Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đánh giá tình hình chi tiêu công ở Việt Nam năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.6 KB, 13 trang )

Đánh giá tình hình chi tiêu công ở Việt Nam năm 2008
LỜI NÓI ĐẦU

Đối với mỗi quốc gia, dù theo chế độ chính trị nào, Chính phủ vẫn phải quan tâm đến
tình trạng của ngân sách Nhà nước và đặc biệt là chi tiêu công. Năm 2008 đã khép lại với
khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới. Để
giải nguy cho nền kinh tế, chính phủ các nước đã tung ra hàng loạt những gói kích cầu mà
nguồn chi chủ yếu từ ngân sách nhà nước, một trong những khoản mục chi tiêu công của
Chính phủ. Năm 2008, Việt Nam có bội chi ngân sách lên tới con số 8% GDP là rất đáng
lưu tâm vì các năm trước Việt Nam vẫn kiểm soát bội chi ngân sách trong kế hoạch dưới
5% GDP.
Vậy, quyết định chi tiêu công của Chính phủ Việt Nam có hợp lý không? Hiệu quả
của các chính sách trong chương trình chi tiêu của Chính phủ như thế nào? Đây là những
vấn đề vẫn đang còn nhiều ý kiến thảo luận. Nhằm làm rõ hơn tình hình chi tiêu công của
Chính phủ Việt Nam năm 2008, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình
hình chi tiêu công ở Việt Nam năm 2008”.
Trên cơ sở số liệu tổng hợp được, nhóm đã tìm hiểu về tình hình chi tiêu công năm
2008 của Chính phủ Việt Nam xoay quanh các vấn đề: nội dung chi tiêu công năm 2008
diễn ra như thế nào, tập trung chi tiêu cho những vấn đề gì? Hiệu quả của chính sách chi
tiêu công của Chính phủ? Bên cạnh đó, nhóm cũng muốn nêu ra một số nguyên nhân dẫn
đến thực trạng chi tiêu công năm 2008, đồng thời giải thích về tình trạng bội chi ngân sách
lên đến 8% trong năm này.
Phạm vi bài viết: tập trung phân tích tình hình chi tiêu công năm 2008 của Chính phủ
Việt Nam (hay nói cách khác chỉ đề cập đến tình hình chi của cấp ngân sách trung ương
chứ không đi sâu đến tình hình chi ngân sách địa phương ở Việt nam trong năm 2008).
Trong phạm vi bài viết này chi tiêu ngân sách cũng chính là chi tiêu công.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
Phần một: Khái quát chung về chi tiêu công. Qua phần này, nhóm muốn giới thiệu sơ
lược về chi tiêu công là gì? Chi tiêu công gồm những nội dung gì? Đánh giá chi tiêu công
là đánh giá những nội dung gì? Bên cạnh đó cũng giải thích sơ lược vì sao cần phải đánh
giá chi tiêu công của chính phủ?


Phần hai: Nêu lên thực trạng về tình hình chi tiêu công năm 2008 qua các con số.
Bên cạnh đó đi phân tích nguyên nhân của tình trạng chi tiêu công năm 2008 và đưa ra
một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công trong thời gian tới.
Nhóm: Lê Duy Tuấn, Phạm Thùy Trang, Mai Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Phượng 1/13
Đánh giá tình hình chi tiêu công ở Việt Nam năm 2008
NỘI DUNG

