Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi văn hóa và hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số xinh mun tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 85 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------------------------

TRẦN VĂN THƯỢNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA VÀ HOẠT
ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
XINH MUN TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên - 2016


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------------------------

TRẦN VĂN THƯỢNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA VÀ HOẠT
ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
XINH MUN TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
NGÀNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


MÃ SỐ: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG VĂN SƠN

Thái Nguyên - 2016


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Văn Thượng


iv

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của

tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn
chân thành tới:
- Ban Giám hiệu, bộ phận Quản lý Đào tạo Sau Đại học thuộc phòng Đào tạo
trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng
toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình
giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
- Lãnh đạo và nhân dân xã Chiềng Sơ; lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện
Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã
tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu hoàn thiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Trần Văn Thượng


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................. Error! Bookmark not defined.ii
LỜI CẢM ƠN .................................................. Error! Bookmark not defined.v


MỤC LỤC…………………………………………………………………….v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .....................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP ........................................................................ ix

Mở đầu

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục tiêu đề tài

3

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3

Chương 1: Tổng quan tài liệu

5


1.1

Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan

5

1.1.1

Tộc người Xinh Mun ở Việt Nam

5

1.1.2

Văn hóa và sinh kế

7

11.3

Giá trị, biến đổi văn hóa và sinh kế trong tiến trình hội nhập và

14

phát triển
1.2

Một số nghiên cứu về văn hóa và sinh kế ở nước ta


20

1.2.1

Một số nghiên cứu về văn hóa

20

1.2.2

Một số nghiên cứu về sinh kế

26


vi

Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

30

2.1

Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu

30

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu


30

2.1.2

Giới hạn và phạm vị nghiên cứu

30

2.1.3

Địa bàn nghiên cứu

30

2.2

Nội dung nghiên cứu

30

2.3

Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

31

2.4

Mô tả địa bàn nghiên cứu


34

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

35

Một số đặc trưng bản địa truyền thống của dân tộc Xinh Mun cư

35

3.1

trú tại xã Chiềng Sơ
3.1.1

Văn hóa bản địa truyền thống

35

3.1.2

Sinh kế bản địa truyền thống

40

3.2

Thực trạng một số nét về văn hóa và sinh kế người Xinh Mun


41

3.2.1

Thực trạng một số nét về văn hóa người Xinh Mun hiện nay

41

3.2.2

Thực trạng sinh kế và thu nhập của người Xinh Mun ở Chiềng Sơ

47

3.3

Mối quan hệ, những thay đổi văn hóa-sinh kế và giải pháp bảo

59

tồn các giá trị văn hóa bản địa, cải thiện sinh kế, nâng cao đời
sống vật chất cộng đồng dân tộc Xinh Mun
3.3.1

Mối quan hệ giữa văn hóa và sinh kế

59


vii


3.3.2

Những thay đổi về văn hóa và sinh kế

62

3.3.3

Giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, cải thiện sinh kế, nâng

69

cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân tộc Xinh Mun

Kết luận và khuyến nghị

71

1

Kết luận

71

2

Khuyến nghị

73


Tài liệu tham khảo

74

Phụ lục

76


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CV%

Coefficient of Variation: Hệ số biến động

Mean

Số trung bình

Nxb

Nhà xuất bản


PGS

Phó Giáo sư

PivotTable

Một công cụ phân tích rất mạnh trong Excel, có thể kết nối các
dãy số liệu trong các cột Excel khác nhau để tạo sự liên hệ

PTNT

Phát triển nông thôn

SD

Standard Deviation: Độ lệch chuẩn

SE

Standard Error: Sai số chuẩn

THCS

Trung học cơ sở

TS

Tiến sĩ

UBND


Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc

VAC

Vườn-Ao-Chuồng

VACR

Vườn-Ao-Chuồng-Rừng


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1

Một số đặc điểm văn hóa truyền thống người Xinh Mun

38

Bảng 3.2


Trang phục truyền thống của phụ nữ người Xinh Mun

39

Bảng 3.3

Sinh kế bản địa truyền thống người Xinh Mun

41

Bảng 3.4

Tỷ lệ biết chữ và học vấn bậc học phổ thông chủ hộ Xinh Mun

42

Bảng 3.5

Phân loại kinh tế hộ, khoảng cách từ nhà đến đường giao 44
thông và số năm định cư

Bảng 3.6

Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh người Xinh Mun

46

Bảng 3.7

Hộ Xinh Mun có vô tuyến, điện thoại di động và xe máy


47

Bảng 3.8

Số lao động và nhân khẩu hộ dân tộc Xinh Mun

48

Bảng 3.9

Đất canh tác, số hộ trồng và diện tích trồng các loại cây trồng chính 49

Bảng 3.10

Số hộ nuôi và số đầu một số vật nuôi chủ yếu của hộ Xinh Mun

51

Bảng 3.11

Thu nhập tiền mặt, cấu trúc thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp

52

Bảng 3.12

Cấu trúc thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi của người Xinh Mun 55

Bảng 3.13


Số hộ trồng và cấu trúc thu nhập từ các cây trồng chủ yếu của 56
hộ Xinh Mun

Bảng 3.14

Cấu trúc thu nhập từ các vật nuôi của hộ Xinh Mun

Bảng 3.15

Các hoạt động và thu nhập phi nông nghiệp của người Xinh 58
Mun

57


x

DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP

Hình 2.1

Sự biến đổi về văn hóa và sinh kế

32

Hình 3.1

Tỷ lệ biết chữ và học vấn bậc học phổ thông chủ hộ Xinh Mun


43

Hình 3.2

Tỷ lệ các nhóm hộ người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ

45

Hình 3.3

Diện tích canh tác bình quân (m2/hộ) phân theo nhóm hộ

50

Hình 3.4

Tổng thu nhập các nhóm hộ người Xinh Mun

53

Hộp 3.1

Hộ bà Lường Thị Tím nghèo đói cứ bám dai dẳng

54

Hộp 3.2

Hộ ông Lường Văn Thiện giàu có từ phát triển kinh tế gia đình


54

Hình 3.5

Mối quan hệ giữa văn hóa và sinh kế người Xinh Mun

61


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Điện Biên là một tỉnh dân tộc thiểu số chưa phát triển, vừa có đường biên
giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở phía tây, lại có đường biên giới với
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc. Địa hình của tỉnh tuy cũng có thung
lũng đồng bằng thấp, nhưng chủ yếu là vùng núi cao, trong đó đỉnh Pu Đen Đinh ở
huyện Mường Nhé cao 1.886 mét. Vì vậy có thể nói, về địa hình tự nhiên, Điện
Biên thực sự là một trong những địa bàn dân tộc thiểu số điển hình của vùng Tây
Bắc nước ta. Trên địa bàn của tỉnh, hiện có tới 21 dân tộc. Trong đó người Thái
chiếm lớn nhất (38%), thứ hai đến người Mông (30%), tiếp theo là Kinh (20%),
Khơ Mú (3,9%), còn lại là các dân tộc khác như Dao, Xinh Mun, Hà Nhì, Kháng,
Lào, Tày, Cống, Si La,… Sự đa dạng về nguồn gốc khiến cho các dân tộc ở đây
vừa có những nét văn hóa đặc trưng, vừa có nền văn hóa chung cho cả khu vực Tây
Bắc. Đây là một lợi thế lớn trong việc khai thác phục vụ phát triển bền vững xã hội,
song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đoàn kết
đại dân tộc và ổn định chính trị xã hội.
Xinh Mun là dân tộc thiểu số sinh sống ở miền Tây Bắc nước ta, tập trung tại
hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Họ cư trú ở lưng chừng núi trên dải đất dọc biên giới

Việt Nam - Lào. Trải qua nhiều thế kỷ do điều kiện sinh sống chi phối, họ phải
sống xen kẽ với người Thái, bị ảnh hưởng nhiều bởi người Thái, nên người Xinh
Mun nói tiếng Thái rất tốt. Cuộc sống sinh kế lam lũ, nghèo khó, dẫn tới hệ lụy là
văn hóa người Xinh Mun đang trở nên một vấn đề nghiêm trọng, bị nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến sự bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc cộng đồng. Vấn đề bảo
tồn các giá trị văn hóa và sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số Xinh Mun đang
đặt ra ngày càng trở nên bức xúc và cấp thiết.
Về sinh kế, người Xinh Mun được đánh giá là cư dân nông nghiệp nương rẫy
có hệ thống cây trồng đơn điệu với lúa, ngô là hai cây lương thực chính. Ruộng
nương được phân chia thành 3 loại: Nương dùng gậy chọc lỗ bỏ hạt, nương dùng


