra, và sau đó đƣợc mô
tả kỹ hơn bởi Isaiah Berlin.
Nhiều nhà tự do xem cuộc sống, tự do và tài sản là quyền tối cao của mỗi cá nhân, và cần
thỏa hiệp đển quyền của ngƣời này không ảnh hƣởng đến những ngƣời còn lại. Trong các
nền dân chủ, các nhà tự do xem sự thỏa hiệp của các quyền cá nhân này đƣợc thực hiện
qua hành động chính trị gọi là "sự chuyên chế của số đông ", một thuật ngữ lần đầu tiên
đƣợc Alexis de Tocqueville nhắc đến, và sau đó trở nên quen thuộc bởi John Stuart Mill,
trong đó nhấn mạnh đến nguy cơ số đông áp đặt chuẩn mực của số đông lên thiểu số và
vi phạm quyền của thiểu số trong cả quá trình. "...Cần có sự bảo vệ bằng các biện pháp
khác thay vì là các biện pháp trừng phạt dân sự để chống lại sự chuyên chế của các ý kiến
và cảm nhận đang phổ biến, chống lại xu hƣớng xã hội áp đặt ý tƣởng và thực tiễn của
mình thành quy tắc luật lệ điều khiển hành vi của những ai bất đồng với số đông..."
Một số nhà tự do ủng hộ luật tục, mà họ xem là luật pháp theo kiểu này ít bị áp đặt và
gian dối và dễ áp dụng hơn là luật thành văn. Lợi ích tƣơng đối của luật tục là cho phép
xây dựng tiệm cần càng ngày càng tinh túy hơn định nghĩa về quyền tài sản
đƣợc Friedrich Hayek, Richard Epstein, Robert Nozick và Randy Barnett đƣa ra. Một số

các nhà tƣ tƣởng tự do tin rằng chính sự phát triển này có thể giúp định nghĩa nhiều khái
niệm "chung" nhƣ ô nhiễm hay các mối tƣơng tác mà một số ngƣời xem là từ bên ngoài.
"Một xã hội tự do sẽ không cho phép bất kỳ ai làm tổn thƣơng đến ngƣời khác bằng cách
gây ra ô nhiễm bởi vì xã hội đó nhấn mạnh đến tính trách nhiệm của cá nhân."[2]
Quyền tự nhiên và chủ nghĩa kết quả
Một số nhà tự do nhƣ Robert Nozick và Murray Rothbard xem quyền sống, tự do và tài
sản là quyền tự nhiên, tức là đáng để bảo vệ nhƣ là một mục đích cuối cùng của chính
bản thân họ. Quan điểm của các nhà tƣ tƣởng trên về quyền tự nhiên xuất phát từ các tác
phẩm của Thomas Hobbes và John Locke. Ayn Rand, một ngƣời có ảnh hƣởng lớn đến
chủ nghĩa tự do mặc dù không thừa nhận cũng xem những quyền này là dựa trên luật của
tự nhiên.
16


Các nhà tự do khác nhƣ Milton Friedman, Ludwig von Mises và Friedrich Hayek xem xét
các quyền này dựa trên quan điểm thực tiễn hoặc kết quả, cũng nhƣ trên nền tảng đạo
đức. Họ tranh luận rằng tự do cá nhân dẫn đến tính hiệu quả về mặt kinh tế và các lợi ích
khác, và do vậy là biện pháp hiệu quả nhất để phát triển hay nâng cao phúc lực xã hội. Họ
chấp nhận việc sử dụng một số biện pháp bạo lực nhƣ việc nhà nƣớc vi phạm nguyên tắc
bất xâm phạm bằng việc đánh thuế để từ đó có tiền sử dụng cho các dịch vụ công trình
công cũng nhƣ việc ban hành các quy định pháp luật điều tiết xã hội nhỏ khác. Một số
các nhà tự do nhƣ Jan Narveson có quan điểm khế ƣớc về quyền và rằng quyền là một
loại thỏa thuận hợp lý giữa ngƣời với ngƣời và cần đƣợc ký kết trƣớc khi bắt đầu thực
hiện.
Chính sách tự do
Các nhà tự do phản đối kịch liệt việc vi phạm các giá trị tự do dân sự nhƣ việc hạn chế
quyền tự do diễn đạt (nhƣ diễn thuyết, báo chí hay thực hành tôn giáo), việc cấm lập hội,
hay xâm phạm tài sản hoặc cá nhân. Một số có đặt ra ngoại lệ khi việc vi phạm nói trên là
kết quả của một quá trình đúng trình tự thủ tục để xác lập hoặc trừng phạt các hành vi tội
phạm. Nhƣ vậy, ngƣời tự do chống lại bất kỳ hình thức kiểm duyệt nào (nhƣ khẳng định

