Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích phong cách lãnh đạo tự do của Bill Gate trong công ty Microsoft

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.63 KB, 12 trang )

2.3.2. Phân tích phong cách lãnh đạo tự do của

Bill

Gate

trong công ty Microsoft
- Đôi nét về công ty Microsoft:
Microsoft là 1 tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phầm
mềm, dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin.
Ngày nay, Microsoft có mặt trên toàn thế giới. Microsoft đặt
chi nhánh ở hơn 90 quốc gia và trung tâm điều hành tại
Dublin, Ireland; Humacao,Puerto Rico; Reno, Nevada, USA
và Singapore.
THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Doanh thu của Microsoft trong năm 2004 là 36,84 tỉ USD,
tốc độ tăng trưởng hàng năm là 14%. Thông qua những hoạt
động kinh doanh và những hoạt động hỗ trợ cộng đồng,
Microsoft đang dần cải thiện hình ảnh của mình trong cộng
đồng và xã hội.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Năm 1985, Microsoft được thành lập ở Seattle bởi 2 chàng
trai trẻ và một trong 2 người đã bỏ dở chương trình học đại
học của mình. Một sự khởi đầu không may và một tham vọng
mơ hồ: “Máy tính cá nhân có trên bàn của mỗi hộ gia đình”.
Bill Gates
William Henry “Bill” Gates III (sinh ngày 28 tháng 10, 1955)
là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch
tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng



với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh
sách những người giàu nhất trên thế giới và là người giàu nhất
thế giới. Trong sự nghiệp ở Microsoft, Gates làm CEO và kiến
trúc sư trưởng định hướng cho sự phát triển của tập đoàn.
Hiện tại, ông là cổ đông với tư cách cá nhân lớn nhất trong tập
đoàn, nắm giữ trên 8 phần trăm cổ phiếu. Ông cũng là tác giả
và đồng tác giả của một số cuốn sách.
Phong cách lãnh đạo của Bill Gates,
Bill Gate là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều
phong cách: độc đoán, dân chủ và tự do,…. Trong từng trường
hợp, từng tình huống mà Bill Gate thể hiện các loại phong
cách lãnh đạo khác nhau. Và đặc biệt phong cách tự do đã
được ông thể hiện khá độc đáo. Điều này được thể hiện thông
qua các cách quản lý của ông trong công ty. Ở Microsoft, sáng
thứ bẩy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời
cácvị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và “thọc” vào các chi
tiết của từng dự án. Bill đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất
công việc. Bill giữ được kiểm soát tới từng bộ phận thông qua
các phó chủ tịch công ty. Điều này chứng tỏ ông luôn lắng
nghe ý kiến của mọi người giúp cho công việc quản lý được
dễ dàng hơn. Bill Gates và các giám đốc điều hành đều để để


xe ở bãi chung, ăn trong nhà ăn chung hoặc trong phòng làm
việc, tự làm những công việc đáng ra dành cho cácthư ký như
xem thư, soạn thư, chuyển thư... Nhờ đó, họ huỷ bỏ được
những "tầng nhân tạo" làm chậm lại các việc giao dịch và ra
quyết định.Từ những ngày đầu thành lập công ty, Bill Gates
và Paul Alen đã đưa tác phong làm việc của chính mình thành
“chuẩn mực” của Microsoft. Họ muốn làm cho các nhân viên

của mình thật là thoải mái, hiệu suất và sung sướng nhất có
thể trong công việc. Tất cả mọi người đều có không gian riêng
tư của mình. Đó là của họ. Họ có thể đóng cửa lại, bật nhạc
lên, điều chỉnh ánh sáng và làm việc. Không có luật quy định
về ăn mặc tại Microsoft. Thay cho các bộ comlê và carvat mà
ta thấy ở các công ty khác, ở Microsoft, trong mùa hè, ra lại
thấy các kiểu áo cộc, áo phông và mọi thứ khác. Ở Microsoft
không có việc quy định giờ làm việc với các nhà lập trình và
điều hành. Các nhân viên có thể chọn giờ làm việc của mình
nhưng phải có những khoảng thời gian xác định hàng ngày.
Mọi người có thể bắt đầu vào những thời gian khác nhau và
làm việc theo những giờ khác nhau mỗi ngày. Điều này thể
hiện rất rõ phong cách quản lý theo kiểu tự do của Bill Gate.
Ông luôn biết cách tạo cho nhân viên sự thoái cần thiết để họ
phát huy được khả năng và sức sáng tạo đóng góp chung vào


