Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của W.Faulkner

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.03 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

DƯƠNG THỊ XUÂN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ
CỦA W.FAULKNER

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, những người đã tận
tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tôi trong
quá trình học tập cũng như khi thực hiện khóa khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Phùng Gia Thế, người
đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ,
khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận
được sự đóng góp, giúp đỡ của quý Thầy Cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2017


Tác giả

Dương Thị Xuân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kì tài liệu
nào và chưa công bố nội dung này ở bất kì đâu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2017
Tác giả

Dương Thị Xuân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8

CHƯƠNG 1. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ÂM
THANH VÀ CUÔNG NỘ CỦA W.FAULKNER ............................................. 8
1.1 Tác giả và tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ ............................................. 8
1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của W.Faulkner ................................................... 8
1.1.2 Tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ .......................................................... 9
1.2 Loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ .................... 11
1.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học........................................................... 11
1.2.2 Các dạng thức nhân vật chính trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ18
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ ........................................................ 38
2.1 Nghệ thuật độc thoại nội tâm .................................................................... 38
2.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 38
2.1.2. Độc thoại nội tâm trong Âm thanh và cuồng nộ ................................... 38


2.2 Thời gian và không gian nghệ thuật.......................................................... 41
2.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 41
2.2.2. Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng
nộ. .................................................................................................................... 42
2.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 45
2.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 45
2.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ............ 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Mỹ dù trước đây vẫn được xem xét một phần nào trong mối
quan hệ, ảnh hưởng với văn học Anh song bước sang thế kỉ XX, nó đã khẳng

định được vị thế độc lập của mình. Thực ra ý thức về việc phải tự xây dựng
một nền văn học tự chủ, đứng vững trên đôi chân của chính mình đã được đề
cập tới ngay trong bài diễn văn của Emoxon đọc ở trường đại học Harvard:
“Những ngày lệ thuộc tập sự học hỏi các nước khác từ lâu nay đã kết thúc.
Hàng trăm triệu con người quanh ta đang lao vào cuộc đời, không thể nào cứ
mãi mãi sống nhờ vào những cặn bã thâu lượm từ ngày xưa của nước ngoài”.
Những lời lẽ ấy vẫn được coi như tuyên ngôn độc lập cho tinh thần Mỹ. Ngay
từ thế kỉ XIX người ta đã chứng kiến sự nở rộ của những tài năng lớn như:
William Howells, Walter Whitman. Mark Twain… Nối tiếp truyền thống đó,
chỉ xét riêng ở lĩnh vực tiểu thuyết nửa đầu thế kỉ XX đã có những tác giả mà
ảnh hưởng của họ vượt ra ngoài nước Mỹ: W.Faulkner, Ernest Hemingway…
William Cuthbert Faulkner (25 tháng 9 năm 1897 – 6 tháng 7 năm
1962) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ. W.Faulkner có thể sánh
ngang với những tượng đài bất diệt như F.Dostoevsky, L.Tolstoy,
M.Lermontov, M.Sholokhov… của văn học Nga. Riêng ở phương diện cách
tân, ông được xếp chung hàng với những tên tuổi đóng vai trò tiên phong như:
F.Kafka, J.Joyce, M.Proust… W.Faulkner đã đạt được nhiều giải thưởng văn
học lớn như Pulitzer, National Book và đặc biệt là giải Nobel. Rất nhiều tác
phẩm của ông được đông đảo bạn đọc biết đến như: Khi tôi nằm chết (1930),
Thánh đường (1931), Nắng tháng tám (1931), Absalom Absalom! (1936)…
Nhưng khi cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ được ấn hành lần đầu tiên
vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng

1


trong giới văn học và sau đó là quảng đại quần chúng. Điều đáng chú ý là
trong tác phẩm này có sự xuất hiện của rất nhiều kiểu nhân vật trong đó nhân
vật người điên Benji – kẻ không có tư duy và hiện lên với những chuỗi âm
thanh đầy cuồng nộ. Qua các nhân vật, W.Faulkner đã thể hiện được những

