Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kết cấu tiểu thuyết Thằng Cười của Victor Hugo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NÔI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ MINH THU

KẾT CẤU TIỂU THUYẾT THẰNG CƯỜI
CỦA VICTOR HUGO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NÔI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ MINH THU

KẾT CẤU TIỂU THUYẾT THẰNG CƯỜI
CỦA VICTOR HUGO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học

ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI – 2017



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô, đặc biệt là
giảng viên, thạc sĩ Đỗ Thị Thạch, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian qua.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp
của các bạn trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Với đề tài
trên, chắc chắn tôi không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Vì
vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,

tháng

năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Thu


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn Đỗ Thị Thạch, cùng các thầy cô giáo
khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan những kết
quả nghiên cứu trong khóa luận này là thành quả của riêng tôi, nó không trùng với
bất cứ một công trình nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
7. Bố cục của khóa luận. ..........................................................................................4
NỘI DUNG ...............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: ...........................................................................................................5
TỔ CHỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT THẰNG CƯỜI .......................5
CỦA VICTOR HUGO ............................................................................................5
1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học. ....................................................................5
1.2. Phân loại nhân vật trong tiểu thuyết Thằng Cười .............................................6
1.2.1. Nhân vật quý tộc.........................................................................................7
1.2.2. Nhân vật bình dân....................................................................................12
1.2.3. Nhân vật trung gian ..................................................................................16
1.3. Mối quan hệ giữa các nhân vật trong tiểu thuyết Thằng Cười .......................20

1.3.1. Quan hệ đối lập .........................................................................................20
1.3.2. Quan hệ bố sung .......................................................................................28
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT THẰNG
CƯỜI CỦA VICTOR HUGO .................................................................................35
2.1. Cốt truyện trong tác phẩm văn học .................................................................35
2.2. Tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Thằng Cười của Victor Hugo ..............37
2.2.1. Cốt truyện đa tuyến ..................................................................................37
2.2.2. Cốt truyện được đan dệt bởi nhiều môtíp đa dạng, phong phú ................44
2.2.3. Thủ pháp “ treo cốt truyện” ..........................................................................57
KẾT LUẬN .............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến bức tranh toàn cảnh của nền văn học thế giới, không thể không kể
đến nền văn học Pháp, đặc biệt là mảng văn học thế kỉ XIX, mảnh ghép quan trọng
giúp cho bức tranh văn học thế giới hoàn thiện hơn. Ở mảng văn học này, nếu như
Banzac là hiện thân của chủ nghĩa hiện thực thì Victor Hugo lại chính là “cây đại
thụ" của chủ nghĩa lãng mạn, người được mệnh danh là "đứa con thiên tài của thời
đại".
Victor Hugo [1802- 1885], là nhà văn lớn của Pháp thế kỉ XIX. "Hugo xuất
hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế kỉ". Sinh ra trong
một gia đình bất hạnh, lớn lên trong gần một thế kỉ đầy bão táp cách mạng, "mãnh
liệt" và "cường tráng", Hugo vượt qua tất cả những trở ngại ấy bước vào văn đàn ở
tuổi 17 để rồi qua hơn 60 năm cầm bút, Hugo đã trở thành "hiện thân của chủ nghĩa
lãng mạn", "tiếng vọng âm vang của thời đại", "nhà tiên tri của nền hòa bình thế
giới". Ông đã để lại cho lịch sử văn học Pháp nói riêng và nền văn học thế giới nói
chung một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 20 vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn, 15 tập thơ và
hàng trăm bài chính luận, lý luận văn chương...Ở thể loại nào Victor Hugo cũng gặt

hái được những thành công nhất định, cũng ghi lại những dấu ấn riêng biệt trong
lòng độc giả. Mặc dù vậy, chỉ đến thể loại tiểu thuyết thì Victor Hugo mới thực sự
khẳng định được giá trị đích thực của mình, đó không chỉ là Victor Hugo của nước
Pháp mà còn là Victor Hugo của thế giới, của nhân loại và của mọi thế kỉ.
Tác phẩm của Victor Hugo xuất hiện sớm ở Việt Nam vào năm 1913 nhưng
phải đến năm 1958 mới đến với công chúng một cách rộng rãi. Từ đó đến nay các
sáng tác của ông luôn được bạn đọc Việt Nam đón nhận nhiệt thành. Độc giả yêu
mến và ngưỡng mộ Hugo bởi họ tìm thấy trong những trang tiểu thuyết của ông hơi
thở của cuộc sống, sự hòa nhập kì lạ và tuyệt vời giữa tâm hồn phương Tây và tâm
hồn phương Đông. Tuy nhiên phần lớn độc giả khi tìm hiểu tác phẩm của Hugo nói
chung và tiểu thuyết của ông nói riêng thường chỉ chú ý nhiều đến nội dung mà
dường như "lãng quên" yếu tố hình thức. Điều đó dẫn đến hệ quả nhiều bạn đọc
chưa thể khám phá hết giá trị vốn có của tác phẩm. Vì vậy chúng tôi thiết nghĩ cần

1


phải đi sâu tìm hiểu nhiều hơn nữa về mặt hình thức của tác phẩm nói riêng và sáng
tác của Victor Hugo nói chung.
Trong kho tàng tiểu thuyết của Victor Hugo, ngoài các tác phẩm thường
được nhắc đến như Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Pari...thì Thằng Cười
cũng là một bộ tiểu thuyết lớn, giàu sức sáng tạo của ông. Tuy bộ tiểu thuyết này
không được giảng dạy trong chương trình phổ thông nhưng việc tìm hiểu nó sẽ giúp
chúng tôi mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình về tác giả Victor Hugo và nghệ
thuật viết văn của ông để hỗ trợ cho việc giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Thằng Cười ra đời năm 1869. Nhất thời và một thời kì dài sau khi xuất bản,
tác phẩm vẫn bị coi là một sự thất bại của Victor Hugo. Năm 1985, sau 100 năm
ngày mất của Victor Hugo, trong mười tám cuộc hội thảo "Năm Hugo" ở Pháp chỉ
có một cuộc hội thảo dành riêng cho Thằng Cười. Điều đó đã cho thấy phần nào

tầm quan trọng của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của ông. Đặng Thị Hạnh với
bài "Các tiểu thuyết về cô đơn" in trong cuốn Tiểu thuyết Hugo đã nhận xét Thằng
Cười là tác phẩm có giọng điệu hiện đại nhất của Victor Hugo.
Phùng Văn Tửu trong cuốn Victor Hugo ở Việt Nam, NXB Hà Nội 1985 coi
Thằng Cười là bộ tiểu thuyết thể hiện cái phi thường cao độ hơn cả. Trong cuốn Victor
Hugo, NXB Hà Nội 1997, ông cũng giới thiệu những tác phẩm của Victor Hugo nhưng
không nhắc tới Thằng Cười về phương diện nghệ thuật của tác phẩm này.
Nguyễn Ngọc Thi trong cuốn Tác giả- tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà
trường NXB GD. H. 1999 có giới thiệu về Hugo, điểm qua tên tác phẩm Thằng Cười
nhưng không đi sâu nghiên cứu.
Đặng Thị Hạnh trong Tiểu thuyết Victor Hugo, NXB ĐH và THCN. H. 1987
khẳng định Hugo đã sử dụng nhiều bút pháp đa dạng khi xây dựng nhân vật trong
Thằng Cười.
Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu về tiểu
thuyết Thằng Cười chưa thực sự phong phú. Tuy nhiên đây cũng là một gợi ý hữu ích
để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về phương diện kết cấu trong tác phẩm của
Hugo nói chung và trong tiểu thuyết Thằng Cười nói riêng.

