Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.22 KB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


ĐINH THỊ NGA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG
VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM TRONG PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này chúng tôi không khỏi lúng túng
và bỡ ngỡ. Nhƣng dƣới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Đỗ Thị Thu
Hương, chúng tôi đã từng bƣớc tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài
“Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”.Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Nga




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả mà khóa luận đạt được là trung thực.

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................. 6
1.1. Cơ sở thực lí luận .................................................................................... 6
1.1.1. Các vấn đề lí thuyết về tiếng Việt ..................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm từ tiếng Việt .................................................................. 6
1.1.1.2. Các thành phần ý nghĩa của từ tiếng Việt ..................................... 6
1.1.1.3. Tính hệ thống của từ ngữ và việc xây dựng bài tập mở rộng vốn
từ ................................................................................................................. 8
1.1.2. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh .................................... 13
1.1.2.1. Hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh .............. 13

1.1.2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh tiểu học............. 15
1.1.3. Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt 5 .......... 16
1.1.3.1. Mục tiêu, vị trí của phân môn Luyện từ và câu ........................... 16
1.1.3.2. Nội dung phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt 5 .............. 16
1.1.4. Các loại bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa tiếng Việt 517
1.1.4.1. Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm......................................... 17
1.1.4.4. Bài tập mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ ................................. 18
1.1.5. Một số đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học ....................................... 19


1.1.5.1. Đặc điểm nhận thức cảu học sinh tiểu học .................................. 19
1.1.5.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học ................................. 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 25
1.2.1. Thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu trong sách tiếng Việt 5 25
1.2.1.1. Thực trạng dạy của giáo viên ...................................................... 26
1.2.1.2. Thực trạng học phân môn Luyện từ và câu trong sách tiếng Việt 5
của học sinh, năng lực từ ngữ của học sinh lớp 5 .................................... 27
1.2.2. Thực trạng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa
tiếng Việt 5 ................................................................................................ 27
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ
THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 5 ................................................ 30
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm
cho học sinh lớp 5 ........................................................................................ 30
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình ....... 30
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính tích cực của học sinh30
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................. 30
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp .................................................. 30
2.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa ................................................... 31
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................... 31
2.2. Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 5 .... 31

2.2.1. Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập ............................................. 31
2.2.2. Cấu trúc hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân
môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 .................................................. 33
2.2.2.1. Nhóm bài tập tìm từ dựa vào từ gốc (từ cho trước) .................... 33
2.2.3.3. Nhóm bài tập sử dụng từ.............................................................. 42
2.2.3. Hướng dẫn sử dụng các bài tập...................................................... 53
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 55


KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BT

: Bài tập

VD

: Ví dụ

HS

: Học sinh

NXB

: Nhà xuất bản



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và thống nhất của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, là thứ của cải vô giá và sáng tạo mà cha ông ta sáng tạo giữ gìn
và bảo vệ trong suốt quá trình phát triển lịch sử của đất nƣớc . Vì vậy nó có
vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con ngƣời
Việt Nam.
Ngày nay, trƣớc những biến đổi to lớn của đất nƣớc, trách nhiệm của mỗi
ngƣời dân Việt Nam đặc biệt là đội ngũ tri thức là luôn luôn phải giữ gìn, bảo
vệ sự giàu có và ngôn ngữ trong sáng của Tiếng Việt.
Hơn nữa, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, giáo
dục... những thành tựu nghiên cứu của khoa học nói chung đòi hỏi phải có sự
đổi mới dạy – học trong nhà trƣờng.
Hình thành ngôn ngữ cho học sinh cấp tiểu học nói chung và học sinh lớp
5 nói riêng là mục tiêu quan trọng của việc dạy từ ngữ ở cấp tiểu học. Bởi vậy
muốn hình thành mục tiêu này, trƣớc hết phải phát triển, mở rộng vốn từ cho
học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng.
Chƣơng trình môn tiếng Việt lớp 5 có các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện,
Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu. Các phân môn yêu cầu dạy tích hợp
ít nhiều gây khó khăn cho ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Vì vậy cần có thêm
những cuốn sách tham khảo dƣới nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh
để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy- học.
Đến nay đã có một số sách tham khảo cho từng lớp nhƣng chƣa thấy một
công trình nghiên cứu nào xây dựng một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo
chủ điểm cho học sinh lớp 5 một cách toàn diện.
Chính vì những lí do nói trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ
thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và
câu cho học sinh lớp 5”.