phẩm chất cực kì độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật và trên hết là những thông
điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Có thể nói Âm thanh và cuồng nộ gần như là sự phá vỡ triệt để dạng
thức của tiểu thuyết truyền thống khi nó đảo lộn, đan xen các dòng thời gian,
các sự kiện và tâm trạng. Tác phẩm là một chuỗi những chập chờn, rộng trải
với quá khứ, hiện tại, tương lai quấn quện lấy đầy những cạm bẫy khó có thể
tránh nổi. Đã vậy W.Faulkner còn đặt trùng tên cho những nhân vật khác
nhau trong truyện của ông: Có hai Quentin (Quentin Compson và Quentin con
gái của Caddy)., hai Jason (Jason cha và Jason con), hai Maury (Maury
Bascomb và Maury Compson mà sau này gọi là Benjamin hay Benji để khỏi
làm ô danh ông cậu Maury Bascomb). Dường như W.Faulkner muốn nói rằng
chính cách tổ chức tác phẩm cũng là một thứ Âm thanh và cuồng nộ. Cuốn
tiểu thuyết tiêu biểu cho văn chương dòng ý thức với những cách tân táo bạo
về nghệ thuật trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Trong các sáng tác của Faulkner, mỗi nhân vật, đặc biệt là các nhân vật
chính đều nhìn thế giới dưới một nhãn quan buồn thảm, dường như họ đang
khóc cho thân phận cô đơn, lạc lõng và xa lạ trong thế giới thực, một thế giới
không ngừng biến chuyển mà dường như không có sự tồn tại của chính họ.
Trong Âm thanh và cuồng nộ tác giả đã tái tạo thế giới nội tâm bí ẩn và đa
dạng của nhân vật, đầy âm thanh và cuồng nộ nhưng rất giàu chất thơ. Mỗi
nhân vật hiện ra trong tác phẩm đặc biệt là những nhân vật chính đều nhìn thế
giới, vạn vật dưới con mắt u sầu và sự hoài nghi về sự xuất hiện của mình
trong cuộc sống. Nếu như trong tiểu thuyết Gothic truyền thống thế giới nhân

2


vật thường được phân làm hai tuyến đối nghịch nhau là tuyến nhân vật độc ác
chuyên gây hại như ác quỷ, bạo chúa, những gã săn lùng người dị giáo và
tuyến nhân vật nạn nhân thì trong tiểu thuyết Gothic Hoa Kì hệ thống nhân

vật đó được thay thế bằng những thằng khờ, những kẻ loạn trí, những triết
gia, những luật sư phải sống ẩn dật…các nhân vật này có điểm mới mẻ là đều
mang khuyết tật không chỉ ở trên cơ thể mà cả trong tâm hồn, tức là có sự
khập khiễng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu “Thế
giới nhân vật trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của W.Faulkner” làm
đề tài khóa luận của mình để qua đó làm rõ đặc điểm nhân vật và cho người
đọc thấy được sự cách tân, sáng tạo của W.Faulkner trong cách xây dựng
nhân vật.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
W.Faulkner là nhà văn có đóng góp to lớn không những đối với văn học
Hoa Kì mà còn với cả nền văn học thế giới hiện đại. Ngày nay, ở khắp nới
trên thế giới, tên tuổi của ông được nhắc đến với niềm kính trọng sâu sắc.
Ông là một nhà cách tân táo bạo và là một tiểu thuyết gia lỗi lạc bậc nhất. Bốn
cuốn tiểu thuyết: Âm thanh và cuồng nộ (1929), Khi tôi nằm chết (1930),
Nắng tháng tám (1931), Absalom Absalom! (1936) được xem là “Tứ đại kì
thư” của Hoa Kì và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Ở thế kỉ XX, nền văn học Mỹ nổi lên với hai cái tên là: W.Faulkner và
Ernest Hemingway, cả hai tác giả đều có những đóng góp to lớn trong việc
sáng tạo, tìm tòi cách tân về mặt nghệ thuật. song nếu ở Việt Nam, tác phẩm
của Hemingway được các nhà nghiên cứu nghiên cứu với nhiều công trình
khác nhau thì ngược lại sáng tác của W.Faulkner lại chưa được giới nghiên
cứu, tìm hiểu thật kĩ lưỡng và chi tiết. Tác phẩm của ông khá kén người đọc,

3


luôn đòi hỏi người đọc phải làm việc thật nghiêm túc mới có thể tìm thấy
được những cái đẹp ẩn dưới các trang văn của ông.

Cuốn tiểu thuyết với cái tên đầy ấn tượng Âm thanh và cuồng nộ là cuốn
thứ tư trong số 20 cuốn tiểu thuyết của W.Faulkner và đã đem đến cho ông
danh tiếng lừng lẫy. Nó xứng đáng được coi là kiệt tác, góp phần không nhỏ
trong việc đưa W.Faulkner trở thành một nhà văn quan trọng của thế kỉ XX.
Âm thanh và cuồng nộ lúc mới ra đời chưa được hoan nghênh và còn xa lạ với
độc giả bởi tác phẩm này đặt ra cho độc giả không ít khó khăn khi lĩnh hội,
nhưng lại được các nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao. Trải qua sự gạn lọc
của thời gian, giá trị và ảnh hưởng của nó đối với văn học hiện đại đã được
khẳng định ngày càng mạnh mẽ. Đóng góp của nó không phải chỉ ở những
sáng tạo, cách tân về kĩ thuật hay bút pháp mà quan trọng nhất là ở những
thông điệp nhân bản mà tác giả gửi đến thế hệ sau. Đồng thời qua thời gian
tác phẩm này luôn mời gọi và thách đố các nhà nghiên cứu và nó đã trở thành
đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng.
Trong bài “Âm thanh và cuông nộ và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của
W.Faulkner”, Hoàng Thị Quỳnh Trang đã khẳng định những đóng góp của
W.Faulkner vào sự cách tân tiểu thuyết Gothic. Hoàng Thị Quỳnh Trang nhấn
mạnh: “Âm thanh và cuông nộ là một trong bốn tiểu thuyết thành công nhất
của W.Faulkner được viết trên nền chủ đề đen với hệ thống nhân vật xuất hiện
như những bóng ma của quá khứ, điên dại, ngẩn ngơ trong cuộc đời thực”.
Bài viết “Nhân vật trùng tên trong Âm thanh và cuồng nộ và Trăm năm
cô đơn” của Trần Thị Anh Phương đã so sánh việc thể hiện các nhân vật trùng
tên trong hai tác phẩm. Nói về các nhân vật trùng tên trong Âm thanh và
cuồng nộ, tác giả bài viết nhận xét: “Những nhân vật của W.Faulkner hiện lên
trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ bằng cả nỗi đau, tính bạo lực, sự ngược

