Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thế giới nhân vật nam thần trong thần thoại Hy Lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.59 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÙI THỊ MẾN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT NAM THẦN TRONG
THẦN THOẠI HY LẠP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÙI THỊ MẾN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT NAM THẦN TRONG
THẦN THOẠI HY LẠP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Bích Dung

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Thế giới nhân vật


nam thần trong thần thoại Hy Lạp” tôi đã thường xuyên nhận được sự giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Bích
Dung, các thầy cô trong tổ bộ môn và các bạn sinh viên trong nhóm.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Bích Dung, các thầy cô
cùng các bạn đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
HàNội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinhviênthựchiện

Bùi Thị Mến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu riêng của bản thân.
Kết quả này không trùng với kết quả của các tác giả khác.
HàNội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinhviênthựchiện

Bùi Thị Mến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU; .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Phạm vi khảo sát và đối tượng nghiên cứu. .................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
5. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................... 6
6.Cấu trúc khóa luận. ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI NHÂN VẬT NAM THẦN TRONG THẦN THOẠI

HY LẠP .............................................................................................................. 7
1.1Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ..................................................... 7
1.1.1 Khái niệm nhân vật .................................................................................. 7
1.1.2. Thế giới nhân vật..................................................................................... 8
1.2.Các loại nhân vật trong thế giới nhân vật nam thần củaThần thoại Hy Lạp
........................................................................................................................... 9
1.2.1. Bảng khảo sát và nhận xét ...................................................................... 9
1.2.2. Các loại nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy Lạp ......................... 12
Tiểu kết ............................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NAM THẦN
TRONG THẦN THOẠI HY LẠP ..................................................................... 27
2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................. 27
2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật................................................... 30
2.3 Tiểu kết...................................................................................................... 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 44


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Ngày nay, mặc dù Hy Lạp không còn là quốc gia ở vị trí trung tâm về sự
kiện, kinh tế, chính trị văn hóa của toàn thế giới nữa, nhưng bất kì ai khi tìm
hiểu về phương Tây đều khắc sâu trong lòng một thời trong quá khứ xa xôi,
trong buổi bình minh của nhân loại, các dân tộc “con cháu của đấng phụ
vương Dớt quyền uy” này đã có một lịch sử và một nền văn học vô cùng rực
rỡ, chói ngời ánh sáng.
Nền văn học đó quá rực rỡ đến nỗi dù trải qua bao nhiêu thời gian, bao
nhiêu thế hệ mà ánh sáng của nó vẫn không bị che lấp bởi văn học thời trung
cổ, thời kì phục hưng và bước tiếp đến thế kỉ XXI này. Nó chính là cái nôi, là

cuội nguồn, là đất mẹ Gaia của biết bao nền văn học nghệ thuật.
Văn học cổ đại Hy Lạp rất đa dạng và phong phú về thể loại như: thần
thoai, anh hùng ca, bi kịch… trong đó thần thoại Hy Lạp có giá trị mở đầu
con đường cho văn học cổ đại Hy Lạp. Mác đã nhận định “Ai cũng biết rằng
thần thoại Hy Lạp không những cấu thành cho kho tàng nghệ thuật Hy Lạp
mà nó còn là miếng đất nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp… Tiền đề của nghệ
thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp, tức là tự nhiên và bản thân các hình thái
xã hội đã được trí tưởng tượng của dân gian chế biến một cách nghệ thuật và
vô ý thức . Đó là những vật liệu của nghệ thuật Hy Lạp”.
Chỉ xét riêng về giá trị văn học Thần thoại Hy Lạp cũng rất đặc sắc. Đó
là những câu chuyện hết sức hấp dẫn về các vị thần và các vị anh hùng với
những tính cách khát vọng và những khuyết điểm của con người . Đằng sau
những vẻ cổ xưa của thần thoại ta thấy hiện ra những vấn đề triết học làm
rung cảm con người mọi thời đại. Không phải ngẫu nhiên mà cho tới nay, vô
số chủ đề kịch, thơ, tiểu thuyết đề lấy Thần thoại Hy Lạp làm cảm hứng.

1


Khi tìm hiểu về Thần thoại Hy Lạp các nhà nghiên cứu và các bạn đọc
thường xuyên đi sâu vào khai thác giá trị xã hội rộng rãi của các tác phẩm là
“tự nhiên và bản thân các hình thái xã hội được trí tưởng tượng dân gian chế
biến đi một cách nghệ thuật” (Theo Mác – Ăngghen, Về văn học và nghệ
thuật). Đặc biệt họ thường đi lưu ý đến các chiến công của người anh hùng
trong các cuộc chiến chinh phục tự nhiên và chiến thắng tự nhiên. Chưa có
mấy ai đi sâu tìm hiểu một cách khái quát nhất về Thế giới nhân vật nam
thần trongThần thoại Hy Lạp trong tác phẩm để từ đó có cái nhìn ba quát về
thế giới nhân vật nam thần, cũng như để khẳng định vai trò của người đàn ông
trong xã hội. Bởi trong Thần thoại Hy Lạp không chỉ có thế giới quan thần
linh mà đằng sau huyền thoại là cuộc sống của con người, vấn đề của con

người.
1.2. Lý do sư phạm
Học sinh tiểu học ngoài việc bước đầu được làm quen với các tác phẩm
văn học nước ngoài như Con quạ thông minh, Bím tóc đôi sam, Mít làm thơ,
Cô chủ không biết quý tình bạn, Chiếc bút mực,Bàn tay dịu dàng… thì học
sinh còn được làm quen với Thần thoại Hy Lạp qua câu chuyện Điều ước của
vua Mi-Dát,ngày hội Olimpia, Chiếc cồng của nữ thần Atêna, Chàng Ooc phê
với cây đàn Lia… Do đó việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu đề tài này giúp
chúng tôi giảng dạy tốt hơn những tác phẩm Thần thoại Hy Lạp cũng như
những tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình tiểu học sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Thần thoại Hy Lạp không còn là một vấn đề, một khái niệm mới lạ với
các nhà nghiên cứu. Từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều
lĩnh vực đề cập đến việc này.
Những nhà chính trị như Mác, Ăngghen, Lênin khi xây dựng lí luận cho
chủ nghĩa xã hội chỉ ra bản chất của chủ nghĩa tư bản đã dùng nhiều điển ngữ