bài diễn văn có tính công kích), hay tịch thu tài sản trƣớc khi xét xử (nhƣ vẫn thƣờng thấy
trong trình tự thủ tục xét xử tội phạm ma túy). Hơn nữa, phần lớn các nhà tự do phản đối
việc phân tách giữa diễn văn hay hiệp hội thƣơng mại và chính trị, một sự phân biệt pháp
lý thƣờng đƣợc sử dụng để bảo vệ một kiểu hoạt động của một số ngƣời nhƣng lại không
bảo vệ những ngƣời khác qua sự can thiệp của chính quyền.
Ngƣời tự do đồng thời cũng phản đối bất kỳ một hạn chế luật pháp nào đối với cá nhân
hoặc các hành vi đƣợc phép cũng nhƣ luật về tội phậm không có nạn nhân. Nhƣ vậy, họ
cho rằng sự lựa chọn của cá nhân đối với các sản phẩm và dịch vụ không đƣợc hạn chế
bằng việc có các yêu cầu cấp phép của chính quyền hoặc các công ty độc quyền của nhà
nƣớc, hoặc dƣới các hình thức hàng rào thƣơng mại làm hạn chế sự lựa chọn về sản phẩm
và dịch vụ từ các nƣớc khác (xem Thƣơng mại tự do). Họ cũng đồng thời có xu hƣớng
17


phản đối việc có luật lệ ngăn cấm sử dụng các chất kích thích, đánh bạc và mại dâm. Họ
cho rằng công dân cần đƣợc tự do lựa chọn có chấp nhận rủi ro hay không ngay cả khi
nếu làm vậy có thể tổn thƣơng đến bản thân họ. Ví dụ, trong khi phần lớn các nhà tự do
về mặt cá nhân đồng ý với việc thắt đai an toàn, các nhà tự do vẫn phản đối việc áp
đặt việc sử dụng này theo kiểu gia trƣởng. Tƣơng tự, nhiều ngƣời cho rằng Cơ quan
Kiếm soát Thuốc và Thức ăn Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) không nên cấm
việc sử dụng các biện pháp điều trị chƣa đƣợc chứng minh vì quyết định về việc điều trị
sẽ do bệnh nhân và bác sĩ quyết định và chính quyền cần hạn chế ở mức đƣa ra các ý kiến
không ràng buộc về tính hiệu quả và an toàn.
Một số nhà tự do tin rằng tự do là quyền thiên nhiên ban cho con ngƣời ngay từ khi sinh,
và họ chấp nhận bất kỳ một hành động không mong muốn nào hay sự bất bình đẳng vật
chất chừng nào những điều này không làm hại những ngƣời khác, tƣơng tự đối với kết
quả của các chính sách không can thiệp của chính phủ. Họ xem bất bình đẳng kinh tế là
kết quả của sự tự do của con ngƣời trƣớc việc lựa chọn hành động của riêng mình và
những hành động này có thể là sinh lợi hay không sinh lợi.
Chủ nghĩa tư bản vô chính phủ và chính phủ

Một số tự nhận là ngƣời theo chủ nghĩa tự do là những ngƣời (minarchist) ủng hộ việc
đánh thuế tối thiểu nhƣ là một "con quỷ cần thiết" để phục vụ hạn chế cho việc duy trì
các thể chế công để đảm bỏa quyền tự do dân sự và quyền tài sản, bao gồm cảnh sát, lực
lƣợng vũ trang tình nguyện không có chế độ cƣỡng bách tòng quân và tòa án. Ngƣời theo
chủ nghĩa tƣ bản vô chính phủ, thì ngƣợc lại chống lại tất cả mọi hình thức đánh thuế,
phản đối việc chính phủ độc quyền trong việc bảo vệ ngƣời dân là cần thiết. Họ muốn
chính phủ biến khỏi vai trò phán quyết và bảo vệ, họ thích chuyển các vấn đề này cho các
nhóm tƣ nhân. Những ngƣời tƣ bản vô chính phủ tranh luận rằng ngƣời theo chủ nghĩa tƣ
bản chính phủ ít can thiệp tin vào việc độc quyền đàn áp sẽ đƣợc duy trì ở mức hạn chế là
điều không thực tế và việc đàn áp đƣợc thể chế hóa ở bất cứ mức độ nào đều phản tác
dụng. Bất kỳ việc chấp nhận nhà nƣớc hoặc liên minh giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp
18


