Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

các nghiên cứ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.24 KB, 3 trang )

1. Đào Thị Dung, Hoạt động và ảnh hưởng của Nha Học Đường tới tình trạng răng
miệng của học sinh tại các trường tiểu học quận Đống Đa- Hà Nội năm 1999-2000.
Mục tiêu chung: tìm hiểu thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến nha học
đường và ảnh hưởng của nha học đường tới tình trạng bênh răng miệng của học sinh tại
các trường tiểu học quận Đống Đa năm học 1999-2000.
Mục tiêu cụ thể:
Mô tả thực trạng hoạt động của chương trình nha học đường
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt dộng nha học đường
Xác định ảnh hưởng của nha học đường tới kiến thức thực hành chăm sóc răng
miệng và tình trạng răng miệng của học sinh
• Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh tại trường học




Kết quả nghiên cứu:
Đa số các trường có CSSKRM ngoại khóa chiếm tỷ lệ 75%. Các trường có súc miệng
nước fluo tại tại trường thấp chiếm 40%. Số trường có tỷ lệ điều trị răng miệng tại trường
thấp chiếm 35%. Đa số các trường hoạt dộng đủ 2 nội dung (không kể giáo dục
CSSKRM chính khóa) chiếm tỷ lệ cao 75%. Số trường hoạt động nha học đường đủ 4 nội
dung chiếm tỷ lệ thấp 35%. Có 7 phòng nha học đường đã được triển khai điều trị răng
miệng tại trường chiếm 63,3% số phòng nha học đường cần hạt động, nhưng chưa ghép
cụm những trường ít học sinh.
Số học sinh được giáo dục CSSKRM ngoại khóa của trường chiếm tỷ lệ tương đối cao
86% tổng số học sinh. Số học sinh được súc miệng fluo chiếm tỷ lệ trung bình 57%, đã
khám răng miệng định kỳ chiếm tỷ lệ cao 95,4%, được điều trị răng miệng tại trường
chiếm tỷ lệ thấp 8,9%, được sự chăm sóc cả 4 nội dung xấp xỉ 50%. ở những trường có
hoạt dộng nha học đường đạt thì kiến thức cơ bản của học sinh về CSSKRM tốt hơn
trường có hoạt đông nha học đường k đạt.trường có hoạt động NHĐ tốt thì tỷ lệ viêm lợi
(54,6%) thấp hơn trường có hoạt động NHĐ không đạt (79,5%).
Kết luận:


15/20 (75%) số trường hoạt dộng từ 2 nội dung trở lên trong đó có 7/20 (35%) số trường
hoạt dộng đủ 4 nội dug của chương trình.
50% học sinh được CSRM đủ 4 nội dung của trường (86% học sinh được giáo dục
CSSKRM ngoại khóa, 95,4% được khám răng định kì, 57% được súc miệng fluo và 8,9%
được điều trị tại trường).


2.Trần Thành Thiện, kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh lớp
4, 5 trường tiểu học Định Yên xã Đinh Yên huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp năm
2012, luận văn chuyên khoa I Y tế Công Cộng.
Mục tiêu chung:
Mô tả kiến thức và thực hành của học sinh lớp 4 lớp 5 trường tiểu học Định Yên về chăm
sóc sức khỏe răng miệng.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định tỷ lệ học sinh lớp 4 lớp 5 có kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng
ở trường tiểu học Định Yên 1 xã Định Yên huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp năm
2012.
• Xác định tỷ lệ học sinh lớp 4 và 5 có thực hành đúng về chăm sóc sức khỏe răng
miệng


Kết quả nghiên cứu:
Để có 1 hàm răng chắc khỏe, học sinh có kiến thức về việc chải răng thường xuyên chiếm
tỷ lệ cao 92,88%, khám răng định kỳ chiếm 79,29%, ăn những thức ăn tốt cho răng và
nướu chiếm tỷ lệ 79,94%, trám ngay những răng vừa mới bị sâu chiếm tỷ lệ 71,52%, làm
sạch kẽ răng ngay sau khi ăn là 72,82%. Kiến thức đúng chung của học sinh về cách để
có 1 hàm răng chắc khỏe chiếm 67,64%, không đúng là 32,36%.
Nhìn chung kiến thức về CSSKRM chung của học sinh đúng là 64,07% và không đúng là
35,93%.
Khi răng bị đau nhức có 73,8% học sinh đến nha sĩ hoặc phòng y tế của trường để khám

răng. Có tới 21,4 học sinh chỉ ở nhà uống thuốc giàm đau và còn tới 4,8% học sinh xử trí
bằng cách đánh răng nhiều lần trong ngày.
Tỷ lệ học sinh có thực hành chăm sóc răng miệng đúng là 30,75%, không đúng là
69,25%.
3. Nguyễn Ngọc Nghĩa, nghiên cứu thực trạng và kiến thức-thái độ-thực hành về
bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái năm 2009,
luận văn thạc sĩ y học.
Mục tiêu nghiên cứu:


Mô tả bênh răng miệng và kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh trường tiểu
học Nghĩa Lộ và Nậm Búng huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái về chăm sóc sức khỏe
răng miệng.
• Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của 2 trường.


Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của 2 trường cao chiếm 62,75%. Tỷ lệ sâu
răng ở trường Nghĩa Lộ là 77,07% cao hơn tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của trường Nậm
Búng 47,69%.
Tỷ lệ 2 trường mắc bệnh viêm lợi là 8,5%. Học sinh 7 tuổi mắc bệnh cao nhất 84,04%.
Tỷ lệ học sinh 11 tuổi chiếm thấp nhất 52,94%.
Tỷ lệ bệnh răng miệng xảy ra ở học sinh có răng sữa tương đối cao chiếm 75,68%, ở học
sinh có răng vĩnh viễn là 26,32%. Sâu răng sữa chiếm 64,91%, sâu răng vĩnh viễn chiếm
23,16%. Chỉ số SMT ở răng sữa là 2,68, ở răng vĩnh viễn là 0,37. Chỉ số răng được hàn ở
cả 2 loại là 0,02.
Số học sinh chung cả 2 trường có thái độ tốt đối với bệnh răng miệng chiếm 86,5%.
/>



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×