Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

TĂNG HUYẾT ÁP, Ts. Bs Phạm Vân Thúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.54 KB, 22 trang )

TĂNG HUYẾT ÁP

Ts. Bs Phạm Vân Thúy


Mục tiêu
1.Nắm được định nghĩa, nguyên nhân, biến
chứng thường gặp
2.Phân tích mối liên quan giữa chế độ dinh
dưỡng với Bệnh tăng huyết áp,
3.Trình bày các giải pháp điều trị/dự phòng
bệnh Bệnh tăng huyết áp,


I. Các khái niệm


1. Định nghĩa (WHO), THA:
- Huyết áp tâm thu (HA tối đa):
≥ 140 mmHg
- Huyết áp tâm trương (HA tối thiểu):
≥ 90 mmHg
Người trưởng thành khoẻ mạnh thường có huyết áp ở
mức 120/80 mmHg
Theo điều tra của Viện Tim mạch VN: tỷ lệ THA ở
người trưởng thành tăng theo thời gian và tăng nhanh
trong những năm gần đây:
- Năm 1960: 1%, 1976: 1,9% dân số trưởng thành ở
miền Bắc
- Năm 1992: 11,7% cả nước.
- Năm 1999: 16,1% tại nội thành Hà Nội.


- Năm 2001: 23,1% tại nội thành Hà Nội và 14,9% tại
đồng bằng Sông Cửu Long


2. Nguyên nhân
≥ 90% không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát)
≤ 10% có nguyên nhân (THA thứ phát)
Nguyên nhân ở thận: Viêm cầu thận, đài bể thận,
sỏi thận, dị tật bẩm sinh ở thận (Kyste), viêm cầu thận
cấp, mạn tính, thận đa nang, hẹp ĐM thận
Nguyên nhân nội tiết: Cường aldosterone tiên phát,
U tuỷ thượng thận, U vỏ thượng thận, HC Cushing,
Tăng Calci máu, to đầu chi
Nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén; Hẹp eo
ĐM chủ; Phình ĐM não; Stress tâm lý; Ăn cam thảo,
uống cà phê; Dùng thuốc có nội tiết tố, tránh thai


3. Cơ chế bệnh sinh THA
• Vai trò hệ Renin-angioténin: Tăng HA làm tăng Renin
(THA do hẹp ĐM thận), làm giảm Renin (HC cường
aldosteron tiên phát, HC Cohn), THA ác tính
• Vai trò hệ thần kinh: stress
• Vai trò natri: ăn nhiều muối làm tăng tính thẩm của
màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ được vận chuyển
nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng
nước trong tế bào, tăng trưng lực của thành mạch, co
mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
• Vai trò thành mạch: Thành mạch nhiều collagen gây
THA

• Yếu tố khác: yếu tố di truyền


4. Triệu chứng:
phụ thuộc các giai đoạn của bệnh
Giai đoạn I: BN không có dấu hiệu về tổn
thương thực thể nào
Giai đoạn II: BN có một trong các dấu hiệu thực
tổn sau: dày thất trái; hẹp ĐM võng mạc; protein
niệu, creatin tăng
Giai đoạn III: THA đã gây tổn thương khác
nhau ở tim, thận, mắt, não


5.Biến chứng của THA:
4 loại biến chứng thường gặp
Biến chứng tim và các mạch máu do THA
•Phì đại tâm thất trái: điện tâm đồ và nhất là siêu âm tim
•Rối loạn chức năng tâm trương, tâm thu (SÂ-Doppler tim)
•Cơn đau thắt ngực hoặc NMCT (do sự phối hợp giữa xơ
vữa ĐMV và ↑ tiêu thụ O2 cơ tim vì có phì đại TT).
•Suy tim trái--> Suy tim toàn bộ.
•Rối loạn nhịp tim.
•Xơ vữa rồi xơ cứng nhiều ĐM (chú ý ĐM cảnh hai bên).
•Giãn phình và phình tách thành của một số ĐM (SÂ, CTScanner, cộng hưởng từ).
Biến chứng mắt do THA tổn thương đáy mắt


Biến chứng thận do THA
THA --> gây xơ hoá các tiểu ĐM đến, tiểu ĐM đi và các

mao mạch của cầu thận  Gây rối loạn cả chức năng của
cầu thận và chức năng của ống thận  Gây ra Protein niệu;
có thể có thêm đái máu vi thể; gây suy thận (khoảng 10%
các BN THA) càng THA

Biến chứng não do THA: yếu tố nguy cơ chính
gây TBMN
THA là yếu tố nguy cơ chủ yếu trong cả hai bệnh lý:
nhồi máu não và xuất huyết não. Tỷ lệ đột quỵ tăng cao
trong cả hai trường hợp THA tâm thu hay THA tâm trương.
THA tâm thu đơn thuần là một yếu tố nguy cơ quan trọng
gây đột quỵ ở những người lớn tuổi. Kiểm soát được HA sẽ
giảm được tỷ lệ đột quỵ, giảm tổn thương cơ quan đích.