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI TIÊU CÔNG
1. CHI TIÊU CÔNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHI TIÊU CÔNG
1.1. Khái niệm chi tiêu công: là một trong những thuộc tính vốn có khách quan của khâu
tài chính công, phản ánh sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính công của Nhà nước
trong quá trình cung cấp hàng hóa công (Lý thuyết tài chính công, PGS.TS Sử Đình
Thành&TS.Bùi Thị Mai Hoài, 2006:80)
Theo khái niệm trên thì những khoản chi nào được thực hiện trong quá trình cung cấp
hàng hóa công của nhà nước thì mới được xem là chi tiêu công. Ví dụ như chi để đầu tư
phát triển hệ thống đường sá, cầu cống, chi cho quốc phòng an ninh…
Trong phạm trù tài chính công, chi tiêu công được hiểu là các khoản chi tiêu của các
cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát
và tài trợ bởi Chính phủ. Chi tiêu công phản ánh trị giá của các loại hàng hóa mà Chính
phủ mua vào để qua đó cung cấp các loại hàng hóa công cho xã hội nhằm thực hiện chức
năng của Nhà nước.
1.2. Phân loại chi tiêu công:
Như chúng ta đã biết, ngân sách Nhà nước là một bộ phận của tài chính công, trong đó
nội dung của cân đối ngân sách Nhà nước được tóm lược bảng dưới đây:
Thu ngân sách Nhà nước Chi ngân sách Nhà nước
1. Thu thường xuyên (thuế, phí và lệ phí) 1. Chi thường xuyên
2. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước) 2. Chi đầu tư
3. Bù đắp thâm hụt thông quan các hình thức:
- Viện trợ
- Lấy từ nguồn dự trữ

- Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc)
3.Cho vay thuần
(= Cho vay mới – thu nợ gốc)
Ở đây, chúng ta sẽ đi tập trung nghiên cứu những khoản chi nằm trong chi tiêu công
cũng chính là chi ngân sách Nhà nước. Dù còn tồn tại sự khác biệt về thể chế chính trị ở
các quốc gia trên thế giới, trong thực tế, luôn có hai lĩnh vực mà chi tiêu công hướng đến.
Khu vực thứ nhất là chi tiêu công phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế. Những khoản
chi chúng ta vẫn thường gọi là chi phát triển kinh tế. Chúng bao gồm nhiều khoản mục
khác nhau và tất cả chúng đều có liên quan trực tiếp đến việc thiết lập một nền tảng tốt hơn
cho phát triển kinh tế. Loại chi tiêu công này được mong đợi là góp phần nâng cao sản
lượng của nền kinh tế. Các khoản chi tiêu này được biết đến như là các khoản chi cho đầu
tư và phát triển. Một số những khoản chi tiêu này là chi tiêu cho nông lâm nghiệp và phát
triển nông thôn, giao thông vận tải và thông tin, thương mại và công nghiệp, năng lượng,
và một số khoản chi khác. Bên cạnh các khoản chi vào đầu tư và phát triển, lĩnh vực thứ
Nhóm: Lê Duy Tuấn, Phạm Thùy Trang, Mai Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Phượng 2/13
Đánh giá tình hình chi tiêu công ở Việt Nam năm 2008
hai mà chi tiêu công hướng đến là khoản chi nhằm mục đích cải thiện và nâng cao đời sống
của người dân trong nền kinh tế. Loại chi tiêu này được xem là chi tiêu dùng mặc dù nó
cũng đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao năng suất của lực
lượng lao động trong xã hội. Vì vậy, loại chi tiêu này được gọi là chi đầu tư vốn con người
(hay chi tiêu dùng). Điều quan trọng cần lưu ý những khoản chi như thế này phản ảnh một
trong những mục tiêu chính của phát triển kinh tế cho bất kỳ quốc gia nào trên toàn thế
giới bởi vì, dù bất kỳ lý do gì, kết quả đạt được từ việc phát triển kinh tế phải mang đến lợi
ích cho toàn thể nhân dân. Một số khoản chi tiêu biểu là chi cho giáo dục, sức khỏe, những
dịch vụ công như luật lệ và trật tự xã hội, trợ cấp và nhiều khoản chi khác.
Tại Việt Nam, Theo Khoản 2 Điều 2 của Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã nói rõ:
“chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an minh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi
viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Theo đó, điều 31 Luật ngân
sách nhà nước năm 2002 đã nêu rõ nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương bao gồm:

a. Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu
hồi vốn do trung ương quản lý;
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của
Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết
có sự tham gia của Nhà nước;
- Chi bổ sung dự trữ Nhà nước;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
b. Chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học
nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự
nghiệp khác do các cơ quan Trung ương quản lý;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan Trung ương quản lý;
- Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phương;
- Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Các chương trình quốc gia do Trung ương thực hiện;
- Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do Trung ương đảm nhận;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp ở Trung ương theo quy định của pháp luật
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
c. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay thông qua các hình thức vay như
phát hành trái phiếu Chính phủ, vay qua nguồn viện trợ ODA có hoàn lại.
d. Chi viện trợ;
Nhóm: Lê Duy Tuấn, Phạm Thùy Trang, Mai Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Phượng 3/13
Đánh giá tình hình chi tiêu công ở Việt Nam năm 2008
e. Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
f. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của Trung ương;

g. Chi bổ sung cho ngân sách địa phương.
Với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì chủ yếu là chi tiêu công dùng vào
chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên nhằm nâng cao đời sống cho người dân cũng như
phát triển cơ sở hạ tầng cho quốc gia.
2. ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG
2.1. Khái niệm đánh giá chi tiêu công: đánh giá chi tiêu công là việc đánh giá công tác
hoạch định chính sách ngân sách và xây dựng thể chế. Nó là công cụ chủ yếu trong việc
phân tích các vấn đề của khu vực công và lý giải tại sao khu vực công cần thiết phải tại trợ
cho các hoạt động kinh tế - xã hội (Lý thuyết tài chính công, PGS.TS Sử Đình
Thành&TS.Bùi Thị Mai Hoài, 2006:80).
Sự cần thiết phải đánh giá chi tiêu công: Cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) là
một trong các nội dung cơ bản nhất của nền tài chính quốc gia và là điều kiện tiên
quyết để đảm bảo sự ổn định lành mạnh cho nền tài chính quốc gia, trong đó chi
tiêu công là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng của cân đối ngân
sách. Mục đích cơ bản của đánh giá chi tiêu công là giúp cho Chính phủ sử dụng
hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính công thông qua ưu tiên hóa các khoản chi tiêu
nhằm đem lại lợi ích thiết thực vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Nội dung đánh giá chi tiêu công:
• Về mặt tổng thể: đánh giá chi tiêu công là một quá trình phân tích trên hai khía cạnh:
- Khía cạnh định tính: đánh giá việc lựa chọn những loại hàng hóa công mà Chính phủ
nên cung cấp cho xã hội.
- Khía cạnh định lượng: xem xét chi phí bỏ ra để cung cấp hàng hóa công và lợi ích mà
hàng hóa công mang lại. Trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích giữa các hàng hóa công
mà Chính phủ cung cấp, Chính phủ sẽ có cơ sở để so sánh và nhận định để chọn lựa
cho đúng loại
• Về chi tiết: quá trình đánh giá chi tiêu công được tiến hành thông qua việc đánh giá
những nội dung sau:
a. Phân tích chương trình chi tiêu công: chương trình chi tiêu công là cơ sở để thực
hiện chi tiêu công. Chi tiêu công theo chương trình sẽ giúp cho Chính phủ tập trung
dứt khoát vào sự lựa chọn trong số các chương trình có tính cạnh tranh. Cần phân