1


2. Lịch sử vấn đề
Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách tiếng Việt lớp 5 tuy
mới đƣợc thực hiện vài năm gần đây nhƣng đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến phân môn này. Các công trình nghiên cứu đó hoặc là những
vấn đề lí thuyết bàn về các phƣơng pháp dạy, hoặc là những hệ thống bài tập
đƣợc tác giả đƣa ra để làm tài liệu tham khảo cho các giờ dạy – học có thể dẫn
ra một số công trình tiêu biểu.
Trong cuốn Hỏi - Đáp về dạy học tiếng Việt 5,[30], tác giả Nguyễn Minh
Thuyết đã đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh môn Luyện từ và câu thông
qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời. Đặc biệt tác giả đƣa ra một số kiểu bài tập
rèn luyện về từ và câu ở lớp 5, kèm theo hƣớng dẫn cách dạy kiểu bài đó.
Đóng góp của công trình này đã giải đáp một số thắc mắc của giáo viên về
một số nội dung trong chƣơng trình Tiếng Việt 5. Những bài tập đƣa ra làm ví
dụ minh họa trong cuốn sách này đƣợc lấy từ sách giáo khoa Tiếng Việt 5 nên
đều là những bài tập quen thuộc với cả giáo viên và học sinh, và chƣa có tính
hệ thống.
Các tác giả cuốn Tiếng Việt nâng cao 5, [18], đã hệ thống các bài học
Tiếng Việt trong chƣơng trình hiện hành và có mở rộng nâng cao một số dạng
bài mới, nhằm giúp học sinh luyện kĩ năng thực hành bài tập vào vở không
cần phải tốn thì giờ ghi lại nội dung bài.
Cuốn Luyện từ và câu lớp 5,[32], của tác giả Đặng Mạnh Thƣờng đã hệ
thống các bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 và có mở rộng nâng cao
một số bài tập mới. Cuốn sách gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Một số điểm cần
lƣu ý về môn tiếng Việt và phân môn luyện từ và câu ở lớp 5; Chƣơng 2, 3
trình bày cách dạy và học từng bài luyện từ và câu ở kì I, kì II; Chƣơng 4:
Tổng kết các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Ở chƣơng 1,

ngoài mục đích và yêu cầu chung, tác giả của cuốn sách đã chỉ rõ mức độ yêu
cầu trong từng nội dung Luyện từ và câu. Chẳng hạn, về mức độ yêu cầu của

2


nội dung luyện từ học sinh lớp 5 phải nắm đƣợc khoảng 400 đến 450 từ thuộc
10 chủ điểm trong sách giáo khoa, biết nghĩa của một số thành ngữ tục ngữ
gắn với chủ điểm, nhận biết đƣợc một số biện pháp tu từ phổ biến nhƣ: so
sánh, nhân hóa, nhận biết sâu hơn ý nghĩa chung của từng lớp từ đã học ở lớp 4.
Về mức độ yêu cầu của nội dung luyện câu, học sinh phải nhận biết đƣợc
đƣợc câu trong nội dung lời nói và câu trong văn bản dựa trên tính tƣơng đối
trọn vẹn về nghĩa, nhận biết các bộ phận chính trong những kiểu câu phổ biến...
Ở chƣơng 2, chƣơng 3, tác giả trình bày cách dạy và học, giải bài tập
luyện từ và câu trong sách giáo khoa tƣơng đối kĩ càng, bài bản. Hệ thống bài
tập bổ sung của cuốn sách cũng phù hợp với nội dung chƣơng trình và trình
độ của học sinh. Song hệ thống bài tập ở đây chỉ dừng lại ở một số bài tập
quen thuộc, ít thấy dạng bài tập nâng cao và dạng bài tập sử dụng trò chơi
ngôn ngữ để giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh thực hiện trong giờ ngoại khoá.
Chƣơng 4, tác giả đã tổng kết các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt ở bậc
tiểu học nói chung nhƣ: Những kiến thức sơ giản về từ, những kiến thức sơ
giản về câu. Tác giả đã tổng kết khá chi tiết và kĩ càng về các kiến thức về từ
và câu trong chƣơng trình ở bậc tiểu học.
Cùng nghiên cứu về hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu,
cuốn Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5, [12], tác giả Nguyễn Thị Hạnh đã xây
dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm theo 5 phân môn trong chƣơng trình tiếng
Việt 5, đó là các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Đọc hiểu và
Tập làm văn. Hệ thống bài tập này ứng với nội dung theo tuần. Nội dung các
bài tập trắc nghiệm phần lớn bám sát các yêu cầu của từng bài học trong sách
Tiếng Việt 5. Hình thức trắc nghiệm của các bài tập khá phong phú. Cuốn

sách đƣa ra một số dạng bài tập nhƣ:
- Chọn một phƣơng án trả lời đúng trong nhiều phƣơng án trả lời.
- Chọn những phƣơng án trả lời đúng cho một câu hỏi, trong số nhiều
phƣơng án trả lời.

