Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 5 lĩnh hội và sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

VŨ THỊ KHƠI

HƢỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5
LĨNH HỘI VÀ SỬ DỤNG TỪ NGỮ

ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. PHẠM THỊ HÒA

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường ĐHSP Hà Nội
2, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô khoa Ngữ văn đã giúp
em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô –TS. Phạm Thị Hòa,
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô giáo trong trường Tiểu hoc
Nam Hồng đã giúp đỡ em có những tư liệu tốt.


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ
động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Quá trình nghiên cứu và xử lí đề tài, em không thể tránh khỏi những hạn
chế, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Khơi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, Tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Khơi


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GV:

Giáo viên

HSTH:

Học sinh tiểu học

NXB:


Nhà xuất bản

SGK:

Sách giáo khoa

VD:

Ví dụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
CHƢƠNG1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 6
1.1 Cơ sở lí luận ................................................................................................ 6
1.1.1 Các loại trường nghĩa ............................................................................... 6
1.1.2 Từ ngữ đồng nghĩa ................................................................................. 10
1.1.2.1 Khái niệm ............................................................................................ 10
1.1.3 Từ ngữ trái nghĩa .................................................................................... 15
1.1.3.1 Khái niệm ............................................................................................ 15
1.1.3.2 Phân loại từ trái nghĩa ......................................................................... 17
1.1.4 Đặc điểm ngôn ngữ học của HSTH ....................................................... 18

1.1.5 Đặc điểm của HSTH .............................................................................. 20
1.1.5.1 Tính cách của HSTH ........................................................................... 20
1.1.5.2 Đặc điểm nhận thức của HSTH .......................................................... 20
1.1.5.3 Đời sống tình cảm của học sinh Tiểu học ........................................... 21
1.1.5.4 Ý chí của HSTH .................................................................................. 22
1.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 22
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 26


CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỒNG
NGHĨA, TRÁI NGHĨA TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC Ở SGK
TIẾNG VIỆT LỚP 5 ..................................................................................... 27
2.1 Khảo sát các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa trong các văn bản tập đọc ở
SGK Tiếng Việt lớp 5 ..................................................................................... 27
2.1.1 Kết quả khảo sát ..................................................................................... 27
2.1.2 Phân tích kết quả khảo sát ...................................................................... 37
2.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị sử dụng của các từ ngữ đồng nghĩa,
trái nghĩa .......................................................................................................... 42
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: DẠY HỌC SINH SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA,
TRÁI NGHĨA TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN.................................. 49
3.1 Hướng dẫn học sinh huy động các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa theo các
đề bài tập làm văn cho trước .......................................................................... 49
3.2 Hướng dẫn học sinh sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa tìm được
để viết bài tập làm văn cụ thể .......................................................................... 53
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp
cho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu
tạo từ, cấu trúc ngữ pháp), đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp
(nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy,
cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là
trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức
khoa học trong nhà trường.
Việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kĩ năng nắm nghĩa,
sử dụng từ cho học sinh tiểu học rất quan trọng.Tuy nhiên, ngôn ngữ tiếng
Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung
khó đó là phần ngữ pháp, từ vựng tiếng Việt (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa, đại từ, quan hệ từ, câu).Từ đồng nghĩa, trái nghĩa là
một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt, nó làm cho tiếng Việt thêm phong phú
và mang đậm nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào
khác.Nghiên cứu từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa sẽ góp phần làm rõ hơn cấu trúc
ngôn ngữ và qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động lời nói.
Thực tế, chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân
môn: Học vần, tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn.
Trong đó, nội dung về từ vựng được tập trung biên soạn có hệ thống trong
phần luyện từ và câu. Một tiết cung cấp về nội dung lý thuyết, một tiết rèn kĩ
năng luyện tập. Học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ
đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi học xong từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa thì học sinh bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ
đồng nghĩa - đồng âm - từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của
giáo viên, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếu chính xác.

