Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Ơgiêni Grăngđê của H.Balzac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.37 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

VŨ THỊ HUYỀN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG ƠGIÊNI GRĂNGĐÊ
CỦA H.BALZAC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê của H.Balzac, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình, tạo điều kiện của các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới
Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước
ngoài, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày , tháng 5 năm 2017
Người thực hiện


Vũ Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết
quả nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch.
Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của cá
nhân mình.
Hà Nội, ngày , tháng 5 năm 2017
Người thực hiện
Vũ Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT KỂ VÀ TẢ TRONG XÂY DỰNG NHÂN
VẬT...................................................................................................... 7
1.1. Nghệ thuật kể ............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm kể ........................................................................................... 7
1.1.2. Xây dựng những dấu mốc làm thay đổi tích cách, tâm lí và cuộc đời nhân
vật ...................................................................................................................... 8

1.1.3. Giọng điệu kể chuyện đặc sắc ............................................................... 11
1.2. Nghệ thuật tả ............................................................................................ 23
1.2.1. Khái niệm tả .......................................................................................... 23
1.2.2. Tả ngoại hình nhân vật .......................................................................... 24
1.2.3. Tả hành động của nhân vật ................................................................... 29
1.2.4. Tả nhân vật thông qua mối quan hệ với không gian sống .................... 33
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT ............ Error! Bookmark not defined.
2.1. Nghệ thuật đối thoại trong xây dựng nhân vật. ........................................ 38
2.1.1. Đối thoại nhằm khắc họa tính cách nhân vật. ....................................... 39
2.1.2. Đối thoại nhằm thể hiện tâm tình. ......................................................... 42


2.1.3. Đối thoại nhằm thể hiện địa vị .............................................................. 45
2.1.4. Đối thoại nhằm thể hiện xung đột ......................................................... 48
2.2. Nghệ thuật độc thoại nội tâm trong xây dựng nhân vật ........................... 51
2.2.1. Độc thoại nội tâm nhằm khắc họa tính cách nhân vật. ......................... 52
2.2.2. Độc thoại nội tâm nhằm khắc họa tâm lí nhân vật. ............................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân
hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về
cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước
thực tại” [10; 290] (Từ điển thuật ngữ văn học - Lê Bá Hán chủ biên). Tác
phẩm văn học đích thực và được mọi người công nhận thì ở bất cứ thời điểm

nào nó cũng là di sản văn hóa của nhân loại, của thời đại và của dân tộc. Vì
vậy đối với những người học tập và nghiên cứu văn học, không nên dừng lại
ở việc nghiên cứu nền văn học trong nước mà cần khám phá những giá trị văn
học của nhân loại. Hướng tới những tinh hoa văn học thế giới, đặc biệt là đỉnh
cao của nền văn học phương Tây.
Honore De Balzac (1799 - 1850) nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp
và cả Tây Âu nửa đầu thế kỉ XIX. Tác giả đã để lại cho đời bộ Tấn trò đời đồ
sộ với 97 tác phẩm gồm truyện và tiểu thuyết. H.Balzac được đánh giá rất cao
không chỉ trong thời điểm bấy giờ khi những tác phẩm kinh điển của ông xuất
hiện mà cho đến cả ngày nay, những tác phẩm ấy vẫn có một vị trí to lớn
trong lòng đọc giả thế giới. P.Ăngghen đã coi H.Balzac là “Người thầy của
chủ nghĩa hiện thực”, người đã “Trình bày một cách tài tình nhất về lịch sử
xã hội nước Pháp”. Bộ sách đã phản ánh một cách toàn diện xã hội tư sản,
bao quát toàn bộ hoạt động của các giai cấp tầng lớp khác nhau trong xã hội
và phản ánh mọi mặt của đời sống con người. Đặc biệt H.Balzac đã vạch trần
vai trò của đồng tiền đã trở thành động lực xã hội trong tay giai cấp tư sản
nắm chính quyền và đưa xã hội vào con đường công nghiệp hóa.
H.Balzac với ngòi bút hiện thực sắc sảo và nhân đạo sâu sắc đã viết nên
Ơgiêni Grăngđê một trong những tác phẩm tiêu biểu, điển hình trong Tấn trò
đời. Tác phẩm là cuốn sách xuất sắc với hệ thống nhân vật phong phú đa

1


dạng, và những tính cách khác nhau, nhà văn đã vẽ nên bức tranh hiện thực xã
hội lúc bấy giờ. Việc chạy theo đồng tiền đã phá hủy tâm hồn con người,
cướp đi mọi tình cảm thiêng liêng nhất như tình cha con, vợ chồng. Phá vỡ
mọi mối quan hệ biến con người trở nên nhỏ nhen, ích kỉ đẩy con người rơi
vào bi kịch và chính đồng tiền làm cho con người tha hóa. Bên cạnh những
nhân vật bị sức mạnh của đồng tiền chi phối thì còn có những nhân vật có tâm

hồn trong sáng, thánh thiện giàu lòng yêu thương, khát khao trong tình yêu,
hạnh phúc.
Ơgiêni Grăngđê là một tác phẩm nổi tiếng và có sức ảnh hưởng rộng
lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện về
tác phẩm Ơgiêni Grăngđê. Do đó, chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong Ơgiêni Grăngđê của H.Balzac làm đối tượng nghiên cứu để
góp thêm một hướng tiếp cận với tác phẩm, chúng tôi mong muốn tìm hiểu
thấu đáo cặn kẽ hơn về một số đặc điểm nghệ thuật làm nên bút pháp hiện
thực trong tiểu thuyết của H.Balzac. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn khái
quát về tác phẩm, cũng như bước vào thế giới nghệ thuật đầy hấp dẫn này của
nhà văn H.Balzac.
2. Lịch sử vấn đề
H.Balzac là nhà văn lớn, một cây đại thụ của văn chương nhân loại.
Trên thế giới, ngay từ rất sớm H.Balzac đã được các nhà nghiên cứu quan
tâm. Từ các nhà chính trị như: Marx, Engel, Lênin... đến các nhà văn
V.Huygô, M.Gorki... đều bày tỏ sự thán phục đối với tài năng cũng như
phương thức phản ánh của H.Balzac.
Các tác phẩm của H.Balzac có số lượng dịch thuật lớn trên thế giới.
H.Balzac là một tác giả nổi tiếng, nên các bài nghiên cứu, các bài viết về ông
xuất hiện nhiều ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Do không có điều kiện
tìm hiểu hết những tài liệu viết về H.Balzac và các công trình nghiên cứu về