4


đãi và những tinh thần đọa lạc. Đó là những con rối định mệnh, một số phận

không thể nào cứu rỗi được trong định mệnh nghiệt ngã của mỗi kiếp người,
đó là bức thông điệp cũng như phong cách độc đáo của W.Faulkner”. Trong
giới hạn nghiên cứu của đề tài, bài viết của Trần Thị Anh Phương chỉ bàn
luận về mô típ trùng tên nhân vật được thể hiện trong tác phẩm chứ không đi
vào phân tích một hình tượng cụ thể.
Khóa luận “Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng
nộ của W.Faulkner và Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương” của Vũ Thị
Nền đã đề cập đến một kiểu nhân vật đặc biệt là kiểu người điên. Đây là kiểu
nhân vật tiêu biểu cho tác phẩm và xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối, đó là
lời kể của một “thằng điên” Benji. Khóa luận này đã chỉ ra được những biểu
hiện của kiểu nhân vật điên như: Kiểu nhân vật bất toàn, con người xa rời
thưc tại và thể hiện cái nhìn về con người của tác giả. Đồng thời, bài viết cũng
chỉ ra được sự giống và khác nhau của hai nhân vật điên trong hai tác phẩm là
Benji – một kẻ điên bẩm sinh và Tính – một kẻ điên vì môi trường phi nhân
tính. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập được đến một kiểu nhân vật trong tiểu
thuyết Âm thanh và cuồng nộ chứ chưa đi vào tìm hiểu tất cả các hình tượng
nhân vật cụ thể.
Có thể thấy, các bài nghiên cứu đã ít nhiều nói đến nhân vật trong Âm
thanh và cuồng nộ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích,
tìm hiểu cụ thể về thế giới nhân vật. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn và
triển khai đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ
của W.Faulkner.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra được các dạng thức nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm, từ đó thấy
được cái nhìn về con người cũng như những sáng tạo độc đáo trong việc xây

dựng hình tượng nhân vật của tác giả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Phân tích làm rõ các hình tượng nhân vật trong tác phẩm và nghệ thuật
xây dựng nhân vật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của
W.Faulkner.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W.Faulkner, Nxb Văn học, 1929.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp’
- Phương pháp cấu trúc.
6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: Làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết có liên quan đến
thế giới nhân vật trong tiểu thuyết.
- Về mặt thực tiễn: Mang đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện hơn về
các nhân vật trong tác phẩm. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm đến tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ.

6


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ
của W.Faulkner.

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Âm thanh và
cuồng nộ của W.Faulkner.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA W.FAULKNER

1.1 Tác giả và tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ
1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của W.Faulkner
W.Faulkner xuất thân từ một gia đình giàu có và danh tiếng gốc Ecosse
(Anh Quốc) đến lập nghiệp tại miền Nam trong thời kỳ Hoa Kỳ lập quốc. Gia
đình Faulkner đóng một vai trò đáng kể trong lịch sử vùng Mississipi.
W.Faulkner tên thật là William Cuthbert Falkner, sinh ngày 25 tháng 9 năm
1897 tại New Albany, trưởng nam trong số 4 người con trai của ông Murry
Cuthbert Falkner và bà Maud Butler. Ngày 22 tháng 7 năm 1902 gia đình
Faulkner di chuyển về Oxford, Mississippi, khi ông được năm tuổi, từ đó
cuộc đời Faulkner gắn liền với thành phố này. Thời niên thiếu ông học hành
chật vật, năm 17 tuổi bỏ học vào làm việc trong ngân hàng của ông nội. Năm
1918, W. Faulkner muốn tình nguyện vào quân đội nhưng không được nhận
vì vóc người quá nhỏ bé. Về sau ông ghi tên vào học viện không quân ở
Toronto, Canada. Mấy tháng sau khi Thế chiến I kết thúc, W. Faulkner vào
học ban ngôn ngữ châu Âu tại trường Đại học Tổng hợp Oxford (bang
Missisippi); một năm sau ông bỏ học. Faulkner làm người bán hàng trong một
hiệu sách ở New York trước khi trở thành nhân viên bưu cục tại trường đại
học cũ của mình, nhưng rồi bị đuổi việc vì ham đọc sách trong giờ. Trong thời
gian này, ông đã gặp lại người phụ nữ mà ông yêu từ thuở nhỏ đã li dị chồng,
hai người cưới nhau và có hai con.