1



Luyện từ và câu là một phân môn có nhiệm vụ làm giàu vốn từ, phát
triển kĩ năng sử dụng từ và cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt
cho học sinh tiểu học. Từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa là những nội dung dạy
học khá thú vị trong phân môn luyện từ và câu lớp 5. Lớp 5 là lớp học cuối
của bậc Tiểu học nên việc cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng
sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để làm cơ sở nền tảng cho các em học
tốt hơn ở các bậc học tiếp theo.
Việc dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hiệu quả sẽ góp phần cung cấp
thông tin đa dạng về một đối tượng được nói đến.
Dạy từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp học sinh biết cách huy động từ
đồng nghĩa, trái nghĩa biết lựa chọn từ đồng nghĩa, trái nghĩa để diễn đạt sinh
động hơn.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 5
lĩnh hội và sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa” là cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa đã có rất nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu.Ở đây tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu trong nước
về hiện tượng này.
Tác giả Đỗ Hữu Châu được coi là người có khám phá mới mẻ khi
bàn về từ đồng nghĩa, trái nghĩa của Tiếng Việt. Ông đã kế thừa những
thành quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trước, đồng thời phát triển
và khắc phục những hạn chế còn tồn tại theo quan điểm truyền thống thành
những khái niệm có cơ sở lí luận chặt chẽ và có tính thực tế cao. Theo ông:
“Đồng nghĩa có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng và trước tiên
những từ đồng nghĩa phải có chung ít nhất một nét nghĩa, hay chúng phải
cùng một trường nghĩa”, ông khẳng định: “Một nét nghĩa rộng có thể được
phân hóa một cách cực đoan thành hai cực ta có những từ trái nghĩa”. [2,
Tr.196, 215]


2


Tác giả Nguyễn Văn Tu khi nói về “Nghĩa của từ” ông đã dành hơn
một trăm trang để bàn về đồng nghĩa và trái nghĩa. Theo tác giả “Từ đồng
nghĩa là từ có những nghĩa giống nhau, đó là những tên khác nhau của cùng
một hiện tượng. Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh”,
[11, Tr.9] bàn về từ trái nghĩa tác giả nhất trí với khái niệm: “Từ trái nghĩa là
những từ có ý nghĩa đối lập nhau”. [11, Tr.9]
Trong cuốn: “Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt” Nguyễn Văn Tu đưa ra
khái niệm đồng nghĩa một cách cụ thể: “Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa
biểu đạt giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số
ngữ cảnh. Nói rộng ra chúng là những từ chỉ cùng một khái niệm”. [12, Tr.14]
Thống nhất với quan điểm của những nhà nghiên cứu khác nhóm tác
giả Dương Kì Đức (chủ biên), Nguyễn Văn Dự, Vũ Quang Hào cùng khẳng
định bản chất của trái nghĩa là đối lập nhưng “Trái nghĩa là đối lập trong cùng
một bản chất”. [6]
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng cũng bàn
về từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Khi bàn về vấn đề này, tác giả khẳng định: “Từ
đồng nghĩa là từ tương đồng về nghĩa, khác nhau về sắc thái âm thanh và có
đặc biệt với nhau về một sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó”.
“Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong quan hệ tương liên”.
[5, Tr.195]
Không đi sâu vào nghiên cứu từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong Tiếng Việt
nhưng nhóm tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh cũng đã đưa ra những khái
niệm đồng nghĩa, trái nghĩa một cách khái quát trên cơ sở thống nhất với
những ý kiến đi trước. Bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ramột số lưu ý hướng
dẫn học sinh làm bài tập về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Trong những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết
các công trình nghiên cứu này đều đã nghiên cứu trực tiếp về từ đồng nghĩa,


3


trái nghĩavà đưa ra khái niệm về từ loại này.Xét về cơ bản chưa có công trình
nào nghiên cứu vấn đề “Hướng dẫn học sinh lớp 5 lĩnh hội và sử dụng từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa”.Vì vậy tôi có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu
của tôi là một đề tài mới mẻ và cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 lĩnh hội và sử dụng từ
ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học
trong phân môn luyện từ và câu cũng như trong sử dụng lời nói và viết văn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý thuyết về từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Khảo sát thực tếdạy từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa ở lớp 5 trường tiểu
học Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội.
- Đề xuất cách dạy học sinh lớp 5 lĩnh hội từ đồng nghĩa, trái nghĩa
trong các văn bản tập đọc và sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa trong các
bài tập làm văn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy học hướng dẫn học sinh lớp 5 lĩnh hội và sử dụng từ
ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hai phân môn tập đọc và tập làm văn
trên đối tượng học sinh lớp 5.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu về mặt lý
thuyết của từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa nhằm hệ thống hóa cơ sở lí luận

cho đề tài.

4


6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về việc dạy học từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa trong chương trình SGK Tiếng Việt lớp 5.
6.3 Phƣơng pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích phương pháp, biện
pháp nhằm chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa
trong các văn bản Tập đọc ở SGK Tiếng Việt lớp 5.
6.4 Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Phương pháp thống kê, phân loại được chúng tôi dùng để thống kê,
phân loại các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa thuộc phạm vi nghiên cứu.
6.5 Phƣơng pháp tổng hợp
Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng để tổng hợp các tài liệu
nghiên cứu về từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa nhằm hệ thống hóa lí thuyết cơ sở
lí luận cho đề tài; phương pháp này sử dụng cho phần tiểu kết và kết luận.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài.
- Chương 2: Tìm hiểu hiệu quả sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa và trái
nghĩa trong các văn bản Tập đọc ở SGK Tiếng Việt lớp 5.
- Chương 3: Dạy học sinh sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa trong
các bài tập làm văn.