2


nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tác phẩm của ông nên ở đây chúng tôi
chỉ kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau.
Ơgiêni Grăngđê là một tác phẩm đặc sắc, tác phẩm được nhiều người
biết đến, được dịch ra thành nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở nước ngoài, tác
phẩm này đã được nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, do điều kiện về ngoại

ngữ, người nghiên cứu chỉ dừng lại ở những tài liệu tiếng Việt hoặc đã được
dịch ra tiếng Việt. Với H.Balzac, để có được số lượng sáng tác khổng lồ mà
không gây sự nhàm chán, đơn điệu thì những sáng tác đó phải luôn linh
hoạt, đa dạng trong hình thức biểu đạt.
Ở Việt Nam, H.Balzac sớm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Năm 1964, Đỗ Đức Dục với công trình Chủ nghĩa hiện thực phê phán in
trên tạp chí văn học, số 2 [4]. Bước đầu, tác giả đã có cái nhìn bao quát về chủ
nghĩa hiện thực phê phán. Song đúng như tên gọi của bài viết tác giả chỉ mới
dừng lại ở việc lấy các sáng tác của H.Balzac để chứng minh cho luận điểm của
mình mà chưa đi vào từng tác phẩm cụ thể, chưa chú ý đến nghệ thuật xây dựng
nhân vật của H.Balzac.
Năm 1966, Đỗ Đức Dục cho xuất bản cuốn H.Balzac - một bậc thầy
của chủ nghĩa hiện thực [5]. Ở công trình này, ngay cách định danh tiêu đề
của nó đã thấy được vai trò, vị trí của H.Balzac. Ông đã hệ thống một cách cụ
thể về hoàn cảnh sáng tác, thế giới quan và tóm tắt một số tác phẩm tiêu biểu
của H.Balzac.
Đặc biệt, H.Balzac và cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong Tấn trò
đời (Nxb Giáo dục, 1997) [6] là công trình nghiên cứu của Đặng Anh Đào,
nghiêng về nghiên cứu nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật. Ở đây bà có những
nghiên cứu khá thỏa đáng về H.Balzac cũng như hệ thống nhân vật của ông.
Cuốn Văn học phương Tây [7] bài viết về H.Balzac của Đặng Anh Đào
đã thống kê cụ thể hoàn cảnh đặc biệt khi viết Tấn Trò đời. Đặc biệt tác phẩm
Ơgiêni Grăngđê được bà phân tích tỉ mỉ về ngoại lệ và điển hình, độ lệch thời

3


gian và nhịp độ kể kể chuyện. Bà cũng đã khái quát những đổi mới về quan
niệm tiểu thuyết của H.Balzac, cụ thể như nhân vật, thời gian, màu sắc lịch sử
cụ thể, trường độ. Tấn trò đời nổi bật với sự lên án đồng tiền và quyền chức.

Cuốn Lịch sử văn học phương Tây tập II do Đỗ Đức Hiểu chủ biên,
Nguyễn Ngọc Ban, Hoàng Nhân, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1963 [11]. Cuốn giáo
trình này giới thiệu về con người, các giai đoạn sáng tác và một số tác phẩm
tiêu biểu của H.Balzac khá chi tiết từ trang 96 đến trang 133. Tuy nhiên vấn
đề xây dựng nghệ thuật xây dựng nhân vật tron một số tác phẩm cụ thể chưa
được bàn kĩ.
Cuốn Lịch sử văn học Pháp do Phan Quang Định dịch, Nxb Văn hóa Thông tin năm 1997 [9]. Trình bày về H.Balzac và bộ Tấn trò đời, những
nhân vật điển hình kiểu H.Balzac và H.Balzac với viễn tưởng thần bí.
Cuốn H.Balzac và một thế giới đang bước đi, Nxb Trẻ năm 2002 [8],
Đặng Anh Đào viết “Một sáng tạo khác nữa của Blazac là từ cuốn lão Gôriô,
ông nối liền các truyện của mình bằng cách cho nhân vật trở đi trở lại trong
nhiều tác phẩm” [8; 16]. Trong cuốn này bà đã đưa ra ý kiến của mình rằng
nhân vật tái xuất hiện, trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm nằm trong bộ Tấn
trò đời còn vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật cụ thể chưa được bàn tới
trong tác phẩm.
Cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX, 1990, Lê Hồng Sâm (chủ biên),
Nxb Ngoại văn. Từ trang 186 đến 208 trình bày về H.Balzac, song chỉ cung
cấp những nội dung về tiểu sử, hành trình đến sáng tác văn học của ông và tập
trung vào các tác phẩm tiêu biểu trong Tấn trò đời, vấn đề nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tác phẩm cụ thể chưa được bàn tới.
Từ lâu vấn đề nhân vật và xây dựng nhân vật đã được nghiên cứu, tìm
hiểu. Bởi trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại tự
sự và kịch thì nhân vật đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó vừa là công cụ, vừa
là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực, gửi gắm dụng ý nghệ thuật vào

4


trong tác phẩm. Tác phẩm Ơgiêni Grăngđê là một tác phẩm nổi tiếng được nhiều
người biết đến nên việc tiếp cận và tìm hiểu tác phẩm không còn trở nên xa lạ.