đàn áp đều dẫn đến tính hiệu quả cao hơn và do vậy sẽ làm nhà nƣớc nguy hiểm hơn (chủ
nghĩa tƣ bản độc quyền - crony capitalism).
Trong chính sách chung giữa những ngƣời tƣ bản vô chính phủ và chính phủ ít can thiệp
không có sự khác nhau mấy vì cả hai đều là những ngƣời theo chủ nghĩa tự do và đều tin
rằng chính quyền hiện tại quá can thiệp. Một số các nhà triết học tự do nhƣ Tibor R.
Machan tranh luận rằng cá hai phe trên thực tế không mâu thuẫn nhau.
Lịch sử
Joseph Déjacque, một ngƣời cộng sản vô chính phủ lần đầu tiên dùng thuật ngữ này,
đƣợc dịch ra tiếng Anh là "libertarian" trong ngữ cảnh chính trị [3] mà nguyên thủy là
tiếng Pháp "libertaire" trong lá thƣ gửi Proudhon năm 1857.[4] Trong khi nhiều ngƣời
theo chủ nghĩa vô chính phủ vẫn sử dụng thuật ngữ này (nhƣ tuwf tƣơng đƣơng dịch ra
tiếng Anh là "libertarian" vẫn đƣợc sử dụng nhƣ là một từ đồng nghĩa với chủ nghĩa vô
chính phủ trong một số ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, nhƣ tiếng Pháp, tiếng Ý, vân
vân), cách sử dụng phổ thông nhất của từ này tại Mỹ không hề có ý nghĩa nào dính líu
với chủ nghĩa xã hội.
Thay vào đó, chủ nghĩa tự do nhƣ là một lý tƣởng chính trị đƣợc xem là một dạng chủ

nghĩa tự do cổ điển, mà trong nghĩa hiện đại đƣợc sử dụng cũng không khác gì chủ nghĩa
tự do cá nhân (libertarianism). Khái niệm này nguyên thủy đƣợc gọi giản đơn là chủ
nghĩa tự do (liberalism) xuất phát từ các ý tƣởng Khai sáng tại châu Âu và Mỹ, trong đó
có cả các triết học chính trị của John Locke và Montesquieu, và triết học kinh tế và đạo
đức của Adam Smith. Vào cuối thế kỷ 18, các ý tƣởng này nhanh chóng lan rộng cùng
với cuộcCách mạng Công nghiệp tại phƣơng Tây.
Locke đã phát triển quan điểm của mình về khế ƣớc xã hội nhƣ là một quy tắc cần có
"sự chấp thuận của ngƣời bị trị" do xuất xứ từ quyền tự nhiên. Vai trò của cơ quan lập
pháp là để bảo vệ quyền tự nhiên qua hình thức luật pháp đối với quyền dân sự. Locke
xây dựng ý tƣởng về quyền tự nhiên để đề xƣớng lý thuyết lao động về quyền tài sản;
mỗi cá nhân ở trạng thái tự nhiên "sở hữu" chính mình và với đức hạnh thể hiện qua việc
19


chính họ lao động, họ sở hữu thành quả của sự lao động của họ. Từ quan điểm trên về
quyền tự nhiên, một nền kinh tế sẽ cất cánh dựa trên tƣ hữu tài sản và thƣơng mại, và tiền
tệ là phƣơng tiện trung gian để trao đổi.
Cũng cùng thời gian trên, nhà triết học Pháp Montesquieu đã xây dựng quan điểm về sự
phân tách giữa chủ quyền và quyền lực hành chính, và đề xƣớng tam quyền phân
lậptrong quyền lực hành chính để làm đối trọng cho việc có xu hƣớng tự nhiên là quyền
lực hành chính sẽ phát triển trên cơ sở hy sinh quyền cá nhân. Ông cho rằng việc phân
tách quyền lực có thể thực hiện cả ở chính thể cộng hòa cũng nhƣ quân chủ hạn chế, và
cá nhân ông thích quân chủ hơn. Tuy nhiên ý tƣởng của hông đã khơi dậy ý tƣởng cho
cácCha đẻ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Founding Fathers), và đã trở thành cơ sở của quyền
lực chính trị của hầu hết các chính phủ, cả quân chủ lập hiến cũng nhƣ cộng hòa mà bắt
đầu là nƣớc Mỹ.
Triết học đạo đức của Adam Smith nhấn mạnh đến việc chính phủ không can thiệp vào
cá nhân để đạt đƣợc cái gọi là "sự thông thái mà Chúa ban cho" chỉ đƣợc phép xảy ra khi
không có sự can thiệp cƣỡng ép bằng bạo lực. Phân tích kinh tế của ông cho rằng bất cứ
thứ gì can thiệp vào khả năng của cá nhân để cống hiến tốt nhất năng lực của họ cho