3


- Bài tập nối cặp đôi...
Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên và học sinh khi
dạy học môn Tiếng Việt trong chƣơng trình lớp 5. Tuy nhiên hệ thống bài tập
đƣợc trình bày ở đây mới là kiểu “Trắc nghiệm” nên còn đơn điệu. Hơn nữa,
hệ thống bài tập này cũng chƣa đƣợc sắp xếp theo chủ điểm nên cũng chƣa
thật thuận tiện cho ngƣời sử dụng.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu mà khóa luận đã tìm hiểu, các
công trình đều hƣớng tới mục đích làm thế nào để dạy và học môn Tiếng Việt
lớp 5 một cách có hiệu quả. Đã có những công trình nghiên cứu chú trọng
việc xây dựng hệ thống bài tập nhƣng số lƣợng bài tập còn hạn chế, kiểu loại
bài tập còn chƣa phong phú đa dạng. Đặc biệt chƣa có một công trình nào xây
dựng đƣợc hệ thống bài tập theo chủ điểm dƣới nhiều dạng bài tập. Chính vì
vậy chúng tôi mạnh dạn xây dựng hệ thống bài tập về mở rộng vốn từ theo
chủ điểm trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghên cứu của
ngƣời đi trƣớc
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm xây dựng hệ thống bài tập mở rộng
vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5, từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn này cho cả giáo viên và
học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Xây dựng một số hệ thống bài tập đa dạng theo chủ điểm trong chƣơng
trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

4


Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ
theo chủ điểm đƣợc sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu ở chƣơng trình
tiếng Việt lớp 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng trình phân môn luyện từ và câu trong sách tiếng Việt 5 bao gồm
10 chủ điểm, khóa luận chỉ giới hạn nghiên cứu ở 5 chủ điểm đó là:
- Chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em.
- Chủ điểm: Cánh chim hòa bình .
- Chủ điểm: Con ngƣời với thiên nhiên.
- Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh.
- Chủ điểm: Nhớ nguồn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đây:
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại.
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp.
- Thủ pháp so sánh đối chiếu.
- Phƣơng pháp điều tra.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận khóa luận này gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.

Chƣơng 2: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân
môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở thực lí luận
1.1.1. Các vấn đề lí thuyết về tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm từ tiếng Việt
Có nhiều định nghĩa của các tác giả khác khau về từ tiếng Việt nhƣ:
Theo Nguyễn Thiện Giáp , ông đã định nghĩa từ nhƣ sau: “Từ là đơn vị có
ý nghĩa nhỏ nhất của lời nói, có tính độc lập”. Đến năm 1985, khi cuốn “Từ
vựng học Tiếng Việt” của ông xuất bản, ông khẳng định: “ Từ của Tiếng Việt
là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của
một âm tiết, một chữ viết lời”.[6; 11].
Cùng nghiên cứu về từ Tiếng Việt tác giả Hồ Lê lại viết: “Từ là đơn vị
ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô
phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và
tính nhất thể về ý nghĩa”.[7;15].
Tác giả Đỗ Hữu Châu định nghĩa về từ đƣợc hiểu một cách đơn giản nhƣ
sau: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiếu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và
nhỏ nhất để cấu tạo câu.” [16;4].
Khóa luận chúng tôi nhất trí sử dụng định nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu
về từ để làm cơ sở lí luận xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ
điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.
1.1.1.2. Các thành phần ý nghĩa của từ tiếng Việt

Tùy theo các chức năng mà từ đang đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có
thành phần cơ bản sau đây:
- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật;