Chính những nghiên cứu của những người đi trước về tác giả, tác phẩm sẽ là
những tài liệu tham khảo và gợi ý hữu ích cho chúng tôi hoàn thành khóa luận
này. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác
phẩm Ơgiêni Grăngđê ở Việt Nam chưa được đi sâu tìm hiểu trình bày một
cách hệ thống, chi tiết và đầy đủ một cách cụ thể. Người viết mong muốn đóng
góp một phần nào đó trong việc quảng bá và tiếp thu tác phẩm ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu hướng tới mục đích:
- Tiếp cận tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng hệ thống
nhân vật của tác phẩm, đồng thời khám phá ý đồ tư tưởng mà nhà văn gửi
gắm qua các nhân vật.
- Góp phần vào việc cung cấp tư liệu, hỗ trợ kiến thức cho việc nghiên
cứu và giảng dạy văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đi vào tìm hiểu làm rõ về nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng
như những nét độc đáo của nghệ thuật này trong tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Do hạn chế về ngoại ngữ, cho nên khi tiến
hành nghiên cứu người viết chủ yếu dựa vào bản dịch. Bản dịch mà người viết
lựa chọn là tác phẩm Ơgiêni Grăngđê của nhà văn H.Balzac đã được tác giả
Huỳnh Lý dịch sang tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội - 2014.
- Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm đã phản ánh một hiện trạng chân thực
và rộng lớn của nước Pháp nửa đầu thế kỉ XIX. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên do khuôn khổ của khóa luận nên chúng tôi
chỉ tập trung đi vào nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề nổi bật về nghệ thuật

5


xây dựng nhân vật trong Ơgiêni Grăngđê của H.Balzac. Đó là nghệ thuật kể,

tả, đối thoại, độc thoại nội tâm trong xây dựng nhân vật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu, được chúng tôi sử dụng trong khóa luận:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được triển khai
thành 2 chương như sau:
Chương 1: Nghệ thuật kể và tả trong xây dựng nhân vật
Chương 2: Nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm trong xây dựng nhân vật

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT KỂ VÀ TẢ TRONG XÂY DỰNG NHÂN
VẬT
1.1. Nghệ thuật kể
1.1.1. Khái niệm kể
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường kể cho nhau nghe những
câu chuyện, những điều xảy ra trong cuộc sống. Nhưng điều dễ nhận thấy
rằng với cùng một câu chuyện không phải ai kể cũng hay, cũng hấp dẫn. Điều
đó phụ thuộc vào nghệ thuật kể chuyện và tài năng của mỗi người.
Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn sử dụng kể như là việc tái hiện lại
đời sống, cũng như biểu hiện tư tưởng tình cảm. Vì thế kể là một yếu tố
không thể thiếu và giữa vai trò quan trọng trong thể loại tự sự hay kịch.
Thuật ngữ kể còn được dùng thay thế bởi các thuật ngữ trần thuật hay
kể chuyện tùy vào các hoàn cảnh khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt “Kể là nói có đầu có đuôi cho người khác biết”

(Hoàng Phê chủ biên, 2005, từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng [12; 485]. Như
vậy kể chính là hoạt động sáng tạo của nhà văn, đó là việc giới thiệu khái quát,
thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh theo cái nhìn của nhà
văn. Qua biện pháp kể thì những chi tiết, biến cố, hành động của nhân vật làm
cho tác phẩm trở thành một dòng chảy thống nhất, xuyên suốt và xâu chuỗi, kết
nối toàn bộ các sự kiện xảy ra trong tác phẩm. Có nhiều cách kể khác nhau tùy
vào hoàn cảnh cũng như ý đồ mà tác giả muốn thể hiện. Việc lựa chọn bất kì
hình thức kể nào đều cho thấy được những nét đặc sắc, độc đáo riêng của tác
phẩm đó. Và đó cũng chính là yếu tố quan trọng làm nên phong cách của nhà
văn. Nghệ thuật kể chuyện được hiểu là việc biết chọn lọc và sắp xếp. Người
kể chuyện khéo thì biết dừng ở chỗ nào, biết cái gì là chính, cái gì là phụ, biết
cái gì nói trước, cái gì nói sau sao cho câu chuyện có đầu có cuối, lôi kéo được

7


sự chú ý của người nghe và làm nổi bật được sự việc. Như vậy, nghệ thuật kể
chuyện chính là cách thức mà người kể đã lựa chọn, sắp xếp và diễn tả bằng cả
tài năng từ đó tạo ra được sự hấp dẫn, thu hút người đọc người nghe vào câu
chuyện của mình kể, cũng như những ý nghĩa hàm ẩn mà nhà văn muốn bộc lộ.
Trong khi kể chuyện, dù người kể có mặt ở bất kì hình thức nào thì vai
trò của người kể rất quan trọng để tạo nên sự hấp dẫn và có giá trị nghệ thuật
cho tác phẩm tự sự. Việc xác định vai trò của người kể chuyện gắn chặt với
việc tìm tòi giọng điệu cơ bản của tác phẩm và điểm nhìn của nhà văn.
1.1.2. Xây dựng những dấu mốc làm thay đổi tích cách, tâm lí và cuộc đời nhân
vật
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học về chủ nghĩa hiện thực, theo
nghĩa rộng là “Được dùng để xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học đối với
hiện thực, bất kể tác phẩm đó là của nhà văn thuộc trường phái hoặc khuynh
hướng văn nghệ nào” [10; 77]. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện

thực gần như đồng nghĩa với khái niệm “Sự thật đời sống”.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủ nghĩa hiện thực “Được dùng để chỉ một
phương pháp nghệ thuật hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học” [10;
78] và những trào lưu văn học đó có nội dung chặt chẽ, được xác định trên cơ
sở các nguyên tác thẩm mĩ học như mô tả cuộc sống bằng hình tượng tương
ứng với bản chất những hiện tượng của chính cuộc sống và bằng điển hình hóa
các sự kiện của thực tế đời sống hay thừa nhận sự tác động qua lại giữa con
người với môi trường sống, giữa tính cách và hoàn cảnh các hình tượng nghệ
thuật hiện thực chủ nghĩa hướng tới tái hiện chân thực các mối quan hệ khác
nhau của con người và hoàn cảnh.
Trong Ơgiêni Grăngđê, thì chủ nghĩa hiện thực hiện diện một cách rõ
nét, tạo ra điểm nhấn cho tác phẩm, với hoàn cảnh và môi trường sống chân
thực, cùng với các mốc thời gian cụ thể đã tác động lớn đến sự thay đổi tính