2


rút ra từThần thoại Hy Lạp để làm sang tỏ những lí luận của mình làm cho các
vấn đề được đề cập đến vừa giàu cảm xúc vừa giàu hình ảnh. Ví dụ Lênin gọi
“chủ nghĩa cá nhân cực đoan” là thói Nuxix gọi tình trạng bẩn thỉu và hỗ loạn
do tàn dư phong kiến và di tích của chế độ nông nô ở Nga trước năm 1917 là
“chuồng ngựa Áp ghi”. Ăngghen lại vận dụng rất nhiều kiến thức Thần thoại
Hy Lạp ở biện luận và lí giải trong luận văn tiến sĩ của mình. Mác luôn đặt
trên bàn làm việc của mình bức tượng Atêna (nữ thần trí tuệ) mắt cú mèo biểu tượng cho sức mạnh và sự sáng suốt của trí tuệ. Trong những lần Mác trả
lời về con gái của mình ông đã nói về loài hoa yêu thích nhất là hoa nguyệt
quế - hoa của niềm vinh quang, chiến thắng và với tình yêu mãnh liệt, sâu
rộng của Apôlô (nam thần ánh sáng, chân lý).

Ăngghen đã đến vớiThần thoại Hy Lạp như một điểm tự để tìm hiểu
Nguồn gốc của gia đình, của các chế độ tư hữu và nhà nước. Ông nhấn mạnh:
“Tiền đề của nghệ thuật Hy Lạp là Thần thoại Hy Lạp. Nhưng không phải bất
cứ câu chuyện thần thoại nào cũng có tính chất nghệ thuật và không có ý thức
đối với tự nhiên”. Đồng thời, ông cũng chỉ rõ: “những cái khó khăn không
phải là ở chỗ hiểu rằng nghệ thuật Hy Lạp và thể anh hùng ca gắn với những
hình thái nhất định của sự phát triển xã hội. Điều đó khó hiểu là ở chỗ nghệ
thuật Hy Lạp vẫn còn cho ta sự thỏa mãn về thẩm mỹ, về một số diện nào đó
chúng ta còn dùng làm tiêu chuẩn, chuẩn mực”.
Các tác giả Hy Lạp cổ đại như Home, Etsin, Xôphôdo, Ơripit… đều kế
thừa những tinh hoa của Thần thoại Hy Lạp, phát triển và hoàn thiện nó và từ
đó sáng tạo nên các kiệt tác đưa nền văn học Hy Lạp phát triển đến đỉnh cao.
Biết bao câu chuyện thần thoại trở lên sống động và sâu sắc hơn qua sáng tạo
của các tác giả văn học viết.
Home đã đi khắp các thành bang để kể những câu chuyện về cuộc chiến
tranh ở thành Tơroa và hành trình trở về đầy gian nan, nguy hiểm song cũng

3


đầy vinh quang của người anh hùng Uylixơ. Mượn hình ảnh Prômêtê bị Dớt
trừng phạt trong thần thoại, Etsin đã gửi vào đó những khát vọng tự do đầy
nhân văn cao cả. Xôphốclơ thấm đẫm cho bi kịch của Ơđip thái độ chống đối
quyết liệt với thần quyền và định mệnh để khẳng định vai trò, vị trí của con
người…
Đặc biệt khi nền văn minh Hy Lạp bừng sáng rọi đến chân trời Châu Âu,
giới nghiên cứu Châu Âu không ngừng tìm về cuội nguồn của nền văn hóa
này. Chúng ta phải kể đến Hêghen, Martin Nilsơn, Macxim Gorki… là những
ngôi sao sáng khi nghiên cứu về thành tựu nghệ thuật lớn lao của nhân loại đó
là Thần thoại Hy Lạp. Có thể nói những đóng góp to lớn của M. Gorki bàn về

thần thoại nói chung và Thần thoại Hy Lạp nói riêng như “Chỉ khi nào toàn
dân tập hợp tư duy thành một khối thì mới có thể sáng tạo ra những khái quát
to lớn, những biểu tượng thiên tài như Prômêtê, Satăng, Micula… và hàng
trăm nghìn hình tượng khổng lồ khác khái quát thêm vốn kinh nghiệm sống
của nhân dân”. Hay rất có thể ước đoán rằng nguyên liệu để chế tạo ra các
thần linh chính là những người thuộc lớp “anh hùng lao động” bậc thầy của
mọi nghề - Hecquyn cuối cùng cũng đã được đưa lên đỉnh Olimpia ngồi giữ
các vị thần… Thần là những hình tượng khái quát những thành công trong lao
động và tư duy: “Tôn giáo của quần chúng phải theo nghĩa bóng, vì đó là một
sáng tạo có tính chất thuần túy nghệ thuật”.
Gorki đã cụ thể hóa: “Thần là những hình tượng khái quát của những
thành công trong lao động”.
Theo Bêlinxki: “Thần không phải là những hình ảnh ám dụ, không phải
là những hình ảnh tu từ mà là khả năng sinh động trong nhưng hình tượng
sinh động”.
Đó là chưa kể các nhà điêu khắc, những họa sĩ, đã từ câu chuyện trong
Thần thoại Hy Lạp mà sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị bền vững để tạo