6


- Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm;
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái;
Ba thành phần ý nghĩa trên đƣợc gọi chung là ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa từ
vựng thƣờng đƣợc đối lập với ý nghĩa thứ 4 đó là:
- Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp.
Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính chất tƣơng đối cố định,
bền vững. Chúng là những sự kiện thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ.
Chúng là ý nghĩa ngôn ngữ, tức là chúng không phải chỉ do quan hệ giữa từ
với các yếu tố ngoài ngôn ngữ mà có. Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa
từ này với từ khác trong ngôn ngữ quy định nên.
a) Ý nghĩa biểu vật
Sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm... ngoài ngôn ngữ đƣợc biểu thị tạo nên ý
nghĩa biểu vật của từ. Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ những sự vật, hiện
tƣợng, có trong thực tế. Nói cách khác, “ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự
vật, hiện tượng... trong thực tế vào ngôn ngữ [108; 4]. Đó là những mẩu,
những mảnh, những đoạn cắt của thực tế. Nói nhƣ vậy có nghĩa là, biểu vật
của từ không đồng nhất với các sự vật, hiện tƣợng, hành động,... mà chỉ gợi ra
sự vât, hiện tƣợng, hành động.
b) Ý nghĩa biểu niệm
Ý nghĩa biểu niệm của là: “tập hơp tất cả các nét nghĩa chung và
riêng,khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét
nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý
nghĩa biểu vật của từ.”[118;4].

Ý nghĩa biểu niệm là tập hợp của một số nét nghĩa.
Đó là sự liên hệ giữa từ với ý. Ví dụ: “búa” là dụng cụ gồm một khối
nguyên lực rắn có trọng lƣợng đủ lớn để tạo ra một lực tác công bằng thao tác
gõ, nện.

7


c) Ý nghĩa biểu thái
Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của
ngƣời nói.
Sự vật, hiện tƣợng đƣợc biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vât, hiện
tƣợng đã đƣợc nhận thức, đƣợc thể hiện bởi con ngƣời. Do đó cùng với tên
gọi, con ngƣời gửi kèm những cách đánh giá của mình và chính mình nhiều
khi không tự biết.
VD: Cùng để gọi, xƣng hô về ngƣời phụ nữ có những từ ngữ khác nhau
nhƣ: bà, cô, quý bà, quý cô, mụ...
Trong đó, có những từ gợi cho ta thái độ cảm xúc tôn trọng: quý bà, quý
cô.Có những từ lại gợi cho ta cảm giác bình thƣờng: cô, bà. Hoặc có những từ
bộc lộ sự khinh bỉ: mụ.
Tóm lại, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái là các loại
nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Tuy nhiên vì từ là một thể thống nhất,
cho nên mỗi thành phần ý nghĩa là những phƣơng diện khác nhau của thể
thống nhất đó. Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu
đáo từng mặt nhƣng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ
quy định lẫn nhau giữa chúng.
1.1.1.3. Tính hệ thống của từ ngữ và việc xây dựng bài tập mở rộng vốn từ
Việc cung cấp vốn từ cho HS tiểu học bao giờ cũng thực hiện theo từng
chủ đề, chủ điểm nhằm làm phong phú, chính xác hóa và tích cực hóa vốn từ
cho HS. Hay nói cách khác việc mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học luôn

đảm bảo tính hệ thống giúp các em tiếp thu từ ngữ một cách khoa học. Sau
đây là một số kiến thức có liên quan đến vấn đề mở rộng cho học sinh.
a) Tính hệ thống của từ ngữ
Hệ thống là gì? Theo từ điển tiếng Việt “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu
tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau

8


chặt chẽ làm thành một thể thống nhất”. Nói cách khác, hệ thống là tập hợp
các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau và nằm trong một chỉnh thể.
Nói đến hệ thống cần có hai điều kiện: tập hợp các yếu tố và các mối quan
hệ, liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố.
Nói một cách khái quát, từ ngữ của bất kì ngôn ngữ nào cũng không phải
tập hợp hỗn độn, cô lập, tồn tại lẻ tẻ, rời rạc mà giữa chúng luôn chứa đựng
những mối dây quan hệ. Nhờ mối dây quan hệ này từ ngữ đƣợc sắp xếp, tổ
chức theo những trật tự, những kiểu, những phạm vi, những lớp, vùng, miền
nhất định.
Tập hợp những từ ngữ gắn kết với nhau bằng các mối liên hệ là một tập
hợp từ có tính hệ thống. Hai mối quan hệ thƣờng đƣợc nhắc đến khi xem xét
hệ thống là quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập, dựa vào quan hệ đồng nhất
để tập hợp từ thành một hệ thống và dựa vào quan hệ đối lập để xác định giá
trị của các yếu tố trong hệ thống. Từ các tiêu chí khác nhau có thể nghiên cứu
tính hệ thống của từ theo các trƣờng khác nhau.
b)Trƣờng từ ngữ và việc xây dựng bài tập mở rộng vốn từ
* Trƣờng cấu tạo
Trƣờng cấu tạo đƣợc hiểu một cách khái quát là tập hợp các từ có điểm
đồng nhất về đặc điểm cấu tạo. Có thể đồng nhất về dặc điểm cấu tạo hoặc
yếu tố cấu tạo.
- Về kiểu cấu tạo