8


cách, tâm lí hay cuộc đời của nhân vật và hình thành nên các dấu mốc quan
trọng trong cuộc đời nhân vật. Tác giả không chỉ dành nhiều giấy mực để viết
về nhân vật là Grăngđê mà còn có các nhân vật khác như Ơgiêni, Sáclơ,....
nhưng trong quá trình kể để tránh nhàm chán, đơn điệu đồng thời giúp bạn
đọc hiểu rõ hơn về tính cách, tâm lí cũng như cuộc đời nhân vật và mối quan
hệ giữa các nhân vật với nhau thì H.Balzac đã cho chúng ta thấy được những
dấu mốc làm thay đổi tính cách, tâm lí và cuộc đời nhân vật. Từ những dấu
mốc trong cuộc đời, đã làm thay đổi tính cách, chiều hướng con đường đời
của nhân vật, cuộc đời của nhân vật sẽ bước sang một ngã rẽ khác.
Dấu mốc 1: Khi Grăngđê gặp thời, tính toán, mưu mẹo và trở nên giàu
có.
Với nhân vật Grăngđê, đó là sự kiện khoảng năm 1789, lúc bấy giờ ông
tầm bốn mươi tuổi. Từ một bác phó thùng lão đã trở nên giàu có, khi gặp thời

và biết tính toán. Lão cưới vợ, con gái ông lái gỗ giàu có và rồi khi chính phủ
cộng hòa bán đấu giá tài sản Nhà chung thì lão lấy tiền mặt của mình, của hồi
môn của vợ để đổi cho cho cán bộ cộng hòa lấy tài sản quốc gia. Lão trở
thành chủ nhân chính thức của những cánh đồng nho, nhà tu cũ và các ấp với
giá rẻ như cho không. Từ đó lão nổi tiếng là người táo bạo, chiến sĩ tiên tiến
là nhà ái quốc và được làm các chức tước ở Xômuya. Cả thành phố đều
ngưỡng mộ lão, năm 1806, lão đã năm mươi bảy tuổi, được hưởng ba gia tài
lớn của các bà cụ già bên đằng vợ, với hàng trăm mẫu nho, bảy tám trăm
thùng rượu, mười ba ấp,... và cuối cùng là ngôi nhà của lão đang ở, sở hữu
của lão. Đó chỉ là những của nổi, còn những đồng tiền vàng thì nhiều đến cỡ
nào mà Grăngđê đã kiếm được, người dân Xômuya luôn tò mò về điều đó.
Một dấu mốc đã làm thay đổi cuộc đời lão.
Dấu mốc 2: Khi Sáclơ xuất hiện.

9


Sự xuất hiện của Sáclơ trong gia đình, làm thay đổi mọi lề lối, gia
phong mà lão Grăngđê đã đặt ra. Lão luôn phải suy nghĩ tính toán thiệt hơn
khi người em trai đã gửi Sáclơ và mong lão giúp đỡ. Ơgiêni, cô con gái thừa
tự đã có sự thay đổi về tính cách, hành động một cách rõ nét, tạo nên một
bước ngoặt một bước đột phá mới trong đời cô. Từ một cô gái ngây thơ, trong
sáng, ngoan ngoãn chỉ biết đan vá thêu thùa, nghe lời lão Grăngđê và chưa
biết đến tình yêu là gì thì nay khi gặp Sáclơ cậu em họ, cô đã rung động, sự
rung động đầu đời đã làm cho cô thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và có những
hành động táo bạo. Cô đã để ý đến việc chăm chút bản thân, biết e thẹn, ngại
ngùng. Dám bỏ qua những quy định ngặt nghèo của Grăngđê, lén lút thiết đãi
Sáclơ và khi bị phát hiện thì bình tĩnh nhận lỗi một cách thẳng thắn. Cô cũng
đau khổ, thương chú, xót xa Sáclơ khi nghe tin chú qua đời và rồi tình yêu đã
làm cho cô đi đến hành động táo bạo nhất đó là đưa hết số vàng cho Sáclơ đi

Ấn Độ, dù bị cha đay nghiến, chửi mắng. Cô một lòng một dạ với tình yêu đó
không hề thay đổi.
Đây cũng được coi là một bước ngoặt đối với Sáclơ khi đến nhà
Grăngđê, từ một cậu công tử hào hoa, ăn sung mặc sướng khi nghe tin cha
mất thì đau khổ tuyệt vọng, sống với gia đình Grăngđê cậu đã nhận được sự
yêu thương, đùm bọc của mẹ con bà Grăngđê và lớn nhất đó là tình yêu của
Ơgiêni giành cho cậu. Để rồi Sáclơ sang Ấn độ làm giàu với bao nhiêu hẹn
ước đẹp đẽ.
Dấu mốc 3: Khi ông bà Găngđê mất.
Chỉ còn lại Ơgiêni lẻ loi, cô đơn trên cõi đời chỉ còn mụ Nanông là
người duy nhất yêu thương cô không tính toán và là người bạn ở bên tâm sự
cùng cô. Giờ đây Ơgiêni đã ở một địa vị khác, là người thay thế lão Grăngđê
tiếp quản công việc và của cải.

10


Đây cũng là một bước ngoặt với mụ Nanông, với sự tin tưởng của cô
chủ, và số tiền lợi chung thân mà Ơgiêni cho mụ, thì mụ đã từ một người con
gái bước sang đời người đàn bà khi gửi thân cho lão Coocnoiê, còn lão
Coocnoiê được làm tổng giám thị đất ruộng cho cô Ơgiêni, hai người đến với
nhau và sống hạnh phúc.
Dấu mốc 4: Khi Sáclơ trở về và đổi thay.
Sáclơ trở về, đã thay đổi từ ngoại hình cho đến tính cách, cô Ơgiêni
chẳng còn ở trong tim, trong trí của Sáclơ nữa. Khi ở Ấn Độ với những đêm
trác táng, những chuyện trăng hoa đây đó đã xóa tan hình ảnh của cô chị họ.
Sáclơ đã trở nên giàu có và giờ hắn muốn bước vào được thế giới thượng lưu,
chấp nhận lấy một cô gái xấu xí mà hắn không yêu.
Về phần Ơgiêni, khi biết Sáclơ trở về và không còn tình cảm với mình
nữa thì cô đau khổ, tuyệt vọng cô chôn chặt tình cảm trong tim và luôn sống vì