doanh nghiệp –nhƣ trong các chính sách trọng thƣơng hay các phƣờng hội độc quyền –sẽ
dẫn đến sự phân chia lao động không hiệu quả và đe dọa sự tiến bộ nói chung. Smith
khẳng định "giao dịch tự nguyện và công khai làm lợi cho cả hai bên," mà "tự nguyện "
và "công khai " có nghĩa là không có ép buộc và gian lận.
Trong Cách mạng Mỹ, các Cha đẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều chủ trƣơng bảo vệ tự
do là mục tiêu chính của nhà nƣớc. Thomas Jefferson phát biểu "tự do hợp lẽ là hành
động không bị cản trở theo đúng ý nguyện của chúng ta trong khuôn khổ giới hạn bao
quanh chúng ta bởi quyền bình đẳng cũng giống nhƣ vậy của nhứng ngƣời khác." La
Fayette đã nhập khẩu vào Pháp ý tƣởng tự do của Mỹ, hay nhƣ một số ngƣời nói là tái
nhập, qua việc soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp năm 1789, trong đó khẳng
định:
20


Tự do bao gồm tự do làm bất cứ thứ gì mà không tổn thương đến người khác; do
vậy việc thực hiện quyền tự nhiên của mỗi người không có giới hạn trừ việc cần
đảm bảo là những người khác trong xã hội cũng được hưởng những quyền tự
nhiên như vậy.
John Stuart Mill, khi tái xây dựng lại quan niệm của Jeremy Bentham về chủ nghĩa thực
dụng, khẳng định, "Đối với toàn bộ mỗi ngƣời, gồm cả thân thể và trí óc của ngƣời đó, cá
nhân là chủ thể." Mill đối lập khẳng định này với cái ông gọi là "sự chuyên chế của số
đông," tuyên bố rằng chủ nghĩa thực dụng cần có các cách tổ chức chính trị sao cho đảm
bảo việc thực hiện "nguyên tắc tự do", trong đó mỗi ngƣời cần đƣợc đảm bảo tự do tối đa
mà không ảnh hƣởng đến tự do của ngƣời khác, vì thế mỗi ngƣời có thể đạt đƣợc hanh
phúc nhất. Ý tƣởng này sau đó tiếp tục đƣợc triết gia Anh Herbert Spencer tán dƣơng khi
ông đƣa ra "luật về tự do bình đẳng," trong đó khẳng định "mỗi ngƣời có tự do làm bất cứ
thứ gì anh ta muốn, với điều kiện không ảnh hƣởng đến quyền tự do cũng giống nhƣ vậy
của ngƣời khác." Pierre-Joseph Proudhon xây dựng một quan điểm vô chính phủ về khế
ƣớc xã hội trong đó khế ƣớc không phải là giữa các cá nhân và nhà nƣớc mà là "thỏa
thuận giữa ngƣời với ngƣời; một thỏa thuận mà qua đó cần phải dẫn tới cái mà chúng ta