W. Faulkner đến với văn học từ rất sớm song phải đến năm
1929, Sartoris - cuốn đầu tiên trong số 15 tiểu thuyết viết về miền đất tưởng
tượng Yoknapatawpha bước đầu mang lại danh tiếng cho ông. Cũng trong

8


năm này ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ. Tác phẩm
này của ông được giới phê bình đánh giá cao, thậm chí được đồng thanh gọi
là “cuốn sách vĩ đại”, nhưng rất khó bán. Để kiếm tiền, trong vòng 3 tuần lễ
W. Faulkner viết xong Thánh đường (1931), cuốn truyện kể chuyện cô gái trẻ
bị một tên cướp cưỡng hiếp, sau phải vào nhà chứa. Cuốn sách quả thực đã
trở thành best-seller! (cuốn sách bán chạy nhất). W. Faulkner còn viết nhiều
kịch và truyện ngắn. Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Pháp và được
giới văn chương châu Âu đánh giá rất cao. W. Faulkner đã đạt được nhiều
giải thưởng văn học lớn như Pulitzer (1955-1963), National Book (1951), đặc
biệt là giải Nobel (1950). Có thể nói W. Faulkner là một trong những gương
mặt sáng chói của nền văn học hiện đại. Ông là tấm gương tiêu biểu cho sự
sáng tạo và cách tân táo bạo trong nghệ thuật văn chương thế giớ nói chung
và nước Mĩ nói riêng.
1.1.2 Tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ
Âm thanh và cuồng nộ là một trong bốn tiểu thuyết thành công nhất của
William Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme). Tác phẩm được
ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông
danh tiếng lẫy lừng. Cuốn sách là một thách đố đầy quyến rũ cho bất kì độc
giả nào muốn tham nhập vào thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm
tình người. Nó góp phần không nhỏ trong trào lưu Phục hưng văn học miền
Nam trong văn học Hoa Kì nói riêng và có giá trị cách tân lớn trong văn học
thế giới nói chung. Tiểu thuyết này là sự kế thừa phát huy xuất sắc kỹ thuật
viết theo dòng ý thức mà M. Proust và Jame Joyce đã đặt nền tảng trước đó.

Faulkner trong cuốn tiểu thuyết lừng danh của mình đã phá vỡ kết cấu thông
thường, đảo lộn thời gian, tăng thời gian đồng hiện… Điều đó khiến tác phẩm
như một “mê cung” huyền bí, có nhiều lối rẽ không định trước, vô số những
ngã đường dẫn đến những cái đích khác nhau làm người đọc rất khó định

9


hình, bình giá. Bạn đọc không thể áp dụng cách đọc truyền thống như men
theo cốt truyện, men theo diễn biến tình tiết để nắm bắt nội dung vì cấu trúc bị
phá vỡ hoàn qua lối độc thoại nội tâm, thời gian đồng hiện, không gian đa
tuyến, tất cả đều bị xới tung, đảo lộn trong dòng chảy miên man của ý thức,
trong những suy tưởng tạt ngang bất ngờ của người trần thuật.
Nhan đề của cuốn sách được trích từ câu thơ của W. Shakespeare, trong
vở kịch Macbeth, cảnh 5, hồi 5, đó là một định nghĩa vê cuộc đời: “It is a tale
told by an idiot, full of sound and fury, signifying nothing” (Đó là câu chuyện
do một thằng ngây kể, đầy những kêu la và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa gì).
Thật vậy, phần thứ nhất của Âm thanh và cuồng nộ là độc thoại nội tâm của
một người đần độn bẩm sinh, gào khóc và điên giận, với những ý nghĩ rời rạc,
mù mờ, chắp nối, hỗn độn, những hồi ức, liên tưởng nhảy cóc từ thời điểm
này sang thời điểm khác, xuôi ngược trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ,
hiện tại và tương lai.
Để độc giả có thể theo dõi câu chuyện mà không nhất thiết phải tìm hiểu
những kỹ thuật mới mẻ và phức tạp trong bút pháp của W. Faulkner như kỹ
thuật dòng ý thức hay thời gian đồng hiện, chúng ta dựa theo lời giới thiệu
của Maurice E. Coindreau trong bản dịch tiếng Pháp Le Bruit et la Fureur
(Editions Gallimard, 1949) để cung cấp một chìa khoá giải mã những ẩn ngữ
của W. Faulkner.
Câu chuyện diễn ra ở bang Mississippi, nước Mỹ, vào khoảng đầu thế
kỷ XX, giữa các thành viên của một gia đình quý tộc miền Nam từ chỗ giàu