2


Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá - trên phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết
Thằng Cười, chúng tôi thấy cho đến nay vấn đề "Kết cấu tiểu thuyết Thằng Cười của
Victor Hugo" chưa từng là một đề tài thực sự của một công trình nghiên cứu riêng biệt
trọn vẹn nào cả. Có chăng cũng chỉ nghiên cứu một phương diện nhỏ của kết cấu mang
tính riêng lẻ, chưa có hệ thống. Vì vậy thiết nghĩ những công trình ấy chưa thực sự đặt
vấn đề nghiên cứu đúng tầm vóc của nó, chưa khai thác được một cách toàn diện nhất
giá trị mà tác phẩm mang lại. Với hi vọng tìm hiểu thêm về những nét độc đáo trong
thế giới nghệ thuật của nhà văn, chúng tôi quyết định tìm hiểu trên những nét khái quát
nhất về “Kết cấu tiểu thuyết Thằng Cười của Victor Hugo".

3. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ kết cấu trong tiểu thuyết Thằng Cười của Victor Hugo.
Từ đó chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các bình diện nhân vật, cốt truyện, giúp
người viết có cái nhìn toàn diện hơn về phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác giả,
tác phẩm Victor Hugo trong nhà trường.
- Người viết làm quen, hình thành năng lực tìm hiểu, nghiên cứu khoa học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm, những vấn đề liên quan đến kết cấu như: khái niệm
nhân vật, khái niệm cốt truyện, tổ chức nhân vật, tổ chức cốt truyện.
- Xác định tổ chức nhân vật trong tác phẩm.
- Xác định tổ chức cốt truyện trong tác phẩm.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết
Thằng Cười.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Victor Hugo là nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học lãng mạn thế kỉ XIX.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông là một kho vô tàng tận nguồn cảm hứng, đề
tài nghiên cứu cho những ai muốn khám phá về con người thiên tài này. Hiện các
công trình nghiên cứu về Victor Hugo cũng như sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng
phong phú. Tuy nhiên trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp và do trình độ hạn

3


chế, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết Thằng
Cười thể hiện qua các phương diện: nhân vật, cốt truyện trên cơ sở xử lí các văn
bản, tài liệu bằng tiếng Việt.
6. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu "Kết cấu tiểu thuyết Thằng Cười của Victor
Hugo", chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau :
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Để khóa luận đạt kết quả cao nhất, chúng tôi chủ trương sử dụng kết hợp linh
hoạt các phương pháp nói trên.
7. Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, khóa luận được triển khai theo 2
chương chính:
Chương 1: Tổ chức nhân vật trong tiểu thuyết Thằng Cười của Victor Hugo.
Chương 2: Tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Thằng Cười của Victor
Hugo.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
TỔ CHỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT THẰNG CƯỜI
CỦA VICTOR HUGO
1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học.
Đối với mỗi một nhà văn, nhân vật được xem như linh hồn của tác phẩm văn
học, là đứa con tinh thần mà tác giả dày công nuôi nấng. Bàn về nhân vật văn học,
các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, "nhân vật văn học là con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể là tên riêng (Tấm, Cám,
chị Dậu, anh Pha...). Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn
dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà cả khi một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm...Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ,

không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống" [5, tr. 235].
Theo Từ điển văn học tập 2, định nghĩa "Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất
trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó
lại được các yếu tố có tính hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do
đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học" [6, tr. 186].
Theo Lý luận văn học, thì "Nhân vật văn học không chỉ là con người, những
con người có tên mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng
dáng tính cách của con người được dùng như những phương thức khác nhau để
biểu hiện con người" [2, tr. 129].
Mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "nhân vật văn học"
song dù hiểu ở cách nào đi nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò cũng
như tầm quan trọng của nhân vật trong tác phẩm văn học. Thiếu đi nhân vật đồng
nghĩa với việc tác phẩm mất đi giá trị.
Có thể hiểu một cách phổ biến và khái quát nhất: "Nhân vật văn học là một
đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức nó có sức sống riêng nào đó ở
bên trong theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó" .
Về vấn đề phân loại nhân vật, có nhiều cách phân loại khác nhau:

5


- Căn cứ vào nội dung tư tưởng, có thể chia nhân vật thành hai loại: nhân vật
phản diện (nhân vật tiêu cực) và nhân vật chính diện (nhân vật tích cực).
- Xét từ góc độ kết cấu và cốt truyện có thể chia nhân vật thành nhân vật
chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
- Xét từ góc độ thể loại có thể chia nhân vật thành nhân vật tự sự, nhân vật
trữ tình, nhân vật kịch.
- Xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật tổng hợp, khám phá khái quát, biểu
hiện thì có thể phân loại nhân vật ở ba cấp độ: nhân vật chưa có tính cách, nhân vật
tính cách và nhân vật điển hình.

Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng, bằng nhân vật cụ thể. Do đó
chức năng đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến của nhân vật đó là nó phương
tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Ngoài ra, nó còn là phương tiện tất yếu và quan
trọng để thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Đối với hình thức cả tác phẩm văn học, nhân vật là yếu tố quyết định phần
lớn đến kết cấu cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, sự lựa chọn các chi tiết nghệ
thuật...trong tác phẩm.
Tóm lại nhân vật là hình thức để nhà văn phản ánh hiện thực. Việc khám phá
nhân vật ở cả bề ngoài lẫn chiều sâu tư tưởng sẽ giúp chúng ta hiểu được nội dung
tác phẩm, biết được mối liên hệ giữa tác phẩm và đời sống hiện thực. Qua đó người
tiếp nhận tác phẩm có thể lĩnh hội được toàn bộ thông điệp mà nhà văn muốn truyền
tải. Có như vậy tác phẩm văn học mới hoàn thành được sứ mệnh mà nhà văn đã
giao phó.
1.2. Phân loại nhân vật trong tiểu thuyết Thằng Cười
Trong tiểu thuyết Thằng Cười của Victor Hugo thế giới nhân vật xuất hiện
khá phong phú về số lượng, đa dạng về giới tính, lứa tuổi, tầng lớp, vị thế xã hội...
trong đó bao gồm cả những nhân vật có tên, nhân vật không tên và cả nhân vật là
loài vật (con sói Ômô).
Với ngòi bút tài hoa của mình, Victor Hugo đã vẽ lên bức tranh đời sống với
những nét vẽ chân thực nhất. Trong tiểu thuyết Thằng Cười, tác giả đã mượn nước
Anh để nói nước Pháp. Ông mượn thời đại cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII để nói
về thế kỉ XIX mà ông đang sống. Thời kì này, với những biến động trong xã hội, sự