gọi là xã hội". Một trong những mệnh đề nổi tiếng của ông là "vô chính phủ là trật tự."
Trong khi xây dựng thuyết hỗ sinh, ông đã xem lao động là dạng hợp pháp của tài sản,
khẳng định "tài sản là tự do ", và phả đối cả sở hữu tập thể lẫn tƣ hữu tài sản "tài sản là
trộm cắp!". Tuy nhiên, sau đó ông đã bỏ rơi việc phủ nhận tài sản, và đƣa ra ý kiến việc
sở hữu tƣ nhân về tài sản "là đối trọng của quyền lực Nhà nƣớc, và bằng cách đó đảm bảo
tự do của mỗi cá nhân." Vào đầu thế kỷ 20, luồng tƣ tƣởng chính đã bắt đầu phân hóa từ
việc ban đầu chỉ tập trung vào tự do tiêu cực và thị trƣờng mở cửa đến việc đánh giá tích
cực về quyền mà phong trào Cấp tiến tại Mỹ và chủ nghĩa xã hội tại châu Âu ủng hộ.
Thay vào việc chính phủ chỉ đơn giản "đảm bảo quyền " của ngƣời tự do, nhiều ngƣời bắt
đầu cho rằng cần để chính phủ sử dụng quyền lực để nâng cao các quyền một cách tích
cực. Thay đổi này đƣợc ra bởi chính sách bốn tự do của Franklin Roosevelt, mà hai là
tiêu cực tức là hạn chế chính phủ can thiệp vào "tự do ngôn luận" và "tự do tôn giáo," và
21


hai là tích cực, tức tuyên bố "tự do mong muốn ", tức là việc chính phủ cấp hỗ trợ trong
nƣớc và viện trợ quốc tế, và "tự do khỏi sợ hãi ", tức là chính sách can thiệp quốc tế để
giữ gìn hòa bình giữa các nƣớc. Khi "tự do" trở nên gắn liền với các chính sách Cấp tiến
tại các nƣớc nói tiếng Anh trong thập kỷ 20 và 30, nhiều ngƣời vốn ủng hộ ý tƣởng
nguyên thủy là nhà nƣớc ít can thiệp bắt đầu tự gọi mình là "các nhà tự do cổ điển" để
phân biệt. Trong những năm đầu thế kỷ 20, phong trào Quốc xã tại Đức phát triển độc lập
cùng với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Nga mà phong trào cộng sản có nhiều
tƣơng đồng với phong trào Cấp tiến ở phƣơng Tây và giành đƣợc nhiều cảm tình của
những ngƣời ủng hộ. Một nhóm các nhà kinh tế ở Trung Âu tự gọi là trƣờng phái Áo đã
xóa bỏ sự phân tách giữa các xu hƣớng khác nhau của chủ nghĩa cực quyềnbằng cách xác
định điểm chung là chủ nghĩa tập thể trong các học thuyết này và cho rằng chủ nghĩa tập
thể dù dƣới hình thức nào cũng đều đi ngƣợc lại lý tƣởng tự do truyền thống theo cách
hiểu phƣơng Tây. Các tƣ tƣởng gia của trƣờng phái này boa gồm Ludwig von
Mises, Friedrich Hayek, và Walter Block. Block đã mô tả "nguyên tắc bất xâm phạm là
kim chỉ nam" của chủ nghĩa tự do. Trƣờng phái Áo đã có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến các

nguyên tắc tự do và môn kinh tế. Trong nửa cuối thế kỷ 20, thuật ngữ "ngƣời tự do cá
nhân" (libertarian) vẫn đƣợc sử dụng bởi những ngƣời có thái độ gần giống với "những
ngƣời tự do cổ điển" (classical liberals). Năm 1955, Dean Russell viết bài báo trình bày
suy nghĩa về nên gọi thế nào đối với những ngƣời nhƣ ông ta vốn ủng hộ triết lý cá nhân
và tự chịu trách nhiệm của tự do cổ điển. Ông viết,
Nhiều người trong số chúng ta gọi mình là "người tự do" (liberals). Và đúng là từ
"tự do" đã từng dùng để mô tả những người tôn trọng cá nhân và sợ ảnh hưởng
của công chúng. Nhưng những người phái tả giờ đây cũng dùng từ đó đẻ mô tả họ
và chương trình của họ với việc chính phủ có nhiều quyền sở hữu tài sản hơn và
nhiều quyền kiểm soát người dân hơn. Do vậy những người như chúng ta vẫn còn
tin vào tự do cũng gọi mình là người tự do nhưng chúng ta hiểu tự do theo đúng
nghĩa cổ điển khi còn chưa bị tha hóa trong cách dùng như hiện nay. Điều này, rất
đáng tiếc, sẽ dẫn đến hiểu lầm. Và đây là gợi ý: Những người như chúng ta vốn
22