5



CHƢƠNG1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Các loại trƣờng nghĩa
F.de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai
dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ
đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ tộc tuyến, quan hệ hệ hình).
Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai dạng trường nghĩa: trường
nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực
tuyến). Vì các đơn vị từ vựng có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên có
trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Đây là các trường nghĩa
dọc, tức hệ thống các trường nghĩa đồng nhất về ngữ nghĩa.Ngoài các trường
nghĩa dọc còn có các trường nghĩa ngang tức trường nghĩa tuyến tính và
trường nghĩa liên tưởng. Trường nghĩa liên tưởng vừa có tính chất là trường
nghĩa dọc vừa có tính chất là trường nghĩa ngang do cơ chế liên hội mà có.
1.1.1.1 Trường nghĩa dọc
1.1.1.1.1 Trường biểu vật
Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Để
có những căn cứ dựa vào đó mà ta đưa ra các ý nghĩa biểu vật của các từ về
trường nghĩa biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh
từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt
biểu vật là những nét nghĩa cụ thể thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy nghĩa biểu
vật của nó trùng với tên gọi danh từ trên.
VD: Như với từ “mắt”, chúng ta có trường biểu vật nhỏ như sau:
1. Bộ phận của mắt: lông mày, lông mi, mí, mi, lòng trắng, lòng đen,
con ngươi, nước mắt, lệ,...
2. Đặc điểm của mắt:

6



a) Đặc điểm ngoại hình: bồ câu, ốc nhồi, lợn luộc, dao cau, phượng,
(mày) ngài, lươn, lá răm, him, (mày) lưỡi mác, chổi xể nhung, huyền, xanh
đen, trắng dã, tròn...
b) Đặc điểm về năng lực của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, tốt, kém,
toét, mù, lòa...
3. Cảm giác về mắt: chói, quáng, hoa, cộm, xót,...
4. Bệnh của mắt: quáng gà, mắt hột, thong manh, cận thị, viễn thị, vẩy
cá, hạt gạo,...
5. Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, ngó, liếc, nghé, nom, dòm,
lúng liếng, đong đưa, nhìn trộm, cụp mắt, trợn trừng, quắc,...
1.1.1.1.2 Trường biểu niệm
Căn cứ để tập hợp các từ về một trường biểu niệm là khuôn nét nghĩa
chung (còn gọi là cấu trúc biểu niệm)
VD: Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)... (thay thế hoặc tăng cường thao tác
lao động) (cầm tay).
1. Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm, hái...
2. Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, dui, khoan,...
3. Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi, đục, dùi cui...
4. Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó, đăng, câu, vó...
5. Dụng cụ để mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp...
6. Dụng cụ để kìm giữ: kìm, kẹp, néo, móc...
7. Dụng cụ để chém, giết (vũ khí): dao, gươm, kiếm, kích, giáo, phủ,
việt, qua, nỏ, cung, tên, súng...
8. Dụng cụ để xới đất: cày, cuốc, thuổng, mai, xẻng, búa, cào...
9. Dụng cụ để lấy, múc: thìa, đũa, muôi, gáo...
Vì tiêu chí tập hợp trường biểu niệm là cấu trúc biểu niệm nên thuộc
một trường biểu niệm lớn hoặc nhỏ có rất nhiều từ thuộc các trường biểu
niệm khác nhau.


7


Mặt khác, qua các trường biểu niệm chúng ta thấy rõ sự quy định lẫn
nhau giữa các từ ngữ về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ: nghĩa của từ giải tán bị quy
định bởi nghĩa của các từ tập hợp nhóm, đoàn, đội, bầy là vì người ta chỉ giải
tán một tập hợp người nào đó. Nếu không có tập hợp người thì không có từ
giải tán. Ngoài ra, khi tìm nghĩa biểu niệm chính xác của từ này không thể
không đối chiếu nó với các từ phân chia, chia và gần hơn là các từ phân tán,
giải tán, giải tỏa, giải thể.
Sự phân lập về trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm như
trên đã nói dựa trên sự phân lập về trường nghĩa của từ. Nó phản ánh hai cách
nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên hai loại trường nghĩa dọc có
liên hệ với nhau nếu lấy nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu
chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Nhưng khi phân lập các
trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc biểu niệm song khi phân nhỏ
chúng ra đến một lúc nào đó phải sử dụng nét nghĩa biểu vật.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phải phân lập được các trường.
1.1.1.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính)
Trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ có thể kết hợp với một từ
ngữ nào đó lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp
nhận được một cách bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ.
VD: Trường nghĩa ngang của từ đi là người, học sinh, voi, ngựa, xe
nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng, thoăn thoắt chợ, học, làm, buôn giày, dép.
Những nhận xét sơ bộ cho thấy:
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo
chuẩn mực ngữ nghĩa của một ngôn ngữ chung.
- Một từ nhiều nghĩa có thể lập những trường nghĩa ngang khác nhau
về tính chất tùy theo nghĩa nào đó được lấy làm trung tâm.
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là sự cụ thể hóa các nét nghĩa