4


nên tên tuổi của mình.
Ở Việt Nam, người dành nhiều công sức nhất cho Thần thoại Hy Lạp có
lẽ là Nguyễn Văn Khỏa. Ông không chỉ dịch Thần thoại Hy Lạp, nghiên cứu
Thần thoại Hy Lạp mà đằng sau mỗi câu chuyện dịch là cảm nhận,những suy
nghĩ những trăn trở của một dịch giả, một nhà nghiên cứu, một nhà văn hóa
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề ẩn giấu bên trong những nhân vật thần thoại.
“Chỉ xét riêng về giá trị văn học, Thần thoại Hy Lạp cũng rất đặc sắc. Đó là
những câu chuyện hấp dẫn về các vị thần và các anh hùng… Đằng sau cái vẻ
huyền thoại cổ xưa của thần thoại, ta thấy hiện lên những vấn đề triết học làm

rung cảm con người ở mọi thời đại”. Đây thực sự là một ý kiến quý báu giúp
các nhà nghiên cứu trong nước khi đi vào khám phá thế giới bí ẩn của Thần
thoại Hy Lạp.
Ngoài ra còn phải kể đến các dịch giả, các nhà nghiên cứu như Nguyễn
Văn Dân, Nhữ Thành… những người có đóng góp rất lớn để đưa Thần
thoạiHy Lạp đến với các thế hệ độc giả Việt Nam, trong đó có trẻ thơ.
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánh giá về Thần thoại Hy Lạp của
những người đi trước, chúng tôi đã chọn Thế giới nhân vật nam thần
trongThần thoại Hy Lạp làm đề tài nghiên cứu khóa luận với mong muốn
được đi sâu tìm hiểu những giá trị nghệ thuật của Thần thoại Hy Lạp. Nghiên
cứu thế giới nhân vật cũng là một cách tiếp cận mới đối với tác phẩm vĩ đại
Thầnthoại Hy Lạp, góp một thanh âm trong muôn vàn hợp âm để phát hiện
cái hay cái đẹp của viên ngọc quý Thần thoại Hy Lạp.
Chúng tôi hy vọng kết quảđạt được sẽ đóng góp thiết thực và bổ ích cho
việc giới thiệu và giảng dạy Thần thoại Hy Lạp trong trường tiểu học.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu thế giới
nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy Lạp. Đây vừa là trở ngại đồng thời
cũng là cơ hội để chúng tôi, với niềm đam mê và suy nghĩ riêng của mình,

5


muốn đóng góp một tiếng nói trong việc khám phá thế giới nghệ thuật phong
phú của Thần thoại Hy Lạp.
3. Phạm vi khảo sát và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Phạm vi khảo sát: Thần thoại Hy Lạp ( trọn bộ) – Người dịch – Nguyễn
Văn Khỏa ( tái bản lần thứ 4), Nhà xuất bản Văn học 2004.
3.2 Đối tượng nguyên cứu: Thế giới nhân vật nam thần trong Thần thoại
Hy Lạp.
4. Mục đích nghiên cứu.

Thông qua việc nghiên cứu thế giới nhân vật nam thần, luận văn nhằm
khám phá được cái hay, cái đẹp, những tư tưởng mà người cổ đại gửi gắm
đằng sau hình tượng của các nam thần trong Thần thoại Hy Lạp.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thống kê phân loại.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng hợp.
6.Cấu trúc khóa luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Các loại nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy Lạp.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy
Lạp.

6


NỘI DUNG
Chương 1.CÁC LOẠI NHÂN VẬT NAM THẦN
TRONG THẦN THOẠI HY LẠP

1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1 Khái niệm nhân vật
Trong tiếng Hy Lạp cổ “nhân vật” (đọc là persona). Lúc đầu nguyên ý
nguyên ý nghĩa chỉ cái mặt lạ của diễn viên trên sân khấu theo thời gian
chúng ta sử dụng thuật ngữ này với tần suất nhiều nhất, thường xuyên nhấtđể
chỉ đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện.
Nhân vật giữ vai trò đặc biệt trong tác phẩm văn học. Nó là mắc xích cơ
bản xâu chuỗi các biến cố, sự kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư
tưởng của mình. Việc xây dựng nhân vật trở thành một công việc quan trọng
đòi hỏi sự sáng tạo độc đáocủa mỗi tác giả. Các nhà văn phải xây dựng được

hình tượng nhân vật thì mới lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc. Văn học nói chung
không thể thiếu nhân vật đó chính là phương tiện cơ bản đã khái quát hiện
thực một cách hình tượng. Như vậy muốn hiểu giá trị của một tác phẩm thì
chúng ta phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Vì thế để tìm
hiểu được thế giới nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy Lạp thì trước hết
chúng ta phải có những hiểu biết chung nhất về nhân vật.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật:
Theo Trần Đình Sử, Phương Lựu (1987) Lý luận Văn học tập 2, NXB
Giáo dục, Hà Nội thì“Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được
miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”.
Theo Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000) Từ điển
thuậtngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa “Nhân vật văn
học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”.

7


Theo Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu(1984) Từ
điểnVăn học tập 2, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, thì “Nhân vật văn học là
yếu tố cơ bản nhất trong các tác phẩm văn học, là tiểu điểm bộc lộ chủ đề và
đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập
trung khắc họa. Nhân vật đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của
tác phẩm văn học”.
Như vậy qua các nhận định trên ta thấy rõ được vị trí vai trò của nhân vật
trong tác phẩm văn học.
Tựu chung lại nhân vật văn học chính là con người (tồn tại ở nhiều dạng
hình thức khác nhau) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học nhằm thể
hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Từ những hiểu biết chung nhất về nhân vật có ý nghĩa nền tảng ấy sẽ
giúp chúng ta khi đi tìm hiểu nhân vật trong một tác phẩm cụ thể nào đó một

cách dễ dàng hơn.
1.1.2Thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng
theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối tư tưởng của tác giả. Thế giới
ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức
và có sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong thế
giới nghệ thuật thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần là kết quả của trí
tưởng tượng, sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học.
Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng thể hiện ở
đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian, xã hội gắn liền với quan
niệm nhất định của chúng ta về tác giả.
Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc
của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm mối quan
hệ môi trường hoạt động của họ ý nghĩ tư tưởng, tình cảm của họ trong các

