Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

cấp độ cộng đồng VỀ RƯỢU BIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.95 KB, 5 trang )

Việt Nam là quốc gia có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ rượu, bia bình quân
đầu người: Mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi) đã tăng từ 1,6 lít
rượu và 10,04 lít bia năm 2000 lên 4,1 lít rượu và 22 lít bia năm 2008. Hiện nay, mức tiêu
thụ rượu, bia bình quân tại Việt Nam khoảng 1,07% cồn nguyên chất/người/năm đứng
thứ 149 thế giới (bia là 27 lít/người/năm)1.
Sử dụng rượu bia ở nước ta hiện đang có xu hướng ngày càng tăng là do sự ảnh hưởng
cộng hưởng của một số nhân tố chủ yếu như: tập quán, chuẩn mực văn hoá; mức sống
được cải thiện, nhu cầu giao tiếp xã hội ngày càng tăng, sự gia tăng nhanh của thị trường
sản xuất và cung ứng rượu bia, các hoạt động quảng cáo và tiếp thị rượu bia ngày càng
mở rộng…
Viện Chiến lược và Chính sách y tế vừa hoàn thành điều tra trên diện rộng về tình hình
lạm dụng rượu bia tại VN. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất thuộc về
nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, hưu
trí, nông dân. Đặc biệt là những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia
cao nhất: 77%
Trình trạng sử dụng rượu, bia ở các nhóm đối tượng
Lạm dụng rượu chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nông dân (50%), tiếp đến là nhóm
những người làm trong các doanh nghiệp (26%), lao động tự do (21%), những người làm
trong nhành dịch vụ có sử dụng rượu chiếm 20%. Tỷ lệ lạm dụng rượu trong cán bộ nhà
nước cũng chiếm 17%, đứng hàng thứ 4/10 nhóm phân loại phỏng vấn điều tra. Số này
cao hơn các nhóm thất nghiệp, buôn bán nhỏ.
Các điều tra cũng cho biết, buổi chiều tối có tỷ lệ uống rượu bia cao nhất trong ngày do
khi đó là thời gian tan giờ làm, nhưng cũng còn tới 32% uống rượu và gần 23% uống bia
vào buổi trưa - những thời điểm mà sau đó người sử dụng có thể vẫn tiếp tục lao động sản
xuất, học tập.
Địa điểm uống rượu bia chủ yếu là tại nhà và tại lễ tiệc, uống tại quán, nhà hàng, khách
sạn chiếm > 11%.
Trình trạng sử dụng rượu, bia ở vị thành niên

1



Tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia ở vị thành niên và thanh niên Việt Nam tăng nhanh sau 5
năm (2003 đến 2008) và hiện đang ở mức rất cao: tỷ lệ có sử dụng rượu, bia là 79,9% đối
với nam và 36,5% đối với nữ trong đó 60,5% nam và 22% nữ cho biết đã từng say
rượu/bia. Trong số 87,2% người có sử dụng rượu, bia (năm 1998) thì có 25% uống rượu
từ tuổi 18. Điều tra y tế quốc gia năm 2002 cho thấy, có 46% nam và 1,9% nữ uống rượu
bia trong 1 tuần qua; nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế tại 3 tỉnh năm
2006, có 64% nam và 1% nữ đã sử dụng rượu, bia và theo một nghiên cứu khác năm
2012 tại 3 tỉnh thì có 59.1% nam và 12.8% nữ đã sử dụng rượu, bia.2
Tỷ lệ TTN đã từng say rượu bia cũng tương đối cao, nam giới cao gần gấp 3 lần nữ
giới, 60% so với 22%. Tỷ lệ này có xu hướng tăng theo nhóm tuổi, ở nhóm nam nhóm
tuổi từ 14-17 là 39%, 18-21 tuổi là 72% và 22-25 tuổi là 82%. Tuổi trung bình uống rượu
bia của nam là 16,5 tuổi và nữ khoảng 17,5 tuổi.
Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ sử dụng rượu bia trong TTN cao nhất ở cả hai cuộc
điều tra. SAVY 2 cho thấy 2 vùng này có tới 90% TTN nam đã từng uống hết một cốc/vại
bia hay chén/ly rượu, trong khi các vùng khác là 75%. Tỷ lệ nữ sử dụng rượu bia so với
các vùng khác cũng cao hơn đáng kể, Tây Bắc là 63%, Đông Bắc là 49% so với trung
bình cả nước là khoảng gần 40%.
Khi so sánh với TTN dân tộc thiểu số, TTN nam dân tộc Kinh/Hoa có tỷ lệ sử dụng
rượu bia cao hơn ở SAVY 1 (70% so với 66%) nhưng lại thấp hơn ở SAVY 2 (79% so với
85%). Nhóm nữ TTN dân tộc thì tỷ lệ sử dụng rượu bia cao hơn hẳn nhóm nữ TTN
Kinh/Hoa (50% so với 34%).
Tuy nhiên ảnh hưởng của việc bị bạn bè rủ rê hoặc ép buộc sử dụng rượu bia lại rất
rõ. Tỷ lệ TTN đã từng uống hết một vại/cốc bia hay một chén/ly rượu trong nhóm không
bị bạn bè rủ rê chỉ là 34%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm bị bạn bè rủ rê là 73%

