Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tình hình bệnh răng miệng ở việt nam (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.36 KB, 3 trang )

Việt Nam là một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn khó khăn, trang thiết bị và cán bộ răng hàm
mặt còn thiếu, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng, viêm lợi cao, có chiều hướng gia tăng nhất là vùng nông thôn,
những nơi chương trình nha học đường hoạt động chưa hiệu quả. Theo kết quả điểu tra dịch tễ trên thế
giới, ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh sâu răng chiếm 50-90% dân số [1], [2].
Qua điều tra lần 1 năm 1990, cho thấy tỷ lệ sâu răng tuổi 12 ở Miền bắc là 43,33%, chỉ số SRMT là 1,15;
miền nam là 76,33%, chỉ số SRMT là 2,93; trên toàn quốc tỷ lệ sâu răng là 55,7%, chỉ số SRMT là 1,82 [3].
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về bệnh quanh răng và đưa ra nhận xét bệnh quanh răng là phổ biến,
tỷ lệ mắc cao. Theo điều tra năm 1990, trẻ 12 tuổi ở Miền nam có 6,3% chảy máu lợi, 91,3% có cao răng,
98,33% trẻ em 12 tuổi toàn quốc bị viêm lợi [4], [5].
Năm 2001, Viện RHM Hà Nội phối hợp với Đại học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức
khỏe răng miệng quy mô toàn quốc, kết quả là học sinh từ 6-8 tuổi sâu răng là 84,9%, lứa tuổi 9-11 sâu
răng vĩnh viễn là 54,6%. Cũng theo thống kê năm 2001, ở lứa tuổi 6-8 thì tỷ lệ sâu răng sữa ở nông thôn
cao hơn thành thị với tỷ lệ 85,1% và 84,4%, đọ tuổi từ 9-11 ở nông thôn và thành thị là 57,6% và 51,8%
[6].
Năm 2004, Hoàng Tử Hùng đưa ra tỷ lệ sâu răng sữa ở 1 số tỉnh miền nam là 70,49%, ở Thuận Hải là
12,4%. Theo Nguyễn Văn Cát tại Hà Nội năm 1938 – 1984 có hơn 1,1 triệu người sâu răng, chỉ số SMT là
1,4 [7],[8],91].
Năm 2004, Lê Ngọc Tuyến, Nguyễn Quốc Trung, Trần Thị Lan Anh đã công bố kết quả điều tra răng miệng
của học sinh tiểu học tại Hà Nội có 80,95% các em sâu răng sữa, 30,95% các em bị sâu răng vĩnh viễn
[10].
Năm 2007, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành tại thị xã Hưng Yên thì tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh
6 tuổi là 87,74%, chỉ số SMT (sâu mắt trám) là 3,72, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 10,43%, chỉ số SMT là 0,12
[11].
Nghiên cứu của Lê Huy Nguyên tại Hoài Đức, Hà Tây năm 2007 tỷ lệ sâu răng khối lớp 5 là 58,48%, SMT
răng vĩnh viễn là 1,3 [12].
Răng mọc lệch lạc ở trẻ em cũng là một bệnh thường gặp ở nước ta. Theo Nguyễn Văn Cát cùng cộng sự
viện RHM Hà Nội, năm 1984, tỷ lệ người lệch lạc răng ở miền bắc là 44,84%. Theo Lê Thị Nhân lệch lạc
răng- hàm chiếm 60% trong tổng số bệnh nhân tới nắn chỉnh răng tại RHM Hà Nội năm 1978. Theo
Hoàng Bạch Dương, tỷ lệ lạc lạc răng hàm của trẻ lứa tuổi 12 trường cấp 2 Amsterdam Hà Nội là 91%
[13].
Năm 2008, Nguyễn Hữu Tước cho thấy tỷ lệ sâu răng của học sinh khối lớp 6 tại trường THCS ở tỉnh Bắc


Ninh là 48,7%, chỉ số SMT là 1,53. Hiểu biết của học sinh về thời điểm chải răng chưa đúng [14].
Cũng trong năm 2008, Đỗ Văn Chiến cho thấy tỷ lệ sâu răng ở học sinh trường tiểu học Bình Minh là rất
cao chiếm 84,5% trong đó khối lớp 1 cao nhất là 88,8%, xu hướng giảm dần, thấp nhất ở khối lớp 5 là


79,5%. Chỉ số SMT chung còn cao là 3, 3; khối lớp 1 có tỷ lệ SMT cao nhất là 4,5; xu hướng giảm dần
thấp nhất ở khối lớp 5 là 2,3.
Tỷ lệ sâu răng chung của học sinh còn khá cao 24,5% [15].
Tài liệu tham khảo
1.Douglas Brathall (1998), Sơ lược về chương trình chăm sóc răng miệng cho quốc gia-khu vực của WHO
(tài liệu dịch).
2. WHO (1994), Oral disease prevention is better than cure, Geneva.
3. Kỷ yếu công trình NCKH (1999), Tìm hiểu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc
thiểu số tỉnh Yên Bái. Tạp chí NCKH, Bộ Y Tế, Đại học Y hà Nội.
4. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2002), nghiên cứu thực trạng răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc tỉnh
Yên Bái và một số biện pháp can thiệp, luận án tiến sĩ y học đại học y hà nội.
5. Lương Ngọc Châm (2003), nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh vùng cao huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ Y học, trường Đại Học Y khoa Thái Nguyên.
6.Trần Văn Tường và Trịnh Đình Hải (2001),” Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc Việt Nam”,
Tạp chí Y học thực hành, số 10, tr. 8-20.
7.Trần Thị Nguyệt, Hoàng Tử Hùng (2004), tình hình sâu rang và ảnh hưởng của nó với chiều cao, cân
nặng của trẻ lứa tuổi mẫu giáo (khảo sát ở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh), Đại Học Y dược Thành phố
Hồ Chí Minh, tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học RHM tr.12-13.
8.Nguyễn Lê Thanh (2006), đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường trong việc chăm sóc sức khỏe
răng miệng học sinh miền núi tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, luận án tiến sĩ, trường Đại học Y Hà Nội.
9. Trịnh Đình Hải (2000),hiệu quả chăm sóc rang miệng trẻ em học đường trong sâu răng và bệnh quanh
răng tại Hải Dương, luận án tiến sĩ y học, đại học y Hà Nội, tr. 11-13, 16-18.
10. Lê Ngọc Tuyến, Nguyễn Quốc Trung, Trần Thị Lan Anh (2004), “Ngiên cứu đánh giá bênh răng miệng
của học sinh tiểu học tại Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, số 2/2004, tr. 5-7.
11. Nguyễn Văn Thành (2007), “Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và khảo sát kiến thức-thái độ-hành vi

của học sinh 6 tuổi tại thị xã Hưng yên”, luận văn thạc sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
12. Lê Huy Nguyên (2007), “ Thực trạng bệnh sâu răng viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp
5 tại huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây năm 2007” luận văn thạc sĩ Y tế Công Cộng, Trường địa học Y Tế Công
Cộng.
13. Hoàng Bạch Dương, Nghiên cứu dịch tễ học về lệch lạc răng-hàm trẻ em lứa tuổi 12 ở trường cấp II
Amsterdam Hà Nội. Việt Nam Dentistry for the 21st century 2000, tr.57.


14. Nguyễn Hữu Tước, Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh khối lớp 6 trường
THCS xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, năm 2008, luận văn thạc sĩ Y tế Công Cộng.
15. Đỗ Văn Chiến, thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh ở trường tiểu học Bình
Minh-Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2008, luận văn chuyên khoa I Y Tế Công Cộng.



×