6


phân chia giai cấp rõ rệt, cuộc sống của người dân ngày càng chênh lệch và mất đi
quyền bình đẳng trước cái xã hội đen tối ấy, tạo lên sự bất cân bằng về quyền được
sống, quyền được hạnh phúc của những con người bình dân.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng các nhân vật trong Thằng Cười thuộc

nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ những người có chức quyền đến những
con người bình dân. Một đặc điểm thường thấy trong sáng tác của Hugo đó là ông
dành rất nhiều và tình cảm của mình cho tầng lớp dưới đáy của xã hội. Vì vậy mà
loại nhân vật này được ông tập trung khắc họa một cách cụ thể, toàn diện và trở
thành đối tượng để Hugo truyền tải tư tưởng cũng như phát ngôn của mình. Căn cứ
vào hiện thực xã hội khắc họa trong Thằng Cười và đặc trưng chung về nội dung
trong sáng tác tiểu thuyết của của Hugo, có thể chia các nhân vật trong tác phẩm
thành hai hai loại tiêu biểu là nhân vật quý tộc và nhân vật bình dân.
Tuy nhiên điểm đặc biệt trong Thằng Cười ở chỗ, ngoài sự xuất hiện của hai
loại nhân vật trên còn xuất hiện thêm loại nhân vật "trung gian", tức là loại nhân vật
vừa có thể xếp trong nhóm nhân vật quý tộc, lại vừa có thể đặt ở vị trí của nhóm
nhân vật bình dân. Sự xuất hiện của loại nhân vật này mang một dụng ý nghệ thuật
nhất định của tác giả, góp phần không nhỏ trong việc làm nên giá trị cũng như sự
độc đáo của Thằng Cười. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi khái quát
các nhân vật trong tác phẩm thành ba loại, đó là: nhân vật quý tộc, nhân vật bình
dân và nhân vật trung gian nhằm khai thác vấn đề một cách cụ thể và rõ ràng nhất.
1.2.1. Nhân vật quý tộc
Ngay ở lời đề từ của tác phẩm, giai cấp quý tộc đã được xác định là đối
tương châm biếm một cách rõ ràng, không chút mập mờ nào: “Giai cấp quý tộc của
Anh mới thật sự là giai cấp quý tộc trong ý nghĩa tuyệt đối của từ ngữ đó. Không có
chế độ phong kiến nào nổi tiếng hơn, khủng khiếp hơn và tồn tại dai dẳng hơn… Lẽ
ra nhan đề thực sự của cuốn sách này là chỉnh thể quý tộc”. Qua khảo sát, chúng
tôi nhận thấy, những nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc chiếm số lượng rất đông đảo
trong tiểu thuyết Thằng Cười, chiếm hơn 80% trong tổng số nhân vật (196 nhân vật
thuộc tầng lớp quý tộc trên tổng số 223 nhân vật xuất hiện trong tác phẩm). Các
nhân vật thuộc tầng lớp này cũng chính là phương tiện để nhà văn bộc lộ thái độ
cũng như cách nhìn nhận, đánh giá về xã hội Anh thế kỉ XVII.

7



Bộ tiểu thuyết Thằng Cười của Victor Hugo đưa chúng ta đến với nước Anh
của thế kỉ XVII, chủ yếu dưới các triều đại của dòng họ Xtiua, Giắc Đệ Nhị và
Anna Xtiua. Victor Hugo đã đưa vào Thằng Cười không biết bao nhiêu chi tiết lịch
sử có thật của nước Anh thời bấy giờ với tên tuổi các ông vua, các nữ hoàng, nữ
công tước, các vị nguyên lão, miêu tả tỉ mỉ chốn cung điện, các nghi thức triều đình,
với cả ngày tháng “chính xác”, địa điểm “chính xác” của các sự việc xảy ra, nhưng
đấy lại không phải một bộ tiểu thuyết lịch sử mà hoàn toàn do trí tưởng tượng bay
bổng lãng mạn của ông hư cấu nên. Những chi tiết xem chừng chính xác chỉ nhằm
mục đích làm cho câu chuyện có vẻ như thật. Tầng lớp quý tộc như những gam màu
sáng, đặt cạnh tầng lớp bình dân như những gam màu tối tạo ra sự chênh lệch vô
cùng lớn giữa những con người khác nhau về số phận. Họ đều được sinh ra trên
cuộc đời nhưng vị trí của họ trong xã hội dường như lại là một sự sắp đặt trớ trêu
của số phận. Tác phẩm đã phần nào thể hiện được bối cảnh xã hội Anh thế kỉ XVII
và sự phân biệt giai cấp, tầng lớp khắc nghiệt. Ở đó tầng lớp này giày xéo, đè bẹp,
áp bức những người bình dân. Họ sống với sự ích kỉ, với lòng tham cùng sự đố kị.
Chính điều đó đã mang đến cho cuộc sống của những con người nhỏ bé trong xã hội
những cơn bão táp dữ dội, nhấn chìm mọi ước mơ, mọi hi vọng, thậm chí là cả
quyền sống của họ.
Với tiểu thuyết Thằng Cười, chúng ta có thể kể đến các nhân vật quý tộc với
địa vị nhất định trong xã hội như: nữ hoàng, công tước, huân tước, nam tước …và
một loạt các nhà quý tộc khác với các chức vị khác nhau. Tuy nhiên trong tác phẩm,
những nhân vật được miêu tả mang tính chất đại diện lại tập trung ở ba nhân vật
chính đó là nữ hoàng Anh Ann, nữ công tước Giôzian và huân tước Đêvít Đirymoa. Đây là các nhân vật tiêu biểu nhất nằm trong chủ đề tố cáo xã hội của tác
phẩm. “Đối với chế độ phong kiến đã quá lỗi thời mà vẫn cứ tồn tại dai dẳng
(Hugo gọi đó là “sự hiện diện vĩnh viễn của quá khứ”), chỉ chọn một nét để tố cáo:
đó là những biến thái phản tự nhiên, đó là sự đồi bại của một số người đại diện cho
đẳng cấp ấy” [3, tr. 118].
Đầu tiên là nữ hoàng Anh Anna. “Anna vốn là con của Anna Haiđơ, một phu
nhân bình thường được Giắc Đệ Nhị cưới làm vợ, một cách hợp pháp, nhưng đáng

bực cưới khi ông còn là công tước York” , bà là “hình ảnh hỗn hợp của một người

8


đàn bà hiền lành với một con quỷ cái độc ác” [9, tr.260]. Đó là lời nhận xét mà
Victor Hugo dành để khắc họa nữ hoàng Anh, một điển hình quý tộc đại diện cho
quyền lực, cho những chế độ hà khắc của đất nước Anh thời bấy giờ. Trước tiên đó
là một chế độ cảnh sát nặng nề: “Từ thời nữ hoàng Anna, mọi cuộc họp đều phải có
giấy phép của hai vị thẩm phán hòa giải. Mười hai người tụ tập, dù chỉ ăn sò huyết
và uống bia đã là chuyện phản nghịch rồi” [9, tr. 262], “những vụ bắt bớ thầm
lặng” được “quan thiết trượng” tiến hành trong quá trình truyện kể là minh chứng
rõ ràng cho điều đó. Nhưng nước Anh của nữ hoàng Anna cũng còn là nhà nước
cảnh sát của châu Âu, vừa chăng quân khắp nơi, vừa đem hải quân đánh chiếm
nhiều hòn đảo và đất đai của nhiều nước “đắc thắng dẫn về các hải cảng của
mình…vô số tàu vận tải đầy ắp vàng bạc”. Trong khi đó nước Anh còn phải “chi
bốn mươi triệu cho châu Âu quân chủ và ngoại giao, một thứ gái đĩ mà nhân dân
Anh luôn phải bao dưỡng” [9, tr. 265]. Tất cả các gánh nặng ấy, nào là tiền nuôi
dưỡng các nền quân chủ châu Âu, tiền chi cho các cuộc chiến tranh xâm lược và
nuôi các hạm đội đè lên lưng nhân dân Anh cùng với ba mươi triệu cho nhà vua để
“chẳng làm gì hết”. Từng ấy chi tiết thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận được sự
cai trị của nữ hoàng Anna khiến nhân dân Anh chịu khổ cực như thế nào.
Vì là một người sinh ra và lớn lên trong giàu sang và quyền lực nên cuộc
sống của vị nữ hoàng ấy cũng không nằm ngoài “quy luật” vốn có của một kẻ thống
trị. Bà ham mê các trò vui lớn, những trò vui thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình
nhưng lại là gánh nặng lớn cho nhân dân. “Bà chơi trò triều đại lớn; bà ta cũng có
những công trình bất hủ của mình, nghệ thuật của mình, chiến công của mình,
tướng lĩnh của mình, nhà văn của mình, quỹ riêng của mình để trợ cấp cho những
nhân vật danh tiếng, phòng trưng bày kiệt tác bên cạnh mình” [9, tr. 266- 267]. Đó
là cuộc sống hưởng lạc vốn có của một quý tộc quen sống trên cao, quen ngẩng cao