tích những nội dung sau: chương trình chi tiêu công tạo ra loại hàng hóa gì, có thực
sự cần thiết hay không; lợi ích của nó mang lại cho địa phương, vùng hay của quốc
gia; nó có đáp ứng đại đa số nguyện vọng của người dân hay không.
b. Phân tích thất bại của thị trường: nội dung phân tích cần tập trung vào gắn kết nhu
cầu chi tiêu để thực hiện chương trình với một hoặc nhiều thất bại của thị trường
như: thất bại của cạnh tranh (tình trạng độc quyền) gây ra các tổn thất về phúc lợi
xã hội; sự thiếu hụt hàng hóa; ngoại tác tiêu cực; thị trường không hoàn hảo. Dựa
trên sự phân tích những thất bại của thị trường trong quá trình chi tiêu công, chúng
ta đánh giá những hình thức can thiệp của chính phủ và kết quả khắc phục khiếm
khuyết của thị trường như thế nào.
Nhóm: Lê Duy Tuấn, Phạm Thùy Trang, Mai Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Phượng 4/13
Đánh giá tình hình chi tiêu công ở Việt Nam năm 2008
c. Đánh giá tính hiệu quả: tiến hành phân tích hiệu quả của chi tiêu công xét trên cơ
sở tính toán hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Tức là, nếu như chi tiêu công được
xem là hợp lý, thì cần đánh giá những chi phí và lợi ích của các khoản chi tiêu khác
nhau nhằm lựa chọn những chi tiêu tạo ra được nhiều phúc lợi xã hội so với khu
vực tư nhân có thể đem lại. Trong quá trình đánh giá, cũng cần chỉ rõ những tác
động sau:
- Tác động của chi tiêu công đến khu vực tư nhân: sự phản ứng của khu vực tư đối
với chính sách chi tiêu công có thể tích cực hoặc tiêu cực. Nếu là phản ứng tiêu cực
sẽ làm suy giảm phúc lợi xã hội thì chính phủ nên điều chỉnh chính sách chi tiêu
công của mình.
- Tác động tới thu nhập và thay thế: đối với mỗi chương trình chi tiêu công của Chính
phủ, việc phân biệt tác động thay thế và tác động thu nhập là rất hữu dụng trong
hoạch định chính sách chi tiêu. Trong một số trường hợp, Chính phủ không muốn
khuyến khích hoặc muốn kìm hãm một hoạt động kinh tế nào đó thì Chính phủ có
thể thực hiện chính sách chi tiêu công sao cho để đạt tới mục tiêu tác động thay thế
lớn. Còn nếu Chính phủ chỉ quan tâm chủ yếu đến việc làm như thế nào để mọi
người cũng được lợi, thì chương trình chi tiêu công ưa thích là gây tác động thu
nhập.

- Tác động phân phối: trong mỗi chương trình chi tiêu công của Chính phủ, có thể có
nhiều đối tượng hưởng lợi ở những mức độ khác nhau, nhưng không phải bao giờ
cũng dễ dàng xác định một cách chính xác. Tuy vậy, khi đánh giá tác động về phân
phối cần quan tâm hơn đến việc nâng cao thu nhập cho những tầng lớp có thu nhập
thấp trong xã hội.
d. Đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả: Trong nhiều chương trình chi tiêu công luôn
có sự chọn hay đánh đổi giữa các mục tiêu hiệu quả và công bằng. Những bất đồng
ý kiến về mục tiêu của các chương trình thường xuất phát từ sự khác nhau về nhận
thức các giá trị có tính chuẩn tắc trong việc cân nhắc giữa công bằng và hiệu quả.
Nếu xã hội có thiên hướng lựa chọn công bằng thì phải chấp nhận đánh đổi sự hy
sinh tính hiệu quả trong phân phối.
e. Sự lựa chọn giữa kinh tế chính trị và lựa chọn công: Trong xã hội, quá trình chính
trị có tác động nhất định đến việc xây dựng và thực hiện các chương trình công.
Nhìn chung, các chương trình công được chấp nhận là do thỏa hiệp giữa các cá
nhân, các nhóm người tham gia và thực hiện các chương trình của Chính phủ. Các
chủ thể này có những mục tiêu và quan điểm khác nhau về sự vận hành của nền
kinh tế, do đó cần có sự chọn lựa giữa kinh tế chính trị và lựa chọn công.
Nhóm: Lê Duy Tuấn, Phạm Thùy Trang, Mai Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Phượng 5/13

×