Đánh giá THA:
•Đánh giá lối sống và phát hiện yếu tố nguy cơ khác hoặc
các rối loạn đi kèm có ảnh hưởng tới tiên lượng và điều trị.
•Phát hiện những nguyên nhân có thể xác định được của
THA.
•Đánh giá đã có chưa các tổn thương cơ quan đích và các
bệnh tim mạch khác.

6. Các xét nghiệm thường quy ở BN THA
(khuyến cáo làm trước khi bắt đầu điều trị THA):
•Điện tâm đồ
•Tổng phân tích nước tiểu
•Đường máu, Hct, kali, canxi máu, Creatinine máu.
•Lipid máu: cholesterol, TG, HDL-C, LDL-C.
•Albumine niệu hoặc tỷ lệ albumine/creatinine niệu.



2. Mối liên quan giữa THA
và chế độ ăn


Chế độ ăn có liên quan nhiều đến THA:
- Uống quá nhiều cà phê hay uống quá nhiều rượu
- Huyết áp thường thấp hơn ở những người có chế độ
ăn thực vật và khi chuyển từ chế độ ăn thịt sang ăn
chay thì huyết áp cũng giảm đi.
- Ăn nhiều muối và thiếu ka li cũng góp phần làm tăng
huyết áp.
-Tăng huyết áp gặp cả ở người lớn và trẻ em béo phì.
-Gần 1/3 người lớn ĐTĐ có liên quan đến béo phì và
các nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.


Natri, kali, canxi và magie với tăng huyết áp:
- Ở các quần thể có tập quán ăn mặn (natri) tỷ lệ
người bị THA cao hơn hẳn so với các quần thể có tập
quán ăn nhạt hơn.
-Sự thiếu hụt kali, calci, mage trong thức ăn thường
kết hợp với tăng huyết áp.
Những nghiên cứu cắt ngang và theo dõi theo chiều
dọc đều cho thấy vai trò của chế độ ăn giàu magiê liên
quan với hạ thấp huyết áp động mạch.
Vai trò của chất béo trong khẩu phần ăn với THA:
Có mối liên quan dương tính giữa acid béo no và huyết
áp, khi giảm tổng số chất béo từ 38-40% năng lượng

khẩu phần xuống 20-25% hoặc tăng tỷ số giữa acid béo
không no và acid béo no từ 0,2 lên 1 cho thấy huyết áp
giảm rõ ràng.


Rượu và tăng huyết áp:
Nghiên cứu cho thấy rằng những người đàn ông uống
rượu trên 3-5 lần /ngày và phụ nữ uống rượu trên 2-3
lần/ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp
Béo phì và tăng huyết áp:
N/c khẳng định có mối tương quan rõ rệt giữa chỉ số khối
cơ thể (BMI) và huyết áp. Cơ chế tăng huyết áp do béo
phì có thể là: tăng thể tích tuần hoàn, tăng cung lượng
tim, cường hoạt động của hệ giao cảm và tăng sức cản
của mạch ngoại vi.


III. DỰ PHÒNG, ĐIỀU TRỊ THA


Điều trị THA dựa vào độ THA, các tổn thương cơ
quan đích, các yếu tố nguy cơ và cơ địa của người bệnh
Chiến lược điều trị THA (theo JNC VII)
•Điều chỉnh lối sống
•Đạt HA mục tiêu (<140/90 mmHg-đái tháo đường; hay
130/80 mmHg-bệnh thận)
•Chọn lựa thuốc khởi đầu:
THA không có chỉ định thuốc bắt buộc dùng
- THA gđ 1 (HATT: 140-159 mmHg hoặc HATTr: 90-99
mmHg). Lợi tiểu nhóm Thiazide cho hầu hết các BN.

- THA gđ 2 (HATT ≥ 160 mmHg hoặc HATTr ≥ 100
mmHg)
Phối hợp 2 thuốc cho hầu hết các BN


1. Chế độ ăn
Nguyên tắc: Ít natri, giàu kali, calci, magnesi, chất xơ, lợi
niệu, hạn chế chất béo no, tăng chất béo không no, giảm chất
kích thích, tăng an thần.
•Hạn chế muối ăn (Natri clorid), giảm mỳ chính (natri
glutamat). Hạn chế muối và mỳ chính dưới 6 g/ngày. Trường
hợp có phù, suy tim giảm hơn 2-4g/ ngày. Không dùng thức ăn
muối mặn như cà, dưa muối, mắm tôm, mắm tép, thức ăn đống
hộp. Ăn nhiều rau quả để có nhiều kali (trừ khi thiểu niệu).
•Hạn chế thức ăn có tác dụng kích thích thần kinh và tâm
thần: Bỏ rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá.
•Tăng sử dụng các thức ăn, nước uống có tác dụng an thần,
hạ huyết áp, lợi tiểu, như canh lá vông, hạt sen, ngó sen, chè sen
vông.