đầu mà chưa một lần biết nhìn xuống để thấu hiểu cuộc sống khốn khó, bần cùng
của quần chúng nhân dân.
Người tiếp theo phải kể đến đó là nữ công tước Giôzian, một nhân vật cũng
là đại diện cho tầng lớp quý tộc Anh. Nguồn gốc của vị nữ công tước cao quý ấy là
đứa con ngoài giá thú của vua Giắc Đệ Nhị. Victor Hugo dành khá nhiều ngôn từ để
miêu tả về vị nữ công tước này, một quý tộc đại diện cho sự đồi bại của giai cấp

9


thống trị. Cô ta có nhan sắc xinh đẹp, có cuộc sống giàu sang nhưng lại có một trái
tim đen tối, xấu xa đến cực độ. Cô ả tìm đến cái xấu, cái quái thai, cái kinh khủng
như là ngọn nguồn của cái đẹp và của lạc thú. Cuộc sống giàu có, chức vị cao quý
không làm thỏa mãn, vừa lòng cô ta Mọi thú vui trên đời đều khiến Giôzian cảm
thấy nhàm chán và vô vị. Cô ta tìm đến những thói hư, tật xấu, những điều khủng
khiếp trong nhân gian làm dư vị cho cuộc sống của mình. Chính vì vậy, cô ả tìm
đến Guynplên, “thằng cười” xấu xí, dị dạng của Hộp Xanh để khám phá điều mới lạ
mà đám quần chúng vẫn truyền tai nhau. Cô coi Guynplên như thứ đồ chơi lạ, độc
đáo để bản thân mình chinh phục. Ngay trong câu nói với Guynplên, Giôzian cũng
đã bộc lộ sự tha hóa, biến chất của mình: “Suy vi sa đọa mới thật là thỏa mái. Tôi
đã chán ngấy cái trò tâu bẩm quá rồi nên tôi cần được đời khinh miệt…Tôi yêu anh
không phải vì anh dị hình mà còn vì anh hèn hạ. Tôi yêu con người quái dị, tôi yêu
phường hát rong. Một người tình nhục nhã, thô bỉ, xấu xa, bị phỉ báng, phơi mình
trước trăm miệng cười chê trên cái đài bêu tù gọi là sân khấu, điều ấy có một thú vị
tuyệt vời” [10, tr. 228]. Nhiêu đó thôi cũng đủ cho thấy đây là một con người trơ
trẽn với lối sống tùy tiện, hư hỏng đến cực độ.
Sự đồi bại của giai cấp thống trị không chỉ dừng lại ở nhân vật nữ công tước
Giôzian. Một nhân vật nữa không thể không nhắc đến trong đám quý tộc đó là huân
tước Đêvít Điry – moa. “Thằng bé này, ra đời vào lúc nền cộng hòa suy tàn, sinh tại
nước Anh trong khi bố nó đang sống cảnh lưu đày, cho nên nó chẳng bao giờ được

nhìn thấy bố ” [9, tr. 232]. Với chức vụ quan ngự thiện, huân tước Đêvít Điry- moa
chỉ huy việc coi kho lương nhà vua , người phần phát kiều mạch cho ngựa… Ngoài
ra y là một trong mười hai người điều khiển những buổi yến tiệc và đón rước.
Lối sống của huân tước Đêvít Điry – moa là một lối sống của một quý tộc ăn
chơi, trụy lạc. “Huân tước Đêvít Điry – moa chiếm một địa vị tuyệt vời trong cuộc
sống tươi vui ở Luân Đôn. Giới quý tộc và giới trung lưu đều sùng bái anh chàng”
[9, tr. 251]. Cũng giống như công tước Giôzian, y có chung một căn bệnh của một
dẳng cấp đã quá già, quá mệt mỏi, quá chán chường, không biết đâu là cái đẹp, cái
vui lành mạnh mà mỗi con người sống trên đời đều có thể cảm nhận một cách tự
nhiên. Y có chân trong rất nhiều các câu lạc bộ: Câu lạc bộ Bí – tết, Câu lạc bộ Cáu
gắt, Câu lạc bộ người Xấu… và tham gia các trò chơi man rợ của Câu lạc bộ Fun:

10


lấy kiếm rạch bắp chân dân quê rồi bắt họ nhảy nhót, tóm lấy một người phụ nữ
thường dân ngoài đường rồi “bắt bà ta đi bằng tay, hai chân chổng ngược lên trời,
mặt mũi bị váy tụt xuống che kín…” hay “vui vẻ” đốt một lều gỗ lợp ranh và thui
cháy phần nào những người trong lều…Đặc biệt huân tước Đêvít Điry – moa rất say
mê những trò biểu diễn ở các đầu đường, những sân khấu hát rong, những gánh xiếc
có thú lạ, những lều bạt của phường leo dây, những anh hề, những anh múa rối,
những trò khôi hài giữa trời và những tiết mục lạ của chợ phiên. Anh ta thường cải
trang để không ai nhận ra thân phận huân tước của mình và lấy cái tên Tom Jim
Jack. Với cái tên đó, vị huân tước cao quý bỗng chốc trở thành một người bình dân
và rất nổi tiếng trong đám lưu manh. Như vậy, việc hòa vào quần chúng của huân
tước Đêvít Điry – moa không hề xuất phát từ việc muốn thấu hiểu quần chúng mà
chỉ để phục vụ cho thú vui giải trí, nhu cầu kiếm tìm cái mới lạ để làm phong phú
hơn cuộc sống ăn chơi trụy lạc của anh ta mà thôi.
Ngoài những nhân vật được miêu tả điển hình, còn có sự xuất hiện của
những quý tộc đại diện cho luật pháp bấy giờ. Những nhân vật như viên quận

trưởng, viên lục sư, viên thiết trượng quan, viên vụ trưởng vụ lễ nghi cùng một loạt
các vị huân tước, nam tước, bá tước… đã mang đến cho bức tranh quý tộc Anh
thêm phong phú. Dưới ngòi bút của Victor Hugo, những con người mang dáng dấp
quý tộc ấy thực ra chỉ như những con quỷ dữ chuyên ăn thịt đồng loại. Với cuộc
sống giàu có cùng chức tước và quyền lực, chúng cho mình cái quyền được coi
thường những con người bình dân. Khi Guynplên được trở về với thân phận đích
thực của mình là một huân tước, đám quý tộc thể hiện sự coi thường, nhục mạ anh
một cách quá đáng: “Lạ thật! một tên hát rong đầu đường xó chợ!”, “ Con quái vật
kia nó đến đây làm gì ?”, “Vào cũi ngay, Guynplên!”… Chúng sống với sự xu
nịnh, bợ đỡ, với lối vui chơi lố lăng, đồi bại, dùng chức tước của mình để đè nén
những con người thấp cổ bé họng. Chúng dùng chính con người như những thú vui
tiêu khiển phục vụ mục đích, sở thích suy đồi của mình. Hugo đã thành công khi
khắc họa các nhân vật đại diện cho tầng lớp quý tộc, thẳng tay lên tiếng phê phán
những thế lực dùng quyền lực của mình mà chà đạp lên vai người khác để sống.