Xét về kiểu cấu tạo tiếng Việt có hai loại từ: từ đơn và từ phức. Trong từ
phức lại chia thành từ ghép và từ láy. Đứng trƣớc các từ nhƣ: anh, em, xe đạp,
đất nước, xe cộ, tốt đẹp, xấu xí, chăm chỉ, lành lặn ta có thể phân lập chúng
thành hai trƣờng dựa vào điểm đồng nhất về yếu tố cấu tạo.
+ Trƣờng các từ ngữ đƣợc cấu tạo bởi phƣơng thức ghép: anh em, xe đạp,
đất nước, tốt đẹp.

9


+ Trƣờng các từ ngữ đƣợc cấu tạo bằng phƣơng thức láy: xấu xí, chăm
chỉ, lành lặn.
Theo các thành phần ý nghĩa của từ sẽ có hai trƣờng nghĩa lớn là trƣờng
nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm.
Trong từ phức lại chia thành từ ghép và từ láy Nếu căn cứ vào kiểu cấu
tạo có thể chia các từ trên thành hai trƣờng:
+ Trƣờng các từ có yếu tố “nhỏ” đƣợc cấu tạo từ phƣơng thức ghép: nhỏ
to, to nhỏ, lớn nhỏ, nhỏ bé.
+ Trƣờng các từ có yếu tố “nhỏ” đƣợc cấu tạo từ phƣơng thức láy: nhỏ
nhắn, nhỏ nhẻ, nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen.
Tuy nhiên , toàn bộ các từ đƣợc nêu có thể lập thành một trƣờng các từ có
chung yếu tố cấu tạo “nhỏ”.
Xuất phát từ những hiểu biết trên, các nhà soạn sách giáo khoa đã xây
dựng các bài tập tập hợp từ dựa trên một số điểm đồng nhất nào đó về đặc
điểm cấu tạo.
*Trƣờng nghĩa
Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ trong từ vựng không hiện ra
một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn ngẫu nhiên. Những quan hệ về ngữ
nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt đƣợc các từ (nói đúng ra là các ý nghĩa
của từ) vào những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác tính hệ thống về

ngữ nghĩa của các tiểu từ vựng thể hiện qua các tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong
lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ
giữa các tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng.
Theo các thành phần ý nghĩa của từ sẽ có hai trƣờng nghĩa lớn là trƣờng
biểu vật và trƣờng biểu niệm.
- Trƣờng nghĩa biểu vật

10


“Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu
vật” [117; 4]. Hay nói cách khác là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm
vi, sự vật, hiện tƣợng thực tế khách quan.
Muốn lập một trƣờng nghĩa biểu vật ngƣời ta phải dựa trên ý nghĩa biểu
vật của từ tức là dựa trên ý nghĩa gọi tên các sự vật. Căn cứ để xác lập là lấy
một danh từ có ý nghĩa khái quát làm tiêu chí để tập hợp, sau đó tìm tất cả
những từ có ý nghĩa biểu vật cùng với danh từ có thể đƣa vào trƣờng.
VD: Với từ “tay” chúng ta có các trƣờng biểu vật sau:
+ Đặc điểm ngoại hình của tay: búp măng, dùi đục, thô, cứng, mềm mại...
+ Bộ phận của tay: cánh tay, bàn tay, cổ tay,ngón tay, đốt tay, móng tay....
+ Hoạt động của tay: ấn, bấm, đẩy, bẻ,băm, bóp...
- Trƣờng biểu niệm
Trƣờng biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu
niệm”.[176; 4].
Căn cứ để xác lập trƣờng nghĩa biểu niệm là dựa vào ý nghĩa biểu niệm
của từ. Cụ thể, ta sẽ chọ một hoặc một vài nét nghĩa làm tiêu chí tập hợp, sau
đó ta tìm những từ có cùng nét nghĩa đó để đƣa vào trƣờng (lấy nét nghĩa
trong từ).
VD: Trƣờng biểu niệm: Vật thể nhân tạo, phục vụ sinh hoạt.
+ Dụng cụ để ngồi, nằm: ghế, giường, phản, chõng ...