sang và kiêu kỳ đã trở nên nghèo khổ và sa đoạ. Những nhân vật chính của
gia đình quý tộc này gồm ba thế hệ: ông Jason Compson và bà vợ Caroline
(tên thời con gái là Caroline Bascomb), cô con gái Candace (hay Caddy) và
ba cậu con trai: Quentin, Jason và Maury (sau này gọi là Benjamin hay Benjy
để khỏi làm ô danh ông cậu Maury Bascomb), sau cùng là cô cháu gái

10


Quentin, con của Caddy. Sống với họ cũng có ba thế hệ những người hầu da
đen: bà Dilsey và chồng là Roskus, với ba đứa con: T.P., Frony, Versh và sau
cùng là Luster, con trai của Frony. Như vậy là có hai Jason và hai Quentin.
Theo dõi ngày tháng của chương sách, độc giả sẽ thấy một sự đảo lộn
trật tự thời gian. Chương đầu tiên là chuyện xảy ra ngày 7 tháng 4 năm 1928.
Chương thứ hai lùi lại mười tám năm, ngày 2 tháng 6 năm 1910. Chương thứ
ba lại là ngày 6 tháng 4 năm 1928 và chương thứ tư là hai ngày sau đó, 8
tháng 4 năm 1928. Ba chương đầu là độc thoại nội tâm của ba nhân vật: Benjy
– thằng khùng, Quentin và Jason, chỉ có chương cuối mới được kể ở ngôi thứ
ba. Trong những độc thoại nội tâm của ba nhân vật này, chuỗi hồi ức và liên
tưởng sẽ cung cấp dần dần cho độc giả các sự kiện xảy ra ở thì hiện tại hay
quá khứ, và dần dần, những sự kiện đó sẽ dính kết, chắp nối, làm sáng tỏ câu
chuyện cũng như chân dung các nhân vật.
Bố cục cuốn sách thường được các nhà nghiên cứu W. Faulkner so sánh
với một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện,
biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn. các khó khăn
ban đầu dường như đầy rẫy và khiến những độc giả thiếu kiên nhẫn sẽ chóng
nản chí. Tuy nhiên, không cần phải hiểu cặn kẽ từng câu trong kiệt tác này
mới có thể cảm nhận vẻ đẹp và sức quyến rũ của nó. Chính những vùng mờ
tối, những mặt trái sáng, những mơ hồ lấp lửng sẽ dẫn dắt trí tưởng tượng của
người đọc vào thế giới của W. Faulkner, một thế giới xao xuyến, chấn động

và đầy bí ẩn như chính cuộc đời này vậy.
1.2 Loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ
1.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học
1.2.1.1 Khái niệm nhân vật
- Phương diện từ ngữ thuật ngữ

11


Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện rất sớm (tiếng Hy Lạp: Persona, tiếng
Anh: personage, tiếng Nga personaj). Hơn 2000 năm trước đây, trong tiếng
Hy Lạp cổ, “persona” vốn mang ý nghĩa “cái mặt nạ” – một dụng cụ biểu diễn
của diễn viên. Nhưng sau đó nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học.
Đôi khi, nhân vật văn học còn được người ta gọi bằng các thuật ngữ
khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ
này nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật” (persona).
Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá
nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động”. Còn thuật ngữ “tính cách” lại
thiên về chỉ những nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác, không phải
nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là nhân vật thiên về “suy tư”, và cũng
không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó có thể thấy các thuật
ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau
của các loại nhân vật trong sáng tác văn học.
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát
những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp
độ. Như vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất.
- Một số quan niệm trong nghiên cứu phê bình về nhân vật văn học
Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong
giới nghiên cứu, phê bình. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan niệm
về nhân vật có trong các từ điển và giáo trình lí luận văn học.