trong nghĩa biểu vật của từ.

8


- Có rất nhiều từ đi với từ trung tâm nào đó lập thành trường nghĩa
ngang của nó. Tuy nhiên quan hệ giữa các từ lập thành trường nghĩa ngang có
mức độ chặt, lỏng lẻo khác nhau.
1.1.1.3 Trường liên tưởng
Sự phân lập các trường biểu vật, biểu niệm như trênlà vấn đề cần thiết
để tìm hiểu quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp, phát triển những đặc
điểm nôi tai và đặc điểm hoạt động của từ. Nhưng đó mới chỉ là sự phân tích
“cấu trúc bề mặt” của ngôn ngữ.Ngôn ngữ còn có cấu trúc bề sâu. Đó là lí do
để xác lập trường liên tưởng.
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm
trường liên tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên
tưởng như từ bò của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra do liên tưởng: 1. Bò
cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ, nhai trầu... 2. Sự cày bừa, cái cày, cái ách... 3.
Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh, trong
các thành ngữ Pháp.
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng
các từ liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ này trong một trường liên
tưởng trước hết là những từ nằm trong trường biểu vật, các trường biểu niệm
và trường tuyến tính tức là những từ có cấu trúc quan hệ đồng nhất và đối lập
về ngữ nghĩa đối với từ trung tâm. Song trong trường liên tưởng còn có nhiều
từ khác được liên tưởng do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những
ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho
các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại, tính cá nhân.
Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít tác dụng phát hiện
những quan hệ về cấu trúc ngữ nghĩa của từ và từ vựng. Có nhiều trường hợp

phải dùng tới nhiều trường liên tưởng nhưng như vậy thì dẫn tới một chuỗi
kết hợp mơ hồ về nghĩa. VD: nhắc tới chiến tranh người ta liên tưởng tới bom
đạn, rốc két, sụt lở, bom, cái chết...

9


1.1.2 Từ ngữ đồng nghĩa
1.1.2.1 Khái niệm
Lâu nay tồn tại không ít những định nghĩa khác nhau về từ đồng nghĩa.
Mỗi định nghĩa nhìn nhận vấn đề từ đồng nghĩa dưới một góc độ và thường
chỉ nhấn mạnh một phương diện nào đó của từ đồng nghĩa, nên trong nhiều
định nghĩa khó tránh được những chỗ chưa thỏa đáng. Để phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh tiểu học trong SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 8
đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa “là những từ có nghĩa giống nhau hoặc
gần giống nhau”, đối với học sinh Tiểu học định nghĩa này đơn giản hơn.
Dựa vào nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng được gọi tên, Nguyễn
Văn Tu cho rằng từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Đó là những
từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó.Đó là
những tên khác nhau của một hiện tượng.
Dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Đỗ Hữu Châu cho rằng hiện
tượng đồng nghĩa là hiện tượng xảy ra có tính rộng khắp trong hàng loạt từ,
nó xuất hiện khi giữa các từ chỉ cần có một nét nghĩa chung và không có nét
nghĩa đối lập. Ông viết: Đồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có phạm vi
rộng khắp trong toàn bộ từ vựng, chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với
một số có hạn những từ nhất định. Nói khác đi, đồng nghĩa trước hết là quan
hệ về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng chứ không phải trước hết là
giữa những từ nào đấy. Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét
nghĩa. Cũng có thể nói: quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện khi bắt đầu xuất
hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ. Sau đó ông viết tiếp: Hiện tượng

đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa
chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung
một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét nghĩa đồng nhất
tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra

10


khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng
nhau, chỉ khác ở một hoặc vài nét nghĩa cụ thể nào đó. Tuy rằng cuối cùng tác
giả có phân ra chia nhiều mức độ đồng nghĩa, nhưng nói chung quan niệm
này nhìn nhận về hiện tượng đồng nghĩa vẫn quá rộng.
Cùng dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Nguyễn Thiện Giáp viết:
Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự
giống nhau của các nghĩa sơ biểu. Vì vậy tôi tán thành với quan điểm cho từ
đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh,
biểu thị những sắc thái khác nhau của một khái niệm [7; 216]. Dựa vào cấu
trúc nghĩa của từ như ta đã nêu trên, kết hợp với ý kiến của tác giả Đỗ Hữu
Châu và Nguyễn Thiện Giáp, có thể nêu lên quan niệm về từ đồng nghĩa như
sau: từ đồng nghĩa là những từ có hình thức ngữ âmkhác nhau nhưng có quan
hệ tương đồng về nghĩa biểu niệm.
Nếu căn cứ vào khái niệm có dung lượng rộng thì hệ thống đồng nghĩa
sẽ bao gồm các từ rất xa nhau về nội dung, ngược lại, nếu căn cứ vào khái
niệm có dung lượng hẹp thì những từ gần nhau về nghĩa cũng bị loại ra khỏi
hệ thống đồng nghĩa.
Chẳng hạn
Nếu căn cứ vào khái niệm “phương tiện giao thông” ta có thể tập hợp
các đơn vị: ô tô, xe đạp, tàu hỏa, máy bay,... trong hệ thống đồng nghĩa.
Nếu căn cứ vào khái niệm “di chuyển” ta có các đơn vị: mang, vác,
cõng, địu, bưng, xách, cắp, ôm, bê, bồng, gánh, khiêng,khuân, đeo...

Thực ra, đồng nghĩa là hiện tượng có mức độ khác nhau, về mặt nào đó
thì những từ ngữ đã nêu ở trên cũng có quan hệ đồng nghĩa bởi vì giữa chúng
tồn tại những nghĩa tố chung. Sở dĩ ta chưa coi đó là những đơn vị đồng nghĩa
thực sự bởi vì giữa chúng còn có nhiều nét nghĩa cơ bản khác nhau. Nếu chia
nhỏ ra ta sẽ có số lượng ít hơn, nhưng có nhiều nét nghĩa trùng nhau hơn. Cứ

11


như vậy, đến một lúc nào đó, ta sẽ có những đơn vị hoàn toàn trùng nhau về
những nét nghĩa cơ bản, chỉ khác nhau ở sắc thái ý nghĩa nào đó mà thôi. Đó
chính là những đơn vị đồng nghĩa thực sự. Như vậy, giữa các từ đồng nghĩa
có mức độ đồng nghĩa cao thấp khác nhau, tùy thuộc ở số lượng nét nghĩa
chung, nét nghĩa đồng nhất. Số lượng nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì mức độ
đồng nghĩa giữa các từ càng cao. Mức độ đồng nghĩa cao nhất (đồng nghĩa
tuyệt đối) xảy ra khi các từ có tất cả các nét nghĩa trùng nhau.
VD:
- Các từ sau có một nét nghĩa chung (nét nghĩa chỉ phương tiện giao
thông): ô tô, xe đạp, tàu điện, tàu hỏa, máy bay.
- Các từ sau có hai nét nghĩa chung (“hoạt động chia cắt đối tượng” và
“thành các phần lớn”): chặt, phát, phạt, đẵn, xẻ, bổ
- Hai từ sau có ba nét nghĩa chung (“hoạt động chia cắt đối tượng” và
“thành các phần nhỏ”, “theo chiều dọc”): băm, thái.
- Các từ sau có hầu hết các nét nghĩa chung: tàu hỏa, xe lửa, xe hỏa.
Ở đây có điều cần chú ý là, nói tới khái nệm “nét nghĩa”, ta nghĩ ngay
đến khái niệm “nghĩa biểu niệm”.Nói cách khác trong hệ thống ngôn ngữ,nói
đến từ đồng nghĩa là chủ yếu nói đến sự giống nhau của các nghĩa biểu niệm
trong các từ. Nhưng nếu chỉ quan tâm đến nghĩa biểu niệm, mà không chú ý
tới hai thành phần ý nghĩa quan trọng khác là nghĩa biểu vật và nghĩa biểu
thái thì việc nghiên cứu vấn đề từ đồng nghĩa chưa được coi là đầy đủ.