Chế độ ăn
Phân bố tỷ lệ thành phần thức ăn, nước uống hợp lý:
•Năng lượng: 35 Kcalo/kg cân nặng/ ngày. Người béo phì
(BMI > 25) và béo phì quá mức (BMI > 30) thì cho ít hơn để
giảm cân, vì giảm cân là một yếu tố rất hiệu quả để hạ huyết áp.
•Đạm (Protein): 0,8 – 1,2 g/kg cân nặng /ngày. Chú ý dùng
nhiều Protein thực vật như đậu đỗ. Nếu có suy thận giảm nhiều
hơn (0,6-0,8 g/kg/ngày tùy theo mức độ suy thận).
•Đường: 60-65 % năng lượng, tốt nhất là ăn chất đường từ

bột ngũ cốc và khoai củ, ăn ít đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt.
•Chất béo: 15-20 % năng lượng. Ăn ít mỡ, bơ dung từ dầu
cá, đậu tương, lạc, vừng là tốt nhất. Ở người béo ăn ít dầu mỡ
hơn. Không ăn thức ăn chiên, rán, hạn chế thức ăn nhiều
cholesterol như: óc, lòng, tim gan, phủ tạng, ăn ít trứng.
•Chất khoáng, vi lượng, vitamin: Đủ vi lượng, vitamin, đặc
biệt vitC, E, A, có nhiều trong rau, củ, quả, giá, đậu, đỗ và các
Vit nhóm B: B12, B6, acid folic.


2. Chế độ tập luyện:
•Tăng cường hoạt động thể lực.
•Lối sống lành mạnh là tiêu chuẩn cần để phòng THA
•Giảm cân ở người quá cân hoặc béo phì.

3. Điều trị bằng thuốc:
nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của người bệnh.
•Phần lớn BN THA, nhất là những người > 50 tuổi, khi
điều trị đã đạt được HATT mục tiêu <140 mmHg thường sẽ
đạt được HATTr mục tiêu <90 mmHg. Vậy, trọng tâm đầu
tiên của điều trị hạ áp là cần đạt được HATT mục tiêu
•Đối với BN bị THA có kèm bệnh tiểu đường hoặc các
bệnh thận thì mục tiêu là đat được số HA < 130/80 mmHg.
•Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide là nền tảng của điều trị
THA,


4. Một số thể tăng huyết áp đặc biệt
THA ở người cao tuổi
•Hay gặp nhiều trường hợp THA tâm thu đơn thuần.

•Người già: mạch cứng quá → thường có hiện tượng giả THA
⇒ cần đo HA cẩn thận, kiểm tra nhiều lần
•Hay có THA khi đến bệnh viện khám bệnh THA áo trắng,
nhất là ở phụ nữ và số HA tâm thu thường thay đổi nhiều
•Hay có tụt HA, nhất là tư thế đứng. Đào thải thuốc kém hơn
Điều trị:
•Cần bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống: ăn giảm muối và giảm
cân vừa phải
•Nên đo HA cả tư thế nằm (hoặc ngồi) và đứng
•Liều điều trị bắt đầu nên bằng 1/2 liều của người trẻ.
Thuốc lợi tiểu thích hợp với người cao tuổi đã c/m giảm nhiều
tai biến
Nên hạ HA tới số thấp nhất BN chịu được (<140/90 mmHg
nếu có thể)


THA có kèm tiểu đường
Tiểu đường: Hay kèm theo tổn thương TK thực
vật→ mất khả năng tự điều chỉnh HA ⇒ cần đo HA ở
3 tư thế: nằm, ngồi, đứng.
•Đặc biệt chú ý giảm cân nặng nếu có béo phì.
•BN tiểu đường: HA cần giảm < 130 /85 mmHg
bảo vệ tối đa chức năng thận
-Nhóm lợi tiểu liều thấp


THA có kèm rối loạn Lipid máu
THA và rối loạn Lipid máu thường đi kèm với
nhau → làm ↑ yếu tố nguy cơ ⇒ cần điều trị đồng
thời.

- Điều chỉnh lối sống: ↓ cân , ↓ mỡ bão hoà ,
↓muối Natri, ↑hoạt động thể lực
- Thuốc: phải phối hợp cả hai loại: Thuốc ↓ HA +
Thuốc điều chỉnh rối loạn Lipid máu



×