2

cuốc, nương dùng cày. Chăn nuôi gia súc, gia cầm kém phát triển, tuy mỗi gia đình
có thể có nuôi dê, bò, gà, cá,… (Ủy ban Dân tộc Miền núi) [19].
Tại tỉnh Điện Biên, người Xinh Mun sống tập trung tại huyện Điện Biên
Đông. Theo thống kê của UBND huyện Điện Biên Đông, trên địa bàn huyện hiện
có 1.724 đồng bào Xinh Mun đang cư trú, chiếm hơn 3% dân số toàn huyện. Trong
đó, xã Na Son có 5 người, xã Chiềng Sơ có 1.719 người. Như vậy, người Xinh
Mun ở riêng xã Chiềng Sơ chiếm khoảng 55%, so với tổng số 3.131 người Xinh
Mun của cả tỉnh Lai Châu cũ - thời điểm tháng 12/2003 (Hoàng Huynh, 2005) [6].
Biến đổi văn hóa và sinh kế có tính tất yếu của quá trình phát triển. Biến đổi
văn hóa là quá trình biến đổi làm cho một trạng thái văn hóa nào đó khác với trạng
thái trước đây của chính nó. Biến đổi sinh kế là quá trình biến đổi làm cho hình
thức hay loại hình sinh kế nào đó khác với hình thức, loại hình sinh kế trước đây
của chính nó. Dưới tác động của những yếu tố bên ngoài và theo dòng chảy thời
gian, văn hóa và sinh kế có nhiều xu hướng phát triển với những ưu điểm (biến đổi
tích cực) và nhược điểm (biến đổi không tích cực) khác nhau tùy thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể.

Bao năm nay, cuộc sống của người dân tộc Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ, huyện
Điện Biên Đông vẫn nằm trong cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Dù rất nhiều
cố gắng trong lao động sản xuất nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn xấp xỉ 70% (theo
tiêu chuẩn nghèo cũ). Tình trạng thiếu ăn 3-5 tháng trong năm xảy ra liên miên, nên
Nhà nước phải luôn trợ cấp cứu đói. Những ngôi nhà tạm bợ, những bữa ăn sơ sài
và cả trong cái mặc của bà con cũng chưa đầy đủ, tươm tất (Hoàng Huynh, 2005)
[6]. Đây là tình trạng chung trong cuộc sống hàng ngày của bà con dân tộc Xinh
Mun ở Chiềng Sơ nói riêng, của toàn bộ cộng đồng dân tộc Xinh Mun đang sinh
sống tại các tỉnh Sơn La và Điện Biên nói chung.
Trong nhiều thập niên trở lại đây, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân
tộc, cơ sở để xây dựng, phát triển nền văn hóa thống nhất trong đa dạng là xu
hướng chung của các quốc gia. Ở nước ta, văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
nói chung, văn hoá dân tộc Xinh Mun nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm của
các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa và nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Văn Thượng



4

- Nghiên cứu văn hóa và sinh kế dân tộc thiểu số Xinh Mun nói riêng, các dân tộc
thiểu số khác nói chung - chỉ rõ những nét văn hóa và sinh kế đặc trưng, vừa có nền
văn hóa và sinh kế chung cho cả khu vực Tây Bắc, góp phần sức quan trọng trong
giữ gìn khối đoàn kết đại dân tộc và ổn định chính trị xã hội.
- Cung cấp cơ sở và dẫn chứng khoa học về sự biến đổi văn hóa, biến đổi sinh kế
của cộng đồng dân tộc thiểu số Xinh Mun đang có nguy cơ suy giảm ngày càng
mạnh mẽ các giá trị truyền thống, là những dữ liệu, luận cứ thực tiễn để các nhà lập
chính sách có nững hành động can thiệp kịp thời, góp phần phát triển kinh tế văn
hóa xã hội cho cộng đồng dân tộc thiểu số Xinh Mun ở nước ta.
- Khẳng định những giá trị về văn hoá và sinh kế dân gian dân tộc Xinh Mun huyện
Điện Biên Đông trong quá trình vận động, biến đổi và tác động trong bối cảnh hội
nhập và phát triển. Khơi dậy lòng tự hào, tự tôn về văn hóa truyền thống của tộc
người Xinh Mun ở huyện Điện Biên Đông nói riêng, cả nước nói chung. Từ đó,
động viên, khuyến khích họ tích cực tham gia vào chủ trương bảo tồn, phát huy vốn
văn hóa truyền thống của dân tộc, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống
vật chất, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1. Tộc người Xinh Mun ở Việt Nam
Người Xinh Mun, theo cắt nghĩa của đồng bào Xinh Mun thì: Xinh là người,
Mun là núi; Xinh Mun có nghĩa tộc người sống ở trên núi. Người Xinh Mun được
chia làm 2 nhóm: Xinh Mun (Puộc Dạ) và Xinh Mun (Puộc Nghẹt). Tên gọi xưa