11


1.2.2. Nhân vật bình dân
Nhân vật bình dân là loại nhân vật được Victor Hugo khắc họa khá kì công
trong sáng tác của mình. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, bình dân là những
người dân bình thường. Họ mưu sinh bằng chính sức lao động, bằng mồ hôi, thậm
chí bằng nước mắt và máu của chính mình. Đây là kiểu nhân vật Victor Hugo dành
tình cảm hơn cả trong những trang viết của ông. Với ông, họ luôn là những người
chịu nhiều thiệt thòi hơn ai hết trong cuộc sống. Họ không có tiền, không có của cải,
thậm chí còn không có quyền quyết định sự tự do của chính bản thân mình nữa. Tàn
nhẫn hơn nữa, họ trở thành thứ đồ chơi, thứ “công cụ” để mua vui cho tầng lớp
thống trị. Victor Hugo đã tái hiện lại cho bạn đọc những “cuộc vui” biến chất của
tầng lớp quý tộc được tạo nên bởi nỗi đau khổ tột cùng của những con người bình
dân hiền lành, chân chất. “Cánh hội viên Câu lạc bộ Fun, tất cả đều thuộc tầng lớp

đại quý tộc, đi khắp Luân Đôn vào giờ dân thường đang yên ngủ, giật tung các bản
lề cửa, cắt đứt các ống nước, chọc thủng các thùng chứa, tháo gỡ các biển hàng,
phá phách vườn tược, tắt hết đèn đường, cưa đứt xà nhà, đạp vỡ kính cửa sổ, nhất
là tại các xóm nghèo…” [9, tr. 255]. Nếu những việc ấy do người nghèo làm thì họ
đã bị tống vào nhà lao còn đối với quý tộc thì không. Với đám quý tộc ấy, mọi hành
động phá phách chỉ là “trò đùa tếu”.
Trong bộ tiểu thuyết Thằng Cười của Victor Hugo, tầng lớp bình dân được
đặt ở vị trí tương phản với tầng lớp quý tộc để làm nổi bật nỗi thống khổ mà họ luôn
phải chịu đựng dưới sự áp bức của tầng lớp thống trị. Những con người bình dân
trong sáng tác của ông được đề cao trước hết và chủ yếu là do lòng nhân đạo của
họ. Trong Thằng Cười, ta bắt gặp những con người "bình thường nhưng không hề
tầm thường". Họ phi thường không phải ở bề ngoài, cũng không phải ở một cái gì
đó gọi là quyền năng mà họ khiến người ta phải nể trọng bởi chính tấm lòng, chính
nhân cách cao cả của họ và ở cách đối xử của họ trong quan hệ giữa người với
người.
Uyêcxuyt là một người như thế. Ông cũng chỉ là một người bình thường như
biết bao người bình dân khác, đói nghèo, chật vật để mưu sinh kiếm miếng cơm,
manh áo. Uyêcxuyt xuất hiện ngay từ trong những trang viết đầu tiên của Thằng
Cười với lời giới thiệu khá đặc biệt “Uyêcxuyt và Ômô gắn bó với với nhau bởi một

12


tình bạn thắm thiết. Uyêcxuyt là một con người, Ômô là một con sói. Đôi bên rất
tâm đầu ý hợp ” [9, tr. 19]. Điều đặc biệt đầu tiên ta thấy ở nhân vật này đó là người
bạn thân thiết của ông không phải là một con người mà là một con sói, ông coi nó
như một người bạn thực sự chứ không đơn thuần là một con vật. Uyêcxuyt tên cho
nó là Ômô (Ômô có nghĩa là người).
Cuộc sống mưu sinh của Uyêcxuyt nay đây mai đó, vô cùng vất vả. Ở trong
một cái chòi lưu động, Uyêcxuyt làm đủ mọi thứ nghề để kiếm sống và cùng với sự

trợ giúp của Ômô, cuộc sống của họ cũng qua ngày đoạn tháng. Chẳng nơi ở ổn
định, tài sản chẳng có gì ngoài một cái chòi di động, một chiếc đèn kính, dụng cụ
trình diễn và một tấm da gấp mà ông gọi là ăn mặc lễ phục để diện những hôm trình
diễn quan trọng. Ông cam chịu số phận con người đến mức ăn toàn khoai, một thứ
lương thực bỏ đi, thời ấy dùng để nuôi lợn và tù khổ sai. “Ông ăn món ấy một cách
hằn học và nhẫn nhục”. Chính vì thế việc Victor Hugo miêu tả Uyêcxuyt “ông
không cao to, ông dài lênh khênh. Dáng người khòm khòm sầu muộn. Tư thế gãy
gập của người già vốn là hình ảnh chồng chất của cuộc đời” [9, tr. 26] có thể coi là
hệ quả của cuộc sống thiếu thốn, đạm bạc ông trải qua mỗi ngày.
Trước hiện thực cuộc sống bất công, vua chúa đè nén nhân dân, nhân dân
đói khổ, thiên tai dịch bệnh triền miên, ông chẳng thể làm gì ngoài việc cố gắng hết
sức có thể để vơi đi phần nào gánh nặng ấy. Gặp người bệnh, ông lo chạy chữa
ngay, gặp một người nghèo đói sắp chết đói, ông cho y tất cả số tiền trong túi mình.
Dù tỏ ra lạnh lùng, tỏ ra là một con người khó gần, lạnh nhạt nhưng ẩn sau bên
trong bề ngoài tưởng như khô khan ấy, Uyêcxuyt lại có một trái tim vô cùng rộng
lượng và ấm áp. Ông chính là người đã dang rộng cánh tay đón hai đứa trẻ tội
nghiệp là Guynplên và Đêa khi hai đứa trẻ bất hạnh ấy bơ vơ trong bão tuyết. Ông
là hóa thân của nhân vật Giăng Van- giăng trong tiểu thuyết này. Tên ông là tên một
con gấu nhưng ông thực sự là một vị thánh.
Như vậy, Uyêcxuyt là một trong những đại diện tiêu biểu cho tầng lớp bình
dân trong xã hội Anh thế kỉ XVII. Uyêcxuyt không giàu có về vật chất, không hào
nhoáng về bề ngoài nhưng cái ta thấy được ở nhân vật này đó là một trái tim vàng,
một trái tim biết yêu thương, biết sẻ chia, biết che chở cho đồng loại. Chẳng có bạc