Nghĩa biểu vật là loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị. Nghĩa biểu vật
của từ thóc là tất cả những hạt giống mà chúng ta thấy, của từ bàn là tấtcả
những cái bàn có trong đời sống (từ bàn của thầy giáo đến bàn của học sinh,
bàn để ấm chén).
Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Cần chú ý,
nói nghĩa biểu niệm là hiểu biết về nghĩa biểu vật, không phải hiểu biết về

12


chính sự vật có thật ở ngoài đời.Hiểu biết về sự vật ở ngoài đời là khái niệm
về sự vật đó. Như vậy nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời
thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật.
Nghĩa biểu thái là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá xấu tốt
đi kèm với nghĩa biểu niệm. Ví dụ: hai từ ngoan cố và ngoan cường. Ngoan
cố có nghĩa xấu, còn ngoan cường có nghĩa tốt, tán dương.
1.1.2.2 Phân loại từ đồng nghĩa
Khi phân loại từ đồng nghĩa các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí
khác nhau và kết quả cũng có sự khác biệt ví như: Căn cứ vào mức độ đồng
nghĩa (số lượng nét nghĩa chung nhiều hay ít), căn cứ vào mức độ đồng nhất về
nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái, có thể chia các từ đồng
nghĩa thành hai loại lớn: từ đồng nghĩa tuyệt đối và từ đồng nghĩa tương đối.
a. Từ đồng nghĩa tuyệt đối
Đó là những từ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện
tượng trong thực tế khách quan), nghĩa biểu niệm (cùng diễn đạt một nội dung
khái niệm như nhau, có hầu hết các nét nghĩa trùng nhau), nghĩa biểu thái
(cùng có sắc thái biểu cảm như nhau) và có thể thay thế được cho nhau, chỉ
khác nhau ở phạm vi sử dụng, ở một số sắc thái: địa phương/toàn dân; ngoại
lai/thuần Việt.
Một số ví dụ:

- Xe lửa, xe hỏa, tàu hỏa.
- Máy bay, tàu bay, phi cơ.
- Sân bay, trường bay, phi trường.
- Hộp quẹt, bao diêm, hộp diêm.
- Có mang, có thai, có chửa
- Từ trần, tạ thế, mất, qua đời.
Loại từ này không có nhiều trong ngôn ngữ. Chúng luôn cạnh tranh với
nhauvà cuối cùng, nếu không có sự phân công giữa chúng, thì một số sẽ bị
đẩy lùi, bị tiêu diệt.

13


b. Từ đồng nghĩa tương đối
Loại này bao gồm những từ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời
có một số nét nghĩa khác, tức là giữa những từ này vừa có mặt đồng nhất, vừa
có mặt khác biệt về sự vật, hiện tượng được biểu thị về khái niệm được diễn
đạt, về sắc thái tình cảm, về phạm vi sử dụng. Những từ đồng nghĩa tương đối
có thể chia thành hai loại nhỏ:
- Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm.
Trong các từ thuộc loại này, thường có một hoặc một vài từ mang sắc
thái trung tính, trung hòa về mặt biểu cảm, còn các từ khác đứng trước và sau
nó mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực hoặc sắc thái biểu cảm xấu, tiêu cực.
Một số ví dụ:
Hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đời, mất, chết, bỏ mạng, toi mạng, mất
mạng, bỏ xác, ngoẻo.
Dẫn đầu, đứng đầu - lãnh đạo - cầm đầu.
Phấn khởi, vui mừng - vui - hí hửng, tí tởn, rửng mỡ.
Đoàn kết - liên kết - câu kết.
- Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về phạm vi sử dụng.

Đây là những từ đồng nghĩa khác nhauở một số nét nghĩa nào đó trong cấu
trúc nghĩa biểu niệm, khác nhau ở phạm vi sử dụng. Như ta biết, chẳng những
sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vô cùng phong phú mà từng sự
vật, hiện tượng lại có những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ.
Có thể nói các từ đồng nghĩa thuộc loại này giúp ta biểu thị chính xác
các khía cạnh, các biểu hiện khác nhau đó của sự vật, hiện tượng.
Một số ví dụ:
- Rộng, rộng rãi, thênh thang, mênh mông, bao la, bát ngát.
- Chạy, phi, lồng, lao.
- Lan, phát triển, bành trướng, mở rộng.

14


- Chắp, nối, vá, can, hàn.
- Đoàn, đội, lũ, toán, bọn, tụi, khóm, đám.
- Rét, giá, lạnh, cóng.
1.1.3 Từ ngữ trái nghĩa
1.1.3.1 Khái niệm
Cũng như quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa
cũng có nhiều ý kiến khác nhau.Có ý kiến cho rằng trái nghĩa có quan hệ với
hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và đồng nghĩa chỉ là những biểu hiện cực
đoan của hai quan hệ đồng nhất và đối lập. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn
quá chung chung, chưa cụ thể. Hay “từ trái nghĩa là những từ trái ngược
nhau”, SGK Tiếng Việt 5, Tập 1, trang 38.
Từ trái nghĩa là một trong những biệnpháp tổ chức từ vựng theo sự đối
lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp:
“là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái
niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau” [232].
Ví dụ: Dài - ngắn, xấu - tốt, thiện - ác.