8


đối tượng cụ thể, trong giao lưu với xã hội, với gia đình. Thế giới nhân vật vì
thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học
chẳng những không giống con người trong thực tại về tâm lý, hoạt động mà
còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Do đó nghiên cứu thế giới nhân vật
cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật trong lịch sử văn học. Có thể nói
mỗi tác phẩm lớn, mỗi tác giả lớn đề có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại
văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó.
1.2 Các loại nhân vật trong thế giới nhân vật nam thần của Thần thoạiHy
Lạp.
1.2.1. Bảng khảo sát và nhận xét
Thần thoại Hy Lạp là một tác phẩm đồ sộ có số lượng nhân vật lớn. Tác
phẩm xây dựng tới 770 nhân vật qua ba loại là thần thoại về các gia hệ thần,

thần thoại về các thành bang và thần thoại về các anh hùng. Trong tác phẩm
có sự góp mặt đầy đủ của các nhân vật là thần thánh, là con người, là con vật.
Bảng thống kê nhân vật trong Thần thoại Hy Lạp.
Nữ thần

Nam thần

Nhân

vật Nhân

nữ

nam

vật Loài vật

Số lượng

107

70

211

338

44

Tỷ lệ


13,9%

9,2%

27,4%

43,%

5,6%

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng nhân vật người (549 nhân vật)
nhiều hơn số lượng nhân vật thần( 178 nhân vật). Vì thần chỉ là biểu tượng
khái quát cho cuộc sống của con người, các vị thần có cuộc sống bất tử, có
sức mạnh cai quản các lĩnh vực… nên số lượng các vị thần thường không
nhiều. Thần thoại Hy Lạp khác với thần thoại của các quốc gia khác vì nó
không chỉ là các câu chuyện về các vị thần còn là thần thoại về các thành
bang, con người có lẽ vì vậy mà số lượng nhân vật người lại nhiều hơn số
lượng nhân vật thần. Số lượng nhân vật nữ ít hơn số lượng nhân vật nam. Vì

9


từ những thời đại đầu của con người thì người đàn ông được sinh ra trước mãi
về sau khi thần Prômêtê lấy ngọn lửa thiêng trao cho loài người khiến cho
thần Dớt tức giận, lúc đó các vị thần mới cùng nhau tạo ra Păngđor – người
đàn bà đầu tiên của thế giới loài người. Nhưng số lượng nhân vật nữ thần
(107 nhân vật) nhiều hơn số lượng nhân vật nam thần (71 nhân vật). Sự chênh
lệch giữa tỷ lệ nam thần và nữ thần chứng tỏ vai trò to lớn của người phụ nữ
trong buổi sơ khai xây dựng xã hội loài người. Nếu như các nam thần nổi bật

với sức mạnh phi thường với những chiến công hào hùng, oanh liệt thì các nữ
thần có vẻ đẹp và tài năng không thua kém. Các nữ thần cũng có khả năng tham
gia vào mọi lĩnh vực như nam giới từ săn bắn, chiến trận đến đồng áng. Hơn nữa
có những việc chỉ có nữ thần đảm nhiệm như chức năng bảo hộ gia đình (sinh
nở) và bảo hộ mùa màng. Điều đó chứng tỏ là trong xã hội bấy giờ đã có sự phân
chia lao động theo khả năng nhưng chưa được ý thức rõ ràng.
Tuy nhiên ngay từ buổi sơ khai hình thành nguồn gốc của thế gian và các
vị thần thì chưa hề có sự phân biệt giữa nam và nữ. Những vị thần đầu tiên cai
quản thế giới thần linh và loài người đã được ghi nhận là có 6 nam thần khổng
lồ gọi là Tităng và 6 nữ thần khổng lồ gọi là Titaniđ. Đến khi Dớt lật đổ
Crônôx, mở đầu cho thời đại mới - thời đại của các vị thần trẻ thì vẫn giữ lại
con số 12 vị thần: 6 nam và 6 nữ bằng số Tităng và Titaniđ trước kia.
Từ gia hệ thần thứ ba trở đi số lượng nam thần mới đặc biệt sinh động,
phong phú với sự xuất hiện của hàng loạt nam thần gắn với trí tuệ, sự hiểu
biết của con người trong xã hội xưa.
Sựra đời hàng loạt các nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy Lạp dựa
trên cơ sở nhận thức và đề cao vai trò của người đàn ông trong xã hội của
người Hy Lạp. Ngay từ thời cổ đại, nam tính đã được đề cao qua việc suy tôn,
thờ cúng người đàn ông thông qua các hình tượng nam thần của người Hy
Lạp.

10


Nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy Lạp thực sự là một thế giới đa
dạng và hết sức phong phú. Xét về hình thức có những nam thần mang vẻ kì
quái như Pan với đầu có sừng dê, chân cong và dài có lông, có móng, râu ria
xồm xoàm, lại có thêm đuôi- nam thần bảo vệ cho đàn gia súc, người mục
đồng và người đi săn; lại có những nam thần mang vẻ đẹp của Tự nhiên. Đó
là nam thần Apôlô với thân hình cường tráng, đẹp đẽ, có mái tóc vàng xoăn,

đội mũ vàng đeo cây đàn lia… Mỗi nam thần mang một vẻ đẹp riêng không
lẫn vào nhau được. Xét về chức năng, rất khó có thể kể hết vai trò của các
nam thần. Có nam thần tình yêu (Êxô), nam thần Địa ngục (Tartar),nam thần
Ánh sáng trong trẻo (Hêmer), có nam thần Bầu trời, Thợ rèn, Uy quyền, Bạo
lực, Trộm cắp, Truyền tin, Giấc ngủ, Chân lí, Âm nhạc, Thơ ca…Hầu như ở
lĩnh vực nào cũng có bàn tay đóng góp của người đàn ông.
Có lẽ chưa có thần thoại của dân tộc nào lại thể hiện được một cách triệt
để vai trò quan trọng của người đàn ông đối với cuộc sống, với xã hội, với
thiên nhiên như trong Thần thoại Hy Lạp. Thế giới nhân vật nam thần trong
Thần thoại Hy Lạp không phải là những con người cá nhân , cá thể riêng biệt
mà họ chính là nam tính, là tập trung cao nhất những phẩm chất đặc trưng,
đặc tính… mà cả cộng đồng tôn thờ và ngưỡng vọng. Mỗi nam thần có một
nhiệm, một vai trò khác nhau, nhưng tựu chung lại họ đều là những người rất
tài năng trong mọi lĩnh, vực mọi ngành nghề của Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, tuy
có thể họ sống ở một nơi xa xôi mà không một người trần đoảnmệnh nào có
thể tới được, nhưng lại vô cùng thân thiết, gần giũ với con người, những con
người lao động. Vì theo Mác nguyên liệu để “cấu tạo ra các thần linh” Hy Lạp
cũng chính là “những người thuộc tầng lớp lao động bậc thầy trong mọi
nghề”.
Dù mỗi nam thần là một cuộc đời riêng, số phận riêng, hạnh phúc riêng
nhưng họ đều mang trong mình một nét đẹp đáng trân trọng. Nam thần Hy