kia của người Xinh Mun là Xá, Xá Puộc hay Puộc, chữ Puộc là biến âm từ chữ
Thái Pụa (Thái đen) hay Pô (Thái trắng). Xinh Mun là tên tự gọi, nay đã trở thành
tên gọi chính thức của dân tộc có nhóm địa phương Xinh Mun Dạ và Xinh Mun
Nghẹt (những tên gọi này dựa theo tên địa phương cư trú lâu đời như bàn Nà Dạ,
bản Nà Nghẹt). Như vậy, theo Ủy ban Dân tộc Miền núi, một cách tự nhiên đã hình
thành ra hai nhóm địa phương có những đặc điểm khác biệt cả về ngôn ngữ, cả về
trình độ phát triển kinh tế xã hội. Bà con Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ (huyện Điện
Biên Đông, tỉnh Điện Biên) thuộc nhóm Xinh Mun (Puộc Nghẹt), có tổ tiên của họ
cư trú ở Sầm Nưa thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Hoàng Huynh,
2005) [6].
Tiếng nói của người Xinh Mun thuộc ngữ hệ Nam - Á, mặc dù về mặt từ
vựng, các nhà Ngôn ngữ học cũng chỉ ra rằng có nhiều từ giống với ngữ hệ Môn Khơme. Trong cuộc sống du canh du cư xưa kia, mỗi bản của người Xinh Mun
thường chỉ lưa thưa vài ba nóc nhà. Từ sau ngày hoà bình lập lại, số hộ trong một
bản Xinh Mun dần dần tăng lên.
Dân tộc Xinh Mun chưa có chữ viết riêng, trong hệ thống số đếm, trừ 4 số
đầu (1 - 2 - 3 - 4) người Xinh Mun dùng tiếng của dân tộc mình, còn lại là tiếng
Thái. Việc nhiều người Xinh Mun sử dụng thành thạo tiếng Thái, đó là một điều
mừng. Tuy nhiên, hiện tượng ở một số nơi có những người Xinh Mun không biết
tiếng Xinh Mun, đó là một chuyện lạ, là một vấn đề đáng lo, đang đặt ra những
thách thức trong việc bảo tồn.
Nhà ở của người Xinh Mun, về cơ bản và trông từ bên ngoài, tương tự như
nếp nhà cổ truyền của dân tộc Thái (ngành Thái đen): Nhà sàn, vật liệu chủ yếu


6

bằng gỗ và tre, 2 mái dài, 2 chái hình mai rùa. Mỗi nhà có 2 cầu thang, đặt ở 2 đầu
quản. Riêng cái cầu thang, người Xinh Mun không đặt thành vấn đề số bậc lẻ hay
chẵn. Trong nhà, người Xinh Mun chia không gian làm 2 phần, phần "PLầng" và
phần "Xìa". Phần "PLầng" (gốc) là nơi ngủ của khách và con trai chưa vợ, con rể

tuyệt đối không được ngủ ở đây. Phần "PLầng" có một bếp lửa, dùng để sưởi ấm và
đun nước tiếp khách; trong hoàn cảnh nào cũng không sử dụng bếp này để nấu thức
ăn. Người Xinh Mun kiêng nhất chuyện làm nhà quay cửa vào nhau, hoặc nhà nằm
theo hướng chéo nhau.
Tại huyện Điện Biên Đông, người Xinh Mun có 6 họ: Vì, Lò, Lường, Mè,
Hoàng và Lừ; 2 họ Vì và Lò phổ biến hơn cả. Mỗi họ đều kiêng ăn hoặc sờ mó vào
một số loài động, thực vật nhất định. Riêng với giống chim đeđe (loài thân nhỏ,
chân dài), thì người Xinh Mun dù thuộc dòng họ nào cũng đều không ăn thịt. Hiện
nay, trong cưới hỏi cũng như tang ma, mỗi dòng họ Xinh Mun có những kiêng kị
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Theo các nhà nghiên cứu, sự khác biệt giữa
các nhóm họ này, có thể là tàn dư nào đó của xã hội thị tộc nguyên thuỷ còn rớt lại?
Tuy vậy, đấy cũng chỉ là những giả thiết, chứ chưa phải là những kết luận bền vững
về nhân chủng học (Hoàng Huynh, 2005)[6].
Dân tộc Xinh Mun theo chế độ phụ hệ, trong gia đình người cha có quyền
quyết định tất cả các vấn đề. Khi cha chết, người con trai cả quán xuyến công việc:
Từ đối nội, đối ngoại, đến ruộng nương, cưới xin,... Trước kia, gia đình người Xinh
Mun tồn tại trong nguyên tắc "gia đình lớn", rất nhiều thế hệ cùng chung sống dưới
một mái nhà. Đặc trưng lớn nhất của thời kỳ này là "nền kinh tế không dựa trên sở
hữu tập thể, mà chỉ dựa trên sự chiếm hữu tập thể về tư liệu sản xuất". Dưới sự điều
hành của người đứng đầu gia đình (bố hoặc con trai cả), các thành viên làm chung
nương lúa, nuôi chung lợn, dệt chung vải. Và đương nhiên, việc hưởng thụ cũng
mang tính tập thể. Trải qua quá trình tồn tại và biến đổi, trong "gia đình lớn" dần
dần xuất hiện hình thái "gia đình nhỏ"; các cặp vợ chồng có nương riêng, chăn nuôi
riêng và tất yếu thu nhập cũng riêng. Xưa kia, hôn nhân người Xinh Mun có tục đa
thê, người con trai phải ở rể trên dưới 10 năm. Nhưng nay hôn nhân tiến bộ 1 vợ 1
chồng, sinh hoạt chủ yếu ở bên nội; con chú con bác (tức con của anh em trai)