Định nghĩa về nhân vật trong giáo trình lí luận văn học học do tác giả
Phương Lựu chủ biên.
Trong cuốn giáo trình này, Phương Lựu đã định nghĩa về nhân vật như
sau:
“Nói đến nhân vật văn học là nói đến những con người được miêu tả, thể
hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật không

12


tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều… Đó là những nhân vật trong truyện
cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ,
những cob vật mang nội dung và ý nghĩa như con người… Nhân vật văn học
là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra” [15;277278]
Định nghĩa về nhân vật trong giáo trình lí luận văn học do giáo sư Hà
Minh Đức chủ biên. Các tác giả của cuốn giáo trình này cho rằng: “nhân vật
văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ; đó không phải là sự sao chụp đầy
đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện của con người
qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú
ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một
phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên
hoặc không tên được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong
tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng
dáng, tính cách của con người… Cũng có khi đó không phải là những con
người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan
tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [7;126].
Định nghĩa về nhân vật trong từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên. Về cơ bản, cách
định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học giống với định nghĩa trong cuốn
giáo trình lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên. “Nhân vật văn học có thể

có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, anh Pha…) cũng có thể không có tên
riêng… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể
thống nhất nó với con người có thật trong đời sống” [9;235].
Có thể thấy, tính đến thời điểm này, nhân vật văn học là một khái niệm
có tính ổn định tương đối trong nghiên cứu lí luận văn học. Mặc dù, trước nay
giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể về nhân vật văn

13


học trên cơ sở tìm hiểu những nét nổi bật về nhân vật, song tựu trung lại, có
thể rút ra một cách hiểu phổ biến về vấn đề này như sau:
Nhân vật văn học là một đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến
mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác
giả trao cho nó.
Như vậy với cách hiểu này, khái niệm nhân vật không bị bó hẹp trong
phạm vi “con người” mà được mở rộng thành đối tượng với những đặc tính
hết sức phong phú và đa dạng của nó. Ở đây, đối tượng được miêu tả có thể là
con người nhưng cũng có thể là đồ vật, loài vật, thiên nhiên, thần thánh hoặc
cũng có khi là một hiện tượng nổi bật nào đó trong đời sống… nhưng tất cả
chúng đều được đặt trong mối quan hệ với con người.
Những quan niệm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫn cho
chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ nói riêng.
1.2.1.2 Khái niệm thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây
dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả.
Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sang tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ
chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạ của nghệ sĩ. Nằm trong
thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả

của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn
học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có
quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, thời gian, không gian…
gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về tác giả. Thế giới nhân vật
là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về
toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt
động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế.

14


Vì vậy thế giới nhân vật bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con
người trong văn học chẳng những không giống với con người thực tại về tâm
lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Do dó, nghiên cứu thế
giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Mỗi tác phẩm lớn
đều có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại cũng có thế giới nhân vật riêng
với quy luật riêng của nó.
1.2.1.3 Chức năng của nhân vật
Ngay trong định nghĩa của Từ điển văn học, chúng ta đã nhận thấy một
số nét cơ bản về vai trò của nhân vật văn học. Nhân vật không chỉ là “tiêu
điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật
của tác phẩm”, đóng vai trò tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác
phẩm.
Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong cuốn
dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N. Pospelov nhấn mạnh:
“Nhân vật là phương tiện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó
quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa chọn lọc chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa
kết cấu”.
Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác
phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá – lí giải, sự

miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có
chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả, chi phối mạnh mẽ đến sự
thành công hay thất bại của tác phẩm. Có thể khái quát một số vai trò cơ bản
của nhân vật như sau:
Thứ nhất: miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội.
Thứ hai: là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác
phẩm, là chìa khóa để nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực đời sống vô
cùng rộng lớn, đặt ra những vấn đề mới mẻ sâu sắc.

15


Thứ ba: biểu hiện tư tưởng, quan niệm về con người và cuộc sống.
Thứ tư: quyết định hình thức tác phẩm và tạo mối liên kết giữa các yếu
tố thuộc hình thức tác phẩm.
Hiểu được vai trò của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ sở lí
luận để nghiên cứu đề tài này.
1.2.1.4. Nhân vật trong tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn,
có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác
nhau. Nhân vật tiểu thuyết, vì thế, cũng được xây dựng theo những cách riêng
nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức hiện thực theo chiều rộng
và chiều sâu của thể loại này.
M. Bakhtin – tác gải của công trình nghiên cứu nổi tiếng “Lí luận và thi
pháp tiểu thuyết”, đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về đặc trưng của tiểu
thuyết trên nhiều bình diện, trong đó có nhân vật. Những nhận định của M.
Bakhtin về đặc trưng nhân vật tiểu thuyết rất xác đáng, có giá trị lí luận cao và
còn nguyên tính thời sự. Theo nhà nghiên cứu, nhân vật tiểu thuyết cần phải
được phân biệt với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở
những đặc trưng sau:

Trước hết, nhân vật tiểu thuyết được thể hiện trong thì hiện tại chưa
hoàn thành, trong quá trình biến đổi, trưởng thành và chịu mọi tác động của
đời sống. Do đó, nhân vật tiểu thuyết sẽ là những “con người nếm trải”,
những “con người chưa hoàn kết” [2;209] và phải tự làm ra chính mình bằng
hành động của mình. Trong khi đó, nhân vật trong các thể loại kia lại được
thể hiện trong thì quá khứ, là những nhân cách đã được hình thành.
Nhân vật tiểu thuyết “không tương hợp với số phận và vị thế của nó”
[2;40]. Bởi trên thực tế, con người không thể hóa thân đến cùng vào cái thân
xác lịch sử - xã hội hiện hữu. Trong tiểu thuyết, tính thuần toàn của con người