11


Lạp đẹp khỏe khoắn, trẻ trung, dũng cảm, vẻ đẹp để ngưỡng vọng và tôn thờ.
1.2.2Các loại nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy Lạp
Thế giới nhân vật nam thần trong Thần thoại Hy Lạp là một thế giới đa
dạng độc đáo. Có nhiều cách phân loại nam thần trong Thần thoại Hy Lạp.
Nếu căn cứ vào hình dáng bên ngoài (hình thức) có thể chia thế giới nam thần

trong Thần thoại Hy Lạp ra làm hai nhóm:
Nhóm nam thần có ngoại hình đẹp như Apôlô, Êxô, Hermer…
Nhóm nam thần có ngoại hình xấu (kì quái) như: Pan, Kharông,
Tơritông…
Cũng có thể căn cứ vào ý nghĩa của hình tượng nhân vật để chia thế
giới nhân vật thần nói chung và nam thần nói riêng trong Thần thoại Hy Lạp
ra làm ba loại:
Thứ nhất, là các vị thần của tự nhiên. Các vị thần này chính là dạng
nhân cách hóa của các hiện tượng tự nhiên như: sấm, sét, sóng thần, ánh sáng,
bóng tối…
Thứ hai, là các vị thần của các nhà thơ. Họ là những vị thần được sáng
tạo bởi các thi sĩ một cách không đắn đo để gây ra cảm xúc mạnh.
Thứ ba, là các vị thần bảo vệ một khu vực. Các vị thần được sáng tạo
bởi các nhà lãnh đạo khôn ngoan vuốt ve, xoa dịu cũng như để dạy dỗ quần
chúng tại khu vực của họ.
Ngoài ra có thể phân loại nam thần theo chức năng mà mỗi nhân vật
đảm nhiệm.
Qua bảng khảo sát (xem phần phụ lục), chúng tôi có thể rút ra một số
nhận xét sau:
Thứ nhất, xét về chức năng có thể chia thế giới nhân vật nam thần trong
Thần thoại Hy Lạp ra làm ba loại.
Nhóm nhân vật nam thần có chức năng lí giải tự nhiên là 39/71 nhân vật

12


nam thần, chiếm tỉ lệ ≈ 55%.
Nhóm nhân vật nam thần có chức năng lí giải cuộc sống là 26/71 nhân vật
nam thần, chiếm tỉ lệ ≈ 37%.
Nhóm nhân vật nam thần có chức năng bảo hộ là 14/71 nhân vật nam

thần, chiếm tỉ lệ ≈ 20%.
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì có những
nhân vật đảm nhận nhiều chức năng cùng một lúc như Dớt, Hermer, Apôlô…
Thứhai, chức năng bảo hộ của nam thần chủ yếu xuất hiện từ thế hệ thần
trẻ trên đỉnh Olimpia do Dớt cai quản (thời đại của Dớt). Và họ không chỉ có
chức năng bảo hộ mà còn góp phần lí giải tự nhiên cũng như lí giải cuộc sống.
Vì vậy nhóm nam thần mang chức năng bảo hộ tuy không nhiều (≈ 20% thế
giới nhân vật nam thần), nhưng vị trí của họ lại vô cùng quan trọng. Điều này
được thể hiện ở tần số xuất hiện của các nam thần như Apôlô, Hermer…
trong các truyện của Thần thoại Hy Lạp.
Thứ ba, nhóm nam thần bảo hộ cũng phần nào thể hiện được hiện thực
lịch sử, quan niệm thẩm mĩ, ước mơ, khát vọng của người Hy Lạp trong thời
đại bấy giờ, thông qua các lĩnh vực mà các nam thần bảo hộ gia đình, các
ngành nghề, các lĩnh vực nghệ thuật… và cả chiến tranh nữa.
1.2.2.1 Nhóm nam thần lí giải tự nhiên
Hy Lạp, trước khi sáng tạo ra chư viết đã sáng tạo ra những câu chuyện
thần thoại để gửi gắm vào đó những nhận thức về thế giới, kinh nghiệm sống,
ước mơ khát vọng của mình trong hoàn cảnh xã hội cộng đồng thị tộc. Đó là
một thời kì lịch sử đặc biệt, thời kì mà việc chinh phục các lực lượng tự phát
của tự nhiên đã kéo dài một cách chậm chạp vì công cụ sản xuất thô sơ. Trong
thần thoại, người Hy Lạp đã tự lấy mình làm thước đo vũ trụ, vì thế, cũng
giống như thần thoại các dân tộc khác, Thần thoại Hy Lạp “dùng tưởng tượng
và mượn tưởng tượng để giải thích tự nhiên và chinh phục tự nhiên”. Đây