Nếu nhấn mạnh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa hiện tượng trái nghĩa và hiện
tượng đồng nghĩa ta có thể có cách định nghĩa khác của Đỗ Hữu Châu về hiện
tượng trái nghĩa: “Trái nghĩa là hiện tượng ngược lại với đồng nghĩa, nhưng
cùng có cơ sở chung với hiện tượng đồng nghĩa. Cụ thể, trái nghĩa là hiện tượng
phân hóa hai cực của cùng một nét nghĩa lớn (nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa có
tính khái quát rất cao). Nói cách khác, khi nét nghĩa lớn ấy phân hóa một cách
cực đoan thành hai cực (lưỡng cực hóa) thì ta có các từ trái nghĩa; còn khi các từ
đồng nhất với nhau ở một trong hai cực đó thì ta có các từ đồng nghĩa”.
Ví dụ:
- Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “độ rộng” ta có cặp trái nghĩa:
rộng - hẹp.

15


- Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “sức mạnh” ta có cặp trái nghĩa:
yếu - mạnh.
- Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “độ sâu” ta có cặp trái nghĩa: sâu nông.
Ở mỗi cực ta có thể xác lập được một hệ thống từ đồng nghĩa (hoặc các
từ đồng nghĩa)
Ví dụ: “độ dài” dài/ ngắn; lê thê, dằng dặc, dài ngoẵng/ cộc, bần, cũn cỡn,
ngắn ngủn dây cà ra dây muống.
Hàng loạt từ ở cực này (đồng nghĩa với nhau) trái nghĩa với hàng loạt
(cũng đồng nghĩa với nhau) ở cực kia. Như vậy, hiện tượng trái nghĩa mang
tính đồng loạt chứ không phải chỉ xảy ra đối với hai từ.Cần phải nhận thấy
rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình trước hết phải có các nét nghĩa
khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau.Chẳng hạn, các cặp từ trái
nghĩa to - nhỏ, dài - ngắn giống nhau ở nét nghĩa phạm trù và nét nghĩa loại.
Nét nghĩa này có thể thay thế cho tiêu chí tương liên đã nói ở trên. Từ đó có
thể đi đến một cách hiểu về từ trái nghĩa như sau: Từ trái nghĩa là những từ có

một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó
nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập.
Bên cạnh đó, ta còn thấy hiện tượng trái nghĩa là một hiện tượng có
tính chất bộ phận - tức là chỉ xảy ra đối với từng nghĩa của từ nhiều nghĩa,
chứ không phải xảy ra đối với toàn bộ ý nghĩa của một từ nhiều nghĩa.
Ví dụ:
1. “Già”
- Quả già >< quả non
- Người già >< người trẻ
- Già dặn >< non nớt
2. “Chạy”
- Người chạy >< người đứng

16


- Xe chạy >- Đồng hồ chạy >< đồng hồ chết
Vì nét nghĩa đồng nhất làm cơ sở là một nét nghĩa trong một trường
nghĩa, cho nên có thể nói hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng trong các trường
nghĩa. Thế nên các từ trái nghĩa phải được đặt trong các trường nghĩa biểu
niệm thích hợp thì mới xác định được các từ trái nghĩa đích thực. Ví dụ, trong
ngôn bản, chúng ta có thể gặp hai từ “vang dội”- chiến thắng vang dội và “bé
nhỏ”- thắng lợi bé nhỏ, chúng trái ngược theo độ “lớn - bé”. Một từ có nhiều
nghĩa cho nên hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng xảy ra trong quan hệ giữa
các nghĩa của một từ nhiều nghĩa, do đó một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa
với nó mà những từ này có nét nghĩa chung, làm cơ sở khác nhau.
Ví dụ:
- Lành trái nghĩa với độc (thuốc độc), dữ (điềm dữ), dữ (tính dữ), mẻ, vỡ (bát
lành - bát vỡ), rách (áo lành - áo rách).

- Chín trái nghĩa với xanh (quả xanh - quả chín), sống (cơm chín - cơm sống)
- Giả trái nghĩa với thật (hàng giả - hàng thật).
1.1.3.2 Phân loại từ trái nghĩa
Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa của các cặp trái nghĩa, người ta chia
các từ trái nghĩa thành hai loại như sau:
a. Từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau
Những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất không
thể cùng tồn tại.
Ví dụ: Chính nghĩa- phi nghĩa; sống - chết; tự do - nô lệ; đi - đứng; giàu
- nghèo; vắng mặt - có mặt; mua - bán.
b. Từ trái nghĩa biểu thị trạng thái, tính chất đối lập nhau, nhưng có thể có
điểm trung gian ở giữa.
Ví dụ: Vui - buồn; xa - gần; no - đói; xanh - chín; già - trẻ.