13


vàng xa hoa hay quyền cao chức trọng, nhiêu đó thôi cũng đủ để ta thấy con người
ấy đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào.
Nhân vật thứ hai thuộc tầng lớp bình dân không thể không nhắc đến đó là cô

gái mù Đêa. Đêa là là đứa trẻ được Guynplên tìm thấy trên ngực người phụ nữ ăn
mày đã chết trong cơn bão tuyết. Cô sống sót sau đêm bão tuyết kinh khủng đó, cô
lớn lên trong sự chở che của Uyêcxuyt. Kể từ sau đêm ấy, Uyêcxuyt đã cho cô cái
tên Đêa ( Đêa có nghĩa là nữ thần), cho hai đứa trẻ lang thang một mái ấm. Với sự
nuôi dưỡng của Uyêcxuyt, Đêa đã trở thành một thiếu nữ mười sáu tuổi “xanh xao
với mái tóc nâu, gầy gò mảnh khảnh, gần như run rẩy vì quá yếu đuối… xinh đẹp
tuyệt vời, đôi mắt đầy ánh sáng, mù” [9, tr. 328]. Cái đêm đông lạnh giá ấy đã giết
chết người đàn bà và làm mù đi vĩnh viễn đôi mắt của bé gái tội nghiệp ấy. Đêa
không nhìn thấy ánh sáng, không nhìn thấy mặt trời bên ngoài nhưng ở cô tỏa ra
một thứ hào quang, cô làm bừng sáng nơi tăm tối cô đang sống.
Đêa là cô gái mù nhưng ẩn chứa trong cô là một tình yêu rực sáng. Cô thấu
hiểu tất cả những hi sinh mà Guynplên đã làm vì cô. Đối với cô, Guynplên là đáng
cứu tinh đã nhặt được cô từ trong mộ địa và đưa cô ra ngoài, là người an ủi làm cho
cô thấy cuộc đời đáng sống và là người giải phóng mà cô cảm thấy bàn tay nằm
trong bàn tay cô giữa chốn mê cung này tức là cảnh mù lòa. Và khi tất cả quần
chúng xem Guynplên như một con quái vật thì cô lại nhìn thấy một thượng đẳng
thiên thần. Người đời nhìn Guynplên với ánh mắt giễu cợt, coi thường thì Đêa nhìn
anh bằng trái tim, đón nhận anh bằng cả tâm hồn. “Đêa sùng bái Guynplên và bảo
với nó: Ôi anh đẹp quá!” [9, tr. 331]. Cứ thế, chính Đêa là người đã mang
Guynplên thoát ra khỏi mặc cảm, tự ti về hình thức. Cũng chính trái tim bao la,
nhân ái của cô đã biến mọi rào cản của cô lẫn Guynplên tan vào hư vô.
Một nhân vật nữa cũng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng độc giả dù chỉ
xuất hiện qua một vài dòng miêu tả. Đó là mẹ của Đêa, người phụ nữ ăn mày đã
chết trong đêm bão tuyết. Chị ngã xuống trong cơn bão tuyết vì cóng rét, chị cố sức
ôm con vào lòng, dành chút hơi tàn còn sót lại để ủ ấm cho con. Và chị đã trút hơi
thở cuối cùng. Ai có thể quên được hình ảnh của người phụ nữ ấy khi cậu bé tìm
thấy bé gái nằm trần trụi trên ngực người đàn bà đã chết. “Người ta thấy rõ vầng
trán còn trẻ, dưới mái tóc nâu, đôi lông mày hầu như cau có, phẫn nộ, cánh mũi co

14



dúm, mí mắt nhắm nghiền. Lông mi dán chặt vì sương băng, và từ khóe mắt đến
khóe môi, nếp nhăn hằn sâu vì khóc lóc…Hình ảnh đôi vú để trần thật đau lòng .
Chúng đã từng có ích cho đời, chúng mang dấu vết héo hon cao cả của cuộc sống
đã được chính con người thiếu cuộc sống cống hiến, và ở chúng có sự uy nghiêm
thay thế cho sự trong trắng trinh bạch. Ở đầu vú có một hạt ngọc trắng ngần. Đó
chính là giọt sữa đã đóng băng” [9, tr. 183]. Người phụ nữ ấy là một người bình
dân, không có gì cả nhưng ở đó ta thấy toát lên một thứ ánh sáng cao quý và thiêng
liêng, thứ ánh sáng của tình mẫu tử, của sự hi sinh cao cả mà một người mẹ dành
cho con. Trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời, trong giây phút cận kề với cái
chết, người mẹ trẻ vẫn ôm chặt lấy thiên thần bé bỏng của mình, vẫn cho con bú
những giọt sữa cuối cùng trước khi cô thật sự ra đi.
Ngoài các nhân vật trên, trong Thằng Cười, Victor Hugo còn xây dựng rất
nhiều nhân vật bình dân khác, từ những nhân vật có tên tuổi rõ ràng đến những nhân
vật vô danh. Tuy họ xuất hiện trong tác phẩm không nhiều nhưng cũng để lại những
ấn tượng không thể nào phai mờ.
Tuy nhiên tầng lớp nào cũng có những mặt trái ẩn sau những cái tốt đẹp. Ở
một góc khuất nào đó, vẫn có một bộ phận nhỏ nhân vật thuộc tầng lớp bình dân
nhưng đầy rẫy những thói hư tật xấu. Đó là những kẻ đầy tớ, bọn ăn chơi phóng
đãng, bọn thị vệ đen…Và bọn Comprasicôx là một điển hình. Chúng là “tầng lớp
đói rách của trần gian lấy tội ác làm nghề sinh sống”.
Bọn Comprasicôx là một thứ hội kín, nay đây mai đó, ghê tởm và lạ lùng.
Bọn chúng liên quan đến sự kiện to lớn là chế độ nô lệ. Comprasicôx có nghĩa là
“bọn buôn trẻ con”. Chúng mua trẻ con và bán trẻ con. Với lũ trẻ đó chúng làm
thành quái vật, để cười. “Để dân chúng cần phải cười, vua chúa cũng cần được
cười. Đầu đường xó chợ cần có người làm trò” [9, tr. 43]. Chúng sử dụng kĩ thuật
phẫu thuật hiện đại, tàn nhẫn, biến những bộ mặt trẻ thơ thành những con quái vật,
lấy đi tuổi thơ cũng như cuộc sống vốn có của những đứa trẻ vô tội. Chúng được
vua Giắc Đệ Nhị dung túng, trở thành công cụ chế tạo thứ “đồ chơi sống” tàn ác của

giai cấp thống trị Anh thế kỉ XVII, theo lời tác giả đó là “thế kỉ rất giống thời kỳ
Byzănggrơ xa xưa, vừa ngây thơ đồi bại, vừa độc ác tinh vi, một di sản kì lạ của
văn minh” [9, tr. 44]. Nói về kĩ thuật biến trẻ con thành đồ chơi, tác giả phát biểu:

15


“Có thứ quái vật cần cho quốc vương, có thứ quái vật cần cho giáo hoàng. Bên này
để canh gác vợ, bên kia để cầu nguyện Chúa… Những kẻ “gần như người” này
được việc cho khoái lạc và tôn giáo” [ 9, tr. 46- 47].
Tóm lại ở hệ thống các nhân vật thuộc tầng lớp bình dân, tác giả đã cho ta
thấy cái nhìn khái quát hơn về nước Anh thế kỉ XVII. Một xã hội đầy đủ các hạng
người, đầy rẫy những bất công và có sự phân biệt, kì thị về giai cấp một cách rõ nét.
1.2.3. Nhân vật trung gian
Việc xây dựng nhân vật trung gian là một trong những điểm đặc biệt trong
sáng tác của Victor Hugo. Nhân vật trung gian ở đây là những nhân vật mà ta vừa
có thể xếp vào nhóm nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc, lại vừa có thể xếp vào nhóm
nhân vật thuộc tầng lớp bình dân. Đó có thể là con người xuất thân quý tộc nhưng
lại lựa chọn cuộc sống của người bình dân, và ngược lại. Tiêu biểu cho kiểu nhân
vật trung gian trong tiểu thuyết Thằng Cười, chúng tôi thấy nổi bật lên hai nhân vật
đó là Guynplên và Backinphêđrô. Hai nhân vật này cùng là nhân vật trung gian
nhưng lại theo hai chiều hướng trái ngược nhau.
Guynplên là nhân vật chính của truyện - một thằng hề- một nguyên lão nghị
viện. Guynplên xuất hiện trong tác phẩm là một nhân vật "phi thường". Người ta
thường nói "trông mặt mà bắt hình dong, người ngợm làm sao, ruột gan làm vậy".
Nhưng với nhân vật này, Victor Hugo đã cho người đọc một cái nhìn mới mẻ.
Giống như nhân vật Cadimôđô trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, mặt mũi
Guynplên khủng khiếp bao nhiêu, xấu xí bao nhiêu thì tâm hồn anh đẹp đẽ, trong
sáng bấy nhiêu. Trong ánh mắt của thiên hạ, anh là một con "quái vật" nhưng điều
đó càng làm nổi bật lên ở anh tâm hồn cao đẹp phi thường.