13


cũng là bản chất của thần thoại nói chung.
Tuy ý thức hệ thần thoại là ý thức hệ thần linh chủ nghĩa, những hiện
tượng tự nhiên kì bí mà con người chưa hiểu đều được gán cho một sức mạnh

kì bí và dùng thần linh để giải thích, nhưng trong Thần thoại Hy Lạp, thế giới
thần linh chủ nghĩa ấy lại đượm màu sắc hiện thực và duy vật ( mặc dù mới
chỉ dừng lại ở mức độ thô sơ).
Dựa theo tiến trình phát triển của lịch sử, Thần thoại Hy Lạp có thể
chia làm ba loại:Thứ nhấtthần thoại về các gia hệ thần, thứ hai thần thoại về
các thành bang, thứ ba thần thoại về các anh hùng.
Và nhóm các nam thần có chức năng giải thích tự nhiên như: Dớt, Êter,
Uranôx, Apôlô… chủ yếu xuất hiện ở thần thoại về các gia hệ thần. Thầnthoại
Hy Lạp có tới bốn gia hệ thần, mỗi gia hệ thần lại có nhiều gia đình thần, mỗi
thành viên trong gia đình lại có sự tích, một câu chuyện riêng, và mỗi câu
chuyện lại có một ý nghĩa tượng trưng riêng, không câu chuyện chuyện nào
giống câu chuyện nào. Mỗi gia hệ thần Hy Lạp tượng trưng cho một bước
phát triển mới của thế giới. Cả bốn gia hệ thần là biểu tượng qua trình hình
thành và phát triển từ thấp đến cao của vũ trụ (gia hệ Khaôx đánh dấu sự mở
đầu, và gia hệ Dớt là sự phát triển đến mức hoàn chỉnh của thế giới).
Mỗi hiện tượng tự nhiên đều có sự xuất hiện của thần linh trong đó có
không ít nam thần. Hình tượng nam thần xuất hiện từ quan niệm vạn vật hữu
linh. Trong buổi sơ khai của lịch sử, thần thoại chính là tôn giáo của người Hy
Lạp. Mỗi dòng sông, ngọn núi, biển cả… đều gắn với thần linh. Thần là chỗ
dựa tinh thần, là sự dẫn dắt của niềm tin. Những hiện tượng tự nhiên vượt qua
sức hiểu biết của mình, người xưa dùng thần linh để giải thích.
Cũng như Gaia những người con còn lại của Khaôx cũng có vai trò
sáng tạo ra thế giới. Đặc biệt là Êôx đứa con cuối cùng của cõi hỗn mang,
nhưng lại là vị thần xinh đẹp nhất, với sứ mạng làm cho thần linh, con người,

14


cỏ cây, hoa lá và vạn vật gắn bó với nhau để tạo nên thế gian cùng cuộc sông
muôn đời bất diệt. Để biểu thị ý niệm thời gian có các nam thần khổng lồ

Titan (Côix, Hipêriôn, Dapê, Crônôx). Để lí giải sự luân phiên giữa ngày và
đêm có các câu chuyện về thần Êrêbôx và thần Hêmer (chốn tối tăm vĩnh cửu
và ánh sáng trong trẻo). Rồi nam thần cai quản bầu trời Uranôx, nam thần
Ánh sáng Apôlô, nam thần gió Tây Dêphirôx, tính nết dịu dàng mang đến thế
gian những cơn mưa mát mẻ, thần gió Bắc Bôrê nhanh nhẹn, rét buốt, Thần
gió Nam Nôtôx ấm áp vui vẻ…
Cũng giống như thần thoại của các dân tộc khác sự hình thành thế giới
đều có mô típ tách đất ra khỏi trời. Người Việt Nam có “Thần trụ trời”, Trung
Quốc có “Bàn cổ”… Hy Lạp có thần khổng lồ Atlat. Thần Atlat có tội nên
phải đội trời và từ đó biến thành ngọn núi đá chót vót muôn đời chống đỡ cho
bầu trời khỏi rơi xuống mặt đất. Chống lại bầu trời rộng lớn vô cùng như vậy
trong quan niệm của người nguyên thủy là một công việc vô cùng nặng nề.
Do đó, họ giành cho Atlat như một sự trừng phạt đối với những kẻ dám
chống lại lực lượng tiến bộ.
Không chỉ lí giải sự sáng tạo vũ trụ, thế giới nam thần còn góp phần lí
giải các hiện tượng tự nhiên khác. Có lẽ đối với người nguyên thủy thì sấm
sét làm cho học kinh sợ nhất vì vậy cái quyền làm ra sấm sét, dồn mây mù,
giông tố… học giành cho vị thần uy nghi nhất, có quyền hành cao nhất. Đó là
thần Dớt – đấng phụ vương của thần thánh bất tử và người trần đoản mệnh.
Còn trận đại hồng thủy mà con người phải hứng chịu thì được người Hy Lạp
cổ lí giải đó là sự trừng phạt của các vị thần về việc dám khinh thị thần thánh.
Còn việc thay đổi thời tiết trên biển lại được lí giải bằng vị thần lay
chuyểnmặt đất – Pôxêiđôn với cây đinh ba trong tay, mỗi khi thần giơ thẳng
nó lên thì những đợt sóng ngút trời nổi dậy từ đáy biển sâu thẳm, nhưng khi
thần giờ ngang chiếc đinh ba thì mặt biển chỉ im lặng, chỉ lăn tăn những gợn

15


sóng.

