Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tăng huyết áp cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.83 KB, 3 trang )

Tăng huyết áp cấp cứu
I. Tổng quan về tăng huyết áp: Tăng HA là yếu tố nguy cơ cao cho bệnh tim mạch ( chiếm 1/3 nguyên nhân tử
vong trên thế giới ) và là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ, chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật ( 64 triệu
người sống trong tàn phế ).
- Một điều tra dịch tễ trong 20 mươi năm tại thị trấn Framingham thuộc Massachsetts thấy có liên quan chặt chẽ giữa
trị số huyết áp với nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não với suy tim, suy thận.Việc điều trị tăng huyết áp giảm
40% nguy cơ đột quỵ và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Dr. Fischer theo dõi đối tượng từ 40 – 80 tuổi trong 8 năm nhận thấy: HA càng cao tử vong càng tăng và trên 75%
trường hợp bệnh lý đều liên quan đến đến HA cao.
- Trên thế giới tỷ lệ tăng HA chiếm 8- 18% dân số ( theo tổ chức y tế thế giới ), tỷ lệ này thay đổi tùy theo mỗi quốc
gia:
+ Châu Á: Indonesia 6-15%, Đài Loan 28%
+ Pháp 10 – 24%
+ Mỹ 24%.
- Tại Việt Nam các số liệu thống kê điều tra cho thấy tỷ lệ đang gia tăng rất nhanh ( có lẽ do phát hiện sớm, thói quen
ăn mặn, đời sống phát triễn làm tăng tỷ lệ béo phì ).
+ Năm 1982: 1,9%
+ Năm 1992: 11,795
+ Năm 2002: 16,3% ( thống kê chưa đầy đủ )
- Tại Việt Nam các thống kê cho thấy sự hiểu biết về tăng HA của người dân và kiểm soát THA là rất đáng lo lắng và
trăn trở.
+ Năm 1992 GS Trần Đỗ Trinh khảo sát trên 1716 người bị tăng HA thì 67,5% không biết bệnh, 15% biết bệnh
nhưng không điều trị, 13,5% có điều trị nhưng thất thường và không đúng cách, chỉ có 4% là điều trị đúng.
+ Năm 2001 GS Nguyễn Thị Trúc khảo sát 1582 từ 18 tuổi trở lên tại Tiền Giang có 16% chưa từng được đo HA,
58,7% có đo HA nhưng không nhớ con số HA của mình, 10,3% biết đo HA nhưng không kiểm tra thường xuyên và
chỉ có 14,3% có ý thức kiểm tra HA định kỳ.
II. Các phương pháp đo huyết áp.
- Đo HA xâm lấn: cho kết quả tương đối chính ( dung trong khi làm thủ thuật và phẩu thuật ).
- Đo HA không xâm lấn: thông dụng trên lâm sàng.
- Các loại máy đo HA: HA kế thủy ngân, HA kế bằng hơi, Dao động kế
III. Quy trình đo HA ( thực hiện tại phòng khám).


- Để bệnh nhân ngồi 5 phút trong phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo HA.
- Tư thế đo HA ( tư thế ngồi là thường quy) HA tâm trương tư thế ngồi lớn hơn tư thế nằm 5mmHg, HA tâm thu tư
thế nằm lớn hơn tư thế ngồi 8mmHg.
- Đối với bệnh nhân già và bn ĐTĐ khi khám lần đầu nên đo thêm HA tư thế đứng.
- Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện khi
đo.
- Đo ít nhất 2 lần cách nhau 1- 2 phút, nếu 2 lần đo quá khác biệt thì nên đo thêm vài lần nữa.
- Băng quấn tay để đo HA phải đạt tiêu chuẩn:
Chỉ định Bao cao su trong bao quấn: chiều
dài X chiều rộng ( cm )
Chu vi cánh tay (cm)
Người lớn tay nhỏ/ trẻ em 12 X 18 <22
Người lớn bình thường 12 X 26 <33
Người lớn quá khổ 12 X 40 <50
- Băng quấn đặt ngang mức tim ( mức nhĩ phải ) dù bệnh nhân ở tư thế nào ( 2mmHg cho mỗi 2,54cm trên hoặc
dưới mức tim). Mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 3 cm.
- Sau khi áp lực trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30mmHg nữa và sau đó hạ cột thủy ngân từ
từ 2mmHg/giây.
- Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định HA tâm thu,chọn HA tâm trương thời điểm tiếng đập
biến mất ( pha V ).
- Đo HA cả 2 tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đó giá
trị bênh cao hơn được theo dõi sử dụng lâu dài sau này.
- Không nên điều trị THA chỉ dựa vào kết quả một lần đo. Tính HA dựa trên số trung bình 2 lần đo, nếu giữa 2 lần đo
đầu tiên chênh lệch nhiều > 5mmHg thì đo thêm nhiều lần nữa.
IV. Phân độ THA ( theo JNC VII ) dùng cho người lớn và áp dụng tại phòng khám.
Phân loại HATT(mmHg) HATTr(mmHg)
HA tối ưu <120 <80
HA bình thường <130 <85
HA bình thường cao 130 - 139 85 - 89
THA độ I 140 - 159 90 - 99