yêu chuộng tự do và đáng được gọi bằng một từ ngữ cao cả và chỉ dùng với cách
sử dụng riêng của chúng ta đó là "libertarian", người tự do cá nhân[5]
Triết học tự do trong hàn lâm
Các hội thảo về chủ nghĩa tự do đƣợc bắt đầu ở Mỹ vào những năm 60, bao gồm cả các
hội thảo tại SUNY Geneseo năm 1972. Trƣờng phái Tự do, sau này gọi là Trƣờng phái
Rampart, do Robert LeFevre khởi xƣớng trong những năm 60 và có ảnh hƣởng đến việc
tuyên truyền các ý tƣởng tự do. Chủ nghĩa tự do (cá nhân) triết học đƣợc đánh giá cao
trong giới hàn lâm qua tác phẩm của giáo sƣ Harvard Robert Nozick Anarchy, State, and
Utopia năm 1974. Triết gia tự do cánh tả Thomas Nagel đã từng tranh luận rằng chủ
nghĩa tự do của Nozick 'không có cơ sở' vì xuất phát từ giả thiết cho rằng các cá nhân sở
hữu chính mình mà không có giải thích gì thêm. Jan Narveson đã đƣa ra lời giải thích
thêm. Dựa trên tác phẩm của David Gauthier, đã xây dựng chủ nghĩa tự do khế ƣớc đƣợc
phác họa trong tác phẩm của ông năm 1988 The Libertarian Idea, và sau đó tiếp tục phát
triển trong tác phẩm của ông năm 2002 Respecting Persons in Theory and Practice.

Trong các tác phẩm này, Narveson đồng ý với Hobbes rằng các cá nhân cần phải từ bỏ
khả năng giết và ăn cáp của ngƣời khác để có thể rời bỏ trạng thái tự nhiên, nhƣng ông
không nhất trí với Hobbes khi tranh luận rằng một nhà nƣớc tuyệt đối là không cần thiết
để đảm bảo thực hiện khế ƣớc. Narveson tranh luận rằng không cần một nhà nƣớc nào cả.
Những ngƣời khác ủng hộ thuyết tự do khế ƣớc bao gồm cả nhà kinh tế James M.
Buchanan ngƣời đã xây dựng lý thuyết sự lựa chọn của công chúng và triết gia ngƣời
Pháp -Hung Anthony de Jasay. Ngƣợc lại, J. C. Lester đã cố hạ thấp luận điểm cho rằng
chủ nghĩa tự do không có cơ sở dƣới hình thức chủ nghĩa tự do duy lý phê phán, trong tác
phẩm năm 2000 Escape from Leviathan. Cụ thể, công trình áp dụng duy lý phê phán để
bảo vệ luận điểm cho rằng không có mâu thuẫn hệ thống giữa tính duy lý công cụ, tự do
giữa ngƣời với ngƣời, phúc lợi xã hội và vô chính phủ tài sản tƣ nhân.
Chủ nghĩa tự do cánh tả

23


Có trƣờng phái tự do trong triết học chính trị Mỹ ủng hộ nguyên tắc quân bình với ý
tƣởng quyền tài sản và tự do cá nhân. Họ là những ngƣời "tự do cánh tả". Ngƣời tự do
cánh tả tin rằng việc phân phối ban đầu tài sản là sự quân bình tự nhiên trong thiên nhiên,
hoặc cá nhân không đƣợc có sở hữu tƣ nhân hợp pháp phù hợp nào cả hoặc họ phải đƣợc
phép bởi tất cả mọi ngƣời trong cộng đồng chính trị để làm việc đó. Một số nhà tự do
cánh tả sử dụng điều kiện của Lock theo cách để thúc đẩy các kiểu tái phân phối công
bằng theo cách thế nào cho phù hợp với quyền tự do về tự sở hữu của chính mình. Một số
đại diện thời hiện đại nhƣ Peter Vallentyne, Hillel Steiner, Philippe Van Parijs,
và Michael Otsuka, mà tác phẩm Libertarianism Without Inequality là một trong nhứng
sách giáo khoa về chủ nghĩa tự do quân bình. Cả phía tả và phái hữu đều phê phán chủ
nghĩa tự do cánh tả. Những ngƣời tự do cánh hữu nhƣ Robert Nozick cho rằng quyền sở
hữu chính mình và tích lũy tài sản của mình không cần thiết có tiêu chuẩn quân bình, họ
cho rằng cần phải tuân thủ ý tƣởng của Lock về việc không làm xấu đi tình trạng của
ngƣời khác. Gerald Cohen, một nhà triết học Marxist, đã phê phán nặng nề ý tƣởng về