Quan niệm về uống rượu, bia
Quan niệm về uống rượu, bia của người được hỏi: 31,8% nữ và 32,3% nam cho
rằng rượu, bia có ích khi người ta thấy chán nản; 52,25% cho rằng rượu, bia để
giải trí, giết thời gian; 81,8% uống để giao tiếp; 33,6% uống để… củng cố sức

khỏe.
• Phần đông những người được phỏng vấn cho rằng, uống được rượu bia là thể hiện
bản lĩnh.
• Lý do của việc sử dụng rượu bia chủ yếu là do sự tác động của bạn bè và trạng thái
hưng phấn của cá nhân người sử dụng


2


Tình hình dùng rượu bia có xu hướng tiếp tục gia tăng. Theo Điều tra y tế quốc gia 20012002, tỷ lệ nam giới 15 tuổi trở lên uống rượu là 46%. Tỷ lệ uống rượu cao ở nhóm có
trình độ học vấn cao hơn: Nam giới có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống
uống rượu khoảng 40%, trong khi đó ở nhóm nam giới có trình độ trên trung học phổ
thông, kể cả nông thôn, thành thị là khoảng 60%

So sánh tỷ lệ uống rượu, bia lần đầu tiên và lần sau, do bị ép uống giảm 10,3% còn 6,3%
so với lần sau. Còn giao tiếp, giải sầu, giải trí tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng: lần đầu
uống thường do tác động bên ngoài, còn lần sau uống do tự nguyện, tự lựa chọn của
chính bản thân đối tượng
Theo nguồn Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002, nhóm nghề nhân viên văn phòng, lãnh
đạo có tỷ lệ uống rượu bia cao nhất (> 60%)(3). Kết quả trong nghiên cứu cũng đưa ra nhận
xét tương tự, với tỷ lệ uống rượu bia ở nhóm nghề nhân viên văn phòng là 48%. Có thể do
nhân viên văn phòng (nhà nước cũng như tư nhân) là những đối tượng có nhiều mối quan hệ
nên việc giao tiếp qua những bữa tiệc có rượu bia phải chăng là chuyện bình thường. Hơn
thế nữa, xét về khía cạnh văn hóa, nữ uống rượu, bia ít hơn nam là do rào cản về văn hóa, xã
hội. Xã hội có khuynh hướng chấp nhận hình ảnh nam giới uống rượu hơn nữ giới, và đánh
giá thấp những phụ nữ uống rượu, bia. Điều này giải thích cho tỷ lệ uống rượu, bia ở nữ giới
thấp
Thái độ đối với hành vi uống rượu bia của người khác:



Người có thái độ đối với hành vi uống rượu bia của người khác là vừa có lợi vừa
có hại thì uống rượu bia nhiều nhất (chiếm 50,8%),




Tiếp đến là đối tượng cho rằng uống rượu bia sẽ tốt. uống, nhưng khi được hỏi
tiếp đến lợi ích của rượu bia, thì chỉ có 2 người trả lời rằng chỉ có ích khi uống ít,
với số lượng vừa phải.

Tỷ lệ sử dụng rượu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33,5%. Tỷ lệ lạm
dụng rượu là 18%, lạm dụng bia là 5%.. 95,7% người sử dụng rượu uống rượu nấu thủ
công. Mức độ sử dụng rượu trung bình khá cao: bình quân 6,4 đơn vị/ngày
Ảnh hưởng của rượu, bia đến sức khỏe
Đối với sức khỏe thể chất::








Lạm dụng rượu, bia có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh, gan, tim mạch,
hạn chế khả năng tư duy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều tai nạn giao
thông
Một trong các tác nhân gây ung thư như ung thư khoang miệng, họng, thanh
quản, thực quản, gan và ung thư vú. Tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới cao thứ ba
sau ung thư phổi và ung thư dạ dày mà nguyên nhân chính là sơ gan do lạm

dụng rượu, bia và nhiễm vi rút viêm gan B.3
Lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân của hơn 60 loại bệnh, tật, đứng hàng thứ
năm trong số 10 nguyên nhân cao nhất dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế
giới. Các rối loạn do lạm dụng rượu (14%) là nguyên nhân hàng đầu của gánh
nặng bệnh tật ở nam giới, tiếp đến là trầm cảm (11%) và tai nạn giao thông
(8%).4 Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, lạm dụng rượu bia gây ra 4%
trường hợp tử vong và 4,65% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu; tương đương
gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra.
Theo WHO (2003), rượu là nguyên nhân của 31% vụ đánh, giết nhau, 33% vụ
hiếp dâm phụ nữ và 18% tai nạn giao thông.

Nguy cơ tại nạn giao thông: Tại Việt Nam, 6% vụ TNGT là do sử dụng rượu bia

3
4


/> />%C3%8CNH%20H%C3%8CNH%20V%C3%80%20C%C3%81C%20Y
%E1%BA%BEU%20T%E1%BB%90%20D%E1%BA%AAN
%20%C4%90%E1%BA%BEN%20VI%E1%BB%86C%20U%E1%BB%90NG
%20R%C6%AF%E1%BB%A2U%20BIA.htm (Tình hình và các yếu tố dẫn đến
việc uống rượu bia trong học sinh THPT tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm
2008)
/> />9691?
p_p_id=47_INSTANCE_Tw1f&p_p_lifecycle=0&p_p_state=exclusive&p_p_mo
de=view&_47_INSTANCE_Tw1f_struts_action=%2FCMS_NEWS_LIST
%2Fview_category&_47_INSTANCE_Tw1f_ArticleID=88226&_47_INSTANC
E_Tw1f_TypeID=NC-TD




×