thành công cho công ty. Sự thành công trong phong cách lãnh
đạo của Bill Gate được thể hiện rõ trong buổi chia tay với
Microsoft trong nước mắt của cả ông và toàn thể nhân viên và
cộng sự của ông vào ngày 27/06/2008 là minh chứng rõ nhất
cho sự thành công không chỉ đối với lĩnh vực công nghệ mà
thể hiện cả khả năng thu phục lòng người của Bill Gate.
Đặc biệt hơn là Bill Gate đặc biệt quan tâm đến chính sách đãi
ngộ cho nhân viên. Ông cung cấp cho nhân viên các đãi ngộ
về cổ phiếu, cung cấp sự phát triển trong sự nghiệp, cũng như
chương trình chăm sóc sức khoẻ cho các nhân viên của mình
để khuyến khích họ.
Bill Gates làm điều đó, bởi vì ông hiểu được giá trị trong việc
đầu tư vào tương lai của nhân viên mình.

Nhờ Chiến lược lương thưởng hay khen thưởng cho nhân viên
một cách thích hợp như vậy (thậm chí ông còn làm cho nhiều
nhân viên giàu hơn cả các CEO khác), Bill Gates đã giúp nhân
viên yên tâm dốc sức cho công việc và trung thành với công
ty.
Những thành công trong phong cách lãnh đạo của Bill
Gates
Tuyển dụng những người tài giỏi và phù hợp


Công ty Microsoft cố gắng thuê được những người nằm trong
số 5% thông minh nhất hành tinh trong lĩnh vực chuyên môn
của họ. Đây là một chiến lược mà Gates cố ý đề ra nhằm bảo
đảm công ty có thể thu hút được những bộ não ưu tú nhất của
ngành.
Một trong những điều thú vị là làm việc tại Microsoft cho dù
là người thông minh đến mức nào thì họ vẫn luôn phải luôn để
tương xứng với công việc của mình. Họ phải không ngừng
cống hiến hết sức lực và tài năng của mình cho công việc của
hãng và bù vào đó cũng được đền đáp một cách xứng đáng.
Tạo cho nhân viên cảm giác nơi làm việc là nhà của bạn
Microsoft duy trì một tinh thần đồng đội cao, ở đó mỗi người
cùng hướng về một mục tiêu chung. Lương không phải là điều
hấp dẫn nhất tại Microsoft. Bill Gates từng nói: “Tôi không
trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan
khoái vì có cảm giác rằng mình là người đang thay đổi thế
giới”.

Tại Microsoft tất cả các nhân viên làm việc chính thức có văn
phòng riêng của mình. Họ có thể bày biện văn phòng của

mình để ứng với nhu cầu đặc biệt của họ. Bên cạnh đó, công
ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục
đích duy nhất là xây dựng nên tinh thần của toàn công ty, tạo
mối quan hệ tốt đẹp giữa những người quản lý cấp dưới và


cấp trên. Cách điều này đã làm tinh thần người nhân viên luôn
phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao.

Trân trọng ý kiến của nhân viên
Không chỉ là một nhà quản lý giỏi, Bill Gates còn là người
biết khuyến khích đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách
lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng góp của họ cho
công ty. Đây là một bí quyết đáng giá của Bill Gates mà các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tham khảo.
Bill Gates là người đề cao tầm quan trọng của việc dành thời
gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới. Ông sẵn sàng lắng nghe ý
tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát
triển có lợi cho Microsoft. Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng
mới cũng có thể trình bày và được chính Bill Gates còn dành
thời gian để trả lời các kiến nghị. Một ý tưởng hay sẽ có thể
được ông nhận xét bằng cách gửi email cho hàng trăm nhân
sự Microsoft trên toàn cầu và đề nghị họ cùng tham gia góp ý.
Điều này giúp cho tất cả mọi nhân viên tại Microsoft đều hăng
say đóng góp ý kiến và cống hiến vì công ty.
Có tầm nhìn xa


Ngay từ khi công ty phần mềm mới bắt đầu thì Gates đã luôn
mong muốn và đặt ra mục tiêu biến công ty nhỏ bé của mình

thành một gã khổng lồ nổi tiếng thế giới. Điều cốt lõi của sự
thành công của Microsoft chính là những nhãn quan và tầm
nhìn chiến lược của Bill Gates về vai trò quyết định của công
nghệ tin học và truyền thông, của máy tính và mạng Internet
trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội tương lai của loài người.
Xây dựng công ty gồm các đơn vị nhỏ