1.2.2.2 Nhóm nam thần lí giải hiện tượng cuộc sống.
Trong thần thoại về các hệ gia thần của Thần thoại Hy Lạp, mọi hiện
tượng tự nhiên và xã hội đều được đề cập đến. Sông ngòi, biển cả, mưa gió,
sấm sét, núi non, rừng rậm… có thần đã đành. Ngay cả các ngành nghề cụ thể
như: rèn, dệt, trồng nho, săn bắn… cũng có thần. Thần hiện diện ở khắp mọi
nơi, từ những hiện tượng cụ thể như vòm trời, trăng sao… cho đến những
cáitrừu tượng như trí tuệ, sự thông thái, giấc ngủ, cái đói cái chết, chiến tranh,
bất hòa, phục thù…
Với người Hy Lạp, thần thánh nói chung và các nam thần nói riêng
không chỉ có tác dụng lí giải tự nhiên mà còn giúp họ lí giải tất cả những vấn
đề trong cuộc sống.
Đất Mẹ Gaia sinh ra toàn bộ thế gian này. Nhưng để có toàn bộ thế
gian, để có được điều đó Đất Mẹ đã kết hôn với con trai mình. “Nữ thần Gaia
kết hôn với thần Bầu Trời – Uranôx. Hai người sinh ra được rất nhiều con.
Chúng toàn là những người khổng lồ có sức mạnh và tài năng mà thuở ấy
chưa có vị thần nào ra đời có thể sánh bằng”. Các con trai – Tităng, các con
gái – Titanid của Uranôx và Gaia lại kết hôn với nhau “sinh con đẻ cái để cho
chúng cai quản thế gian”. Không chỉ vậy, Crônôx kết hôn với chị cả Rêa và
ngay với Dớt, người đứng đầu của thế giới Olimpia, cũng kết hôn với chị gái
mình là nữ thần Hêra. Rõ ràng chế độ quần hôn, rồi cả tạp hôn của người Hy
Lạp đã đã được phản ánh trong thần thoại. Người Hy Lạp đã dùng thần thoại
để giải thích một tập tục mông muội, dã man. Ăngghen trong cuốn Nguồn gốc
củagia đình của chế độ tư hữu và nhà nước đã xác định điều này. “Trong xã
hội cộng đồng thị tộc, việc người anh trai hay em trai đối xử với chị gái hay
em gái của mình như đối xử với một người vợ là việc hợp với pháp lí”.
Mỗi vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đều do một vị thần cai quản. Vận

16



mệnh của loài người, cuộc sống sung sướng hay đau khổ là tùy thuộc vào thần
thánh trước hết là thần Dớt. Thần Dớt có hai chum lớn để ngay cổng vào cung
điện – có người lại kể: Thần Dớt chôn dưới đất, một chum chứa những điều
lành, một chum có chứa chứa những điều dữ. Thần Dớt lấy những điều lành,
điều dữ từ đó đem ra phân phát cho nhũng người trần thế. Ai mà được Dớt
trộn đều hai thứ rồi phân phát cho thì người đó trong cuộc sống gặp cả niềm
vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ. Ai không may chỉ nhận được tặng
phẩm của thần Dớt lấy ra từ cái chum đựng điều dữ thì cuộc đời người đó
khốn khổ vô cùng: đói khát, rách rưới không nhà không cửa, không nơi nương
tựa, phải đi lang thang, hành khất, bị mọi người khinh rẻ.
Bóng tối là nơi nảy sinh ra mọi tội ác, xấu xa, tàn ác… mà con người
phải hứng chịu. Người Hy Lạp cổ quan niệm rằng con người sau khi chết đi
không phải là hết mà họ sẽ phải đến với thế giới sâu thẳm trong lòng đất của
thần Hađex. Con người sau khi chết sẽ phải đến với vương quốc của thần
Hađex – thế giới sâu thẳm trong lòng đất và những vong hồn. Nơi đây không
có một tia nắng lọt vào, không một ánh trăng soi tới. Thần chết Thanatôx tay
cầm gươm, mặc áo khoác đen với đôi cánh đen rộng và dài, thường có mặt
sau khi người trần thế nào đó vừa tắt thở. Thanatôx dùng gươm cạo tóc khoét
đầu để hút linh hồn. những vong hồn đó sẽ được thần Hermer dẫn đường
xuống thế giới của thần Hađex. Những kẻ phạm tội sẽ bị trừng phạt bằng đòn
roi của các nữ thần Êriniêx.
Apôlô được mệnh danh là vị thần của chân lý. Người xưa kể lại, khi
Apôlô ra đời trên hòn đảo Đêlôx cằn cỗi, trơ trụi vốn chỉ là nơi nương thân
cho loài hải âu cánh dài với những tiếng kêu chít chít buồn bã, bỗng nhiên trời
bừng sáng trở lên. Những luồng ánh sáng chói lọi, rực rỡ từ bầu trời cao xa tít
tắp xuyên qua những đám mây chiếu rọi xuống hòn đảo, làm cho cảnh vật đổi
sắc thay da. Vì lẽ đó nên Apôlô là vị thần ánh sáng, ánh sáng của Apôlô chiếu

17



khắp thế gian và đẩy lùi được bóng tối. Vì thế Apôlô trở thành vị thần Chân
Lý, thần thích sự thẳng thắn trung thực, ghét sự dối trá.
Không một ai có thể sống mà không có tình yêu dù đó có là thần hay
con người trần thế đi chăng nữa. Sứ mạng quan trọng này được giao cho Êôx
đứa con cuối cùng của cõi hồn mang. Với đôi cánh rực rỡ, chú bay khắp đó
đây, dùng tên của mình bắn vào trái tim của những chàng trai và cô gái.
Không ai có thể tránh khỏi những mũi tên này, kể cả vị thần Apôlô nổi danh
thiện xạ. Những mũi tên ấy khiến cho những chàng trai và cô gái cảm thấy
bứt dứt, bồn chồn, trái tim có khi xót như xát muối nhưng cũng có lúc thao
thức, sướng vui và hạnh phúc. Chính vì thế mà không ai dám thách thức uy
quyền của vị thần này bởi không ai có thể thoát khỏi sự sắp đặt của người.
Tiêu biểu là Apôlô khi đã dám coi thường tài bắn cung của Êôx và đã bị thần
trả thù. Êôx đã bắn mũi tên tình yêu về phía thần Apôlô và mũi tên giết chết
tình yêu xuyên thấu vào trái tim tiên nữ Đaphnê. Cuộc gặp gỡ định mệnh đã
xảy ra vào một buổi sớm kia khi Apôlô vào rừng săn bắn chàng đã gặp tiên nữ
Đaphnê từ giây phút đầu tiên khi nhìn thấy nàng Apôlô đã biết mình yêu
nàng. Apôlô tiến đến gần nàng để bày tỏ nhưng than ôi mũi tên vô hình của
Êôx đã giết chết những xúc động và thèm khát yêu đương trong trái tim
Đaphnê khiến nàng cảm thấy sợ hãi và bỏ chạy. Apôlô ra sức đổi theo. Khi
Apôlô đuổi đến nơi thì nàng đã biến thành một cây nguyệt quế xanh tươi
chàng không ngờ tình cảm chân thành của mình đã gây ra nỗi oan trái này. Để
tưởng nhớ đến nàng Đaphnê thần đã mang chiếc vòng nguyệt quế trên đầu và
nó đã trở thành một người bạn đường thân thiết của mình. Vòng lá nguyệt quế
còn đại diện cho chiến thắng ở các cuộc thi và chỉ những ai chiến thắng mới
được đội nó.
Thế nhưng, chính Êôx cũng không thoát khỏi những mũi tên của mình.
Mối tình của chàng với nàng Psikhê kiều diễm cũng cảm động không kém