16


biến mất. Thay vào đó, xuất hiện sự phân lập giữa con người bên ngoài với
con người bên trong. Ở nhân vật tiểu thuyết, luôn luôn tồn tại “một còn người
bên trong con người”. Tuy nhiên, sự phân lập đó không làm giảm đi sức sống
và tính chân thực trong hình tượng nhân vật. Ngược lại, “sự sống đích thực
của các bản ngã diễn ra dương như ở chính cái điểm con người khồn trùng
hợp với bản thân mình ấy, ở cái điểm con người vượt ra ngoài giới hạn của
toàn bộ cái hiện hữu của nó, như một vật thể sinh tồn mà ta có thể rình xem,
có thể nhận định, tiên đoán ngoài ý muốn của nó, sau lưng nó” [2;292]
M. Bakhtin còn khẳng định: nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu
đượckhám phá từ chiều sâu tâm lí. Tiểu thuyết truyền thống hay hiện đại đều
hướng tới tìm tòi và thể hiện thế giới bê trong đầy ảo diệu của con người, cái
được gọi là “sự thật ý thức bản thân” [284-lí luận và thi pháp tiểu thuyết], hay
“ẩn mật bản ngã”. Cái được khám phá và thể hiện ở nhân vật không phải là
“hiện thực về nó” mà là “cái kết quả cuối cùng của nhân vật về bản thân và về
thế giới của mình” [2;267]. Và đó mới là trọng tâm xây dựng nhân vật
[2;274].
Gần đây, xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật tiểu thuyết như ý

kiến của Alain Robbe Grillet, Milan Kundera, Nathalie Sarraute,… Quan
niệm của các nhà văn, nhà nghiên cứu nói trên không đối lập với những gì M.
Bakhtin đã chỉ ra mà là sự tiếp nối những quan niệm của ông. Chúng tôi xin
trích ra một ý kiến tiêu biểu của Milan Kundera. Ông cho rằng: “Tiểu thuyết
là một sự chiêm nghiệm về cuộc đời được nhìn thấy thông qua những nhân
vật tưởng tượng”. Theo Milan Kundera, nhân vật không phải là sự mô phỏng
con người thật mà hoàn toàn có thể là một con người tưởng tượng, một cái tôi
thử nghiệm. Song điều đó không có nghĩa là nhà văn xa rời thực tế mà vẫn
phải bám sát các vấn đề đời sống trong quá trình xây dựng nhân vật. Trên cơ
sở một “chủ nghĩa hiện thực toàn vẹn”, “chủ nghĩa hiện thực the nghĩa cao

17


nhất”, nhà văn khám phá và miêu tả toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con ngời,
nhìn thấy chiều sâu ấy ở ngoài mình, ở tâm hồn những người khác qua trải
nghiệm và qua thử nghiệm.
Những đặc trưng trên đây của nhân vật tiểu thuyết được đúc kết từ thực
tiễn sáng tác tiểu thuyết từ trước đây đến nay và sẽ quay lại để soi sáng, làm
cho chúng ta hiểu sâu hơn về những sáng tác tiểu thuyết đương đại.
1.2.2 Các dạng thức nhân vật chính trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng
nộ
1.2.2.1 Nhân vật người điên
a. Quan niệm về người điên trong khoa học và văn học
- Quan niệm về người điên trong khoa học
Trong Từ điển tiếng Việt, GS. Hoàng Phê và các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ khác định nghĩa: “điên” là “là ở tình trạng bệnh lí về tinh thần, mất năng
lực tự chủ và năng lực kiềm chế hành vi, thường có những hoạt động quá
khích” [20,420].
Trong giáo trình Nội thần kinh, tác giả Hoàng Khanh cho rằng: “điên” là

căn bệnh rối loạn tư duy. Tu duy của con người là một quá trình hoạt động
tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất cảu quá trình nhận thức. Hoạt động
tư duy có đặc tính phản ánh thực tại khách quan một cách gián tiếp và khái
quát, từ đó con người có thể nắm bắt được bản chất và quy luận phát triển của
sự vật hiện tượng. theo tác giả, quá trình tư duy được xây dựng trên cơ sở của
cảm giác, tri giác, kiến thức, trí nhớ, sự tưởng tượng, phán đoán, suy luân.
Một tư duy được gọi là bình thường khi nó phù hợp với thực tế khách quan và
phù hợp với nhữn chuẩn mực được đại đa số mọi người trong xã hội thừa
nhận. Khi hoạt động tư duy bị rối loạn, con người không kiểm soát được suy
nghĩ, hành vi giao tiếp, không nhận thức được thế giới khách quan… nghĩa là
bị bệnh tâm thần.