tình yêu ấy. Cô lấy chồng, quan chánh án Đơbôngphông nhưng chỉ trên danh
nghĩa vợ chồng, còn cô, cô vẫn sống riêng với mối tình của mình. Sau đó, ông
Đơbôngphông qua đời sau khi đắc cử nghị viện tỉnh Xômuya, Ơgiêni sống
những ngày cô đơn đến cuối đời.
Có thể nói, mỗi nhân vật là một số phận, một cuộc đời riêng. Những
dấu mốc quan trọng đã tạo nên bước ngoặt cho nhân vật thể hiện rõ qua tính
cách, số phận theo nhiều chiều hướng khác nhau, tạo nên sự độc đáo, lôi
cuốn hấp dẫn cho người đọc.
1.1.3. Giọng điệu kể chuyện đặc sắc
H.Balzac là người có đóng góp đáng kể cho nền văn học hiện thực
Pháp thế kỉ XIX. Các tác phẩm của ông là sự phản ánh toàn diện, chân thực
của cuộc sống về xã hội tư sản với những thói xấu không gì che đậy được của
giai cấp thống trị đương thời. Ông tố cáo xã hội đương thời với giọng điệu
lạnh lùng khách quan của người tự nhận là “thư kí của thời đại”, có lúc ông

11


mỉa mai bằng những câu nói trào phúng trước một xã hội mà đồng tiền là vạn
năng, là duy nhất. Nhưng đôi khi ta lại bắt gặp trong văn của H.Balzac nhưng
câu nói thắm thiết tình người và đầy tính nhân văn.
Cảm hứng trong sáng tác luôn gắn liền với giọng điệu của nhà văn để
nói lên suy nghĩ, ý đồ mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm. Giọng điệu có
tác dụng thể hiện thái độ, lập trường cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối
tượng được nói tới. Nó không chỉ mang tới nội dung tình cảm mà còn thể hiện
thái độ của tác giả về đời sống. Giọng điệu văn chương là một nhân tố cốt yếu
tạo nên phong cách nghệ thuật nó cho phép ta hiểu sâu hơn về sự phong phú
của chủ thể sáng tạo. Giọng điệu vừa là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo
của nhà văn vừa là một hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến các thời đại văn
học.

Trong tác phẩm Ơgiêni Grăngđê, H.Balzac đã thể hiện được giọng
điệu đặc sắc của mình, cùng với giọng điệu khách quan lạnh lùng là trào
phúng, đả kích mỉa mai và giọng điệu trữ tình lãng mạn.
Khi kể chuyện, bao giờ cũng phải lựa chọn một giọng điệu thích hợp để
tác phẩm được thể hiện đúng với ý đồ của tác giả. Theo Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê thì “Giọng điệu là “giọng nói”, lối nói biểu thị một thái độ nhất
định” [12; 403]
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì các tác giả định nghĩa như
sau “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà
văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách
xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ,
thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [10; 134]. Như vậy, trong
cuộc sống hàng ngày, giọng điệu được hiểu như lời nói, giọng điệu riêng của
mỗi người, phản ánh thái độ, tình cảm, nó thường mang tính chất nhất thời.
Còn trong văn học, giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ được tổ chức công
phu là kết quả của quá trình sáng tạo mệt mài và nghiêm túc. Trong nghệ

12


thuật kể chuyện, giọng điệu cũng là một yếu tố cơ bản phản ánh quan điểm,
lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu của tác giả. Nó có vai trò quan
trọng trong việc tạo dựng phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn và tác
dụng truyền cảm cho người đọc và góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho tác
phẩm.
Trong tác phẩm Ơgiêni Grăngđê có nhiều các nhân vật khác nhau, với
tài năng của H.Balzac thì mỗi nhân vật được mang một màu sắc riêng qua
giọng kể độc đáo của ông. Với mỗi nhân vật thì giọng điệu của ông sẽ thay
đổi để làm bật lên được tính cách, số phận cuộc đời của nhân vật đó.
Với nhân vật lão Grăngđê, nhà văn đã sử dụng giọng văn khách quan
lạnh lùng, trào phúng, đả kích mỉa mai để thấy rõ bản chất keo kiệt, tính toán,

hám vàng, không có tình người của lão.
Là một nhà văn hiện thực, ông đã kể cho chúng ta nghe những gì tồn tại
trong xã hội tư bản. Thế nào là tình thương yêu của con người với con người,
thế nào tiền bạc trong xã hội, ông hiểu rõ bản chất thối nát thực dân. Nhà văn
có thái độ khách quan lạnh lùng khi miêu tả quá trình làm giàu của lão
Grăngđê bởi lẽ con người chỉ sống vì tiền và chết cũng vì tiền như lão không
phải xa lạ với H.Balzac. Trong thế giới nhem nhuốc và hôi tanh mùi tiền ấy,
đồng tiền đã trở thành vạn năng, là trên hết, thì lão Grăngđê chỉ là một thành
viên, và còn nhiều lão Grăngđê như thế nếu như xã hội ấy vẫn tồn tại.
Cả gian nhà lão Grăngđê chỉ có một ngọn nến, nên khi cần thì
“Grăngđê cầm nến đi ra, để mặc vợ con và mụ Nanông ngồi lại với ánh lửa
lập lòe của lò sưởi” [2; 68]. Bằng sự khách quan, H.Balzac đã cho ta thấy bản
chất keo kiệt của lão, lão đại diện cho xã hội kim tiền, có bao nhiêu người như
lão thì lại có bao nhiêu con người đáng thương như vợ con của lão. Nhà văn
dường như hiểu rõ được tính cách nhân vật này trước những hành động ích kỉ,
chỉ nghĩ cho bản thân vì thế mà H.Balzac không lấy làm ngạc nhiên. Với giọng