+ Dụng cụ để đặt: bàn, giá, gác, xích đông ...
+ Dụng cụ để chứa đựng: tủ, hòm, vali, thúng, mủng...
+ Dụng cụ để che, phủ: màn, mùng, chăn, chiếu...
Sự phân lập từ vựng thành trƣờng biểu vật và trƣờng biểu niệm dựa trên
sự phân biệt hai thành phần nghĩa trong từ. Nó phản ánh cách nhìn từ vựng ở
hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trƣờng dọc này có liên hệ với nhau.
Nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để

11


tập hợp thì chúng ta có các trƣờng biểu vật. Nhƣng khi cần phân lập một
trƣờng biểu vật thành các trƣờng nhỏ thì lại phải dựa vào các nét nghĩa khác
nhau trong cấu trúc biểu niệm.
- Trƣờng nghĩa tuyến tính (trƣờng nghĩa ngang)
Để lập nên các trƣờng nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi
tìm tất cả các từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu)
chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ.
VD: Trƣờng tuyến tính của từ “tay” là búp măng, mềm, ấm, nắm, cầm, khoác...
Các từ trong một trƣờng tuyến tính là những từ thƣờng xuất hiện với từ
trung tâm trong các loại ngôn bản. Các từ cùng nằm trong một trƣờng tuyến
tính có quan hệ với nhau không chỉ về phƣơng diện nôi dung mà còn cả về
phƣơng diện ngữ pháp.
Các trƣờng tuyến tính làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa
của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ.
- Trƣờng liên tƣởng
Là tập hợp bao gồm những từ cùng nằm trong trƣờng biểu vật, trƣờng
biểu niệm và trƣờng tuyến tính, tức là những từ có quan hệ đồng nhất và đối
lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Trong trƣờng liên tƣởng còn có nhiều từ
khác đƣợc liên tƣởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong ngữ

cảnh có chủ đề tƣơng đối đồng nhất, lặp đi lặp lại ý nghĩa biểu vật có những
từ trong trƣờng liên tƣởng giống nhau nhƣng có những từ khác nhau về nghĩa.
Do tính chất này các trƣờng liên tƣởng thƣờng không ổn định nên ít có tác
dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng.
Nhƣng trƣờng liên tƣởng có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ, nhất là sự
dùng từ trong các tác phẩm văn học, giải thích các hiện tƣợng sáo ngữ, sự ƣa
thích lựa chọn từ ngữ nào đó để nói hay viết, sự tránh né đến kiêng kị những
từ nhất định.

12


Tóm lại: khi nói đến các kiểu quan hệ của ngôn ngữ là nói đến hai dạng
quan hệ là quan hệ dọc và quan hệ ngang. Theo hai dạng quan hệ đó có thể có
hai loại trƣờng nghĩa là trƣờng nghĩa dọc quan hệ dọc (trƣờng nghĩa trực
tuyến bao gồm trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm) và trƣờng
nghĩa ngang (trƣờng nghĩa tuyến tính).
1.1.2. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh
1.1.2.1. Hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh
Có thể nói rằng rằng mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ cho
học sinh nói chung và học sinh cấp tiểu học nói riêng là rèn luyện năng lực từ
ngữ cho các em.
a) Năng lực từ ngữ là gì?
Theo tâm lí học, năng lực đƣợc hiểu là “một tổ hợp các kĩ năng cho phép
nhận biết và giải quyết tình huống” [12; 33].
Năng lực ngôn ngữ là vốn ngôn ngữ và khả năng sử dụng vốn ngôn ngữ
đó trong thực tế giao tiếp. Năng lực từ ngữ là một bộ phận của năng lực ngôn
ngữ, bao gồm vốn từ và kĩ năng sử dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản.
Nhƣ vậy, để có năng lực ngôn ngữ nói chung và năng lực từ ngữ nói riêng
đƣợc tốt, trƣớc hết mỗi cá nhân phải có một vốn từ nhất định, sau đó phải nắm

đƣợc nghĩa và kĩ năng sử dụng chúng trong mọi tình huống.
b) Vốn từ của mỗi cá nhân và vốn từ của học sinh tiểu học
- Vốn từ của mỗi cá nhân: “Vốn từ của cá nhân là toàn bộ các từ và các
đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và
được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp” [14; 33].
Vốn từ của cá nhân luôn biến động và phát triển theo độ tuổi, môi trƣờng
sống và những hoạt động của cá nhân đấy. Đánh giá vốn từ của cá nhân,
chúng ta “cần phải nhìn về cả phương diện số lượng và chất lượng” [15; 33].
- Vốn từ của học sinh tiểu học