18


Về mặt khoa học, theo bác sĩ Phạm Ngọc Duệ - Phó giám đốc Trung
tâm điều dưỡng người tâm thần có công tỉnh Thái Bình thì “ai cũng có thể bị
điên”. Theo ông, nguyên nhân của chứng điên có thể do ngoại sinh (như bị tai
nạn, bị thương do bom đạn chiến tranh…) hoặc do nội sinh (như lo âu, stress,
căng thẳng…). Chứng bệnh này có thể xảy ra ở bất kì người nào, thậm chí là
ở cả những người có bộ óc thiên tài như: Jonh Nash (sinh năm 1928) – nhà
toán học người Mỹ được giải Nobel về khoa học kinh tế (năm 1994), Vincent
Van Gogh (1853-2890) – danh họa Hà Lan thuộc trường phái ấn tượng với
những bức họa được yêu thích nhất trên thế giới, Edgar Allan Poe (18091849) – nhà văn Mỹ với những truyện ngăn kinh dị và truyện trinh thám nổi
tiếng, Ludwing Van Beethoven (1770-1827) – nhà soạn nhạc vĩ đại người
Đức… đều đã từng bị ảo giác, hoang tưởng và đôi khi trở thành những con
người bất bình thường về mặt tâm thần.
Nói chung, xét về mặt khoa học người điên là người mắc bệnh về tâm lí,
rơi vào trạng thái vô thức và không kiểm soát được hành động và hành vi
ngôn ngữ của chính mình. Chứng điên có thể xảy ra với bất kì ai và xuất phát

từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể từ bên ngoài hoặc từ bên trong.
- Quan niệm về người điên trong văn học
Người điên trong văn học trước hết là một hình tượng nhân vật. Đó là
sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, chứ không đơn thuần là con người sinh
lí như cái nhìn trong khoa học. Bản thân mỗi nhân vật văn học “là một đơn vị
nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật
trong đời sống”. Nhân vật văn học là sự hư cấu có chủ ý của tác giả và là một
thành tố không thể thiếu trong cấu trúc của văn bản nghệ thuật. Thông qua đó,
độc giả có thể đọc được tầng hàm nghĩa của tác phẩm, nắm bắt được những
quan niệm, tư tưởng của chủ thể sáng tạo về đời sống, về nghệ thuật và vê con
người.

19


Quan niệm về người điên trong văn học do vậy cũng mang tính đặc thù
của loại hình nghệ thuật này. Các nhà văn không nhìn người điên với tư cách
là những “con bệnh” mà với tư cách là những con người có một đời sống tâm
lí riêng, một thế giới bí ẩn bên trong đầy phức tạp mà người nghệ sĩ muốn
khám phá.
b. Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ
Mở đầu tác phẩm là dòng hồi ức, suy nghĩ miên man của nhân vật Benjy
– một thằng khùng trong tác phẩm. Câu chuyện bắt đầu ở hiện tại vào ngày
sinh nhật lần thứ 33 của Benjy. Benjy được miêu tả là một thằng điên, bị câm
điếc chính vì vậy mọi người nghĩ anh ta không hề có suy nghĩ. Nguồn gốc
chứng điên của Benjy là do bẩm sinh mà theo như mẹ của cậu ta thì đó là món
nợ mà bà phải trả “ôi đứa con khốn khổ của mẹ” [8;20]
Nhân vật Benjy được xây dựng dưới dạng thức người điên – kiểu nhân
vật bất toàn. Khác với các nhân vật trong các tiểu thuyết thông thường, ở
trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ thì W. Faulkner đã xây dựng nhân vật

Benjy lạ hóa, dị biệt. Benjy khác với những con người bình thường ở chỗ anh
ta cảm nhận thế giới xung quanh một cách mơ hồ và hoàn toàn dựa vào cảm
giác của mình. Benjy nhìn mọi thứ không phải bằng con mắt thông thường,
lắng nghe âm thanh bằng đôi tai mà nhận biết mọi thứ bằng cảm giác. Dấu
hiệu để Benjy biết sự xuất hiện của chị Caddy đó là “chị có mùi như cây”, hay
“bố có mùi như mưa”. Những ý nghĩ của Benjy mù mờ, rời rạc, chắp nối và
hốn độn từ thời điểm này sang thời điểm khác, từ quá khứ, hiện tại rồi tương
lai… Sự khác biệt dị hóa còn được thể hiện ngay ở cái tên của nhân vật. Lúc
đầu, Benjy có tên là Maury nhưng lại trùng với tên của ông cậu và để tránh
làm ô danh ông cậu thì mọi người đã đặt lại tên cho anh là Benjamin hay gọi
tắt là Benjy. “Cậu có biết tại sao người ta lại gọi cậu là Benjamin không?

20


×