13


điệu này, ta dễ nhận ra thái độ phủ nhận xã hội tư sản của H.Balzac, đó là xã
hội mà đồng tiền ở ngôi vị cao nhất. Bởi càng giàu thì con người Grăngđê càng
ích kỉ, trái tim khô quắt lại lão dè xẻn cả cử động của mình, lão đếm từng
miếng đường, cái bánh trong các bữa ăn. Dường như tất cả mọi thứ trong căn
nhà đều chìm ngập trong sự keo bẩn của lão Grăngđê gia trưởng. Lão không
thích tốt bụng với ai, người nhà, bà con hay khách khứa cũng chẳng là gì. Lão
chẳng bao giờ nghĩ đến người xung quanh dù chỉ một lần, đối với lão đời là
một công việc làm ăn thế nên lão chỉ có đủ cảm xúc khi những thứ đó không
tốn kém. Mỗi chi tiết đều giàu sức biểu hiện, nó vừa có tính khái quát cao lại
có những nét độc đáo riêng như chi tiết “Grăngđê cầm nến đi ra, để mặc vợ,

con và mụ ở ngồi lại với ánh lửa lập lòe của lò sửa” [2; 68]. Chi tiết này cho
thấy được tính keo kiệt của lão, đồng thời thể hiện tính thô lỗ không cần chú ý
đến ai. Với một giọng điệu bình thản, hiển nhiên có phần lạnh lùng làm cho ta
có ấn tượng cũng như hiểu rõ hơn về nhân vật này.
Lão cũng là một con người rất thực tế, từ việc thuê người giúp việc, đến
những thủ đoạn trong kinh doanh, lão cao tay đến mức thường tự làm mình
như người dốt, người lắp, để cho người khác rối trí, không tập trung, từ đó
mất cảnh giác mà để lộ mưu cơ và rồi lão là người đắc lợi. Lão khởi đầu với
hai trăm đồng và kết thúc ở mười bảy triệu, đó là con số đáng ngưỡng mộ.
Tác giả cũng phơi bày sự thoái hóa đạo đức của lão hậu quả của việc kinh
doanh tư bản chủ nghĩa, với một khối tài sản khổng lồ. Nhưng chính sự giàu
có đó đã khiến lão mất đi những thứ tình cảm thiêng liêng của con người nhất
là tình cảm vợ chồng, cha con, anh em hay chú cháu.
Những người thân thiết của lão cũng không là gì khi ai làm tổn thương
đồng tiền của lão. Khi biết Ơgiêni tặng số tiền vàng để dành cho Sáclơ thì lão
đã lồng lộn lên, tưởng như có thể giết hết cả vợ con mình. Mẹ con bà Grăngđê
rất tội nghiệp nhưng nhà văn đành phải dùng những lời lẽ khách quan để mêu

14


tả thái độ hoảng sợ của họ, chính những lời khách quan như thế mới bộc lộ
được bản chất hám vàng, khát vàng của lão keo kệt “Hai mẹ con Ơgiêni nghe
thấy thế vội chuồn về phòng riêng và tót lên giường nhanh nhẹn như những
con chuột hoảng sợ vội rút vàng hang” [2; 160]. Bà Grăngđê được coi là vợ
của người giàu nhất thị trấn Xômuya nhưng lại có cuộc sống không được tròn
vẹn theo đúng nghĩa của một người giàu. Lúc nào cũng sợ sệt, nhất là khi biết
con gái đưa hết số vàng của mình cho Sáclơ “Người đàn bà tội nghiệp ấy nằm
trằn trọc như em học sinh không học bài lo lắng sáng hôm sau sẽ nhìn thấy vẻ
mặt dữ tợn của thầy giáo. Bà sợ quá quấn chăn kín mít để đừng nghe thấy gì”

[2; 162]. Ngay cả cô con gái bé bỏng cũng không thoát được khỏi móng vuốt
của cha mình “Một ngày đã trôi qua, một ngày trọng đại, nó sẽ tác động sâu
sắc đến cuộc đời của cô tiểu thư thừa tự giàu sụ mà nghèo xơ ấy. Giấc ngủ của
cô từ nay sẽ không say mê cũng không trong sáng như xưa nữa” [2; 162].
Sinh ra và lớn lên trong lòng tư sản, tác giả có nhiều hiểu biết về cái xã
hội tráng lệ đó. Nhưng ẩn sau nó là những điều không tưởng khi mà tiền bạc là
chuẩn mực để đánh giá mọi thứ tình cảm trên đời, nên tránh sao khỏi việc ông
phủ nhận xã hội ấy. Khi mà những kẻ đức hạnh và am hiểu sự đời cũng đắn đo
tính toán như kẻ gian tà thì buộc lòng nhà văn phải lột bỏ bộ mặt xấu xa, giả dối
của xã hội ấy, đó là tinh thần trong văn H.Balzac và cũng là đích hướng của chủ
nghĩa hiện thực phê phán.
Trên tinh thần phê phán đó giọng điệu của H.Balzac không thể ủy mị
bởi ông không chủ chương cải tạo xã hội bằng tình thương như V.Huygô nên
đã chọn cho mình một giọng điệu khá lạnh lùng, lạnh lùng như bản chất của
xã hội đó để thấy rõ được bản chất xấu xa đang tồn tại một cách chân thực.
Ông đã khách quan nhận xét và bóc trần sự thật, những sự thật đã bị những
cái hào nhoáng, tráng lệ, văn minh giả tạo che lấp.
Một nhân vật nữa được tác giả miêu tả với một thái độ lạnh lùng bởi tác
giả phần nào đoán trước những việc y làm, đó là công tử Sáclơ hào hoa phong

15


nhã, nhưng sau những tháng năm nổi trôi miền đất Ấn Độ đã nhào nặn anh ta
trở thành một con người khác. Với một hình thức mới, một đạo đức mới Sáclơ
không còn dáng vẻ khờ khạo như ngày xưa. Sống trong xã hội mà muốn nhận
xét đúng phải nhấc túi tiền của bạn mỗi buổi sáng xem thử nặng nhẹ, phải biết
khôn khéo đặt mình lên mọi biến cố, phải biết lâm thời không khâm phục một
cái gì cả và cho mọi việc ở đời đều do một động cơ duy nhất là quyền lợi cá
nhân. Bản chất xã hội là thế phải đâu H.Balzac bôi đen cuộc sống, không có