Guynplên tên thật là Fecmên vốn là con của huân tước Linơx Clăngsacli,
một người có tư tưởng cộng hòa, căm ghét nền quân chủ nên đã cam chịu kiếp sống
lưu đày bên Thụy Sĩ sau khi vương triều Xtiua được phục hồi. Âm mưu làm cho
dòng họ Clăngsacli phải tuyệt diệt để trừ "mầm loạn" về sau,vua Giăc Đệ Nhị đã sai
tay chân bắt đứa con trai của huân tước khi em mới hai tuổi và bí mật đem bán cho
bọn buôn người Comprasicôx. Chúng dùng phẫu thuật đặc biệt làm ấy hình đổi
dạng bộ mặt vốn xinh đẹp của em, khiến cho bộ mặt trở thành xấu xí lúc nào trông

16


cũng như đương nhăn nhở cười, ngay cả lúc không cười ngay cả những lúc muốn
khóc, để dùng cho những gánh xiếc.
Sở dĩ nhân vật này được xếp vào nhóm nhân vật trung gian bởi vì tuy xuất
thân quý tộc nhưng Guynplên lại sống cuộc sống của một người bình dân, nay đây
mai đó, dùng mồ hôi nước mắt để kiếm sống và dù sau này có làm rõ được thân
phận, khôi phục được tước hiệu nhưng Guynplên vẫn lựa chọn trở về với cuộc sống
quen thuộc vốn có của mình.
Khuôn mặt Guynplên bị bọn buôn người Comprasicôx biến thành một thứ
mặt nạ ghê tởm, dị dạng. Sau khi cắt xẻ khuôn mặt đẹp đẽ của anh thành khuôn mặt
của một con quái vật, chúng bỏ rơi anh giữa vịnh Porlan vắng vẻ khi anh mới mười
tuổi trong đêm gió lạnh, bão tuyết. Một mình Guynplên đối mặt với bóng tối, với
cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Trong hoàn cảnh ấy anh tìm thấy Đêa, một đứa trẻ tội
nghiệp đang hấp hối trong cơn bão tuyết. "Thằng nhỏ bị bỏ rơi, đã nghe thấy tiếng
cháu bé hấp hối. Nó đào được cháu bé lên. Nó ẵm cháu bé vào lòng. Nó cởi áo
khoác của mình ra, quấn cho cháu rồi lại ẵm cháu lên. Bây giờ gần như trần trụi
dưới những lớp tuyết do gió bấc thổi tới, ôm cháu bé vào lòng nó lại cất bước đi
nữa" [9, tr. 184]. Nó đã dùng lớp áo mỏng manh cuối cùng của mình để ủ ấm cho
đứa trẻ tội nghiệp đang hấp hối trong cơn bão tuyết và dùng hơi ấm của mình để ôm
sinh linh bé bỏng kia vào lòng với sự thương cảm, với tình thương thực sự xuất phát

từ trái tim đang run rẩy trong lồng ngực.
Được Uyêcxuyt cưu mang và nuôi nấng, Guynplên trưởng thành và mưu sinh
cùng gánh hát rong của cha nuôi.Anh ý thức được sự khủng khiếp, ghê rợn ở khuôn
mặt mình, ý thức được thái độ, cái nhìn của mọi người với mình. Anh đã mặc cảm
vì điều đó. Nhưng chính sự quái dị ở hình dáng ấy đã giúp anh thành công trong vai
trò của tên hát rong, được nhiều người biết đến, giúp anh có được hạnh phúc bình
dị. Guynplên mang trong mình dòng máu của người cha trung thực, dân chủ nên dù
số phận có bị biến đổi, anh vẫn là người có phẩm chất đáng khen ngợi.
Là một tên hát rong mua vui cho đám quần chúng,anh tiếp xúc với mọi kiểu
người trong xã hội. Anh thấu hiểu những nỗi khổ của những con người bình dân,
anh nhìn thấu tâm can họ. Anh cũng không xa lạ gì với cuộc sống xa hoa, ích kỉ, tha
hóa của tầng lớp quý tộc. Anh lớn lên trong cuộc sống khốn khó, hơn ai hết anh là

17


người thấm hơn cả những đau khổ, bất hạnh mà một lớp người trong xã hội đã và
đang phải chịu đựng mỗi ngày. Anh nhận ra trong đám quần chúng kia biết bao
khuôn mặt cùng khổ, tối tăm: "không một đau khổ nào, không một bộ phận nào,
không một ô nhục nào. Không một thất vọng nào mà Guynplên không nhìn thấy nếp
nhăn. Những cái mồm trẻ con kia không được ăn. Anh kia là một người cha, chị kia
đang gặp nguy khốn. Bộ mặt này vừa từ thói hư tật xấu đi ra và sắp bước vào con
đường tội lỗi, và người ta hiểu được lí do vì đâu: Ngu dốt và đói nghèo. Bộ mặt kia
mang một dấu vết nhân hậu buổi đầu đã bị thất vọng, xã hội gạch bỏ nay trở thành
căm hờn. Trên vầng trán bà lão nỳ thấy sự đói khát, trên vầng trán cô kia thấy rõ sự
trụy lạc. Vẫn một sự việc mà ở cô gái là nguồn sống, ở chỗ kia lại bi đát hơn. Trong
đám ô hợp đó có nhiều cánh tay nhưng không có dụng cụ, lớp người lao động kia
không đòi hỏi gì hơn, nhưng thiếu công ăn việc làm..." [10, tr. 368]. Anh đã từng
mơ màng "Ôi giá mà ta có thế lực, ta giúp đỡ kẻ nghèo khổ như thế nào. Nhưng ta
là gì? Chỉ như cát bụi. Ta có thể làm gì? Chẳng làm được gì cả". Guynplên mang

lại cho đám dân chúng ấy những giây phút thoát khỏi đau khổ thiếu thốn của thực
tại để hòa vào khuôn mặt "thằng cười". Rõ ràng địa ngục dân nghèo làm nên thiên
đường cho kẻ giàu sang.
Anh xấu hổ thay cho tầng lớp mà anh phải bước chân vào nó tàn nhẫn, xấu
xa, độc ác quá. Thân phận anh là huân tước, dòng dõi anh cao quý nhưng anh vẫn là
Guynplên. Anh vẫn lên tiếng bênh vực tố khổ cho nhân dân: "Tôi đến đây để tố giác
hạnh phúc của các ngài. Nó dựa trên tai họa của người khác. Các ngài có tất cả cái
mà tất cả đó lại do cái chẳng có gì của những người khác hợp thành" [10, tr. 303].
"Tôi đến đây để làm gì à? Tôi đến để gieo rắc hãi hùng. Các ngài bảo tôi là con
quái vật ư? Không tôi là quần chúng nhân dân. Tôi cười có nghĩa là: Tôi khóc" [10,
tr. 314].
Trong khi đó, Backinphêđrô xuất hiện trong Thằng Cười lại đối lập với
Guynplên cả ở xuất thân lẫn cách sống. Backinphêđrô vốn là một tên đầy tớ của cũ
của công tước York. Dưới ngòi bút của Victor Hugo, cuộc sống của Backinphêđrô
là “một cảnh tôi đòi tối tăm nhưng béo bở”. Hắn làm công việc của một kẻ “gián
điệp”. Một mặt, hắn theo lệnh của nữ công tước Giôzian theo dõi huân tước Đêvít,
một mặt hắn kín đáo dò xét nữ công tước Giôzian theo sự “nhờ vả” của huân tước

