Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

một số nghiên cứu tại VN (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.62 KB, 2 trang )

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước năm 2008 về thực trạng bệnh sâu răng và
một số yếu tố liên quan của học sinh khối lớp 6 trường THCS xã Hoàn Sơn, huyện Tiên
Du, Tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ học sinh bị sâu răng chiếm 48,4%, trong đó tỷ lệ số học
sinh bị sâu 3 răng chiếm tỷ lệ cao nhất là 28%, chỉ số SMT là 1,53. Nghiên cứu của Đỗ
Văn Chiến 2008 về thực trạng bệnh SR của học sinh trường tiểu học BÌnh Minh-Khoái
Châu , tỉnh Hưng Yên cho thấy số học sinh bị sâu răng sữa còn khá cao ở khối tiểu học
(khối lớp 1 và lớp 2) và tăng dần theo khối lớp, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 24,5% trong đó
thấp nhất ở khối lớp 1 (10,1%) và cao nhất ở khối lớp 5 (36,7%), chỉ số SMT là 3,3.
Nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ SR ở lứa tuổi học sinh khá cao.
Nguyên nhân chủ yếu do đa số học sinh trải răng không đúng cách (92,9% chải
ngang chân răng), chỉ có 7,1% chải dọc chân răng. 100% các em khi đánh răng đều trải
mặt ngoài, chỉ có 40,9% chải mặt nhai và 25,3% chải mặt trong răng. Trong nghiên cứu
của Đỗ Văn Chiến cũng cho thấy tỷ lệ chải răng không đúng phương phá rất cao chiếm
83,2%, trong khi đó 16,8% số học sinh chải răng không đúng cách. Như vậy cần có
những can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ chải răng đúng cách, đặc biệt là các trường tiểu học
vì giai đoạn này, các em mới chuyển từ răng sữa sang mọc răng vĩnh viễn.
Thời gian chải răng cũng là một yếu tố gây nên các bệnh về RM, đa số các em chải răng
trong khoảng từ 1-2 phút chiếm 57,1%, 36,4% các em chải răng dưới 1 phút, chỉ có tỷ lệ
ít các em chải răng từ 2-3 phút, đáng chú ý là không có học sinh nào chải răng từ 3 phút
trở lên theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước năm 2008 . Ở nghiên cứu của Đỗ Văn
Chiến 2008 cũng cho thấy đa số học sinh thời gian chải răng dưới 3 phút một lần. Kết quả
cho thấy có mối liên quan giữa SR với số lần chải răng, tỷ lệ SR cao nhất ở nhóm chải
răng dưới 3 lần (87,8%), điều đó cũng nói nên tác dụng của đánh răng nhiều lần trong
ngày và thời gian của mỗi lần đánh răng.
Đa số học sinh biết dự phòng sâu răng băng cách trải răng hàng ngày chiếm 72,7%, cho
rằng cần ăn hạn chế chất đường chiếm 53,9%. Chỉ có tỷ lệ rất ít học sinh (1,9%) biết biện
pháp phòng sâu răng bằng cách xúc miệng bằng nước fluor. Qua kết quả trên cho thấy


rằng, vấn đề dự phòng RM trong chương trình NHĐ chưa thực sự phổ biến rộng rãi,
nguồn cung cấp kiến thức về bệnh sâu răng chủ yếu là do cha mẹ dạy bảo chiếm tới


59,7%, chỉ có tỷ lệ rất thấp (5,9%) các em học sinh cho rằng kiến thức do thầy cô giáo
cung cấp [1]. Cha mẹ cũng chiếm đa số trong việc hướng dẫn thực hành phòng chống sâu
răng cho trẻ (75,3%), từ các nguồn khác chiếm 24,7%, đáng chú ý là không có học sinh
nào trả lời được thầy cô hướng dẫn. nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc SR cao gấp 2,6 lần ở
những học sinh thực hành PCSR không đạt so với những học sinh PCSR [1]
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hữu Tước (2008), Luận văn Thạc sĩ, Thực trạng bênh sâu răng và một số yếu tố liên quan
ở học sinh khối lớp 6 trương THCS xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, tr.31-46
2. Đỗ Văn Chiến (2008), Luận văn chuyên khoa I, Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên
quan của học sinh trường tiểu học Bình Minh-Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, tr.15-27



×