THA độ II 160 - 179 100 - 109
THA độ III >=180 >=110
V. Cơn tăng huyết áp cấp cứu (Acute Hypertensive Criser)
1. Phân loại: CMDT(Current Medical Diagnosic and Treatment)
- Tăng HA kịch phát(Hypertensive urgencies).
- Tăng HA khẩn cấp(Accelerated hypertensive).
- Tăng HA ác tính(Malignant hypertensive).
Tất cả đều có HA tâm trương đều lớn hơn 120mmHg.
2. Phân loại theo JNC VII (Joint National Committee on Hypertension)
- Cơn tăng HA nặng ( Kịch phát)
- Cơn tăng HA khẩn cấp ( khẩn cấp và ác tính)
* Cơn tăng HA kịch phát (Hypertensive Urgencies) Là cơn tăng HA không kèm tổn thương cơ quan đích.
- Có cơn tăng HA đột ngột huyết áp tâm thu >220mmHg và tâm trương > 120mmHg.
- Mục tiêu điều trị:Hạ huyết áp trong vòng 14 – 48 giờ, có thể dùng thuốc bằng đường uống.Bệnh nhân phải ở trong
bệnh viện > 24- 48 giờ, để biết chắc có đáp ứng với thuốc và không gặp tác dụng phụ hay biến chứng.
* Cơn tăng HA khẩn cấp (Hypertensive Emergencies):Là cơn tăng HA có kèm tổn thương cơ quan đích .
- Chẩn đoán: Có cơn tăng HA cấp tính kèm theo một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Có biểu hiện não do tăng HA: đau đầu dữ dội, đột quỵ, xuất huyết.
+ Suy tim trái cấp ( khó thở, hen tim ).
+ Đáy mắt tổn thương độ III – IV ( xuất huyết, xuất tiết, phù gai )
+ Suy thận cấp.
+ Phình bóc tách động mạch chủ.
+ Xuất huyết thuộc hệ động mạch cảnh ngoài.
- Mục tiêu điều trị: đòi hỏi phải hạ huyết áp trung bình xuống 25% hay HA tâm trương < 110 mmHg trong vài phút
đến vài giờ.
VI. Thuốc điều trị trong cơn THA:
1. Dùng đường tĩnh mạch:
Thuốc

Liều dùng


Thời gian có
tác dụng

Thời gian
kéo dài
Tác dụng bất lợi

Nitroprusside

0.25 - 10
µg/kg/p

Tức thì

2 - 3 phút

Buồn nôn,nôn,
giật cơ, đổ mồ
nhiễm độc
thiocyanate và
cyanide
Nicardipin

1- 5mg/h

1 - 5 phút

3 - 6 giờ


Nhịp nhanh,
nhức đầu,đỏ
mặt viêm TM
khu trú
Nitroglycerin 5 - 250 µg/p

1 – 2 phút

3 – 5 phút Nhịp nhanh,
nhức đầu, buồn
nôn, đỏ mặt
Hydralazine

10-20mgTM

10-20phút

3-6 giờ

Nhịp nhanh, đỏ
mặt, nhức đầu,
ói mửa, làm
nặng đau thắt
ngực
Esmolol

250 - 500
µg/kg/p trong
1p sau đó 50-
300µg/kg/p

1-5 phút

10 phút

Tụt huyết áp,
buồn nôn
Enalaprilat

0,625 - 5mg
TM mỗi 6h
5 - 15 phút 6 giờ Tụt HA khi renin
cao
Labetalol

20 - 80mg TM
mỗi 10 p (0,5-
2mg/p TTM)
5 -10 phút

3 -6 giờ Ói mửa, buồn
nôn, nóng cổ
họng, block tim,
tụt HA tư thế
2. Dùng đường uống
- Phụ thuộc vào kinh nghiệm và thói quen sử dụng để dễ theo dõi
+ Adalate 10mg dạng dịch( viên nhộng) có thể nhỏ dưới lưỡi.
+ Captopril 25mg có thể ngậm dưới lưỡi
+ Natispray ( nitrate ) dạng xịt dưới lưỡi (0,3mg/nhát)
VII. Xét nghiệm
- Tìm nguyên nhân tăng HA (có thể có).

- Xác định có tổn thương cơ quan đích hay biến chứng của tăng HA.
BS. DƯƠNG HOÀNG NGỌC – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×