7


không được lấy nhau, nhưng con dì con già (con của chị em gái) thì được phép kết
hôn (Hoàng Huynh, 2005)[6].
Văn hoá của người Xinh Mun mang đậm dấu ấn của văn hoá Thái, đó là các
lễ hội xên bản xên mường, các vòng xoè cuộc vui; đặc biệt, về trang phục và nhất
là trang phục nữ. Nếu trước kia, người phụ nữ Xinh Mun mặc váy có hàng hoa văn
thêu vòng quanh từ bắp chân lên trên đầu gối, thì nay váy của chị em người Xinh
Mun cũng như của chị em người Thái đen. Đi cạnh đó là cái áo cóm với hàng khuy
bạc, cổ cài cao, cùng dây xà tích, túi thổ cẩm và chiếc piêu đội đầu hoàn toàn mang
dáng dấp phụ nữ Thái đen.
1.1.2. Văn hóa và sinh kế
1.1.2.1. Văn hóa và văn hóa truyền thống
Văn hóa là một trong những khái niệm trung tâm của ngành nhân học nhưng
lại được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau. Văn hóa là một khái niệm rất
rộng. Theo thống kê của một học giả thì có tới 400 định nghĩa khác nhau về văn
hóa. Theo một số tác giả văn hóa là "một phức hợp bao gồm tri thức, tín điều, nghệ
thuật, những nguyên tắc đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những năng lực
và thói quen nào khác mà con người thủ đắc được với tư cách là một thành viên của
xã hội". Có người cho rằng văn hóa là biết hành động, văn hóa là biết cư xử, là hiểu
biết, là trình độ học vấn, tức là văn hóa được hiểu là người có học. Văn hóa là hành
vi ứng xử, là phong cách sống,...(Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng,
2010)[14]. Như vậy có thể xem văn hóa như là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách, bản sắc của một cộng
đồng, một dân tộc.
Theo nghĩa rộng, văn hóa bao quát toàn bộ ứng xử của một cộng đồng và nó
quy định thái độ tổng quát của cộng đồng và cá nhân thành viên cả về suy tư và
hành động. Bởi thế người ta cũng có thể hiểu văn hóa một cách cụ thể và sinh động
như là lối sống của một cộng đồng và mỗi cá nhân. Nền văn hóa là thể thống nhất
trong đa dạng của một hệ thống chuẩn mực, giá trị và biểu tượng của một cộng
đồng người, được hình thành trong một môi trường tự nhiên xác định.



8

Xã hội học nhìn nhận văn hoá như một di sản văn hoá, như là một tập hợp
những quan niệm, những giá trị, những chuẩn mực và những mục tiêu mọi người
trong xã hội cùng nhau chia sẻ trong đời sống hoạt động hàng ngày của họ. Những
khuôn mẫu, tác phong nói trên đặc thù cho từng nhóm, cộng đồng xã hội, đặc thù
cho mỗi xã hội nhất định. Văn hoá cũng có những đặc điểm phổ quát cho toàn nhân
loại. Mỗi yếu tố văn hóa đều mang tính quy luật xã hội.
Biểu hiện rõ nét nhất của văn hoá là những triết lý, chân lý, hệ giá trị, khuôn
mẫu văn hoá, những phong tục tập quán và lối sống của cộng đồng xã hội nông
thôn. Theo UNESCO, thì văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản,
có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa
hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựư của bản thân, tìm tòi không biết mệt
mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Theo quan điểm của Triết học và Kinh tế chính trị học Mác - Lê nin thì văn
hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm
thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình, của cộng đồng và xã hội.
Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống kinh
tế xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con
người với con người, với xã hội và với thiên nhiên. Văn hóa vừa là động lực thúc
đẩy kinh tế xã hội, vừa là mục tiêu của chúng ta. Văn hóa là bộ phận cấu thành của
phát triển, là mục đích cuối cùng của sự phát triển đầy đủ, là yếu tố nội sinh, yếu tố
tạo nên tiến bộ xã hội.
Đời sống văn hóa của một cộng đồng về cơ bản tương ứng với trình độ phát
triển kinh tế của cộng đồng đó. Mặt khác sự phát triển kinh tế lại chịu sự chi phối của
bối cảnh văn hóa bao chứa nó. Do đó trong chương trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cần coi văn hóa là một bộ phận cấu thành của sự phát triển đầy đủ.