13


Khó có thể thống kê một cách chính xác vốn từ của mỗi cá nhân nói
chung và học sinh tiểu học nói riêng, bởi vốn từ luôn là hệ thống mở. Tuy
nhiên đã có một và công trình nghiên cứu đã đƣa ra một số liệu cụ thể về vốn
từ của học sinh tiểu học [16, 21; 33]. Có tác giả ƣớc tính học sinh khi học
xong tiểu học sẽ có vốn từ khoảng 1200 từ.
- Vốn từ của học sinh tiểu học cũng có thể hình thành từ 2 con đƣờng: hình
thành theo con đƣờng tự nhiên và hình thành theo con đƣờng tự giác có ý thức.
- Vốn từ của học sinh tiểu học hình thành theo con đƣờng tự nhiên, vô
thức lệ thuộc nhiều vào môi trƣờng sống. Một số nhà nghiên cứu đã cho ta
thấy, một học sinh đƣợc sống trong môi trƣờng phong phú, số lƣợng từ của
các em nhiều hơn 1,2 lần số lƣợng của một học sinh sống trong môi trƣờng
bình thƣờng [23; 33].
Những kết luận bƣớc đầu của các nhà nghiên cứu cho ta thấy vấn đề vốn
từ của học sinh tiểu học là một vấn đề phức tạp. Phần lớn các tác giả đều nhận
định “do vốn từ của học sinh tiểu học chủ yếu hình thành qua cách học tự
nhiên, vô thức, dựa vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp để phỏng đoán
nghĩa của từ... cho nên trong vốn từ này, có một số từ không được hiểu đúng

về âm thanh – chữ viết, học sinh hiểu sai hoặc chưa đầy đủ về nghĩa, sử dụng
từ không đúng hoặc chưa thích hợp...” [25; 33].
- Phƣơng pháp mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học
Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học theo Lê Hữu Tỉnh là phải dựa
vào quy luật nhận thức (quy luật tiếp nhận từ ngữ) của con ngƣời nói chung
trẻ em nói riêng. Đồng thời phải dựa vào quy luật liên tƣởng của con ngƣời,
cụ thể dựa trên quan hệ liên tƣởng giữa các từ trong đàu óc con ngƣời [25; 33].
Từ ngữ tích lũy trong đầu óc học sinh không phải là một sự sắp xếp lộn
xộn mà tạo thành những hệ thống liên tƣởng nhất định. Chính vì đặc điểm này
mà khi mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần phải chú ý đến quy luật
liên tƣởng để cung cấp các từ ngữ cần thiết cho các em.

14


Theo hệ thống liên tƣởng, giáo viên có thể mở rộng vốn từ cho các em
bằng cách cung cấp từ trái nghĩa, từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa, những từ có
quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Chẳng hạn, gặp từ “Tổ quốc” có thể mở rộng
vốn từ cho các em bằng cách có thể mở rộng vốn từ cho các em bằng cách
cung cấp (hoặc hƣớng dẫn các em) tìm những từ ngữ cùng nghĩa: non sông,
đất nước, quốc gia...
Ngoài phƣơng pháp cung cấp (hoặc hƣớng dẫn các em) tìm những từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa, có quan hệ ngữ nghĩa với từ cho trƣớc, chúng ta còn có
thể hƣớng dẫn học sinh mở rộng vốn từ dựa vào việc cung cấp cho các em
những từ ghép hay từ láy cùng gốc nhƣ: gặp từ xanh, có thể cung cấp cho các
em những từ chỉ màu xanh có cùng hình vị gốc nhƣ: xanh lè, xanh biếc, xanh
thẫm, xanh nhạt, xanh da trời...
1.1.2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh tiểu học
Nếu chỉ có vốn từ trong đầu mà không biết sử dụng những từ đó trong
từng hoàn cảnh giao tiếp thì vốn từ đó cũng chỉ là một từ chết. Cho nên, rèn

luyện năng lực từ ngữ cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc mở rộng vốn từ
(cung cấp từ) mà còn phải dạy các em biết cách sử dụng và cao hơn nữa là sử
dụng tốt vốn từ đó.
Trƣớc khi dạy các em sử dụng vốn từ đã có, cần phải dạy các em nắm
chắc nghĩa của những từ đó. Có nhiều cách giải nghĩa từ nhƣ: giải nghĩa từ
bằng cách chỉ ra nét nghĩa của từ đã đƣợc liệt kê trong từ điển, giải nghĩa từ
bằng cách dẫn ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng...
Cần chú rằng, khi tổ chức dạy học sinh nắm nghĩa của từ cần phải lựa
chọn từ để giải nghĩa. Những từ đƣợc lựa để giải nghĩa cho các em phải dựa
trên nguyên tắc tính vừa sức, tính cần thiết và đặc biệt phải là những từ trung
tâm của chủ đề.