chút chủ nghĩa nhân đạo nào.
Sáclơ “Kiên quyết làm giàu và bất chấp thủ đoạn, hắn giống như những
người vội vã sống cho xong cảnh đê hèn” [2; 303]. Với suy nghĩ ấy “Sáclơ đã
xây dựng cơ đồ một cách rực rỡ và chóng vánh” [2; 303]. Hắn đã chạy theo
công việc làm ăn, chạy theo tiền và chìm đắm trong dục vọng, tim hắn đã đông
đặc lại, co nhỏ lại và khô héo. Sáclơ đã bỏ quên Ơgiêni bởi một lí do quá đơn
giản là tiền đã giết chết tình.
Như vậy Ơgiêni Grăngđê là một bức tranh xã hội rộng lớn phản ánh
chân thực con đường tư sản hóa của giai cấp quý tộc Pháp. Giai cấp tư sản đã
biến phẩm cách con người thành một giá trị trao đổi tầm thường, biến những
quan hệ đó thành những quan hệ tiền nong đơn thuần. H.Balzac lạnh lùng
miêu tả quá trình tha hóa của đồng tiền, đó còn chính là sự tha hóa của bản
thân con người. Qua tác phẩm ta nhận thấy rằng, H.Balzac là người xuất sắc
hiểu biết sâu xa về mối quan hệ thực tại.
Với lão Grăngđê, nhà văn còn sử dụng giọng điệu trào phúng, đả kích,
mỉa mai để Grăngđê bộc lộ ra bản chất keo kiệt, tàn ác của lão. Chính
H.Balzac đã cho rằng đó không phải là một người keo kiệt bình thường, mà
dục vọng của nó chắc chắn đã che giấu một niềm lạc thú sâu xa, những quan
niệm thầm kín.
Grăngđê là một điểm gặp gỡ và là sản phẩm của một thời cách mạng đã
qua. Lão có nét tính cách của một gã tư sản mới lên, hung hăng và vô tâm.

16


Lão nhìn tất cả mọi thứ từ quan điểm lợi nhuận, mọi hành động đều bộc lộ sự
tàn bạo, độc đoán. Lão bóc lột người ở, lợi dụng bọn cầu hôn và nhẫn tâm với
hạnh phúc của con và vô tâm, dày vò khiến vợ bệnh tật buồn phiền cho đến
chết.
Xây dựng nhân vật lão Grăngđê, H.Balzac không chỉ sử dụng biện pháp

phóng đại, cường điệu mà còn sử dụng giọng điệu trào phúng, đôi khi là sự
chế giễu mỉa mai đối với con người keo kiệt này. Điều đó lại càng làm bản
chất hám vàng của lão không thể che giấu được. H.Balzac tạo cho mỗi nhân
vật một môi trường sống hết sức phong phú, từ đó giúp nhân vật bộc lộ rõ tính
cách của bản thân. Ông dựng lên những “hoàn cảnh điển hình” cho những
“nhân vật điển hình”, khiến cuộc sống của nhân vật trong tác phẩm hiện ra
một cách đa dạng, sinh động không thua gì cuộc sống thực. Trong xã hội đó
tiền bạc quyết định mọi ý nghĩa và hành động của nhân vật tư sản. Tiền bạc là
dục vọng cao nhất, nhân vật trong tác phẩm đã được H.Balzac đặt cho trong
lòng họ những dục vọng ấy.
Từ một người thợ đóng thùng trở thành Grăngđê giàu có là cả một con
đường đầy thủ đoạn, sáng suốt biết chớp lấy thời cơ cách mạng. Mua lại
những cánh đồng nho và trại ấp với giá rẻ như cho không rồi những đồng tiền
đó tiếp tục sinh sôi nảy nở. H.Balzac sớm nhận ra tài năng đó của lão và mỉa
mai “Nếu không kể tiểu sử ông ra đây thì không tài nào các bạn lĩnh hội được
ý nghĩa của mấy tiếng “nhà của ông Grăngđê”quen dùng ở tỉnh này” [2; 37].
Trước thủ đoạn làm giàu của con người tư sản ấy, H.Balzac đã chế giễu, mỉa
mai “Giá ông viện thành tích ấy ra thì ông có thể xin ân hưởng Bắc đẩu bội
tinh” [2; 39].
Với xã hội tư sản, đồng tiền được coi như một cán cân công lí, là
chuẩn mực của lương tâm của con người. Biết lão không đạo đức gì nhưng
mọi người vẫn trầm trồ thán phục và kính nể có lẽ vì vàng của lão làm cho
con người mờ mắt và mất trí. “Ngôn ngữ của ông cũng như y phục, điệu bộ,
17


cho đến cái nheo mắt đều thành khuôn vàng thước đo cho mọi người” [2; 44]
đó là thái độ của người dân nhưng đối với H.Balzac, ông mỉa mai rất sâu cay
bọn tư sản “Người ta quan sát ông như nhà sinh vật học khảo sát những biểu
hiện bản năng của con thú” [2; 44].

Ngoài những tính xấu thì Găngđê vẫn có những đức tính tốt là ông
không động đến cái gì của người ta vì ông luôn luôn tôn trọng tư hữu đó là
một đức tính tốt khi ý thức được về tài sản cá nhân, không lấy của ai cả vì sợ
người ta lấy của mình. Dẫu là một nhà văn hiện thực nhưng trước những cảnh
đời của những con người đáng thương, H.Balzac đã chế giễu cuộc sống buồn
tẻ mà hơn cả là chế giễu con người gia trưởng như Grăngđê, với “Chế độ ăn
uống trong nhà thanh đạm kham khổ, nên không ai đau ốm bao giờ” [2; 60].
Điều này cũng dễ hiểu, chắc rằng tiền thuốc sẽ làm cho lão điên lên vì đó là
một sự xa xỉ, tiền thuốc sẽ là một sự lãng phí với con người có tính cách keo
kiệt, tính toán như lão.
Bà Grăngđê và con gái buộc phải cam chịu như một sợi dây tình thân
máu mủ vô cùng gắn kết với lão. Còn đối với mụ Nanông thì đã được lão ban
phát lòng thương hại, lão cứu giúp để rồi bóc lột mụ. Giọng điệu mỉa mai của
H.Balzac khi nói về sự phung phí tình cảm này nó là một nước cờ dù nhỏ
nhưng vẫn nằm trong kế hoạch làm giàu của lão và từ đó gợi lên hàng ngàn sự
đắc ý về những món lợi mà Nanông làm ra cho lão. Mọi lúc, mọi nơi không
khi nào Grăngđê nghỉ ngơi bởi lão lúc nào cũng phải căng mắt lên để nhìn ra
sự lãng phí và ngăn chặn ngay sự lãng phí đó. Đây chắc hẳn là một bài toán
nhằm duy trì tài sản của mình. Vẫn thấy rằng đồng tiền tư sản có ma lực đáng
sợ, nó làm cho con người quên đi tất cả. Với lão tiền là tôn giáo, là vị thần
duy nhất mà lão thờ phụng. Trước hoàn cảnh của người em ở Pari và người
cháu mồ côi đáng thương. Lão Grăngđê tỏ ra lo lắng tìm cách giải quyết
nhưng không phải là giúp đỡ mà để tránh liên lụy đến bản thân. H.Balzac đã