Microsoft không phải là một công ty to lớn và đơn lẻ mà là
một tập hợp những công ty nhỏ và độc lập, chuyên trách
những nhiệm vụ khác nhau. Xét trong nội bộ, công ty cũng
thường xuyên được chia thành những đơn vị, dự án nhỏ để
duy trì một môi trường kinh doanh. Microsoft duy trì sự độc
lập và năng động của các công ty nhỏ trong lúc vẫn tận dụng
nguồn tài chính, hệ thống tiếp thị và hướng chiến lược của
một công ty lớn. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh
trong chính công ty, đồng thời khai thác triệt để thế mạnh của
các công ty nhỏ.

Phương thức điều hành sâu sát

Bill Gates cùng với Paul Allen đã sáng lập ra công ty
Microsoft với số vốn ban đầu chỉ là 16.005 đô la để phát triển
các phần mềm cho máy tính cá nhân. Nhờ những bước đi nhỏ
lẻ ban đầu, ông hiểu được vai trò quan trọng của phương thức
quản lý và điều hành. Ông yêu câu những viên chức điều hành
cao cấp của Microsoft phải biết rõ những gì diễn ra trong tập


đoàn thông qua báo cáo hàng tháng. Do nắm vững những gì
đang diễn ra tại Công ty, Gates thường đưa ra những quyết

định chính xác phù hợp với hướng chiến lược của Microsoft.

Học hỏi từ những thất bại

Tất nhiên, Bill không phải và không bao giờ là người hoàn
hảo. Ông cũng không tránh khỏi những thất bại cay đắng.
Ngay trong buổi chia tay Microsoft, Gates vẫn không quên
thừa nhận rằng: "Không nhận ra sức mạnh của Internet" chính
là một trong những sai lầm lớn nhất của ông. Tuy nhiên, ông
luôn học hỏi những kinh nghiệm từ thất bại của mình. Một
trong những câu nói nổi tiếng của Bill chính là "Thành công là
một người thầy tồi. Nó khiến cho những người thông minh
nghĩ rằng mình không thể thất bại”. Điều này được thể hiện rõ
trong cách thức đối mặt với thất bại của nhân viên Microsoft.
Trong công ty có quy tắc bất thành văn là một tin tức xấu đều
phải được phát tán, loan báo nhanh chóng cho mọi người rút
kinh nghiệm. Sau khi mỗi dự án được hoàn tất, Microsoft sẽ
họp tổng kết dự án để bàn luận về mọi điều đã làm và những
điều có thể để làm tốt hơn.

Những hạn chế trong phong cách lãnh đạo của Bill Gate.
Mặc dù Gates được đánh giá cao trong vai trò lãnh đạo với
khả năng nhìn xa trông rộng, nhưng ông cũng bị chỉ trích bởi
một số nhà phân tích.


Các nhà phê bình cho rằng, đôi khi Bill Gates bị cảm xúc chi
phối làm lu mờ lý trí và những suy nghĩ hợp lý của mình. Sự
cạnh tranh khốc liệt của Gates với một số đối thủ đã làm ông
cá nhân hoá các “trận đánh” trên thương trường của

Microsoft. Giới phân tích cho rằng, đối với Bill Gates chiến
thắng rất quan trọng, ông sẽ làm bất kỳ cấp độ nào để đánh
bại đối thủ của mình.
Trong các cuộc họp với các quản lý cấp cao của Microsoft,
ông được mô tả là rất hiếu chiến và có những lời lẽ nhiếc móc
thậm tệ với các nhà quản lý về lỗ hổng nhận thức của họ trong
chiến lược kinh doanh…
Đôi khi, ông cắt ngang người thuyết trình bởi những câu nói
khó nghe như: “Đó là điều ngu ngốc nhất mà tôi đã từng
nghe!”
Bill Gates nhận thấy rằng ông phải làm theo cách đó để có thể
điều khiển hướng đi của Microsoft và các sản phẩm chất
lượng cao của mình. Với phong cách quản lý như vậy, không
thể tránh khỏi việc nhân viên cho rằng ông hống hách và độc
đoán.
- Bill Gates luôn xem thường các nền tảng và phần mềm “mã
nguồn mở”. Chiến lược kinh doanh của Gates luôn đề cao độc
quyền và chống lại các sản phẩm trên nền tảng mã nguồn mở.
Đây được xem là một sai lầm của Bill Gates, khi một cộng
đồng chung tay phát triển, các nền tảng có thể sẽ được phát
triển hoàn thiện hơn. Thậm chí, Microsoft đã gặp không ít rắc
rối về pháp lý với các vấn đề liên quan đến độc quyền.
Nhiều người đánh giá rằng Bill Gates và cả Microsoft đã vì
lợi nhuận mà quên đi cộng đồng người sử dụng. Không ít