18


Đêvít. Mặt khác, hắn lại là người tâm phúc hoàn toàn tin tưởng của nữ hoàng Anh
Anna. Nữ hoàng Anna bắt hắn phải bí mật cho bà hay những hành vi và cử chỉ của
nữ công tước Giôzian, người em gái con ngoài giá thú của vua cha và của huân tước
Đêvít người em rể tay trái tương lai của bà. Thế là anh chàng Backinphêđrô này có
dưới bàn tay hắn cả dẫy phím đàn; Giôzian, huân tước Đêvít, nữ hoàng.
Chân dung Backinphêđrô xuất hiện trong tiểu thuyết Thằng Cười với đặc
điểm đầu tiên đó là “hắn có một cái bụng rất to”. Bụng to thường được xem như
dấu hiệu của phúc hậu. Nhưng cái bụng đó lại cộng thêm vào cái tính giả dối của
Backinphêđrô. Vì con người ấy rất độc ác. Đi sâu vào cõi lòng con người, nói đến

tâm hồn đen tối thì ai có được với Backinphêđrô? Hắn là một kẻ luôn đố kị với tất
cả bởi “đố kị là một đức tốt để làm thành một tên gián điệp”. Hắn cất giữ tất cả
những chuyện hắn bị xúc phạm để rồi nó cứ lặng lẽ sôi sục trong lòng, hắn phẫn uất,
hắn bị giày vò âm thầm bởi những cơn giận dữ sôi sục. Hắn tìm mọi cách để trả thù
nữ công tước Giôzian không hề xử tệ với hắn. Giôzian đã giúp cho hắn thỏa mãn
yêu cầu được bổ nhiệm vào chức "mở nút chai các đại dương” mà có ngờ đâu đấy
là giúp cho hắn làm hại mình nhiều năm về sau. Backinphêđrô ấp ủ cái tâm địa trả
thù năm này qua tháng khác, hắn bố trí những mưu kế ngoắt ngoéo, hắn mai phục
lâu đài, hắn đào hầm ngang ngách dọc ngầm dưới chân Giôzian, cuối cùng bao
nhiêu tai hoạ lại trút cả lên đầu Guynplên và những người thân yêu của anh.
Victor Hugo đã tạo cho nhân vật này có chiều sâu riêng của nó. Làm kiếp tôi
đòi qua nhiều đời vua, Backinphêđrô đã biết thế nào là cảnh khốn cùng (sau khi vua
Giắc Đệ Nhị bị phế truất, “nhờ chút nhựa thơm gọi là quyền chính thống, ông vua
mặc dầu bị đổ và vứt bỏ vẫn sống dai dẳng và tự bảo tồn được mình, kẻ nịnh thần
không thế, hắn còn chết hơn nhà vua… Làm bóng của một cái bóng là một truyện
hèn kém cực kì). Nhưng giống như mọi kẻ nịnh, một thời gian sau hắn lại ngoi lên
được và do tất cả những gì hắn phải trải qua, do tất cả những điều nhục nhã hắn đã
phải chịu, hắn căm thù người đời - kể cả kẻ lớn mà hắn nịnh bợ- bắt đầu từ người
làm ơn cho hắn, đã cho hắn một chỗ trong nhà, “hơn bọn đầy tớ một tí, kém bầy
ngựa một tí”.
Như vậy qua việc xây dựng nhân vật trung gian, Victor Hugo đã sáng tạo nên
hai nhân vật với hai chiều hướng đối lập nhau về xuất thân và cách sống, qua đó cho

19


thấy dụng ý nghệ thuật cũng như thái độ đánh giá của tác giả đối với những kiểu
người này trong xã hội.
Bằng việc phân loại nhân vật trong tiểu thuyết thành ba kiểu loại: nhân vật
quý tộc, nhân vật bình dân và nhân vật trung gian, Victor Hugo đã mang đến cho

người đọc cái nhìn khái quát về xã hội Anh thế kỉ XVII, một xã hội rối ren với đầy
đủ các hạng người. Ở đó giới quý tộc ăn chơi trụy lạc còn những người bình dân
luôn phải chịu thiệt thòi, hay nói cách khác đó là nơi thiên đường của kẻ giàu được
dựng lên từ địa ngục của người nghèo.
1.3. Mối quan hệ giữa các nhân vật trong tiểu thuyết Thằng Cười
1.3.1. Quan hệ đối lập
Sự phản ánh hiện thực trong các mâu thuẫn xung đột và sự vận động dẫn đến
việc tổ chức các nhân vật đối lập, từ đó hình thành mối quan hệ đối lập giữa các
nhân vật. Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, giữa thống trị và bị trị, xâm
lược và chống xâm lược, bóc lột và bị bóc lột. Nó gắn liền với sự đối lập của các
các nhân về phương diện địa vị, cá tính, phẩm chất, chẳng hạn như dũng cảm và hèn
nhát, trung thực và gian dối, trung thành và và phản bội, ngay thẳng và nịnh bợ,
tham lam và biết điều. Soi chiếu trong tiểu thuyết Thằng Cười, chúng tôi nhận thấy
quan hệ đối lập thể hiện qua nhiều cặp nhân vật như: Guynplên và nữ công tước
Giôzian, Guynplên và Backinphêđrô, cô gái mù Đêa và nữ công tước Giôzian. Việc
thể hiện mối quan hệ đối lập góp phần làm nổi bật phẩm chất tiêu biểu của nhân vật
đại diện cho một tầng lớp nhất định trong xã hội, từ đó cho thấy thái độ đánh giá
của tác giả đối với từng loại nhân vật.
Đầu tiên phải kể đến là quan hệ đối lập giữa cặp nhân vật Guynplên và nữ
công tước Giôzian. “Mặt nạ” Guynplên được sắp xếp bên cạnh nhan sắc tuyệt mĩ
của Giôzian, “thằng hề” gánh hát rong bên cạnh vị nữ công tước, nghèo hèn cực độ
bên cạnh giàu sang tột đỉnh. Hai nhân vật được đặt ở hai thái cực khác nhau cho
chúng ta thấy rõ sự đối lập giữa hai nhân vật này, qua đây tác giả muốn cho người
đọc thấy Guynplên là một con người phi thường còn ngược lại Giôzian là một con
yêu tinh.
Với nhân vật Giôzian, tác giả miêu tả như sau: “Giôzian là xương là thịt.
Còn gì tuyệt mĩ hơn. Người cô cao to, cao to quá. Tóc cô mang sắc ánh có thể gọi

20



×