Trong việc xác định thành phần dân tộc, từ ngữ văn hóa thường được dùng
với ý nghĩa là những nét văn hóa (culture trait). Đây là những hiện tượng riêng lẻ


9

thuộc mọi phạm vi sinh hoạt có thể quan sát được bao gồm cả trong lãnh vực văn
hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Những hiện tượng mà nhiều học giả Pháp trước
kia nêu lên làm tiêu chí phân biệt thành phần dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây
Nguyên như làm lúa nước, làm lúa rẫy, ở nhà sàn, ở nhà trệt, có nhà rông, không có
nhà rông, theo chế độ mẫu hệ, theo chế độ phụ hệ,… có thể xem là những nét văn
hóa đặc thù có thể quan sát được từ bên ngoài. Như chúng ta thường nghe nói, đó là
những đặc điểm văn hóa, có thể thấy ở một nhóm người này mà không thấy ở một
nhóm người khác sống kế cận, và dựa vào đó nhà nghiên cứu có thể lập luận rằng
hai nhóm người đó thuộc hai dân tộc khác nhau.
Từ những phân tích trên đây cho thấy: Văn hóa là một thuật ngữ rất rộng,
bao trùm một khối lượng rất lớn nội dung mà nó bao hàm. Nội dung của văn hóa
nông thôn sẽ được tập trung vào các vấn đề văn hóa làng xã, văn hóa giao tiếp và
ngôn ngữ ở nông thôn. Một số đặc trưng cơ bản của văn hóa nông thôn cũng được
giới thiệu với ý định coi nó như là xuất phát điểm và cơ sở để khẳng định vai trò
của các yếu tố văn hóa mới ở nông thôn và bảo tồn văn hóa truyền thống trong sự
nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Dương
Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng, 2010)[14].
Trong các định nghĩa trên, văn hóa chính là những sáng tạo của con người,
mang lại giá trị cho con người, trong đó bao gồm giá trị vật chất cũng như giá trị
tinh thần, nó rút ra từ đời sống thực tiễn của con người, tương tác với môi trường tự
nhiên và xã hội mà họ đang sống. Điều đó có nghĩa, không phải tất cả những cái gì
con người tạo nên đều là văn hóa, mà chỉ những gì kết tinh thành giá trị, thành bản
sắc thì cái đó mới là cốt lõi văn hóa.
Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ

lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên
và xã hội) luôn được chọn lọc, tiếp nhận, bổ xung để hình thành tính cách của từng
tộc người và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người
nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
Văn hóa - văn hóa truyền thống và xã hội hòa hợp với nhau và muốn duy trì
sự ổn định phải có những giá trị trung tâm và những tiêu chuẩn chung đủ mạnh. Do


iv

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của
tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn
chân thành tới:
- Ban Giám hiệu, bộ phận Quản lý Đào tạo Sau Đại học thuộc phòng Đào tạo
trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng
toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình
giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
- Lãnh đạo và nhân dân xã Chiềng Sơ; lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện
Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã
tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu hoàn thiện đề tài luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Trần Văn Thượng