người cho rằng, với Gates, lợi nhuận vẫn luôn được đặt lên
hàng đầu.
- Bill Gates đã cho ra mắt nền tảng Windows Mobile dành cho
thiết bị di động khi chưa thực sự sẵn sàng.

Sự thật là cho đến thời điểm hiện tại, Windows Mobile chưa
bao giờ là một “đối thủ nặng ký” trên phân khúc smartphone,
trước đây đối với Symbian (khi Nokia còn trong thời hoàng
kim), và bây giờ là với Android của Google.
Nhiều người cho rằng, nếu Bill Gates tập trung phát triển
Windows Mobile nhiều hơn để đạt mức hoàn thiện hơn, nền
tảng di động này sẽ có được bước khởi đầu hoàn hảo để tạo đà
cho những phiên bản sau này.
- Bill Gates đã để DOS “chết”. Điều này nghe có vẻ bất hợp
lý, nhưng sự thật, hệ điều hành DOS là hệ điều hành ổn định
nhất trong lịch sử máy tính.
- Bill Gates đã không nghĩ đến “điện toán đám mây” sớm hơn,
cho đến khi nó đã trở thành một xu hướng. Nhiều người cho
rằng bởi vì Gates đã quá tin tưởng, thậm chí là tự mãn về hệ
điều hành Windows của mình.
Đến khi “điện toán đám mây” đã trở thành một nền tảng tất
yếu, Microsoft mới phải đưa ra Windows Azura, hệ điều hành
Windows trên nền điện toán đám mây để… theo kịp thời đại.
Giới công nghệ đánh giá đây là một trong những sai lầm lớn
nhất trong sự nghiệp “cầm quân” của Bill Gates.
- Windows Millennium Edition (Windows ME) ra mắt năm
2000 được xem là một thất bại không chỉ của Bill Gates mà
của cả Microsoft. Hệ điều hành này đã làm thất vọng không ít


người chờ đợi vào một sự cải tiến mới, từ những phiên bản
Windows 9x lên các phiên bản mới hơn.
Nhiều người đánh giá, Microsoft đã quá hấp tấp khi cho phát
hành Windows ME.
- Đến năm 2006, Bill Gates đã lập lại sai lầm tương tự với

Windows Vista.
Hoạt động kém ổn định, đòi hỏi một cấu hình quá cao… là
những nguyên nhân chính khiến Vista sớm bị đánh giá là thất
bại.
Để “chữa cháy”, Microsoft đã phải đẩy nhanh tốc độ phát
triển và sớm tung ra Windows 7. Quả nhiên, Windows 7 được
xem là một vị “cứu tinh” của Microsoft.
- Tìm kiếm cũng là một lĩnh vực mà dường như Bill Gates
quên không nghĩ đến. Đây cũng là một trong những nguyên
do chính giúp Google có được thành công như ngày hôm nay.
Đến khi Google đã trở thành “gã khổng lồ”, Microsoft mới bắt
đầu bối rối tìm cách đối phó, bằng cách hợp tác với Yahoo!,
rồi lại phát triển công cụ search của riêng mình (Bing), nhưng
tất cả dường như đã quá muộn.
- Máy nghe nhạc Microsoft Zune cũng được xem là một thất
bại khác của Bill Gates. Đổ nhiều tiền vào để đầu tư và phát
triển một chiếc máy nghe nhạc, được quảng bá rầm rộ sẽ lật
đổ sự thống trị của iPod trên thị trường máy nghe nhạc.
Tuy nhiên, doanh số đáng buồn của Zune không làm
Microsoft hài lòng, thậm chí, với sự xuất hiện của Zune, iPod


càng được tôn vinh cao hơn vì được so sánh với “đối thủ” đến
từ Microsoft.
- Máy chơi game Xbox không “thảm hại” như Zune, nhưng
cũng không thực sự sáng sủa. Được xem là “sản phẩm chiến
lược” để đối chọi lại hệ máy PlayStation 3 của Sony và Wii
của Nintendo.




×