17


No - lưng lửng - đói
Chín - ương ương- xanh
Già - đứng tuổi - trẻ.
1.1.4 Đặc điểm ngôn ngữ học của HSTH
1.1.4.1 Ngôn ngữ không phải hiện tƣợng mang tính bẩm sinh hay di
truyền. Nó là kết quả của một sự học hỏi, bắt chƣớc do tiếp xúc với xã hội
chung quanh, với những ngƣời xung quanh
Điều này có thể chứng minh qua những cứ liệu trong thực tế như sau:
- Nếu trẻ sơ sinh phải sống tách biệt với xã hội thì mãi mãi chúng
không biết đến ngôn ngữ mặc dầu chúng vẫn có những khả năng bẩm sinh
như biết ăn, biết thở, biết đi...
- Nếu trẻ sơ sinh sống ở một môi trường ngôn ngữ khác cách ly hẳn với
bố mẹ và chủng tộc xuất thân, thì chúng sẽ học nói và nói bằng ngôn ngữ của

môi trường xã hội này chứ không phải bằng ngôn ngữ của bố mẹ chúng, của
chủng tộc xuất thân. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ sơ sinh người Việt Nam,
ngay khi mới ra đời, vì lí do nào đó, phải sống cách li với bố mẹ, sống và tiếp
xúc với toàn những người nói tiếng Anh thì sau đó chúng không biết nói tiếng
Việt mà chỉ biết nói tiếng Anh.
1.1.4.2 Lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ của từng cá nhân vào những điều
kiện giao tiếp cụ thể
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Sống
trong xã hội, con người luôn luôn có nhucầu cần phải giao tiếp với nhau. Giao
tiếp chính là hoạt động trao đổi thông tin hay truyền đạt nhận thức tư tưởng,
tình cảm từ người này sang người khác. Nó vừa là khả năng, vừa là nhu cầu
của con người, không ai có thể sống cô độc, tách biệt hẳn với những người
xung quanh.
Thật ra với ngôn ngữ, con người có thể giao tiếp với nhau qua các thời
đại cách xa nhau hàng thế kỷ. Những nhận thức, tư tưởng, những kinh nghiệm

18


sống và hoạt động, những tình cảm và thái độ của tổ tiên và các thế hệ đã qua
đều được lưu trữ trong ngôn ngữ và truyền đến ngày nay nhờ ngôn ngữ.
Nhờ các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nhờ các tác phẩm văn học
truyền miệng hoặc các văn bản viết, các thế hệ đã qua vẫn có thể “giao tiếp”
được với xã hội ngày nay và thế hệ ngày nay lĩnh hội, hiểu biếtđược lịch sử,
hiểu được những nội dung lưu trữ trong đó. Cùng với chữ viết và cácphương
tiện kĩ thuật hiện đại như truyền thanh, truyền hình... ngôn ngữ còn giúp cho
con người giao tiếp được với nhau trong những không gian vô cùng rộng lớn.
1.1.4.3 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thƣờng có ít nhất 2 ngƣời:
ngƣời nói (ngƣời viết) và ngƣời nghe (ngƣời đọc)
Hai người đó dùng cùng một phương tiện ngôn ngữ thông qua các

đường kênh giao tiếp mà thông báo và trao đổi các thông tin. Sự giao tiếp
luôn luôn diễn ra trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.Vì thế muốn hoạt
động giao tiếp đạt được kết quả tốt, những người tham gia hoạt động giao tiếp
cần nhận thức rõ tất cả các nhân tố của hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: Câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
“Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
Hoạt động giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh “một đêm trăng thanh”
với hai nhân vật là người nam với người nữ trẻ tuổi “anh” và “nàng”. Cái ẩn ý
của chàng trai được thể hiện bằng một hình ảnh bóng bẩy “tre non đủ lá đan
sàng” những nhân tố ấy tất nhiên rất dễ khiến cho cô gái và cả người đọc nhận
ra ẩn ý tế nhị của chàng trai. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ như vậy đã đạt đến
hiệu quả mong muốn.
Ngôn ngữ là công cụ của hoạt động nhận thức, tư duy. Ngôn ngữ tham
gia trực tiếp vào quá trình hình thành nhận thức, tư duy của con người.

19


×