Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cần cù sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.09 KB, 1 trang )

Cần cù sáng tạo - Nét đặc trưng của nông dân việt nam

Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở
vùng nông thôn. Một trong những đức tính tiêu biểu của người nông
dân Việt Nam là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Ngay từ thuở xa xưa, ông cha ta đã phải lao động cần cù để
mài đá, đúc đồng, đúc kim loại thành những công cụ hữu ích phục vụ
đắc lực cho việc mưu sinh. Sống trong một đất nước thuộc khu vực
châu Á gió mùa, tuy được thiên nhiên ưu đãi với “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, song nước
ta cũng là một nước có nhiều thiên tai như giông bão, lụt lội, hạn hán … uy hiếp trực tiếp đến
cuộc sống của người nông dân. Để có thể tồn tại và phát triển được người nông dân Việt Nam
đã phải siêng năng bền bĩ, chịu khó đắp đê, đào kênh để khắc phục những khó khăn, bất lợi do
thiên tai gây nên.
Truyền thống cần cù, sáng tạo của người nông dân Việt Nam còn được phát huy mạnh
mẽ sau ngày đất nước ta được hoà bình, thống nhất. Từ những vùng đất bị tàn phá và thiệt hại
nặng nề trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bằng đức tính cần cù năng động,
sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất mà hàng triệu nông dân đã biến những “vùng đất
chết”, “vùng đất trắng”, vùng đất “cày lên sỏi đá” hay “đất mặn đồng chua” … thành những vùng
đất trù phú, phì nhiêu. Qua đó đã góp phần tích cực nhất đưa sản lượng lương thực, thực phẩm
nước ta không ngừng được nâng cao theo từng năm.
Riêng tại huyện Củ Chi, sau ngày miền Nam được hoàn toàn được giải phóng hàng chục
ngàn người đã trở về làng cũ, cần cù sang lấp hố bom, tháo gở mìn bẩy, khai hoang phục hoá,
thâm canh tăng vụ, bắt đầu xây dựng lại từ vùng quê hoang tàn, đỗ nát. Vào những năm của
thập niên 80, hàng trăm lượt người đã hăng hái, tích cực làm công tác thuỷ lợi. Trên hiện trường
họ đã cần cù lao động, không quản mưa nắng vất vả, cực nhọc để đào lấp hệ thống thuỷ lợi kênh
Đông. Khi công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng, với việc chủ động được nguồn nước
tưới tiêu, những người nông dân Củ Chi đã chí thú làm ăn, hăng say sản xuất. Bằng đôi bàn tay
lao động cần cù và ý chí tấn công trên mặt trận sản xuất, họ đã biến “vành đai trắng” trong những
năm còn chiến tranh trở thành một “vành đai xanh” với những cánh đồng lúa oằn bông trĩu hạt;
những ruộng đậu, ruộng bắp xanh mướt, mượt mà cho năng suất cao; những vườn cây ăn trái
sum suê trĩu quả… Chính từ đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của những người nông dân


mà quê hương Củ Chi đã có sự thay đổi sâu sắc, dịu kỳ.
Trong giai đoạn đất nước đang thực hiện tiến trình CNH-HĐH thì người nông dân hiện
nay vẫn luôn cần cù, chịu khó tìm tòi, học hỏi, áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất; năng động sáng tạo những mô hình làm ăn mới đem lại những lợi
ích thiết thực, đem lại hiệu quả kinh tế cao để không ngừng nâng cao mức sống của gia đình,
đồng thời góp phần làm cho đất nước ngày càng đi lên giàu mạnh, văn minh.
Trong vài năm gần đây với những đòi hỏi bức thiết của quá trình lao động sản xuất, với
tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, bằng sự cần cù trong lao động, kiên trì chịu
khó mày mò, thử nghiệm… Cuối cùng nhiều nông dân cũng đã sáng chế thành công nhiều nông
cụ phục vụ đầy hiệu quả cho sản xuất như máy cắt lúa, máy gặt đập liên hợp, máy lẩy hạt đậu
hạt bắp … Thậm chí có nông dân còn dầy óc sáng tạo, dám chế tạo ra cả máy bay trực thăng.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng phát biểu: “Nông dân nước ta giàu lòng yêu nước
và nhiệt tình cách mạng, chịu đựng gian khổ, hy sinh; lao động cần cù sáng tạo, là đội quân chủ
lực trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước”.
Tóm lại cần cù, sáng tạo là một đức tính đã hình thành qua quá trình hoạt động thực tiễn
giữa con người với môi trường thiên nhiên, xã hội. Đức tính này đã được hình thành từ rất sớm
và không ngừng được vun đắp, phát huy trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Đó là một
truyền thông tốt đẹp quí báu, là nét đặc trưng của con người Việt Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×