15


Khi các em đã nắm chắc đƣợc nghĩa của từ, bƣớc tiếp theo của việc rèn
luyện năng lực từ ngữ là dạy các em những từ đã có.
Phƣơng pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng từ cho học sinh rất đa dạng nhƣng
cách thông dụng và phù hợp nhất là yêu cầu và hƣớng dẫn các em làm bài tập.
Các bài tập rèn luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh thƣờng gặp là: điền từ vào
chỗ trống (dạng bài tập điền khuyết), đặt câu (hoặc tạo cụm từ) với từ cho
trƣớc, viết đoạn văn với một số từ cho sẵn, chữa lỗi dùng từ...
1.1.3. Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt 5
Môn tiếng Việt 5 gồm 6 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện
từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Phân môn Luyện từ và câu hay đƣợc dạy 2
tiết một tuần.
1.1.3.1. Mục tiêu, vị trí của phân môn Luyện từ và câu
Kế thừa và phát huy những ƣu điểm của chƣơng trình cũ đồng thời cũng
để tạo ra phong thái mới trong dạy học hiện nay, chƣơng trình sách giáo khoa
mới ra đời với mong muốn sẽ giúp học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn

với môn tri thức mới Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết
sơ giản về từ và câu.
- Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
- Bồi dƣỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu,
rèn luyện ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp.
Với mục tiêu nhƣ vậy, việc dạy Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to lớn
trong nhà trƣờng , nhằm cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi
sâu vào tìm hiểu những lĩnh vực khác.
1.1.3.2. Nội dung phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt 5
Nội dung chính của phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt 5 là:
- Mở rộng vốn từ (theo chủ điểm).

16


- Từ loại.
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, một số kiểu câu đƣợc phân loại theo
mục đích nói.
Tất cả các tiết học Luyện từ và câu trong sách tiếng Việt 5 không có
những bài học dạy riêng kiến thức lí thuyết về từ và câu mà tất cả các tri thức
về từ và câu đều đƣợc hình thành và củng cố thông qua việc dạy học sinh giải
các bài tập.
1.1.4. Các loại bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa tiếng Việt 5
Loại bài tập mở rộng vốn từ chiếm tỉ lệ cao nhất so với các bài tập từ ngữ
khác (khoảng 50 %)
1.1.4.1. Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm
Các từ ngữ cùng chủ điểm có thể đƣợc tìm trong văn bản đã học hoặc
ngoài văn bản đã học . Chỉ có điều sách giáo khoa không cung cấp hay áp đặt
cho học sinh một danh sách từ có sẵn để các em học thuộc lòng mà chỉ nêu

định hƣớng để các em dựa vào những văn bản đã học hoặc huy động vốn từ
tiềm tàng của bản thân và của bạn bè trong lớp đƣa các từ ấy vào một hệ
thống dễ kiểm soát và vận dụng.
VD1: Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm
những từ chứa tiếng quốc.
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr.18)
VD2: Xếp những từ chứa tiếng hữu dƣới đây thành hai nhóm a và b :
hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng
hữu, bạn hữu, hữu dụng
a, hữu có nghĩa là “bạn bè”.

M: hữu nghị

b, hữu có nghĩa là “có”.

M: hữu ích
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr 56)

VD3: Xếp các từ có tiếng hợp cho dƣới đây thành hai nhóm a và b:

17


hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực,
hợp lí, thích hợp
a, Hợp có nghĩ là “gộp lại” (thành cái lớn hơn)

M: hợp tác

b, Hợp có nghĩa là “đúng với yêu càu đòi hỏi... nào đó”.


M: thích hợp

(Tiếng Việt 5, tập 1, tr 56)
1.1.4.2. Bài tập mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát
VD: Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ sự vật, hiện tƣợng
trong thiên nhiên:
a) Lên thác xuống ghềnh.
b) Góp gió thành bão.
c) Nước chảy đá mòn.
d) Khoai đất lạ, mạ đất quen.
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr78)
1.1.4.3. Bài tập mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ
VD: Ghép các tiếng bảo (có nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm”) với mỗi
tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử
dụng Từ điển tiếng Việt) :
đảm, hiểm, quản, toàn, tồn, trợ, vệ
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr116)
1.1.4.4. Bài tập mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ
VD: Mỗi câu tục ngữ ca dao hoặc câu thơ dƣới đây đều nói đến một
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các
câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S.
C
1,

U



K




I

Muốn sang thì bắc ...
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

18

U


×