18



những chuyện tình cảm động nhất thế giới thần thánh cũng như người trần
đoản mệnh. Êôx đã làm cho loài người chúng ta có được những tình cảm cao
thượng, đẹp đẽ, nhớ nhung… nên trong tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ đại
Êôx đóng một vai trò rất to lớn và quan trọng.
Atêna - nữ thần Trí Tuệ của người Hy Lạp được ra đời một cách kì lạ.
Nàng được sinh ra từ đầu của đấng phụ vương Dớt. Sự ra đời của Atêna đã
đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chế độ mẫu hệ. Sinh đẻ vốn là thiên chức
của phụ nữ, nhưng Atêna lại được sinh ra từ bố mà không dính dáng đến một
nữ thần nào. Câu chuyện này đã phủ định vai trò của phụ nữ, phủ định thiên
chức làm mẹ chỉ dành riêng cho phụ nữ qua đó khẳng định vai trò to lớn của
đàn ông. Điều này đánh dấu cho thời kĩ xã hội chuyển từ thời kì thọ tộc mẫu
hệ sang thời kì thị tộc phụ quyền.
1.2.2.3 Nhóm nam thần bảo hộ
So với chức năng lý giải tự nhiên, lý giải cuộc sống thì chức năng bảo
hộ của các nam thần trong Thần thoại Hy Lạp tương đối “trẻ”. Trước khi trở
thành nam thần bảo hộ, học vốn mang chức năng lý giải tự nhiên và cuộc
sống như: Dớt, Êôx, Apôlô…
Thần Dớt – vị thần tối cao của đỉnh Olimpia, ngoài việc lý giải các hiện
tượng tự nhiên và các hiện tượng cuộc sống người còn có chức năng bảo hộ
gia đình. Nam thần Ánh sáng Apôlô ngoài là nam thần chân lí thì chàng còn
bảo hộ cho nghệ thuật…
Trong Thần thoại Hy Lạp, hầu hết những nam thần mang chức năng
bảo hộ là những “vị thần có biệt danh”, mỗi biệt danh ấy gắn liền với một
chức năng cụ thể của nam thần như Apôlô Phêbuyx, Hermer Paikhônpôm…
Sự xuất hiện những “vị thần có biệt danh” đã phần nào thể hiện khuynh
hướng tất yếu của lịch sử. Các công xã thị tộc Hy Lạp dần dần đã thống nhất
lại với nhau để từ đó nảy sinh nhu cầu tập trung nghi lễ. Bên cạnh đó nó cũng


19


thể hiện xu hướng hợp nhất các chức năng trong một vị thần thống nhất của
Thầnthoại Hy Lạp. Ví dụ đồng nhất thần mặt trời Hêliôx với thần ánh sáng
Apôlô, Glôcôx, Nêri, Phorkix đều là thần biển… Những vị thần tồn tại độc
lập, không quan trọng, ít ý nghĩa đối với đời sống xã hội cụ thể, dần dần bước
ra khỏi “ vũ đài” thần thoại và nhường lại cho vị khác – Vị thần của công xã
chiến thắng. Và ngọn cờ chiến thắng chính là biệt danh cắm vào cái tên vốn
có của các vị thần được lịch sử xã hội “Phù trợ” thừa nhận.
Sự bảo hộ của các nam thần cùng tập trung ở một số lĩnh vực quan
trọng, gắn liền với nhận thức hiểu biết về cuộc sống về trình độ sản xuất như:
gia đình, lao động, nghệ thuật… Đó là những vấn đề vô cùng thiết thực đối
với cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại. Kết quả khảo sát cho thấy tầm quan
trọng của nam thần và lĩnh vực họ bảo hộ không phải ở số lượng nhân vật mà
chính là tần số xuất hiện của họ trong truyện. Dớt – vị thần bảo hộ cho gia
đình và những người khách xuất hiện nhiều nhất (35/102 truyện). Tiếp đến là
Apôlô – vị thần bảo hộ nghệ thuật ( 15/102 truyện).Rõ ràng với người Hy Lạp
cổ đại thì lao động, gia đình và nghệ thuật là những vấn đề họ quan tâm nhất.
Không những thế, hình tượng nam thần bảo hộ còn thể hiện một cách
sâu sắc nhất, toàn diện nhất hiện thực xã hội, quan niệm thẩm mỹ, và cả
những ước mơ, những khát vọng của người Hy Lạp cổ đại.
Trong tư duy của người Hy Lạp cổ đại, ước mơ, khát vọng được hiện
diện cùng hiện thực. Do vậy thế giới nhân vật nam thần của Thần thoại Hy
Lạp được xây dựng trên cơ sở hiện thực nhưng cũng là những mơ ước, những
khát vọng về cuộc sống sung túc, đầy đủ và hạnh phúc. “Trong thần thoại sự
biểu hiện của cuộc sống của những người cổ đại và các thần không phải là
những hình ảnh tu từ mà là những khái niệm sinh động trong những hình
tượng sinh động”. Thần linh cũng không phải là một khái niệm trừu tượng mà
hoàn toàn hiện thực được thể hiện thông qua một hình tượng nào đó. Apôlô –


20


×