11

gốc của những lễ hội, mà ở đó mỗi người được hòa hợp với tất cả mọi người, cùng
đồng cảm trong một tâm thức theo kiểu hòa hợp giữa CON NGƯỜI - THIÊN
NHIÊN - THẦN LINH (Chu Thùy Liên, 2013)[8].
Bởi thế, truyền thống bằng cách riêng của mình đã quy định các thái độ ứng
xử, những niềm tin thiêng liêng hằng ngày cũng như trong đời sống đạo lý và tâm
linh, từ hoạt động trao truyền con người tiếp tục sáng tạo ý nghĩa huyền thoại hay
biểu tượng của một cách cư xử hay của những cử chỉ đặc biệt, ở mỗi lúc và ở vô
vàn trường hợp khác nhau. Tạo thành khuôn mẫu tạo nên niềm tin sâu sắc giữa cái
đã được tin với cái được sáng tạo ví như hoạt động lễ hội của dân tộc nào trong 18
dân tộc tỉnh Điện Biên cũng là mong muốn mùa màng bội thu, con người khỏe
mạnh, bản mường an hòa. Truyền thống chính là những gì đã hình thành lâu đời,
được thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Truyền thống chính là dòng chảy từ quá
khứ đến hiện tại và tới tương lai, tạo nên những giá trị văn hóa trường tồn (Chu
Thùy Liên, 2013) [8].
1.1.2.2. Sinh kế
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một số tác giả, sinh
kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: cửa
hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá,…) cùng các hoạt động cần thiết
làm phương tiện để kiếm sống của con người.
Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện
qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (1) Trồng trọt: Lúa, ngô, khoai, sắn, lạc,
cây ăn quả, rau màu,…, (2) Chăn nuôi: Lợn, gà, trâu, bò, cá,…, và (3) Lâm nghiệp:
Trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rừng,… (Nguyễn Đức Quang, Lành Ngọc Tú, Phạm
Đăng Định)[13], [17], [3].
Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch vụ, buôn
bán, làm thuê và các ngành nghề khác.
Như vậy, trong phạm vi luận văn này, sinh kế của người dân nông thôn được
hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp để nuôi sống cho chính
gia đình họ. Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế chính là việc xây


12

dựng các thí nghiệm trình diễn hiện trường để góp phần cải thiện sinh kế địa phương.
Qua đó góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con
người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng
đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không
được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại
và tương lai. Trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại
những điều tố đẹp cho tương lai. Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ
những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của
người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị
tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững
và năng động [11].
Về cơ bản, các loại vốn sinh kế có 5 loại cơ bản là: vốn vật chất, vốn tài chính,
vốn xã hội, vốn con người và vốn tự nhiên. Sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc
thiểu số là sinh kế có thể đương đầu với khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng,
duy trì hoặc nâng cao năng lực, tài sản và cung cấp những cơ hội sinh kế bền vững cho
những thế hệ tương lai của họ và đóng góp lợi ích lâu dài cho những nghề nghiệp khác

ở các cấp địa phương, quốc gia trong một thời gian ngắn và dài hạn (Ngô Quang Sơn,
2014) [16].
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa
Đời sống của con người cũng như của xã hội bao gồm hai mặt vật chất và
tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất của
con người và xã hội, thì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu
tinh thần của con người và xã hội. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở và điều kiện quan
trọng hàng đầu cho sự phát triển văn hóa, phát triển văn hóa chính là mục tiêu và
động lực của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải nhằm mục tiêu phát
triển văn hóa, phát triển con người. Sức sản xuất càng phát triển, thì quan hệ giữa
văn hoá và kinh tế càng mật thiết. Mọi hoạt động kinh tế từ thiết kế sản phẩm tới
trao đổi và sử dụng sản phẩm đều thấm sâu yếu tố văn hoá, vì toàn bộ quá trình
kinh tế đều là hoạt động của người, và con người, thông qua các hoạt động của


13

mình thiết lập, các quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con
người. Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật đã tạo điều kiện đề kinh tế phát triển nhanh chóng, và những thay đổi trong
phát triển kinh tế có tác động rất lớn đến văn hóa. Mặt khác, chỉ khi những quyết
sách và chiến lược phát triển kinh tế mang hàm lượng văn hóa cao, thì sự phát triển
mới thật sự có giá trị.
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế gắn chặt chẽ với phát triển văn hoá còn vì bên
cạnh yếu tố vốn, kỹ thuật, tài nguyên, thì lao động, nhất là năng lực sáng tạo của
con người ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng hơn của sự giàu có và phát
triển. Một chính sách phát triển đúng đắn phải là một chính sách làm cho các yếu tố
văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của con người, nhân tố
văn hóa phải trở thành nội dung quan trọng của hệ thống chính sách, chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Có lẽ chưa bao giờ những giá trị văn hóa vốn rất phong phú, đặc sắc, đã sống
trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số tự lâu đời lại đứng trước nhiều thách
thức và nguy cơ mất mát như hiện nay. Văn hóa công nghiệp theo chân cùng tiến
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã tràn vào bản làng. Người dân các dân tộc ít
người bỗng chốc bị "sốc" trước nhịp độ tác động mạnh mẽ, gấp gáp của môi trường
công nghiệp. "Văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người vốn được bảo tồn
trong môi trường biệt lập bỗng trở nên đơn độc, yếu ớt. Nhà cửa và không gian của
nhiều bản làng đã không còn giữ được nét riêng, không chỉ thay đổi về nguyên liệu,
kiến trúc mà không gian bản làng truyền thống cũng bị phá vỡ.
Mai một văn hóa tộc người đang là nguy cơ đối với tất cả các dân tộc thiểu
số và với những cộng đồng có số dân ít, nguy cơ này càng cao. Lối sống gấp gáp và
nếp sống thực dụng khiến cho tính cộng đồng truyền thống không còn và các tập
quán cộng đồng cũng mai một. Một phần nguyên nhân của sự mất mát được cho
rằng xuất phát từ chính chủ thể các giá trị văn hóa. Đồng bào hiện nay có xu hướng
ham chuộng những thứ mới lạ, những gì của cha ông để lại bị cho là lạc hậu. Nhiều
người sùng bái các hiện tượng văn hóa ngoại lai, không phù hợp với văn hóa truyền
thống và với bản sắc tộc người. Nhiều chuyên gia nhận định, sự mất mát những giá