18


mỉa mai con người tàn nhẫn đó, đồng tiền tư bản làm cho tim lão co lại. Mọi
thứ tình thương cao đẹp đều nhường chỗ cho lòng hám vàng và lão chỉ xúc
động khi tin rằng nó không làm hao một xu nhỏ nào trong kho báu. H.Balzac

đã cho ta thấy được giọng điệu mỉa mai châm biếm cho con người không biết
đến tình thương.
Đến ngay cả người vợ đáng thương của lão, vì chẳng được hưởng cuộc
sống dư giả, nên nước da trở nên nhợt nhạt nhưng chính điều đó lại làm lão thích
thú, lão nói thích nước da màu vàng để không mất tiền mua thuốc thang tẩm bổ,
ăn uống. Nếu tẩm bổ vợ lão sẽ mất đi màu nước da vàng nhợt nhưng lão sẽ lại
mất đi một khoản trong gia tài của mình. H.Balzac đã cho ta nhìn thấy bộ mặt
thật của lão, với giọng điệu châm biến mỉa mai ta thấy được thói gia trưởng, ích
kỉ nhỏ nhen và lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền như lão.
Khi bà Grăngđê mất quyền thừa kế được chia cho Ơgiêni, Grăngđê khi
nghĩ đến việc túi tiền của mình bị chia thì lão tưởng như đến ngày tận thế. Vì thế
lão đã thành tâm cầu nguyện mong bà kéo dài sinh mệnh, chăm sóc cho bà như
chăm sóc túi tiền vậy. Và rồi hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời lão là Ơgiêni tự
tước quyền tài sản của mẹ khi bà Grăngđê qua đời mà không đòi hỏi gì.
H.Balzac đã chia sẻ niềm vui cùng con người gian trá bằng giọng điệu mỉa mai
“Lão sung sướng vì đã đầu cơ được tình cảm của con” [2; 287], lão hài lòng với
điều đó. Trước cơn hấp hối, ông cố đạo đưa cây thánh giá mạ vàng kề moi để
ông hôn hình đức Giesu thì “Lão ta vùng lên một cách khủng khiếp để chụp lấy
cây thánh giá. Sự gắng sức cuối cùng này làm cho ông kiệt sức” [2; 291]. Cái
chết của lão chẳng phụ cách sống của lão, lão chết trong cuộc chiến đấu cuối
cùng, tuy nhỏ nhưng vì vàng, sau nhiều chiến công trên trần thế.
Sáclơ, một hình ảnh bổ sung cho lão Grăngđê. Có Grăngđê thì cũng có
những tên tư sản mới kế thừa, Sáclơ đã chứng minh rằng “Dòng máu Grăngđê
không chảy hoài công trong mạch hắn”. Ban đầu Sáclơ là một nhân vật lãng

19


mạn, đáng yêu, ở hắn có những đức tính tốt, sống rất chân thật. Nhưng khi hắn
sang Ấn Độ thì hắn dần biến chất, dấn thân vào con đường làm giàu của chủ

nghĩa tư bản, hắn nhanh chóng trút bỏ lốt duyên dáng, hào hoa của một công tử
Pari. Từ một con người biết cảm, biết nghĩ, biết yêu thương Sác lơ đã trở nên
lạnh lùng và tàn nhẫn. Khi từ Ấn Độ về Pari Sáclơ còn muốn có cả danh vọng
nên vội vàng kết hôn với một người con gái xấu xí, chấp nhận cuộc hôn nhân
không tình yêu và xem đó là chiếc cầu nối vào xã hội thượng lưu. Trong bức
thư bạc bẽo mà Sáclơ gửi cho Ơgiêni, hắn lập luận “Trong hôn nhân ái tình là
ảo tưởng” [2; 311]. Bởi lẽ “Cần phải tuân theo tất cả những tập quán xã hội, và
muốn kết hôn phải thỏa mãn tất cả những ước lệ mà xã hội thượng lưu đòi hỏi”
[2; 312]. Mà đòi hỏi của thượng lưu là gì phải chăng tiền tài và chức tước?
Cuộc hôn nhân với cô nàng quý tộc là một sự hi sinh lớn lao “Chúng ta
phải sống vì con cái chúng ta” [2; 313]. Câu nói trên có thể làm cho Sáclơ trở
nên cao thượng bởi cho thấy rằng chẳng phải hắn ham sang phụ khó gì trong
việc bỏ quên Ơgiêni, Sáclơ thật vĩ đại, một sự vĩ đại đểu giả, bịp bợm, lời
ngụy biện đáng kinh nhất, lời nói ấy làm cho Ơgiêni tan nát cõi lòng.
Chứng kiến hết việc làm của Sáclơ, H.Balzac đã nhận định về hắn như
sau “Sáclơ học làm con người ủy mị, lại vừa học con người vật chất. Thối nát
hai lần, nhưng thối nát lịch sự, cao sang đúng điệu”.
H.Balzac đã đứng ở vị trí là người kể, người quan sát từ đầu đến cuối
bằng giọng điệu chế giễu, mỉa mai ông đã cho ta thấy được bản chất keo kiệt
của bọn tư sản qua hình tượng lão Grăngđê và bổ sung cho hình tượng này là
tên Sáclơ. Tác phẩm phơi bày một cuộc đấu tranh ráo riết của xã hội thượng
lưu tư sản. Trong đó tồn tại những hạng người lấy lợi và danh làm lẽ sống.
Tác phẩm Ơgiêni Grăngđê không chỉ mang ý nghĩa tố cáo, phê phán
mà đó còn có phần biểu dương ca ngợi, đối lập với sự dối trá, tàn nhẫn.
H.Balzac đã làm nổi bật lên hình ảnh ba người phụ nữa trong sáng, thủy

20



×