bình đẳng và tự sở hữu của những ngƣời tự do cánh tả. Trong tác phẩm Self-ownership,
Freedom, and Equality, Cohen cho rằng bất cứ hệ thống nào để đảm bảo công bằng vào
thực hiện điều đó một cách nghiêm chỉnh đều không thể nhất quán đƣợc với tự do máy
móc và quyền sở hữu chính mình một cách đầy đủ nhƣ cách nghĩ của những ngƣời tự do
cá nhân.Tom G. Palmer từ viện Cato Institute cũng đã phản hồi lại Cohen trong bài phê
bình đăng trong Critical Review [1] và đƣa ra một danh mục văn liệu phê bình chủ nghĩa
tự do trong bài luận tổng luận đăng "The Literature of Liberty" đăng trong The
Libertarian Reader, ed. David Boaz. [2]
Chủ nghĩa khách thể
Vấn đề chủ nghĩa khách thể có thuộc chủ nghĩa tự do cá nhân hay không còn đang tranh
cãi ngay giữa những ngƣời theo chủ nghĩa khách thể. Mặc dù triết học của Rand (chủ
nghĩa khách thể) là xuất phát từ chủ nghĩa tự do, những ngƣời theo chủ nghĩa khách thể
nhƣ Rand cho rằng chủ nghĩa tự do cá nhân là nguy cơ đối với tự do và đối với chủ nghĩa
24


tƣ bản. [3] Ngƣợc lại, một số nhà tự do lại xem những ngƣời theo chủ nghĩa khách thể là
không thực tiễn, kinh viện và không hứa hẹn và cứng nhắc. Theo tạp chí|Reason, chủ
biên Nick Gillespie trong số tháng Ba 2005 đã tập trung vào ảnh hƣởng của chủ nghĩa
khách thể, Rand là "một trong những nhân vận quan trọng nhất trong phong trào tự do...
Rand vẫn là một trong những có sách bán chạy nhất và có ảnh hƣởng đến văn hóa và tƣ
tƣởng Mỹ " nói chung và trong chủ nghĩa tự do nói riêng. Dù vậy, ông cũng thú nhận
rằng ông khá ngƣợng khi tạp chí của mình gắn với ý tƣởng của bà. Cũng trong số
đó, Cathy Young nói "Chủ nghĩa tự do (cá nhân), một phong trào gần gũi nhất với ý
tƣởng của Rand, nếu nói là xuất phát từ Rand thì còn kém xa một đứa con riêng nổi
loạn." Mặc dù những ngƣời tự do nhƣ Young phản đối lý thuyết của Rand nhƣng vẫn tin
rằng "thông điệp của Rand về lý trí và tự do... có thể là điểm phấn đấu " của chủ nghĩa tự
do. Những ngƣời khách thể từ bỏ ý tƣởng của chủ nghĩa tự do cho rằng nhà nƣớc là "con
quỷ cần thiết ": đối với chủ nghĩa khách thể, chính phủ chỉ giới hạn trong việc bảo vệ
quyền công dân là tuyệt đối cần thiết và hợp đạo đức. Những ngƣời khách thể phản đối

toàn bộ các xu hƣớng vô chính phủ và nghi ngờ những ngƣời tự do cá nhân có liên hệ
với chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân.
Chủ nghĩa tự do trong chính trị
Chủ nghĩa tự do thƣờng đƣợc xem là phong trào chính trị cánh hữu. Một ví dụ điển hình
về chính trị tự do cá nhân là việc phân biệt đối xử tại công sở. Những ngƣời tự do
(liberals) ủng hộ luật pháp trừng phạt những ngƣời chủ có phân biệt đối xử trên bất cứ
thứ gì mà không dựa trên công việc trong khi những ngƣời bảo thủ lại ủng hộ luật pháp
đảm bảo việc thực hiện những phân biệt nhƣ vậy. Còn ngƣời tự do cá nhân (libertarians)
phản đối việc có bất kỳ luật lệ nào trong lĩnh vực này vì nhƣ vậy là vi phạm quyền tài sản
hoặc tự do hoặc của chủ hoặc của những ngƣời làm thuê. Nói cách khác, một bên tự do
phân biệt đối xử ngƣời khác trong các mối quan hệ và công việc của mình (trong khuôn
khổ thỏa thuận hợp đồng) (bảo thủ); một bên tự do lựa chọn xem có thể chấp nhận làm
việc tiếp hay không hay tự thành lập doanh nghiệp riêng theo tiêu chuẩn riêng của mình
25


×