14

trị truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã không còn là nguy cơ mà
đang trở thành hiện thực. Vì vậy nếu không sớm có giải pháp thì không ít giá trị
truyền thống sẽ tiếp tục mai một và rồi mất hẳn. Sự biến đổi các giá trị văn hóa của
cộng đồng các dân tộc thiểu số có nguyên nhân từ các yếu tố thời đại, văn minh
công nghiệp. Nhiều giá trị mới từng ngày, từng giờ tác động mạnh mẽ, xâm lấn vào
những giá trị lâu đời và trở thành nguy cơ khiến cho các giá trị văn hóa tộc người bị
mai một. Những cộng đồng có dân số ít càng có nguy cơ bị tác động mạnh đến "sức
đề kháng" của bản sắc văn hóa tộc người.
Với tất cả những phân tích trên đây cho thấy rõ ràng là phát triển kinh tế và

văn hóa phải gắn với bảo vệ không gian văn hóa, không gian sống của đồng bào
dân tộc thiểu số. Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền
vững của đồng bào các dân tộc thiểu số.
1.1.3. Giá trị, biến đổi văn hóa và sinh kế trong tiến trình hội nhập và phát triển
1.1.3.1. Giá trị
Giá trị (value) với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể
quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn
phẩn, những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những
lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định
nào mô tả đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa
nhận. Khoa học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh
hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu
đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng
có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta.
Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều
gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay
xấu,... Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân
mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành,
con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội,... và thông qua
đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn
hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân


15

nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành
viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do,
bình đẳng, bác ái, hạnh phúc,... Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột
về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng
cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân

mình với tinh thần cộng đồng.
Bất cứ sự vật nào đó cũng có thể xem là có giá trị, dù nó là vật thể hay lý
tưởng, miễn là nó được người ta thừa nhận, người ta cần đến nó như một nhu cầu
hoặc gán cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của họ.
Cần phân biệt cái gọi là bản chất và quy luật của bản thân sự vật, hiện tượng
với cái gọi là giá trị của sự vật, hiện tượng. Bản chất và quy luật của sự vật, hiện
tượng tồn tại một cách khách quan. Còn giá trị chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ
với nhu cầu của con người. Tuỳ theo việc con người có hay không có nhu cầu nào
đó mà một sự vật hay hiện tượng đối với con người là có hay không có giá trị.
Giá trị luôn mang tính khách quan - sự xuất hiện, tồn tại, mất đi của giá trị
nào đó không phụ thuộc vào ý thức con người là chủ thể trong mối quan hệ với sự
vật, hiện tượng mà nó phụ thuộc vào sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi một nhu cầu
nào đó của con người, không phải do ý thức mà do yêu cầu của hoạt động, của thực
tiễn, trong đó con người sống và hoạt động.
Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và yếu tố
hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện
sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể.
Giá trị là một khái niệm rộng, trong đó chỉ có các giá trị định hướng mới gần
với chuẩn mực. Còn giá trị văn hoá và chuẩn mực là hai khái niệm giao nhau,
chúng phân biệt với nhau theo tiêu chí thời gian. Giá trị văn hoá bao gồm các giá
trị do con người sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại (có tính lịch sử). Chuẩn mực
(thường là về đạo đức: core values, code of ethics) là những giá trị mà con người
hướng tới trong hiện tại và tương lai. Chỉ khi nào trong quá trình hướng tới ấy,
chuẩn mực đạo đức đi vào đời sống thì nó mới dần dần trở thành giá trị văn hoá
nhưng xã hội loài người cũng như mỗi dân tộc, quốc gia hay mỗi tộc người lại luôn


×